Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.89 KB, 13 trang )

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Dạy giải tốn có lời văn trong mơn tốn Tiểu học có vai trị hết sức quan
trọng trong việc rèn luyện ngơn ngữ tốn học và tập dượt cho học sinh suy luận,
hình thành phương pháp học tập và làm việc khoa học. Có thể nói việc giải các
bài tốn có lời văn là cơ hội tốt nhất để giúp học sinh biết cách vận dụng những
kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thể
hiện một cách đa dạng, phong phú. Qua việc giải tốn mà học sinh có thể nhìn
nhận một vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau; lật đi; lật lại một vấn đề. Điều
này giúp các em có thể tìm ra được dấu hiệu chung và sự khác biệt giữa các đối
tượng toán học. Trên cơ sở đó, giúp các em biết được ý nghĩa thực tiễn của toán
học, bước đầu biết cách vận dụng toán học vào giải quyết một số tình huống có
nội dung thực tiễn, các em thấy được sự gần gũi giữa tri thức trong nhà trường
với đời sống, kích thích các em sự u thích mơn học. mặt khác dạy giải tốn có
lời văn cịn là một cơ hội tốt nhất để giáo viên Tiểu học thực hiện có hiệu quả
việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Hiện nay trong điều kiện khơng
có trường chun, lớp chọn thì việc học sinh học và giải dạng toán này là hết sức
cần thiết và có nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên nhận thức về vấn đề này của một số giáo viên Tiểu học cịn hạn
chế. Có giáo viên quan niệm rằng: Giải các bài tốn có lời văn chỉ nhằm mục
đích học sinh tìm ra được đáp số. Cách tổ chức dạy học chung chung : thường là
yêu cầu 1 em đọc đàu bài, sau đó học sinh tự làm trong 1 lượng thời gian nhất
định, sau đó gọi một số em lên chữa bài tập, nếu sai cô sẽ hướng dẫn cả lớp sửa .
Với cách dạy đó, học sinh thường học tập thụ động, máy móc, khơng phát huy
được tính sáng tạo của học sinh. Nguyên nhân này lý giải phần nào việc một số
năm trước đây chất lượng các bài kiểm tra, bài thi định kỳ chất lượng mơn tốn
-1-


thấp, do học sinh khơng biết làm bài tốn giải, đặc biệt là chất lượng học sinh


giỏi các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và nguyện vọng của phụ
huynh học sinh , lý do: Học sinh chưa biết cách lý luận để tìm ra hướng giải hoặc
có lý luận thì dài dịng và khơng rõ ràng.
Kết quả thi chất lượng học kỳ II năm học 2001 - 2002 khối 5 tôi trực tiếp
giảng dạy đạt được như sau:

Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

5A

30

2

6,6

5

16,5

19

47,6

4

12,3

5B

32

3


9,4

7

21,8

17

53,2

5

15,6

5C

30

3

9,9

6

19,9

18

60,3


3

9,9

5D

31

4

12,8

5

16

16

55,2

5

16

Xuất phát từ thực tế trên, với trách nhiệm là người giáo viên trực tiếp
giảng dạy ở Tiểu học, tơi đã suy nghĩ và tìm biện pháp khắc phục khá hiệu quả.
Trong phạm vi bài viết này, tơi xin trình bầy một trong những biện pháp cơ bản
nhất đó là việc " Rèn kỹ năng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 5 theo hướng
tích cực hố hoạt động của học sinh".
2) MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:


- Đề xuất một số biện pháp làm thay đổi nhận thức và phương pháp dạy
học dạng tốn giải có lời văn nhằm nâng cao chất lượng môn học, nâng cao chất
lượng học sinh giỏi.

-2-


PHẦN II: NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC.

Quan một thời gian trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu thực trạng dạy học của
bản thân và các đồng nghiệp , tôi nhận thấy đa số còn nặng nề theo lối mòn của
phương pháp dạy học truyền thống. Đặc biệt khi dạy giải tốn có lời văn, giáo
viên Tiểu học nói chung, giáo viên trực tiếp dạy lớp 5 nói riêng vẫn cịn có những
hạn chế sau:
1) Sử dụng phương pháp đàm thoại : Cơ chế thực hiện: Thầy hỏi - Trò
đáp, một số giáo viên nêu câu hỏi thiếu chính xác.
Ví dụ: Khi dạy bài toán : Nửa chu vi của 1 thửa ruộng hình chữ nhật là
100m. Biết chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng đó ?
- Khi tính, các em có thể có các cách tính khác nhau ví dụ như tính chiều
rộng thửa ruộng đó:
Cách 1: 100 : (2 + 3) x 2 = 40 (m)
Cách 2: 100 - 100 : (2 + 3) x 3 = 40 (m)
Giáo viên muốn học sinh so sánh cả 2 cách tính - nếu giáo viên nêu câu
hỏi " Hãy so sánh hai phép tính" thì câu hỏi chưa thật rõ ràng - giáo viên nêu câu
hỏi "Hãy so sánh kết quả hai phép tính" - học sinh sẽ thấy được 2 phép tính trên
có cùng một kết quả những cách tính khác nhau.
* Có giáo viên nêu rất nhiều câu hỏi nhằm gợi mở cách giải. Nhưng khi

nêu nhiều câu hỏi rất dễ mắc phải lỗi là câu hỏi qúa vụn vặt, học sinh thấy trả lời
qúa đơn giản - học sinh không cần phải suy nghĩ để tự tìm ra cách giải mà cứ thụ
động trả lời cả chuỗi câu hỏi đó. các em khơng biết hoặc khơng hề nghĩ đến
những mục đích nằm sau những câu hỏi đó.
Chẳng hạn khi đọc bài "Thể tích hình hộp chữ nhật" ta khơng nêu câu hỏi
"Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi
nhân với cái gì nữa ?"
Ta chỉ nêu câu hỏi "Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?"

-3-


* Nhiều câu hỏi giáo viên nêu chỉ dành cho 1 trò suy nghĩ - kiểu đối đáp 1
thầy - 1 trò này làm mất hứng thú cho học sinh cả lớp. Cũng có một số câu hỏi thì
học sinh trả lời theo kiểu nói leo. Cả hai cách hỏi đó đều khơng lơi cuốn được
học sinh cả lớp suy nghĩ.
* Với những câu trả lời chưa mạch lạc, chính xác giáo viên chưa uốn nắn,
sửa chữa một cách kịp thời - sau khi sửa chữa giáo viên chưa cho học sinh nhắc
lại một cách đầy đủ.
2) Việc sử dụng phương pháp trực quan:
Giáo viên thường coi trọng việc sử dụng ,phương pháp trực quan nhưng
chưa phát huy hết tác dụng của nó. Trực quan chỉ nên sử dụng khi ta tiến hành
dạy về một kiến thức mới mà đòi hỏi học sinh phải quan sát. Có những sự vật
hiện tượng các em chưa được nhìn thấy bao giờ thì nhất thiết phải có đồ dùng
trực quan. Hoặc có những hiện tượng cần các em quan sát kỹ từng phần một
cũng nên có đồ dùng trực quan. Với mơn tốn có thể dùng đồ dùng minh hoạ.
Tuy nhiên cần phát huy hết tác dụng của đồ dùng trực quan song khơng được
phép lạm dụng nó.
3) Việc tổ chức luyện tập thực hành.
+ Một số giáo viên còn mắc phải những hạn chế như:

+ Trong khi học sinh giải toán vào vở (hoạt động cá nhân), giáo viên đáng
nhẽ chỉ nhắc cá nhân, hướng dẫn (nếu thấy cần thiết) cho cá nhân thì lại hay nói
to, làm mất sự tập trung suy nghĩ của những học sinh khác.
+ Chưa chú ý thay đổi hình thức luyện tập để gây hưng thú cho học sinh.
Chủ yếu luyện tập theo một quy trình.
Đọc đề bài  nhấn mạnh yêu cầu đề bài  học sinh làm bài  cả lớp
nhận xét bài bạn  giáo viên chữa bài.
+ Lượng bài tập có khi qua nhiều - tuỳ vào nội dung bài giáo viên nên
chọn lượng bài và dạy bài phù hợp - lượng bài nhiều quá làm cho tiết học căng
thẳng, nặng nề và không khắc sâu được từng kiểu bài.
+ Như vậy , một thực trạng hiện nay đối với giáo viên tiểu học khi dạy giải
tốn là cịn ồm đồm về kiến thức. Có nhiều giáo viên cịn "tham" kiến thức, sợ
những kiến thức trong sách giáo khoa chưa đủ nên thường bỏ qua những bước cơ
-4-


bản khi dạy những bài cơ bản, nắm chắc từng khái niệm, từng dạng bài thì lúc đó
mới có cơ sở để tư duy những bài khác phức tạp hơn. Giáo viên chưa chú trọng
đến khâu luyện tập khắc sâu kiến thức ở trên lớp.
II/ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM.

1) Hệ thống các dạng tốn giải có lời văn ở lớp 5.
A. GIẢI 3 BÀI TỐN ĐƠN VỀ PHẦN TRĂM.

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Tìm phần trăm của 1 số.
B. GIẢI 3 BÀI TOÁN ĐƠN VỀ CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU.

- Tìm vận tốc.

- Tìm quãng đường.
- Tìm thời gian.
C. TIẾP TỤC GIẢI CÁC BÀI TỐN VỀ

"Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2

số' , "Tìm 2 số khi biết tổng, và tỷ số của 2 số" ,........(trong trường hợp tỷ số là
một phân số, số thập phân).
D. GIẢI CÁC BÀI TỐN CĨ NỘI DUNG HÌNH HỌC, KẾT HỢP CÁC TÌNH HUỐNG
ĐƠN GIẢN TRONG THỰC TẾ:

- Tính chu vi, diện tích, thể tích của 1 hình.
- Tính sản lượng, năng xuất.
- Tính tiền vốn, tiền lãi...
2) Những giải pháp thực hiện.
A. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP.

Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học là một vấn đề rất quan trọng
trong q trình dạy học; Nó có tính chất quyết định chất lượng dạy và học. Đổi
mới như thế nào cho đúng hướng ? Việc đó địi hỏi giáo viên phải có sự lựa chọn
phương pháp dạy học một cách đúng đắn.
Trong quá trình thiết kế bài học, người giáo viên phải lựa chọn những
phương pháp phù hợp với bài đó. Nhà giáo phải là người nắm chắc được ưu và
nhược của từng phương pháp. Tuỳ vào bài, vào kiến thức để sử dụng phương
-5-


pháp dạy học đạt kết quả. Tuy nhiên chẳng có phương pháp nào là "vạn năng". Bởi
vậy, người giáo viên phải biết cách phối hợp các phương pháp để dạy lại có nhiều
bài tốn khác nhau nhưng có thể sử dụng được cùng một phương pháp suy luận.

Ví dụ: Với 2 bài tốn sau:
1- Nửa chu vi một hình chữ nhật là 72m. Tính chiều dài và chiều rộng biết
rằng chiều dài gấp 7 lần chiều rộng ?
2 - Một phân số có tổng của tử số và mẫu số là 72. Sau khi rút gọn ta được
phân số phân số

1
. Tìm phân số đó ?
7

Hai bài tốn này có cùng phương pháp giải. Do đó việc lựa chọn " Các bài
tốn có cùng phương pháp giải "giúp học sinh phân biệt được các bài tốn" có
cùng dạng" - Từ đó học sinh chỉ cần giải 1 bài là có thể giải các bài khác khó hơn
nhưng cùng dạng với bài đó.
B. PHƯƠNG ÁN DẠY GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN Ở LỚP 5 THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI

1) Giáo viên phải làm thế nào để học sinh thấy: Muốn giải bài tốn thì phải
hiểu đề bài. Để hiểu được đề bài thì phải hiểu được các thành phần của nó.
Những cái đã cho và những cái cần tìm thường là những số đo đại lượng nào đấy.
Những mối liên hệ thường được biểu thị bởi các phép tính và quan hệ giữa các số
đo. Như vậy,muốn giải một bài tốn có lời văn thì trước tiên phải hiểu rõ về các
đại lượng và về các phép tính, các mối quan hệ giữa các yếu tố nằm trong bài
tốn đó.
2) u cầu học sinh sau khi đọc đề, dùng ngay pphương pháp đàm
thoại :"Bài tốn cho biết điều gì ? Bài tốn u cầu tính cái gì ?". Giáo viên có thể tổ
chức cho cả lớp làm việc bằng nhiều cách.
Ví dụ: Sau đậy là 1 cách buộc học sinh cả lớp phải làm :
"Em hãy gạch 1 gạch dưới những điều đã cho.
Em hãy gạch 2 gạch dưới những điều cần tìm."


-6-


Trong khi học sinh thực hiện giáo viên có thể bao quát lớp để nhắc nhở,
giúp đỡ học sinh. Nhờ có lệnh hoạt động bằng tay nên học sinh buộc phải tập
trung làm việc.
3) Quan tâm đến việc dựa vào tóm tắt đề tốn để hướng dẫn học sinh suy
nghĩ tìm cách giải . Chính việc tổ chức hoạt động bằng tay trên giúp ích cho
cơng việc tóm tắt dễ dàng . Nếu một bài tốn được tóm tắt chính xác, rõ ràng thì
việc hiểu đề sẽ kỹ hơn, từ đó dễ tìm cách giải hơn.
4) Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề tốn:
Ví dụ:
Bài tốn: Qng đường từ A đến B dài 240 km. Một ô tô đi với vận tốc 60
km/h, xe máy đi với vận tốc 40 km/h. Nếu xuất phát cùng một lúc từ A thì xe
máy đến B muộn hơn ơ tơ mấy giờ ?
Nếu phương pháp đàm thoại, giáo viên sẽ hỏi học trị trả lời như sau:
- Bài tốn cho biết gì ? bài tốn u cầu gì ?
- Muốn biết được xe máy đến muộn hơn ô tô mấy giờ ta phải tính gì ?...
- Tính được thời gian xe máy đi và thời gian ô tô đi rồi ta tính gì ?
Sử dụng phương pháp đàm thoại ở đây sẽ không kiểm tra được mức độ
nắm đề bài của cả lớp. Thường thì những em học khá sẽ nhanh hơn và phát biểu
trước, những em học trung bình chưa kịp suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng này
ta có thể thay các câu hỏi đàm thoại bằng một yêu cầu khác : Lập sơ đồ để phân
tích bài tốn (giáo viên có thể hướng dẫn nếu học sinh chưa quen với việc lập sơ
đồ theo kiểu này)
Hiệu t (thời gian)

t : t xe máy  t ô tô

s : v xe máy


-7-


s : v ô tô


Giáo viên có thể bao quát được hoạt động của học sinh, biết được em nào
chưa làm việc, em nào làm đúng (hay sai)...Sau khi các ẹm đã lập được sơ đồ bài
tốn, các em có thể dựa vào sơ đồ đó để lần lượt nêu các bước giải.
5) Hướng dẫn học sinh đặt lời giải:
Mỗi phép tính đều có một câu lời giải ở trước nhằm giải thích kết quả của
phép tính đó. Thường học sinh dựa vào sơ đồ đã lập để nêu lời giải và phép tính
tương ứng. Học sinh trình bầy lời giải đúng thể hiện được mức độ nắm chắc bài
tốn hay khơng. Có học sinh có thể nêu được phép tính nhưng khơng nêu được
lời giải. Hoặc có em nêu lời giải cịn dài dịng, thiếu hoặc chưa chính xác.
Một số học sinh có thể giải bài tốn, tìm được kết quả những bài tốn khó
nhưng khơng trình bầy một cách logic. Vì vậy, cần phải lựa chọn cho học sinh
những cách diễn đạt cơ bản, thông dụng, phù hợp với sức tiếp thu và vận dụng
của các em. Có như vậy, đối với các bài toán dạng toán Tiểu học các em mới nêu
được lời giải chính xác, gọn gàng.
Với các lời giải kiểu : "Số.....là" ta nên cho các em làm quen và tập sử
dụng lời giải mang tính chất suy luận: "Ta có ... vậy..."; "Vì ... nên ... "; "Từ (1)
và (2) suy ra ..."; "Giả sử ... khi đó..."; "Nếu ... thì ..."
6) Cho học sinh tự tập đề tốn:
- Đưa ra sơ đồ, hình vẽ, học sinh tự đặt đề tốn dựa theo sơ đồ, hình vẽ đó.
- Đưa ra đề toán thiếu câu hỏi, học sinh tự đặt câu hỏi rồi giải.
- Đưa ra đề toán thiếu số liệu, học sinh tìm số liệu đặt vào cho phù hợp rồi
giải.
- Đặt đề toán theo một cách giải đã cho sẵn.

- Đặt đề toán dựa theo dạng bài đã được học ,hoặc dựa vào những điều
quan sát được, những số liệu các em thu nhập được.
7) Yêu cầu học sinh giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau:
Yêu cầu này nhằm củng cố kiến thức, rèn trí thơng minh, óc sáng tạo cho
học sinh. Trong khi học sinh tìm kiếm những cách giải khác nhau sẽ có dịp suy
nghĩ đến những khía cạnh khác nhau của bài tốn , từ đó hiểu sâu sắc hơn các
-8-


mối quan hệ trong bài toán, nắm vững hơn cấu trúc của bài tốn. Việc tìm ra
nhiều cách giải bài toán giúp học sinh so sáng kết quả, chọn ra cách giải nào là
ngắn nhát, hay nhất, giúp các em có kinh nghiệm giải các bài tốn.
C) DỰ KIẾN DẠY MỘT SỐ BÀI CỤ THỂ:

1) Bài toán 1: (Bài số 5 - trang 215 - sách toán 5)
Một thửa ruộng trồng lúa hình thang có đáy lớn là 24, 5 m, đáy nhỏ là 15
4
m và chiều cao bằng đáy nhỏ. Năng xuất thu hoạch là 40 kg thóc một ha. Tính
5
xem trên cả thửa ruộng này đã thu hoạch được bao nhiêu kg thóc ?
+ Tiến trình:
- Cho học sinh đọc đề toán.
- Yêu cầu học sinh gạch 1 gạch dưới những điều đã biết
Gạch 2 gạch dưới điều cần tìm.
- u cầu học sinh tóm tắt đề.
- Học sinh lập sơ đồ phân tích bài tốn:
Sản lượng

Năng xuất × Diện tích


(Đáy lớn + đáy nhỏ) × chiều cao : 2

(Đấy nhỏ : 5)
- Hướng dẫn học sinh dựa theo sơ đồ để giải theo từng bước.
2) Bài toán 2:

Vừa gà vừa chó
Bó lại cho trịn
Ba mươi sáu con
Một trăn chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu con chó, bao nhiêu con gà ?

Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán sau khi đọc kỹ đề :
Số gà + Số chó = 36 (con)
Số chân gà + Số chân chó = 100 (chân)
Số gà ? Số chó ?
- Hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp suy luận:
-9-


Giải : Giả sử mỗi con chó cũng chỉ có 2 chân như gà.
Khi đó, số chân của 36 con vừa gà vừa chó là:
2 x 36 = 72 (chân)
Vì số chân có thực là 100. Nên điều giả sử đã làm hụt đi một số chân là :
100 - 72 = 28 (chân) (1)
Vì mỗi con chó có 4 chân, nên điều giả sử đã làm cho số chân của mỗi con
chó đã giảm đi:
4 chân - 2 chân = 2 chân (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra số chó là:
28 : 2 = 14 (con)

Số gà là :
36 - 14 = 22 (con)
Đáp số : 22 con gà, 14 con chó.
+ Từ cách hướng dẫn, có học sinh sẽ suy luận và giải theo cách giả sử mỗi
con gà có 4 chân . Khi đó ta lại tính số chân tăng lên và ta tính được số gà trước,
số chó sau. (Ngược lại với giả sử trên).
3) Bài tốn 3: Có 24 chai đựng dầu hoả, mỗi chai chứa 0,75 lít dầu. Mỗi
lít dầu hoả nặng 0,76 kg. Mỗi vỏ chai nặng 0,25 kg. Hỏi 24 chai dầu hoả cân
nặng bao nhiêu kg ? (Bài số 4 trang 98 - Sách Tốn 5)
* Tiến trình :
- Cho học sinh đọc kỹ đề toán.
- Lập sơ đồ phân tích bài tốn (có nhiều cách lập)
Ví dụ cách 1 : Số kg của 24 chai dầu

Số kg của 24 vỏ chai + Số kg của lượng dầu trong 24 chai

Khối lượng 1 lít dầu x Số lít dầu của 24 chai

Số lít 1 chai x 24
- Hướng dẫn học sinh dựa theo sơ đồ để giải
Với sơ đồ này cách giải là:
Giải : Số lít dầu đựng trong 24 chai là : 0,75 x 24 = 18 (lít)
Số kg dầu đựng trong 24 chai là : 0,76 x 18 = 13,68 (kg)
-10-


Số kg của 24 cái vỏ chai là : 0,25 x 24 = 6 (kg)
24 chai dầu cân nặng : 13,68 + 6 = 19, 68 (kg)
Đáp số: 19,68 (kg)
- Cho học sinh trình bầy bằng cách lập sơ đồ theo kiểu khác và cách giải

khác của mình (nếu có) :
Chẳng hạn : Số kg của 24 chai dầu

(Số kg của 1 vỏ chai + Số kg dầu trong 1 chai) x 24

Số kg của 1 lít dầu x Số lít dầu mỗi chai
Theo sơ đồ này học sinh sẽ giải như sau :
Số kg dầu trong mỗi chai là :
0,76 x 0,75 = 0,57 (kg)
24 chai dầu cân nặng là:
(0,25 + 0,57) x 24 = 19,68 (kg)
Đáp số; 19,68 (kg)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các bước giải và kết quả của hai
cách giải trên. Học sinh dựa vào sơ đồ và cách giải của hai cách trên sẽ rút ra kết
luận cách nào là hay hơn, ngắn hơn. (Những cả 2 cách đều phải có kết quả giống
nhau thì mới đúng). Điều đó giúp học sinh rút kinh nghiệm ở những bài sau sẽ
tìm ra những bước đi ngắn nhất, hay nhất để giải quyết yêu cầu bài toán.
2) Kết quả.
Sau hai năm thực hiện dạy các bài tốn có lời văn theo hướng tích cực
hố hoạt của học sinh , chất lượng mơn tốn của học sinh khối 5 được nâng lên
khá rõ rệt.
Kế quả kiểm tra định kỳ lần 3 của năm học 2003 - 2004 đạt được như sau:
Lớp
5A
5B
5C
5D

Sĩ số
33

32
37
32

Giỏi
SL
9
8
10
11

%
27
25
27
34,6

Khá
SL
7
8
11
7

%
21,5
25
29,8
22,1


3) Bài học kinh nghiệm.
-11-

Trung bình
SL
%
17
51,5
16
50
15
40,5
14
43,3

Yêu
SL
0
0
1
0

%
0
0
2,7
0


Từ việc thực tiễn thực hiện đổi mới cách dạy các bài tốn giải có lời văn ở

lớp 5 từ năm học 2001 - 2002 đến năm học 2003 - 2004, tôi rút ra bài học kinh
nghiệm sau:
Để nâng cao chất lượng mơn tốn, làm cho học sinh u thích mơn tốn
thì người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải nắm vững chương trình, mạch kiến
thức của từng khối lớp. Trên cơ sở đó kết hợp linh hoạt với các tài liệu hướng
dẫn, hành tuần các tổ sinh hoạt chuyên mơn về phương pháp, hình thức dạy một
dạng bài cụ thể.
Chú ý đi sâu khai thác ưu điểm của dạng bài tốn có lời văn, tổ chức nêu
u cầu câu hỏi khai thác bài phải phù hợp cả 3 đối tượng học sinh.
Khi dạy dạng bài tập này giáo viên cần chia nhóm để học sinh thảo luận
với nhau : Em này đưa phép tính, em kia nêu câu trả lời tương ứng giúp học sinh
khắc sâu kiến thức của bài toán .
PHẦN III : KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành mối quan tâm của
tồn xã hội. Xu hướng dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của trị, phát huy
tính chủ động, sáng tạo của thầy đang là xu thế tất yếu của quá trình dạy học.
Việc "Đổi mới cách dạy dạng tốn có lời văn" ở trường Tiểu học Nga Lĩnh
nói chung và của khối 5 nói riêng là một việc có hiệu quả đáng khích lệ. Đặc biệt
áp dụng phương pháp đổi mới này để hướng cho học sinh giỏi những bài toán
nâng cao, các em biết dùng từ, câu... lý luận rõ ràng hợp lý để đưa bài toán phức
tạp về dạng cơ bản. Vì vậy mà đội ngũ học sinh giỏi cấp tỉnh của trường trong
hai năm qua đạt kết quả tương đối cao so với các trường trong huyện.
Tuy nhiên, trong q trình dạy học có nhiều con đường để đi đến đích và
chưa có con đường nào là ưu việt nhất. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp.
Nga Lĩnh, tháng 4 năm 2004
Người viết

Nguyễn Thị Huyền

-12-



-13-



×