Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích khủng hoảng nợ châu âu trên các chỉ số tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.77 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG NỢ CHÂU ÂU TRÊN CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đã bắt đầu như thế nào?
-

Theo Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), khủng hoảng nợ công
tại châu Âu là cuộc khủng hoảng nợ công thứ 3 trên thế giới trong lịch sử hiện đại
sau các cuộc khủng hoảng tại Mỹ Latin và châu Á. Cơ quan Thống kê của EU
(Eurostat) vừa công bố nợ công trong Khu vực đồng Euro (Eurozone) đang tăng
với tốc độ nguy hiểm. Tổng nợ công của 17 nước thành viên Eurozone hiện đã
đạt mức cao kỷ lục 8.750 tỷ euro (tương đương 11.400 tỷ USD), tăng 4% so với
cùng kỳ năm 2012.

-

Theo giới phân tích, khủng hoảng diễn ra ngay sau giai đoạn bùng nổ tín dụng, lãi
suất cho trích lập rủi ro thấp, dư thừa thanh khoản, đòn bẩy tài chính cao và bong
bóng bất động sản. Một nguyên nhân khác là tăng chi hoặc giảm thu ngân sách
thiếu kiểm soát của các chính phủ. Xét rộng hơn, việc này còn do chính sách tài
khóa của các nước chưa hài hòa và cơ chế phối hợp ứng phó còn bất đồng.

-

Khi châu Âu gắn kết lại với nhau trong khu vực đồng tiền chung euro, người ta
đã tràn trề hy vọng vào một cộng đồng mạnh mẽ, một sức mạnh ngang ngửa với
sức mạnh Mỹ đã thống trị thế giới bao lâu nay và đối chọi với các thế lực mới nổi
tại châu Á mà đại diện là con rồng khổng lồ mang tên Trung Quốc. Với riêng
người châu Âu thì ý tưởng thị trường châu Âu đã đem đến cho họ một giấc mơ
tuyệt diệu, trong đó họ có thể đi lại, sống và làm việc tại bất cứ nơi nào ở châu
Âu - khi ranh giới giữa các quốc gia được xóa nhòa. Cơ hội tốt đến với tất cả mọi
người, miễn họ là người châu Âu. Và điều đó, trên phương diện lý thuyết, là có


thật. Song thực tế có lẽ còn cách giấc mơ lý tưởng đó một khoảng cách khá dài.

1/10


-

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ cuối năm 2009 và điểm bùng nổ
đầu tiên là Hy Lạp đầu năm 2010 khi các khoản nợ của chính phủ tăng lên chóng
mặt mà không hề có khả năng chi trả. Sau đó, như một trận dịch bệnh, cuộc
khủng hoảng này lan đến các nước khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia,
Cộng hòa Sip... Các ngân hàng đứng trước bờ vực thẳm, các chính phủ sẵn sàng
sụp đổ bất cứ lúc nào, và người dân rơi vào tình trạng hoang mang chưa từng có.

-

Hy Lạp, quốc gia đầu tiên của Eurozone đánh mất lòng tin của giới đầu tư năm
2009, dẫn đầu danh sách với mức nợ công tương đương 160,5% GDP, tăng 24%
so với 1 năm trước. Tháng 3/2012, Hy Lạp đã được các chủ nợ xóa hơn 100 tỷ
euro và nhận thêm 2 chương trình hỗ trợ quốc tế tổng giá trị 240 tỷ USD để tập
trung xử lý vấn đề ngân sách. Tuy nhiên, sau một năm chật vật với những biện
pháp khắc khổ, Hy Lạp lại lập kỷ lục đáng thất vọng nhất trong khu vực khi các
con số ở mức báo động tiếp tục tăng cao. Theo dự báo của Ủy ban châu Âu, trong
năm nay, nợ công Hy Lạp có thể tăng lên mức chưa từng có là 175%.

-

Sau Hy Lạp là Italia - nền kinh tế từng đứng thứ 7 thế giới, lâm vào tình trạng suy
thoái từ giữa năm 2011, với gánh nặng nợ nần lên tới 130,3% GDP. Tuy không
cần đến gói cứu trợ như Hy Lạp và các nước khác, nhưng Italia cũng phải thi

hành một loạt biện pháp nhằm củng cố lòng tin của giới đầu tư để duy trì khoản
vay 2.000 tỷ euro từ họ.

-

Tiếp theo trong danh sách các nước có nợ công tăng rất cao là Bồ Đào Nha
127,2%, tăng 14,9% so với năm ngoái, Ireland 125,1% (tăng 18,3%), và Tây Ban
2/10


Nha 88,2% (tăng 15,2%). Chỉ có hai trong số các quốc gia khu vực đồng euro báo
cáo giảm nợ là Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực - và Estonia.

Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu

-

Liên minh châu Âu đã phải vào cuộc, bắt tay vào một hành trình giải cứu kéo dài
liên miên mấy năm chưa có hồi kết thúc. Tháng 5/2010, các nước thành viên khu
vực đồng euro và Quỹ Tiền tệ quốc tế đã thông qua khoản vay 110 tỷ euro cho Hy
Lạp, đổi lại nước này phải thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng thật khắc
nghiệt. Cùng lúc đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu đã thông qua gói giải cứu
trị giá 750 tỷ euro nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính ở khu vực châu Âu, và lập
ra cái gọi là “Ủy ban Ổn định Tài chính châu Âu”. Những động thái đó dường
như đã đặt châu Âu vào một tình trạng báo động, khiến cho cả thế giới nhận thấy
rõ sự bất ổn mà châu Âu đang phải đối mặt. Tiếp theo đó là gói cứu trợ trị giá 85
tỷ euro cho Ireland vào cuối năm 2010 và một gói nữa trị giá 78 tỷ euro cho Bồ
Đào Nha vào giữa năm 2011. Tất nhiên, khủng hoảng nợ công không chỉ là
3/10



chuyện của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chính trị và xã hội. Ít
nhất, nó đã khiến cho Thủ tướng Hy Lạp và Thủ tướng Italia phải từ chức, và đầu
năm 2012, chính phủ Rumani trở thành chính phủ thứ 6 ở châu Âu sụp đổ do
cùng một nguyên nhân - khủng hoảng nợ công.
-

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin
Schulz nói rằng EU đã "cứu được các ngân hàng nhưng đang có nguy cơ để mất
cả một thế hệ". Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với EU không hẳn là
chuyện ngân hàng vỡ nợ hay các chính phủ sụp đổ, mà là người dân hoàn toàn
mất lòng tin vào khả năng tính toán và giải quyết vấn đề của EU. Ông cho rằng,
nếu thế hệ trẻ đang mất lòng tin, thì EU thực sự đang "lâm nguy".

Câu 2: Tại sao Châu Á nên quan tâm đến cuộc khủng hoảng này của khu vực Châu
Âu?
-

Khu vực đồng euro còn phải đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng trong
những năm tới. Đây là vấn đề mà châu Á rất quan tâm vì nó liên quan đến
thương mại và đầu tư.

-

Về thương mại: Châu Á hiện có trao đổi thương mại lớn với châu Âu. Liên minh
châu Âu với 27 thành viên là nền kinh tế lớn nhất chiếm 27% GDP của thế giới,
so với tỷ lệ 23% GDP của Mỹ. Châu Á (trừ Nhật Bản và Ôxtrâylia) chiếm 18%
nền kinh tế thế giới. Châu Á xuất khẩu một lượng hàng hóa trị giá 541 tỷ USD
sang Liên minh châu Âu trong năm 2010. Những con số này cho thấy châu Âu là
một thị trường quan trọng đối với hàng xuất khẩu của châu Á. Như vậy, nếu khu

vực đồng euro sụp đổ thì châu Á sẽ phải tìm thị trường xuất khẩu ngay tại chính
châu lục này để thay thế cho thị trường khu vực đồng euro. Ví dụ: Cơ quan
Thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, GDP quý 3 của nước này tăng trưởng
9,1%, thấp hơn so dự báo 9,2% và là mức tăng thấp nhất từ năm 2009. Nguyên
nhân phần lớn là do kim ngạch xuất khẩu yếu, do nhu cầu của châu Âu suy giảm
nghiêm trọng. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên hiệp châu Âu (EU) trong
tháng 9-2011 chỉ tăng 10%, thấp hơn nhiều so mức tăng 22% của tháng 8. Tăng
trưởng thương mại trong tháng 9-2011 cũng giảm xuống mức thấp nhất bảy
4/10


tháng qua. Các nền kinh tế khác ở châu Á không nằm ngoài vòng xoáy ảnh
hưởng của sự trì trệ kinh tế toàn cầu. Xin-ga-po, một trong những nền kinh tế phụ
thuộc xuất khẩu nhiều nhất thế giới, chỉ tăng trưởng 1,3% trong quý 3. Tại Malai-xi-a, các doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn trước những yếu tố tác động từ
châu Âu và Mỹ. Chính phủ Phi-li-pin tuyên bố hạ 0,5% dự báo tăng trưởng GDP
năm 2011 của nước này, xuống còn 5%-6%. In-đô-nê-xi-a trở thành nước đầu tiên
ở Ðông - Nam Á hạ lãi suất, do những bất ổn thị trường tài chính và nhu cầu
giảm ở các thị trường xuất khẩu có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế lớn nhất khu vực này. IMF hạ dự báo tăng trưởng các nền kinh tế châu Á trong
năm 2012, còn 7,7% so mức 8% đưa ra hồi tháng 8.
-

Về đầu tư – vốn: Theo tính toán của Ngân hàng Morgan Stanley, tính đến cuối
tháng 6/2011, các ngân hàng châu Âu đã cho vay tổng cộng 1.600 tỉ USD cho
khu vực châu Á (ngoại trừ Nhật). Xét từ những diễn biến khá bình lặng trên thị
trường vốn những tháng gần đây (tức không có nhiều giao dịch), phần lớn dòng
tiền vẫn chưa rời khỏi châu Á. Tuy nhiên, nếu xuất hiện đợt rút vốn trên diện
rộng thì áp lực sẽ rất lớn, vì theo ông Frederic Neumann, người đồng đứng đầu
bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC tại Hồng Kông, sự tăng trưởng
kinh tế tại châu Á trong những năm gần đây đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào

nguồn tín dụng nước ngoài. Giới chuyên gia khuyến cáo, khi cuộc khủng hoảng
lan rộng, điều đầu tiên các ngân hàng châu Âu làm là rút các khoản tiền gửi trong
các ngân hàng tại châu Á và các danh mục đầu tư. Điều đó sẽ khiến cho các trung
tâm tài chính châu Á như Singapore và Hồng Kông cực kỳ dễ bị tổn thương.
Indonesia cũng là quốc gia có nguy cơ cao, vì các nhà đầu tư nước ngoài đang
nắm giữ tới hơn 30% thị trường trái phiếu bằng đồng rupiah. Sự rút vốn của châu
Âu cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến những quốc gia đang cần vốn để tài trợ cho
mức thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ như Ấn Độ. Sự tác động đó thể hiện
qua việc đẩy cao chi phí vay vốn đối với quốc gia này. Thậm chí, các tổ chức
châu Âu có thể buộc phải giảm tỉ lệ cổ phần nắm giữ tại các ngân hàng châu Á
như Shinhan của Hàn Quốc hay Yes Bank của Ấn Độ.

5/10


Câu 3: Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu ảnh hưởng như thế nào đến các thị trường
tài chính?
-

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại ở Mỹ có sự liên kết chặt chẽ với các ngân
hàng ở châu Âu và do đó phải đối diện với các nguy cơ lây lan trực tiếp từ các
ngân hàng EU. Chính những định chế tài chính lớn nhất Hoa Kỳ lại đang sở hữu
hàng tỉ USD nợ xấu từ cả năm quốc gia đang gặp khốn đốn bao gồm Hi Lạp, Bồ
Đào Nha, Ireland, Ý và Tây Ban Nha. Bank of America hiện có 16,7 tỉ USD dư
nợ cho vay tại năm quốc gia trên tính đến hết tháng 6 năm 2011. JPMorgan Chase
và Citigroup cũng lần lượt sở hữu 14 tỉ và 13,5 tỉ USD dư nợ. Morgan Stanley,
Wells Fargo và Goldman Sachs had sở hữu khoản nợ xấu từ 3 đến 5 triệu USD.
Các ngân hàng Mỹ đã phải đối phó bằng cách mua bảo hiểm hoặc dần dần giảm
thiểu sự hiện diện của mình tại châu Âu. Mặc dù vậy các nhà đầu tư vẫn lo ngại
rằng thảm họa đang diễn ra tại châu Âu vẫn sẽ tiếp tục lan sang nền tài chính Hoa

Kỳ. Kịch bản đang gây lo ngại nhất hiện nay cũng tương tự như những gì đã diễn
ra tại phố Wall năm 2008, các ngân hàng dừng cho vay lẫn nhau vì sụt giảm lòng
tin vào khả năng trả nợ. Một khi niềm tin giữa các ngân hàng không còn, nỗi lo
sợ sẽ lan tỏa nhanh chóng, các ngân hàng nhỏ sẽ sụp đổ trước tiên bởi các làn
sóng rút tiền ồ ạt. Ngoài ra, ngân sách Mỹ sẽ càng điêu đứng khi IMF ra tay giúp
khối đồng euro tái cơ cấu nợ, vì khoản đóng góp lớn nhất cho thể chế tài chính
này cũng do Mỹ gánh vác.

-

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc lại có nhiều dấu hiệu chững lại sau ba thập kỷ
tăng trưởng cao. Để ngăn tác động của khủng hoảng tài chính, tháng 11/2008,
nước này đã chi gần 600 tỷ USD để kích thích kinh tế, từ đầu tư cơ sở hạ tầng
đến an sinh xã hội. Trong 2 năm 2009 và 2010, Trung Quốc đã dần leo lên vị trí
nền kinh tế số 2 thế giới. Nhưng sau khủng hoảng, để không bị suy giảm như Mỹ
và châu Âu, nước này vẫn liên tục tung kích thích dưới dạng các khoản cho vay
khổng lồ. Hệ quả là tỷ lệ cấp tín dụng trên GDP tăng từ 120% lên gần 200% trong
gần 5 năm qua, nợ địa phương ngày càng phình to và bong bóng bất động sản tạo
6/10


ra hàng loạt thành phố ma trên khắp cả nước. Nhu cầu nội địa yếu, thị trường Âu
- Mỹ chưa hồi phục đã khiến cả tăng trưởng GDP, lạm phát, sản xuất và xuất
khẩu của Trung Quốc liên tục giảm sút từ năm ngoái.

-

Tại khu vực Châu Á, nếu các ngân hàng châu Âu rút vốn khỏi khu vực này, điều
đó sẽ gây ra sự gián đoạn rất lớn. Bởi lẽ, châu Á sẽ cần có một khoảng thời gian
điều chỉnh để giải quyết vấn đề thiếu vốn”, ông Neumann cho biết.

Trong khi đó, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp châu Á qua các thị
trường tài chính đã bị giảm mạnh trong thời gian qua. Các thị trường chứng
khoán châu Á đều đã lao dốc mạnh theo đà giảm của các chỉ số chứng khoán Mỹ
và châu Âu. Kể từ đầu năm đến nay, các chỉ số chứng khoán tại Hồng Kông, Ấn
Độ và Đài Loan đều đã giảm khoảng 20%. Vốn huy động được từ các đợt lên sàn
tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng giảm xuống, chỉ còn khoảng 74 tỉ
USD tính từ đầu năm đến nay, so với con số gần 159 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái,
theo số liệu từ hãng tin Reuters.

-

Các nhà đầu tư phản ứng bằng cách yêu cầu tăng lãi suất cao hơn trên trái phiếu
chính phủ tại nhiều nước như Hy Lạp, Italia…và quan tâm hơn đến vốn ở dạng
thanh khoản, và lấy lợi nhuận bất cứ nơi nào.

Câu 4: Tại sao lợi tức trái phiếu tăng phản ứng lại cuộc khủng hoảng này và điều
này hàm chứa ý nghĩa gì?
-

Khủng hoảng tài chính châu Âu từ mùa Xuân 2010 làm lộ rõ những chênh lệch
nghiêm trọng về tài chính giữa 17 nước cùng sử dụng một đơn vị tiền tệ là đồng
euro. Chính vì thế mà trong lúc một nước được coi là có mức độ rủi ro thấp như
Đức được quyền đi vay tín dụng 10 năm với lãi suất 1,5%, thì Tây Ban Nha,
Italia, phải vay với lãi suất từ 6 đến 7%. Cách biệt về lãi suất nói trên càng gây
thêm khó khăn cho những mắt xích yếu kém của dây chuyền euro.

-

Hiện tại, bên cạnh ba nước đã phải nhận gói cứu trợ của quốc tế là Hy Lạp, Ailen
và Bồ Đào Nha, thì đến lượt Italia và Tây Ban Nha đang bị nghẹt thở vì phải

thường xuyên vay tín dụng dài hạn 10 năm với lãi suất trên 6%. Các chi phí tài
chính quá lớn vừa đè năng lên ngân sách nhà nước vốn đang thâm hụt đến mức
7/10


báo động, vừa “cướp đi” một nguồn vốn quý giá để đầu tư và qua đó đem lại một
luồng sinh khí mới cho kinh tế các nước này. Điều này hàm ý cuộc khủng hoảng
niềm tin của các nhà đầu tư vào khu vực Châu Âu, họ lo sợ các quốc gia này sụp
đỗ, thậm chí khả năng tan vỡ không có trật tự của EU và họ quay lưng lại với trái
phiếu của các quốc gia như Hy Lạp, Ailen và từ đó đẩy lãi suất các trái phiếu này
tăng cao.
Câu 5: Liệu cuộc khủng hoảng niềm tin của Châu Âu có lan sang Châu Á không?
Câu trả lời là có. Lý do: Khu vực đồng euro còn phải đối mặt với một loạt các cuộc
khủng hoảng trong những năm tới và có khả năng đỗ vỡ. Từ đó lan sang Châu Á vì nó
liên quan đến thương mại và đầu tư (chi tiết nêu tại câu 2).

Câu 6: Bạn có cho rằng Đồng USD Châu Á có thể không phải là lựa chọn đúng
đắn?
-

Đồng tiền chung Châu Á là vấn đề đã được đề cập khá nhiều trong các Hội nghị
quốc tế và khu vực, kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997-1998. Theo Kế
hoạch Hành động Hà Nội (tháng 12/1998) và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 ở
Manila (tháng 11/1999), và ASEAN+3 ở Chiềng Mai (Thái Lan - tháng 5/2000).
Ý tưởng về việc hình thành đồng tiền chung châu Á (AS) là rất tích cực trong xu
thế liên kết khu vực, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng khả năng
cạnh tranh, mặt khác sẽ giúp các quốc gia Châu Á hạn chế sự lệ thuộc quá nhiều
vào USD và tránh được những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế. Nhưng
khó khăn lớn nhất cho việc ra đời AS là sự khác biệt lớn giữa các thành viên và
cốt lõi của quá trình chuẩn bị cho aszone là đạt được sự thống nhất trong sự khác

biệt quá lớn này. Do tính đa dạng về kinh tế, văn hóa, chính trị giữa các quốc gia
Châu Á cũng hình thành nhiều cấp độ phát triển kinh tế khác nhau trong khu vực,
tạo nên khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển của quốc gia. Chênh lệch
về trình độ phát triển kinh tế dẫn đến việc xác định khác nhau giữa các lợi ích và
vấn đề ưu tiên trong hợp tác. Khoảng cách chênh lệch trên cũng tạo bất lợi đối
với các nước kém phát triển trong phân công lao động quốc tế, do các nước lớn
có lợi thế hơn về vốn, công nghệ và khả năng cạnh. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ
8/10


eurozone, vấn đề nhất thể hoá tiền tệ, phối hợp chính sách tài khoá với một lộ
trình phù hợp với xu thế quốc tế luôn thay đổi, phải được xử lý ngay trong quá
trình chuẩn bị ra đời aszone. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của
đồng tiền chung Châu Á.
-

Sai lầm trong cấu trúc của các nước eurozone chính là: Mặc dù họ có Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB) và hệ thống giám sát tài chính châu Âu, nhưng họ lại
không có một hệ thống tài chính thống nhất. Chính vì vậy, khi một nước thành
viên phải chịu mức thâm hụt ngân sách lớn, thì lại không có một cơ quan nào có
thể đứng ra điều tiết các chính sách tài khóa một cách hiệu quả.

-

Những người ủng hộ việc cho ra đời đồng tiền chung châu Á chỉ ra rằng việc tăng
trưởng trong hợp nhất thương mại chính là điều kiện tiên quyết cho việc hợp nhất
tài chính. Nhưng những người phản đối thì lại biện luận ngay đến cả chính trị còn
chẳng thống nhất được, thì nói gì đến chuyện có cùng một đồng tiền, một chính
sách tiền tệ hay thậm chí là cùng một chính sách giám sát. Hơn nữa, các nước
châu Á cũng hiếm khi bàn thảo với nhau về các chính sách tài khóa chung.


-

Những vấn đề của đồng euro chính là tín hiệu cảnh báo cho châu Á về những việc
nên và không nên làm. Bài học đầu tiên là không nên vội vàng, vì đây là một quá
trình mất rất nhiều thời gian, nhất là đối với một cộng đồng có những lợi ích và
văn hóa khác nhau. Nếu hỏi 10 nhà kinh tế học của châu Á xem họ nghĩ thế nào
về khả năng hợp nhất châu Á, thì chắn chắn sẽ nhận được nhiều hơn 10 ý kiến.
Việc thống nhất về thể chế của Liên minh châu Âu cũng phải mất đến hơn 50
năm bàn thảo tại 3 trung tâm quyền lực lớn là Brussels, Basel và Frankfurt thì
mới có thể quyết định được.

-

Tóm lại, thời đại ngày nay luôn biến đổi, sự biến đổi là vô hạn, còn dự báo luôn
là hữu hạn. Do vậy việc tính toán và dự báo về việc nhất thể hoá tiền tệ và việc ra
đời AS sẽ là hợp qui luật, sẽ là rất hấp dẫn, sẽ rất quan trọng, nếu chuẩn bị lộ
trình và bước đi cho aszone hợp lý, trong đó khởi đầu phải là thể chế cho các
bước tiếp theo./.

9/10


@ Các nguồn thông tin – tài liệu tham khảo:
* Website của chinhphu:
* Website: />* CIA - The World Factbook,
* />* />* Website của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, WB, ADB, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
* Báo cáo:“Đánh giá khủng hoảng nợ công của Châu Âu”; Nguồn: Báo cáo của Bộ KH&ĐT; Bộ Tài chính; Báo cáo của
Bộ Công thương; NHNN.
* The world & Vietinam report, Bộ Ngoại giao số trong tháng 4,5,6 với các bài, thông tin có liên quan.

* Thời báo kinh tế Sài gòn các số tháng 4,5,6 năm 2010, các thông tin và bài có liên quan.
* Bài “Đồng tiền chung Châu âu và đồng tiền chung Châu Á: NCS. Lê Thị Thùy Vân- Viện KHTC
* Bài “Đồng tiền chung: Hiện tại & tương lai” TS. Vũ Đình Ánh- Viện KHTTGC

10/10



×