Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

những tố chất lãnh đạo của một nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.67 KB, 8 trang )

Những Tố Chất Lãnh Đạo Của Một Nhà Lãnh Đạo Thành Công
Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo
vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả.
Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan
niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi
mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo
sự điều động, hướng dẫn của bạn.
Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho
mình để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những phẩm chất và
kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng
thành công của doanh nghiệp.
Bài viết này tôi xin giới thiệu một người lãnh đạo mà bản thân tôi cho
là quá thành công trên công việc mà anh đã đặt ra và làm được. Đó là anh
Phan Sỹ Thắng – Giám đốc công ty cổ phần Asemlink và cũng là người đại
diện của chương trình Griggs tại Nghệ An.
Theo tôi được biết anh Thắng đã đi theo con đường phát triển giáo dục.
Một chuổi công ty và văn phòng anh đặt tại các tỉnh thành từ Nghệ An, Hà
Tĩnh và Quãng Bình. Mục tiêu chính mà anh đặt ra là phát triển một mạng
lưới dạy – học tiếng anh trên 3 tỉnh ở Miền Trung. Sự thành công của anh đó
là số lượng học sinh học tại các trung tâm ngày càng nhiều, tăng thu nhập cho
cán bộ, giáo viên và cho công ty.
Tôi nghĩ rằng anh Phan Sỹ Thắng là người hội tụ đầy đủ những tố chất,
kỹ năng cần và đủ của một người lãnh đạo.
1. Tố chất cần có của nhà lãnh đạo:
Doanh nghiệp thành công không thể không nói đến yếu tố nhà lãnh đạo
với những tố chất cần thiết đó là có sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn
và sự quyết đoán, dũng cảm và kiên trì. Theo đúc kết của nhiều chuyên gia
quốc tế, một số nhà lãnh đạo tài năng trong các tài liệu tham khảo và theo ý
kiến bản thân, Một ông chủ (nhà lãnh đạo) phải có những tố chất dưới đây.



1.1 Niềm say mê:
Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó
đóng góp cho xã hội, tập thể hoặc cá nhân. Để giải quyết vấn đề cần tập trung
nguồn lực tài chính, trí tuệ, công sức, trăn trở tìm ra giải pháp thực hiện.
Không có sự say mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết
định táo bạo và tâm huyết. Niềm say mê dạy – học tiếng anh của anh Thắng
đã ăn sâu vào tiềm thức của anh bởi cả gia đình anh đều học giỏi ngoại ngữ.
1.2 Sự hiểu biết và tính ham học hỏi:
Điều chắc chắn là, người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ
không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động hay sản phẩm của họ. Mỗi sản phẩm
đều có một tính năng riêng, đòi hỏi người lãnh đạo hiểu được những tính năng
của sản phẩm hay công việc để có cách tiếp cận và quản lý hệ thống phù hợp.
Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, nguời lãnh
đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao
kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới. Sự thành
công của anh Thắng cũng bắt nguồn từ đây. Vì anh Thắng đã tốt nghiệp Đại
học chuyên nghành anh văn – Đại học quốc gia Hà Nội. Để dạy và quản lý tốt
1 trung tâm tiếng anh thì giám đốc phải là người biết tiếng anh.
1.3 Tầm nhìn và sự quyết đoán:
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi
sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có
nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiều mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo
phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, nêu những mục tiêu và những khó khăn,
thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả
năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát
triển lâu dài của doanh nghiệp. Nhìn nhận hay phán đoán một vấn đề của cá
nhân lãnh đạo không có nghĩa là luôn đúng, việc lấy ý kiện của trợ lý hay ban
lãnh đạo cũng hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công
việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt, tạo được uy
thế của người Lãnh đạo.



Tiếng anh là vốn không thể thiếu được trong học đường cũng như trong
khi làm việc. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển. Tiếng anh lại
càng trở nên quan trọng hơn. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường anh Thắng
đã mạnh dạn mở các trung tâm tiếng anh tại các tỉnh thành.
1.4 Óc sáng tạo, hài hước:
Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến lược
thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ công việc nào, cũng
cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất,
chất lượng đảm bảo nhất. Tính hài hước cung rất quan trọng và được nhiều
nước trên thế giới đánh giá cao, khiếu hài hước giúp bản thân của nhà lãnh
đạo giảm khả năng tạo stress, phát huy được tính tự chủ bản thân, giúp đồng
nghiệp tránh những áp lực không đáng có.
1.5 Khả năng truyền đạt thông tin:
Người lãnh đạo phải có khả năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin để
thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe theo và làm theo. Không nhiều
lãnh đạo có thể làm tốt việc này, tuy nhiên trước khi diễn thuyết hay phát biểu
nên chuẩn bị trước các nội dung cần nêu, sẻ tốt hơn khi các phát biểu thường
được thể hiện bằng việc làm hay hành động.
Mặc dù trung tâm mang tính chất giáo dục nhưng nó cũng mang tích
chất kinh doanh. Nên ngay giám đốc trung tâm nếu không biết nói có đủ sức
thuyết phục thì ngay cả nhân viên cũng không muốn làm việc, giáo viên
không muốn dạy và học sinh không muốn đi học. Vì vậy khi lời nói của người
lãnh đạo nói ra phải đủ sức thuyết phục và mang tính trọng lượng. Tôi nghĩ
điều này anh Thắng làm được.
1.6 Khả năng lập Kế hoạch và tổ chức:
Người lãnh đạo là người luôn nhìn thấy những việc cần làm và có khả
năng giúp tập thể lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện.Làm việc theo kế
hoạch giúp hệ thống hoạt động theo đúng quy trình, tránh xảy ra những biến

cố bất ngờ, giúp nhà lãnh đạo làm chủ được quy trình thực hiện.


Kế hoạch và tổ chức ở trung tâm tiếng anh được thể hiện bằng các thời
gian biểu cho các lớp. Tránh tình trạng chồng chéo lên nhau. Lớp thì quá
nhiều tiết học, lớp thì không có tiết học.
1.7 Khả năng làm việc theo nhóm:
Người lãnh đạo cần phải có khả năng hoạt động cùng những người
khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp xếp và bố trí công
việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết cách giải quyết và dàn
xếp những mâu thuẫn nội bộ. (Trích : Giáo trình Quản lý hành vi tổ chức –
DH Griggs )
1.8 Tài xoay xở:
Người lãnh đạo cần nghị lực, thông minh, nhạy bén, biết đánh giá tình
huống. Khi khó khắn, họ không nản chí. Khi công việc xem ra quá khó, họ sẽ
tìm cách tiếp cận khác. Họ luôn tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, để từ đó
lựa chọn hướng đi tối ưu.
Tại trung tâm tiếng anh vẫn mang tính chất thời vụ. Vào mùa hè thì
đông học sinh hơn mùa đông, mùa gần tết. Vì vậy người lãnh đạo phải biết
tận dụng tất cả các chiêu thức để thu hút học sinh học để bù lại cho mùa gần
tết.
1.9 Dũng cảm và kiên trì:
Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại mà
quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó
đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay
chiến lược kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là
người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho
đến khi nào thành công thì thôi. Niềm hy vọng và lòng kiên trì, không ngại
khó khăn là động lực lớn để phát triển doanh nghiệp. . Giám đốc điều hành
phải luôn xác định rõ, họ là đại diện cho ai và cần phải làm gì. Họ phải dũng

cảm và cương quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát triển
của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa thải…
1.10 Sẵn sàng chấp nhận rủi ro:


Người lãnh đạo tài năng là người không trốn tránh trước thực tế giảm
sút, biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp.
Khi đó, họ cần có kế hoạch hỗ trợ.
2. Kỹ năng quản lý:
Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các
nhóm và các nguồn lực khác. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt
được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.
Trước tiên, nhà quản lý phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật
và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây
chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với
hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và một nhà quản lý tài năng thì cần phải
có những kỹ năng cần thiết. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng mà một
nhà lãnh đạo thường cần phải có:
2.1 Kỹ năng lãnh đạo:
Nhà lãnh đạo thành công biết dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh
hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của mình. Đây
mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên
xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ. Kỹ năng
lãnh đạo là nói về khả năng vận dụng những kiến thức về lãnh đạo vào hoạt
động thực tế để đạt được hiệu quả lãnh đạo cao nhất. Một nhà lãnh đạo tốt
phải có được các kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ và kỹ năng công việc.
Đây là những kỹ năng không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Lãnh đạo giỏi
được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người.
Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến
vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người

quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người
một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết
định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn
là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải


biết khai thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình
quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
2.2 Kỹ năng lập kế hoạch:
Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ
hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh
hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể
sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan
trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và
hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế
hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho
cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế
hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần
thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
2.3 Kỹ năng giao quyền hiệu quả:
Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng phù hợp
với vị trí chức năng nhiệm vụ để phân quyền và phân bổ công việc một cách
hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt
cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng
thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
2.4 Kỹ năng truyền cảm hứng:
Đây là một bí quyết của nghệ thuật lãnh đạo- khiến cho các nhân viên
cảm thấy một lòng đam mê công việc đến mức họ muốn hi sinh những lợi ích
cá nhân vì lợi ích chung của cả công ty. Chúng ta có ý thức về cơ sở tình cảm
từ gia đình. Đây là một thể chế đã tồn tại bao đời nay.

Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những
điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà
lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ
với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc
rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình


hợp lý. Luôn cho nhân viên những cơ hội để họ biết rằng: thất bại không phải
là một điều qua tồi tệ mà đó là cơ hội để học hỏi giúp họ làm việc tốt hơn.
Để làm được điều này người lãnh đạo còn phải để ý đến các vấn đề: Sự
gần gũi nhân viên, hiểu những tập quán truyền thống, năm bắt thông tin
thường xuyên, đoàn kết trong khó khăn, tạo những sân chơi, diễn đàn mà tại
đó nhân viên có thể nói chuyện hay trao đổi mà không bị cản trở do công việc
hay cấp bậc.
2.5 Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Có những vấn đề cần giải quyết ngay lập tức, nhưng có những vần đề
cần có thời gian, đôi khi sự nóng giận hay cảm tính làm ảnh hưởng đến những
quyết định.
Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau:
nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp
và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này
một cách khéo léo và hiệu quả.
2.6 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, quan hệ tốt:
Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái
mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng
văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn
ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng
ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng
giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Mà mức độ sáng
tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho

nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động
không thể có được bằng việc trả lương cao.
Biết đưa ra những lợi thế và tầm ảnh hưởng của Công ty đúng lúc, hay
nghệ thuật nắm bắt tâm lý đối tác, cách diễn thuyết hợp lý là nghệ thuật đàm
phán . Đối nội đối ngoại cũng hết sức quan trọng. Biết huy động các mối quan
hệ truyền thống tạo lập các mối quan hệ mới, giúp nhà lãnh đạo thuận lợi
trong giao dịch .


KẾT LUẬN
Những gì thành công mà công ty cổ phần đào tạo Asem link đạt được tôi nghĩ
rằng anh Phan Sỹ Thắng là người hội tụ đủ các tố chất và kỹ năng của một
người lãnh đạo thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu học tập môn Quản trị nguồn nhân lực – Web: Tailieu.vn ,
kinhdoanh.vn ...
- Tài liệu học tập môn Quản trị nguồn nhân lực – Tác giả Nguyễn Văn Hội
-



×