Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tố chất kỹ năng lãnh đạo dẫn tới thành công của tỉ phú bill gates

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.68 KB, 11 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo
PHÂN TÍCH TỐ CHẤT KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO DẪN TỚI THÀNH CÔNG
CỦA TỈ PHÚ BILL GATES

I. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ BILL GATES
Bill Gates nổi tiếng không chỉ bởi sự giàu có mà còn bởi sức ảnh hưởng
của ông đối với thế giới trong suốt thế kỷ 20. Ông luôn được coi là một phần của
câu chuyện về những tấm gương lãnh đạo thành công, là một trong những nhà
lãnh đạo vĩ đại và có tác động mạnh mẽ nhất đến lịch sử nhân loại.
William (Bill) H. Gates III là đồng sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều
hành của tập đoàn Microsoft, nhà cung cấp phần mềm máy tính cá nhân hàng đầu
thế giới.
Bill Gates sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955. Ông và hai chị em của mình
sinh ra và lớn lên ở Seattle. Cha của họ, William H. Gates II là một luật sư ở
Seattle. Mary Gates, người mẹ quá cố của họ, là một giáo viên tiểu học. Tại
Lakeside, Gates bắt đầu sự nghiệp của mình trong lập trình phần mềm máy tính


cá nhân ở tuổi 13.
Năm 1973, Gates trở thành sinh viên năm nhất của trường Đại học
Harvard, sống cùng phòng với Steve Ballmer, hiện là Chủ tịch của Microsoft.
Trong khi học tại Đại học Harvard, Gates đã phát triển một phiên bản của ngôn
ngữ lập trình BASIC đầu tiên cho máy vi tính – MITS Altair. BASIC lần đầu tiên
được phát triển bởi John Kemeny và Thomas Kurtz tại Đại học Dartmouth vào
giữa những năm 1960. Ông đã bỏ dở việc học của mình tại Đại học Harvard để
dành toàn bộ tâm huyết cho Microsoft, công ty do ông đồng sáng lập với người
bạn từ thời niên thiếu của mình – Paul Allen vào năm 1975. Với niềm tin rằng
chiếc máy tính cá nhân sẽ là một công cụ có giá trị trong các văn phòng và trong
mọi gia đình, ông đã bắt đầu phát triển các phần mềm dành cho máy tính cá nhân.
Tầm nhìn và những dự đoán của Gates đã trở thành tiền đề cho sự thành
công và phát triển của công ty Microsoft nói riêng và ngành công nghiệp phần


mềm nói chung. Gates đã và đang tích cực tham gia vào công tác quản lý và đinh
hướng chủ chốt cho các chiến lược tại Microsoft. Phần lớn thời gian của ông
được dành để đáp ứng cho các nhu cầu của khách hàng và liên lạc với các nhân
viên của Microsoft trên toàn thế giới thông qua e-mail.
Gates được coi là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế
giới. Tầm nhìn và sự cống hiến chính là những nhân tố quán trọng giúp Gates trở
thành một doanh nhân thành công. Ông có đầy đủ những tố chất và kỹ năng của


một nhà lãnh đạo tài ba. Việc tìm hiểu và phân tích những tố chất và kỹ năng ấy
là tiền đề quan trọng để mỗi nhà lãnh đạo có được cái nhìn đúng đắn và thực tế
nhất về con đường dẫn đến thành công trong thế giới cạnh tranh ngày nay.

II. TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES
- Tập trung: Hơn 30 năm qua, Bill Gates đã chứng minh tầm quan trọng
của sự rõ ràng, mạch lạc trong suy nghĩ và hành động. Không giống những người
cùng thời, ông không bao giờ rời xa thứ mà ông hiểu rõ hơn bất kỳ thứ gì khác:
phần mềm. Ông đã theo đuổi mục tiêu thống trị lĩnh vực phần mềm. Đầu tư vào
lĩnh vực mới có thể hợp thời và đúng phong trào, nhưng mức độ rủi ro cũng rất
cao. Nếu cần một ví dụ điển hình về cái gọi là “khả năng tập trung vào thứ mình
hiểu rõ”, thì Bill Gates và Microsoft chính là thứ chúng ta đang tìm kiếm. Tập
trung cũng có nghĩa là khả năng theo đuổi mục tiêu một cách kiên định cho dù
gặp bất cứ trở ngại nào. Mức độ kiên nhẫn này không phải dễ dàng có được.
- Dám nghĩ: Cùng với khả năng tập trung, khả năng ước mơ lớn và theo
đuổi những ước mơ đó với lòng quyết tâm sắt đá đã hình thành lên một Bill Gates
hoàn toàn khác so với các doanh nhân cùng thời. Các doanh nhân cần phát triển
sự tự tin tối đa để có thể gánh vác cả thế giới và trở thành người chiến thắng.
- Say mê: Bill Gates đơn giản chỉ nghĩ rằng, nếu có bất kỳ việc gì đáng



làm, thì việc đó cũng đáng được làm thật tốt. Từ lời cảm ơn đơn giản tới lời đề
xuất phức tạp, đảm bảo sự thành công cho bất kỳ việc gì mình làm chính là điểm
mấu chốt. Nhu cầu cải tiến liên tục là thứ tương đối quan trọng. Thay đổi là hằng
số duy nhất và chúng ta càng thích ứng và lanh lợi trước sự thay đổi, chúng ta
càng có nhiều cơ hội thành công.
- Học tập không ngừng: Mặc dù bỏ học giữa chừng khi đang học đại học
để thực hiện ước mơ, nhưng Bill Gates có lẽ đã đọc nhiều hơn hầu hết chúng ta
đã từng và sẽ đọc. Trong quá trình học tập, ông đã cho thấy những hạn chế của
giáo dục chính quy. Giáo dục chính quy quả là rất quan trọng, nhưng có lẽ việc
nhận thức rằng học tập là cả một quá trình lâu dài còn quan trọng hơn. Kiến thức
là vô tận. Thậm chí cả khi chúng ta học tập không ngừng nghỉ suốt cuộc đời,
nhiều khi chúng ta vẫn chỉ có thể hiểu được một phần nhỏ của biển kiến thức
mênh mông. Kiến thức cần phải dẫn tới sự khiêm tốn và tính khôn ngoan - không
kiêu ngạo và giành, giữ lợi thế với người khác.
- Trả ơn xã hội: Quỹ Bill & Malinda Gates đưa ra một khía cạnh mới về
lòng nhân đức bằng cách đi thẳng vào những vấn đề mang tính toán cầu: bệnh sốt
rét, ung thư và AIDS. Cảm thấy tâm hồn thanh thản khi làm việc thiện dường như
đã trở lên lỗi thời nhưng điều này có thể là cách tốt nhất để đẩy mạnh cuộc chiến
chống lại những bệnh tật đã cướp đi sinh mạng hoặc làm tổn thương hàng triệu
người mỗi năm. Bạn bè ông và tỉ phú Warren Buffet cũng cùng tham gia, góp


phần làm cho cuộc đấu tranh mạnh mẽ hơn. Bill Gates đã thể hiện một mức độ
kiên định đáng nể trọng cả trong các mục tiêu kinh doanh lẫn các mục tiêu từ
thiện - ông thực sự là một công dân toàn cầu.
Trên thực tế, chỉ có 5% nguồn của cải giàu có của 200 người giàu nhất có
thể dùng để loại bỏ một số những vấn đề cấp thiết nhất mà nhân loại đang phải
đối mặt. Sự giàu có không nên chỉ hiểu theo khía cạnh xây dựng được những
ngôi nhà chói lọi nhất mà còn là sự theo đuổi một mục đích tốt đẹp hơn, tốt đẹp
cho bản thân và cho cả nhân loại.

Với bất kỳ một cá nhân thành công hay xuất sắc nào, luôn có rất nhiều vấn
đề xung quanh họ khiến báo giới, các phương tiện thông tin đại chúng tốn nhiều
giấy mực và thời gian tranh luận. Trong kỷ nguyên hiện đại, sự khác biệt giữa
cách thức thực hiện và mục đích cần đạt được đang ngày càng trở lên mờ nhạt.
Một số người có thể không tán thành với cách Bill dùng để đạt được thứ ông đã
có, nhưng người ta cũng khó có thể phủ nhận những đóng góp của ông cho ngành
công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, lịch sử và hậu thế có thể sẽ nhớ tới những gì ông quyết định
làm - ở tuổi đời còn tương đối trẻ - trong phần còn lại của cuộc đời ông. Cuộc
chiến chống đói nghèo, bệnh tật và đem giáo dục đến cho người nghèo thực sự là
những mục tiêu cao cả đáng được bất kỳ ai quan tâm tới nhân loại và chất lượng
cuộc sống trên hành tinh này đẩy mạnh. Về vấn đề này, không thể có cá nhân nào


tiêu biểu và xứng đáng tôn vinh hơn Bill Gates.
30 năm qua, nhân loại đã chứng kiến sự vươn lên của một doanh nhân cực
kỳ xuất sắc. Trong 3 năm tới, có thể nhân loại sẽ được chứng kiến sự nổi lên của
một cá nhân làm từ thiện vĩ đại nhất - không chỉ xét về khía cạnh đồng tiền - mà
còn cả về những vấn đề toàn cầu với những cống hiến không mệt mỏi.

III. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA BILL GATES
1. Phong cách lãnh đạo tự do
Bill Gates là một nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách:
độc đoán, dân chủ và tự do,… Trong từng trường hợp, từng tình huống mà Bill
Gates thể hiện các phong cách lãnh đạo khác nhau. Nó vừa tạo ra được sự uy
quyền, quyết đoán nhất định của một nhà quản trị tài ba có nguyên tắc, vừa tham
khảo ý kiến của các thành viên khác, phát huy được khả năng và tính sáng tạo của
họ. Tuy nhiên, ở Bill Gates, phong cách lãnh đạo tự do được thể hiện hết sức độc
đáo, và được coi là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của
Microsoft.

Ở Microsoft, sáng thứ bảy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng
mời các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và tham gia vào các chi tiết của các
dự án. Bill đặc biệt rất quan tâm về hiệu suất công việc. Bill kiểm soát tới từng bộ


phận thông qua các phó chủ tịch công ty. Điều này chứng tỏ ông luôn lắng nghe ý
kiến của mọi người để công việc quản lý được dễ dàng hơn.
Bill Gates và các giám đốc điều hành đều để xe ở bãi chung, ăn trong nhà
ăn chung hoặc trong phòng làm việc, tự làm những công việc đáng ra dành cho
các thư ký như xem thư, soạn thư, chuyển thư… Nhờ đó, họ hủy bỏ được những
“tầng nhân tạo” làm chậm tiến trình giao dịch và đưa ra các quyết định.
Từ những ngày đầu thành lập công ty, Bill Gates và Paul Allen đã đưa tác
phong làm việc của mình thành chuẩn mực của Microsoft. Họ muốn làm cho các
nhân viên của mình thật thoải mái để nâng cao hiệu suất trong công việc. Tất cả
mọi nhân viên đều có không gian riêng của mình để phát huy tối đa năng lực sáng
tạo. Họ có thể đóng cửa, bật nhạc, điều chỉnh ánh sáng và làm việc trong không
gian mà họ coi là thoải mái nhất. Không có quy định về việc ăn mặc tại
Microsoft. Thay cho các bộ complê và carvat thường thấy ở các công ty khác, ở
Microsoft, trong mùa hè, có thể thấy được các kiểu áo cộc, áo phông và mọi kiểu
quần áo khác. Ở Microsoft không có việc quy định giờ là việc với các nhà lập
trình và những người điều hành. Các nhân viên có thể chọn giờ làm việc của
mình nhưng phải có những khoảng thời gian xác định hàng ngày. Mọi người có
thể bắt đầu làm việc vào những thời gian khác nhau và làm việc vào những giờ
khác nhau mỗi ngày. Điều này thể hiện rất rõ phong cách quản lý tự do của Bill
Gates. Ông luôn biết cách tạo cho nhân viên sự thoải mái cần thiết để họ phát huy


tối đa khả năng và sức sáng tạo của mình.
2. Bỏ ra nhiều tiền để thu hút nhân tài quản lý
Đối với Microsoft và bản thân Bill Gates, năm 1980 là một năm đáng nhớ.

Trong năm này, Bill Gates đã hoàn thành công việc mở rộng doanh nghiệp, ngày
càng nhiều các cơ hội hợp tác và có trong tay ngày càng nhiều những con người
tài giỏi ưu tú, cuối cùng ông đã quyết định thu nhận những nhân viên có kinh
nghiệm quản lý phong phú vào Microsoft để tăng cường công tác quản lý.
Tháng 6 năm 1980, người bạn của Bill Gates tại Đại học Harvard đã vào
công ty Microsoft làm trợ lý đặc biệt cho Tổng giám đốc. Ballmer có tài năng
kinh doanh, tài năng tổ chức thiên bẩm và có tài diễn thuyết. Ballmer gia nhập
Microsoft đã giải phóng Bill Gates và Allen khỏi những công việc kinh doanh
bận rộn. Để giữ chân con người tài giỏi này, Bill Gates đã cho Ballmer nắm giữ
5% cổ phiếu của Microsoft, và thực tế là Ballmer đã không phụ niềm kỳ vọng của
Bill Gates.
Bill Gates cũng có một quan điểm hết sức rõ ràng, rằng những người làm
công tác quản lý nên là những người trong ngành. Ở Microsoft, tiêu chuẩn đề bạt
quản lý chính là trình độ kỹ thuật của họ, bởi nhân viên quản lý cần phải có kỹ
năng kỹ thuật vượt trội để được các nhân viên khác trong công ty nể phục và kính
trọng. Trong công ty, những nhân viên ở tầng thấp hầu hết đều không có đủ tài


năng lãnh đạo, ở các tầng trên, số người đủ cả tố chất kỹ thuật và tố chất lãnh đạo
ngày càng nhiều, và ở các tầng cao, các giám đốc đều có thể làm rất xuất sắc
công tác quản lý, đồng thời kỹ thuật công nghệ của họ cũng vô cùng vượt trội.
3. Chú trọng việc thu hút và giữ chân các nhân tài
Trong bất kỳ tình huống nào, nhân tố con người vẫn là số một. Nếu không
bồi dưỡng và đào tạo những nhân tài ưu tú thì dù chiến lược kinh doanh có tốt
đến mấy cũng có thể biến thành ảo tưởng. Do vậy, bí quyết đầu tiên trong sự
thành công của Bill Gates chính là việc tìm kiếm và tuyển dụng một loạt những
nhân tài vừa am hiểu kỹ thuật lại vừa thành thạo kinh doanh.
Bên cạnh đó, để duy trì sức sống trong công ty, Bill Gates luôn khuyến
khích nhân viên trong công ty bước tới những vị trí tốt hơn. Chính vì thế, cuộc
cạnh tranh trong nội bộ Microsoft vô cùng khốc liệt. Khả năng tìm việc ở

Microsoft lúc nào cũng có bởi thường xuyên có các vị trí bọ bỏ trống, vì thế,
người thích hợp sẽ ngay lập tức được đề bạt. Kết quả là việc tranh giành các vị trí
cao hơn mãi mãi không bao giờ kết thúc. Kết quả của những thay đổi này là ở
Microsoft luôn tồn tại những cơ hội thăng tiến, nhưng cơ hội không phải để dành
cho những người chờ đợi nó cả thập kỷ mà chỉ dành cho những người thích hợp
nhất mà thôi.
Bill Gates cũng đồng thời thiết lập cơ chế đề bạt và khen thưởng rất rõ


ràng trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm những lộ trình thăng cấp và các thứ bậc
để tạo tiền đề và môi trường nâng cao thành tích của nhân viên.
4. Thực hiện quản lý tức thời
Đầu những năm 80, Bill Gates lắp đặt hệ thống thư điện tử đầu tiên ở
Microsoft, hệ thống này nhanh chóng trở thành phương pháp chủ yếu để quản lý
và thông tin trong nội bộ công ty, thay thế cho các bản ghi nhớ bằng văn bản.
Hàng ngày, Bill Gates bỏ ra mấy tiếng đồng hồ để đọc và trả lời thư của các nhân
viên, khách hàng và đối tác trên toàn thế giới. Mỗi người trong công ty đều có thể
trực tiếp gửi thư điện tử cho ông, vượt qua tất cả rào cản của các tầng trung gian.
Ông là người duy nhất đọc những bức thư đó, vì thế mọi người không cần phải lo
lắng về vấn đề lễ nghi.
Hiện tại, công ty có hơn 30,000 nhân viên trên toàn thế giới, điều này càng
làm cho thư điện tử có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Tất cả các nhân viên
Microsoft đều nhận được những chỉ thị mới nhất do Bill Gates đưa ra trong thời
gian sớm nhất, việc này khiến cho hiệu suất làm việc của cả công ty được vận
hành với tốc độ cao trong cùng một thời gian.

Có thể nói, bài học về tinh thần lãnh đạo và tài năng lãnh đạo của Bill
Gates là một trong những bài học quý giá nhất của nhân loại trong suốt thế kỷ 20.



Sự đam mê, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chấp nhận sự chỉ trích, sự kiên định và
tinh thần học hỏi, sáng tạo không ngừng chính là những tố chất và những kỹ năng
nổi trội đưa Bill Gates đến với sự thành công. Ở phong cách lãnh đạo của ông,
chúng ta thấy sự độc đoán, dứt khoát cần thiết của những nhà lãnh đạo kiệt xuất,
nhưng vẫn thấy được sự tâm lý, cởi mở và phóng khoáng của một nhà lãnh đạo
khôn ngoan, am hiểu và có tầm nhìn sâu rộng.



×