Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi bằng lốp xe cũ nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.57 KB, 14 trang )

Bản sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp tỉnh năm học 2015-2016

Đơn vị: Trường Mầm non Xuân Hồng
Họ tên: Phạm Thị Minh
SKKN đạt cấpTĩnh, năm học 2015-2016
Đề tài “Kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi bằng lốp xe cũ nhằm nâng cao chất
lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non”
Nhu cầu của trẻ hiện nay đối với đồ dùng đồ chơi là rất lớn nhưng qua thực tế cho
thấy đồ dùng đồ chơi ở trường lớp mầm non hiện nay còn ở dạng “Đóng” chưa
phát huy được tính cực của trẻ để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, tôi trăn trở
suy nghĩ tìm cách làm đồ chơi cho trẻ hoạt động. Muốn làm điều này, giáo viên cần
phải tìm một số nguyên vật liệu từ phế liệu sẵn có ở địa phương.Trong cuộc sống
hiện đại ngày nay các phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú: lốp ô tô, lốp xe
máy rất nhiều nó là một trong những ngyên vật liệu rất hữu ích trong trường mầm
non. Lốp ô tô, xe máy đi được một thời gian vì nó đã cũ và không đảm bảo được
chất lượng thì đương nhiên chúng ta phải bỏ đi để thay thế vào đó là những chiếc


lốp ô tô mới có chất lượng đảm bảo. Vậy mỗi lần như vậy bạn bỏ những chiếc lốp
cũ đi đâu?Có những người thì cho luôn hiệu thay lốp, có những người thì mang về
nhưng lại vất xó, thế thì rất phí. Nhưng với bàn tay khéo léo của cô giáo mầm non
đã tạo nên được những con vật đáng yêu cho trẻ khám phá, những chậu hoa đẹp
cho trẻ chiêm ngưỡng, những đồ chơi vận động cho trẻ trải nghiệm....
Đồ dùng đồ chơi làm từ lốp xe không chỉ đẹp hấp dẫn có độ bền cao mà còn sử
dụng làm đồ dùng dạy học, dùng để trang trí tạo cảnh quan trường lớp ngoài trời.
Đồ chơi tự tạo từ lốp có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ nguyên liệu
lốp phong phú đa dạng. Nguồn đồ chơi tự tạo từ lốp là vô tận, đây là một hoạt động
mang tính sáng tạo và độc đáo. Nó không chỉ trang trí tạo cảnh quan sư phạm ở
trường lớp mầm non mà còn có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện thông qua các
tiết dạy và hoạt động hàng ngày.
Như vậy từ những lốp xe tưởng chừng như vứt đi, nhưng nhờ bàn tay khéo léo, óc


sáng tạo và sự giúp đỡ của phụ huynh đã tạo nên những đồ dùng đồ chơi thật sinh
động hấp dẫn. Không chỉ đồ chơi ở dạng trưng bày mà còn để giúp trẻ phát triển
các tố chất vận động thời nâng cao chất lượng thực hiện “Chuyên đề phát triển vận


động” cho trẻ ở trường mầm non.
Các Giải pháp
1.Sưu tầm lốp xe và phân loại.
Để tiến hành làm đồ dùng đồ chơi từ lốp đạt hiệu quả tôi tiến hành sưu tầm và tích
trữ thành “kho” lốp xe.
Ngay từ trong hè tôi dành nhiều thời gian đi thu gom lốp xe đã cũ: Tôi đã chủ
động đi đến các cửa hàng làm lốp, cửa hàng sữa chữa xe máy, sữa chữa xe ô tô để
mua lại với giá rẻ, song song với những ý nghĩ đó tôi đã tuyên truyền với phụ
huynh bằng các sản phẩm làm bằng lốp ở góc tuyên truyền, viết thông báo về việc
cần có thêm nhiều chiếc lốp cũ của ô tô và xe máy để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho việc dạy học và vui chơi của trẻ. Từ đó vận động tuyên truyền sự đóng góp
ủng hộ của phụ huynh trẻ. Sau một thời gian “Kho” nguyên liệu lốp xe của lớp tôi
đã rất đa dạng phong phú và với nhiều loại lốp to nhỏ khác nhau..
Sau khi lốp xe ô tô và xe máy trong kho đã nhiều tôi tiến hành phân loại lốp ra
nhiêu loại: to, nhỏ, lốp ô tô, lốp xe máy, lốp có thép và không có thép để khi tiến
hành làm thuận lợi hơn.


Kho lốp trường tôi đã sưu tầm được
Với kho lốp chứa nhiều lốp như vậy tôi đã để các loại lốp to - nhỏ riêng ra
thànhtừng chồng gọn gàng nhất.

2. Tiến hành làm đồ dùng đồ chơi từ lốp xe ô tô xe máy.

Để “kho” nguyên vật liệu của lốp không phải là một kho phế liệu, tôi đã thường

xuyên sưu tầm và tìm ra cách làm từ lốp xe ô tô xe máy để làm phong phú thêm
kho tàng đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp.
Sau khi tập hợp các nguyên vật liệu cần thiết, tôi và trẻ cùng tiến hành phân loại
chúng. Tôi giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, chất liệu của chúng
như: Kích cỡ (to nhỏ), kết cấu bề mặt (cao su có thép và không có thép, lốp xe
máy, lốp ô tô, lốp xe con, lốp xe tải …tôi đã phân ra để vào từng góc riêng và tiến
hành làm các đồ dùng đồ chơi từ lốp. Để công việc làm lốp được thuận tiện tôi đã
đi đến các cơ sở làm lốp trên địa bàn để nắm chắc cách làm cũng như những đồ
dùng cần thiết để cắt tỉa lốp thành đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
2.1.Làm đồ dùng đồ chơi ở dạng tĩnh:


Như: Chậu hoa, cái cốc, con thiên nga, con gà trống….

2.2.Làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vận động
- Làm bập bênh, xít đu từ lốp xe

3.Sử dụng các đồ dùng đồ chơi làm từ lốp xe vào các tiết dạy và trong mộtsố
hoạt động.

Đồ chơi tự tạo từ lốp có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ nguyên liệu
lốp phong phú đa dạng. Nguồn đồ chơi tự tạo từ lốp là vô tận, đây là một hoạt động
mang tính sáng tạo và độc đáo. Nó không chỉ trang trí tạo cảnh quan sư phạm ở
trường lớp mầm non mà còn có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện thông qua các


tiết dạy và hoạt động hàng ngày. Để tăng thêm hiệu quả của hoạt động làm đồ dùng
đồ chơi, ngoài việc cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, cách làm đồ chơi từ lốp xe thì tôi
đã tiến hành cho trẻ sử dụng các đồ chơi đã làm vào tiết dạy và các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ. Cụ thể:

3.1. Trong tổ chức hoạt động chung:
Hoạt động chung là một hoạt động trọng tâm diễn ra hàng ngày đối với trẻ ở
trường mầm non, thông qua hoạt động chung trẻ lĩnh hội kiến thức một cách đầy
đủ và khoa học nhất. Vì vậy, tôi đã lựa chọn hoạt động chung là công cụ đầu tiên
để truyền thụ kiến thức làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động KPKH: “Tìm hiểu về đồ dùng đồ chơi ở trường mầm
non” tôi đã lồng ghép tích hợp vào tiết dạy tiến hành các bước như sau:
Cho trẻ quan sát, tìm hiểu về cầu trượt, xít đu ở ngoài sân trường. Đây là loại đồ
chơi do bộ giáo dục và đào tạo thiết kế, chúng được làm từ sắt, thép, nhựa… Sau
đó thể thay đổi hứng thú và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của trẻ tôi đã tiến hành cho
trẻ quan sát cái bập bênh mà tôi làm từ lốp xe ô tô. Đầu tiên tôi cho trẻ quan sát:
Nhìn, sờ, nắn, chơi thử… Sau đó tôi hỏi trẻ: Các con có biết đây là cái gì không?


Nó được làm từ vật liệu gì?Làm như thế nào?Phần đế được làm bằng cái gì? (lốp ô
tô tải), phía trên cầu bập bênh làm bằng gì? (gỗ) Cái này dùng để làm gì? (để chơi)
Chơi như thế nào? Các con chơi thử nào? (cho trẻ lên chơi) Các con thấy thế nào?
(Được vận động)… Hoặc với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tôi cho trẻ tìm hiểu về thú
nhún được làm bằng lốp xe ô tô và ván gỗ, cũng cho trẻ thực hiện tuần tự các bước
như trên.

Bập bênh, thú nhún
Ở chủ đề “Bản thân” trong hoạt động cho trẻ tìm hiểu về đồ dùng cá nhân trẻ,
ngoài việc cho trẻ tìm hiểu chiếc áo thật, cặp thật tôi cho trẻ tiếp xúc và tìm hiểu về
đôi dép cao su được làm từ lõi bên trong của lốp (săm) ô tô.
Tôi đưa 2 đôi dép ra cho trẻ quan sát (1 đôi dép nhựa, một đôi dép cao su), cho
trẻ sờ vào, đi thử và sau đó hỏi trẻ: Hai đôi dép này có gì giống và khác nhau? Đôi
dép này được làm bằng gì? (Làm bằng nhựa) Còn đôi dép kia làm bằng gì? (Làm
bằng lốp xe). Theo con đôi dép nào bền hơn? (Dép cao su).Ngày xưa, ai thường đi
đôi dép này? (Bác Hồ, các chú bộ đội…) Vậy đôi dép cao su có hữu ích không?Ai



đã làm ra đôi dép này? (cô giáo) Giáo dục trẻ tính tiết kiệm và yêu qúi sản phẩm
mình làm ra.

Đôi dép cao su
Như vậy, thông qua hoạt động chung trẻ đã phần nào hiểu rõ về đặc điểm, công
dụng, cách làm các đồ chơi từ lốp xe, đồng thời kích thích ở trẻ tính tò mò ham
hiểu biết. Nhưng đồ chơi làm từ lốp xe còn rất nhiều chúng ta không thể đưa tất cả
chúng vào trong hoạt động chung mà còn tích hợp lồng ghép vào các hoạt dộng
khác trong ngày như: Hoạt động ngoài trời, đón, trả trẻ…
3.2.Trong tổ chức hoạt động ngoài trời, và giờ đón trẻ.
Trong hoạt động ngoài trời: Chủ đề “Động vật” ở nội dung hoạt động có mục
đích, tôi cho trẻ quan sát con Thiên Nga, con vẹt, con gà trống … Tất cả đều được
làm từ lốp xe.
Ví dụ: Ở chủ đề động vật, tôi cho trẻ quan sát con thiên nga. Tôi đưa con thiên nga
ra cho trẻ quan sát và đàm thoại: Cô có con vật gì đây? Ai có nhận xét gì về con
thiên nga? Được làm từ gì?Có những bộ phận gì?Các bộ phận được phun sơn màu


gì? Cánh con thiên nga được làm như thế nào? Đuôi, mỏ, mắt là như thế nào? Các
con thấy có đẹp không? … Cô cũng cố lại kiến thức và cho trẻ và cho trẻ biết con
thiên nga là con vật rất hiếm thấy trong cuộc sống chúng ta nhưng qua bàn tay
khéo léo của cô cô đã làm được một con thiên nga thật đẹp và đưa nó đến rất gần
gũi với các con.
Ở nội dung trò chơi vận động hoặc chơi tự do tôi chuẩn bị các loại đồ chơi
như: Bập bênh, thú nhún, nhảy vào lỗ, chui qua lốp, bật liên tục vào các lốp, đi
dích dắc trên lốp.
Hay ở chủ đề thực vật tôi đã chuẩn bị chậu cảnh làm từ lốp xe ô tô sau đó
cho trẻ quan sát chậu hoa bằng cách cho trẻ: Nhìn, sờ, nắn… Qua đó hỏi trẻ chậu

cảnh được làm từ gì?Cắt tỉa như thế nào?Vì sao mặt chậu lại nhẵn và bóng? (do lật
mặt trong và phun sơn). Để chậu cảnh được đẹp hơn cô đã trang trí thêm họa tiết
gì? …
Khi trẻ chơi tự do ở ngoài sân trường tôi đã tạo cho trẻ thói quen nhặt rác bỏ vào
thùng và thùng rác được làm từ lốp xe ô tô tải.


Hình 18 : Thùng rác
Như vậy, thông qua hoạt động ngoài trời tôi đã cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp
với các đồ chơi làm từ lốp xe, cung cấp, cũng cố cho trẻ những kiến thức về môi
trường xung quanh trẻ.
Ngoài ra trong các giờ đón, trả trẻ tôi cho trẻ chơi với các đồ chơi đã làm từ lốp
xe để phát triển khả năng vận động của trẻ.
4. Tạo môi trường cảnh quan sư phạm trong nhà trường bằng các loại lốp
xe.
Mời bạn về thăm lại trường xưa
Cảnh quan sư phạm đổi thay từng ngày
Cảnh quan sư phạm là một trong những yếu tố quan trọng ở trường mầm
non, là môi trường thể hiện nét đẹp, văn hóa, nghệ thuật của trường. Đặc biệt ở
trường mầm non cảnh quan sự phạm là nhân tố đánh giá việc thực hiện các chuyên
đề: Trường học thân thiện, xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp… Chính vì vậy,
tôi rất quan tâm đến việc tạo môi trường sư phạm trong nhà trường.


Từ các lốp xe ô tô cũ tôi đã tạo được các cảnh quan môi trường như sau:
Làm hàng rào phía trước sân vận động, quanh các mô hình vận động như:
Ở sân vận động của trường, tôi đã dùng các lốp xe bằng nhau cắt đôi ra, quét
sơn đủ các màu như: Xanh, đỏ, vàng, hồng … phơi khô sơn. Sau đó sắp xếp chúng
ở phía trước sân bóng tạo thành khuôn viên bờ rào trông rất đẹp.


Sân vận động được trang trí từ lốp
Ngoài ra tôi dùng các con vật, chậu hoa để trang trí trước lớp học và trong
sân trường: Ví dụ: Chậu hoa tôi để trước cổng vào trường, trước lớp học, hai con
thiên nga trưng bày ngoài sân trời trước cổng văn phòng, con voi trưng bày ở sân
vườn cổ tích, con vẹt treo trước cổng lớp, bỏ thêm hoa dải vào cho đẹp.
Ngoài ra ở trước sân trường tôi còn hàn các giá sắt đặt các chậu hoa vào để
tạo môi trường cây xanh đẹp mắt, hay dùng lốp xe máy sơn màu xanh, xen kẻ vào
đó tôi lấy bút xóa vẻ các họa tiết trên thân lốp, trồng hoa vào và để ở giữa các lối đi
vào các lớp.


Chậu hoa trên giá sắt

Giỏ hoa màu xanh

Có thể nó việc sử dụng lốp xe cũ để để xây dựng môi trường, tạo cho trường luôn
có một cảnh quan rất mới, xanh- sạch- hấp dẫn, bắt mắt và thân thiện.

5. Kết quả đạt được:

Sau một thời gian thực hiện với lòng say mê, kiên trì kết hợp với việc sử
dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt. Tôi nhận hiêu quả của sáng kiến này
mang lại thật rõ rệt như sau:.
5.1. Đối với trẻ:
Trẻ học được các kỹ năng thao tác linh hoạt khi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi từ
lốp.Tạo cho trẻ sự hứng thú luôn luôn tìm tòi những điều mới lạ qua các hoạt động
một cách tích cực. Thông qua các sản phẩm về lốp xe trẻ lĩnh hội được những cách
thức cơ bản để tạo ra các sản phẩm từ lốp nói riêng và từ nguyên vật liệu khác nói
chung, phát triển cho trẻ óc sáng tạo tư duy tưởng giúp trẻ tự mình khám phá



những tri thức khoa học mới mẻ nhất. Đầu năm trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi
bằng lốp xe ô tô, xe máy cùng cô của trẻ còn rất ít và một số trẻ chưa hình dung ra
cách làm đồ dùng đồ chơi bằng lốp là như thế nào? Khi sử dụng ra sao? Nhưng sau
khi được tiếp xúc với các lốp xe các loại, các đồ chơi ngộ nghĩnh do cô, phụ huynh
và trẻ cùng làm thì trẻ bắt đầu hứng thú, say mê và muốn tự tay mình tạo ra những
đồ chơi đó. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong
và ngoài lớp, biết yêu quý trường lớp mầm non.
5.2. Đối với bản thân:
- Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên đã giúp tôi đúc rút
được một số kinh nghiệm trong việc làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ lốp xe các
loại.
- Nâng cao chất lượng giờ dạy, đổi mới được hình thức tổ chức, giờ học, giờ
chơi ngày càng sinh động hấp dẫn hơn.
- Làm ra được một số đồ dùng đồ chơi bằng lốp khoảng (15 đồ dùng) nhằm phục
vụ cho việc dạy và học đồng thời tạo ra được một cảnh quan trường lớp mầm non
đẹp, đảm bảo tính sư phạm.


5.3.Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc làm đồ dùng đồ chơi ở
trường mầm non là hết sức quan trọng, nhất là đồ dùng đồ chơi làm từ lốp xe.
- Tin tưởng yên tâm khi gửi con đến trường
- Đã quan tâm đến con em mình hơn, và thường xuyên thu gom lốp cũng như
phế liệu về cho nhà trường (Khoảng 200 chiếc) để tận dụng làm đồ dùng đồ chơi
đáp ứng với nhu cầu dạy và học hiện nay.
Trên đây là một số nét chính của đề tài “Kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi bằng
lốp xe cũ nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường
mầm non” của cô giáo Phạm Thị Minh – Trường MN Xuân Hồng




×