Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Các phương pháp đánh giá thành công của nhà lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.86 KB, 22 trang )

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG CỦA
MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA
Trong bài phân tích này bằng những kiến thức tiếp thu được từ môn học,
những vấn đề được rút ra trong quá trình thảo luận nhóm, những tài liệu
tham khảo và từ những trải nghiệm trong cuộc sống của chính bản than,hình
ảnh người lãnh đạo thàmh công hay là hình ảnh về một nhà lãnh đạo hiệu
quả sẽ được xem xét dựa qua việc nghiên cứu: Lãnh đạo là gì? những tố chất
kỹ năng của một nhà lãnh đạo hiệu quả, các phương pháp đánh giá hiệu quả
của người lãnh đạo và dựa trên những phân tích đó đưa ra mô hình người
lãnh đạo thành công.
Vậy lãnh đạo là gì?
Thật khó mà lựa chọn được một định nghĩa đúng hoàn toàn về lãnh
đạo.Theo nhiều nhà nghiên cứu về quản lý, nhà lãnh đạo là một người biết
tạo ảnh hưởng lên người khác để đạt được một mục đích nào đó. Nhà lãnh
đạo phải đánh giá đúng các tình huống và biết được cần phải xử lý như thế
nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng ai cũng có khả năng tạo ra ảnh hưởng lên
ít nhất 250 người khác, tiếc là chúng ta thường không nhận ra điều đó.
cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo khác nhau như:
‘Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một
nhóm người có tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung’(Rauch &Behling)
Hay lãnh đạo là một quá trình chỉ đạo có ý nghĩa đối với nỗ lực của tập thể
và huy động nỗ lực sẵn sàng để đạt được mục đích(jacobs & Jacques)


‘Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng thúc đẩy và khuyến
khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công chung của tổ
chức’(House et al)
Hoặc‘lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức
làm cùng nhau trở nên ý nghĩa nhờ đó mà mọi người có thể hiểu và quyết
tâm’(Drath & Palus)
Qua một số định nghĩa về lãnh đạo trên đây chúng ta có thể nhận thấy rằng


các định nghĩa này được đưa ra dựa trên mỗi quan điểm cá nhân và các mặt
của hiện tượng được quan tâm nhất chính, đây hoàn toàn toàn là một khái
niệm tương đối nó chỉ đúng và đủ trong mỗi hoàn cảnh, mỗi lĩnh vực và mỗi
thời điểm nhất định.
Chính vì vậy sẽ tiếp tục có nhiều định nghĩa khác trong tương lai về lãnh
đạo, kết luận của Stogdill đã nói nên điều đó “có bao nhiêu người cố gắng
định nghĩa thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa”.
Bằng nhận thức của mình sau khi trải qua nghiên cưa môn học kết hợp với
những kinh nghiệm thực tế học hỏi được tôi thích nhất là định nghĩa của
Peter, F.Drucker "Thuật ngữ lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi
cuốn người khác mà đôi khi chỉ là sự mị dân. Đó cũng không chỉ là khả năng
gây cảm tình, thuyết phục người khác mà đôi khi đó là kỹ năng của người
phụ trách bán hàng.’Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người lên một mức
cao hơn, đưa việc thực hiện đạt tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính
cách con người vượt qua những giới hạn thông thường".
I-Các tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo
Để có cái nhìn đúng đắn hơn về những tố chất của nhà lãnh đạo chúng ta
cùng tìm hiểu thế nào là tố chất nhà lãnh đạo.Theo giáo trình “lãnh đạo
trong tổ chức” của trường đại học Griggs Hoa Kỳ thì tố chất là các đặc điểm
cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, nhu cầu và các giá trị.


1- Cá tính -là những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, cụ
thể sự tự tin là một đặc điểm không thể thiếu ở người lãnh đạo hiệu quả,
thông thường là những người có cá tính khá mạnh mẽ, họ luôn có sự tự tin
mãnh liệt vào bản thân khi giải quyết các vấn đề hoặc trong giao tiếp chủ
động trong các tình huống tự tin với mong muốn tự khảng định mình,Hơn
nữa người lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận hậu quả về quyết định và hành động
của mình nên cũng là lý do làm tăng thêm sự tự tin của nhà lãnh đạo,nếu
không có sự tự tin người lãnh đạo sẽ khó gây được ảnh hưởng với những

hành vi gây ảnh hưởng nếu có thì những hành vi này cũng ít gây khả năng
thành công,Người lãnh đạo hiệu quả là người luôn kiểm soát được sự tự tin
của mình nếu không sự tự tin thái quá cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề như
sự ngoại mạn, chuyên quyền và không chấp nhận quan điểm chính thống.Sự
trưởng thành về mặt tâm lý và tính ổn định tạo nên những hành vi cư xử chín
chắn, xuất phát từ những tính cách tạo nên sự tự tin nên trước khi đưa ra
quyết định hoặc xử lý vấn đề đều được xem xét cụ thể hay là trong giao tiếp
thông thường luôn luôn giữ được những chừng mực nhất định.Trong những
trường hợp cụ thể khác nhau mức độ nhiệt tình trong cư xử của người lãnh
đạo cũng phần nào nói lên cá tính của họ, người lãnh đạo hiệu quả không
nhất thiết phải là người luôn luôn phải nhiệt tình trong tất cả các vấn đề
nhưng lại biết rất nhiệt tình trong các vấn đề mình cần phải quan tâm và
được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ.
2-Nhu cầu hoặc một động cơ- là mong muốn có được một sự khuyến
khích hoặc một sự trải nghiệm cụ thể nào đó,Người lãnh đạo hiệu quả cần
phải có những mong muốn mạnh mẽ được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành
nhiệm vụ, mãnh liệt và kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu, điều này là
động lực thôi thúc họ phải làm việc, phải suy nghĩ, phải hành động, sẵn sàng
chấp nhận áp lực trong các mối quan hệ, sãn sàng chịu đựng sự thất bại để


được thoả mãn nhu cầu. Có thể các nhà tâm lý học thường phân biệt giữa
nhu cầu tâm sinh lý như đói khát,…. và các nhu cầu mang tính xã hội như sự
quý trọng, quyền lực, sự độc lập, tư cách cá nhân, thành tích.Nhưng trên
thực tế nhu cầu và động cơ có ý nghĩa quan trọng với cả hai yếu tố này gây
ảnh hưởng đến sự quan tâm, đến thông tin, sự kiện và định hướng, tiếp sinh
lực và duy trì sự ổn định hành vi.Người lãnh đạo hiệu quả thường phải có
động quyền lực, tuỳ vào mức độ lớn hay nhỏ của động cơ này người lãnh
đạo có thể trở thành nhành lãnh đạo cấp cao, hay cấp trung, có động cơ về
quyền lực mới có thể gây ảnh hưởng đối với người khác và những sự

kiện,Các nghiên cứu đã chỉ ra cho chúng ta mối quan hệ giữa nhu cầu vê
quyền lực và sự thăng tiến lên các cấp quản lý cao hơn trong các tổ chức
lớn.Nhu cầu quyền lực cao là điều tích cực của một nhà lãnh đạo hiệu quả,
tuy nhiên mức độ thành công cũng phụ thuộc vào cách thức thể hiện những
nhu cầu này như thế nào, chính vì vậy một nhà lãnh đạo hiệu quả chính là
người luôn biết thể hiện các nhu cầu quyền lực của mình đúng lúc, đúng chỗ.
3-Các giá trị -là thái độ của cá nhân đối với một sự việc xảy ra như cái
gì đúng, cái gì sai, cái gì là có đạo đức, cái gì là không có đạo đức, cái gì
đúng với lương tâm, cái gì trái với lương tâm.Cụ thể giá trị là tính công
bằng, công lý, tính trung thực, sự tự do, tính nhân văn, tính trung thành, lòng
yêu nước, sự tiến bộ,….. Các giá trị có ý nghĩa quan trọng vì chúng ảnh
hưởng tới thói quen, quan điểm về vấn đề và lựa chọn hành vi của một cá
nhân.Đối với người lãnh đạo hiệu quả đây là một yếu tố vô cùng quan trọng,
nó được thể hiện qua tính liêm trực của nhà lãnh đạo cụ thể hành vi của nhà
lãnh đạo hiệu quả phải phù hợp với các giá trị chung mà mọi người nhất trí
và nhà lãnh đạo hiệu quả phải trung thực, có đạo đức và đáng tin cậy, nếu
không phải là người đáng tin cậy thì chắc chắn sẽ khó duy trì được sự trung
thành của cấp dưới hay sự hợp tác, hỗ trợ của cấp trên.Là người đứng đầu


một tổ chức sự đánh giá các thành viên luôn xảy ra nên các giá trị sẽ giúp
cho người lãnh đạo hiệu quả đảm bảo được uy tín của bản thân, đảm bảo giữ
vững được kỷ cương của tổ chức trong suốt quá trình thực hiện đạt được
mục tiêu, duy trì được sự kính trọng của các thành viên trong tổ chức, một tổ
chức sẽ như thế nào nếu người lãnh đạo thiếu sự công bằng trong giải quyết
vấn đề, hay là người lãnh đạo giải quyết vấn đề quá thực tế mà thiếu đi tính
nhân văn sẽ làm giảm lòng tin của các thành viên bản thân người lãnh đạo sẽ
giảm uy tín.
Tóm lại để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả và thành công, ngoài những
yếu tố như phân tích trên đây nhà lãnh đạo cần phải có những tố chất khác

nữa, nhưng đó là những tố chất hết sức cơ bản và dễ nhận biết giúp chúng ta
có cái nhìn chính xác hơn về nhà lãnh đạo thành công.
Ngoài tố chất ra, khi nghiên cứu về một người lãnh đạo thành công chúng ta
cũng cần phải nghiên cứu về những kỹ năng của một nhà lãnh đạo.
Kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả,Kỹ
năng có thể được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau từ tổng quát như: sự
thông minh, kỹ năng giao tiếp, Cho đến thu hẹp hơn về ý nghĩa như tranh
luận bằng lời nói, khả năng thuyết phục ,và còn rất nhiều cách nhìn nhận
khác về kỹ năng, nhưng để phân tích về một nhà lãnh đạo thành công chúng
ta có thể phân tích ba loại cơ bản là: kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng giao tiếp và các kỹ năng nhận thức.
1-Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ bao gồm kiến thức về phương pháp, các
quá trình, quy trình và kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính
chuyên môn và khả năng sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động
đó.Kỹ năng chuyên môn cũng bao gồm sự hiểu biết thực tế về tổ chức như
các quy định, quy tắc, hệ thống quản lý, đặc điểm nhân viên.Hiểu biết về các
sản phẩm và dịch vụ của tổ chức mình như hiểu về đặc tính kỹ thuật, những


ưu và nhược điểm. những kiến thức này có thể thu được thông qua sự kết
hợp giữa đào tạo và từ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.Để tiếp thu tốt
kiến thức nghiệp vụ đòi hỏi nhà quản lý hiệu quả bên cạnh việc phải có trí
nhớ tốt các chi tiết và khả năng học hỏi tài liệu kỹ thuật nhanh còn phải có
khả năng thu thập thông tin và ý tưởng từ nhều nguồn khác nhau và lưu trữ
trong trí nhớ để có thể huy động sử dụng bất kỳ khi nào cần.Nhà lãnh đạo
thành công có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ trong lãnh vực qủn lý, chỉ đạo
của mình tốt chính là hiểu rõ về chính mình, tuy vậy chỉ như vậy thôi chưa
đủ mà đôi khi phải có kiến thức rộng về sản phẩm dịch vụ của các đối thủ
cạnh tranh sẽ giúp cho nhà lãnh đạo lập kế hoạch chiến lược hiệu quả,đúng
như Khổng Tử nói ” Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”

2-Kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng phân tích chung, tư duy lôgic,
khả năng đánh giá sáng suốt, có tầm nhìn xa, có khả năng trực giác, có tính
sáng tạo và khả năng hiểu biết được ý nghĩa và trật tự trong các tài liệu mập
mờ không chắc chắn, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội hoặc các rủi
ro tiềm tang,Khả năng nhận thức của một nhà lãnh đạo thành công được thể
hiện qua năng khiếu, giải quyết tình huống, cách vượt qua các biến cố quan
trọng.Theo các nghiên cứu của AT & T (Howard & Bray) thì kỹ năng nhận
thức của một nhà lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến việc thăng tiến lên những
cấp quản lý cao hơn.Một trong những kỹ năng nhận thức bên trong của
những nhà lãnh đạo thành công đó chính là sự phức tạp trong tư duy, một
người có tính phức tạp trong tư duy cao có khả năng xác định các mối quan
hệ phức tạp và dự báo các ự kiện trong tương lai dựa tên xu hướng hiện
tại.Người lãnh đạo có tư duy phức tạp có thể phát triển mô hình tâm lý tốt
hơn về tổ chức để có thể hiểu được các nhân tố quan trọng nhất và mối quan
hệ giữa các nhân tố này.Đối với nhà lãnh đạo thành công không những phải
có khả năng hiểu những thay đổi từ bên trong mà phải hiểu cả những thay


đổi từ môi trường bên ngoài sẽ tác động như thế anò với tổ chức mình.Trong
công tác lập kế hoạch chiến lược đòi hỏi những nàh lãnh đạo phải có năng
lực phân tích các sự kiệnvà xu hướng, phải dự tính, dự báo được những thay
đổi trong tương lai trên cơ sở đó phát hiện ra những cơ hội những rủi ro tiềm
tàng có thể gặp phải.Người lãnh đạo thành công phải sử dụng kết hợp trực
giác và tư duy phù hợp với hoàn cảnh khi đưa ra quyết định, trực giác chính
là kinh nghiệm liên quan đến việc giải quyết các vấn đề tương tự.Kiến thức
liên quan đến kinh nghiệm này có thể được sử dụng khi cần thiết cũng giống
như một một cầu thủ bóng đá chuyền bóng chính xác cho đồng đội mà
không cần phải quan sát.Trực giác là một công cụ rất hữu ích đối với những
nhà lãnh đạo thành công khi phải đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh
còn mơ hồ thông tin còn hạn chế không rõ ràng và nhiều yếu tố không chắc

chắn. tuy nhiên để đưa ra các quyết định trực giác thành công đòi hỏi phải có
kiến thức sâu rộng về tổ chức và các sản phẩm dịch vụ và môi trường.
3-Kỹ năng giao tiếp bao gồm kiến thức về hành vi của con người, các
quá trình giao tiếp giữa con người và con người với nhau, khả năng hiểu
cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác dựa trên những gì họ nói và
làm, khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả, khả năng thiết lập các mối
quan hệ hiệu quả và hợp tác.Kỹ năng giao tiếp của một nhà lãnh đạo thành
công được thể hiện như một sự đồng cảm, sức lôi cuốn thông qua hiểu biết
xã hội, sự tế nhị và khéo léo trong giao tiếp, tính thuyết phục và khả năng
giao tiếp bằng lời nói.Đây là một yếu tố cần thiết để nhà lãnh đạo duy trì các
mối quan hệ hợp tác với cấp dưới, cấp trên, đồng sự và người bên ngoài tổ
chức.
Kỹ năng giao tiếp cũng quan trọng để gây ảnh hưởng đối với người khác,
sự đồng cảm, hiểu biết xã hội đồng nghĩa với khả năng hiểu động cơ, giá trị
và tình cảm của người khác. Hiểu rõ những gì người khác mong muốn và


cách họ nhìn nhận vấn đề là mọt yếu tố cần thiết để lụa chọn và áp dụng
chiến lược gây ảnh hưởng phù hợp khi giao tiếp với họ.Tính thuyết phục và
khả năng giao tiếp giúp người lãnh đạo thực hiện chiến lược ảnh hưởng của
mình một cách hiệu quả hơn.
Kỹ năng giao tiếp giúp tăng tính hiệu quả của các hành vi định hướng mối
quan hệ, kỹ năng giao tiếp giỏi giúp cho người quản lý lắng nghe một cách
chăm chú, thông cảm với những vấn đề cá nhân, sự phàn nàn, sự phê bình
của người khác.Sự thông cảm và hiểu biết xã hội có ý nghĩa quan trọng giúp
hiểu rõ cảm xúc và quan điểm của người khác và iúp giải quyết xung đột
theo phương pháp mang tính xây dựng.Ngay cả đối với những hành vi lãnh
đạo định hướng công việccũng đòi hỏi có kỹ năng gioa tiếp tốt để thể hiện
sự qua tâm đối với người khác và các mục tiêu công việc. Khả năng hùng
biện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý tưởng. Người giao

tiếp giỏi là người có khả năng chế ngự trí óc và chạm tới trái tim của con
người. “I have a dream” (Tôi có một giấc mơ) của mục sư Martin Luther
King đọc tại Đài tưởng niệm Lincoln vào năm 1963 hay “Stay hungry, stay
foolish” (Hãy luôn khát khao, hãy cứ dại khờ) của Steve Jobs tại lễ phát
bằng của Trường Stanford năm 2005 là những bài diễn thuyết làm được cả 2
điều đó. Chúng đều dựa trên những trải nghiệm cá nhân, có mở đầu và kết
thúc, thông điệp chính được nhắc lại nhiều lần. “I have a dream” được
Martin Luther King nhắc 8 lần còn “Let freedom ring” (nguyện tiếng chuông
tự do vang lên) xuất hiện 10 lần trong năm phút cuối của bài diễn văn kéo
dài 17 phút. Steve Jobs thì nhắc lại cụm từ “Stay hungry, stay foolish” 3 lần
trong 20 giây cuối của bài phát biểu 15 phút của mình.Người lãnh đạo khôn
ngoan sẽ cố gắng tham gia đối thoại với càng nhiều người càng tốt, và thể
hiện mức độ cam kết giao tiếp cao. Ngày 1/1/2009, Yanai đã dõng dạc nói về
“ước mơ” trở thành tập đoàn bán lẻ số một thế giới vào năm 2020 về bán


hàng và lợi nhuận, vượt qua cả Gap, Zara, và H&M. Ba tháng sau đó, ông có
cuộc đối thoại 90 phút tổ chức hàng tuần với một số nhà điều hành hàng đầu
ở Tokyo để bàn về con người, tổ chức và hệ thống cần thiết để thực hiện ước
mơ đó. Ông cũng dành thời gian tương tự để thảo luận với nhóm điều hành
hàng đầu đến từ Thượng Hải, Seoul, Paris, London, và New York. Ông có kế
hoạch tiến hành đối thoại với 200 nhà lãnh đạo tương lai, gặp gỡ họ trực tiếp
trong 3 năm tiếp theo. Ông nhận ra giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc hiện thực hóa ước mơ của mình.
II-Các phương pháp đánh giá thành công của nhà lãnh đạo
Người lãnh đạo thành công được đánh giá qua hiệu quả lãnh đạo của chính
họ. Có rất nhiều khái niệm khác nhau đánh giá về hiệu quả của lãnh đạo, tuỳ
vào các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá hiệu quả lãnh đạo phản ánh quan
điểm nghiên cứu về nhà lãnh đạo của mỗi người. Một trong các tiêu chí
được sử dụng phổi biến nhất là dựa vào:

-Kết quả những hành động của người lãnh đạo đối với cấp dưới và những
người có liên quan đến tổ chức như: hiệu quả hoạt động, sự tăng trưởng của
nhóm hoặc tổ chức người lãnh đạo,quyết tâm và cam kết của cấp dưới trong
việc thực hiện mục tiêu chung, sự hài lòng của cấp dưới với người lãnh đạo,
sự phát triển về tâm lý và kỹ năng của cấp dưới, sự duy trì vị thế của người
lãnh đạo trong tổ chức và sự thăng tiến lên vị trí quyền lực cao hơn của
người lãnh đạo trong tổ chức.
Phương pháp đánh giá hiệu quả lãnh đạo phổ biến nhất đó là :
-Mức độ thực hiện thành công và đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể như trong
doanh nghiệp có thể xem mục tiêu về tăng trưởng: doanh số, lợi nhuận, thị
phần so với kế hoạch đề ra.


-Thái độ của cấp dưới với lãnh đạo cũng là một chỉ tiêu phổ biến để đánh
giá hiệu quả của người lãnh đạo. Người lãnh đạo đáp ứng được những yêu
cầu và kỳ vọng của cấp dưới như thế nào? cấp dưới có thích, kính trọng,
khâm phục người lãnh đạo không? Cấp dưới có quyết tâm thực hiện các yêu
cầu của lãnh đạo ? để đánh giá được thái độ của cấp dưới có thể sử dụng
bảng câu hỏi và phỏng vấn, hành vi của của cấp dưới cũng là một chỉ số gián
tiếp thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng với lãnh đạo.
Hiệu quả lãnh đạo trong một số trường hợp được đánh giá thông qua sự cống
hiến của người lãnh đạo cho chất lượng của tổ chức theo nhìn nhận của cấp
dưới hay người ngoài tổ chức. người lãnh đạo có gắn kết được các thành
viên trong nhóm không, sự hợp tác của các thành viên, nỗ lực giải quyết vấn
đề, ra quyết định và giải quyết xung đột giữa các thành viên? Người lãnh
đạo đóng góp cho hiệu quả của việc chuyên môn hoá vai trò, tổ chức các
hoạt động, tích trữ các nguồn lực và củng cố sự sẵn sàng của nhóm để đối
phó với những biến đông và thánh thức. Người lãnh đạo có giúp cải tiến chất
lượng của công việc, xây dựng lòng tin giữa các cấp dưới, tăng cường kỹ
năng và đóng góp vào sự phát triển về tâm lý của họ?

Tóm lại để đánh giá thành công của một nhà lãnh đạo có rất nhiều phương
pháp khác nhau, tuỳ vào mỗi hoàn cảnh thực tế, từng giai đoạn cụ thể chúng
ta sẽ áp dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá chính xác
nhất về hiệu quả thành công của người lãnh đạo.
III-Từ những nghiên cứu trên đây giúp cho chúng ta xây dựng được
hình ảnh của một người lãnh đạo thành công như sau:
-Người lãnh đạo thành công là người có những khát vọng và biết Mơ đến
một thế giới tốt hơn
Người có khả năng lãnh đạo là người có thể biến ước mơ, một tầm nhìn về
một tương lai tốt hơn thành thực tiễn thông qua sự hợp tác với những người


khác. Để làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, một người có thiên hướng lãnh
đạo luôn mơ đến một điều gì đó cao đẹp, vượt quá khả năng hiện tại của
mình và tạo ra những thử thách cho bản thân. Nếu chỉ nghĩ đến những mục
đích bình thường của hiện tại, không sớm thì muộn, chúng ta sẽ cảm thấy
thất vọngđược cụ thể hoá bằng những mục tiêu cụ thể, mục tiêu là động cơ
nội lực thúc đẩy giúp người lãnh đạo có được sức mạnh cần thiết để vượt
qua những trở ngại và thử thách để làm được những việc dường như không
thể, mục tiêu cụ thể sẽ giúp người lãnh đạo có những định hướng rõ ràng tạo
nên lòng quyết tâm không lay chuyển nổi đó giúp người lãnh đạo vượt qua
những thời khắc khó khăn nhất tưởng chừng như không còn hi vọng. Niềm
khát khao đạt được những mục tiêu sẽ giúp người lãnh đạo đánh giá tình
hình một cách khách quan để chọn đúng hướng đi mà vẫn duy trì được
những giá trị đích thực và quan điểm riêng trong cuộc sống của mình, mục
tiêu cụ thể giúp nhà lãnh đạo thu hút được những người khác xung quanh và
gây ảnh hưởng đối với các hoạt động có tổ chức để thực hiện đạt mục
tiêu.Một ví dụ tiêu biểu về khát vọng thực hiện mục tiêu thành công của của
một nhà lãnh đạo nổi tiếng của tập đoàn General Electric
Đầu những năm 80, khi Jack Welch bắt đầu giữ vị trí phải chèo lái GE, tình

hình lạm phát đang ở mức cao, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của GE
(chẳng hạn như đồ gia dụng) đang tỏ ra không mấy khả quan ở mọi thị
trường, tương lai có vẻ đang mờ mịt. Nhưng Welch có nhiều ý tưởng khác
nhau và có được sự ủng hộ cũng như nhiệt huyết để theo đuổi chúng.Ý
tưởng lớn đầu tiên của ông là hướng sự tập trung quản lý để đưa sản phẩm
của mình lên hạng nhất nhì trong ngành.Ông đã cùng đội ngũ của mình theo
sát ý tưởng đó.Nếu họ không vươn lên được vị trí đầu ngành, họ sẽ không
còn nhiều lựa chọn. Và vấn đề lớn của ông là vượt qua được tính tự mãn, bộ
máy tổ chức quan liêu và sự phát triển cồng kềnh của tổ chức.Ban đầu, ngoài


ông ra, chẳng ai coi đó là vấn đề đáng quan tâm. Cuối cùng, GE đã trở thành
một công ty tổ chức chuyên nghiệp, thành công và lớn mạnh.Nhưng ông vẫn
không ngừng theo đuổi mục tiêu khắc phục sự cồng kềnh và tính tự mãn
trong công ty.Trong những năm 1980, số công nhân của ông giảm từ
404.000 xuống còn 229.000, và ông bắt đầu được biết đến như “Neutron
Jack”.Và ông cũng không phải là một nhà lãnh đạo “chỉ tay năm ngón”,
đứng ngoài cuộc.Vì những lẽ đó, ý tưởng lớn phải trở thành công ty số 1
hoặc ít nhất là số 2 trong ngành đã là một mục tiêu hàng đầu của công ty.
Cho đến nay tất cả mọi ý tưởng lớn khác của ông đều được thực hiện thành
công, kể cả mục tiêu hướng tới toàn cầu hoá, sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh
vực dịch vụ công nghệ cao. GE tăng trưởng từ mức doanh thu 25 tỷ đôla với
lợi nhuận 1,5 tỷ đôla năm 1980 lên mức 110 tỷ doanh thu với 10 tỷ đôla lợi
nhuận vào năm 1999. Đó là một mục tiêu rõ ràng mà họ đã thực hiện được.
(theo Vn_media)
-Nắm bắt được cốt lõi vấn đề
Trước khi đưa ra một đánh giá nào đó, người lãnh đạo khôn ngoan nhanh
chóng cảm nhận được điều gì ẩn chứa sau tình huống, tưởng tượng ra tương
lai hay kết cục của vấn đề, và quyết định hành động để hiểu rõ những cảm
đoán ấy. Chính sự khôn ngoan thực tiễn giúp họ có khả năng nhìn thấy được

cốt lõi của vấn đề cũng như bằng trực giác có thể tìm hiểu được bản chất và
ý nghĩa của con người, sự vật, sự kiện.
Soichiro Honda, nhà sáng lập của công ty sản xuất môtô số một thế giới
Honda là một minh chứng ấn tượng cho khả năng này. Cách mà ông làm
được minh họa trong bức ảnh treo ở cung điện của những người có thành
tích trong ngành sản xuất ô tô (Automobile Hall of Fame) tại tiểu bang
Michigan, Mỹ.


Trong bức ảnh, Honda có mặt tại một cuộc đua môtô, ông cúi người đủ thấp
ngang với tầm mắt của tay đua bang qua với tốc độ tối đa. Honda chống một
tay xuống đất để cảm nhận sức rung, tai lắng nghe âm thanh của động cơ.
Đó là cách để Honda hiểu được "cốt lõi" của môtô.
Ông thường nói với những người kế nhiệm của mình: "Khi tôi nhìn vào một
chiếc xe, tôi có thể thấy nhiều thứ khác. Tôi thấy mình nên làm thế này thế
kia để chuyển động qua những đường cong. Tôi nghĩ về động cơ thế hệ mới.
Tôi nghĩ, nếu tôi làm thế này, chiếc xe sẽ chạy nhanh hơn. Và cứ thế tôi nghĩ
đến những quá trình tiếp theo." Để hiểu được cốt lõi của vấn đề, sự vật, cần
lưu tâm đến chi tiết và đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ. "Khi bạn có ý định làm
một việc gì đó, bạn cần phải theo đuổi chúng đến cùng," Yanai nói.
"Làm việc mà bạn tin chắc là hoàn toàn đúng đắn, tập trung vào các chi tiết
nhỏ, và ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản. Nếu bạn không làm được điều đó,
bạn không thể chuyển sang bước tiếp theo. Bí quyết của thành công chính là
thực hiện những công việc cơ bản một cách liên tục, bền bỉ."

-Người lãnh đạo thành công là người có tầm nhìn chiến lược: đây là một
tố chất nổi trội của những nhà lãnh đạo, với khả năng này người lãnh đạo sẽ
nhìn thấy những cơ hội và thách thức trong tương lai từ đó hoạch định ra
những chiến lược cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra có thể thuyết phục
được mọi người trong tổ chức thậm chí thuyết phục người khác cùng tham

gia tổ chức của mình. Tầm nhìn chiến lược thể hiện một nhãn quan hết sức
nhạy bén của mtj nhà lãnh đạo, tuỳ theo cấp độ của từng vị trí lãnh đạo khác
nhau mà tầm nhìn chiến lược được thể hiện trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Tầm nhìn chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho nhà lãnh đạo lựa chọn con đường
đi đúng cho một tổ chức, nó đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển


thành công của một tổ chức. Cách đây 25 năm, khi cho phát hành tờ báo
quốc gia Nước Mỹ Ngày nay (USA Today), Allen Neuharth, Chủ tịch Hội
đồng quản trị của Công ty Gannett] từ năm 1973 - 1986 đã bị cả những nhà
phân

tích

Phố

Wall



báo

giới

cười

nhạo

rất


nhiều.

Sau khi xây dựng thành công được chuỗi các tờ báo địa phương và được tờ
Wall Street Transcript đặt cho cái tên Tờ báo hàng đầu của năm năm 1979,
tại sao Neuharth vẫn muốn chọn một sự liều lĩnh quá táo bạo và có vẻ như
ngu

ngốc

như

vậy?

Ai sẽ mua những mẩu tin vắn như thế? Giờ đây người ta dễ dàng trả lời câu
hỏi trên – có hàng triệu người mua nó và sẽ tiếp tục mua. Nhưng vào năm
1982, khi tờ báo được phát hành lần đầu tiên thì mọi việc không dễ dàng như
vậy.
Thế nhưng Neuhart đã nhìn thấy trước được viễn cảnh mà người khác không
thấy về đế chế của tờ báo gia đình mình. Ông còn thấy trước được số đông
người tiêu dùng luôn thiếu thời gian nhưng lại đang khát thông tin. Đây là
vấn

đề



thể

giải


quyết

được.

Đầu tư vốn vào mạng lưới tổ chức các tờ báo địa phương của ông, Neuharth
đã tạo lập được một quy trình vận chuyển rất công phu dành cho việc sản
xuất và phân phối một tờ báo quốc gia để bổ sung chứ không phải thay thế
những

người

đưa

báo

địa

phương.

Điều gì đã giúp Neuhart nhìn thấy những triển vọng rộng mở cho một tờ báo
quốc gia vậy? Rõ ràng là ông có một tầm nhìn về các cơ hội và quan trọng
hơn



khả

năng

biến




hội.

-Người lãnh đạo thành công là người có tư chất và năng lực.Đây là những
yếu tố không thể thiếu đối với một người lãnh đạo nói chung và người lãnh
đạo thành công nói riêng. Tư chất và năng lực nói lên khả năng của một nhà
lãnh đạo cần có để thực hiện một sứ mạng, một mục tiêu cụ thể. Điều này
được thể hiện qua hiệu quả mà người lãnh đạo đem lại, khả năng thu hút
những nguồn lực khác xung quanh để cùng biến những ước mơ, những dự


định thành hiện thực, để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tham khảo
chia sẻ của một nhà lãnh đạo. Theo Jack Wech, Chủ tịch của tập đoàn
General Electric (GE) nổi tiếng của Mỹ chia sẻ những kinh nghiệm lãnh đạo
của mình, để thành công, lãnh đạo cần có tư chất, năng lực sau:
*Hướng đạo và củng cố lòng tự tin của nhân viên.-Trong những lúc khó
khăn, hay khi giải quyết vướng mắc công việc, người lãnh đạo phải biết
động viên đội ngũ nhân viên, nói để họ hiểu những khó khăn trước mắt lại
chính là cơ hội để họ phát triển, để họ khẳng định mình.
*Những kế hoạch tốt được mọi người đồng tâm- Jack Welch cho rằng đó
chính là thước đo hiệu quả của công tác lãnh đạo. Nếu là người cầm quân
giỏi, người chủ phải tìm được cách để nhân viên của mình không chỉ đứng
nhìn mà còn sống và thở cùng với những kế hoạch công tác đó.
*Làm gương cho các nhân viên
Rất nhiều người thường chỉ thích quyền lực nhưng lại lảng tránh trách
nhiệm. Làm lãnh đạo có nghĩa là phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm, là
lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng giải quyết các vấn đề. Một trách
nhiệm có thể nói là quan trọng bậc nhất đối với một nhà lãnh đạo chính là

dẫn dắt, định hướng cho những người khác, phải luôn là tấm gương cho
những người khác noi theo.
*Luôn phải tâm niệm trong cư xử, hành động làm sao để nhân viên luôn
nghĩ mình là người ngay thẳng, không thiên vị, minh bạch và rất đáng tin.
Cũng theo Jack Welch ông luôn tránh và thường nhắc nhở lãnh đạo cấp dưới
tuyệt đối không được trộm nhặt ý tưởng của nhân viên để ghi điểm cho
mình.
* Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo là dẫn đường. Trong giai đoạn khó
khăn, tài chính thu hẹp, cắt giảm nhân công là những lúc thường nổ ra những
tranh cãi bất phân thắng bại. Công việc của người lãnh đạo lúc này là ngồi


nghe, phân tích, mở đường dẫn mọi người tiến lên chứ không phải là giành
chiến thắng trong cuộc đấu khẩu.
*Sẵn sàng đối diện và giải quyết các khó khăn
Nhà lãnh đạo luôn phải giải quyết nhiều vấn đề. Đôi khi có một nhận thức
sai lầm rằng chúng ta có thể vững vàng đi tới mà không phải gặp khó khăn
lớn nào, vì vậy nếu có trục trặc lớn xảy ra, người ta dễ bị sốc. Nhà lãnh đạo
cần phải sẵn sàng đối diện với các vấn đề và giải quyết chúng bằng cách ra
những quyết định đúng đắn chính là sự khác biệt giữa các nhà lãnh đạo và
một người chỉ phục tùng người khác.
*Khơi dậy lòng nhiệt tình và sáng tạo của nhân viên cho phù hợp mục tiêu
chiến lược phát triển. Jack Welch cho rằng để trở thành lãnh đạo giỏi phải có
sự kết hợp cả thiên chất và khổ luyện. Thiên chất là nguồn năng lượng tiềm
tàng rất khác nhau trong cơ thể của từng người, là chỉ số IQ được bộc lộ
trong nhạy bén, năng động trong quyết sách; còn khổ luyện là sự chăm chỉ
học hỏi và quan sát và dự báo chuyên môn vững hơn người.
Qua hàng ngàn cuộc khảo sát và nghiên cứu, hai nhà nghiên cứu lừng danh
Jim Kouzes và Barry Posner cũng đã rút ra “5 thực tiễn của nhà lãnh đạo
mẫu mực” như sau:

Như ngọn hải đăng-.Người lãnh đạo thiết lập những nguyên tắc liên quan
đến cách hành xử của nhân viên và cách thức để đạt đến mục tiêu đề ra. Họ
tạo nên những chuẩn mực hoàn hảo và đưa ra các dẫn chứng thuyết phục để
mọi người làm theo. Họ biết vượt qua những trở ngại, là kim chỉ nam và vẽ
ra con đường xán lạn để nhân viên cùng tiến về phía trước. Họ cũng là người
tạo ra cơ hội cho mọi sự thành công.
Chấp nhận thử thách-.Người lãnh đạo luôn chấp nhận thách thức, thử thách
với hiện thực. Họ tìm kiếm những hướng đi mới, ngày càng nâng cao quy
trình hoạt động của mình, chấp nhận rủi ro và chấp nhận cả những thất bại.


Chia sẻ quan điểm và truyền cảm hứng đến mọi người và thúc đẩy mọi
người hành động -.Người lãnh đạo có khả năng tạo ra những sáng kiến lý
tưởng cho mọi mục tiêu mà họ mong muốn tổ chức đạt được. Và bằng uy tín
của mình, họ thu phục được mọi người cùng nhau chia sẻ tầm nhìn đó.Người
lãnh đạo phải biết “thu hút” và thúc đẩy nhân viên của mình tiến lên, xây
dựng tinh thần đồng đội thông qua uy tín và sự kính trọng lẫn nhau, thúc đẩy
mọi người bộc lộ được hết năng lực của họ.
Động viên tinh thần, hướng về con tim nhân viên .-Người lãnh đạo biết công
nhận những đóng góp cá nhân, đánh giá và khen thưởng đúng lúc sự thành
công của nhân viên và biết cùng nhau chia sẻ thành quả với mọi người.
Một quá trình phấn đấu và thành công: một người lãnh đạo giỏi thường luôn
dễ nhận ra khi nhìn vào bề dày thành tích mà họ đã gặt hái được.Điều này
tạo sự tôn trọng ở cấp dưới, đồng thời cũng mang lại sự tự tin cho bản thân
lãnh đạo.
- Công bằng: luôn vô tư, không thiên vị một phía nào.
- Biết lắng nghe: hơn là chỉ biết áp đặt và lấn lướt trong mọi cuộc thảo luận.
- Nhất quán: không bẻ cong các giá trị hay quy tắc để chiều theo hoàn cảnh.
- Quan tâm chân thành đến người khác: yêu quý, hòa đồng với mọi người.
- Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể: luôn luôn sẵn sàng trao lại quyền lực,

quyền hạn và trách nhiệm cho tập thể.
- Đánh giá công trạng đúng người: thay vì cho rằng tất cả công trạng đều của
người lãnh đạo.
- Sát cánh bên tập thể: không chối bỏ trách nhiệm khi gặp khó khăn.
Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể: không tỏ ra "bí mật" để chứng tỏ
mình quan trọng.


-Người lãnh đạo thành công là người có ý chí, nghị lực, lòng kiên định và
sự quyết tâm theo đuổi mục tiêu đến cùng. Theo cuộc khảo sát do công ty
kiểm toán và Tư vấn Deloitte and Touche thực hiện, các nữ giám đốc điều
hành cấp cao xem tính kiên định là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành
công của nữ giới trong kinh doanh. Cuộc sống của các doanh nhân hay các
nhà lãnh đạo luôn gặp nhiều khó khăn, thử thách trong khi các nhà lãnh đạo
vốn không phải lúc nào cũng là những người có tài năng xuất chúng. Một
nhà lãnh đạo phải biết học từ những sai lầm, sẵn sàng đứng dậy từ những
thất bại và tiếp tục đi tới. Vì vậy, tính quyết đoán và lòng kiên nhẫn là một
yếu tố không thể thiếu được một nhà lãnh đạo.Là người đứng đầu một tổ
chức, người lãnh đạo chắc chắn sẽ phải đối mặt với muôn khó khăn, thử
thách, và thậm trí cả những rủi ro, chính vì vậy đẻ trở thành một nhà lãnh
đạo hiệu quả chắc chắn người lãnh đạo cần có ý chí, nghị lực, mới có thể lèo
lái con thuyền của tổ chức mình vượt ra khỏi cơn sóng gió và đi tới sự thành
công..Lịch sử đã chứng minh những thành công rực rỡ xuất phát từ sự kiên
định.Lãnh đạo kiên định, cấp dưới kiên định, tập thể kiên định trong bình
tĩnh, tự tin, can đảm và biết lo xa trong sự trân trọng công sức từng cá nhân.
Sự quyết tâm mang đến cho nhà lãnh đạo những sức mạnh phi thường để
vượt qua các thử thách chông gai trên con dường lãnh đạo tổ chức chinh
phục mục tiêu.Trong thực tế để có ý chí và nghị lực sắt đá, có lòng kiên nhẫn
và sự quyết tâm cao, người lãnh đạo phải không ngừng rèn luyện, đặc biệt từ
lúc còn trẻ.Không những phải rèn luyện sức khoẻ tốt mà phải rèn luyện được

tinh thần không được lùi bước trước bất cứ khó khăn thử thách nào, nếu thất
bại thì không được nản lòng, không được từ bỏ con đường mình đã chọn chỉ
vì có khó khăn ngáng đường.


-Người lãnh đạo thành công là người có đạo đức và ý thức trách nhiệm:
Bất kỳ người nào cũng cần có phẩm chất đạo đức.Đối với người lãnh đạo,
đạo đức lại càng cần thiết, cần được rèn giũa, coi trọng tu dưỡng và chăm
chút từng ngày từng giờ.Mỗi hành động, việc làm, lời nói của người lãnh
đạo, của cấp trên, luôn được trăm nghìn con mắt nhìn vào. Cấp dưới nhìn
vào để thấy việc người lãnh đạo làm đến đâu, làm có đúng không, làm vì cái
gì, làm cho aiTrong tổ chức có môi trường nhận thức và trình độ càng cao thì
càng đòi hỏi với người lãnh đạo nhiều hơn, không chỉ ở năng lực mà còn ở
nhân cách trong sáng, tính công tâm, quang minh, chính đại,Cùng với năng
lực, đạo đức là một tố chất không thể thiếu đối với một nhà lãnh đạo thành
công, Lãnh đạo phải chứng tỏ một cấp độ đạo đức cao.Hành động trong ánh
sáng của đạo đức, tuân theo luật lệ là sự bù đắp cho việc làm những điều
đúng.Nó làm cho mỗi nhiệm vụ mà bạn phải làm trở nên dễ dàng hơn và có
nhiều cơ hội sẽ đến một cách tình cờ.Thành công dựa vào các mục tiêu có
đạo đức.Thành công sẽ mang theo phẩm chất đạo đức và luân lý dựa trên hệ
thống giá trị của bạn. Khi bạn trở nên thành công bằng các cách không có
đạo đức hoặc không trung thực, thành công sẽ không kéo dài được
lâu.Thành công được xây dựng trên các mục tiêu bao gồm các giá trị đạo
đức sẽ có ý nghĩa và tồn tại lâu hơn. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và người khác
sẽ đáp lại với đặc điểm đạo đức tốt của bạn.Đạo đức được thể hiện trong
những hành vi ứng xử, trong việc lựa chọn những chiến lược sách lược thực
hiện cụ thể hoá mục tiêu của người lãnh đạo, đạo đức xuất phát từ cái tâm
của người lãnh đạo, cái tâm có thể nâng “tầm” của một người lãnh đạo.Hồ
Chủ tịch đã từng nói: người có tài mà không có đức cũng là người vô dụng.
IV-Kết luận:Tóm lại không phải người lãnh đạo thành công nào cũng phải

có đầy đủ những tố chất kỹ năng kể trên, tuỳ vào vị trí lãnh đạo đặc thù của
mỗi tổ chức, tuỳ vào quy mô của mỗi tổ chức lớn hay nhỏ mà yêu cầu về các


tố chất lãnh đạo cũng thay đổi, thậm chí đối với những vị trí lãnh đạo cấp
cao ngoài những yếu tố kể trên cần phải có thêm nhiều yếu tố khác nữa mới
có thể đả bảo thực hiện thắng lợi được mục tiêu đề ra.
Qua những nghiên cứu trong quá trình học tập kết hợp với những nghiên cứu
của bản thân về những tố chất kỹ năng của một người lãnh đạo thành công
đã giúp tôi có tư duy có hệ thống hơn khi nghiên cứu về một chủ đề cụ thể,
các nhìn nhận và đánh giá được dựa trên rất nhiều quan điểm của những
nghiên cứu trên thế giới và qua các ví dụ hết sức sinh động trong cuộc
sống.Từ những vấn đề học hỏi được đã khái quát cụ thể hơn, rõ ràng hơn về
hình chân dung lý tưởng của người lãnh đạo thành công. Hy vọng trong
cuộc sống có nhiều cơ hội để được học hỏi từ những người lãnh đạo tài ba
và hơn thế nữa là phải tiếp tục phấn đấu học hỏi, nghiên cứu và rèn luyện để
đạt được như mình mong muốn.
Cấu trúc nhân cách người lãnh đạo có thể nói gồm hai mặt cơ bản là đức và
tài (phẩm chất và năng lực). Trong nghiên cứu phân tích ở trên, giả sử rằng
chúng ta cộng dồn tất cả phẩm chất nghiên cứu để gắn vào một con người thì
điều này sẽ cho phép tạo ra được một mẫu người lãnh đạo lý tưởng, nhưng
trong thực tế không bao giờ có được như vậy. Do đó để đạt được người lãnh
đạo thành công chúng ta nêu ra một số vấn đề cơ bản trong tố chất và kỹ
năng bởi tuỳ theo tính chất của tập thể được giao, lãnh đạo hay tuỳ tính chất
của ông chủ đối với nhân viên mà đề ra những phẩm chất cho phù hợp. Tuy
nhiên, người lãnh đạo thực sự ít nhất phải thoả mãn được 3 yêu cầu cơ bản
sau:
- Phẩm chất chính trị tư tưởng- những phẩm chất này thể hiện tập trung
trong quan điểm quản lý của họ như họ cố gắng đạt lợi ích xã hội lên hàng
đầu kết hợp với lợi ích doanh nghiệp, cá nhân.Họ phải sống tích cực, sáng

tạo, đóng góp được nhiều cho sự phát triển doanh nghiệp - xã hội.Người


lãnh đạo quản lý phải có thái độ khách quan, công bằng đối với mọi nhân
viên dưới quyền, chân thành với mọi người, khiêm tốn giản dị, có sáng kiến
và sáng tạo, thực hiện nói đi đôi với làm, phải giữ được chữ tín.
- Năng lực- Nhanh trí, có kinh nghiệm trong công việc, cởi mở, có óc suy
xét sâu, tích cực hoạt động, có sáng kiến, có tính kiên trì, tính tổ chức, tính
tự lập, có sự nhạy cảm cao, khéo léo ứng xử, có đầu óc thực tế, có khả năng
lan truyền nghị lực và khơi dậy ở người khác tính tích cực.
- Những phẩm chất trí tuệ cơ bản như tính năng động của trí tuệ, như sự
linh hoạt, nhạy cảm với cái mới, tinh thần tự phê phán, có bề rộng và độ sâu
về trí tuệ, có kĩ năng khai thác tri thức của nhiều người.
Vì vậy, người lãnh đạo thành công phải là người:
+ Biết làm việc với tập thể dưới quyền
+ Phải biết đánh giá, nghiên cứu và kiểm tra cấp dưới
+ Phải tổ chức phân công lao động việc làm hợp lý
+ Phải đào tạo, huấn luyện, giáo dục nhân viên
+ Phải chuẩn bị tốt những cán bộ quản lý dưới quyền
+ Phải biết làm việc tốt với lãnh đạo cao hơn và bên ngoài
+ Phải biết thuyết phục tập thể và cá nhân bằng lời nói và việc làm
của mình
+ Phải đánh giá khen thưởng đúng người đúng việc


Danh mục tài liệu tham khảo:
- Giáo trình môn học Phát triển khả năng lãnh đạo (chưong trình đào
tạo MBA-Griggs-2009)
- Giáo trình tâm lý học - NXBGD Hà nội 1996
- Nghệ thuật lãnh đạo trong thế kỷ mới ( Nguyễn Bá Cao)

- Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo ( PGS.TS Nguyễn Bá
Dương)
- Tài năng của người lãnh đạo, lãnh đạo và quản lý trong thế giói phẳng
( Nhóm sức sống mới tổng hợp)
- “Dominique Chalvin: Các phong cách lãnh đạo.
- www.dantri.com.vn
- www.nguoilanhdao.com.vn
- www.lanhdao.net
- www.hrvietnam.com
- www.vnn.vn
-



×