Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

TRỌN BỘ BÍ KÍP ĐỂ CHUẨN BỊ CHO TÌM VIỆC TẠI NHẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 52 trang )

TRỌN BỘ BÍ KÍP ĐỂ
CHUẨN BỊ CHO TÌM VIỆC
TẠI NHẬT

1. 19 tips để có một hồ sơ xin việc chuẩn Nhật bạn cần phải
biết.
2. Kinh nghiệm tự học tiếng Nhật từ một người kém tiếng
Nhật nhất lớp vươn lên thành sales woman tại Nhật
3. Thủ tục xin visa đi Nhật
4. Văn hóa Nhật Bản
5. 6 tips lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin
việc


I.

19 tips để có một hồ sơ xin việc chuẩn Nhật bạn cần phải biết

Kiếm một công việc tiếng Nhật không khó nếu bạn biết cách viết chuẩn 19 mục trong Rirekisho
– hồ sơ xin việc/ CV/ sơ yếu lý lịch khi đi xin việc vào những công ty Nhật. Bạn cũng sẽ tìm
thấy 2 mẫu Rirekisho chuẩn phong cách Nhật trong bài để bạn tải về, tham khảo, sử dụng. Bên
cạnh, một loạt những từ tiếng Nhật để diễn tả công việc và những thông tin thú vị về Rirekisho
mà bạn chưa biết.
Đầu tiên, chúng ta hãy bắt đầu học cách viết đơn xin việc bằng tiếng Nhật trước nhé!

1. Ngày gửi hồ sơ xin việc.
Ngày được ghi trên cv xin việc là ngày được viết theo hệ thống lịch của Nhật Bản. Sử dụng bảng
chuyển đổi để chuyển năm hiện tại thành năm tương đương theo lịch Nhật.
Ví dụ: 平成 20 年 8 月 4 日, hoặc August 4, 2008.
2. Tên của bạn.
Tên (氏名) của bạn nên được viết thẳng thay vì đổi ngược lại tên lên trước và họ sau. Cần lưu ý


rằng tiếng Nhật sẽ có hai bộ ngôn ngữ khác nhau là Hiragana và Katakana. Mỗi bộ sẽ có một
cách viết tên khác nhau, tùy theo bạn thích cách viết nào để lựa chọn nhé.


Ví dụ: Michael Johnson khi chuyển sang Hiragana sẽ thành まいけるじょんそん. nhưng
Katahana lại là マイケル・ジョンソン.
3. Con dấu.
Là nơi mà bạn sẽ đóng dấu hoặc dán ảnh scan dấu cá nhân của bạn vào hồ sơ. Nếu không bạn có
thể bỏ trống mục này. Tuy nhiên, ở Nhật những con dấu cá nhân thường chuyên nghiệp hơn là
chữ ký viết tay.
4. Ảnh cá nhân.
Ảnh cá nhân như một điều kiện chuẩn trong rirekisho ở Nhật. Bức ảnh nên được chụp cẩn thận,
giống như là bạn chụp ảnh thẻ ở Việt Nam. Áo trắng, cà – vạt, phông xanh và khuôn mặt luôn
luôn nghiêm túc (chuẩn form thanh niên nghiêm túc).


Kích thước:

+ Cao: 36 – 40mm
+ Rộng: 24 – 30mm
5. Ngày, tháng, năm sinh, tuổi tác và giới tính.
Bạn có thể sử dụng cả lịch truyền thống của Nhật Bản và lịch của phương tây ở mục này. Ví
dụ: 昭和 56 8 月 3 日, hoặc August 3, 1981.
Tuổi: 満 35 歳.
Giới tính bạn có hai lựa chọn: 男 – Nam và 女 – nữ. Khoanh tròn ở giới tính của bạn.
6. Địa chỉ hiện tại.
Điền ở giữa ô. Trong trường hợp bạn gửi mail từ nước ngoài. Có nghĩa bạn xin một việc làm ở
Nhật. Lưu ý, bạn sẽ sử dụng bộ chữ katakana nhé!
7. Số điện thoại hiện tại.
Là nơi mà bạn sẽ điền số điện thoại, số di động của bạn hiện tại. Nếu bạn là người nước ngoài thì

thêm dấu “+” trước mã vùng nước bạn và số điện thoại của bạn nhé!


8. Thông tin liên lạc
Nếu bạn đang xin việc từ nước ngoài và bạn có một người nào đó để liên lạc. Ví dụ như người
thân, bạn bè hay luật sư. Thì có thể để lại thông tin đó ở mục này. Nếu không thì để trống hoặc
nếu như giống với thông ở mục 6 thì có thể viết 同上 – “same as the above (giống như ở trên)”
9. Số điện thoại liên lạc
Nếu giống như ở mục 7 thì không cần viết lại nữa. Nếu số của gia đình bạn được ghi ở mục 7,
nhưng bạn thường xuyên đi ra ngoài hoặc di chuyển xa thì bạn có thể điền số di động của bạn ở
mục 9.

10. Học tập.


Những công ty Nhật Bản thường hay chú ý đến quá trình học tập và được giáo dục của ứng viên.
Vì vậy, khi nộp hồ sơ xin việc bạn hay liệt kê danh sách những trường, quá trình học tập chi tiết
nhất có thể.
Bạn sẽ nhận được một bảng, giống như là một danh sách để bạn liệt kê tất cả những trường học
mà bạn đã tham gia từ trước tới bây giờ.
Bạn sẽ sử dụng lịch của Nhật Bản ở mục này. Nhưng nó không bắt buộc và bạn hoàn toàn có thể
sử dụng lịch của phương tây.
Một lưu ý cho những bạn học ở nước ngoài, trong mục này bạn sẽ ghi tên quốc gia (国), trường
đại học (大学), ngành học (学部) và môn học (留学). Được viết theo cụm từ sau “ Returned to
…. University … faculty … devision.
Nếu bạn có những bằng cấp, chứng chỉ, hoặc những nghiên cứu, khóa luận riêng có liên quan
đến công việc có thể ghi tất vào mục này nhé! Nó cũng là một lợi thế lớn để nhà tuyển dụng đánh
giá cao bạn hơn so với những ứng viên khác.
Một số từ chuyên ngành để các bạn đỡ mất công tìm kiếm:
法学部 Law


芸術学部 Art

経済学部 Economics

国際関係学部 International Relations

商学部 Commerce

理学部 Science

教育学部, Education

工学部 Engineering

文学部 Literature

医学部 Medicine

外国語学部 Foreign Languages

獣医学部 Veterinary Medicine

社会学部 Sociology

歯学部 Dentistry

教養学部 Liberal Arts

薬学部 Pharmaceutical Science



農学部 Agriculture
11. Lịch sử công việc.

Bạn xin ứng tuyển vào một công việc mức lương cao, chế độ tốt chắc hẳn bạn là một người đã có
kinh nghiệm lâu năm trong ngành rồi đúng không?
Người Nhật thường thích sự ổn định trong công việc, tức là ứng viên của họ sẽ làm việc lâu dài
cho một công ty nào đó. Bởi theo họ, như vậy thể hiện được sự trung thành. Điều này mình cũng
đã nói tới trong văn hóa làm việc của người Nhật những bài trước.
Cũng giống như là lịch sử học tập của bạn, ở mục này bạn cũng đã nhận được một bảng liệt kê
lịch sử công việc. Lưu ý là bạn phải cách hai dòng khi kết thúc lịch sử học tập rồi mới bắt đầu
viết về lịch sử công việc nhé.
Lý do thôi việc trước đó, bạn sẽ ghi là 退職 nếu như bạn bị sa thải hoặc リストラ, 解雇 nếu như
bạn thuộc diện tinh giảm biên chế do công ty tái tổ chức hay giảm thiểu nhân sự. Còn trường hợp
mà chúng ta hay gặp nhất, chính là xin nghỉ việc, hãy điền vào hồ sơ xin việc của bạn cụm từ “一
身上の都合により退社” – xin nghỉ việc vì lí do cá nhân.
Vậy ở thời điểm hiện tại bạn đang làm gì? Đi làm hay ở nhà cùng gia đình, bạn có thể sử dụng
cụm từ “現在に至る” – cho tới thời điểm hiện tại.
Sau khi hoàn thành lịch sử công việc và học tập của bạn, hãy cách ra 3 dòng và kết thúc bằng
cụm từ “以上”.
Bạn có thể tham khảo một số cách nói công việc bằng tiếng Nhật trong bảng dưới đây.
総務部 General Affairs Department

研究開発部 Research & Development
Department

人事部 Human Resources Department
技術部 Engineering Department
経理部 Accounting Department

製造部 Manufacturing Department
営業部 Sales Department
輸出部 Export Department
調達部 Procurement Department


広報部 Public Relations Department

監査役 Company Auditor

法務部 Legal Department

相談役 Advisor

企画部 Planning Department

社外取締役

販売促進部 Sales Promotion Department

部長 General Manager

企画開発部 Project Planning &
Development Department

副部長 Deputy General Manager

Outside Director

課長 Manager

秘書室 Secretary Section (Secretariat)
係長 Chief
社長室 Office of the President
工場長 Plant Manager
Titles (役職名)
秘書

Secretary

会長 Chairman
支店長 Branch Manager
副会長 Vice Chairman
社長 President
副社長 Executive Vice President

最高経営責任者(CEO) Chief Executive
Officer
最高執行責任者(COO) Chief Operating
Officer

代表取締役 Representative Director
執行役員 Corporate Officer
取締役/役員 Director
専務取締役 Senior Managing Director
常務取締役 Managing Director

最高技術責任者(CTO) Chief
Technology Officer
最高情報責任者(CIO) Chief
Information Officer



12. Bằng lái và chứng chỉ

Sở hữu bằng lái xe khi đi xin việc ở Nhật được coi là một yêu cầu và một lợi thế hơn so với
những ứng viên khác. Ở đây bạn có thể sử dụng bằng lái quốc gia của bạn hoặc bằng lái quốc tế
và có thể chuyển đổi nó sang bằng lái của Nhật Bản. Theo ý kiến riêng của mình thì “nhập gia
tùy tục” tốt nhất mình nên chuyển qua bằng lái của Nhật cho thuận tiện.


Bên cạnh một tấm bằng lái, thứ tiếp theo không thể không ghi trong hồ sơ xin việc chính là một
chứng chỉ tiếng Nhật 日本語能力試験 1 級 合格 – Japanese Language Proficiency Certificate.
Trừ khi bạn có một kỹ năng khác có thể được chấp nhận như là kinh tế, luật sư, kỹ sư … Hoặc
một chứng chỉ nào đó bạn có thể ghi thêm.
13. Kĩ năng và lí do xin việc.

Chắc hẳn bạn là người đã từng một lần đi xin việc dù là ở đâu hay việc gì. Và hẳn là bạn sẽ quen
với câu hỏi “Tại sao bạn lại xin vào công việc này?”. Chỗ này tha hồ cho bạn chém gió và trình
bày hết lí do của bạn. Nghĩ sao nếu bạn thêm cụm từ “ 営業経験を活かして、” khi trình bày lí
do.
Trong trường hợp, bạn xin việc vào một công ty nhưng họ không yêu cầu bạn phải làm một
Rerikisho bạn có thể bỏ “ 営業” ra khỏi cụm từ đó. Nếu muốn nhấn mạnh một kỹ năng nào đó
bạn có hoặc đó là một lợi thế của bạn. Thay thế “ を” bằng “語学力, 計算力” hoặc “ 力”.
Ví dụ: 翻訳や通訳などの営業をしたい。また得意の多言語能力も活かせればと思ってい
ます。
Tiếp đến là một vài kỹ năng đặc biệt (特技) cũng như là sở thích của bạn (趣味) hoặc một vài
chủ đề mà bạn quan tâm (好きな学科). Cũng giống như những nhà tuyển dụng Việt Nam,nhà
tuyển dụng Nhật Bản muốn xem xét những gì bạn có thể làm, sở trường, sở thích, thói quen hay
những thứ mà bạn quan tâm liên quan gì đến công việc. Chủ yếu là đánh giá, công việc này có
phải là yêu thích và dành thời gian cho nó.

14. Thời gian đi làm

Nếu bạn không sống ở Nhật Bản hoặc là bạn phải di chuyển xa ở vị trí so với với công ty mà bạn
xin việc, hãy để trống mục này. Còn nếu bạn không chắc chắn thời gian, vị trí của của mình đến
công ty có thể sử dụng công cụ Yahoo Japan ( 路線情報), Google Transit, Ekitan. Trên đó sẽ có
cả giá, tuyến đường. Tên nhà ga bạn sẽ tìm được trên Japanese hoặc Romaji.
Thật là quá tiện lợi và chu đáo đúng không nào các bạn.
15. Số người phụ thuộc.

Điền số người phụ thuộc vào bạn vào bên trái của từ “ 人”. Nếu không bạn hãy điền số “0”.
16. Vợ/ chồng.


Ở mục này nhằm xác định xem bạn đã kết hôn hay chưa. Nếu bạn đã có gia đình hãy khoanh tròn
“有”. Nếu không “無”.
17. Chăm sóc vợ/ chồng.

Mục này theo mình hiểu thì nó giống như là việc bạn đang chăm sóc vợ nghỉ đẻ, hay chồng trong
thời gian dưỡng bệnh và phải nghỉ ở nhà giống như là ở Việt Nam.
Do đó, nếu như bạn thuộc diện đó hãy khoanh tròn “有”. Nếu không thì khoanh tròn vào “無”.
18. Yêu cầu đối với công ty.

Đối với người Nhật, họ thường bắt đầu mục này trong Rirekisho bằng câu “本人希望記入欄(
特に給料・職種・勤務時間・勤務地・その他についての希望があれば記入)”
Có nghĩa là “Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu gì đặc biệt đối với những điều khoản về lương, công
việc, thời gian làm việc, vị trí làm việc, hãy liệt kê tất cả ở đây”. Sẽ có nhiều công ty có nhiều chi
nhánh ở nhiều địa điểm trên nước Nhật hoặc ngay cả ở Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể xin làm
việc ở công ty Nhật và ghi rằng điều kiện mong muốn làm việc ở Việt Nam. Đừng bỏ qua quyền
lời này trong hồ sơ xin việc của bạn nhé. Mọi thứ phải thuận tiện và tốt nhất cho bạn thì bạn mới
có thể hoàn thành công việc tốt phải không?

Đã đi làm thì chắc hẳn là chúng ta không thể bỏ qua vấn đề về lương (給与) đúng không nào?
MorningJapan xin được tổng hợp và đưa ra cho bạn một vài cách để bạn đàm phán về lương.
Nếu bạn biết giá trị của bạn, xác định được công việc của bạn đang làm. Thường thì những người
đã đi làm lâu năm thường xác định được vị trí của mình ở đâu mà. Như vậy bạn có thể nhập 年
収[số tiền]万円以上であればと思っております.
Nếu bạn muốn làm nhiều hơn những gì đã làm với công việc trước đó (nghe có như là sẽ cống
hiến nhiều hơn trong tương lai cho công ty đây), sử dụng cụm “前職と同程度(年収[số tiền]万
円以上)であればと思っております. Thay 現職 cho 前職 nếu bạn còn đang làm việc ở một
công ty nào đó nhé!”.
Nếu bạn phải thông qua một người môi giới (có thể là nhà tuyển dụng hoặc trung tâm giới thiệu
việc làm) đàm phán về lương giúp bạn hoặc là bạn không muốn điều đó cho đến khi mặt đối mặt
với nhà tuyển dụng, sử dụng cụm từ “ご相談させて頂きたいと思っております”, đồng nghĩa
với việc “Tôi muốn thỏa thuận với công ty về mức lương”. Điều này thì có vẻ như cũng giống


như khi bạn nộp hồ sơ xin việc ở Việt Nam, điều kiện về lương sẽ ghi “thỏa thuận”, nên chắc các
bạn đã quen.
19. Người giám hộ.

Dĩ nhiên là đối với mục này bạn có thể để trống trừ khi bạn là trẻ vị thành niên, thông tin yêu cầu
sẽ là tên, số điện thoại và địa chỉ.
Như vậy là các bạn đã cùng Morning Japan đi hết tất cả các bước để hoàn thành một Rirekersho
– Thư xin việc theo phong cách chuẩn Nhật. Một vài nhà tuyển dụng Nhật Bản sẽ yêu cầu bạn,
gửi một Rirekisho cùng với một bản sơ yếu lí lịch bằng tiếng anh. Làm như vậy để thuận tiện
hơn cho họ để xắp xếp hồ sơ của ứng viên, tuy nhiên đó cũng là cách để bạn tạo ấn tượng ban
đầu, mà ấn tượng ban đầu đôi khi lại rất quan trọng. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn ngay
từ bước nộp hồ sơ xin việc.
Ở đây, chúng tôi cung cấp cho bạn mẫu đơn xin việc rirekisho và một bản rirekisho điền sẵn để
bạn tham khảo khi làm.
Những điều bạn cần biết về Rirekisho (履歴書)?

Sơ yếu lí lịch là tài liệu cần thiết nhất trong bộ hồ sơ xin việc của ứng viên khi ứng tuyển vào
một công ty Nhật Bản.
Rirekisho cũng tương tự như là sơ yếu lý lịch hay CV xin việc. Nhưng nó có một số điểm khác
biệt quan trọng mà bạn cần chú ý. Bạn cần phải liệt kê chi tiết những trường mà bạn đã học cho
dù đó là tiểu học hay cấp 1, cấp 2 … Cũng giống như ở Việt Nam khi các bạn viết sơ yếu lí lịch.
Nhưng chúng ta thường ghi một khoảng thời gian và trong khoảng thời gian đó bạn đã làm gì,
học ở đâu thôi đúng không?
Có hai điều đặc biệt chú ý mà Rirekisho Nhật Bản có chính là:



Nó phải được viết bằng tay.
Bạn phải mua những mẫu có sẵn từ những cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng bán đồ văn
phòng.

Dĩ nhiên là ngày nay, con người thường nộp thư tuyển dụng qua các trang mạng xa hội hoặc qua
email nên là việc viết tay và form mẫu chuẩn của Rirekisho cũng dần mai một. Các bạn có thể tải
một form Rirekisho bất kỳ trên mạng và hoàn thành nó.


Tuy nhiên, Rirekisho đã là một văn hóa trong xin việc của người Nhật, và biết đâu một ngày nào
đó. Bạn sẽ gặp những nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải nộp hồ sơ xin việc bằng viết tay.


II.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỪ NGƯỜI HỌC KÉM TIẾNG NHẬT NHẤT LỚP TRỞ
THÀNH SALES WOMAN TẠI NHẬT

1. TỪ MỘT HỌC SINH GIỎI THÀNH SINH VIÊN KÉM NHẤT LỚP

1.1. Quá tự tin vào bản thân mà không thay đổi cho phù hợp với môi trường
Mình đã thấy rất nhiều bạn học rất giỏi ở phổ thông nhưng khi vào đại học thì chìm nghỉm, rất
nhiều bạn rất quyết tâm và dành nhiều thời gian học tiếng Nhật nhưng tiếng Nhật vẫn không đạt
được trình độ để có thể đi làm và gắn bó với tiếng Nhật, rất nhiều bạn đạt kết quả cao ở trường
đại học nhưng khi đi làm lại không thuận lợi. Tình trạng này diễn ra dường như nhiều hơn ở các
bạn từ các địa phương nhỏ ra thành phố học. Mình là người đã trải qua cả ba thất bại đó nhưng
rất may mắn đã vượt qua được.
Mình tin chỉ cần thay đổi cách nghĩ và phương pháp thì tất cả các bạn gặp thất bại như vậy cũng
sẽ vượt qua được. Vì thế, bỏ qua mọi sự xấu hổ về thất bại của bản thân mình đã quyết định viết
ra vì sao mình lại gặp thất bại như vậy và làm thế nào để mình vượt qua được.
Ở nhà nhất mẹ nhì con, vì sinh ra ở một thị trấn (nay là một thành phố nhỏ) đối tượng để cọ sát
không nhiều nên từ nhỏ mình đã có một kết quả nổi bật. Dù không giỏi nhất lớp nhưng luôn ở
top đầu, đạt giải này giải nọ ở tỉnh. Thậm chí cũng mang chuông đi đánh xứ người, bon chen thi
này nọ ở cấp Quốc gia hay các chương trình cọ sát cho học sinh toàn quốc. 12 năm đi học hầu
như không gặp thất bại lớn nên khi thi đỗ vào đại học Ngoại Thương với số điểm khá cao thì
mình rất tự tin vào cách làm của mình. Và chính sự tự tin hay thậm chí là kiêu ngạo đó là nguồn
gốc cho thất bại lớn đầu tiên của cuộc đời mình. Lần đầu tiên trong đời rơi vào top cuối bảng
trong lớp và bị khủng hoảng tại sao mình chăm chỉ như vậy mà kết quả lại kém như vậy? Vậy
bây giờ phải làm gì ?
1.2 Vòng xoáy quái ác và sự khủng hoảng tâm lý
Do là từ nhỏ đến lớn học toán nên khi bắt đầu học tiếng Nhật mình cũng học tiếng Nhật như thể
học toán vậy. Trong khi các bạn khác lên thư viện nghe và đọc, thậm chí còn học thêm các giáo
trình khác ngoài sách giáo khoa thì mình ngồi im thin thít cả ngày, đâm đầu vào học từ mới, ngữ
pháp trong sách giáo khoa với một niềm tin “ảo tưởng” là cứ nhớ từ mới và ngữ pháp thì sẽ đọc
được và nghe được.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Có thể trong một câu, một đoạn văn mình biết hết tất cả các
từ, tất cả các ngữ pháp trong đó nhưng não không hình thành liên kết giữa những từ đó thì có cho
nghe đi nghe lại cũng không hiểu gì, thậm chí cho nhìn chữ cũng phải rất lâu mới luận được
người ta muốn nói gì. Và đó là thực tế của mình. Khi chỉ cố gắng nhớ những từ rời rạc, những
cấu trúc ngữ pháp rời rạc thì khả năng nhớ rất hạn chế. Học trước quên sau và đương nhiên khi



vào phòng thi thì không nghe được bài thi nghe, khi luận ra được bài thi đọc hiểu nói gì thì đã hết
giờ. Và kết quả thì không nói mọi người cũng biết nó tồi tệ như thế nào.
Điểm chết thứ 2 là kết quả càng tồi tệ thì mình càng đâm đầu vào học, thức rất khuya để học.
Nhưng hậu quả là sang hôm sau lên lớp rất buồn ngủ, đặc biệt vì không nghe được nên cũng hầu
như không hiểu cô giáo nói gì. Kết quả là cơn buồn ngủ đến càng nhanh và khoảng cách giữa
hiểu biết của mình và nội dung bài giảng càng xa.
Khi đó năm đầu tiên ở Ngoại Thương thì trọng số môn tiếng Nhật rất cao. Cộng với sự bảo thủ
trong cách học ở trên dẫn đến kết quả các môn khác của mình cũng không tốt. Và khi tổng kết
cuối kỳ thì lần đầu tiên trong đời mình nhận kết quả thuộc nhóm tồi tệ nhất lớp.
Rất cố gắng, đã làm hết cách theo trí tưởng tượng của mình nhưng kết quả thì không thể tồi tệ
hơn. Mình lâm vào một cuộc khủng hoảng thực sự. Không biết tiếp theo phải làm gì, chẳng nhẽ
lại bỏ học thi lại vào trường khác…Rất nhiều câu hỏi đã nẩy ra trong đầu.
2. Sự cứu vớt của người bạn và những bước đầu tiên để trở thành học sinh trung bình.
Hay kinh nghiệm học tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp.
Đúng lúc rơi vào khủng hoảng như vậy thì không biết may mắn thế nào mà một bạn học
giỏi nhất lớp tự nhiên lại chơi với mình. Bạn đó đi học gì ở đâu thì cũng rủ mình đi theo. Do sự
bảo thủ nặng nề trong đầu nên ban đầu mình nghĩ những việc bạn đó học và làm không đúng và
không muốn mất thời gian đi theo. Tuy nhiên, sau khi kết quả của mình quá thảm bại, trong khi
bạn đó đạt được kết quả cao nhất nhì lớp thì mình đã đi theo và cuộc đời mình đã thay đổi từ đây.
Bằng cách thay đổi 3 điểm dưới đây thì kết quả của mình đã thay đổi đáng kể.
a. Thay vì ngồi ở nhà thì đến thư viện và tự đặt các mục tiêu nhỏ định lượng được.
Như đã nói ở trên suốt một kỳ đầu mình chủ yếu ngồi ở nhà, chăm chăm vào quyển sách giáo
khoa. Kết quả là cứ tưởng mình đã học nhiều lắm rồi nhưng thực ra lượng thông tin ghi nhớ
trong đầu được rất ít. Và đương nhiên cũng không có ai hay cái gì để so sánh cả. Hậu quả là
tưởng mình làm tốt rồi nhưng thực ra thua xa các bạn khác.
Việc đầu tiên kia kéo mình đi là đi lên thư viện VJCC học. VJCC là một thư viện do Nhật tài trợ
qua vốn ODA. Ở đây có bàn ghế cho sinh viên ngồi học đẹp, được lau dọn sạch sẽ, điều hoà
thoáng mát. Đặc biệt là có rất nhiều giáo trình học tiếng Nhật ở tất cả các trình độ.

Ngày đầu tiên mình lên thư viện thì cực kỳ bất ngờ vì gặp quá nhiều bạn cùng lớp đang ngồi học
trên thư viện và đều là các bạn top đầu. Khủng khiếp hơn là các bạn học rất nhiều giáo trình
mình chưa nhìn thấy lần nào và đã tiến rất xa, xa hơn cả nội dung đang học ở trường.


Ngặt một nỗi như đã nói ở trên thì buổi sáng mình rất buồn ngủ và thường dậy muộn. Khi mình
lên được đến VJCC thì hầu hết các bạn đã ngồi học từ bao giờ, mình đành lủi thủi đi tìm sách
học.
Cảm thấy quá xấu hổ và hiểu được nếu mình không cố gắng để chạy nhanh hơn họ thì khoảng
cách giữa mình và họ càng xa. Tại thời điểm đó thì khoảng cách của mình và các bạn đó xa đến
nỗi mình không nghĩ đến việc đạt được bằng các đó nên chỉ dám đặt ra những mục tiêu nhỏ nhỏ
và nhìn thấy được. Cụ thể là:

phải bỏ được bệnh ngủ muộn để đến được thư viện sớm hơn hoặc bằng và đều đặn tất cả
các ngày như các bạn ý.


Mỗi ngày phải học được hết một bài mới được về.

Sau này mới biết chính những mục tiêu nhỏ, dễ thực hiện đó sẽ tạo thành thói quen và khi tích tụ
đủ về lượng thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.
b. Không học từ mới bằng cách đọc viết mà học bằng nghe.
Về cách học thì việc đầu tiên mình thay đổi đấy là chuyển sang nghe. Khi đó chưa hiểu được
việc thông qua nghe (và đọc) thì sẽ làm cho não hình thành các liên kết giữa các điểm (từ vựng)
trong đầu. Các liên kết đó sẽ sâu dần và tạo thuận lợi cho việc ghi nhớ các điểm mới. Mà chỉ làm
điên cuồng theo chỉ dẫn của bạn.
Khi đó mình không nhớ gì cả, trong khi các bạn khác đã bắt đầu nghe những thứ cao siêu như
hội thoại dài, hay các bài văn ngắn thì mình phải bỏ qua sự xấu hổ để nghe từng ….chữ cái một.
Tức là nghe bang xem người ta nói chữ cái gì và viết ra được đúng chữ cái đấy. Sau đó nghe
từng từ một. Nghe một từ, dừng lại viết ra được từ đấy được ghép bởi những chữ cái nào? Cao

hơn nữa là nghe từng câu, nghe mỗi câu ngắn xong thì dừng lại và viết đủ các từ xuất hiện trong
câu đó. Nghe như vậy tưởng chừng như rất dễ nhưng để làm được như vậy mình đã phải kiên trì
mất vài tháng và nó thành cái nền cho mình nghe các bài khó sau này.
c. Không học ngữ pháp bằng cách ghi nhớ mẫu câu mà bằng cách đọc thật nhiều. Đọc
từ dễ đến khó, mở rộng các chủ đề.
Sai lầm tiếp theo khi mới học tiếng Nhật là chăm chỉ ngồi học ngữ pháp và đặt câu theo ngữ
pháp đó. Việc này nghe rất…bình thường và hình như rất nhiều bạn vẫn làm như vậy nhưng với
mình nó là một nguyên nhân khiến mình không nhớ được. Lý do là khi học một mẫu câu, một
mẫu ngữ pháp và lắp ghép các từ khác vào thì mình cảm giác mình đã rất hiểu và nhớ mẫu này
rồi. Cảm thấy việc đặt câu thật đơn giản và nhàm chán. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là các điểm, chứ


không phải là liên kết trong não. Khi bước vào 1 đoạn văn dài mình đã bị choáng ngợp và không
thể đọc nhanh được (vì còn phải mải nghĩ xem nghĩa của nó là gì).
Vì vậy, mình đã chuyển sang dạng đọc những bài văn hoặc truyện ngắn hoặc rất ngắn. Nội dung
cũng cực kỳ đơn giản. Sau đó dần dần chuyển sang các nội dung dài hơn một chút, khó hơn một
chút. Việc học qua đọc này với kinh nghiệm của mình thì không phải chỉ đúng cho giai đoạn sơ
cấp mà còn đúng đến tận khi tiếng Nhật đã khá thành thục và khi đi làm.
Bằng việc đặt ra mục tiêu nhỏ có thể đạt được hàng ngày và nỗ lực học tiếng Nhật tự
nhiên qua nghe và đọc chứ không phải học máy móc từng điểm thì kết quả ở trường của mình đã
khả quan hơn, lên được nhóm kha khá ở lớp. Sau này nhìn lại thì việc dành thời gian cho 2 kỹ
năng này đã giúp cho tiếng Nhật ngấm vào người và việc ôn thi 2kyu, 1kyu (bây giờ là N2, N1)
của mình nhàn đi rất nhiều.
Tuy nhiên, mình đã không hài lòng với kết quả này mà đặt ra mục tiêu cao hơn là phải
lên được top đầu và giành học bổng đi Nhật.
3. NỖ LỰC ĐỂ DÀNH ĐƯỢC HỌC BỔNG ĐI NHẬT. HAY KINH NGHIỆM HỌC
TIẾNG NHẬT Ở TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP.
Hàng thăm, các trường có khoa tiếng Nhật sẽ tiến cử 10 bạn có thành tích tốt nhất lên Đại Sứ
Quán Nhật bản (ĐSQ) tại Việt Nam thi một kỳ thi tiếng Nhật. Dựa vào kết quả kỳ thi và phỏng
vấn đó thì ĐSQ sẽ chọn cỡ 10 bạn sang Nhật du học một năm. Như vậy, để dành được học bổng

thì phải học giỏi đồng đều các môn để rơi vào nhóm có thành tích tốt nhất. Đồng thời vẫn phải
giỏi tiếng Nhật để vượt qua kỳ thi của ĐSQ. Như mình có nói ở trên, cũng như tiếng Nhật thì
thành tích kỳ đầu của mình ở các môn khác cũng rất kém. Bài toán của mình là thời gian cũng
giống các bạn khác nhưng mình vừa phải tiếp tục cải thiện tiếng Nhật để lên được top đầu vừa
phải học làm sao cho các môn khác có thành tích tốt. Tức là so với các bạn đang ở top đầu rồi thì
quãng đường mình phải đi sẽ dài gấp đôi hoặc gấp ba, gấp bốn. Vậy mình buộc phải tìm cách đi
nhanh hơn!
Tiếng Nhật thì về phương pháp thì hầu như không có gì thay đổi so với giai đoạn sơ cấp. Tức là,
thay vì ghi nhớ các điểm rời rạc thì tập trung vào nghe và đọc để hiểu nội dung người ta muốn
nói điều gì. Khi hiểu người ta muốn nói điều gì thì sẽ tự nhiên hình thành tư duy bằng tiếng Nhật
và rất dễ dàng nhớ các từ mới khác. Việc mở rộng sang nhiều nội dung, nhiều cách nói sẽ làm
phong phú vốn từ và vốn ngữ pháp lên.
Tuy nhiên, bài thi tiếng Nhật thường dài và rất dài và rất nhiều người không làm hết được bài thi.
Để tăng tốc được tốc độ làm bài thì trước khi thì 3kyu và 2kyu thì mình đã lên thư viện để làm
hết tất cả bộ đề thi từ trước đến năm mình thư. Hay nói cách khác đã quá quen với kiểu ra đề của


họ thì chỉ cần đọc qua hoặc nghe qua đề là đã hiểu dụng ý của người ra đề rồi, không mất quá
nhiều thời gian để nghĩ nữa.
Một người nữa mình cũng rất cảm ơn là thầy Higuchi ở trung tâm luyện thi Eikoh. Không biết
bây giờ thầy còn ở Hà Nội không nhưng ngày xưa thì thầy này nổi tiếng với lượng thông tin
trong một bài giảng …cực nhiều, lượng bài tập về nhà….cực nhiều và cực kỳ nghiêm khắc đến
mức…thô lỗ (Tức lên có thể nói to bắn cả nước bọt vào mặt học sinh…). Chính vì sự quá khắc
nghiệt như vậy mà lớp học có tỷ lệ rơi rụng rất nhiều. Hay nói cách khác là tỷ lệ những bạn chịu
đựng được yêu cầu cao về việc học ở nhà, làm bài tập và nghiêm túc trong giờ học không nhiều
nhưng đã trụ lại được đến hết khoá học thì đều đỗ điểm cao. Bây giờ nhìn lại thì có lẽ những kiến
thức thầy đã dậy không vào đầu mình quá nhiều nhưng chính áp lực của việc phải tự học và làm
bài tập đã giúp mình vượt qua ngưỡng trung bình và lên được nhóm top trong lớp.
Còn một bài toán nữa mà lúc đó mình ko có lời giải đấy là: làm sao trong một thời gian ôn thi
ngắn mà vẫn dành được điểm cao ở các môn khác. Vì việc học ở lớp của thầy Higuchi đã chiếm

mất 3 buổi tối và thêm 3 buổi tối khác để làm bài tập và thứ 7, chủ nhật cũng hầu như dành để
…trả nợ thầy Higuchi nên có thể nói tất cả các môn mình chỉ có thời gian ôn thi vào khoảng 2
ngày trước ngày thi.
Chỉ có 2 ngày ôn để thi được điểm cao cho một môn học trong suốt cả kỳ thì nghe có vẻ hơi ảo.
Nhưng từ bài học của việc học tiếng Nhật mình đã tìm ra được …bí kíp cho các môn còn lại.
Đấy là không phải cố gắng ghi nhớ thật nhiều mà là hiểu vấn đề và làm bài trên sự hiểu biết của
mình chứ không phải ghi nhớ.
Cụ thể là khi đi học thì luôn ngồi bàn đầu để tập trung vào những gì thầy cô nói và hiểu luôn tại
chỗ, về nhà không cần đọc lại mà buổi sau vẫn nhập được vào luôn luồng nói của thầy cô. Khi
học xong ở trên lớp thì đã hình dung được “hồn” hay “point” của môn học đó. Thay vì cố gắng
ghi hết những gì thầy cô nói thì tập trung nghe để hiểu, chỉ ghi những gì thầy cô nói một cách
hưng phấn thôi (-> thường đề thi sẽ rơi vào những nội dung này). Những nội dung chính, sườn
bài thì có trong tài liệu tham khảo rồi nên chỉ cần gạch đánh dấu vào đấy thôi. Tức là thay vì mất
nhiều thời gian vào việc ghi ghi chép chép thì rất tập trung để nghe và hiểu vấn đề.
2 ngày trước khi thi thì dành để xem lại các loại sách và tài liệu thầy cô hướng dẫn trước đó.
Thường thì mình sẽ chọn quyển nào mà thầy cô đó khi dậy tâm đắc nhất và ngồi gạch đầu dòng
các nội dung chính nhất của quyển sách đó cộng với việc đối chiếu phần note các phần thầy cô
hưng phấn nói trong khi giảng. Nghe có vẻ kinh khủng nhưng thực ra nội dung mình tổng hợp
chỉ khoảng 1 -> 3 trang tuỳ thuộc vào thời lượng từng môn và mấu chốt không phải là nhớ tất cả
mà là nhớ thông điệp, nguyên lý chính của môn đó. Đề thi thực ra cũng chỉ xoay quanh việc sinh
viên có hiểu được thông điệp, hay nguyên lý của môn đó mà thôi nên mặc dù không nhớ được
những thứ dài dòng trong sách nhưng điểm thi của mình đã tốt lên 1 cách rõ rệt.


Phần này không liên quan gì đến học tiếng Nhật nhưng mình viết lại khá dài vì cách làm thay vì
nhớ chi tiết thì tập trung nghe để hiểu nguyên lý chung đã giúp mình trong công việc sau này rất
nhiều nên muốn chia sẻ với mọi người.
Bây giờ nhìn lại có vẻ dễ dàng nhưng để khắc phục sự sai lầm của kỳ đầu năm thứ nhất mình đã
có một cuộc sống chỉ có: lớp học ->thư viện ->đi học thêm -> về nhà làm bài tập và ngủ. Để hôm
sau lại bắt đầu y như vậy, không đi chơi, không tham gia giao lưu với các bạn trường khác,

không làm thêm… Hay nói cách khác là không làm gì ngoài mục tiêu dành được học bổng đi
Nhật và trời đã không phụ lòng người. Nhưng được học bổng đi Nhật không phải là cái đích mà
nó mới chỉ mở ra một chặng đường đầy khó khăn khác.
4. KHOẢNG CÁCH QUÁ LỚN GIỮA HỌC Ở TRƯỜNG VÀ THỰC TẾ CÔNG
VIỆC. HAY KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG NHẬT Ở TRÌNH ĐỘ CAO CẤP VÀ
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ.
Mặc dù khi đi du học mình đã rất cố gắng tham gia vào nhiều hoạt động xã hội để cải thiện khả
năng nghe nói. Đương nhiên, với những hội thoại hàng ngày mình có thể nói được nhưng khi
giao tiếp với khách hàng thật thì bài toán lại khác hẳn. Khi đã làm sales thì không khách hàng
nào coi mình là người cần được ưu tiên để nói chậm rãi, dễ hiểu cả. Khi đã nhận vai trò đi sales
thì vị thế của mình là cần thuyết phục được khách theo ý của mình nên họ sẽ nói nhanh hay ẩn ý
như với một sales người Nhật bình thường, không có một chút ưu tiên nào cho người nước ngoài
cả.
Khó khăn đầu tiên của mình là khi bước vào lĩnh vực sales cho IT mình không hiểu khách hàng
nói cái gì cả. Không phải do trình độ tiếng Nhật kém không nghe thấy khách phát âm chữ gì. Mà
là có thể nghe khách phát âm chữ gì nhưng không hiểu ý nghĩa của các từ đó nên không hiểu nội
dung mà khách muốn nói.
Đây cũng là vấn đề gặp phải của rất nhiều bạn mới ra trường đi làm và gặp khủng hoảng. Hoặc
đi theo chiều hướng mất tự tin vào bản thân hoặc đi theo chiều hướng “nương bóng” những
người đi trước, không dám nhận trách nhiệm và mãi không tự lập được. Và mình là người bị cả
hai sai lầm này.
Mình đã rất mất tự tin, đi họp không dám đi một mình, đi cùng các anh chị lớn hơn thì câm như
hến và không có ý kiến của mình. Càng như vậy thì mình càng không phát triển được, càng nhút
nhát và không có đóng góp gì đáng kể cho công ty. Đương nhiên, một công ty không trả lương
cao, không giao việc lớn dựa vào việc anh thông minh ra sao, hay anh có thành tích học tập tốt
như thế nào mà là anh làm được gì ? anh mang lại được giá trị gì cho công ty. Không phải nói
mọi người cũng hiểu là mình mờ nhạt trong công ty.


Nhưng cũng giống như sự khủng hoảng ở kỳ đầu đại học. Chính sự thật thà và lắng nghe kinh

nghiệm của người giỏi hơn đã giúp mình. Mình đang gặp 2 bài toán:
1.

Không hiểu khách nói gì vì không hiểu nội dung của cuộc nói chuyện.

2.

Không biết cách trình bầy ý kiến của mình sao cho gẫy gọn.

Về bài toán 1 thì mình đã đi học và thi một chứng chỉ của Nhật về IT. Học ngoại thương, không
biết một chút gì về IT nhưng lại đi thi chứng chỉ của Nhật về IT. Việc này nghe hơi …điên rồ và
cần một sự dũng cảm nho nhỏ.
Nhưng sau này mình thấy việc làm ở Nhật thì nhất thiết cần thi chứng chỉ thuộc ngành mình làm
bằng tiếng Nhật. Lý do là thống nhất cách làm, cách suy nghĩ thông qua cơ chế chứng chỉ ở Nhật
rất phát triển và có phân chia level rõ ràng ở tất cả các ngành. Nhưng ai chưa biết thì thi chứng
chỉ dễ và được phép làm những việc đơn giản, giỏi hơn rồi, có kinh nghiệm hơn thì thi dần lên
các chứng chỉ cao hơn. Có thể nói hầu như tất cả các ngành ở Nhật đều được hệ thống hoá kiến
thức và kinh nghiệm thông qua hệ thống chứng chỉ nên một người dù học trái ngành vẫn có thể
làm việc được tốt. Mặt khác, cách trình bầy trong các sách hướng dẫn rất chi tiết, dễ hiểu khiến
ai cũng có thể học được.
Ở Việt Nam một người làm lập trình viên thì ít nhiều cũng phải học đại học, cao đẳng. Nhưng
mình biết ở Nhật có những anh học xong cấp 3, cảm thấy chán cuộc sống không đi học tiếp mà
đi bán bánh Mac Donal. Vài năm sau anh ý có thể tự học để lập trình được trong một công ty IT
đàng hoàng. Mình nói như vậy để các bạn dù học trái ngành nhưng vẫn đủ tự tin để đi học và thi
các chứng chỉ của Nhật, biến mình thành chuyên gia của một lĩnh vực nào đó.
Bài toán thứ 2 làm sao nói chuyện cho gẫy gọn và thuyết phục được khách hàng theo ý của mình.
Sales ở Việt Nam thì mọi người hay hình dung là nhân viên tiếp thị đon đả ra nói chuyện với
khách, khen ngợi sản phẩm của mình tốt, đẹp, rẻ… Nhưng làm sales trong lĩnh vực IT ở Nhật thì
hơi khác một chút. Cụ thể là proposal sales. Tức là phải hiểu được vấn đề của khách và đề xuất
được giải pháp để giải quyết nó. Như vậy, ở đây mình có 2 bài toán nhỏ.

2.1

Hiểu được bài toán của khách và tìm ra giải pháp.

2.2

Trình bầy được giải pháp đó đơn giản, dễ hiểu và khách thấy phù hợp.

Về bài toán 2.1 thì liên quan đến kỹ năng tổng hợp mình nói khi ôn thi các môn không phải tiếng
Nhật. Khách có thể nêu ra đủ thứ khó khăn nhưng mình cần tỉnh táo để không bị cuốn quá nhiều
vào chi tiết. Sau khi lắng nghe khách đưa ra rất nhiều khó khăn thì cần xác định được luồng công
việc của khách, các vấn đề cần tháo gỡ. Từ đó tìm giải pháp cho từng điểm một. Khi nhận được
dự án rồi thì cũng vậy. Không phải khách nói sao thì cố gắng ghi ghi chép chép rồi dịch nguyên


như vậy cho đội dự án ở nhà mà cần hình dung, phân chia lại để trình bầy sao cho đội dự án thấy
đơn giản và rõ ràng nhất.
Về bài toán 2.2: làm sao để tự tin nói trước khách hàng và nói một cách dễ hiểu, khách hang thấy
phù hợp thì mình đã tham gia câu lạc bộ Toast Master. ( Toast
Master xuất hiện ở Mỹ, là câu lạc bộ dành cho những người đi làm (tối thiểu phải là sinh viên)
đến để luyện tập presentation. Do đã phát triển được khoảng hơn 90 năm nên họ đã hoàn thiện
giáo trình để những người tham gia đọc và làm theo để cải thiện khả năng trình bầy của mình.
Mọi người tham gia sẽ phải tự học, chỉ có người góp ý, khen và chê, còn không có người dậy nên
tốc độ phát triển nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người.
Hiện tại trên khắp nước Nhật có khoảng trên dưới 100 câu lạc bộ như vậy. Vì thế, dù ở đâu trên
khắp nước Nhật thì bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ như vậy với người Nhật. Theo kinh
nghiệm của mình thì nếu không bỏ cuộc giữa chừng thì tất cả mọi người đều tiến bộ rất nhanh.
Không chỉ presentation tốt hơn mà cách nói chuyện hàng ngày cũng gẫy gọn và thuyết phục hơn
rất nhiều.
5. KHÔNG THỂ NÓI GIỎI NHƯ NGƯỜI BẢN NGỮ NHƯNG CÓ THỂ ĐỀ XUẤT

GIẢI PHÁP NHƯ MỘT NGƯỜI BẢN ĐỊA. HAY TIẾNG NHẬT RẤT GIỎI HAY
CHỈ ĐỦ DÙNG KHÔNG QUYẾT ĐỊNH VIỆC CÓ KẾT QUẢ CAO KHI LÀM
VIỆC HAY KHÔNG.
Sau khi đạt đến trình độ đủ dùng, tức là có thể nói những gì mình muốn nói thì mình vẫn đau đáu
một nỗi lòng. Tiếng Nhật của mình phát âm không hay, giọng không chuẩn như người bản ngữ.
Và mình đã nỗ lực bắt chước nhưng không thành công. Hay cụ thể hơn là khách hàng và đồng
nghiệp người Nhật xung quanh mình chủ yếu là nam và mình nói chuyện hay viết thư cũng bị
ảnh hưởng từ họ = cách nói chuyện hay viết thư của mình không mềm mại như con gái Nhật, mà
giống một người con trai Nhật hơn.
Lúc đó mình đã rất ghen tị với một số bạn người nước ngoài nhưng có thể nói chuyện như native.
Thậm chí mình đã cố gắng bắt chước nhưng không thành công. Tuy nhiên, chợt nhớ lại lời mắng
của một cô giáo ở Ngoại Thương khi thấy tình trạng sinh viên Ngoại thương quá tập trung vào
việc học tiếng. Cô mắng là: tại sao các em lại nghĩ tiêu chuẩn giỏi hay kém là trình độ ngoại ngữ
tốt hay không? Đúng là ngoại ngữ là một công cụ quan trọng nhưng nó chỉ là một công cụ thôi
và nó không phải tất cả. Nói đơn giản, một người ăn xin bản địa ở Anh chắc chắn tiếng Anh tốt
hơn một bạn nước ngoài tốt nghiệp bằng ưu đại học ở Anh. Không nhẽ người ăn xin bản địa đó
làm việc tốt hơn tất cả các bạn người nước ngoài tốt nghiệp bằng ưu? Chắc chắn không phải như
vậy. Ngoại ngữ là công cụ còn việc sử dụng nó và các công cụ khác như thế nào thì mới mang lại
giá trị cho các em.


Vì thế, mình đã bỏ qua được mặc cảm không nói được hay như native mà tập trung vào việc
mình có thể đề xuất cái gì cho khách? Mình có thể mang lại giá trị gì cho họ? Đấy mới là giá trị
của mình. Nói hay như native là một lợi thế nhưng nếu không thể làm được thì không nhất thiết
phải buồn phiền. Mình có thể tăng giá trị của mình ở những điểm khác.
Lời kết:
Mình không phải là một người quá thành công và trước mặt mình còn rất nhiều những vấn đề và
khiếm khuyết cần giải quyết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì cứ mỗi lần thay đổi môi
trường thì mình đều gặp thất bại. Và mình cũng đã gặp rất nhiều bạn gặp thất bại giống mình. Từ
sự đi lên của bản thân thì mình tin rằng có thể một người đang gặp thất bại của ngày hôm nay

nhưng nếu thay đổi cách suy nghĩ, cách làm và nỗ lực đến cùng thì chắc chắn sẽ gặt hái được
thành công. Đấy là lý do mình viết lại những thất bại của mình và chia sẻ cách mình đã vượt qua
nó. Hi vọng kinh nghiệm của mình có thể giúp ích được cho ai đó.


III.

THỦ TỤC XIN VISA ĐI NHẬT

Thủ tục xin visa đi Nhật để làm việc là một trong những trở ngại có thể khiến bạn lỡ mất cơ hội
làm việc tại Nhật Bản nếu không biết thực hiện đúng cách. Chóng mặt làm đủ mọi thủ tục ở đại
sứ quán xong, bạn vẫn có thể không xin được visa với lý do.. chưa có hợp đồng lao động hay do
đăng kí visa sai ngành nghề. Và bạn có thể phải đợi đến 6 tháng sau mới được xin visa trở lại.
Để không mất thời gian khổ sở vì xin visa, bạn nên biết trước những điều sau đây:
1. CÁC YÊU CẦU KHI XIN VISA ĐI NHẬT ĐỂ LÀM VIỆC






Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng
Người muốn xin cấp visa lao động phải được 1 công ty tại Nhật chấp nhận hoặc có
người bảo lãnh
Bắt buộc bạn phải xin được việc và có hợp đồng lao động thì mới xin được visa lao
độngnhé. Hãy xin vào làm việc ở một công ty Nhật Bản bất kỳ nào đó và cố gắng để
được ký hợp đồng lao động
Sau đó, để có đươ ̣c visa làm việc ta ̣i Nhật Bản, người nước ngoài và cả nhà tuyể n
du ̣ng phải trải qua cuộc kiể m tra xem có đủ điề u kiện làm việc và thuê nhân công hơ ̣p
pháp hay không. Nế u một trong hai bên không đủ điề u kiện thì việc cấ p visa là không

thể .

2. CÁC LOẠI VISA LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
Visa lao động cũng lại được chia nhỏ thành 14 loại khác nhau. Mỗi loa ̣i visa làm việc quy đinh
̣
một ngành nghề lao động. Những người nước ngoài làm việc ta ̣i Nhật Bản không thể làm bấ t cứ
ngành nghề nào ho ̣ thích, mà đươ ̣c giới ha ̣n trong pha ̣m vi ngành nghề của từng loa ̣i visa đó:

STT

Loại visa
làm việc

Ý nghĩa

Ngành nghề

1

教授

Giáo dục

Giảng viên đa ̣i ho ̣c…

2

芸術

Nghệ thuật


Nha ̣c si,̃ hoa ̣ si,̃ nhà văn…

3

宗教

Tôn giáo

Giáo si,̃ tăng lữ…


4

報道

5

投資・経


6

法律・会
計業務

Truyề n thông
Kinh doanh –
đầ u tư


Phóng viên, người quay phim…

Nhà kinh doanh, quản lí… của các công ty nước
ngoài

Pháp luật –
Luật sư, kế toán viên…
nghiệp vu ̣ kế toán

7

医療

Y ho ̣c

Bác si,̃ nha si,̃ điề u dưỡng…

8

研究

Nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu của cơ quan chính phủ, công
ty tư nhân…

9

教育


Giáo du ̣c

Giáo viên tiể u ho ̣c, trung ho ̣c cơ sở…

10

技術

Ki ̃ thuật

Ki ̃ sư cơ khí, ki ̃ sư máy tính…

11

人文知識
・国際業


Trí thức nhân văn
Thông dich
̣ viên, nhà thiế t kế , giáo viên da ̣y ngoa ̣i
– nghiệp vu ̣ quố c
ngữ ở các trường tư…
tế

12

企業内転



Công tác

Nhân viên của các công ty nước ngoài công tác ta ̣i
Nhật.

13

技能

Ki ̃ năng

Đầ u bế p, huấ n luyện viên, phi công, thơ ̣ gia công
đá quý…


技能実習

14

Đào ta ̣o ki ̃ năng

Tu nghiệp sinh sau khi kế t thúc hơ ̣p đồ ng đươ ̣c
tiếp tu ̣c đào ta ̣o ki ̃ năng, thuộc các ngành nghề :
nông nghiệp, thuỷ sản, dệt may…

3. QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN VISA ĐI NHẬT CHO TỪNG TRƯỜNG HỢP
Nếu bạn đang ở Việt Nam và muốn nhập cảnh để làm việc tại Nhật Bản, thủ tục và quy trình xin
visa của bạn chắc chắn sẽ khác hoàn toàn so với người Việt đang học tập, lưu trú tại Nhậtmuốn
chuyển đổi visa để được phép làm việc.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình thủ tục xin visa cho cả hai

trường hợp trên:
4. Người đang ở Việt Nam
Người đang ở Việt Nam làm thủ tục xin visa đi Nhật tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
Người nước ngoài có visa cư trú tại Nhật Bản chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định
cho mỗi loại visa cư trú. Vì vậy, khi bạn đi làm thì bạn phải làm thủ tục xin visa theo đúng ngành
nghề bạn đã kí hợp đồng tại công ty.
a. Hồ sơ cần chuẩn bị







Hộ chiếu
Đơn xin visa (ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ kí giống chữ kí trong hộ chiếu (1
bản)
Hình 4.5cmx4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại (1 hình)
Giấy tư cách lưu trú (1 bản chính, 1 bản copy)
Hồ sơ xác minh đương sự
Hợp đồng hoặc giấy thông báo tuyển dụng (1 bản chính, 1 bản copy)

b. Các lưu ý về quy trình xét duyệt visa
 Thời gian xét duyệt thông thường mất ít nhất là 01 tuần làm việc. Trường
hợp cần thiết Bộ Ngoại Giao Nhật Bản phải điều tra hoặc Tổng lãnh sự
quán Nhật Bản phỏng vấn đương sự xin visa thì thời gian xét visa sẽ lâu
hơn 5 ngày làm việc.
 Để không làm ảnh hưởng tới kế hoạch của bạn, bạn cũng nên nộp hồ sơ
xin visa sớm.







Trong thời gian xét duyệt, tùy từng trường hợp có thể cần thiết phải phỏng
vấn đương sự xin visa hoặc phải nộp hồ sơ bổ sung. Trường hợp không
nộp được hồ sơ bổ sung hoặc không thể phỏng vấn đương sự thì có thể
ngưng việc xét duyệt hoặc thời gian xét duyệt có thể kéo dài.
Trường hợp hồ sơ xin visa sau khi xét duyệt có kết quả từ chối cấp visa, thì
trong vòng 06 tháng người xin visa không được nộp lại hồ sơ xin visa với
cùng một mục đích. Ngoài ra, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản sẽ không trả
lời lý do từ chối cấp visa.

5. Người đang cư trú tại Nhật Bản
Người đang cư trú tại Nhật Bản làm thủ tục tại Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản
Nếu bạn đổi việc trong thời gian ở Nhật và công việc mới không nằm trong lĩnh vực lao động
được phép ví dụ như từ giáo dục chuyển sang kỹ thuật thì chắc chắn các bạn cần thay đổi loại
visa.
Về nguyên tắc, người nước ngoài phải đích thân đi đến Cục quản lý xuất nhập cảnh (hoặc chi
nhánh) gần nhất để làm thủ tục đổi visa từ visa du học sang visa lao động. Khi đi cần mang theo
những giấy tờ sau.
a. Hồ sơ cần chuẩn bị


Giấy tờ do cá nhân chuẩn bị



Hộ chiếu cá nhân (hoặc giấy chứng nhận nhập cảnh) và Thẻ cư trú:


Bạn cần lưu ý thời hạn của hộ chiếu. Bạn có thể dùng Thẻ ngoại kiều thay cho Thẻ cư trú.


Đơn xin thay đổi visa cư trú

Mẫu đơn tùy thuộc vào từng loại visa. Bạn sử dụng một trong những mẫu sau tùy vào ngành
nghề của bạn : Mẫu N: “Nghiên cứu”, “Kỹ thuật”, “Trí thức nhân văn/Nghiệp vụ quốc tế”, “Kỹ
năng”, “Hoạt động đặc thù”, Mẫu M: “Đầu tư kinh doanh”, Mẫu I: “Giảng dạy”, “Giáo dục”,
Mẫu U: những ngành nghề khác
Bạn có thể xin mẫu đơn đăng ký tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc có thể tải về từ website của
Bộ Tư Pháp. Hoặc download trực tiếp tại đây
Bạn cần chuẩn bị ảnh chứng minh 3cm×4cm để dán vào đơn đăng ký.


×