Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Môn lý luận về nhà nước và pháp luật áp dụng pháp luật trong xử phạt hành chính ở việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.73 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện của khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc hoàn
thiện các khái niệm pháp lý cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao
chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật. Áp dụng pháp luật là một khái niệm
cơ bản của khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về áp dụng pháp luật nói
chung cũng như áp dụng pháp luật trong xử phạt hành chính nói riêng ở
nước ta hiện nay có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn vì những
lý do sau:
Thứ nhất, mặc dù áp dụng pháp luật là một khái niệm pháp lý cơ bản
song ở nước ta cho đến nay, các công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật
chưa nhiều.
Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành
chính ở nước ta thời gian vừa qua cho thấy hoạt động này đã đạt được khá
nhiều thành tựu, song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Nghiên cứu về
thực tiễn áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính vừa góp phần
làm sáng tỏ và hoàn thiện lý luận, vừa có thể chỉ ra được những điểm bất cập
trong các quy định của pháp luật, những hạn chế trong quá trình tổ chức thực
hiện các quy định đó, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả của nó.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận cũng như những vấn đề thực tiễn
đưa ra cùng với mong muốn của bản thân em khi em học môn Lý luận về
nhà nước và pháp luật do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật
trong xử phạt hành chính ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải
pháp” để làm tiểu luận kết thúc môn học cũng như giúp bản thân em có thể
hiểu rõ hơn vấn đề xử phạt hành chính ở Việt Nam hiện nay.
1


2. Tình hình nghiên cứu


Áp dụng pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học
pháp lý nên cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu.
Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:
Gáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật dành cho hệ đại học, trung
cấp và trong các giáo trình của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành.
“Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật” của Viện
nghiên cứu nhà nước và pháp luật do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn
hành năm 1995
“Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” của Tiến sĩ Đào Trí Úc do
Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1993
“Giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục thương lượng, hòa giải”
của TS. Trần Ngọc Dũng, Tạp chí Luật học số 1/2004;
“Bàn về quyền khởi tố vụ án hành chính của viện kiểm sát nhân dân”
của Th.S. Nguyễn Thị Thuỷ, Tạp chí Luật học số 1/2004;
“Một số vấn đề áp dụng phong tục, tập quán trong giải quyết các tranh
chấp hôn nhân và gia đình” của Nguyễn Hồng Hải, Đặc san nghề luật số
4/2003.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu rất hữu ích giúp
tác giả hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài đó là: Thực trạng áp dụng pháp luật
trong xử phạt hành chính ở Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích đó đề tài thực hiện các nhiệm vụ đó là:

2


Làm sáng tỏ thêm và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận chung về
áp dụng pháp luật..
Làm sáng tỏ những vấn đề thực trạng áp dụng pháp luật trong xử phạt

hành chính ở nước ta hiện nay
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
trong xử phạt hành chính trong những năm tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: áp dụng pháp luật trong xử phạt
hành chính.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: tại Việt Nam, phạm vi thời
gian: trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận vè phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà
nước Việt Nam.Đồng thời đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể như: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội
học, giải thích pháp luật…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài được chia làm 3 chương, 10 tiết.

3


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo, thi hành, sử
dụng và áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu
và quan trọng nhất, phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực
hiện trong thực tế thông qua hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền.
Theo Từ điển Black/s Law, từ áp dụng (apply) có thể được hiểu theo
nghĩa đưa vào sử dụng với một vụ việc của một chủ thể riêng biệt (áp dụng

pháp luật trong thực tế).
Trong tiếng Việt, từ áp dụng có thể được hiểu là “Đem dùng trong
thực tế điều đã nhận thức được”. Từ các cách hiểu về từ áp dụng trong hai từ
điển trên, có thể hiểu một cách nôm na rằng áp dụng pháp luật là đem pháp
luật ra dùng trong thực tế. Nếu hiểu theo cách này thì áp dụng pháp luật có
thể dùng để chỉ tất cả các hình thức thực hiện pháp luật mà không phải là
một hình thức thực hiện pháp luật cụ thể. Trong thực tế đã có nhà nghiên cứu
sử dụng thuật ngữ áp dụng pháp luật theo nghĩa này.
Trong các sách báo pháp lý của Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp
luật được đề cập đến trong nhiều tác phẩm với nội dung có những điểm khác
nhau nhất định. Đa số các nhà nghiên cứu coi áp dụng pháp luật chỉ là một
trong các hình thức thực hiện pháp luật, song có nhà nghiên cứu lại coi áp
dụng pháp luật đồng nghĩa với thực hiện pháp luật, tức là bao gồm tất cả cá
hình thức thực hiện pháp luật
Có thể định nghĩa về áp dụng pháp luật như sau: Áp dụng pháp luật
là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước, do các cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành nhằm

4


cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ
thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
Từ định nghĩa về áp dụng pháp luật như trên, ta thấy, áp dụng pháp
luật có các đặc điểm sau:
Một là, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực
nhà nước
Hai là, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối
với các quan hệ xã hội hay là hoạt động nhằm cá biệt hoá các quy phạm
pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ

chức cụ thể.
Nếu xem xét một cách chi tiết, cụ thể trong thực tế cuộc sống thì sẽ có
vô vàn trường hợp cần áp dụng pháp luật, bởi lẽ, pháp luật được ban hành để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ
dân sự, hình sự đến hôn nhân và gia đình, tài chính, đất đai… Song nếu khái
quát lại để xem xét về mặt lý luận thì có thể thấy, hoạt động áp dụng pháp
luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.
Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và yêu cầu có sự can thiệp
của một chủ thể có thẩm quyền.
Thứ ba, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với
các chủ thể vi phạm pháp luật.
Thứ tư, khi cần áp dụng sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ
thể không vi phạm pháp luật mà chỉ vì lợi ích chung của xã hội.
Thứ năm, khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ
thể có thành tích theo quy định của pháp luật.
5


Thứ sáu, khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy
định của pháp luật.
Thứ bảy, khi cần phải xác nhận sự tồn tại của một sự kiện thực tế cụ
thể nào đó theo quy định của pháp luật.
1.2.

Qui trình áp dụng pháp luật


Như trên đã nói, hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành dựa trên
những qui định của pháp luật và trải qua các giai đoạn có nội dung cụ thể và
trình tự thủ tục khác nhau. Các giai đoạn hay trình tự, thủ tục đó được khoa
học và thực tiễn pháp lý gọi là qui trình áp dụng pháp luật.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại qui trình áp dụng pháp luật
Trong tiếng Hán thì “qui” cũng có nghĩa là trù tính, dự liệu, còn
“trình” có nghĩa là đường đi, cách thức; nghĩa là thứ tự các bước tiến hành
trong một hoạt động nào đó. Theo từ điển tiếng Việt, quy trình là các bước,
trình tự phải tuân theo khi tiến hành công việc nào đó. Áp dụng pháp luật là
một qui trình bao gồm nhiều hoạt động có mối liên hệ hữu cơ với nhau, do
các chủ thể có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật nhằm cá
biệt hoá chế tài pháp luật hoặc cá thể hoá quyền nghĩa vụ pháp lý đối với
chủ thể.
Tóm lại, qui trình áp dụng pháp luật là trình tự, thủ tục tiến hành các
hoạt động có mối liên hệ hữu cơ, thống nhất với nhau do các chủ thể có
thẩm quyền thực hiện nhằm hiện thực hoá nội dung các qui định pháp luật
trong đời sống khi giải quyết các vụ việc pháp lý cụ thể.
Qui trình áp dụng pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau:
- Qui trình áp dụng pháp luật do pháp luật qui định
Áp dụng pháp luật là một hoạt động đặc thù của nhà nước trong quản
lý xã hội. Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước. Toàn bộ các
6


hoạt động, các bước (hay giai đoạn) của qui trình áp dụng pháp luật do pháp
luật qui định. Các hoạt động trong quá trình áp dụng pháp luật có mối liên hệ
chặt chẽ, thống nhất với nhau.
- Qui trình áp dụng pháp luật chịu sự qui định của nội dung và tính
chất của vụ việc cần giải quyết
Khi áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định

được nội dung và tính chất của vụ việc cần giải quyết rồi trên cơ sở đó mới
có thể lựa chọn đúng quy trình cần tiến hành.
- Tham gia qui trình áp dụng pháp luật luôn có một chủ thể nhân
danh nhà nước hoặc được phép sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành
hoạt động áp dụng pháp luật
Nói đến áp dụng pháp luật là nói đến vai trò của nhà nước trong giải
quyết các vấn đề pháp lý thực tiễn. Thực chất của áp dụng pháp luật là quá
trình thể chế hóa quyền lực nhà nước để điều chỉnh sự kiện cụ thể.
Qui trình áp dụng pháp luật có thể được phân loại dựa trên nhiều
tiêu chí khác nhau.
- Dựa trên nội dung thực tế của hoạt động áp dụng pháp luật có thể
phân thành qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý và qui trình cá thể hoá
quyền, nghĩa vụ pháp lý. Qui trình truy cứu trách nhiệm pháp lý là các bước
tiến hành tố tụng bao gồm nhiều hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền
tiến hành nhằm cá biệt hoá chế tài pháp luật, áp dụng các biện pháp trừng
phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt
động được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau do đó, mỗi chủ thể tham
gia vào một khâu nhất định trong các giai đoạn của qui trình đó. Chẳng hạn,
để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cần trải qua các giai
đoạn như khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Các giai đoạn đó được quyết
định bởi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự như công an,
7


viện kiểm sát, tòa án và có nhiều cơ quan, cá nhân khác tham gia tố tụng.
Qui trình cá thể hóa quyền, nghĩa vụ pháp lý có sự khác biệt với qui trình
truy cứu trách nhiệm pháp lý là nó không liên quan đến vi phạm pháp luật
mà đơn thuần chỉ xác định nội dung, phạm vi quyền và nghĩa vụ pháp lý cho
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà thôi.
- Dựa trên trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động cụ thể trên thực tế có

thể phân thành qui trình đầy đủ và qui trình rút gọn. Qui trình đầy đủ là qui
trình bao gồm đầy đủ các hoạt động của các giai đoạn áp dụng pháp luật.
Còn qui trình rút gọn là qui trình không nhất thiết phải trải qua đầy đủ các
hoạt động của các giai đoạn áp dụng pháp luật.
- Qui trình áp dụng pháp luật có thể được nhận diện theo từng lĩnh vực
điều chỉnh pháp luật, chẳng hạn như qui trình áp dụng pháp luật dân sự trong
việc thừa nhận, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, trong việc giải
quyết các tranh chấp dân sự; qui trình áp dụng pháp luật đất đai trong việc
cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, qui trình áp
dụng pháp luật lao động trong việc tuyển dụng lao động, trong việc tăng
lương hoặc xử lý kỷ luật đối với người lao động..v.v.
1.2.2. Các giai đoạn của qui trình áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là một qui trình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố có
sự tương tác lẫn nhau như con người, tổ chức, kỹ thuật, pháp lý. Dựa vào
nội dung công việc cụ thể được thực hiện, khoa học và thực tiễn pháp lý
chia quá trình áp dụng pháp luật thành bốn giai đoạn:
Phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế
cần áp dụng pháp luật. Đây là giai đoạn khởi đầu của cả qui trình áp dụng
pháp luật nên nó có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng đắn nội
dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiện thực tế đó. Nếu xác định bản

8


chất pháp lý không chính xác thì toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật sẽ sai
và gây ra hậu quả pháp lý và xã hội là khôn lường.
Đồng thời với việc chuẩn bị về nội dụng cần xác định những thuận
lợi, khó khăn hoặc những rủi ro có thể xảy ra cản trở quá trình áp dụng
pháp luật trên thực tế. Nhìn chung, việc áp dụng pháp luật phải hướng tới
một sự thuận lợi, tiết kiệm về chi phí thời gian, sức lực, vật chất và đạt hiệu

quả cao nhất cho các bên có liên quan. Do đó, giai đoạn đầu trong áp dụng
pháp luật bao giờ cũng đòi hỏi cần phải chuẩn bị một phương án chi tiết, tỷ
mỷ cả về nội dung, hình thức cũng như phương thức, lịch trình tiến hành.
Lựa chọn qui phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra
các quyết định áp dụng pháp luật.
Đây là giai đoạn quan trọng trong qui trình áp dụng pháp luật vì nếu
không đưa ra cơ sở pháp lý có sức thuyết phục, phù hợp sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến các giai đoạn sau và đến kết quả của quá trình áp dụng. Ở đây cần
phải hiểu, có hai loại qui phạm pháp luật cùng có liên quan đến việc đưa ra
quyết định áp dụng pháp luật, đó là qui phạm nội dung và qui phạm hình
thức hay qui phạm thủ tục
Các qui phạm nội dung xác định nội dung cần áp dụng, điều chỉnh
pháp luật. Về nguyên tắc, cần phải chọn qui phạm pháp luật còn hiệu lực và
sát thực với nội dung sự kiện, quan hệ cụ thể đó. Cần làm rõ qui phạm pháp
luật đó thuộc ngành luật nào sau đó phân tích, làm sáng tỏ nội dung của qui
phạm đã lựa chọn để có thể hiểu được một cách đầy đủ các khía cạnh nhận
thức về nội dung của qui phạm đó đối với quá trình áp dụng pháp luật trên
thực tế.
Ra quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc
Đây là giai đoạn quan trọng bởi nó phản ánh kết quả thực tế của quá
trình áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền. Về bản chất, đây là
9


giai đoạn chuyển hóa những qui định chung được nêu ra trong các qui phạm
pháp luật thành những qui định cụ thể, cá biệt. Vì thế, có thể hiểu: Quyết
định áp dụng pháp luật được hiểu là loại quyết định do cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành theo hình thức,
thủ tục do pháp luật quy định, nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật
thành mệnh lệnh pháp luật áp dụng đối với đối tượng xác định trong trường

hợp cụ thể và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Quyết định áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau đây:
* Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
* Quyết định áp dụng pháp luật được ban hành theo hình thức, thủ
tục pháp luật quy định
* Quyết định áp dụng pháp luật có nội dung là các mệnh lệnh cụ thể
hóa quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể, áp dụng đối với đối
tượng xác định
* Quyết định áp dụng pháp luật là cơ sở pháp lí để tổ chức thực hiện
pháp luật, là căn cứ để đánh giá năng lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân
ban hành quyết định, để kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các
đối tượng có liên quan
Tổ chức thực hiện trên thực tế quyết định áp dụng pháp luật đã
được ban hành và đã có hiệu lực pháp lý.
Trước hết có thể nói, hiện nay trong khoa học và thực tiễn pháp lý nước ta
còn có ý kiến khác nhau đối với giai đoạn này. Có ý kiến khẳng định, đây
không phải là một giai đoạn trong qui trình áp dụng pháp luật. Qui trình áp
dụng pháp luật có kết quả cuối cùng là đưa ra quyết định áp dụng pháp luật.
1.3. Áp dụng pháp luật trong lĩnh vực xử phạt hành chính

10


Hoạt động áp dụng pháp luật hành chính là việc chủ thể có thẩm
quyền căn cứ vào pháp luật hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát
sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Các hoạt động này được
thực hiện thường xuyên, liên tục, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên tất cả
các lình vực của đời sống xã hội và liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, do đó, đây là một hình thức quản lý quan

trọng do rất nhiều chủ thể có thẩm quyền thực hiện trong quản lý hành chính
nhà nước. Các hoạt động này được thực hiện bởi nhiều cấp, nhiều ngành và
diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như văn hóa, y tế, giao
thông, an ninh trật tự, do đó, hoạt động áp dụng pháp luật hành chính được
thực hiện bởi nhiều chủ thể và tuân theo các loại thủ tục khác nhau nên rất
phong phú và đa dạng.
Xử phạt vi phạm hành chính là một trong các hoạt động áp dụng pháp
luật hành chính quan trọng, được thực hiện ở tất cả các lĩnh vực, các ngành
và từ trung ương đến địa phương. Đây là dạng hoạt động áp dụng pháp luật
khá phổ biến trong lĩnh vực luật hành chính và nó được áp dụng khi cá nhân,
tổ chức vi phạm hành chính. Khi tiến hành xử phạt, cấp có thẩm quyền phải
căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để tiến hành xử phạt vi
phạm hành chính đúng nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền. Pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính đang được thay đổi để nhằm hoàn thiện hơn, tránh
tình trạng vi phạm thẩm quyền, thủ tục khi tiến hành xử phạt cũng như bảo
đảm cho kết quả của hoạt động xử phạt được thực hiện trên thực tiễn hiệu
quả và khả thi. Tuy nhiên, trong thực tiễn của hoạt động xử phạt, không ít
trường hợp, chủ thể có thẩm quyền xử phạt đã vi phạm các yêu cầu của hoạt
động xử phạt, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

11


Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Về thẩm quyền xử phạt
Nguyên tắc của hoạt động áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm
hành chính là phải đúng thẩm quyền xử phạt đã được quy định cụ thể trong
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, tuy nhiên việc xác định đúng thẩm
quyền xử phạt đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong thực tiễn áp dụng

pháp luật.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi năm 2008) quy định cụ thể mang tính
chất liệt kê. Điều 42, khoản 2 quy định: Thẩm quyền xử phạt của những
người được quy định từ Điều 28 đến Điều 40d của Pháp lệnh này là thẩm
quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính; đối với hình thức
phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của
khung tiền phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Việc xác định thẩm quyền để tiến hành xử phạt ở đây không chỉ phụ
thuộc vào Điều 28 đến Điều 40d của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2002 mà còn phải căn cứ vào mức phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ
thể được quy định trong các nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong
từng lĩnh vực. Ví dụ, theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002 thì thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch uỷ ban nhân dân
xã là 2 triệu đồng. Như vậy Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã không có quyền xử
phạt đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm
kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (vì mức phạt quy
định là từ 1 triệu đến 3 triệu đồng)
Như vậy, khi Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã là cơ quan có thẩm quyền
phát hiện ra hành vi vi phạm này thì hồ sơ vi phạm sẽ được chuyển đến cơ
12


quan có thẩm quyền xử phạt. Trong trường hợp này, Chủ tịch uỷ ban nhân
dân cấp xã có thể gửi hồ sơ vi phạm đến Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp
huyện vì theo Điều 29 thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch uỷ ban nhân dân
cấp huyện là 30 triệu đồng.
Theo Điều 42, khoản 1 thì Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp có quyền
xử phạt vi phạm hành trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Như vậy, có thể xác định là Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể xử lý

đối với tất cả các hành vi vi phạm có mức phạt tối đa lên đến 30 triệu đồng
và hành vi vi phạm trên sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch uỷ ban
nhân dân huyện.
Tuy nhiên, Điều 42 cũng lại đề ra một nguyên tắc là cơ quan quản lý
ngành, lĩnh vực nào thì có quyền xử lí vi phạm trong lĩnh vực ấy, vậy Chủ
tịch uỷ ban nhân dân cấp xã cũng có thể gửi vụ vi phạm cho Đội trưởng đội
quản lý thị trường để tiến hành xử phạt đối với hành vi vi phạm trên (Điều
59, khoản 3 Nghị định 06/2008). Như vậy, chỉ đối với một hành vi vi phạm,
việc xác định thẩm quyền áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
có thể tạo ra nhiều cách áp dụng khác nhau.
Bên cạnh đó, có trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi
phạm và thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan khác nhau như hải
quan, thuế, quản lí thị trường (ví dụ đối với các hành vi kinh doanh hàng hoá
nhập lậu, trốn thuế, vi phạm quy định về nhãn hàng hoá). Theo quy định của
pháp luật thì vụ việc này phải chuyển cho Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp có
thẩm quyền nơi xảy ra vi phạm xử phạt.
Song, trong thực tiễn, khi phát hiện ra hành vi vi phạm thì cơ quan có
thẩm quyền chỉ xử lý đối với hành vi thuộc ngành mình quản lý mà không
chuyển toàn bộ vụ vi phạm cho uỷ ban nhân dân để xử lý vì họ muốn giữ vụ
vi phạm lại để xử lý nhằm tăng nguồn thu cho cơ quan và cũng không có
13


quy định nào đề cập đến trách nhiệm pháp lý cụ thể khi họ không chuyển
toàn bộ vụ vi phạm cho uỷ ban nhân dân xử phạt.
Ngoài ra, thẩm quyền xử phạt không chỉ được xác định dựa vào mức
phạt tiền mà còn được xác định dựa vào các hình thức xử phạt bổ sung, đó là
giá trị của tang vật hay phương tiện được sử dụng để vi phạm hoặc là thẩm
quyền cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Ví dụ, chị B đã có hành vi khai
man, giả mạo giấy tờ để được cấp hộ khẩu ở phường X, quận Y, thành phố

Hà Nội, công an khu vực đã phát hiện và lập biên bản đối với hành vi vi
phạm của chị B. Theo quy định của pháp luật thì hành vi này sẽ thuộc thẩm
quyền xử phạt của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã (mức phạt từ 1.000.000 đồng
đến 2.000.000 đồng), nhưng trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền ngoài
việc áp dụng biện pháp phạt tiền còn phải áp dụng biện pháp phạt bổ sung là
tịch thu sổ hộ khẩu đó. Tuy nhiên, Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã lại không có
thẩm quyền ra quyết định thu hồi sổ hộ khẩu vì theo nguyên tắc cơ quan nào
cấp thì cơ quan đó có quyền thu hồi.
Như vậy, có những hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế mà thẩm
quyền áp dụng mức phạt tiền thì thuộc về cơ quan thụ lý nhưng thẩm quyền
áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung lại không thuộc cơ quan đó. Hay về
vụ việc vi phạm của công ty Vedan trong lĩnh vực môi trường, đối với hành
vi này thì Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Thanh tra Bộ Tài
nguyên và Môi trường đều có thẩm quyền xử phạt. Nhưng thẩm quyền thu
hồi giấy phép xả nước thải vào sông Thị Vải là thuộc thẩm quyền của Thanh
tra Bộ Tài nguyên và Môi trường hay thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường cũng là vấn đề đang được tranh luận. Vì theo quy
định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì Bộ trưởng
không có quyền xử phạt mà chỉ có Chánh thanh tra Bộ có quyền xử phạt
trong vụ việc này, tuy nhiên, giấy phép về xả nước thải ra sông Thị Vải lại
14


do Bộ trưởng cấp, do đó, chỉ có Bộ trưởng mới có thẩm quyền thu hồi giấy
phép đó. Vì thế, việc xác định chủ thể có thẩm quyền xử lý vụ việc này cũng
đã gặp không ít khó khăn
Tóm lại, nếu có một hành vi vi phạm xảy ra trong thực tiễn thì việc
xác định thẩm quyền xử phạt không chỉ đơn giản là cơ quan nào phát hiện ra
vụ vi phạm và thụ lí thì cơ quan đó có quyền xử phạt. Mà việc xác định thẩm
quyền xử phạt phải căn cứ vào các dấu hiệu như hình thức, mức phạt, các

biện pháp xử phạt bổ sung, các quy định đặc thù của ngành cũng như nguyên
tắc xác định thẩm quyền xử phạt, có như vậy, hoạt động xử phạt mới đảm
bảo được đúng thẩm quyền và qua đó góp phần hạn chế tình trạng lạm
quyền, vượt quyền trong xử lý vi phạm hành chính.
2.2. Về thủ tục xử phạt
Khi tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, chủ thể có thẩm
quyền phải tiến hành theo một trình tự mà pháp luật quy định. Thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính được chia thành hai loại: thủ tục đơn giản hay còn
gọi là thủ tục không lập biên bản và thủ tục có lập biên bản.
Thủ tục đơn giản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng và người có thẩm quyền ra
quyết định xử phạt tại chỗ. Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản chỉ
trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Như vậy, đối với việc xử phạt cảnh cáo thì cấp có
thẩm quyền chỉ cần ra quyết định xử phạt, tuy nhiên quyết đinh xử phạt bằng
hình thức cảnh cáo thực sự chỉ mang tính hình thức vì trong thực tiễn rất ít
chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức này và thường chỉ nhắc nhở đối
tượng vi phạm và cho qua. Hơn nữa, đối với quyết định xử phạt cảnh cáo
cũng không được ghi lại trong hồ sơ vi phạm, do đó, trong nhiều trường hợp
khó có thể xác định là tình tiết tăng nặng cho các lần xử phạt tiếp theo.
15


Thủ tục đơn giản cũng được áp dụng trong trường hợp phạt tiền với
mức phạt từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng, trong trường hợp này, chủ thể
có thẩm quyền xử phạt có cần phải ban hành một quyết định xử phạt kèm
theo biên lai thu phạt và thu tiền tại chỗ hay chỉ cần cấp biên lai thu tiền phạt
cho người vi phạm theo như quy định của Bộ Tài chính, điều này cũng chưa
được quy định rõ nên dẫn đến hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn là
không thống nhất. Ví dụ, Nguyễn Văn A điều khiển xe máy không có còi,

không có gương, không có đèn và biển sổ mờ, theo quy định của pháp luật
thì trong trường hợp này Nguyễn Văn A sẽ bị xử phạt về 4 hành vi, tuy nhiên
mức phạt của mỗi hành vi này đều không quá 50.000 đồng, vì thế, chiến sỹ
cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với
các hành vi vi phạm của A. Tuy nhiên, việc xử phạt trong trường hợp này có
thể tiến hành bằng hai cách sau: cách thứ nhất là không lập biên bản mà
phát luôn biên lai thu tiền phạt và thu tiền phạt tại chỗ là 200.000 đồng đối
với 4 hành vi vi phạm vì theo quy định các hành vi này đều có mức phạt tối
đa là 50.000 đồng; cách thứ hai là tiến hành lập biên bản về 4 hành vi vi
phạm trên và ra quyết định xử phạt với mức phạt là 200.000 đồng và yêu
cầu A đến kho bạc nộp phạt. Cả hai cách giải quyết nêu trên đều có thể áp
dụng và như vậy dẫn đến sự không nhất quán trong việc áp dụng các thủ tục
xử phạt và gây khó khăn phiền hà cho các cá nhân, tổ chức vi phạm.
Thực tế cho thấy, biên lai thu tiền phạt không thể thay thế cho quyết
định xử phạt và trong trường hợp chủ thể có thẩm quyền không ban hành
quyết định xử phạt thì người bị xử phạt không thể khiếu nại đối với biên lai
xử phạt vì đó không phải là một quyết định hành chính, đồng thời còn có thể
dẫn đến các cách hiểu và giải quyết khiếu nại khác nhau của cấp có thẩm
quyền. Bên cạnh đó, thủ tục phạt tại chỗ cũng tạo ra nhiều kẽ hở cho chủ thể

16


có thẩm quyền xử phạt thực hiện các hành vi tiêu cực khi tiến hành xử phạt
đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
Thủ tục xử phạt có lập biên bản là thủ tục được áp dụng đối với những
trường hợp áp dụng mức phạt tiền từ 200.000 đồng trở lên hoặc trường hợp
sử dụng những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện ra vi
phạm trong bảo đảm an toàn giao thông. Theo quy định này, khi tiến hành
xử phạt chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi

phạm và ngày lập biên bản sẽ là mốc để tính thời hạn ra quyết định xử phạt
cũng như xác nhận trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền (Điều 56). Việc
quy định lập biên bản trong xử phạt là một thủ tục cần thiết để đảm bảo cho
hoạt động xử phạt được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về nội
dung và thẩm quyền, bởi vì, không phải tất cả các chủ thể khi phát hiện ra
hành vi vi phạm đều có thẩm quyền xử phạt.
Biên bản là giấy tờ có giá trị pháp lý để làm căn cứ cho hoạt động xử
phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể quản lý
khi phát hiện ra hành vi vi phạm đều có quyền lập biên bản đối với chủ thể
có hành vi vi phạm, bởi vì, trường hợp này chưa được pháp luật quy định rõ.
Ví dụ, trong trường hợp nhân viên thuế phát hiện ra hành vi kinh doanh hàng
giả của công ty A thì nhân viên đó có quyền lập biên bản đối với chủ thể có
hành vi vi phạm mà không thuộc thẩm quyền quản lý của mình hay không
cũng chưa được quy định rõ. Việc quy định về hai loại thủ tục trong xử phạt
vi phạm hành chính này có thể dẫn đến các trường hợp là chủ thể có thẩm
quyền vi phạm thủ tục lập biên bản (lập biện bản khi quy định không cần lập
hoặc là không lập trong trường hợp bắt buộc phải lập), và trường hợp này có
ảnh hưởng đến hoạt động xử phạt hay không, hoạt động xử phạt có bị coi là
trái pháp luật không thì cũng chưa được pháp luật quy định rõ.

17


Ngoài ra, thủ tục lập biên bản cũng được các ngành quy định khác
nhau dẫn đến hoạt động lập biên bản cũng không được áp dụng thống nhất
trong tất cả các lĩnh vực. Ví dụ, cơ quan thuế thì quy định thêm hai trường
hợp không phải lập biên bản khi xử phạt đó là trường hợp người nộp thuế có
hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra
phát hiện ghi nhận vào biên bản kiểm tra, kết luận thanh tra; người nộp thuế
chậm nộp tiền thuế đã được ghi trên thông báo nộp tiền thuế, tiền phạt chậm

nộp của cơ quan thuế
2.3. Về thời hạn, thời hiệu
Một trong các yêu cầu của hoạt động áp dụng pháp luật là phải trong
thời hạn mà pháp luật quy định. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về
nguyên tắc phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Điều 10 của Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1
năm, 2 năm hoặc 3 tháng đối với mỗi loại vụ vi phạm. Việc quy định thời
hiệu xử phạt là căn cứ để cấp có thẩm quyền khi phát hiện ra vi phạm pháp
luật cần phải xác định xem hành vi đó có còn nằm trong khoảng thời gian
mà pháp luật quy định có thể áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối
với hành vi đó hay không, nếu trong trường hợp hết thời hiệu thì cấp có
thẩm quyền sẽ không được phép xử phạt nhưng có thể áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Ngoài ra, Điều 10 cũng đã quy định rõ các trường hợp không áp dụng
thời hiệu như khi cá nhân, tổ chức cố tình cản trở hoặc trốn tránh việc xử
phạt hoặc lại thực hiện hành vi vi phạm mới trong cùng một lĩnh vực. Như
vậy, khi có hành vi vi phạm xảy ra trách nhiệm của cấp có thẩm quyền phải
xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính cũng như cách thức áp dụng
thời hiệu để xử phạt. Việc quy định không rõ khoảng thời gian mà các cá
nhân, tổ chức trốn tránh hoặc thực hiện hành vi vi phạm mới là bao lâu đã
18


tạo kẽ hở, và khó khăn trong việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Vì
thế, pháp luật cần quy định cụ thể khoảng thời gian tái vi phạm để áp dụng
thời hiệu xử phạt, nếu không sẽ tạo ra các kẽ hở để cấp có thẩm quyền cũng
như người vi phạm lách luật, thực hiện các hành vi tiêu cực.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ ngày vi phạm
được thực hiện, tuy nhiên, pháp luật cũng cần phải phân định rõ đối với
trường hợp vi phạm được thực hiện tại một thời điểm hoặc những vi phạm

cần phải được thực hiện trong một khoảng thời gian dài (hành vi gây ô
nhiễm môi trường), để có cách xác định thời hiệu khác nhau.
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ ngày lập biên
bản vi phạm hành chính (Điều 56), trong vòng 10 ngày (hoặc 30 ngày) kể từ
ngày lập biên bản, cấp có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt. Như vậy,
thời hạn xử phạt có ý nghĩa quy định trách nhiệm của cấp có thẩm quyền khi
tiến hành xử phạt vi phạm phải có trách nhiệm xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Tuy nhiên, điều này, dẫn đến tình trạng các chủ thể có thẩm quyền đã ký
khống quyết định để cho nhân viên điền vào quyết định xử phạt cho kịp thời
gian vì theo quy định đối với một số cơ quan chuyên ngành, thì thẩm quyền
xử phạt đối với các hành vi vi phạm thuộc về thủ trưởng cơ quan (ví dụ:
Chánh thanh tra chuyên ngành). Như vậy, đây cũng là một trong các nguyên
nhân dẫn đến vi phạm các yêu cầu của hoạt động áp dụng pháp luật trong xử
phạt vi phạm hành chính.
2.4. Về bảo đảm thi hành quyết định xử phạt
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được đảm bảo thi hành
trên thực tiễn, nếu không hoạt động xử phạt vi phạm hành chính sẽ chỉ mang
tính hình thức mà không có giá trị giáo dục, trừng trị đối với người vi phạm.
Theo quy định thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt được
ban hành, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt (Điều
19


64). Tuy nhiên, trong thực tế, để đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức vi phạm
“tự giác” chấp hành quyết định xử phạt thì chủ thể có thẩm quyền thường áp
dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính. Ví
dụ, khi xử phạt trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì các chủ thể
có thẩm quyền thường áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ xe, tạm giữ
phương tiện để bảo đảm cá nhân, tổ chức chấp hành quyết định xử phạt.
Biện pháp này xét về mục đích là nhằm đảm bảo cho quyết định xử phạt

được chấp hành nhưng bên cạnh đó nó cũng gây không ít khó khăn, phiền hà
cho người vi phạm và dẫn đến nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức vi
phạm thực hiện các hành vi tiêu cực để tránh bị xử phạt vì thủ tục phiền hà.
Ví dụ, xe ô tô của Lạng Sơn vi phạm ở Hà Nội và bị lập biên bản, tạm giữ
giấy tờ xe và hẹn 10 ngày sau sẽ thụ lý giải quyết, trong trường hợp này,
người vi phạm sẽ cố tìm cách để được “giải quyết” nhanh chóng vì họ không
thể ở lại Hà Nội lâu như vậy.

20


Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Gải pháp khi các cá nhân không tự giác chấp hành
Khi cá nhân, tổ chức vi phạm không tự giác chấp hành quyết định xử
phạt thì cấp có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt. Các biện pháp này bao gồm: khấu trừ lương, khấu trừ
một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng hoặc kê biên
phần tài sản có giá trị tương ứng để bán đấu giá. Biện pháp này nhằm đảm
bảo cho quyết định xử phạt được thi hành trên thực tế, tuy nhiên nó cũng
không khả thi trong trường hợp cá nhân vi phạm là những người lang thang,
cơ nhỡ, họ không có tiền, không có tài sản để cưỡng chế, do vậy, trong
trường hợp này, quyết định xử phạt đã không được đảm bảo thực hiện trên
thực tế bằng các biện pháp cưỡng chế như quy định của pháp luật. Hoặc
trong trường hợp người vi phạm là cá nhân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi
phạm mà không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp
phạt thay.
Ngoài ra, một điểm đáng lưu ý là không phải mọi chủ thể có thẩm
quyền xử phạt đều có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành. Ví dụ
trưởng công an xã có quyền xử phạt nhưng không có thẩm quyền ra quyết

định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Do đó, trong thực tế dẫn đến
trường hợp người ra quyết định xử phạt và người ra quyết định cưỡng chế
thi hành quyết đinh xử phạt có thể là một người hoặc là hai người khác nhau.
Và việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt cũng phải tuân theo các thủ
tục do pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến khó khăn
trong việc theo dõi thi hành các quyêt định xử phạt vi phạm hành chính của
các chủ thể có thẩm quyền, cũng như dẫn đến việc cá nhân, tổ chức có thể

21


khiếu nại đối với các quyết định khác nhau (quyết định xử phạt, quyết định
cưỡng chế thi hành) của các chủ thể trong cùng một vụ việc.
3.2. Cần làm rõ hơn về các quy định của pháp luật về xử phạt
Ngoài những vấn đề trên, việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn
giao thông, xây dựng còn có các hiện tượng tiêu cực như “mãi lộ” hoặc phạt
để cho “tồn tại”. Hiện nay, nhiều quy định trong các văn bản duới luật hướng
dẫn về xử phạt vi phạm hành chính không thống nhất với nhau, dẫn đến mỗi
ngành có cách thức áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính một
khác.
Để đảm bảo hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đạt kết quả cao thì
cần phải khắc phục được những hạn chế như đã nêu trên. Pháp luật cần quy
định cụ thể hơn về cách xác định thẩm quyền , thủ tục và thời gian áp dụng
các biện pháp xử phạt cũng như đảm bảo tính khả thi của các biện pháp xử
phạt, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, có như vậy mới
đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc pháp
chế trong quản lý hành chính nhà nước cũng như đảm bảo cho hoạt động áp
dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện có hiệu quả
và khả thi trong thực tiễn.
3.3. Các giải pháp khác

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính cần xuất phạt từ thực tế xã
hội. Khi xây dựng cần đặt ra mục đích là giáo dục, phòng ngừa, răn đe, phải
nghiêm khắc để người vi phạm không tái phạm lần nữa. Không nên áp đặt ý
chí chủ quan của nhà làm luật mà nên xem xét liệu có phù hợp với đời sống
xã hội. Các hình phạt cũng không quá nặng hay quá nhẹ. Quá nặng sẽ mang
tính hà khắc, trừng phạt hơn là giáo dục. Nếu quá nghiêm khắc thì sẽ gây ra
sự phản ứng mạnh mẽ của người dân. Tuy nhiên, nếu quá nhẹ thì dẫn đến
tình trạng không tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật nên ngày càng
22


nhiều vi phạm nghiêm trọng hơn. Phải đảm bảo sự thống nhất của hệ thống
các chế tài hành chính về mặt bên trong và mặt bên ngoài. Về mặt bên trong,
phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, giáo dục đi đôi với tính răn đe, kết hợp
thuyết phục và cưỡng chế. Về mặt bên ngoài, các quy định của pháp luật
không được mâu thuẫn nhau, tránh sự chồng chéo giữa các văn bản pháp
luật với nhau. Những quy định về các hình thức xử phạt và các biện pháp
khắc phục hậu quả phải có khả năng áp dụng, xử lý linh hoạt đối với các vi
phạm hành chính đa dạng xảy ra trong đời sống xã hội. Nhưng phải tránh áp
dụng tùy tiện gây khó khăn cho nhân dân. Giữa chế tài hành chính và chế tài
hình sự phải xác định rõ ràng, tránh sự nhầm lẫn, đảm bảo mục đích của
từng loại chế tài tương ứng với tính chất mức độ của các loại vi phạm. Cần
phải bổ sung các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong từng loại lĩnh
vực, do mỗi lĩnh vực khác nhau thì việc xử phạt cũng phải khác nhau. Quy
định chặt chẽ về thẩm quyền áp dụng để tránh tình trạng lạm dụng quyền
hạn để xử phạt sai thẩm quyền của mình. Thực tế có nhiều người vi phạm
nhưng không có tiền hoặc không coi việc phạt tiền ra gì thì phạt tiền và cảnh
cáo không có tác dụng giáo dục, răn đe. Có thể bổ sung biện pháp phạt lao
động công ích và phạt giam hành chính. Cần có quy định rõ về thẩm quyền
xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt, mức phạt, nộp phạt bằng ngoại tệ quy đổi

ra tiền Việt Nam đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành
chính. Xử phạt vi phạm hành chính được coi là biện pháp có hiệu quả trong
việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, bảo vệ trật tự pháp luật,
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có thể nói xử phạt vi
phạm hành chính là nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lí nhà nước.
Một trong những điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động xử phạt
vi phạm hành chính là hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt hành chính.

23


KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã được tác giả thực hiện theo ba chương với những nội
dung có sự liên quan mật thiết đến nhau giúp trình bày rõ những nội dung
trong bài tiểu luận.
Trong chương một tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về áp
dụng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hành chính để làm
căn cứ thực hiện cho các chương phía dưới.
Trong chương hai tác giả đã làm rõ các nội dung về thực trạng thực
hiện pháp luật trong xử phạt hành chính ở Việt Nam trong những năm vừa
qua với những vấn đề nổi trội.
Trong chương cuối cùng tác giả đã làm rõ các nội dung về giải pháp
thực hiện việc tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong xử phạt hành
chính trong những năm tới.
Việc nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật trong xử phạt hành chính
đã giúp tác giả làm rõ hơn về vấn đề này cũng như có những so sánh với
việc áp dụng thực hiện pháp luật trong xử phạt hành chính đối với nước
CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.Từ tác giả đã rút ra được nhiều bài
học king nghiệm trong vấn đề xử phạt vi phạm hành chính


24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều 42, khoản 3 điểm c, Pháp lệnh xử lý VPHC.
2. Nghị định 150/CP/2005, Điều 11, Khoản 3.
3. Nghị định 06-2008 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, Điều 10.
4. Nghị định 146/CP/2007, Điều 20 Khoản 1.
5. Nghị định 98/2007 NĐ-CP ngày 07/6/2007 về xử lý vi phạm pháp luật
về thuế, Điều 22
6. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa đổi năm 2008, Điều
54.
7. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi năm 2008),
Điều 55a.
8. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2008.
Chương 5.
9. Pháo lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2008,
Điều 66.
10.Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2008,
Điều 7.
11.Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2008,
Điều 67.68.
12.Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2008,
Điều 67.68.

25



×