Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tố chất và kỹ năng lãnh đạo của thierry desmarest, nhà lãnh đạo tài ba của total

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.55 KB, 11 trang )

TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA THIERRY DESMAREST,
NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA CỦA TOTAL

A. TÓM LƯỢC NỘI DUNG TRÌNH BÀY
I. Mở bài
Giới thiệu tổng quan về phẩm chất và kỹ năng cần có của người lãnh đạo

-

thành công
II. Nội dung nghiên cứu:
-Trình bày, phân tích về tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo thông qua
nghiên cứu tài liệu lưu hành nội bộ Quản trị kinh doanh quốc tế, các kênh thông tin
từ Internet và một số các tài liệu liên quan.
-Chân dung của nhà lãnh đạo thành công phù hợp với những tố chất , kỹ
năng lãnh đạo cần có .Điển hình như : Thierry Desmarest, nhà lãnh đạo tài ba
của Total
III. Kết luận:
-

Kết luận.

-

Tài liệu tham khảo.

B. TRÌNH BÀY PHÂN TÍCH THEO YÊU CẦU
I.NHẬN ĐỊNH KHÁI QUÁT :
Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà lãnh đạo tài năng trong đám
đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà lãnh đạo tài năng



chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như
được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng
hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn
khi chiến thắng.
Nghiên cứu về tầm quan trọng của tố chất lãnh đạo đã được phát triển từ
nhiều năm nay. Qua thời gian học tập môn học Phát triển khả năng lãnh đạo đã
giúp cho tôi hiểu các phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu các tố chất và
kỹ năng lãnh đạo, hiểu thêm những tố chất và kỹ năng nào cần có để đạt được hiệu
quả lãnh đạo cao.
Một nhà lãnh đạo thành công phải hội tụ đầy đủ các phẩm chất như trí thông minh,
chí kiên cường, tính cương quyết và tầm nhìn. Đó là quan điểm từ xưa đến nay. Tuy
vậy một số nghiên cứu khoa học gần đây lại cho thấy chỉ có 25% các nhà lãnh đạo thành
công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Không ít người sẽ băn khoăn "vậy thành công của
75% số người còn lại đến từ đâu?". Từ những kết quả thu thập được, các nhà nghiên cứu đã
khẳng định không phải năng lực chuyên môn hay chỉ số thông minh mà là Trí tuệ cảm xúc
(Emotional Intelligence hay Emotional Quotient - EQ) mới là yếu tố quyết định sự thành
công của một nhà lãnh đạo. Không có nó, thì một người nào đó dù có được huấn luyện tuyệt
hảo đến đâu, dù có đầu óc phân tích sắc sảo đến độ nào, và dù có sản sinh được hằng hà vô
số ý tưởng thông minh đi nữa, người ấy vẫn sẽ khó lòng trở thành một nhà lãnh đạo xuất
chúng. Và một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất hội tụ được nhưng tố chất – kỹ năng lãnh
đạo và đặc biệt là Trí tuệ cảm xúc đó là Thierry Desmarest , nhà lãnh đạo tài ba của
Total
II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH:
1.Bản chất của kỹ năng và tố chất:
Tố chất – là các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm cá tính, tính cách,
sở thích, động lực làm việc và các giá trị sống khác nhau.


Kỹ năng – nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách thức có hiệu

quả. Có thể phân Kỹ năng lãnh đạo thành 3 nhóm:
+Kỹ năng nghiệp vụ: Kiến thức về phương pháp, các quá trình, quy trình và
kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn, và khả năng sử dụng
công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó.
+Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao
tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người
khác dựa trên những gì họ nói và làm; khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả, khả
năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác.
+Các kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tư duy lô gich, sự
thông hiểu về cách hình thành khái niệm, khái niệm hóa các mối quan hệ phức tạp
và mập mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng
phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội và
các vấn đề .
1.1Các tố chất và kỹ năng quyết định hiệu quả quản lý:
Theo các nghiên cứu ban đầu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Stogdill
( 1948 & 1974 ) Các phẩm chất và kỹ năng đặc trưng của người lãnh đạo gồm:
Tố chất

Kỹ năng

Thích ứng tốt với tình hình

Thông minh ( lanh lợi )

Tỉnh táo trong môi trường xã hội

Có kỹ năng dựa trên khái niệm

Tham vong, luôn định hướng thực hiện mục Sáng tạo
tiêu

Quyết đoán

Giỏi ngoại giao và tế nhị


Hợp tác

Nói năng lưu loát

Có thể tin cậy

Hiểu biết về công việc

Thể hiện quyền lực

Có đầu óc tổ chức ( Có khả năng

Năng động ( Mức độ hoạt động cao )
Kiên trì

quản lý )
Có sức thuyết phục
Có kỹ năng giao tiếp

Tự tin
Chịu được áp lực, căng thẳng
Sẵn sàng chịu trách nhiệm

Ngoài ra còn có các nghiên cứu của McCelland và Minner.. về động cơ
quản lý cũng như các biến cố quan trọng về các tố chất, về những người quản lý

thất bại..Kết quả tổng kết khá thống nhất về các tố chất với hiệu quả quản lý giữa
các phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Mức độ sinh lực và sự chịu đựng áp lực: Giúp cho người lãng đạo nắm bắt kịp
được tốc độ làm việc khẩn trương và kéo dài trong nhiều giờ, những yêu cầu liên
tục ở cương vị của người lãnh đạo. Sự dẻo dai về thể chất và sự ổn định về mặt tâm
lý giúp cho người lãnh đạo có thể đối mặt với mức độ căng thẳng do áp lực.
+ Sự tự tin: Những người lãnh đạo có sự tự tin cao thường cố gắng gánh vác những
công việc khó khăn và đề ra những mục tiêu mang tính thách thức cho mình, họ
thường kiên trì hơn trong việc thực hiện mục tiêu qu đó làm tăng sự quyết tâm và
cam kết của cấp dưới.
+ Động lực nội tâm: Thể hiện quan điểm định hướng tương lai hơn và thường lập
kế hoạch chủ động cách thức thực hiện mục tiêu, linh hoạt thích ứng và sáng tạo
hơn khi giải quyết vấn đề và trong các chiến lược quản lý của mình.


+ Tính ổn định và trưởng thành về tâm lý: Thể hiện sự cân bằng, nhận thức đúng
đắn về sở trường và sở đoản và định hướng cải thiện bản thân, có tiềm năng phát
triển nhận thức , có thể duy trì tốt hơn các mối quan hệ hợp tác với cấp dưới, đồng
sự và cấp trên.
+ Tính liêm trực: Hành vi phù hợp với các giá trị chung mà mọi người nhất trí,
người đó trung thực, có đạo đức, đáng tin. Yếu tố quyết định sự tin tưởng giữa các
cá nhân.
+ Động cơ quyền lực: Nhu cầu quyền lực cao cũng liên quan đến các yêu cầu về
vai trò quản lý, việc sử dụng quyền lực và ảnh hưởng.
+ Định hướng thành tích: Làm tăng hiệu quả lãnh đạo nếu động cơ đó mang tính
hỗ trợ cho nhu cầu quyền lực xã hội
Một số tố chất khác cũng được nêu đến gồm: Trí thông minh cảm xúc, Trí
thông minh xã hội, Tư duy hệ thống, Khả năng học hỏi.Tóm gọn là Trí tuệ cảm
xúc .Vậy thì trí tuệ cảm xúc là gì? Có mối liên hệ nào giữa sự thành công của một công ty
với trí tuệ xúc cảm nơi các nhà lãnh đạo của nó không? Có rất nhiều định nghĩa về trí

tuệ cảm xúc được đưa ra trong quá trình nghiên cứu của những nhà tâm lý học.
Theo Peter Salovey và John Mayer, hai nhà tâm lý học Mỹ, trí tuệ cảm xúc là khả
năng hiểu rõ cảm xúc bản thân thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng
chúng hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Theo Daniel Goleman thì trí
tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và xúc cảm của bản thân và người
khác, khả năng phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nhằm định hướng suy
nghĩ và hành động của mình. Còn H. Steve lại cho rằng trí tuệ cảm xúc là sự kết
hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính tự nhiên với các kĩ năng quản lý cảm
xúc. Bar – On lại cho rằng trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức
và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiện quả với


những đòi hỏi và sức ép của môi trường. Theo Gardner, trí tuệ cảm xúc là năng lực
khám phá những tình cảm của mình và năng lực lựa chọn tình cảm để hướng dẫn
ứng xử của mình theo sự lựa chọn ấy và năng lực nắm được tâm trạng, tính khí,
động cơ, ham muốn của người khác và phản ứng lại một cách thích hợp. Từ những
quan điểm khác nhau đó có thể định nghĩa: Trí tuệ cảm xúc là khả năng làm chủ
cảm xúc của mình và của người khác trong đó bao gồm khả năng nhận biết và điều
chỉnh được cảm xúc trong hành động của mình. Trí tuệ cảm xúc có một ý nghĩa vô
cùng to lớn. Nó chính là yếu tố quyết định sự thành công trong công việc và cuộc
sống của mỗi chúng ta. Trong kinh doanh, một nhà lãnh đạo thành công luôn luôn
đi liền với một trí tuệ cảm xúc tốt.
Các nghiên cứu của David McClelland – một nhà nghiên cứu lừng danh
chuyên về lĩnh vực hành vi ứng xử của con người và tổ chức – sẽ giúp chúng ta
minh họa rõ nét hơn cho nhận định này. Trong cuộc nghiên cứu được tiến hành vào
năm 1966, tại một hãng thực phẩm và nước giải khát có quy mô toàn cầu,
McClelland đã khám phá ra rằng đối với các nhà quản lý cao cấp có được nơi mình
một số khả năng trí tuệ cảm xúc chủ đạo, thì các bộ phận họ quản lý đều gia tăng
được năng suất làm việc và đạt vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận hằng năm đến 20%.
Trong khi đó, đối với những người lãnh đạo không có được các khả năng trí tuệ

cảm xúc chủ đạo kia, thì các chi nhánh họ lãnh đạo lại làm việc với năng suất kém
thua cũng gần như đến con số phần trăm vừa nêu. Một điều thú vị là các khám phá
ấy của McClelland không những đúng đối với các chi nhánh của hãng này ở Mỹ,
mà còn đúng đối với các chi nhánh của nó ở Âu châu và Á châu nữa. Tóm lại, các
con số ấy bắt đầu kể ta nghe một câu chuyện thuyết phục về mối liên hệ giữa sự
thành công của một công ty với trí tuệ xúc cảm nơi các nhà lãnh đạo của nó.
1.2.Có 3 nhóm kỹ năng kỹ năng lãnh đạo đã được phân loại:
+Kỹ năng chuyên môn quy trình: Bao gồm kiến thức về phương pháp, các
quy trình và thiết bị để thực hiện các hoạt động chuyên môn của đơn vị tổ chức.


Kiến thức chuyên môn đặc biệt hữu hiệu đối với những nhà quản lý DN. Tầm nhìn
về sản phẩm và dịch vụ mới thực tế phải qua nhiều năm học hỏi và kinh nghiệm
mới có được
+Kỹ năng nhận thức: Phán xét tốt, tầm nhìn xa, sáng tạo và khả năng tìm ra
ý nghĩa và trật tự trong tham vọng và sự kiện hay thay đổi.
+Kỹ năng giao tiếp: Hiểu hành vi con người và quy trình nhóm, hiểu cảm
xúc thái độ và động cơ của người khác, khả năng giao tiếp rõ ràng, thuyết .
Tuy nhiên, việc sở hữu một số tố chất , kỹ năng chỉ làm tăng khả năng
thành công của một người lãnh đạo chứ không đảm bảo chắc chắn cho sự thành
công đó. Một người lãnh đạo có một số tố chất nhất định có thể thành công trong
hoàn cảnh này nhưng lại không thành công trong hoàn cảnh khác. Hơn nữa, hai
người lãnh đạo có các tố chất khác nhau nhưng có thể thành công trong cùng một
hoàn cảnh.Một nhà lãnh đạo thành công phải hội tụ đầy đủ các phẩm chất như trí thông
minh, chí kiên cường, tính cương quyết và tầm nhìn. Đó là quan điểm từ xưa đến
nay. Tuy vậy một số nghiên cứu khoa học gần đây lại cho thấy chỉ có 25% các nhà lãnh
đạo thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Không ít người sẽ băn khoăn "vậy
thành công của 75% số người còn lại đến từ đâu?". Từ những kết quả thu thập được, các
nhà nghiên cứu đã khẳng định không phải năng lực chuyên môn hay chỉ số thông minh mà
là Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence hay Emotional Quotient - EQ) mới là yếu tố

quyết định sự thành công của một nhà lãnh đạo. Không có nó, thì một người nào đó dù có
được huấn luyện tuyệt hảo đến đâu, dù có đầu óc phân tích sắc sảo đến độ nào, và dù có sản
sinh được hằng hà vô số ý tưởng thông minh đi nữa, người ấy vẫn sẽ khó lòng trở thành một
nhà lãnh đạo xuất chúng. Và một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất hội tụ được nhưng tố
chất – kỹ năng lãnh đạo và đặc biệt là Trí tuệ cảm xúc đó là Thierry Desmarest , nhà lãnh
đạo tài ba của Total : Ông sở hữu một tầm nhìn xa và có trực giác nhạy bén ,Lòng


đam mê và khả năng truyền nhiệt huyết, sự quả quyết , biết chấp nhận mạo hiểm ,
tự tin ,chân thành nên đã đưa tập đoàn Total nổi tiếng trên toàn thế giới:
Trong những “đại gia” của ngành dầu khí thế giới thì TotalFinaELF là hãng
có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất. Giờ đây, sau những cuộc sáp
nhập đầy thành công với Petro Fina và Elf Aquitaine, Total đã trưởng thành từ một
hãng khai thác dầu lửa bậc trung trong những năm 80 trở thành tập đoàn dầu khí
lớn nhất của Pháp và lớn thứ tư trên thế giới với tên gọi mới, TotalFinaElf, đủ sức
cạnh tranh với các “đại gia” sừng sỏ trong lĩnh vực này như ExxonMobil (Mỹ), BP
(Anh), Royal Dutch Shell (Anh-Hà Lan)...Có được kết quả này một phần là nhờ sự
lãnh đạo tài ba của Thierry Desmarest, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành
TotalFinaELF:

Sự nghiệp của Thierry gắn liền với Total
Sinh năm 1945, tốt nghiệp Đại học Ecole Polytechnique và Ecole des Mines,
Thierry bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1971 với vị trí giám đốc khai khoáng
của một hãng khoáng sản tại New Caledonia, trước khi đảm nhiệm chức danh cố
vấn kỹ thuật của Bộ công nghiệp Pháp. Năm 1981, Thierry tham gia vào Total và
nắm giữ vị trí giám đốc của Total tại AlgeriaThời gian sau đó, Thierry trải qua rất
nhiều chức vụ khác nhau trước khi trở thành chủ tịch công ty Total Exploration
Production vào tháng 7 năm 1989 và thành viên của Ban giám đốc điều hành công
ty cùng năm. Là một trong những nhà quản lý có thâm niên công tác lâu nhất ở
Total, Thierry là người đạo diễn chính trong việc mua lại Công ty Petro Fina (Bỉ)

năm 1998 và thôn tính nốt Elf vào năm 1999 để đưa Total trở thành một trong
những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới .Cùng với cuộc sáp nhập vào PetroFina
năm 1999, Thierry trở thành chủ tịch và giám đốc điều hành PetroFina. Tháng 2
năm 2000, với sự đồng ý của Ủy ban châu Âu, cuộc sáp nhập lớn nhất trong lịch sử


ngành dầu khí giữa Totalfina và Elf Aquitaine thành công. Một lần nữa, vị trí cao
nhất của PetrroFinaELF lại thuộc về Thierry.
Theo nhiều nhà phân tích, kết quả kinh doanh của tập đoàn Total trong vài
năm gần đây rất khá, với khoảng 120.000 nhân viên ở nhiều nước trên khắp thế
giới, doanh thu năm 2003 của Total đạt 124 tỷ euro, lợi nhuận thuần đạt 5,9 tỷ
USD. Total đang có uy tín lớn trên thế giới và đang tiếp tục đầu tư chiều sâu và mở
rộng phạm vi hoạt động. Giá 1 cổ phiếu của Total trên Thị trường chứng khoán
Paris hiện đang khá ổn định, ở mức gần 140 euro, tăng khá nhiều so với khi mua
lại công ty Petrofina vào tháng 12 năm 1998 (90 euro).
Lận đận với thương hiệu Total
Một số chuyên gia về xây dựng thương hiệu trên thế giới có bình luận pha
chút bông đùa là Total thay đổi tên tít mù, nhưng lại... vòng quanh, bởi trước đây
Tập đoàn đã có tên là Total, rồi sáp nhập với Công ty Petrofina (Bỉ) và tiếp sau đó
lại sáp nhập với Công ty Elf (Pháp) để trở thành TotalFinaElf, theo gương của Tập
đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới Arcelor (Pháp - Luxembourg), được thành lập
trên cơ sở sáp nhập 3 công ty thép là Aceralia, Arbed và Usinor. Thương hiệu Total
FinaElf tồn tại trên thị trường thế giới được hơn 3 năm lại tìm về... tên cũ,
Total.Thực ra thì cũng đã có một số phương án như Totelf, Telfina... được đưa ra để
xem xét, và thậm chí, Thierry Desmarest đã nhờ cậy đến 4 công ty lớn có tiếng trên
thế giới chuyên xây dựng tên, thương hiệu cho các doanh nghiệp là Brand
Company, Interbrand, Altai và Carré Noir làm giúp việc này, song rốt cuộc các
phương án mà 4 công ty này đưa ra đều bị bác bỏ. Cuối cùng, với tư cách là nhà
quản lý cao nhất tập đoàn, Thierry Desmarest đã giành quyền quyết định và chọn
tên Total. Lý giải lựa chọn này, Thierry cho biết: nói đến Total thì mọi người đều

biết vì nó đã tồn tại từ năm 1985, trong khi cái tên Elf chỉ gắn với lĩnh vực dầu
nhờn còn Fina thì đến nay hầu như không còn gì.
Có thể nói, quyết định đổi tên lại thành Total bắt đầu từ giữa năm 2003 đã
gây nên sự ngạc nhiên của không ít người trong và ngoài ngành dầu khí, hóa dầu,


hóa chất. Bởi lẽ thay tên là phải thay đổi logo, kéo theo thay đổi hàng chục nghìn
bảng hiệu trên toàn thế giới và tất cả những gì có liên quan với tên cũ, với số tiền
chi phí cho việc này ước khoảng vài chục triệu USD. Tuy nhiên, Thierry Desmarest
không hề lo lắng, bởi theo ông đây chính chiến lược phát triển đúng đắn nhất của
Total với nhiều thành công mới đầy hứa hẹn trong tương lai.
Nhà lãnh đạo dám mạo hiểm
Thierry là nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược và dám đầu tư mạo hiểm. Khi
mới về Tập đoàn, Total gặp nhiều thất bại trong các cuộc thăm dò dầu khí ở nhiều
nơi trên thế giới, vì thế mà một số chuyên gia dầu khí Anh, Mỹ đã gán đùa cho
Total cái tên cũ là CFP (viết tắt của tiếng Anh là Can’t Find Petroleum) có nghĩa
Total chẳng tìm ra dầu. Thế nhưng, khi có toàn quyền quyết định, Thierry đã mạnh
dạn ký nhiều hợp đồng thăm dò dầu khí dưới dạng “được ăn cả ngã về không” ở
châu Mỹ Latinh (Bolivia, Venezuela), châu Phi (Angola), Trung Đông (Iran, Các
tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Qatar) và kết quả là Total đã thắng lớn khi phát
hiện ra một số mỏ dầu có trữ lượng lớn như Sincor ở Venezuela, Girassol ở
Angola, Franklin ở Biển Bắc... Như vậy, trong tương lai Total sẽ không thiếu việc
để làm và cái thương hiệu Total mới (mà cũ) chắc chắn sẽ còn được nhắc tới nhiều.

III.KẾT LUẬN:
Một người lãnh đạo thành công không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo
vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Nhà
lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho mình để phát huy
chúng một cách hiệu quả. Nhưng một nhà lãnh đạo giỏi còn cần phải có các tố chất
đặc biệt. Họ phải có tầm nhìn xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với

những ý tưởng. Họ phải là nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi. Họ là
người dám mơ ước và dám trở nên khác biệt. Họ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm…


Thực tiễn đã chỉ ra rằng, một người lãnh đạo thực sự thành công không chỉ
hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết
để lãnh đạo hiệu quả. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và
cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu.
Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực
hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu
là tố chất và kỹ năng cần có cho mình và đặc biệt phải có Trí tuệ cảm xúc để xây
dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những phẩm chất và kỹ năng này ảnh
hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của mỗi doanh
nghiệp.
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục các tài liệu tham khảo:
Tài liệu môn học Phát triển khả năng lãnh đạo của Chương trình Đào tạo
Thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại học Griggs.
-

Các nguồn cung cấp tài liệu tham khảo:
Các Websites:

WWW.Saga.vn
Doanhnhanthanhđat.com
Vnexpress.net ; Vietbao.com




×