Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế xã hội làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH THỦY

PHÂN TÍCH DƢỚI GÓC ĐỘ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH THỦY

PHÂN TÍCH DƢỚI GÓC ĐỘ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62.31.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1- PGS.TS NGUYỄN MINH TUỆ

2- TS. LÊ VĂN HƢƠNG


HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Thủy


ii

Lời cảm ơn
Đến nay, luận án Phân tích d-ới góc độ địa lý kinh tế xã hội làng nghề
tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới đã đ-ợc hoàn thành. Tôi đã chịu
ơn tất cả những ng-ời giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, TS. Lê Văn H-ơng những
ng-ời đã trực tiếp h-ớng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành công trình này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban
chủ nhiệm Khoa Địa Lý, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Tổ Địa lý Kinh tế Xã
hội - Khoa Địa Lý - Tr-ờng Đại học s- phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và
đóng góp những ý kiến quý báu để luận án của tôi có thể đạt đ-ợc kết quả tốt nhất.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công
th-ơng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và
Môi tr-ờng, Liên Minh Hợp tác xã, Cục thống kê tỉnh Nam Định, cán bộ lãnh đạo

và nhân dân xã Yên Tiến, Yên Ninh, Yên Xá (huyện ý Yên), xã Mỹ Thắng (huyện Mỹ
Lộc) đã cung cấp nhiều thông tin quý báu về đề tài tôi nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hà Nội, tháng

năm 2018

Trần Thị Thanh Thuỷ


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các bản đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÀNG NGHỀ VÀ NÔNG THÔN MỚI .... 10
1.1. Tổng quan ............................................................................................. 10
1.1.1. Về làng nghề ............................................................................................... 10
1.1.2. Về nông thôn mới ....................................................................................... 16
1.1.3. Về mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ...................19
1.2. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 21
1.2.1. Làng nghề ...................................................................................................21
1.2.2. Nông thôn mới ............................................................................................ 35

1.2.3. Mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .....37
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá làng nghề và mối quan hệ giữa làng nghề với xây
dựng nông thôn mới vận dụng trên địa bàn cấp tỉnh. ................................ 41
1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................. 49

Chƣơng 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ

PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH ............................................. 50
2.1.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.................................................................. 50
2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ............................................ 51
2.3. Kinh tế - xã hội ...................................................................................... 54
2.3.1. Nguồn nguyên, vật liệu ...............................................................................54
2.3.2. Dân cƣ và lao động .....................................................................................55
2.3.3. Lịch sử, văn hóa .......................................................................................... 57
2.3.4. Thị trƣờng tiêu thụ ......................................................................................60


iv
2.3.5. Nguồn vốn...................................................................................................60
2.3.6. Chính sách...................................................................................................61
2.3.7. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 63
2.3.8. Khoa học công nghệ ...................................................................................66
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................. 68
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA LÀNG NGHỀ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Ở TỈNH NAM ĐỊNH ................................................................................... 69
3.1. Khái quát chung ................................................................................... 69
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế và kết quả xây dựng nông thôn mới

tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 .................................................69
3.1.2. Lịch sử phát triển làng nghề tỉnh Nam Định ..............................................73
3.2. Thực trạng phát triển và phân bố làng nghề tỉnh Nam Định ................... 75
3.2.1. Số lƣợng làng nghề .....................................................................................75
3.2.2. Lao động làng nghề ....................................................................................78
3.2.3. Nguyên, vật liệu .......................................................................................... 83
3.2.4. Nguồn vốn đầu tƣ ......................................................................................84
3.2.5. Công nghệ sản xuất ....................................................................................85
3.2.6. Giá trị sản xuất ........................................................................................... 87
3.2.7. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh .....................................................89
3.2.8. Sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ................................................93
3.2.9. Môi trƣờng làng nghề ................................................................................98
3.2.10. Những khó khăn, hạn chế trong phát triển làng nghề ............................... 99
3.3. Mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nam Định ..103
3.3.1. Làng nghề với xây dựng nông thôn mới ...................................................103
3.3.2. Xây dựng nông thôn mới với làng nghề ...................................................115
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................ 124
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ
LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
ĐẾN NĂM 2025 ........................................................................................ 125
4.1. Định hƣớng phát triển và phân bố làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng
nông thôn mới đến năm 2025 ........................................................................ 125
4.1.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng......................................................................125
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển .............................................................127
4.1.3. Định hƣớng phát triển ...............................................................................129


v
4.2. Giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới. ... 135
4.2.1. Về vốn đầu tƣ ............................................................................................135

4.2.2. Về nguyên, vật liệu ...................................................................................136
4.2.3. Về thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu 137
4.2.4. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................................................138
4.2.5. Về ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất ................140
4.2.6. Về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, kĩ thuật và quy hoạch sản xuất ...141
4.2.7. Về giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng ...........................................................142
4.2.8. Về tổ chức sản xuất kinh doanh ................................................................143
4.2.9. Về tăng cƣờng hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh .144
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ................................................................................ 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .............................................................. 151
PHỤ LỤC


vi

Danh mục các CHữ viết tắt
Tiếng Việt
Chữ viết tắt
BVMT
CNH
CSHT
DN
ĐBSH
GTSX
HĐH
HTX
KT - XH

LN
LNTT
LTTP
NNNT
NN - PTNT
NTM
SXKD
TCMN
TTCN
TN - MT
UBND
VLXD
XHCN

Chữ viết đầy đủ
Bảo vệ môi tr-ờng
Công nghiệp hoá
Cơ sở hạ tầng
Doanh nghiệp
Đồng bằng sông Hồng
Giá trị sản xuất
Hiện đại hoá
Hợp tác xã
Kinh tế - xã hội
Làng nghề
Làng nghề truyền thống
L-ơng thực, thực phẩm
Ngành nghề nông thôn
Nông nghiệp phát triển nông thôn
Nông thôn mới

Sản xuất kinh doanh
Thủ công mĩ nghệ
Tiểu thủ công nghiệp
Tài nguyên Môi tr-ờng
Uỷ ban nhân dân
Vật liệu xây dựng
Xó hi ch ngha

Tiếng Anh
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

GRDP

Gross Regional Domestic Product

Tổng sản phẩm trên địa bàn

GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lí

OVOP

One Village One Product


Mỗi làng một sản phẩm

SU

Saemaul Undong

Làng mới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức th-ơng mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DN ..............................................................................25
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí tƣợng trung bình giai đoạn 1985-2015 tại trạm Nam Định ..52
Bảng 2. 2: Một số chỉ tiêu dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2015………… 56
Bảng 2. 3: Vốn đầu tƣ trên địa bàn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2015 .....61
Bảng 2. 4: Kết quả hỗ trợ trình diễn kĩ thuật, chuyển giao công nghệ ở LN............ 66
Bảng 3. 1: GRDP tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015 ...........................................69
Bảng 3. 2: Số xã, thị trấn đạt chuẩn NTM ở Nam Định (2015) ................................72
Bảng 3. 3: Số lƣợng LN phân theo đơn vị hành chính (2015) .................................76
Bảng 3. 4: Số lƣợng LN phân nhóm ngành và theo đơn vị hành chính (2015) ........77
Bảng 3. 5: Quy mô nguồn vốn của ngành nghề TTCN tỉnh Nam Định ...................84

Bảng 3. 6: GTSX toàn tỉnh và GTSX của LN giai đoạn 2010-2015 .......................87
Bảng 3. 7: Các hình thức tổ chức SXKD ở LN (năm 2010 và 2015) .......................89
Bảng 3. 8: Đặc điểm của DN tại các xã có LN đƣợc điều tra. ..................................92
Bảng 3. 9: Sản phẩm làng nghề đƣợc công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn
tiêu biểu tỉnh Nam Định - 2014 ................................................................................95
Bảng 3. 10: Sản phẩm của LN Nam Định giai đoạn 2010 – 2015 ............................96
Bảng 3. 11: Một số sản phẩm xuất khẩu của LN qua các năm .................................97
Bảng 3. 12: Nguyên, vật liệu sử dụng chính của các LN đƣợc điều tra. ...............101
Bảng 3. 13: Đóng góp của cơ sở SXKD đối với phong trào xây dựng NTM .........105
Bảng 3. 14: Đặc điểm lao động tại một số LN đƣợc điều tra. ................................108
Bảng 3. 15: Phân loại LN theo các nhóm có tiềm năng gây ô nhiễm .....................110
Bảng 3. 16: Tỉ lệ LN phân theo nhóm ngành và theo tỉ lệ hộ chuyên nghề (2015) ...114
Bảng 3. 17. Biến động số lƣợng LN phân theo đơn vị hành chính .........................117
Bảng 3. 18: Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ................119
Bảng 4. 1: Dự kiến vốn đầu tƣ phát triển LN đến năm 2020, 2025 ........................129
Bảng 4. 2: Quy hoạch LN phục hồi, nhân cấy mới giai đoạn 2016 – 2025 ............130


viii

DANH MC CC HèNH
Trang
Hỡnh 3. 1: C cu GRDP phõn theo nhúm ngnh kinh t tnh Nam nh giai on
2010 2015 .............................................................................................................70
Hỡnh 3. 2: S LN, LNTT phõn theo nhúm ngnh chớnh (2015)................................75
Hỡnh 3. 3: Lao ng LN Nam nh qua cỏc nm. ....................................................79
Hỡnh 3. 4: Lao ng bỡnh quõn theo nhúm LN (2015) .............................................80
Hỡnh 3. 5: T l lao ng LN phõn theo n v hnh chớnh. .....................................80
Hỡnh 3. 6: GTSX LN phõn theo n v hnh chớnh (2015) ......................................89
Hỡnh 3. 7: ỏnh giỏ v khú khn trong quỏ trỡnh SXKD ngh ...............................100

Hỡnh 3. 8: Thu nhp bỡnh quõn hng thỏng ca lao ng thng xuyờn phõn theo
nhúm ngh (2015) ..................................................................................................106
Hỡnh 3. 9: Bỡnh quõn lao ng theo DN khu vc LN (2015) ..............................108
Hỡnh 3. 10: T l xó t tiờu chớ NTM v t l lao ng cú vic lm thng xuyờn
Nam nh ...............................................................................................................109
Hỡnh 3. 11:T l xó, th trn cú LN t chun NTM v cha t chun NTM phõn
theo nhúm ngnh (2015) ........................................................................................113
Hỡnh 3. 12: H s tng quan gia t l xó t chun NTM vi t l cỏc tiờu chớ LN. .114
Hỡnh 3. 13: S lng LN qua cỏc nm (2005-2015) ...............................................116
Hỡnh 3. 14: Bin ng v s lng LN phõn theo nhúm ngnh chớnh giai on
2010 2015 ............................................................................................................116

Danh mục CáC bản đồ
2.1.
2.2.
3.1.
3.2.
3.3.

Sau trang
Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định
50
Bản đồ các nhân tố ảnh h-ởng đến phát triển và phân bố làng nghề
67
tỉnh Nam Định
Bản đồ kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định
71
Bản đồ hiện trạng phát triển, phân bố làng nghề tỉnh Nam Định
98
Bản đồ làng nghề trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định

122

4.1. Bản đồ định h-ớng phát triển và phân bố làng nghề trong xây dựng
nông thôn mới tỉnh Nam Định đến năm 2025

134


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện nghị quyết lần thứ 7 – Ban chấp hành Trung ƣơng khoá X của Đảng
về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chƣơng trình hành động và Chƣơng trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020. Tuy mới đi
nửa chặng đƣờng nhƣng những kết quả đạt đƣợc đã cho thấy đây là hƣớng đi đúng
đắn có thể tạo nên một diện mạo mới cho khu vực nông thôn Việt Nam. Trong đó,
làng nghề (LN) đƣợc xem là nhân tố cơ bản. LN ngày càng thể hiện rõ vai trò quan
trọng trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển kinh
tế nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, bảo tồn
truyền thống văn hóa dân tộc và phát triển nông thôn bền vững theo các tiêu chí
NTM. Đồng thời, chủ trƣơng xây dựng NTM cũng có những tác động nhất định đến
sự phát triển và phân bố của LN so với thời kỳ trƣớc. Một mặt, các chính sách xây
dựng NTM tạo nhiều điều kiện giúp khôi phục, phát triển và nhân cấy LN, nhƣng
mặt khác cũng đòi hỏi LN phải có sự chuyển biến mạnh mẽ nếu muốn tồn tại, phát
triển bền vững. Do đó, sự phát triển và phân bố LN hiện nay có mối quan hệ chặt
chẽ, gắn bó với chủ trƣơng xây dựng NTM.
Ở vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Nam Định là tỉnh đông dân với 1.850,6
nghìn ngƣời (2015), đứng thứ 3 sau Hà Nội và Hải Phòng. Trong đó, dân nông thôn

chiếm 81,7% dân số, 60,8% lao động đang làm việc trong các ngành nông – lâm,
thủy sản [14]. Để giải quyết đƣợc các vấn đề kinh tế - xã hội (KT - XH) trƣớc sức ép
của dân số, phát triển LN từ lâu đã đƣợc xác định là một chiến lƣợc quan trọng. Mặc
dù có tốc độ phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, song trong thời gian
qua, việc phát triển LN ở đây cũng bộc lộ nhiều bất cập. LN càng phát triển thì đô thị
hóa ở khu vực nông thôn càng cao. Vì thế những đặc điểm và chức năng của khu vực
nông thôn nói chung và NTM nói riêng (nhất là chức năng sinh thái) cũng bị thay đổi.
LN, do hình thành và hoạt động trong khu vực nông thôn nên sự phát triển cũng


2
mang một số đặc trƣng của kinh tế nông thôn. Đó là tính tự phát và phân tán trong
sản xuất. Sự phát triển LN hiện nay vừa manh mún, thiếu quy hoạch, thiếu liên kết
vừa gây ô nhiễm môi trƣờng.
Vì vậy, việc phân tích sự phát triển, phân bố LN trong bối cảnh xây dựng
NTM ở tỉnh Nam Định có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu này nhằm làm rõ những
thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển, phân bố LN;
những đặc điểm nổi bật về phát triển, phân bố LN trong xây dựng NTM; những
biểu hiện của mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM và những giải pháp phát
triển LN bền vững, theo các tiêu chí NTM ở tỉnh Nam Định. Đây cũng chính là
những câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Xuất phát từ lí do nêu trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài "Phân tích
dƣới góc độ địa lý kinh tế - xã hội làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng
nông thôn mới".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở khoa học về LN, về NTM, mục tiêu của luận án là đánh giá
các nhân tố ảnh hƣởng, phân tích thực trạng phát triển, phân bố LN và mối quan hệ
giữa LN với xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát
triển LN theo hƣớng bền vững, gắn với quá trình xây dựng NTM của địa phƣơng.

2.2. Nhiệm vụ
Luận án tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu và hệ thống hóa có chọn lọc các vấn đề
lí luận về LN, về NTM dƣới góc độ địa lý KT – XH, để làm cơ sở khoa học cho
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM, xác định các tiêu chí đánh
giá thực trạng phát triển, phân bố LN và mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển và phân bố LN ở tỉnh Nam Định.
- Vận dụng các tiêu chí đã lựa chọn, phân tích thực trạng phát triển và phân bố
LN; mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn
2010 - 2015.


3
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển LN ở tỉnh Nam Định theo
hƣớng bền vững, gắn với các mục tiêu công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH)
và xây dựng NTM.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1.Về nội dung
Dƣới góc độ địa lý KT – XH, luận án nghiên cứu sự phát triển, phân bố LN
trong bối cảnh xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định, tập trung vào các nội dung sau:
- Đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố LN ở tỉnh
Nam Định theo 3 nhóm: vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; điều kiện tự nhiên - tài
nguyên thiên nhiên và KT – XH.
- Phân tích thực trạng phát triển, phân bố LN theo thời gian, theo nhóm ngành và
theo lãnh thổ. Trong đó, đi sâu nghiên cứu 4 nhóm nghề tiêu biểu trong phát triển LN ở
tỉnh Nam Định là chế biến gỗ; mây tre đan, thủ công mĩ nghệ (TCMN); dệt, may; cơ khí.
- Làm rõ mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định trên cơ
sở: (1) so sánh kết quả thực hiện một số tiêu chí NTM ở các xã, thị trấn có LN với
các xã, thị trấn không có LN; (2) phân tích sự thay đổi các tiêu chí phát triển, phân
bố LN trƣớc và sau khi triển khai xây dựng NTM.

3.2. Về lãnh thổ
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các LN thuộc tỉnh Nam Định, trong đó đi sâu
nghiên cứu trƣờng hợp 4 LN thuộc 4 xã, 2 huyện là: Làng nghề truyền thống (LNTT)
đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên (xã Yên Ninh – huyện Ý Yên), LNTT sơn mài Cát Đằng
(xã Yên Tiến – huyện Ý Yên), LN chăn, ga, gối, đệm, quần áo Làng Sắc (xã Mỹ
Thắng – huyện Mỹ Lộc), LNTT đúc kim loại Tống Xá (xã Yên Xá – huyện Ý Yên).
Đây là những LN tiêu biểu cho truyền thống nghề và điển hình cho quá trình xây
dựng NTM ở những địa phƣơng có LN của tỉnh Nam Định.
3.3. Về thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu LN Nam Định trong giai đoạn 2010 – 2015 (tƣơng
ứng với thời gian triển khai xây dựng NTM), có so sánh với sự phát triển của LN
trƣớc năm 2010 để thấy đƣợc mối quan hệ gắn bó giữa LN với xây dựng NTM và
định hƣớng đến năm 2025.


4
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Trong quá trình nghiên cứu, các LN không chỉ đƣợc đặt trong mối quan hệ với
hệ thống KT - XH ở địa phƣơng mà còn đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ với các
LN ở tiểu vùng phía Nam vùng ĐBSH. Ngoài ra, để thấy đƣợc vai trò quan trọng
của LN trong xây dựng NTM, LN ở những xã, thị trấn đã đạt chuẩn NTM cần đƣợc
xem xét bên cạnh LN ở những xã, thị trấn chƣa đạt chuẩn NTM. Và ở ngay những
xã xây dựng NTM thành công, cũng cần xem xét sự phát triển của LN trƣớc và sau
khi thực hiện chƣơng trình này.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là LN tỉnh Nam Định, đƣợc hình thành bởi sự
tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, văn hoá, lịch sử, con ngƣời… Vì thế LN
tỉnh Nam Định đƣợc nghiên cứu trong các mối quan hệ với tất cả các chỉnh thể mà

bản thân nó là một bộ phận cấu thành để từ đó xác định chính xác các nhân tố tác
động và đánh giá đúng mức độ tác động của từng nhân tố, gọi tên các nhân tố có vai
trò quyết định đối với sự phát triển của LN trong bối cảnh nghiên cứu.
Tuy không phân hóa thành những vùng chuyên canh nhƣ nông nghiệp, song
do chịu nhiều tác động bởi các yếu tố tự nhiên, dân cƣ và KT - XH nên LN cũng là
một hoạt động kinh tế mang tính lãnh thổ. Do đó, vận dụng quan điểm tổng hợp –
lãnh thổ khi nghiên cứu phát triển LN trong bối cảnh xây dựng NTM nhằm đánh giá
những tác động của các nhân tố, đặc biệt là chủ trƣơng xây dựng NTM đến sự phát
triển LN, từ đó đề xuất giải pháp phát triển bền vững LN trong tƣơng lai.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh cho phép cắt nghĩa đƣợc sự biến động
của đối tƣợng nghiên cứu trong quá khứ, hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Tiếp cận theo
quan điểm này là để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình hình thành và
phát triển của LN Nam Định, đánh giá một cách khách quan, khoa học mối quan hệ
giữa LN với xây dựng NTM ở địa phƣơng trong thời gian qua. Trên cơ sở phát hiện


5
đƣợc tính quy luật của mối quan hệ này, dự đoán và đề xuất các giải pháp để phát
huy những yếu tố tích cực, phát triển LN trong thời gian tới.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển LN không chỉ đơn thuần nhằm giải quyết các bài toán về kinh tế mà
còn phải là giải pháp thực hiện hiệu quả các mục tiêu xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa
truyền thống và bảo vệ môi trƣờng (BVMT). Trên quan điểm phát triển bền vững,
trong quá trình nghiên cứu, đề tài cố gắng đƣa ra những đánh giá, nhận định và đề xuất
những giải pháp cơ bản, khả thi để sự phát triển kinh tế của các LN tỉnh Nam Định hài
hòa trong mối quan hệ với những cải thiện về điều kiện xã hội và môi trƣờng.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu.
Đây là phƣơng pháp truyền thống và đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các

nghiên cứu địa lý KT - XH. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:
- Xác định đối tƣợng, nội dung và dạng thông tin có liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Đó là các bài viết, bản đồ, tranh ảnh, số liệu...đƣợc trình bày trong các
sách chuyên khảo, các luận án, dự án, kỉ yếu hội thảo, bài viết, giáo trình, có liên
quan đến cơ sở lí luận về LN, về NTM; về điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH
của tỉnh Nam Định, về hiện trạng phát triển LN và xây dựng NTM của tỉnh, về định
hƣớng, quy hoạch phát triển LN và xây dựng NTM của địa phƣơng...
- Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và theo danh mục đã lập.
+ Tài liệu thứ cấp: thƣờng đƣợc thu thập từ 3 nguồn cơ bản: (1) Từ các các cơ
quan lƣu trữ (thƣ viện quốc gia, thƣ viện trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, thƣ viện
tỉnh Nam Định); (2) Từ các cơ quan chuyên môn của tỉnh Nam Định (Cục thống kê,
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT), Sở Công thƣơng, Sở Tài
chính, Sở Tài nguyên – Môi trƣờng (TN – MT), Liên minh hợp tác xã, Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh..). (3) Từ mạng Internet.
+ Tài liệu sơ cấp: đƣợc thu thập dƣới 2 hình thức: (1) Quan sát, ghi chép ngoài
thực địa; (2) Phỏng vấn, tham vấn ý kiến của cán bộ xã và các cơ sở làm nghề.
- Xử lí các tài liệu đã thu thập đƣợc. Đối với một đối tƣợng còn chƣa đƣợc


6
thống nhất trong cả cách gọi và cơ quan quản lí nhƣ LN, để có đƣợc số liệu chính
xác, ngƣời nghiên cứu cần phải chọn lọc, xử lí các số liệu, tài liệu đã thu thập đƣợc.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Các tài liệu, số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc phân tích, so sánh (theo thời gian,
theo nhóm ngành, theo lãnh thổ), tổng hợp để rút ra những kết luận, nhận định về
điều kiện, đặc điểm phát triển, phân bố của LN và mối quan hệ giữa LN với xây
dựng NTM ở tỉnh Nam Định.
4.2.3. Phương pháp thống kê
Số liệu thống kê gồm: số liệu tuyệt đối, số liệu tƣơng đối. Sau khi thu thập, số
liệu đƣợc chia thành các nhóm, phù hợp với các tiêu chí đánh giá. Việc thống kê số

liệu theo các mốc thời gian từ năm 2010 đến năm 2015, dƣới hình thức là các bảng
số liệu, biểu đồ, bản đồ không chỉ giúp mô tả thực trạng phát triển, phân bố LN ở
tỉnh Nam Định mà còn giúp phân tích, nhận định về mối quan hệ giữa LN với xây
dựng NTM ở địa phƣơng. Xử lý các số liệu thu thập đƣợc bằng các phần mềm
thống kê chuyên dụng nhƣ Excel, SPSS ....
4.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Thực địa là phƣơng pháp nghiên cứu đặc trƣng của khoa học địa lý. Thông
qua quá trình quan sát, điều tra, ghi chép, gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn..., tác giả đã
tiếp cận vấn đề một cách chủ động và khách quan hơn. Nhờ khảo sát ngoài thực địa,
các nhận định, giải thích có cơ sở khoa học, giúp tác giả nhanh chóng, kịp thời điều
chỉnh hƣớng nghiên cứu cho phù hợp và hiệu quả...
4.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học là một trong những phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng
khi nghiên cứu đề tài. Phƣơng pháp này sẽ giúp thu thập những thông tin thực tiễn
mà các số liệu thứ cấp không có đƣợc. Quá trình điều tra xã hội học đƣợc thực hiện
theo các bƣớc nhƣ sau:
a. Xác định nội dung điều tra
- Mục đích điều tra: nhằm bổ sung những thông tin còn thiếu và giúp tác giả
nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh hƣớng nghiên cứu cho phù hợp và hiệu quả.


7
- Đối tƣợng điều tra: các hộ làm nghề. Đây là hình thức sản xuất phổ biến nhất
ở LN và có quan hệ mật thiết với các hoạt động ở nông thôn.
- Nội dung điều tra, gồm:
+ Thông tin chung về chủ cơ sở (họ tên, giới tính, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, số năm làm nghề...); về cơ sở sản xuất (số năm hoạt động nghề của cơ
sở, diện tích, loại hình nhà xƣởng, ...).
+ Thông tin về tình hình sản xuất của cơ sở: thời gian sản xuất, quy trình sản
xuất một số sản phẩm cơ bản, nguyên, vật liệu sử dụng, thị trƣờng tiêu thụ, nguồn

vốn, mối liên kết sản xuất, các vấn đề BVMT, khó khăn trong quá trình sản xuất...
+ Thông tin về lao động: tổng số lao động, đặc điểm của lao động (tuổi, công
việc, thu nhập, nguyện vọng....).
+ Thông tin về những hỗ trợ của chƣơng trình xây dựng NTM đối với cơ sở và
đóng góp của cơ sở đối với phong trào này ở địa phƣơng.
- Địa điểm điều tra: LNTT đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên (xã Yên Ninh – huyện Ý
Yên), LNTT sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến – huyện Ý Yên), LN chăn, ga, gối, đệm,
quần áo Làng Sắc (xã Mỹ Thắng – huyện Mỹ Lộc), LNTT đúc kim loại Tống Xá (xã
Yên Xá – huyện Ý Yên). Trong đó Yên Ninh, Yên Tiến (huyện Ý Yên) là những xã
đã đạt chuẩn NTM. Đây là những LN tiêu biểu cho truyền thống nghề và điển hình
cho quá trình xây dựng NTM ở những địa phƣơng có LN của tỉnh Nam Định.
- Chọn mẫu điều tra: Số lƣợng phiếu điều tra đƣợc xác định là khoảng 10%
tổng số cơ sở sản xuất trên địa bàn (144 phiếu) (Phụ lục 3.4). Các cơ sở điều tra
đƣợc chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan của quá trình nghiên cứu.
- Thời gian điều tra: Tháng 10 - 11 năm 2016.
b. Xây dựng phiếu điều tra
Trên cơ sở mục đích, đối tƣợng, nội dung cần điều tra, tác giả đã xây dựng
phiếu điều tra nhƣ trong Phụ lục 3.3.
c. Tiến hành điều tra theo kế hoạch
Tại mỗi cơ sở sản xuất, việc điều tra đƣợc tiến hành theo phƣơng thức phỏng
vấn chủ (hoặc ngƣời quản lý) cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) và điền thông tin
vào phiếu điều tra. Ngoài ra, tác giả còn tham vấn cán bộ phụ trách tài chính, xây


8
dựng NTM của 4 xã nêu trên về các vấn đề phát triển LN và xây dựng NTM (giai
đoạn 2010 - 2015) nhƣ: nguồn vốn xây dựng NTM (tổng số vốn và mục đích sử dụng
vốn đã huy động), công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phƣơng (số
lớp dạy nghề đã tổ chức, số ngƣời đƣợc học nghề, các nghề đƣợc học), tình hình
SXKD của LN tại địa phƣơng (số LN, giá trị sản xuất (GTSX), số cơ sở SXKD...).

d. Xử lí kết quả điều tra
Xử lí kết quả điều tra bằng phần mềm SPSS, theo các bƣớc: khởi tạo biến,
nhập dữ liệu, “làm sạch”, mã hóa dữ liệu, xử lí, phân tích dữ liệu theo nhóm LN,
theo địa bàn xã đã đạt chuẩn NTM và xã chƣa đạt chuẩn NTM.
4.2.6. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Phƣơng pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (Geographic Information
System – GIS) là phƣơng pháp hiện đại, đặc trƣng trong nghiên cứu địa lý. Cơ sở dữ
liệu GIS đƣợc thu thập, phân tích, quản lý theo từng “lớp” gồm: dữ liệu nền (hành
chính, giao thông, thủy văn, địa danh...); dữ liệu chuyên đề (mật độ dân số, tỷ lệ xã,
thị trấn đạt chuẩn NTM theo các nhóm tiêu chí, các điểm LN...). Các kết quả nghiên
cứu đƣợc trực quan hóa bằng phần mềm Map Info với hệ thống 6 bản đồ, gồm: Bản
đồ hành chính tỉnh Nam Định, Bản đồ các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển và phân
bố làng nghề tỉnh Nam Định, Bản đồ kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam
Định, Bản đồ thực trạng phát triển và phân bố làng nghề tỉnh Nam Định, Bản đồ làng
nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới, Bản đồ định hƣớng phát triển và
phân bố làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.
4.2.7. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã trao đổi và tham vấn ý kiến nhiều
chuyên gia và nhà khoa học. Đây là những ngƣời đã và đang thực hiện các đề tài, dự án
có liên quan hoặc trực tiếp quản lí LN ở Sở NN - PTNT, Sở Công thƣơng, Trung tâm
khuyến công, Ban điều phối Chƣơng trình xây dựng NTM, Sở TN - MT... Đó sẽ là
những ý kiến quý báu, giúp tác giả tháo gỡ đƣợc những vƣớng mắc và có thêm cách
tiếp cận cũng nhƣ phƣơng pháp triển khai thực hiện đề tài một cách hiệu quả, sát
thực với đối tƣợng nghiên cứu.


9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về LN, về NTM và mối quan hệ

giữa LN với xây dựng NTM; lựa chọn các tiêu chí đánh giá và phƣơng pháp nghiên
cứu phù hợp để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu tỉnh Nam Định.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá đƣợc thế mạnh, hạn chế của các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển và phân bố LN ở tỉnh Nam Định.
- Làm rõ đƣợc thực trạng phát triển, phân bố LN tỉnh Nam Định trong giai
đoạn 2010 - 2015, dƣới góc độ địa lí học và theo các tiêu chí đã lựa chọn.
- Giải thích rõ mối quan hệ giữa LN với xây dựng NTM ở tỉnh Nam Định theo
hệ thống tiêu chí đã lựa chọn và trên cơ sở điều tra xã hội học.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển LN theo hƣớng bền
vững trong tƣơng lai.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
đƣợc cấu trúc thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về làng nghề và nông thôn mới.
Chƣơng 2: Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển và phân bố làng nghề tỉnh
Nam Định.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển, phân bố làng nghề và mối quan hệ giữa làng
nghề với xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nam Định.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển, phân bố làng nghề tỉnh Nam
Định trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.


10
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÀNG NGHỀ VÀ NÔNG THÔN MỚI
1.1. Tổng quan
1.1.1. Về làng nghề
1.1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Xuất phát từ nông thôn và gắn bó chặt chẽ với khu vực này nên trên thế giới

đã có nhiều nghiên cứu về vị trí, vai trò của LN trong quá trình phát triển nông thôn.
Ngay từ thế kỉ thứ XIX, K. Mác đã khẳng định, LN là một đặc trƣng quan trọng
của kinh tế nông thôn (dẫn theo [1]). Theo cách nói của ông thì đây chính là một đặc
trƣng của nông thôn Châu Á, của phƣơng thức sản xuất Châu Á. Một số sản phẩm
của LN khi ấy (dệt may, chế biến thực phẩm, làm đồ gốm, xứ...) đƣợc đặc biệt chú ý
vì có quá trình sản xuất gần gũi với quá trình sản xuất trong công nghiệp. Ranis,
Gustav và Frances Stewart (1993) [102] cũng cho rằng LN là một loại hình công
nghiệp nông thôn đặc biệt, có vai trò quan trọng trong quá trình CNH nông nghiệp,
cải thiện, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng (CSHT) ở khu vực nông thôn.
Cùng quan điểm này, có nghiên cứu của Harry T. Oshima [50]. Theo ông, duy
trì mô hình kinh tế hai tầng (gồm công nghiệp lớn ở thành thị và phát triển, nhân
cấy các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn) là giải pháp hiệu quả nhất để thực
hiện CNH ở các nƣớc châu Á gió mùa. Bởi lẽ, với tính mùa vụ của lao động, để giải
quyết vấn đề thiếu hụt lao động lúc chính vụ nhƣng dƣ thừa lao động lúc nông nhàn,
cải thiện và nâng cao thu nhập, ngƣời dân nông thôn “không có cách lựa chọn nào
khác là tiếp tục những công việc phi nông nghiệp cổ truyền”.
Kinh nghiệm phát triển LN đƣợc đặc biệt nghiên cứu sâu ở các nƣớc trong khu
vực châu Á gió mùa.
Ở Nhật Bản, phát triển LN gắn liền với phong trào Mỗi làng một sản phẩm
(One Village One Product – OVOP) xuất hiện những năm 70 của thế kỷ XX.
OVOP đƣợc đề xuất thực hiện bởi Morihiko Hiramatsu, ngƣời đứng đầu tỉnh Oita
lúc bấy giờ. Những nét khái quát về OVOP nguyên thủy Nhật Bản và OVOP đã


11
đƣợc cải tiến khi áp dụng ở nhiều nƣớc trong nghiên cứu Challenges for the OVOP
movement in Sub-Saharan Africa - Insights from Malawi, Japan and Thailand [101]
đã cho thấy mục tiêu chính của phong trào này là tận dụng nguồn lực tại chỗ, phát
huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các LNTT, qua đó làm tăng thu nhập và cải thiện
bộ mặt nông thôn. Mục tiêu sâu sa hơn chính là tạo sức hấp dẫn của khu vực nông

thôn, hạn chế di dân tự do, tạo nguồn lực đủ mạnh để CNH, HĐH nông thôn. Ngoài
đặc sản (rau, quả, đồ gỗ... ), còn có các sản phẩm văn hóa, du lịch, dịch vụ đặc sắc
đƣợc khuyến khích phát triển. Trong đó, sản phẩm LN đƣợc đặc biệt nhấn mạnh vì
những giá trị kinh tế và bản sắc văn hóa chứa đựng trong đó. Sau OVOP, nhiều
ngành nghề truyền thống tƣởng mai một đã đƣợc phục hồi lại, nhiều nghề mới đƣợc
phát triển. Đáng chú ý nhất trong nghiên cứu này là kinh nghiệm của các quốc gia
(Nhật Bản, Thái Lan, Malawi...) trong việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho
sản phẩm thủ công truyền thống vùng nông thôn.
Ở khu vực châu Á gió mùa, Ấn Độ cũng là quốc gia có nhiều nghề thủ công
phát triển. Vai trò của các ngành nghề này, thậm chí, còn đƣợc ví nhƣ là “một sản
phẩm di sản, vừa mang tính "dân tộc" vừa có giá trị đạo đức” [100]. Tuy nhiên, do
những đặc điểm cố hữu nhƣ: giới hạn về thị trƣờng và mối liên kết trong sản xuất;
nguồn lao động dồi dào, nhƣng sự khan hiếm về vốn; sử dụng công nghệ thấp...các
nghề thủ công ở Ấn Độ cũng gặp không ít những thách thức khi nƣớc này tham gia
quá trình toàn cầu hóa. Vì thế công trình nghiên cứu The Khadi and Village
Industries in Globalized India: Role, Challenges, and Future Ahead [100] cũng đã
chỉ rõ những vấn đề cơ bản cần khắc phục là: vốn, công nghệ sản xuất, quảng bá
thƣơng hiệu và mở rộng thị trƣờng. Đây cũng là những vấn đề mà LN Việt Nam cần
giải quyết trong bối cảnh hiện nay.
1.1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ngay từ thế kỉ XV, trong tác phẩm Dư địa chí của Nguyễn Trãi, thế kỉ thứ
XIX, Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú, LN đã đƣợc nghiên cứu dƣới góc
độ văn hóa và lịch sử (dẫn theo [51]). Tuy nhiên, cho đến tận những năm cuối của
thế kỷ XX, LN và vai trò của LN trong quá trình phát triển KT - XH mới thực sự


12
đƣợc quan tâm. Đáng chú ý nhất là công trình Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của
Pierre Gourou (1936) [29]. Trong tác phẩm này, P.Gourou đã phân chia các LN thủ
công Bắc Kỳ thành 9 loại ngành nghề cơ bản: nghề dệt; nghề chế biến thực phẩm;

nghề đan lát; nghề mộc; nghề sản xuất vôi, gạch ngói, thợ nề; nghề làm giấy, đồ
vàng mã; nghề rèn, đúc, chế tác kim loại; nghề làm nông cụ và nghề gốm. Tuy chƣa
thấy hết đƣợc vai trò của tất cả các ngành nghề nông thôn (NNNT) nhƣ hiện nay
nhƣng ông đã phân tích khá rõ vai trò của việc phát triển ngành nghề thủ công nhƣ
là sự tận dụng sức lao động lúc nông nhàn và là giải pháp để tăng cƣờng hiệu suất
sử dụng sức lao động ở nông thôn.
Về chủ trƣơng, đƣờng lối, phát triển LN lần đầu tiên đƣợc nhấn mạnh trong
Đại hội Đảng lần thứ VIII. Phát triển LN đƣợc xác định là một nhiệm vụ cơ bản của
quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn. Tinh thần này cũng xuyên suốt nhiệm kì
thứ IX của Đảng. Đến Đại hội X, Đảng ta đã đặt ra vấn đề "Phát triển bền vững các
làng nghề” làm cơ sở cho quá trình xây dựng NTM đƣợc đề cập trong Đại hội Đảng
lần thứ XI sau này.
Từ sau khi chiến lƣợc CNH đƣợc khởi động lại (năm 1994) đến nay, LN đƣợc
coi là một nhân tố quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Vì thế, dƣới góc độ KT - XH, LN trở thành đề tài khảo sát, nghiên cứu của nhiều
công trình khoa học [2], [3], [5], [94],... Trong đó, quy mô lớn và công phu nhất là
công trình nghiên cứu của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) kết hợp với Bộ
NN - PTNT (2002) [99]. Với 3 mẫu phiếu điều tra trên 9.400 xã tại 61 tỉnh thành,
song song với các dự án thí điểm, 7 cuộc hội thảo, thảo luận theo chuyên đề và các
cuộc thi sản phẩm TCMN Việt Nam. Kết quả khảo sát là cơ sở xây dựng các tiêu
chí công nhận LN sau này. Gần đây (4/2014) Hội thảo Làng nghề và phát triển du
lịch [66] đã đƣợc tổ chức. Kỷ yếu của Hội thảo là một công trình khoa học có giá trị
thực tiễn cao với 17 bài viết của nhiều học giả trong và ngoài nƣớc về xu hƣớng
phát triển mới của LN. Tại Hội thảo này, phát triển du lịch LN đã đƣợc xem xét một
cách toàn diện dƣới góc nhìn địa lý học, văn hóa, chính trị và kinh tế học. Trong đó
nhiều ý tƣởng về mô hình du lịch LN đã đƣợc đề xuất.


13
Có ý nghĩa khoa học cao là các công trình nghiên cứu của Dƣơng Bá Phƣợng

[51], Mai Thế Hởn [32] , Đặng Kim Chi [18]... Ngoài hệ thống cơ sở lí luận về LN

(khái niệm, phân loại, vai trò, đặc điểm, nhân tố ảnh hƣởng, điều kiện hình thành...),
các công trình này còn phân tích khá sâu về thực trạng cũng nhƣ xu hƣớng vận động
của LN ở nƣớc ta trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH nông thôn. Trên cơ sở đó
các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng.
Bàn cụ thể về sự phát triển LN ở ĐBSH, có:
- Công trình nghiên cứu của Trần Văn Chử [19], của Nguyễn Vĩnh Thanh [67]
có giá trị cao trong việc mở rộng thị trƣờng LN. Trong đó, vai trò của thƣơng hiệu
đối với các sản phẩm của LNTT, chiến lƣợc quảng bá thƣơng hiệu đƣợc đặc biệt
nhấn mạnh. Cùng quan điểm này, có Vũ Thị Thoa [69]. Ngoài việc làm rõ vai trò về
kinh tế, văn hóa của thƣơng hiệu đối với các sản phẩm của LNTT sau khi Việt Nam
gia nhập WTO, đề tài còn tập trung phân tích những tác động của quá trình hội nhập
đối với các LNTT nói chung và LNTT vùng ĐBSH nói riêng. Từ đó, công trình đề
xuất nhiều giải pháp thiết thực.
- Nguyễn Tấn Trinh [78] lại đi sâu phân tích quá trình hình thành và phát triển
của các LN mới cũng nhƣ những tác động của chúng đến sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở vùng nông thôn các tỉnh ĐBSH. Đây cũng là một công trình nghiên cứu có
giá trị thực tiễn cao. Vì hiện nay, sự phát triển của LN không chỉ dừng lại ở việc bảo
tồn và phát triển các LNTT mà còn phải đảm bảo mục tiêu mở rộng các ngành nghề
mới, LN mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cũng mang tính thời sự là công trình của Hoàng Văn Châu [17]. Ông đã đƣa
ra khái niệm cơ bản về LN du lịch; nêu bật đƣợc tiềm năng và sự cần thiết phải phát
triển mô hình LN du lịch ở một số địa phƣơng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt,
trong công trình này, đã có những tour du lịch với những mô hình LN du lịch rất có
giá trị đƣợc đề xuất nhƣ: Homestay, LN du lịch trên cơ sở hiện có, khu LN tập
trung.... Theo mạch này còn có nghiên cứu của Sylvie Fanchettle và Nicolas
Stedman [28]. Đây đƣợc coi là cẩm nang du lịch của nhiều ngƣời nƣớc ngoài và cả
ngƣời Việt Nam khi đến thăm các LN ở xung quanh Hà Nội.



14
- Gần đây nhất, luận án Tiến sỹ của tác giả Đỗ Việt Hùng [33], đã cho thấy
bức tranh toàn cảnh, chi tiết về hoạt động công nghiệp trong khu vực LN ở vùng
ĐBSH. Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về LN, công nghiệp
nông thôn, công trình đã nêu lên một khái niệm tƣơng đối mới: công nghiệp làng
nghề với hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp LN đƣợc xây dựng.
Nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong việc hoạch định các chính sách phát triển công
nghiệp LN ở vùng ĐBSH.
Ở phạm vi nhỏ hơn, có thể kể tới các nghiên cứu gần đây của Bạch Thị Lan
Anh [1], Lê Văn Hƣơng [36], Trịnh Kim Liên [44] và Bùi Văn Tiến [63]… Đáng chú
ý nhất là luận án Tiến sỹ của Lê Văn Hƣơng. Dƣới góc nhìn địa lý học, tác giả nhận
định: dù ở trình độ phát triển nào, quá trình CNH nông thôn cũng gắn bó mật thiết
với sự phát triển của LN. Bởi phát triển LN chính là biện pháp then chốt giải quyết
các mục tiêu cơ bản của CNH nông thôn. Đó là tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho
ngƣời dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà vẫn đảm bảo sự phát triển của
ngành nông nghiệp trên địa bàn [36].
Nhƣ vậy, có thể thấy, ngoài những vấn đề lí luận cơ bản (khái niệm, đặc điểm,
vai trò, các nhân tố ảnh hƣởng của LN) đƣợc đề cập đến, các công trình nghiên cứu
kể trên đã cho thấy nhiều kinh nghiệm phát triển LN ở các địa phƣơng. Bên cạnh
việc bảo tồn, phát triển LNTT, việc phát triển các LN mới đang đƣợc chú trọng.
Ngoài đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển LN gắn với du lịch cũng là xu
hƣớng đƣợc quan tâm trong bối cảnh đẩy mạnh CNH và hội nhập quốc tế. Đây là
những kinh nghiệm, những tài liệu quý tác giả có thể tham khảo, kế thừa và vận
dụng trong quá trình nghiên cứu luận án.
1.1.1.3. Nghiên cứu tại Nam Định
Đại Nam nhất thống chí là tài liệu đầu tiên có ghi chép rõ ràng về các NNNT
ở Nam Định trong thời kì phong kiến. Tuy nhiên đây chỉ là những mô tả hết sức
khái quát về nghề dệt và nghề nấu rƣợu. Cũng trong thời kì này, Vũ Huy Trác (thế
kỉ XVIII) đã nghiên cứu nghề đúc đồng dƣới góc độ lịch sử và soạn thảo thành công

Phong Doanh huyện, Tống Xá xã liệt vị thánh tổ từ sự tích (Sự tích các vị đền thờ


15
thánh tổ làng Tống Xá - huyện Phong Doanh) [79]. Đến cuối thế kỉ XIX, những
nghiên cứu của P. Gourou [29] đã khiến ngƣời Pháp chú ý tới nghề ƣơm tơ, dệt lụa
và xây dựng ở Nam Định một nhà máy dệt lớn nhất Đông Nam Á trong thời kỳ này.
Nghiên cứu về LN Nam Định dƣới góc nhìn văn hóa, gần đây còn có nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thị Lan Hƣơng [37], Đỗ Đình Thọ và cộng sự
[68]...Trong đó, nghiên cứu của Đỗ Đình Thọ có tính khái quát cao. Tác giả không
chỉ dừng lại ở việc khảo cứu lịch sử hình thành, phát triển của các LNTT ở Nam Định
mà còn phân tích, nhận định sâu sắc về xu hƣớng vận động, biến đổi của từng LN,
qua đó chỉ ra đƣợc nét đặc sắc riêng có của truyền thống LN ở địa phƣơng.
Về các khía cạnh KT - XH khác của LN Nam Định cũng có nhiều nghiên cứu.
Năm 1995 - 1996, UBND tỉnh Nam Hà tiến hành khảo sát và tổ chức Hội thảo Hiện
trạng và các giải pháp phát triển làng nghề sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp nông thôn tỉnh Nam Hà (dẫn theo [92] ). Trên cơ sở này, một số tiêu chí LN
đã đƣợc xác định. Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đem lại cho nhiều ngƣời quan tâm
những hiểu biết tƣơng đối đầy đủ về LN để từ đó hoàn thiện thêm khái niệm vốn
gây nhiều tranh cãi này.
Sau năm 2005, các LN Nam Định phát triển mạnh nhƣng môi trƣờng LN lại
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nghiên cứu của Lê Thị Lài [43] cùng các đề tài
nghiên cứu khác của Trƣờng Đại học điều dƣỡng Nam Định đã gióng lên hồi
chuông cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trƣờng LN, đặc biệt là các LN cơ khí.
Nếu không có biện pháp giảm thiểu hợp lý, môi trƣờng sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng
và gây hậu quả xấu đối với sức khỏe của nhân dân.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định: LN là một nhân tố quan trọng trong quá
trình CNH, HĐH vùng nông thôn tỉnh Nam Định nhƣ: nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Minh Văn [92] , Trần Quốc Hùng [34], Trần Lê Đoài [27] và gần đây nhất là
của tác giả Vũ Ngọc Hoàng [31]. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Trần Lê

Đoài. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách đến sự phát triển
LN TCMN tỉnh Nam Định (giai đoạn 2006 - 2012) và dƣới góc nhìn của một nhà
quản lý kinh tế, tác giả đã đề xuất đƣợc các chính sách cụ thể tác động vào nguồn


×