Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Những điều cần lưu ý cho một cuộc khởi nghiệp thành công (Phần cuối) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.5 KB, 9 trang )

Những điều cần lưu ý cho một cuộc khởi nghiệp thành công
(Phần cuối)

Bắt đầu một lĩnh vực kinh doanh mới, mọi việc thật khó khăn - đó không
phải là
điều tệ hại nhất, và các nhà quản lý ai cũng có khả năng nhận thức được
điều đó. Có một sự mất mát còn lớn hơn cho công việc xuất phát từ sự không
cương quyết và tình trạng không hoạt động gì cả. Có hai nhược điểm lớn của các
nhà quản trị cao cấp – đó là việc không có khả năng ra quyết định và thói tằn tiện.
Tất nhiên, chẳng có nhà lãnh đạo nào thật lý tưởng. Phần lớn trong số họ không
có đủ kinh nghiệm. Sự đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không sử dụng được vào
đâu cả: trong các trường đại học bạn không được dạy cách để trở thành chủ
doanh nghiệp. Tất cả chủ doanh nghiệp đều có cơ hội đứng vững trong ngày hôm
nay và cất cánh trong tương lai. Chỉ có một khó khăn duy nhất trên bước đường
này đó là sự yếu đuối.
Chín người, mười ý
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để hoạch định công việc từ lúc
sơ khai là sự kêu gọi các cổ đông tham gia vào kinh doanh.
Tại LB Nga, nỗ lực khởi sự kinh doanh cùng các cổ đông trong hơn một
nửa các trường hợp đồng nghĩa với việc khai tử chính sự nghiệp kinh doanh của
mình. Người ta cho rằng, để ổn định được kinh doanh thì người lèo lái doanh
nghiệp phải là một hoặc trên 10 người. Trong câu nói này ẩn chứa không ít sự
thật.
Nhìn chung, tại sao trong kinh doanh lại cần phải có các đồng sở hữu?
1. Người nghĩ ra ý tưởng kinh doanh thì không có nguồn tài chính để thực
hiện trong khi các cổ đông giống như một “sọt tiền”. Bản thân người nghĩ ra ý
tưởng muốn điều hành công việc kinh doanh chung. Ý tưởng thật khôn ngoan,
nhưng mối quan hệ lực lượng sẽ không bền vững. Tất cả sẽ kết thúc nhanh chóng
bằng một cuộc “ly dị”. Hoặc “nhà quản lý” cố gắng tổ chức công việc kinh doanh
của riêng mình và tranh thủ ăn cắp những gì có thể, hoặc “nhà đầu tư” bổ nhiệm
giám đốc bằng người của mình và cho “nhà quản lý” thôi việc.


Vị trí mạnh mẽ hơn thuộc về người nắm cổ phần khống chế và đại diện về
mặt pháp lý, qua đó họ có thể điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra,
vấn đề quan trọng là ai có quyền ký hồ sơ và sở hữu tài sản chính yếu sử dụng
trong kinh doanh.
2. Việc kinh doanh chung thường là được một nhóm bạn thân khởi xướng.
Nhưng khi gặp khó khăn đầu tiên thì xung đột xuất hiện, và cuối cùng bạn bè chia
rẽ nhau, chỉ còn lại một người (quan tâm nhất và trách nhiệm nhất) phải xử lý nồi
cháo đang sôi. Thậm chí nếu như sự bất đồng không chia rẽ các thành viên thì thử
thách lớn nhất cũng đang chờ đón họ ngay sau khi nhận được khoản lợi nhuận có
giá trị đầu tiên. Không có quan hệ nào phức tạp hơn là việc chia nhau một khoản
tiền lớn. Nhìn chung, xác suất quan hệ đối tác lâu dài thành công trong trường hợp
này ít hơn 10%. Và tất cả những cái này không có nghĩa là không thể có kinh
doanh thành công khi có một số người cùng hợp tác với nhau. Nhưng độ ổn định
của nó lúc ban đầu thấp hơn so với kinh doanh một chủ.
Một số trường hợp cần lưu ý:
- Phương án tồi tệ nhất: hai người hùn vốn bằng nhau. Người có vị trí tốt
hơn là người có 50% cổ phần cộng với chức vụ giám đốc: trong trường hợp xung
đột nghiêm trọng, đích danh ông ta sẽ là người điều hành kinh doanh.
- Ba người có phần hùn bằng nhau. Nếu như có hai người phụ thuộc chặt
chẽ vào nhau và một trong hai người đó là giám đốc có quyền cao nhất, thì công
việc kinh doanh nằm dưới quyền kiểm soát duy nhất. Nếu như ba người ba ngả thì
sẽ có một cuộc chiến liên minh và sẽ dẫn tới sự tan rã giữa các đồng sở hữu.
- Trường hợp có nhiều cổ đông và số cổ đông là chẵn và cùng có cổ phần
bằng nhau – đây là phương án “mềm” hơn của phương án hai thành viên. Nếu như
khi giải quyết các vấn đề quan trọng, khi số phiếu được chia làm hai phần bằng
nhau thì chiến thắng thuộc về nhóm có giám đốc điều hành. Phương án có số cổ
đông là lẻ với cùng số cổ phần được coi là tương đối ổn định hơn. Vấn đề được
quyết định khi nhận được đa số phiếu.
- Không phụ thuộc vào số lượng cổ đông, phương án sẽ ổn định hơn nếu
như một trong số họ là cổ đông chính có cổ phần chi phối. Trong kinh doanh, cũng

giống như trong quân đội, chỉ có một người chỉ huy duy nhất. Hội đồng quản trị
chỉ có ý nghĩa trong các công ty lớn (trước hết – đối với công ty cổ phần mà cổ
phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán). Tại phương Tây có những
công ty mà sự sở hữu các công ty này được phân bố giữa các cổ đông riêng lẻ sao
cho công ty không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.
Làm thế nào để làm việc với các cổ đông của công ty: năm nguyên tắc
quan trọng
Nguyên tắc thứ nhất để kinh doanh thành công trong công ty có ít cổ
đông
: Công ty chỉ có một người sở hữu chính. Anh ta sở hữu cổ phần khống chế.
Ở đây nảy sinh ra câu hỏi: có nên chia sẻ cổ phần của doanh nghiệp cho một ai
đó?
Nguyên tắc thứ hai: cổ đông phải là những con người hiệu quả. Việc tăng
thêm cổ đông sẽ làm giảm bớt phần góp của bạn trong công ty. Cổ đông được coi
là có hiệu quả nếu như tổng thu nhập trên cổ phần (sau khi giảm xuống) của bạn
tăng lên khi so sánh với thu nhập từ tất cả cổ phần.
Nguyên tắc thứ ba: việc cho người khác cổ phần công ty không biến họ
thành những người đồng sở hữu thực sự
. Tôi đã nhiều lần quan sát thấy, các cổ
đông nhỏ cũng được giao làm các nhiệm vụ chủ chốt và công việc điều hành, họ
làm việc cật lực như nô lệ. Mục đích thường là để củng cố động lực và tăng độ
trung thành. Tiếc thay, ít khi người ta nhận được điều gì đó tử tế từ việc này. Nếu
như lần đầu tiên trong đời, nhân viên có cổ phần trong công ty nhưng không xác
định được ý niệm về quyền sở hữu thì số cổ phần cho họ không tạo nên động cơ
làm việc. Mỗi một lần tính toán cổ tức, anh ta lại tranh chấp về con số. Nếu như
công việc kinh doanh không mang lại lợi nhuận, mà là lỗ, thì sự phẫn nộ của
“người mới” là không có giới hạn.
Chủ sở hữu doanh nghiệp – đó là một nghề đầy phức tạp. Tâm lý của người
chủ sở hữu khác với tâm lý của người làm thuê trước hết là ở mức độ trách nhiệm
cao. Nếu không đủ dũng cảm để nhận trách nhiệm này về mình thì không thể trở

thành người chủ chân chính.
Nguyên tắc thứ tư: điều quan trọng cần phải tính đến khi mở công ty –
đó là việc bạn sẽ thoát ra khỏi nó như thế nào
. Chính vì những điều này mà các
sáng lập viên có kinh nghiệm của công ty khác với những người mới bắt đầu.
Người lần đầu tiên kinh doanh chỉ nghĩ về ý tưởng kinh doanh và để làm sao
nhanh chóng đưa ý tưởng vào hiện thực. Trong tính toán chỉ chấp nhận một khả
năng lạc quan nhất (công việc kinh doanh mới chắc chắn sẽ thành công). Chủ
doanh nghiệp có kinh nghiệm với sự nếm trải thành bại hiểu rằng, phần lớn công
việc kinh doanh kết thúc không thành công. Vấn đề là ở chỗ ý tưởng kinh doanh
tốt đến cỡ nào. Sự xung đột giữa các cổ đông, sự thay đổi tình hình trên thị trường,
sự nổi loạn của nhân viên, áp lực cạnh tranh, chính sách thuế, vỡ nợ, và nhiều sự
kiện chưa có trong dự tính đang chờ đợi bạn, rất nhanh thôi.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm hiểu rằng mối quan hệ với cổ
đông thậm chí quan trọng hơn bản thân việc kinh doanh. Ông ta cùng với các cổ
đông cùng tham gia vào một công việc mạo hiểm, có thể bị mất toàn bộ tiền bạc
cũng như sức lực và thời gian. Nếu như điều đó xảy ra thì hãy đừng làm mất luôn
mối quan hệ giữa con người với con người.
Vì vậy, ngay khi bạn và đối tác chỉ vừa mới thống nhất sơ bộ về việc cùng
nhau kinh doanh, ngay lập tức cần phải thỏa thuận một số vấn đề chính yếu như
sau:

×