Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

skkn rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.86 KB, 45 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
Trang

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.
SKKN:……………………..Sáng kiến kinh nghiệm.
GV:………………………...Giáo viên.
HS:…………………………Học sinh.
BGH:………………………Ban giám hiệu.
THCS:……………………..Trung học cơ sở.
TP:…………………………Thành phố.
KN:………………………...Kỹ năng
KNS:……………………….Kỹ năng sống
HS THCS: ………………….Học sinh Trung học cở sở
KNGT:……………………...Kỹ năng giao tiếp.
GD&ĐT:………………….. Giáo dục và đào tạo
GVBM:…………………….Giáo viên bộ môn

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm
ĐỀ TÀI:
“RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CHO HỌC SINH LỚP 6/1
VÀ 6/2 Ở TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT TP NHA TRANG


THÔNG QUA DẠY – HỌC TRUYỆN DÂN GIAN”
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lí luận:
Quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước ta coi con người là trung tâm
của mọi chiến lược phát triển. Vì vậy giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có sứ
mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Phát triển GD&ĐT cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng
đầu... đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện
GD&ĐT theo nhu cầu phát triển của xã hội.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân
lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông và
cụ thể hơn là giáo dục tiểu học phải đổi mới mạnh mẽ, không chỉ dạy tri thức mà
phải dạy cho các em học để biết, học để làm, học để khẳng định mình học để
cùng chung sống. Trong đó giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng
giúp hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Con người là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Việc đầu tư cho sự phát triển của con người không chỉ vì mục đích nhân văn mà
còn là đầu tư có lợi nhất cho sự phát triển bền vững. Nhiệm vụ của GD&ĐT thế
hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện không chỉ về thể lực, trí lực,
khả năng lao động mà còn còn phải có đạo đức, văn hóa của xã hội mới. Để
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông phải đổi
mới mạnh mẽ, không chỉ dạy tri thức mà phải dạy cho các em học để biết, học
để làm, học để khẳng định mình học để cùng chung sống. Trong đó giao tiếp và
ứng xử là một trong những kỹ năng quan trọng giúp hình thành và phát triển
nhân cách của con người.
2. Cơ sở thực tiễn.

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người
ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâm
trong thời gian qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp trong cuộc sống
của giới trẻ, trong đó có học sinh còn nhiều hạn chế. Vì thế, nhà trường là nơi tổ
chức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, phải là nền tảng vững chắc

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm
và trang bị cho các em kỹ năng giao tiếp và ứng xử trở thành vốn sống trong học
tập và cuộc sống.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho học sinh THCS trong những
năm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các
trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm. Mặc dù, hoạt động
giáo dục kĩ năng giao tiếp và ứng xử cho HS trong bộ môn Ngữ văn có nhiều ưu
thế trong việc giáo dục kỹ năng sống(KNS) cho học sinh, tuy nhiên, việc rèn
luyện giao tiếp và ứng xử cho HS thông qua hoạt động này còn đơn điệu về nội
dung, phương pháp, cách thức truyền tải còn cứng nhắc, chưa phù hợp và hiệu
quả rèn luyện chưa cao.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy giáo dục cho HS về kĩ năng
giao tiếp và ứng xử không chỉ đem đến hiệu quả trong đời sống của chính học
sinh mà cho cả cộng đồng xã hội. Việc rèn luyện kĩ năng kĩ năng giao tiếp và
ứng xử trong dạy học là cần thiết, mà môn Ngữ văn lại rất thuận lợi để thực
hiện hoạt động này. Thông qua dạy – học truyện dân gian xây dựng cho HS kỹ
năng ứng xử và giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một
cách có văn hóa, biết trân quý những giá trị chân, thiện, mỹ và khinh ghét những
cái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong các tác phẩm truyện dân gian đã
học. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho
học sinh lớp 61 và 62 ở trường THCS Lý Thường Kiệt TP Nha Trang thông qua

dạy-học truyện dân gian”.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Gây hứng thú học tập cho HS góp phần tạo giờ học: sinh động, hấp dẫn,
lôi cuốn học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của
học sinh.
- Qua tiết dạy sẽ lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp và ứng xử cho các
HS. Trang bị cho học sinh không chỉ có kiến thức sách vở mà còn có kiến thức
đời sống thực tiễn .
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát
hoá những tài liệu lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu thực
trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp và việc quản lý hoạt động giáo dục KNGT
thông qua các tiết dạy, đồng thời đó cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm chứng
các biện pháp đề xuất.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá thực
trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp tại trường THCS Lý Thường Kiệt – TP Nha Trang.
- Phương pháp thống kê toán học:
Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp này được sử dụng để xử lý tất cả các mẫu phiếu điều tra .
Mặt khác dùng để đánh giá tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Vê nội dung: Rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông qua dạy – học truyện
dân gian.
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: 71 Học sinh lớp 6/1 và 6/2 trường THCS

Lý Thường Kiệt - TP Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa.
- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian bắt đầu: 15/10/2015; Thời gian kết
thúc: 31/3/2016
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” (KNS) đã
xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
(UNICEF), trước tiên là chương trình “Giáo dục những giá trị sống” với 12 giá
trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Phần lớn các công trình nghiên cứu quan
niệm KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất với các kỹ năng xã hội. Dự án do UNICEF
tiến hành ở các nước Đông Nam Á là những nghiên cứu có tính hệ thống.
Trong xu thế hội nhập, mỗi quốc gia phải có những định hướng cơ bản
trong giáo dục và rèn luyện các KNS nhằm đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm
chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội phát triển.
KNS bắt đầu xuất hiện trong các trường phổ thông Việt Nam từ những
năm 1995-1996, thông qua dự án “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và
phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do
UNICEF phối hợp thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong và
ngoài nước đã tiến hành giáo dục KNS gắn với giáo dục các vấn đề xã hội .
Giáo dục Việt Nam những năm qua đã đổi mới cả mục tiêu, nội dung, phương
pháp gắn với bốn trụ cột giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết, học để làm, học để
tự khẳng định, học để cùng chung sống mà thực chất là tiếp cận KNS. Bộ Giáo
dục và đào tạo đã xác định KNS là một trong năm nội dung của phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008-2013.
KNS được giới thiệu bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tự
nhận thức, kỹ năng tự xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định
và kỹ năng đạt mục tiêu, trong đó có kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp là yếu
tố cần thiết cho những kỹ năng khác.
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình

thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và
văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm
đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu,
mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.
Kĩ năng giao tiếp giúp HS biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh
cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp
chúng ta có mối quan hệ tích cực với nguời khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan
hệ tích cực với các thành viên trong gia đình - là nguồn hỗ trợ quan trong cho
mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây
là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết
thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự
cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn,
kiểm soát cảm xúc. Người có kĩ năng giao tiếp tốt tốt biết dung hòa đối với
mong đợi của những người khác; có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và
ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những
điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn
một cách chính đáng.
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó
với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã
hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử
một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ
nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống.
2. Thực trạng của đề tài:

a/Về phía giáo viên:
Tâm lý chung, giáo viên rất ngại tổ chức những hoạt động để rèn kĩ năng
giao tiếp và ứng xử , nhất là trình độ học sinh ở vùng ven biển như HS trường
THCS Lý Thường Kiệt thì kĩ năng giao tiếp và ứng xử cũng không được phụ
huynh quan tâm nhiều. So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và những định
hướng của sách giáo viên thì tiết dạy rèn kĩ năng giao tiếp và ứng xử thông qua
hoạt động dạy – học truyện dân gian cho học sinh qua tiết dạy còn nhiều lúng túng
khâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp chưa đạt yêu cầu. Một
phần cũng do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể. Khi giáo viên có sự đầu
tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho
học sinh rèn kĩ năng giao tiếp và ứng xử trong tiết dạy và cuộc sống chưa đạt hiệu
quả cao.
Nhận thức của giáo viên về công tác rèn luyện KNGT cho học sinh tại các
trường THCS Lý Thường Kiệt:

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm
Bảng 1.1. Nhận thức của GVBM về việc rèn luyện KNGT và ứng xử
cho HS.
Chú thích: khảo sát trên 7 GVBM (Ngữ văn) của trường THCS Lý Thường Kiệt.
TT Nội dung

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết


Số
Tỉ lệ
lượng

Số
Tỉ lệ
lượng

Số
Tỉ lệ
lượng

1

Việc rèn luyện kỹ
năng giao tiếp cho
học sinh

7

100%

0

0

0

0


2

Nâng cao nhận
thức về tầm quan
trọng của việc rèn
luyện kỹ năng giao
tiếp cho học sinh
đến CB,GV.

7

100%

0

0

0

0

3

Việc rèn luyện kỹ
năng giao tiếp
thông qua dạy –
học truyện dân
gian.

7


100%

0

0

0

0

4

Cần có hay không
kế hoạch rèn luyện
kỹ năng giao tiếp
cụ thể thông qua
dạy –học truyện
dân gian

3

42.8%

2

28.5%%

2


28.5%

5

Việc tổ chức, chỉ
đạo hoạt động rèn
luyện kỹ năng giao
tiếp cho học sinh
thông qua hoạt
động dạy –học
truyện dân gian.

7

100%

0

0

0

0

6

Có cần hay không
kế hoạch kiểm tra,
đánh giá các hoạt
động rèn luyện kỹ

năng giao tiếp cho
học sinh

6

85.7%%

0

0

1

14.3%

7

Việc tổng kết, khen
thưởng các hoạt

5

71.4%%

1

14.3%%

1


14.3%%

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm
động rèn lyện kỹ
năng giao tiếp hiệu
quả

8

Tạo điều kiện
thuận lợi về thời
gian, CSVC, kinh
phí và lực lượng
tham gia hoạt động
rèn luyện giao tiếp.

7

100%

0

0

0

0


Kết quả bảng trên cho thấy các GV đều nhận thức được tầm quan trọng
của việc rèn luyện các KNS cơ bản cho HS, trong đó có KNGT và ứng xử 100%
GV đều nhận thức được rèn KNGT cho học sinh lớp 6 là vấn đề cần thiết trong
giai đoạn hiện nay, họ đều nhận thấy việc rèn luyện KNGT thông qua các môn
học trên lớp là chưa đủ, mà cần được rèn luyện thông qua các hoạt động, trong
đó hoạt động dạy - học truyện dân gian đóng vai trò tích cực.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại trường THCS Lý Thường Kiệt, kế hoạch
rèn luyện KNS trong đó có KNGT chỉ được các nhà quản lý thể hiện trong kế
hoạch chung của nhà trường, chưa xây dựng thành một kế hoạch cụ thể nên việc
rèn luyện thiếu chiều sâu và hiệu quả chưa cao.
Bảng 1.2.Nhận thức của GV về bản chất của việc dạy – học truyện
dân gian với việc rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS.
Không

Đồng ý
TT Nội dung

Phân vân

đồng ý

Số
Tỉ lệ
lượng

Số
Tỉ lệ
lượng


Số
lượng

Tỉ lệ

0

0

0

1

Rèn kỹ năng giao tiếp
cho học sinh lớp 6 là
47*
vấn đề cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.

100%

2

Học sinh được rèn kỹ
năng giao tiếp thông qua 20
các môn học là đủ

42.5% 22

46.8% 5


10.6%

3

Việc dạy – học truyện
dân gian có vai trò quan
10
trọng trong việc rèn kỹ
năng giao tiếp cho HS

21.3% 20

42.5% 7

14.9%

4

GV cần có kế hoạch rèn
luyện kỹ năng giao tiếp 40
cụ thể thông qua dạy –

85.1% 5

10.6% 2

4.2%

Trang 8


0


Sáng kiến kinh nghiệm
học truyện dân gian
5

Thường xuyên kiểm tra,
đánh giá các kỹ năng
47
giao tiếp của học sinh để
kịp thời điều chỉnh .

100%

0

0

0

0

6

Tổng kết, khen thưởng
các HS có tiến bộ trong 42
giao tiếp


89.4% 0

0

5

10.6%

Chú thích* Trường THCS Lý Thường Kiệt trong năm học 2015-2016 có
tổng số 47CB GV (kể cả GV hợp đồng)
Theo bảng thống kê, có 100% GV cho rằng rèn luyện KNGT cho HS đầu
cấp II giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Có trên 46.8% GV khẳng định việc
rèn KNGT và ứng xử cho HS thông qua các môn học là chưa đủ, mà cần được
thực hiện thông qua các hoạt động dạy – học truyện dân gian. Tuy nhiên, khoảng
1/3 số GV được hỏi cho rằng việc rèn luyện KNGT cho HS hiện nay đã được cụ
thể qua việc tích hợp vào các môn học, còn việc rèn luyện dạy KNGT và ưng xử
cho HS thông qua dạy - học truyện dân gian còn gặp nhiều khó khăn.
b/ Về phía học sinh:
Đa số học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt thuộc địa bàn phường Vĩnh
Thọ, TP Nha Trang đều xuaát thân và sinh sống vùng ven biển nên thường có
tâm lí e dè, ngại thể hiện trước đông người. Ở lớp 6 các em thiếu vốn kinh
nghiệm và kĩ năng giao tiếp trước tập thể chính vì thế việc bộc lộ cảm xúc, trình
bày ý kiến các nhân trước đám đông của các em tưởng chừng như đơn giản
nhưng thật sự khó khăn, mặc dù trong cuộc sống các em giao tiếp khá tự nhiên.
Một lớp học khoảng 30 HS thì có khoảng 5-6 em có biểu hiện tương đối tích cực
với giáo viên và bàn bè tự tin. Hầu hết là HS khá, giỏi. Những điều kiện trên đã
gây trở ngại cho giáo viên khi rèn kĩ năng giao tiếp và ứng xử với giáo viên
giảng dạy trên lớp và các hoạt động ngoại khóa chuyên môn. Qua những năm
thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ môn Ngữ văn, tiết dạy rèn kĩ
năng giao tiếp không cụ thể mà lồng ghép trong các tiết học, thông qua tác phẩm

văn học. Mặc dù nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít người
thành công qua tiết dạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử
cho học sinh chưa nhiều . Học sinh không tự tin khi giao tiếp và chưa có ứng xử
hiệu quả và khôn khéo trong cuộc sống. Thời gian một tiết học lại có hạn (45 phút)
không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được thể hiện. Và sách giáo viên cũng
chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử. Do
vậy mà học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được. Dù có hoạt động thảo luận
nhóm thì những em yếu cũng ngồi im. Kết quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười.

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm
Bảng 1.3: Mức độ tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua dạy-học
truyện dân gian của GVBM (%)
Chú thích: khảo sát trên 7 GVBM (Ngữ văn) của trường THCS Lý Thường Kiệt.
TT

Nội dung tổ chức rèn luyện KNGT thông Thường
qua dạy-học truyện dân gian
xuyên

Thỉnh
thoảng

Ít khi

1

Kỹ năng giao tiếp với thấy cô giáo


30%

50%

20%

2

Kỹ năng giao tiếp với bạn bè

35%

47%

18%

3

Kỹ năng giao tiếp với thành viên nhà trường

25%

32%

43%

4

Kỹ năng làm quen


20%

35%

45%

5

Kỹ năng lắng nghe

32%

17%

51%

6

Kỹ năng nói trước đám đông

15%

25%

60%

7

Kỹ năng giải quyết xung đột


10%

27%

63%

8

Kỹ giao tiếp trong gia đình và xã hội

15%

20%

65%

9

Kỹ năng thuyết phục người khác

12%

10%

78%

10

Kỹ năng giải quyết những khó khăn gặp phải 10%


20%

70%

Theo bảng số liệu cho thấy, nhìn chung GVBM Ngữ văn của trường
THCS Lý Thường Kiệt có thực hiện việc rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS
thông qua hoạt động dạy- học truyện dân gian nhưng vẫn ở mức độ thấp. HS
được rèn luyện KNGT với thầy cô, với bạn bè và KN lắng nghe ở mức độ
thường xuyên chỉ khoảng từ 25% đến 35% cho thấy GV đã có sự quan tâm vì
đây là KN cần thiết và cơ bản của giao tiếp. Tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng
được nhu cầu xã hội đặt ra. HS vẫn còn nhút nhát khi giao tiếp vời thầy cô, bạn
bè và các thành viên trong nhà trường. HS chưa có sự linh động, hoạt bát khi
tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.
Bên cạnh đó việc tổ chức rèn luyện thường xuyên KNGT và ứng xử như
nói trước đám đông, làm quen, giao tiếp với gia đình và xã hội chỉ dừng lại ở
mức độ từ 15% đến 20% thì chưa thể rèn luyện các KN này một cách thành
thạo. Qua trao đổi và thu thập thông tin cho thấy các hoạt động rèn luyện này chỉ
thỉnh thoảng hoặc ít khi được thực hiện. Việc phối hợp rèn luyện và nắm bắt
thông tin phản hồi từ phía gia đình và các hoạt động xã hội chưa được chú trọng
đúng mực và thiếu sự phối hợp.
Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là HS chưa biết cách giải quyết xung
đột. Việc thuyết phục người khác đối với trẻ là một việc làm rất khó khăn. Một
trong những KNS cần thiết trang bị cho trẻ đó là KN giải quyết những khó khăn
gặp phải là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trẻ chưa biết cách nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ
của người khác khi gặp một vấn đề khó khăn, đáng lo ngại là vấn đề bảo vệ bản
thân khi gặp nguy hiểm rất kém. Nhưng trên thực tế, việc tổ chức rèn luyện chỉ
Trang 10



Sáng kiến kinh nghiệm
thỉnh thoảng hoặc ít khi thực hiện (chiếm trên 70%) là vấn đề chúng ta cần phải
nhìn nhận, xem xét và đề ra giải pháp rèn luyện cấp thiết.
Mức độ thực hiện rèn luyện KNGT ứng xử cho HS thông qua dạy-học
truyện dân gian phản ánh thực trạng việc tổ chức rèn luyện KNGT cho HS ở các
trường tiểu học hiện nay chưa được triển khai sâu rộng, một phần do CB, GV
chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của dạy-học truyện dân gian với công tác
rèn KNGT ứng xử mà chỉ tập trung chủ yếu thông qua các môn học trên lớp,
thiếu sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn vì thế các hoạt động rèn luyện KNGT
ứng xử cho HS thông qua dạy-học truyện dân gian chưa cao.
Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ
văn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện
pháp tối ưu kích thích kĩ năng giao tiếp một cách tự nhiên qua đó cảm thụ tốt hơn
tác phẩm trong giờ học văn bản cũng như trong cuộc sống. Đây cũng là kĩ năng
vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm
thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trứơc tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng
khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó
nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
3. Các biện pháp tiến hành.
3.1. Một số khái niệm cơ bản
3.1.1. Kỹ năng giao tiếp
a, Giao tiếp:
Khái niệm giao tiếp được nêu ra từ thời cổ đại bởi các nhà triết học có tên
tuổi như Platon (428-347 trước công nguyên) cho rằng giao tiếp là sự giao lưu
trí tuệ của những người biết suy nghĩ. Nhà triết học duy vật cổ điển Đức
Phơbach (1804-1872) cho rằng “Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao
tiếp, trong sự thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất dựa
trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”C. Mác và Ph. Ăngghen hiểu
giao tiếp như là “một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qua lại giữa người
với người”.

- Nhà tâm lý học David K. Benlo định nghĩa giao tiếp như sau: Giao tiếp
của con người là một quá trình có chủ định hay không chủ định, có ý thức hay
không ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các
thông điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp của con người được
diễn ra ở các mức độ: trong con người , giữa con người với con người và công
cộng .Giao tiếp của con người là quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch,
tác động qua lại và có tính chất ngữ cảnh. Panighin- nhà tâm lý học người Nga
định nghĩa: “Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá
trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau”
Ngày nay, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ
quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách
Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm
ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi
người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao
tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp
bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ,
âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực
hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng
giao tiếp của mình.
Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công,
con người đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu
quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh
được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những
dào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn – cả trong đời tư và trong sự
nghiệp

b, Kỹ năng giao tiếp:
Theo Nguyễn Văn Đông: “KNGT là năng lực vận dụng có hiệu quả
những tri thức về quá trình giao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tới
quá trình này cũng như sử dụng có hiệu quả và phối hợp hài hoà các phương tiện
giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và phương tiện kỹ thuật để đạt được mục đích
đã định trong giao tiếp.”
KNGT phát triển là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành đạt và tạo
dựng hạnh phúc. Càng ở vị trí cao trong xã hội cá nhân càng cần đến kỹ năng giao
tiếp để điều phối công việc và kích thích lao động sáng tạo của nhân viên dưới
quyền. Trong quan hệ liên nhân cách, KNGT tốt giúp cá nhân tạo dựng hình ảnh tốt
về bản thân, xây dựng thiện chí và các mối quan hệ hợp tác ở đối tác.
3.1.2. Phân loại kỹ năng giao tiếp:
a, Phân loại thành KNGT ngôn ngữ, KNGT phi ngôn ngữ
- KNGT ngôn ngữ: chia thành kỹ năng giao tiếp nói và KNGT văn bản.
+ KNGT nói được phân thành kỹ năng lắng nghe và kỹ năng diễn đạt.
*Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng nghe thấy và nắm bắt được toàn bộ nội
dung thông tin mà người nói phát đi.Kỹ năng này thể hiện ở sự chú ý nghe,
không suy nghĩ việc riêng khi nói chuyện với người khác.
*Kỹ năng diễn đạt là kỹ năng phát thông tin sao cho người nghe hiểu
được nội dung của thông điệp. Biểu hiện bề ngoài kỹ năng này là nói trôi
chảy,diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác những vần đề định nói.
+ KNGT bằng văn bản còn gọi là kỹ năng viết văn bản. Kỹ năng này được
phân thành ba kỹ năng cơ bản:
*Kỹ năng phân tích tình huống là kỹ năng cần thiết để viết văn bản phù
hợp với người đọc tạo tâm thế cho người đọc và duy trì sự quan tâm của người
đọc đối với văn bản.
Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

*Kỹ năng tổ chức phân tích của người viết được thể hiện ở việc lựa chọn
thông tin sẽ đưa vào văn bản.
*Kỹ năng trình bày văn bản của người viết được thể hiện ở cách hành văn,
cách tiếp cận vấn đề.
b, KNGT phi ngôn ngữ
- KNGT phi ngôn ngữ ít được cá nhân tự ý thức và rèn luyện hơn so với
KNGT ngôn ngữ. Có rất nhiều thành phần giao tiếp phi ngôn ngữ mà con người
chỉ kiểm soát được phần nào.
- KNGT phi ngôn ngữ có thể kiểm soát được, như:
+ Kỹ năng mặc: làm đẹp mình phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thể hiện
kiến thức về thẩm mỹ.
+ Kỹ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ gồm kỹ năng kiểm soát có ý thức cơ
thể của mình, không để bản thân có những cử chỉ, tư thế vô thức.
+ Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt và cái nhìn bao gồm kiểm soát
cách biểu lộ cảm xúc và tình cảm trên mặt cũng như che giấu chúng.
+ Kỹ năng kiểm soát lĩnh vực phi ngôn ngữ của lời nói là kỹ năng kiểm
soát độ to nhỏ, âm hưởng, độ cao thấp của giọng nói.
c, KNGT liên nhân cách
KNGT liên nhân cách cũng là loại kỹ năng ít được tự ý thức và rèn luyện.
Trong gia đình con cái thường học hỏi kỹ năng giao tiếp liên nhân cách từ bố
mẹ. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng phát triển được kỹ năng này. Trong
xã hội kỹ năng này được đánh giá cao, những người có kỹ năng giao tiếp liên
nhân cách tốt thường nắm giữ những vị thế cao. Để có được kỹ năng giao tiếp
liên nhân cách ở mức cao cần phải có tố chất bẩm sinh lẫn sự rèn luyện tích cực.
KNGT liên nhân cách có thể chia thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằng trong
giao tiếp, đó là: Sự nhạy cảm trong giao tiếp; Kỹ năng tạo dựng quan hệ; Kỹ
năng cân bằng nhu cầu của bản thân và của đối tượng giao tiếp; Kỹ năng linh
hoạt và mềm dẻo trong giao tiếp; Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi.
- Nhóm thứ hai là những kỹ năng đóng vai trò chủ động tích cực trong

giao tiếp. Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp; Kỹ năng thuyết phục
đối tượng giao tiếp; Kỹ năng kiểm chế, kiểm tra người khác.
d, Các kỹ năng giao tiếp cơ bản:
- Kỹ năng làm quen
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng nói trước đám đông
- Kỹ năng giải quyết xung đột

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm
- Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp.
- KNGT trong nhà trường, gia đình và xã hội.
3.1.3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Theo các nhà Tâm lý học phát triển, tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi đang
trong quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp. Một số thành phần của KNGT và
ứng xử được phát triển rõ nét trong giai đoạn này như diễn đạt, nghe, tự chủ cảm
xúc và hành vi, tạo lập quan hệ, chủ động điều khiển giao tiếp, nhận biết và biểu
lộ hoặc che giấu tình cảm cũng như ý muốn qua nét mặt, cử chỉ hành động. Lứa
tuổi tiểu học chính là giai đoạn cá nhân rất cần được giáo dục và rèn luyện
KNGT. và ứng xử
Đối với HSTH - thực thể đang lớn lên và đang hoàn thiện về cơ thể (sinh
lí) và phát triển tâm lí, nhân cách - cần rèn luyện cho các em các KNGT sau:
- KNGT với bạn bè, với người thân, người khác trong cuộc sống.
- KNGT giữa cá nhân với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi em).
- KNGT giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng (nhóm mà từng
học sinh là thành viên với các nhóm khác).
* Những yêu cầu cơ bản đối với việc rèn KNGT và ứng xử cho HS
- Phải xác định mục đích, yêu cầu của việc rèn luyện KNGT và ứng xử

cho HS thông qua dạy-học truyện dân gian lớp 6.
- Vận dụng các KNGT và ứng xử đã được giáo dục trong giờ học và vốn
sống của HS vào việc rèn luyện.
- Tổ chức rèn luyện các kỹ năng thông qua các bài tập thực hành cụ thể
được lồng ghép vào các tác phẩm truyện dân gian. Đây là bước quan trọng trong
quá trình rèn luyện.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNGT và ứng xử cho học sinh.
Học sinh lớp 6 trong khoảng độ tuổi11 đến 12 tuổi (đối với những em
không có điều kiện bình thường để đi học đúng tuổi có thể học muộn 1-2 năm,
nghĩa là học sinh tiểu học có thể có trẻ em ở tuổi 13-14). Học sinh lớp có các
đặc trưng sau:
- Học sinh lớp 6 còn hồn nhiên nên ngây thơ, trong sáng. Bản tính của trẻ em
luôn được thể hiện ra bên ngoài không hề che giấu, không hề đóng “đóng kịch”
- Các em là những thực thể đang lớn lên, đang hoàn thiện về cơ thể (sinh
lí) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lí). Trẻ em ở lửa tuổi tiểu học là nhân cách
đang hình thành chứ chưa phải là một cá nhân đã định hình đầy đủ và ổn định
(cho dù chỉ là tương đối), chưa trường thành đạt độ chín như một nhân cách
công dân. Học sinh lớp 6 chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồn
tại như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của
người lớn, của nhà trường, gia đình và xã hội.

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm
Trẻ ở lứa tuổi đầu cấp II thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là
chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo. Hoạt động học tập có ý nghĩa và vai
trò đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của học sinh đầu cấp THCS.
- Về tính cách: HSTHCS thường có nhiều nét tính cách tốt như tính hồn
nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha. Hồn nhiên trong quan hệ

với mọi người, với thầy cô, với người lớn, với bạn bè. Ở tuổi này, tính bắt chước
các em còn đậm nét. Các em bắt chước hành vi, cử chỉ của giáo viên, của những
người được các em coi là “thần tượng”.
- Về nhu cầu nhận thức: vào lớp 6, nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển
và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng
hiểu biết mọi thứ có liên quan.Trước hết là nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiện
tượng riêng lẻ, tiếp đến, lên lớp trên, là nhu cầu gắn liền với sự phát hiện nguyên
nhân, tính quy luật, các mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng.
- Về tình cảm: học sinh lớp 6 rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm
xúc cảm của mình. Các em chưa biết kiềm chế tình cảm của mình, chưa biết
kiểm tra sự biểu hiện tình cảm ra bên ngoài, các em bộc lộ tình cảm của mình
một cách hồn nhiên, chân thật và nhiều khi vụng về, thiếu tinh tế.
3.1.4. Rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 6 thông qua dạy – học
truyện dân gian
a, Mục đích, yêu cầu của việc rèn luyện KNGT và ứng xử.
Rèn luyện KNGT và ứng xử giúp HS phát triển những năng lực cần thiết
của giao tiếp đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời
góp phần vào mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục thế kỉ XXI:
Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống.
a.1. Mục đích của việc rèn luyện:
Rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS nhằm:
- Rèn luyện cho các em thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở rèn luyện
những hành vi, thói quen tích cực trong giao tiếp; loại bỏ những hành vi, thói
quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống giao tiếp và hoạt động hàng
ngày. Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động giao tiếp để phát
triển nhân cách.
- Rèn cho các em khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói,
viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa,
đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác. Rèn cho các em biết đánh
giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, có hiệu quả.

- Rèn cho các em mối quan hệ tốt với những thành viên trong gia đình.
Xây dựng mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô. Rèn KNGT và ứng xử là yếu tố
cần thiết cho các kỹ năng khác như bày tỏ tình cảm, sự cảm thông, sự hợp tác,
đoàn kết.Các em có cách ứng xử phù hợp với mọi người trong môi trường tập
thể, môi trường gia đình và xã hội.
Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm
a.2. Yêu cầu của việc rèn kỹ năng giao tiếp:
Lựa chọn nội dung và phương pháp tích cực, phù hợp đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi học sinh. Các giờ dạy được tổ chức đa dạng, phong phú, nhẹ nhàng,
hứng thú, bổ ích, thiết thực, giúp các em phát huy ưu thế, chủ động và sáng tạo
trong các hoạt động giao tiếp.
a.3. Nội dung rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Thông qua dạy học truyện dân gian, HS được rèn luyện các KNGT và
ứng xử cơ bản và cần thiết như:
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử với thấy cô giáo, với bạn bè và các thành viên
trong nhà trường. Rèn cho HS biết phép lịch sự trong giao tiếp, cách sử dụng
ngôn từ, đặc biệt là cách xưng hô phù hợp, tạo cho các em sự thân thiện và tôn
trọng với mọi người trong nhà trường. Biết chia sẻ, biết nêu lên ý kiến của mình,
biết đặt câu hỏi khi cần làm rõ một vấn đề. Qua đó tạo cho các em các tình
huống, các bài tập cụ thể để các em thực hành. Từ đó các em tự xác định hành
vi, ứng xử phù hợp.
- Kỹ năng làm quen là kỹ năng giao tiếp quan trọng ở mỗi cá nhân. Khi HS
có kỹ năng này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các em tiếp xúc với mọi người
xung quanh.Tạo cho các em sự mạnh dạn, hoạt bát và tự tin vào bản thân, tạo môi
trường cho trẻ tiếp xúc nhau qua hình thức tổ chức câu lạc bộ về thể thao, hội hoạ,
văn hoá văn nghệ…từ đó giúp cho HS phát triển KNGT và ứng xử.
- Kỹ năng lắng nghe là một phần của KNGT và ứng xử. HS có kỹ năng

lắng nghe tích cực thể hiện qua sự tập trung, chú ý, sự quan tâm lắng nghe ý
kiến ,phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi đồng thời có đối
đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp.Vì thế cần tổ chức các hoạt động thu hút
được sự tập trung và tham gia của các em. Đưa ra các vấn đề mang tính mới mẽ,
thú vị kích thích sự tìm tòi khám phá. HS phát triển kỹ năng hợp tác thông qua
các hoạt động nhóm, biết lắng nghe và trình bày ý kiến của mình.
- Kỹ năng nói trước đám đông là kỹ năng rất cần thiết trong giao tiếp. Rèn
luyện kỹ năng này giúp HS tự tin và thể hiện bản thân mình qua cách trình bày
thu hút sự chú ý, tập trung của người nghe. Tuy nhiên, trong thực tế, kỹ năng nói
trước đám đông của HS còn nhiều hạn chế. Khi tổ chức các hoạt động GV đặt
ra các nhiệm vụ cụ thể cho HS như trình bày, thảo luận, tranh luận để rèn luyện
sự tự tin khi nói trước đám đông.
- Kỹ năng giải quyết xung đột: kỹ năng này giúp HS nhận thức được
nguyên nhân gây ra xung đột và giải quyết xung đột đó với thái độ tích cực,
tránh được bạo lực. Kỹ năng này cần được phối hợp với nhiều kỹ năng khác như
lắng nghe, trình bày, thuyết phục.
- Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp: Đây là kỹ năng rất cần
thiết cho HS trong giao tiếp. HS phải nhận thức được những khó khăn gì trong
giao tiếp, để khắc phục mình phải làm gì? Cần ai giúp đỡ? Vì thế cần tạo môi
trường cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp rèn luyện bằng cách cho các em tiếp
Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm
xúc các hoạt động, tạo nhóm cho các em giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho HS
trình bày, sửa chữa uốn nắn, giúp các em dần dần tự tin hơn.
- KNGT và ứng xử trong gia đình và xã hội: Đây là kỹ năng mang tính
tổng hợp các kỹ năng giao tiếp cơ bản cần thiết. HS phải biết vận dụng thích hợp
trong môi trường gia đình và xã hội. Cần tạo mối quan hệ và hợp tác tốt ba môi
trường giáo dục để rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS. Ở gia đình cần tạo điều

kiện cho trẻ giao tiếp với các thành viên, cần nêu gương tốt cho các em học tập,
cần lắng nghe và uốn nắn các em trong ứng xử.
3.1.5. Hình thức tổ chức rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho HS lớp 6
thông qua day- học truyện dân gian
- Các hoạt động rèn luyện được tiến hành theo từng khối lớp cụ thể. Trong
các môi trường thích hợp như : trong lớp học, sân trường, tham quan dã ngoại,
trong các buổi chào cờ, sinh hoạt đội nhóm và các câu lạc bộ năng khiếu.
- Tổ chức các hoạt động ngọai khóa văn học cho học sinh tham gia, xây
dựng các bài tập, các yêu cầu, các tình huống dựa vào kiến thức và vốn sống của
HS. HS được tham gia thảo luận, thực hành, xử lý các tình huống .
- Nhà trường phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện KNGT và ứng
xử cho HS trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình. Thường xuyên trao đổi thông
tin phản hồi để có biện pháp rèn luyện thích hợp.
- Các hành vi được thực hiện nhiều lần, có sự giám sát của GV để tạo cho
HS hình thành thói quen tốt.
- Tổ chức cho các em tự đánh giá KNGT và ứng xử của mình theo định
kỳ, từ đó GV phụ trách có sự uốn nắn, điều chỉnh và định hướng hoạt động tiếp
nối cho HS.
3.1.6. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng rèn luyện KNGT thông
qua dạy – học truyện dân gian cho HS lớp 6.
Trong nhiều năm qua, vấn đề KNGT và ứng xử càng thu hút cộng đồng
quan tâm, việc thực hiện rèn luyện KNS cho học sinh trong đó có KNGT đã
được đưa vào tích hợp trong các môn học.Tuy nhiên nếu chỉ gói gọn trong các
môn học thì khó có thể rèn luyện KNGT một cách thuần thục, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của xã hội. Việc rèn luyện KNGT và ứng xử thông qua dạy – học
truyện dân gian giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn, chủ động sáng
tạo, biết hợp tác , biết phối hợp, biết cách ứng xử dối với thầy cô, bạn bè, gia
đình và xã hội, tạo cho các em có được sự tự tin trong giao tiếp, đồng thời giúp
các em có được tâm thế thoải mái, sẵn sàng trong các hoạt động và học tập.
Tuy nhiên,qua thực tế cho thấy rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho HS

lớp 6 thông qua dạy- học truyện dân gian còn nhiều hạn chế như: làm theo
phong trào, qua loa, chiếu lệ, nói chính xác hơn còn xem nhẹ vai trò của hoạt
động này, nếu có tổ chức thì chỉ mang tính hình thức, đối phó. Nội dung còn đơn
điệu chưa khắc sâu vào ý thức học sinh, chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ
năng nên dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao.
Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm
Muốn làm tốt công tác rèn luyện giao tiếp thông qua dạy học truyện dân
gian GVBM Ngữ văn phải nhận thức rõ vai trò của hoạt động này, xem hoạt
động rèn kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông qua dạy- học tác phẩm văn học là
một trong những công tác trọng tâm của nhà trường để đề ra biện pháp chỉ đạo
và phối hợp hoạt động phù hợp.
Sau khi tìm hiểu rèn luyện KNGT và ứng xử thông qua dạy học truyện
dân gian. Tôi nhận thấy những hạn chế khi tổ chức các hoạt động rèn luyện là:
Đối với GV: Đa phần GV còn chú trọng quá nhiều kiến thức môn học nên
chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho HS.
Về phía HS: các em còn quá thụ động, rụt rè, chưa tự tin phát biểu ý kiến,
chưa mạnh dạn trong việc giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó, vấn đề
đáng quan tâm là các em tiếp thu văn hoá ứng xử theo hướng tiêu cực, thiếu
chọn lọc từ xã hội nên ảnh hưởng rất lớn đến KNGT và ứng xử.
Về phía gia đình : một phần do cuộc sống , hoàn cảnh và môi trường sống
nên ít nhiều thiếu sự quan tâm giáo dục con em hoặc quan tâm không đúng mức
cũng ảnh hưởng đến kỹ năng tự phục vụ và KNGT và ứng xử của các em.
Về môi trường xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và truyền
thông ngày càng đa dạng và phong phú cũng tác động ít nhiều đến quá trình tiếp
nhận thông tin của trẻ.
Tóm lại: từ những nhận định trên, từ thực tiễn nhu cầu xã hội và đáp ứng
mục tiêu giáo dục toàn diện , việc rèn KNGT và ứng xử thông qua dạy học

truyện dân gian cho học THCS trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
3.1.7. Nội dung rèn luyện kỹ KNGT và ứng xử thông qua dạy- học
truyện dân gian:
- Rèn cho học sinh KNGT và ứng xử giữa cá nhân với bạn bè, từng
người thân, từng người khác trong cuộc sống. Thông qua dạy- học truyện dân
gian:rèn cho HS kỹ năng làm quen với bạn bè cụ thể như làm quen với người
bạn mới, cách giao tiếp, cách cư xử, lắng nghe, trao đổi thông tin cho nhau
thông qua nội dung tác phẩm văn học dân gian được học. Đặt ra các tình huống
thực tế trong gia đình, các em thể hiện được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng ,
cách ứng xử, cách bày tỏ ý kiến và rèn luyện hành vi ứng xử tốt với người thân.
Ngoài xã hội, HS có thể tham gia vào các hoạt động , các em được rèn các kỹ
năng hợp tác, tự phục vụ,
- Rèn cho HS KNGT và ứng xử với nhóm (chủ yếu là nhóm bạn của mỗi
em). Các em được tiếp xúc với các thành viên trong nhóm. HS được trao đổi ý
kiến, tranh luận, cách trình bày ngôn ngữ trước đám đông. Thông qua hoạt động
nhóm trẻ sẽ được sự hỗ trợ tích cực của các thành viên, từ đó các kỹ năng giao
tiếp luôn luôn được rèn luyện và phát triển.
- Rèn cho HS KNGT và ứng xử giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với
cộng đồng. Khi HS đã có sự tự tin trong giao tiếp thì sự hợp tác giữa các thành
viên trong nhóm ngày càng cao, HS có thể phát triển các kỹ năng trình bày ý
Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm
kiến, lắng nghe, trả lời các tình huống thích hợp, đồng thời phát huy vai trò thủ
lĩnh trong nhóm. Bên cạnh đó sự giao lưu giữa các nhóm với nhau tạo cho HS
có khả năng giao tiếp tốt với mọi người trong nhà trường hoặc cộng đồng.
3.2.1. Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức rèn luyện KNGT
và ứng xử thông qua dạy- học truyện dân gian
a, Các phương pháp rèn luyện KNGT và ứng xử cho HSTHCS

- Phương pháp tiếp cận cùng tham gia: tạo sự tương tác giữa giáo viên với
học sinh, giữa học sinh với học sinh và tăng cường sự tham gia của học sinh
trong việc rèn luyện kỹ năng.
- Phương pháp tiếp cận hướng vào cá thể: dựa vào kinh nghiệm sống và
đáp ứng nhu cầu của học sinh.
- Phương pháp tiếp cận hoạt động: Tổ chức các hoạt động cho học sinh
tham gia từ đó rèn luyện kỹ năng và hành vi.
b, Các hình thức tổ chức để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho HS lớp 6
thông qua dạy-học truyện dân gian.
- Hình thức nội khóa (trên lớp): bước đầu đưa học sinh vào các nội dung
bài học để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là
hoạt động chủ đạo trong dạy – học Ngữ văn. Thông qua hoạt động này các em
sẽ được rèn luyện thêm về KNGT và ứng xử với thầy cô, bạn bè. Qua đó hình
thành kiến thức và phát triển kỹ năng.
- Hình thức phân vai: đây là loại hình hoạt động quan trọng mang đặc
trưng bộ môn. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như hát, múa,
thơ ca, kịch ngắn, thi kể chuyện…HS được học hỏi, trao đổi những giá trị nghệ
thuật, văn hóa trong các tác phẩm nghệ thuật, giúp các em không chỉ bộc lộ cảm
xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những xúc cảm mới. Các hoạt động này rèn
cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những
kỹ năng rất quan trọng của giao tiếp.
- Hình thức hoạt động vui chơi giải trí và sân khấu hóa: Vui chơi và giải
trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là hoạt
động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với HSTHCS. Hoạt động này làm thỏa mãn
về tinh thần cho trẻ sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số
phẩm chất, tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng
nhân ái. Thông qua các hoạt động vui chơi trẻ có điều kiện tiếp xúc, ứng xử các
tình huống… góp phần trong việc rèn luyện KNGT và ứng xử , điều chỉnh hành
vi khi tham gia các hoạt động.
- Hình thức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian: đây là loại hình đặc

trưng của hoạt động giao tiếp. Thông qua hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ gần
gũi thầy cô, bạn bè.. Khi các em tham gia các hoạt động này, giúp các em tích
cực hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn nhờ sự vận động, tuyên truyền, thuyết phục
mọi người cùng tham gia.

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm
3.2.2. Phương pháp và hình thức tổ chức rèn luyện KNGT cho HSTH
thông qua dạy – học truyện dân gian:
a, Phương pháp tổ chức cho học sinh diễn xuất phân vai.
Đa dạng hóa cách thức tổ chức rèn luyện,lựa chọn nội dung phù hợp, phát
huy tính tích cực của HS bằng cách:
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện KNGT và ứng xử cho HS dựa vào điều
kiện thực tế tại đơn vị. Các hoạt động phải thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
CBQL phải xây dựng được kế hoạch ngắn hạn và có tầm nhìn để xây dựng kế
hoạch dài hạn.
- Phân công lực lượng tham gia vào quá trình rèn luyện KNGT và ứng
xửcho học sinh.
- Triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức các hoạt động rèn luyện.
- Kiểm tra các hoạt động, kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ công tác.
- Đánh giá kết quả thực hiện.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Thầy bói xem voi”, * GV tiến hành phân vai, chọn
diễn viên là HS trong lớp gồm vai diễn: 5 ông thầy bói(5 HS đóng vai), 1 Người
quản voi, 2 người làm con voi
- GV hướng dẫn HS đọc tiểu phẩm và tìm hiểu sự việc: Sờ vòi-> ngà->tai>chân-> đuôi-> đánh nhau.
* Nội dung:
-Hai HS 1,2: (Ra sân khấu, vừa đi vừa rao) Bói đây, bói đây bói phong

thủy, bói tình duyên, ai bói không? ( Va vào nhau té nhào)
-HS 3: Bói đây, bói đúng 100%, bói không đúng ko lấy tiền, bói đúng lấy
gấp đôi.
-HS 1: Bác 3! lại tán gẫu đi, không ai bói đâu đừng rao, mỏi miệng.
-HS 4: (Vừa đi vừa nhảy vừa hát): Thầy bói number one, number one,
number one.
-HS 2: number one gì, đang ế rề ra đây này.
-HS 4: Các bác không biết đấy thôi, quan điểm của em là phải lạc quan
yêu đời.
-HS 5: ( vừa đi vừa nói) Hôm nay ở Vĩnh Thọ ế quá. Mình thử sang Vĩnh
Phước xem sao. Đằng kia có hội gì mà vui thế, hi hi, bói đây, bói đây, bói
tử vi, bói tương số bà con ơi!
4 thầy(4 HS sắm vai) đồng thanh: Tụi này toàn là thầy bói, ai thèm bói.
-HS 5: Dời ơi là dời từ sáng đến giờ, rao khô cả miệng chẳng được mối nào.
-HS 3: Tôi đây này, người bói hay xưa này vẫn ế, nói gì đến bọn đàn em
như chú.
-HS 1: Bác cứ nói vậy, trai gái, giàu nghèo, cưới hỏi cái gì em chả bói
được.
Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm
-HS 4: Cái gì các thầy cũng xem, thử hỏi các thầy đã xem voi chưa?
-HS 1: Voi a, chưa thấy bao giờ.
-HS 2: Vậy, hôm nay các bác cùng em đi xem voi đi!
-HS 3: Đúng đấy, trăm nghe không bằng 1 thấy, trăm thấy ko bằng 1 sờ.
( Người quản voi cùng voi ra sân khấu)
-Quản voi: Tránh ra, tranh ra cho voi qua.
-5 Thầy ( đứng dậy) : có voi, có voi, đi xem thôi!
-HS 5: Này chú quan voi, cho chúng tôi xem voi tí.

_Quản voi: Không được, voi tôi còn phải đi xiếc.
-5 thầy: (moi tiền) đây đây biếu chú ít tiền
-Quản voi: Được được các bác cứ tự nhiên
-HS 1: (sờ vòi) Tưởng con voi nó thế nào hóa ra nó sun sun như con đĩa.
-HS 2 ( sờ ngà) Tránh ra, để tôi xem. Không phải nó chần chẫn như cái
đòn càn.
-HS 3 ( sờ tai): nào để tôi xem: Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc
-HS 4(sờ chân): Đâu đâu để tôi xem. Ai bảo! nó sừng sững như cái cột
đình.
-HS 5: Các thầy không ai giống ai cả, để tôi coi. Các thầy phán sai hết.
Con voi nó tun tủn chư cái chổi sể cùn ấy.
5 thầy chúm lại cãi nhau ỏm tỏi: Tôi đã bảo là con voi giống cột đình.
Không phải giống cái quạt thóc. Ai bảo thế, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Các thầy vừa cãi vừa đánh nhau: Dám cãi tôi, dám cãi này, tôi mà sai à,
mày cãi với ông à, ai bảo ông sai nào….
* Kết thúc tiểu phẩm:
Phần luyện tập, củng cố, giáo viên có thể cho học sinh làm một bài tập
như sau:
Đứng trước một vấn đề mà mỗi người có một ý kiến khác nhau, ai cũng
cho là mình đúng như tình huống trong chuyện, em sẽ làm gì để vừa có thể giải
quyết được mục đích của vấn đề, vừa kìm chế được bản thân, lắng nghe ý kiến
của người khác và thống nhất kết quả?
Bằng một số câu hỏi gợi mở, giáo viên có thể giúp học sinh rút ra được
những kĩ năng như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản
thân, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng.
Với truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”, giáo viên cũng có thể rút ra các
bài học ý nghĩa về kĩ năng sống như trên, cụ thể:
Kĩ năng giao tiếp: Năm ông thầy bói vì không biết lắng nghe nhau, ai
cũng cho là mình đúng và người khác sai nên cuối cùng đánh nhau toác đầu
chảy máu mà hình thù con voi vẫn chưa tường tận. Bài học Kĩ năng sống rút ra

đó là khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia sẻ,bày tỏ quan điểm của mình nhưng
khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột mới đạt được kết quả giao tiếp tốt.
3.2.3. Sắm vai và tự sáng tạo tình huống.

Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng
dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào
một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được.
Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này và hơn thế điều
quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Kịch bản: “Chân, Tay, Tai,Mắt,Miệng”
-GV phân vai (Người dẫn chuyện, Mắt, Tay,Tai,Chân,Miệng), yêu cầu HS
chuẩn bị học theo kịch bản.
Người dẫn chuyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng từ xưa sống với nhau đã
rất hòa thuận, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau...
Mắt:
Mắt em đẹp nhất trên người
Vừa xinh vừa sáng tỏ tường trước sau
Xin chào tất cả các bạn, em đây là mắt, vừa đẹp vừ duyên dáng vừa là cử
sổ của tâm hồn. Em là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể người, ko có em thì
tất cả chỉ còn là 1 màu u tối chính vì lẽ đó nên em luôn tự hào mình là nữ hòang
của sắc đẹp và trí tuệ...hihi )
Miệng:Trời đất ơi...sao Tết qua mấy tháng rồi mà pháo bông vẫn nổ vậy
trời...?!?
Mắt: ặc....ê...cái ông miệng kia, ông nói dzị là sao hả?
Miệng: Thì tui nói cô đó, người gì đâu mà tự tin thấy ớn luôn...cái gì mà

"nữ hoàng của sắc đẹp và trí tuệ"...nghe mà thấy mệt tim. Cô có nước là nữ
hoàng pháo bông thì có... )
Mắt: / cái anh nì kì ghê á nha...bộ anh chưa nghe câu "Mắt đẹp cớ sao
nhìn anh...để anh ưu hoài yêu người sớm mai" ?
Miệng: ý...chết...anh quên...cho anh xin lỗi nha mắt em. Anh nào có thấy
đâu, hôm nay mới phát hiện đó nha...em quả là 1 đôi mắt "mơ huyền" và "sâu
sắc" )
Mắt: ( hí hửng ) hihi... : chớ sao !...à mà anh miệng nè...mơ huyền sâu sắc
là đẹp lắm phải hông anh?
Miệng: là mơ huyền mờ sâu sắc xấu đó em !!!
Mắt: X-( ông thiệt là quá đáng...đúng là cái đồ...cái đồ....
Miệng: Đồ gì hả mắt em?
Mắt: Đồ cái miệng...hic...
Miệng: Trời...gì mà cũng chửi.

Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm
Mắt: Hứ! Tui giận anh...tui ghét anh suốt nửa cuộc đời còn lại luôn...Giận
quá mắt bỏ đi mất tiêu...
Miệng: Mấy bạn thấy chưa...cái con nhỏ mắt này nó xí xa xí xọn, nhìn
thấy mà ghét nhưng đôi lúc nó cũng dễ thương. Nó chỉ có cái tội ỏng a ỏng ẹo là
tui ghét thui chứ phải công nhận là nó cũng đẹp thiệt. Nhưng đẹp thì cũng phải
đợi người ta khen chớ...có ai như nó suốt ngày "mèo khen mèo dài đuôi đâu" ?
Như tui nè...tui là cái miệng dễ thương xinh đẹp khả ái hát hay mà tui có nói cho
ai biết là tui hát hay khả ái xinh đẹp dễ thương hồi nào đâu.Thôi mệt...tui đi làm
việc đây...làlála...công nhận mình hát hay mà khiêm tốn ghê
Qua lập luận của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai xuất phát từ những
biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe…

Tất cả dường như đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ – Miệng chỉ việc
hưởng thụ, chẳng phải làm gì.
Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có
thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,… mà Chân, Tay, Tai, Mắt,
Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này,
truyện khuyên nhủ con người: bài học ứng xử cuộc sống:
– Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với
cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy
định chức năng thích hợp.
– Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần “mỗi người vì mọi người, mọi
người vì mỗi người”.
3.2.4. Thảo luận nhóm và nghiên cứu tình huống:
Như bản thân tiêu đề của phương pháp đã ngụ ý thực chất của phương
pháp này là để học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ.
Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham
gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia
sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài
học đồng thời cũng phát huy được kĩ năng giao tiếp, hợp tác, ra quyết định….
Ví dụ: văn bản “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Giao tiếp là hoạt động mang "tính người" của con người, do vậy giao tiếp
xét dưới góc độ ứng xử là nghệ thuật sống.Chính vì thế mà từ ngàn đời nay, con
người luôn coi trọng việc giao tiếp:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Học ăn, học nói,học gói,học mở
-Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Xét trên phương diện giao tiếp và đối phó với tình huống căng thẳng thì
nhân vật Vua Hùng trong tác phẩm Sơn Tinh,Thủy Tinh đạt đến nghệ thuật giao
Trang 23



Sáng kiến kinh nghiệm
tiếp.Khi tổ chức kén rể, thì hai chàng trai đến cầu hôn là Sơn Tinh và Thủy Tinh
đều là những người tài giỏi.Tuy nhiên bằng tình cảm chủ quan cá nhân, vua
Hùng đã chọn Sơn Tinh làm rể ngay từ đầu chứ không phải đợi đến lúc ra điều
kiện kén rể, cho nên những sính lễ vua Hùng đưa ra đều nằm gọn trong tầm tay
của Sơn Tinh và ngược lại rất khó khăn cho Thủy Tinh.Một câu hỏi đặt ra là vì
sao vua Hùng không chọn Sơn Tinh ngay từ đầu mà phải tổ chức thi kén rể ?
Thứ nhất, là xét về lý, khi tổ chức một cuộc thi mà có từ hai người trở lên
tham gia thì phải tổ chức thi.
Thứ hai, xét về tình, dù đứng ở bất kỳ địa vị nào (vua,dân), về "hình thức"
đối xử phải công bằng thì người khác mới khâm phục,khẩu phục.Trong tình
huống này,vua Hùng đã khéo léo, dù mười mươi đã thích Sơn Tinh nhưng không
nói ra mà vẫn tổ chức thi kén rể.Sau này trong Truyện Kiều,Nguyễn Du cũng
như vậy:
"Tình trong như đã mặt ngoài còn e"
Như vậy,bằng tình huống truyện đó, chúng ta truyền đạt cho các em sự kín
đáo, tế nhị, nghệ thuật trong giao tiếp.Trong cái bộn bề của cuộc sống, không
phải lúc nào cũng nói thẳng, "nói toạc móng heo" mà có lúc phải tinh tế, ý nhị
đó mới là phương châm giao tiếp hiệu quả
*Câu hỏi thảo luận tình huống: thường là một câu chuyện được viết nhằm
tạo ra một tình huống “ thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề.
Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng
cátset mà không phải trên dạng chữ viết.
Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc
sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình
huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.
Phương pháp này giúp học sinh rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết
định hay hợp tác…
Nhóm 1. Em có nhận xét gì về điều kiện ra sính lễ của vua Hùng?

Nhóm 2. Vua Hùng đã có ý chọn Sơn Tinh mà vẫn tổ chức thi kén rể, qua
đó em học tập được gì qua cách ứng xử của vua Hùng ?
Cho tình huống: Em có một quyển sách văn mẫu lớp 6 rất hay, Bạn Lan và
bạn Tuấn cùng đến mượn, em muốn cho bạn Lan mượn mà không muốn cho bạn
Tuấn mượn, em phải ứng xử như thế nào để vừa lòng hai bạn?
3.2.5. Tổ chức hoạt động ngoại khóa:
Hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ thế nhưng ngày nay các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc trẻ đạt
bao nhiêu điểm Toán, học Anh văn có tốt hay không. Nhiều phụ huynh còn vô
tình “nhốt” trẻ trong nhà với các trò chơi điện tử, truyện tranh mà cứ ngỡ là đã
cho con một tuổi thơ hạnh phúc. Theo các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý
trong quá trình phát triển của trẻ nếu thiếu không gian vui chơi trẻ sẽ mất đi sự
Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm
linh hoạt. Thiếu các hoạt động thể chất trẻ sẽ khó lòng phát triển ngôn ngữ, cảm
xúc, dễ trầm uất và khó thích nghi với cuộc sống. Hoạt động ngoại khóa văn học
có nhiều lợi ích đối với HSTHCS, nhất là HS lớp 6:
-Tăng khả năng sáng tạo
- Dễ hòa nhập, thích nghi với cuộc sống
- Mở rộng mối quan hệ bạn bè
- Giải tỏa stress
- Gia tăng sức khỏe
Ví dụ: Hoạt động ngoại khóa văn học dân gian
Các đội tham gia trò chơi: Gồm 3 đội
-Lạc Long Quân
-Thạch Sanh
-Âu Cơ
Phần I. Khởi động:

Câu 1: kể tên các thể loại truyện dân gian mà em đã học ở lớp 6?(Truyện
truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười).
Câu 2:Áo sắt để lại Linh San/ Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên. Câu
thơ trên nhắc đến truyện dân gian nào? truyện đó thuộc thể loại gì?(Thánh
Gióng- truyền thuyết).
Câu 3:Đây là tên một nhân vật trong kho tang cổ tích Việt Nam gắn với
hình ảnh “cái quạt mo” (Thằng Bờm)
Câu 4: Hãy sắp xếp các hình ảnh dưới đây theo thứ tự kể chuyện.

Hình 1

Trang 25

Hình 2


×