Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Hệ thống hậu cần chuỗi cung ứng hoàn hảo, một trong các yếu tố tạo nên thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới – zara

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.79 KB, 16 trang )

Hệ thống hậu cần & chuỗi cung ứng hoàn hảo, một trong
các yếu tố tạo nên thương hiệu thời trang nổi tiếng thế
giới – Zara”
Perfect logistics and supply chain system – one of factors contributing to the
famous brand name Zara in the international market
I. GIỚI THIỆU VỀ ZARA
Zara là một trong những thương hiệu của Công ty Inditex Tây Ban Nha, một
trong những hệ thống sản xuất và bán lẻ thời trang lớn và phát triển nhanh nhất thế
giới. Được thành lập năm 1975 tại Tây Ban Nha, đến nay Zara đã có hơn 3.600 cửa
hàng ở 77 quốc gia trên thế giới, đóng góp tới 80% doanh số của Inditex. Trong tài
khóa 2011-2012 (kết thúc vào tháng 1/2012), Inditex thông báo lãi dòng tăng 12%.
Cụ thể công ty này có lợi nhuận 1,932 tỷ euro. Ngày nay các sản phẩm của Zara đã
được toàn thế giới biết đến và công nhận như một dòng thời trang cao cấp. Zara
đang tiếp tục khẳng định sức mạnh của một trong những thương hiệu thời trang
được yêu thích nhất toàn cầu. Theo các chuyên gia thì một trong các yếu tố tạo nên
thành công của Zara chính là đã xây dựng được “Hệ thống hậu cầu & và chuỗi
cung ứng hoàn hảo”.

II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG HẬU CẦN & CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ZARA
Công ty Inditex

Nhà máy sản xuất
của Inditex

8 Trung tâm tại Tây
Ban Nha

Đối tác sản xuất tại
Châu Âu và Châu Á

3.600 Cửa hàng tại 77 quốc gia trên thế giới



Khách hàng trên thế giới
1


Sơ đồ: Hệ thống hậu cần & chuỗi cung ứng của Zara

-Trụ sở chính của Công ty Indetex: Đặt tại thành phố nhỏ La Coruna phía
Bắc Tây Ban Nha. Tại trụ sở trung tâm tại La Coruna có một vài tòa nhà thiết kế
ngầm dưới đất được bảo vệ nghiêm ngặt chẳng khác gì một căn cứ quân sự. Đó
chính là bộ phận thiết kế, được đánh giá là “chốn thâm nghiêm nhất” của Zara, nơi
có tới 200 chuyên gia thiết kế thời trang ngày đêm làm việc miệt mài để tạo ra
những mẫu thời trang mới nhất cho ngày hôm sau. Tên tuổi của tất cả những người
này đều được giữ kín, mà theo như Ortega, chủ thương hiệu thời trang Zara giải
thích, khách hàng chỉ cần biết duy nhất một cái tên chung – đó là Zara. Bên cạnh đó,
các nhân viên thương mại tại trụ sở Inditex ở La Coruna thường xuyên liên hệ với
các đồng nghiệp khác của công ty trên khắp thế giới để nắm bắt thị thiếu thời trang,
sự kỳ vọng hay thất vọng cũng như mong đợi của người tiêu dùng.
-Tám Trung tâm phân phối đặt tại Tây Ban Nha: Cung cấp tất cả các sản
phẩm cho các cửa hiệu trên toàn thế giới.
-Nhà máy sản xuất của Inditex: Chủ yếu đặt tại Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha, đáp ứng khoảng 40% sản phẩm của Zara.
-Đối tác sản xuất: Hầu hết từ châu Á, chiếm khoảng 35% lượng của Zara.
-Hệ thống 3.600 cửa hàng tại 77 quốc gia.
-Khách hàng trên toàn thế giới.

Hệ thống “hậu cần & chuỗi cung ứng” của Zara thoạt nhìn cỏ vẻ đơn giản,
nhưng nó đã đáp ứng một cách hoàn hảo chiến lược kinh doanh, nhu cầu thị hiếu
của khách hàng mục tiêu và phát huy hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Công ty.
Chiến lược kinh doanh của Zara là: “Cung cấp sản phẩm thời trang phù

hợp nhu cầu khách hàng với thời gian nhanh nhất và mức giá thấp nhất có thể”.
Ngay từ năm 1975, Ortega mở cửa hàng thời trang riêng, vừa thiết kế vừa may và
bán, ông đã xác định rất rõ ràng nguyên tắc hoạt động: “dành cho khách hàng
những gì họ muốn với giá rẻ nhất và nhanh nhất có thể”.

2


Thị trường mục tiêu: Khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên. Trong đó
tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, công chức, thương gia, giới văn nghệ
sĩ…
Đối thủ cạnh tranh chính là: Thương hiệu GAP của Mỹ và H&M của Thủy
Điển.
Xác định ưu thế cạnh tranh cốt lõi:
+ Tốc độ thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhanh
nhất.
+ Đưa sản phẩm đến khách hàng với thời gian ngắn nhất.
+ Giá phù hợp nhất
Hệ thống thông tin và mạng lưới của “hệ thống hậu cần & chuỗi cung ứng”:
Đã đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng với thời gian nhanh
nhất. Với 3.600 cửa hàng, mỗi cửa hàng đều được trang bị những chiếc máy tính
nhỏ nối mạng. Khách hàng của hãng cũng được tham gia gửi ý kiến trực tiếp cho
các designer thông qua các cửa hàng. Jose Maria Castellano, giám đốc điều hành
của Inditex, công ty mẹ của Zara gọi đó là “Quá trình dân chủ hoá thời trang”. Còn
Ortega coi “Khách hàng đồng thời cũng đóng vai trò là cộng sự của công ty”. Bên
cạnh đó, các nhân viên thương mại tại trụ sở Inditex ở La Coruna thường xuyên
liên hệ với các đồng nghiệp khác của công ty trên khắp thế giới để nắm bắt thị
thiếu thời trang, sự kỳ vọng hay thất vọng cũng như mong đợi của người tiêu dùng.
Hàng ngày, các quản lý cửa hàng của Zara trên toàn thế giới sẽ thông báo cho đội
thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, dòng sản phẩm nào nên giữ, nên thay thế hay khi

nào nên có sản phẩm mới. Sau đó những thông tin thị hiếu, nhu cầu của khách
hàng sẽ được chuyển sáng bộ phận thiết kế, gồm 200 chuyên gia thiết kế thời trang
ngày đêm làm việc miệt mài để tạo ra những mẫu thời trang mới nhất cho ngày
hôm sau. Tiếp đó là các mẫu thiết kế sẽ được chuyển đến các nhà máy sản xuất.
Chính điều này đã giúp Zara phản ứng rất nhanh với thị trường, thay đổi mẫu mã
sản phẩm nhanh đáp ứng nhu cầu khách hàng.

3


Mặt khác phần lớn sản phẩm của Zara là do họ tự sản xuất do đó họ có thể
loại trừ được khâu trung gian, kiểm soát công việc tốt hơn và nhanh chóng đưa sản
phẩm đến với thị trường nhanh hơn bất cứ một thương hiệu nào khác. Zara đang
giữ kỷ lục về tốc độ thay đổi mẫu mã sản phẩm, vượt mặt cả GAP và H&M. Zara
chỉ mất hai tuần để phát triển sản phẩm mới và đưa ra thị trường, trong khi các
nhãn hàng khác cần trung bình là sáu tháng. Mỗi năm, Zara cho ra mắt 11.000 thiết
kế mới. Nếu như style đó không bán chạy trong vòng một tuần, nó sẽ được rút khỏi
cửa hàng, các đơn đặt hàng bị huỷ bỏ và ngay lập tức, đội thiết kế lại bắt tay vào
thiết kế mới. Không có mẫu hàng nào tồn tại trong cửa hàng Zara quá bốn tuần.
Zara đã được mệnh danh là “thời trang cấp tốc” (fast fashion).

Phòng thiết kế và nhà máy tại Tây Ban Nha
Hệ thống vận chuyển: Đã đáp ứng tốt yêu cầu đưa sản phẩm đến khách hàng
nhanh nhất. Tất cả các sản phẩm đều được để tại trung tâm phân phối chính ở La
4


Coruna, trước khi được chuyển ngay bằng xe tải tới các nước châu Âu và bằng
máy bay tới các khu vực khác trên thế giới. Thời gian đặt hàng từ các cửa hàng của
châu Âu là 24 giờ và tại châu Mỹ và Châu Á tối đa 40 giờ tính từ thời điểm trung

tâm phân phối nhận được đơn hàng. Hàng hóa từ trung tâm phân phối được
chuyển tới các cửa hàng vài lần mỗi tuần. Điều này làm cho hàng hóa ở các cửa
hàng luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Đầu tư vào hệ thống vận chuyển sẽ làm tăng chi phí. Tuy nhiên để đáp ứng
yêu cầu “giá cả hợp lý nhất”, Zara đã giảm chi phí chi phí lưu kho và chi phí quảng
cáo nhờ hệ thống mạng lưới và hệ thống tin mạnh. Trong khi các đối thủ (H&M,
GAP…) chi trung bình hàng năm tới 5% tổng doanh số cho các hoạt động quảng
cáo và khuếch trương, thì chi phí loại này của Zara chỉ là 0,3% (một con số khó tin
đối với một nhãn hiệu nổi tiếng toàn thế giới). Zara không quảng cáo trên tivi,
không có bộ phận báo chí ngoài Tây Ban Nha, không mang cho các tạp chí thời
trang mượn đồ để chụp hình. Chính những window cửa hàng của Zara là hình ảnh
quảng bá có hiệu quả nhất. Và triết lý ấy có vẻ đã đúng. Thường khách hàng, nhất
là nữ giới, chỉ trung thành với những thương hiệu cao cấp, còn với trang phục hạng
trung, họ luôn muốn thay đổi. Vì vậy, Zara không cần quan tâm đầu tư cho thương
hiệu, mà chỉ tập trung vào chính các cửa hàng sao cho bắt mắt và có nhiều mẫu mã
hấp dẫn khách hàng nhất. Dần dần chính các cửa hàng của Zara tạo nên tên tuổi
của cả hệ thống. Các cửa hàng của Zara thường tọa lạc tại những vị trí đẹp nhất của
5


các khu phố mua sắm, những chi tiết nhỏ nhất cũng được chăm chút từ bài trí cửa
hàng, khung kính cửa sổ đến đội ngũ nhân viên.

Khi các đối thủ thường có xu hướng cộng tác với những người mẫu và nhà
thiết kế nổi tiếng, thì các chuyên gia thiết kế của Zara lại lẳng lặng tìm tòi, chắt lọc
những nét mới từ các show diễn thời trang trên khắp thế giới để nhanh chóng áp
dụng và tung ra sản phẩm của mình.

Với việc đầu tư nhiều vào hệ thống thống thông tin đã đảm bảo cho thông tin

mới nhất luôn được cập nhật. Mỗi sản phẩm của Zara cũng được sản xuất với số
lượng nhỏ để dễ thay thế và hạn chế hàng tồn. Hệ thống phân phối đặc biệt của
Zara giúp cho Công ty này hầu như không phải tốn tiền cho việc lưu kho, một chi
phí rất đáng kể trong giá thành sản phẩm.
6


III. BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẬU CẦN &
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ZARA
1. Xây dựng hệ thống hậu cần & chuỗi cung ứng phải bám sát vào chiến lược
kinh doanh, sản phẩm và lợi thế cạnh tranh
Từ chiến lược kinh doanh “Cung cấp sản phẩm thời trang phù hợp nhu cầu
khách hàng với thời gian nhanh nhất và mức giá thấp nhất có thể”. Zara đã đầu tư
vào hệ thống thông tin để đảm bảo thông tin mới nhất luôn được cập nhật, để các
nhà thiết kế có các thông tin chính xác, kịp thời về nhu cầu thị hiếu thời trang của
khách hàng, nhu cầu của từng sản phẩm, để cho ra sản phẩm phù hợp nhất, tiêu thụ
nhanh nhất, lượng tồn kho thấp nhất, để giảm giá thành. Để chủ động trong sản
xuất, phần lớn sản phẩm do công ty tự sản xuất, để có thể tạo ra sản phẩm một
cách nhanh nhất. Sản phẩm của Công ty là sản phẩm thời trang nên Zara đã chọn
địa điểm đặt cửa hàng tại những vị trí đẹp nhất của các khu phố mua sắm…
2. Xây dựng hệ thống hậu cần & chuỗi cung ứng phải biết chọn lợi thế cạnh
tranh mấu chốt và tìm cách làm khác biệt để đáp ứng lợi thế khác
Trong trường hợp này Zara đưa ra lơi thế cạnh tranh cốt lõi là sản phẩm mẫu
mã đa dạng hợp thị hiếu, đưa đến khách hàng nhanh nhất với giá hợp lý. Đây là
một bài toán khó nếu chúng ta không biết đặt trọng tâm vào yếu tố nào. Bởi thường
hàng chất lượng tốt, dịch vụ tốt thường giá phải cao.
Ở đây Zara đã chọn yếu tố đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh nhất với sản
phẩm phù hợp nhất làm trọng tâm để xây dựng hệ thống hậu cần & và chuỗi cung
ứng. Từ việc xác định trọng tâm như vậy nên đầu tư xây dựng hệ thống thông tin
mạnh, có độ bảo mật cao, hệ thống vận chuyển nhanh nhất, đầu tư nhà máy tự sản

xuất chiếm 40% sản phẩm, đội ngũ thiết kế số lượng lớn, chất lượng cao, hệ thống
cửa hàng đặt tại trung tâm mua sắm... Điều này sẽ keo theo chi phí tăng, trong khi
yêu cầu đặt ra là sản phẩm phải có giá phù hợp. Nếu theo cách thông thường thì sẽ
không có cách nào để giảm giá thành cả, chỉ còn cách phải làm khác người khác,
để tạo ra sự khác biệt. Và Zara đã chọn cách làm khác biệt. Đó làm giảm chi phí
quảng cáo. Trong khi các đối thủ (H&M, GAP…) chi trung bình hàng năm tới 5%
tổng doanh số cho các hoạt động quảng cáo và khuếch trương, thì chi phí loại này
7


của Zara chỉ là 0,3% (một con số khó tin đối với một nhãn hiệu nổi tiếng toàn thế
giới). Zara không quảng cáo trên tivi, không có bộ phận báo chí ngoài Tây Ban
Nha, không mang cho các tạp chí thời trang mượn đồ để chụp hình. Chính những
window cửa hàng của Zara là hình ảnh quảng bá có hiệu quả nhất, và thương hiệu
Zara lớn dần lên chủ yếu qua lời truyền miệng. Hay là để đáp ứng nhanh thường
người ta phải tăng lượng dự trữ hàng hóa, nhưng ở đây Zara vân đáp ứng được yêu
cầu nhanh nhưng lượng dự trữ nhỏ, dẫn đến chi phí dự trữ, lưu kho giảm nhờ vào
hệ thống thống tin mạnh nên kịp thời năm bắt nhu cầu thị trường nên mỗi sản
phẩm của Zara được sản xuất với số lượng nhỏ để dễ thay thế và hạn chế hàng tồn.
IV. KẾT LUẬN
Việc xây dựng hệ thống hậu cần và chuỗi cung ứng là một nội dung quan
trọng trong Chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống hậu cần và
chuỗi cung ứng phù hợp sẽ tăng lợi thế cạnh tranh, tạo sự khác biệt, góp phần quan
trọng để doanh nghiệp hoàn thành chiến lược sản xuất kinh doanh. Để xây dựng hệ
thống hậu cần và chuỗi cung ứng hoàn hảo phải bám sát vào chiến lược kinh doanh
của công ty, khách hàng mục tiêu và ưu tiên cạnh tranh. Đặc biệt phải xác định yếu
tố trọng tâm và tìm cách làm khác biệt để phát huy hiệu quả lợi thế cạnh cốt lõi,
đưa doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Tài liệu đào tạo “Quản trị hoạt động” của tiến sỹ Nguyễn Thành Hiếu.
2. Bí quyết thành công 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, NXB Trẻ.
3. ( />4. />5. ttp://www.shopchiem.com/?cau-chuyen-thanh-cong-dang-sau-thuong-hieuzara,128print
6. />7. />8. />AN INTRODUCTION ABOUT ZARA
8


Zara is among brand names of a Spanish Group named Inditex – one of the biggest
fashion producers and retailers of which the growth rate is among the highest ones in the
world. Founded in 1975 in Spain, to date the total number of Zara shops is more than
3,600 over 77 nations in the world and up to 80% of Inditex sales is made up by Zara.
Inditex’s net profit is reported to increase by 12% in the fiscal year 2011 – 2012 (year
ended January 2012). That means the enterprise’s net profit in the year is €1.932 billion.
Today Zara’s products are popular worldwide and globally acknowledged as one of high
class fashion lines. Zara currently continues to affirm its power as one of the most
favorite fashion brand names in the world. According to experts, one of factors that lead
to the enterprise success is its establishment of “perfect logistics and supply chain
system”.

II. ANALYSIS OF ZARA LOGISTICS AND SUPPLY CHAIN SYSTEM
Inditex Group

Inditex’s Factories

8 Distribution
Centers in Spain

Production Partners in
Europe and Asia


3,600 shops over 77 nations

Customers worldwide
Diagram: Zara Logistics and Supply Chain System



Inditex Group’s Headquarter: located in Northern Spain’s small city namely La
Coruna. At the head-quarter, there are some underground design buildings which
are protected as strictly as a military base. That design department is regarded as
Zara’s “the most solemn place” in which 200 design experts are wrapped up in
works both day and night time in order to create the latest designs for the
following day. Names and identifications of these experts are kept secret. Ortega,
9


the owner of Zara, explains with reason that customers need to know only the
general name Zara. Besides, trade staff at Inditex head-quarter in La Coruna
frequently contact with their colleagues all over the world to have an insight into
consumers’ fashion taste, expectations and disappointments.


Eight distribution centers located in Spain: provide all products for shops all
over the world



Inditex’s Factories: Mainly located in Spain and Portugal, make up 40% the
quantity of Zara products




Production partners: Mainly from Asia, make up 35% the quantity of Zara
products.



3,600 shop system over 77 nations.

 Customers worldwide.
At first glance, Zara’s “logistics and supply chain” system seems to be simple. It,
however, perfectly complies with the business strategy, meets target customers’ demands
and tastes and effectively brings into play the company’s competitive advantages.
Zara business strategy is as follow: “Providing fashion products meeting
customers’ demand in shortest possible duration and at lowest possible prices”. As early
as 1975, when Ortega opened his private fashion shop which designed, sewed as well as
sold products, he defined the operation guideline as below: “Providing customers with
what they want at lowest possible prices and shortest delivery duration”.
Target market: Customers of average income at the minimum. The company
focuses on such customers as youth, office staff, businesspeople, artists, etc
Strong competitors: U.S and Swedish brand names which are GAP and H&M
respectively
Defining core competitive advantages:
 The highest speed of changing product models meeting customers’ demands
 Shortest duration for delivering products to customers
 The most reasonable prices
Information system and network under the “logistics and supply chain” system:
timely satisfy all customer demands and tastes at the shortest duration. Each shop
under the 3,600 shop system is equipped with a network computer. The enterprise’s
customers can provide their opinion or comments for the company designers through

10


these shops. Jose Maria Castellano, CEO of Inditex – Zara’s mother company, named
this “the democratization of fashion” while Ortega stated that “Customers play the role
as our partners as well”. Besides, trade staff at Inditex head-quarter in La Coruna
frequently contact with their colleagues all over the world to have an insight into
consumers’ fashion tastes, expectations and disappointment. Zara’s shop managers all
over the world daily inform the design team about product patterns, colors, which
product lines should be maintained or substituted and when new products should be
introduced. Information about customers’ tastes and demands are forwarded to the
design department which includes 200 design experts who are wrapped up in works
both day and night time in order to create the latest designs for the following day. In the
next step, design styles/samples are sent to the production factory. This helps Zara
promptly respond to the market and quickly change product designs and styles meeting
customers’ demands.

On the other hand, most of Zara products are self-produced. Therefore, intermediary
steps are excluded, tasks are controlled more effectively and products presents in the
market faster than any other brands. Zara is currently hitting the record in the speed of
changing product styles and gaining the upper hand over both GAP and H&M. Zara only
spend two weeks launching a new product while it takes an average of six months for
other brands to do the same thing. Zara annually introduces 11,000 new designs. In case
any style/product is not sold well within one week, it is removed from shops, orders of
this product are countermanded and the design team starts to create a new design
11


immediately. No style exists at Zara shops more than four weeks. Zara is considered as
“fast fashion” brand.


Design Department and Factory in Spain
Transportation system: The company has met requirements of quickly taking its
products to customers. The products are all stored at the main distribution center in La
Coruna before being evacuated by trucks to other European countries and by air to other
areas in the world. Ordering time from European stores is 24 hours and in the Americas
and Asia is 40 hours at most from the point that the distribution center receives the order.
Goods from the distribution center are delivered to stores several times a week. This
helps the amount of goods at stores always promptly meet customer needs.

Investment in transport system will increase costs. However, to meet “the most
reasonable price”, Zara has reduced its costs of storage and advertising due to its strong
network and information system. While the company’s rivals (such as H&M, GAP, etc.)
spend an average annual expenditure of 5% of total sales for advertising and promoting
activities, this type of cost at Zara is only 0.3% (an incredible figure for a worldwide
12


famous brand). Zara has no advertisement on TV, no press part outside Spain. They also
do not lend their products to fashion magazines for taking pictures. It is the window of
Zara stores to be the most effective advertising image. This philosophy seems to be right
since customers, especially women, are only loyal to luxury brands. To medium fashion
brands, they always want to change. So, Zara does not care for investment in brands but
focuses on its stores, makes them to be more eye-catching with the most attractive
designs. Slowly, it’s the stores of Zara which build up the name of the whole system. Zara
stores often lie at the best location of the shopping streets. Even the smallest details of
them are taken care of, from its store layout, glass windows, to the staff.

While Zara’s competitors tend to cooperate with famous models and designers,
Zara’s designers quietly explore, condense new features from fashion shows around the

world to quickly apply and launch their products.

13


By investing much in information system, the company is sure to be always updated
latest information. Each of Zara products is produced in small quantities to be easy
replaced and to limit inventory. Zara’s special distribution system helps the company to
almost never waste money in inventory, a very significant component of production
costs.
III. LESSONS DRAWN FROM ZARA’S CONSTRUCTION OF LOGISTICS
SYSTEM & SUPPLY CHAIN
1. Building logistics system & supply chain needs to stick to business strategies,
products and competitive advantages
From the business strategy “Provide fashion products appropriate to customer
needs in the fastest time and at lowest possible price”. Zara invested in information
system to ensure always being updated latest information, which allows its designers to
accurately and timely catch up with customers’ tastes of fashion and needs of each
products in order to provide products that are the most suitable with them and consumed
fastest with low inventory levels, to reduce costs. To be proactive in production and to be
able to create products quickly, the company produces most of its products themselves.
As its products are those of fashion, Zara chooses to locate its stores at the best place of
the shopping malls, etc.
2. Building logistics system & supply chain needs to select key competitive
advantages and seek for distinctive way to meet other advantages
In this case Zara decides its core competitive advantage to be the products with
various and tasteful design, fastest delivery, at reasonable prices. This is a difficult
problem if we do not know which factors to focus on, since generally products with good
quality and services are usually priced higher.
Zara selected quickly meeting customer needs with the most suitable products to be

the focus to build its logistics systems and supply chain. The company, hence, invests in
building strong information system with high security, fast transport system, selfproduced plant which in charge of 40% total volume, large and skilled design team,
stores system located in shopping centers, etc. This, however, will lead to increasing
costs, while the company is trying to keep its products at reasonable prices. There would
be no way to reduce costs at all if the traditional way is applied. The only way is to do
different things from others, to make differences. Then Zara has chosen to make
14


difference. It reduces the cost of advertising. While its competitors (H&M, GAP, etc.)
spend an average annual expenditure of 5% of total sales on advertising and promoting
activities, Zara’s this type of cost is only 0.3% (an incredible figure for a worldwide
famous brand). Zara has no advertisement on TV, no press part outside Spain. They also
do not lend their products to fashion magazines for taking pictures. It is the window of
Zara stores to be the most effective advertising image, and Zara brand grew primarily
through words of mouth. In addition, to quickly meet customers’ needs, other companies
usually have to increase their inventory. Zara, however, still meets the demands fast with
small reserves, which leads to lower storage costs. Zara can do this thanks to the strong
information system which keeps the company updated with market demand, and then
each style of Zara products is launched in small quantities for easy replacement and
limiting inventory.
IV. CONCLUSION
The construction of logistics system and supply chain is an important content in the
company’s operational strategy. It directly affects the company’s business results.
Building logistics system and supply chain will enhance competitive advantages, make
differences, and contribute significantly to Zara’s completion of business strategy. To
build logistics system and supply chain perfectly, there’s a need to stick to the company’s
business strategy, target customers, and competing priorities. Particularly, the company
needs to identify key factors and to find ways to differentiate its core competitive
advantages effectively for quick and sustainable growth.

V. REFERENCES:

9. Training materials of “Operations Management” by Dr. Nguyen Thanh Hieu.
10. Success Secrets of the World’s Top 100 Brands, The Youth Publishing House.
11. ( />12. />13. ttp://www.shopchiem.com/?cau-chuyen-thanh-cong-dang-sau-thuong-hieuzara,128print
14. />
15. />16. />
15


16



×