HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
NĂM 2010
Đề tài:
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
MÃ SỐ: B.10-15
Cơ quan chủ trì : VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Chủ nhiệm đề tài :
PGS, TS TRỊNH ĐỨC THẢO
Thư ký đề tài : THS HOÀNG MINH HỘI
8258
HÀ NỘI, 2010
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN:
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trịnh Đức Thảo
Thư ký đề tài: ThS. Hoàng Minh Hội
Cán bộ tham gia nghiên cứu
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, Học Viện CT – HCQG HCM
2. PGS.TS. Quách Sỹ Hùng, Học Viện CT – HCQG HCM
3. TS. Nguyễn Cảnh Quý, Học Viện CT – HCQG HCM
4. TS. Trần Đình Thắng, Học Viện CT – HCQG HCM
5. TS. Lê Văn Trung, Học Viện CT – HCQG HCM
6. TS. Trương Hồ Hải, Học Viện CT – HCQG HCM
7. TS. Hoàng Thị Ngân, Văn Phòng Chính phủ
8. TS. Trương Thị Hồng Hà, Học Viện CT – HCQG HCM
9. ThS. Lê Đinh Mùi, Học Viện CT – HCQG HCM
10. ThS. Tào Thi Quyên, Học Viện CT – HCQG HCM
11. ThS. Trần Văn Quý, Học Viện CT – HCQG HCM
12. ThS. Cao Bá Thành, Học Viện CT – HCQG HCM
13. ThS. Tô Văn Châu, Học Viện CT – HCQG HCM
14. ThS. Lê Thanh Bình, Học Viện CT – HCQG HCM
15. ThS. Đào Ngọc Báu, Học Viện CT – HCQG HCM
16. NCVC. Nguyễn Kim Đạt, Học Viện CT – HCQG HCM
17. Mai Thị Thanh Tâm, Học Viện CT – HCQG HCM
18. ThS. Phạm Đứ
c Toàn, Bộ Nội vụ
19. Phạm Quang Tuệ, Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc
20. Hoàng Văn Thành, Toà án nhân dân huyện Thạch Thất, Hà Nội.
21.Đào Thị Hương Giang, Văn phòng Đại diện khu vực miền Nam Bộ Nội Vụ
22. Nguyễn Ngọc Diệp, Học Viện CT – HCQG HCM
CÁC TỪ VIẾT TẮT
• CCHC
Cải cách hành chính
• QPPL
Quy phạm pháp luật
• HĐND
Hội đồng nhân dân
• UBND
Ủy ban nhân dân
• NSNN
Ngân sách Nhà nước
• HCNN
Hành chính nhà nước
• CNTT
Công nghệ thông tin
• QLHCNN
Quản lý hành chính nhà nước
• THH
Tin học hóa
• HTTT
Hệ thống thông tin
• TTHC
Thủ tục hành chính
• XNK
• NK
• ĐTNN
Xuất nhập kh
ẩu
Nhập khẩu
Đầu tư nước ngoài
MỤC LỤC
T
rang
MỞ ĐẦU
1
Phần thứ nhất: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN
ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH
12
1.1.
Bối cảnh và sự cần thiết thực hiện cải cách hành chính ở Việt Nam 12
1.2.
Quá trình hình thành và phát triển quan điểm, chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính.
17
1.3
Quá trình hình thành và phát triển chủ trương, chính sách và pháp luật
của Nhà nước về cải cách hành chính.
21
1.4
Đánh giá chung về đặc điểm quá trình hình thành và phát triển quan
điểm chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về
cải cách
hành chính
24
1.5
Khái quát cải cách hành chính một số nước trên thế giới và những giá
trị tham khảo cho Việt Nam
26
Phần thứ hai:
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
39
2.1.
Thực trạng cải cách thể chế
39
2.2.
Thực trạng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 81
2.3.
Thực trạng cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý và
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
95
2.4.
Thực trạng cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công 126
2.5.
Thực trạng hiện đại hoá nền hành chính 136
Phần thứ ba:
TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
146
3.1.
Quan điểm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay 146
3.2.
Giải pháp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay 146
KẾT LUẬN
172
PHỤ LỤC
175
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách
hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng trong
sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính
phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch đã triển khai
cải cách hành chính theo các ch
ủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Đến năm
2011, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, công cuộc cải
cách hành chính nhà nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo vừa tròn 20 năm.
Nhìn lại chặng đường 20 năm của công cuộc cải cách, chúng ta có thể
khẳng định rằng: Cải cách hành chính đã đạt nh
ững kết quả bước đầu quan
trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Hệ thống thể chế, luật pháp
tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện, hình thành dần cơ chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền dân chủ của
nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các c
ơ quan trong hệ
thống hành chính nhà nước được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn, quản lý nhà
nước ngày càng tốt hơn trong điều kiện mới. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức trong bộ máy hành chính nhà nước có bước được nâng lên, đáp ứng tốt
hơn yêu cầu nhiệm vụ. Thể chế, pháp luật về quản lý tài chính công được tích
cực xây dựng và từng bước hoàn thiện. Th
ủ tục hành chính và hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước có bước đổi mới, hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ
cương được tăng cường hơn. Những kết quả đạt được đó chứng tỏ đường lối đổi
mới của Đảng ta nói chung và cải cách hành chính nhà nước nói riêng dựa trên
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng
đắn và sáng tạ
o, là phù hợp với hoàn cảnh thực tế Việt Nam và thích ứng với xu
thế thời đại.
Tuy nhiên, nền hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hệ
thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc. Chức năng, nhiệm vụ của một số
cơ quan trong hệ
thống hành chính nhà nước chưa đủ rõ, còn trùng lặp và chưa
2
bao quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước; cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng
kềnh, chưa phù hợp. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng kịp
yêu cầu; tình trạng quan liêu, lãng phí còn nghiêm trọng. Thể chế, luật pháp về
quản lý tài chính công tuy có nhiều đổi mới, nhưng còn bất cập. Thủ tục hành
chính còn nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ luật, k
ỷ
cương cán bộ, công chức chưa nghiêm; hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước
còn nhiều yếu kém. Những hạn chế, tồn tại của cải cách hành chính đã làm cản
trở tiến trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Vì vậy, đánh giá làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân của cải cách hành chính trong thời gian qua là một việc làm cần
thiế
t.
- Ngày nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam đã đi vào chiều sâu. Trong những năm qua, các quan hệ hành chính, pháp
lý từng bước được thay đổi thích ứng với kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong
nhiều lĩnh vực, nền hành chính không chuyển biến kịp và trở nên lạc hậu, trì trệ,
kìm hãm kinh tế; vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mớ
i, tổ chức
và hoạt động của các cơ quan hành chính một cách sâu rộng. Bên cạnh đó, công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước đang đặt ra yêu cầu phải không ngừng hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong đó các cơ quan hành chính phải không
ngừng đáp ứng yêu cầu về quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Mặt khác, trong
xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, vớ
i tốc độ và quy mô phát triển
yêu cầu càng cao hơn thì cải cách hành chính càng trở thành khâu bức xúc và
quyết định thành bại của chiến lược phát triển. Cải cách hành chính ngày càng
trở thành yếu tố quan trọng trong chương trình nghị sự về cải cách của Việt
Nam. Đây không chỉ là điều kiện hết sức thiết yếu để Việt Nam có thể tối đa
hóa được các lợi thế của quá trình hội nhập, mà còn là công cụ
quan trọng đảm
bảo thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và góp phần thực
hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam. Tuy nhiên cải cách
hành chính ở Việt Nam là công việc mới mẻ, chưa có tiền lệ, lại diễn ra trong
điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý hành chính, có nhiều vấn đề
phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
3
Với những lý do trên, việc nghiên cứu đánh giá đúng kết quả, hạn chế và
nguyên nhân của cải cách hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục
đẩy mạnh có hiệu quả của cải cách hành chính ở nước ta trong thời gian tới là
vấn đề cần thiết.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, cải cách hành chính luôn
được coi là vấn đề trọng tâm. Do vậy, vấn đề này đã và
đang thu hút được đông
đảo các cơ quan, tổ chức và cá nhân các nhà khoa học tham gia nghiên cứu. Ở
những góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình về cải cách hành chính như
sách, bài đăng tạp chí, kỷ yếu đề tài, báo cáo
- Sách liên quan đến cải cách hành chính ở Việt Nam
+ Sách: “Cải cách hành chính nhà nước: thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp” do TS Thang Văn Phúc chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2001). Công trình đã khái quát quan điểm của Đảng về cải cách hành chính
ở Vi
ệt Nam từ năm 1986 đến năm 2001; đánh giá công tác thực hiện cải cách
hành chính ở Việt Nam trong 15 năm (từ 1985 đến 2001); phân tích các nguyên
nhân và đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở Việt
Nam.
+ Sách: “Đẩy mạnh cải cách hành chính xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2006) phân tích các quan điểm cơ bản về nhà nước pháp
quyề
n trong lịch sử; nhấn mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam, coi đó là
nhiệm vụ cấp bách.
+ Sách: “Cải cách hành chính, vấn đề cấp thiết để đổi mới Bộ máy nhà
nước” của Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (Nxb Tổng hợp
TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh 2004) bàn đến vấn đề cải cách hành chính ở
Việt Nam; bao gồm các các bài viết, quan điểm của các tác giả là lãnh đạo các
cơ quan trung ương
đề cập đến những nội dung của cải cách hành chính ở Việt
Nam, đánh giá thực trạng công tác cải cách hành chính và đưa ra các kiến nghị
tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở nước ta.
4
+ Sách: “Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hóa” do PGS.TS
Nguyễn Hữu Hải chủ biên (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007) đi sâu phân tích bối
cảnh của toàn cầu hóa, những vấn đề đặt ra và những thách thức đối với mỗi
quốc gia và các tổ chức quốc tế, từ đó công trình đề cập đến tính tất yếu của cải
cách hành chính ở Việt Nam với các giai đoạn và nội dung cải cách.
+ Sách: “Cải cách hành chính và công cuộc xây d
ựng nhà nước pháp
quyền” do Đoàn Trọng Truyến chủ biên (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006) khái quát
về mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc và các phương hướng cải cách hành chính ở
Việt Nam.
+ Sách: “Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính
nhà nước” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2005) chứa đựng một số qui định cơ bản về cải cách hành chính nhà nước
thông qua các vă
n kiện của Đảng từ Đại hội VI đến nay (2005); bên cạnh đó
công trình giới thiệu các văn bản về cải cách hành chính ở Việt Nam với các nội
dung cụ thể như cải cách thể chế, cải cách bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức và cải cách tài chính công.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về cải cách hành chính nhà nước
nói chung, nhiều công trình nghiên cứu từng nội dung của cải cách hành chính
đó là:
+ Sách: “Công vụ
và công chức nhà nước” của tác giả Phạm Hồng Thái
(Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2004)
+ Sách: “ Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên
thế giới” của tập thể tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương và Nguyễn
Thu Huyền ( Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004)
+ Sách: “ Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới” do Nguyễn Văn Yể
u và GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ biên
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006). Nội dung cuốn sách dành một chương
nghiên cứu về đổi mới hoạt động hành pháp của Chính Phủ, đẩy mạnh cải cách
hành chính nhà nước (trang 286- 336)
+ Sách: “ Về chế độ công vụ Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Trọng Điều
chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007). Nội dung cuốn sách đề cập
5
một cách hệ thống về chế độ công vụ Việt Nam và yêu cầu đổi mới chế độ công
vụ, một trong những nội dung cơ bản của cải cách hành chính ở nước ta hiện
nay.
- Kỷ yếu Đề tài, Hội thảo khoa học liên quan đến cải cách hành chính
+ Kỷ yếu Hội thảo khoa học: đánh giá cải cách hành chính giai đoạn I
(2001-2005), Ban Thư ký Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính củ
a Chính phủ đã tổ
chức hội thảo (ngày 10/11/2005) lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo tổng kết giai
đoạn I (2001-2005) và Kế hoạch giai đoạn II (2006-2010) thực hiện Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
+ Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “ Chia sẻ kinh nghiệm và sảng kiến Cải
cách hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh” do Bộ Nội vụ phối hợp với
UBND TP. Hồ
Chí Minh tổ chức ngày 11/4/2006 với sự tham dự của đại biểu
đến từ 18 tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam. Hội thảo tập trung thảo
luận và chia sẻ kinh nghiệm về một số mô hình trong thực tiễn cải cách hành
chính của TP. Hồ Chí Minh như: mô hình Tổ nghiệp vụ hành chính công; cơ
chế “ một cửa” liên thông trong lĩnh vực quản lý đất đai; kết quả thực hiện Nghị
định số
93/NĐ-CP của Chính Phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP.
Hồ Chí Minh; ứng dụng ISO 9000 vào cung cấp dịch vụ hành chính công; việc
áp dụng Hệ thống Quản lý theo kết quả.
+ Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Cải cách hành chính để phát triển và hội
nhập" do Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã phối
hợp với Báo điệ
n tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ngày 7/6/2007 tại Hà
Nội. Các tham luận tập trung đánh giá rõ hơn về những kết quả đã đạt được,
cũng như những hạn chế, bất cập của hoạt động CCHC trong những năm đổi
mới vừa qua, từ đó góp phần xây dựng những giải pháp nhằm thực hiện thắng
lợi giai đoạn hai (2006-2010)
đang diễn ra trong toàn bộ Chương trình tổng thể
về CCHC cho 10 năm (2001-2010) của Chính phủ.
+ Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “ Cải cách hành chính tại Việt Nam - các ưu
tiên giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn 2020” do Ban Chỉ đạo Cải cách hành
chính của Chính Phủ phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
(UNDP) tổ chức trong hai ngày 24 - 25/11/2007 tại Hà Nội. Các tham luận tại
6
hội thảo tập trung vào bốn nội dung chính: Cải cách hành chính trong bối cảnh
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; Tiến tới xây dựng một Chính Phủ phục
vụ vì sự phát triển; Tính trách nhiệm, tính minh bạch và dân chủ trong bối cảnh
phân cấp; Tính chuyên biệt và hiện đại hóa của nền kinh tế.
+ Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ: “ Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ
bản về nền hành chính Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015” của Viện Nhà
nước và Pháp luật - Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam do PGS.TS Vũ Thư làm
chủ nhiệm. Nội dung đề tài đề cập tới cải cách hành chính trên cả bốn yếu tố cấu
thành nền hành chính nhà nước.
- Các bài báo liên quan đến cải cách hành chính được đăng trên các tạp
chí chuyên ngành:
+ Bài: “Cải cách nền hành chính nhà nước-nội dung cơ bản cấp bách
trong việc đổi m
ới hệ thống chính trị hiện nay”, Tạp chí cộng sản, số 4 năm
1999 của Tạ Xuân Đại.
+ Bài: “Tiến trình cải cách hành chính ở nước ta - một số đánh giá
chung”, trong sách: Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001, tr 37-57.
+ Bài: “Cải cách hành chính: Góp một cái nhìn từ góc độ công chức,
công vụ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7 năm 2004 của Đào Minh Đức.
+ Bài: “Đảng lãnh đạo xây d
ựng nền hành chính nhà nước trong sạch,
dân chủ và hiện đại”, Tạp chí cộng sản số 10 năm 2006 của Nguyễn Khánh.
+ Bài: “Cải cách nền hành chính đáp ứng nhu cầu hội nhập”, Tạp chí
cộng sản, số 11 năm 2006 của Ngô Hướng.
+ Bài: “Cải cách hành chính-Vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí cộng sản, số
4 năm 2006 của Trần Quang Nhiếp.
+ Bài: “Xây dựng nền hành chính trong sạch - một mụ
c tiêu quan trọng
của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 1 năm 2006 của Đặng Văn Minh.
+ Bài: “Cải cách hành chính: thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Tạp
chí cộng sản, số 2 năm 2007.
7
+ Bài: “Một vài suy nghĩ về cải cách hành chính ở Việt Nam” Tạp chí Tổ
chức Nhà nước số tháng 2 năm 2007 của TS Đinh Duy Hòa.
+ Bài: “Bàn về một số nội dung tiếp tục cải cách nền hành chính nước
ta” Tạp chí Tổ chức Nhà nước số tháng 8 năm 2007 của Ths Phạm Đức Toàn.
+ Bài: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đòi hỏi cải cách
hành chính phải tiếp cậ
n một cách hệ thống” Tạp chí tổ chức nhà nước số tháng
12 năm 2007 của PGS.TS Võ Kim Sơn.
+ Bài: “Cải cách hành chính nhà nước” với bốn bài viết đang tải trên
trang Web WWW. nhandan.com.vn của Vũ Thế Lân và Trần Hồng Thanh năm
2008
+ Bài: “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý của bộ máy nhà nước” Tạp chí Tổ chức Nhà nước số tháng 1+2 năm 2008
của TS Đinh Duy Hòa.
+ Bài: “
Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền nền kinh tế thị trường” Tạp chí Tổ chức Nhà nước số tháng
1+2 năm 2008 của TS Văn Tất Thu.
+ Bài: “Mối quan hệ giữa Cải cách hành chính và đổi mới kinh tế là tất
yếu trong tổng thể đổi mới đất nước” Tạp chí Tổ chức Nhà nước số tháng 1+2
năm 2008 củ
a Ths Phạm Đức Toàn.
+ Bài: “Tổ chức thực hiện quyền hành pháp trong cải cách hành chính ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 năm 2008 của Đinh
Văn Mậu.
+ Bài: “Cải cách hành chính và tăng trưởng kinh tế” Tạp chí cộng sản, số
6 năm 2008 của Nguyễn Sinh - Doãn Huề.
+ Bài: “Lại bàn về cải cách hành chính” Tạp chí cộng sản, Nguồn:
www.tapchicongsan.org.vn, số 7 năm 2008 của GS. Đỗ Quốc Sam.
+ Bài: “Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính để hội nhập và phát
triển”, Tạp chí cộng sản số 8 năm 2008 của Trần Văn Tuấn.
+ Bài: “Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính để hội nhập và phát
triển”, Nguồn: www.tapchicongsan.org.vn, số 16 năm 2008 của Bộ Trưởng Bộ
Nội Vụ Trần Văn Tuấn.
8
+ Bài: “Cải cách thủ tục hành chính từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến
nay” Tạp chí cộng sản, Nguồn: www.tapchicongsan.org.vn, số 3 năm 2009 của
TS Hà Quang Ngọc.
+ Bài: “về cải cách hành chính hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 10 năm
200 của Đỗ Quang Trung.
- Báo cáo về chương trình thực hiện cải cách hành chính ở Việt Nam
+ Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội IX (phần cải cách
hành chính), trong sách: Cải cách hành chính - những vấ
n đề cấp thiết để đổi
mới bộ máy nhà nước”, Nxb TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, 2004, tr 74-77.
+ Báo cáo của Việt Nam tại diễn đàn toàn cầu hóa lần thứ V về tái tạo lại
Chính phủ, được tổ chức từ ngày 03-07/11/2003 tại Mexico City, trong sách:
Cải cách hành chính - những vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước”,
Nxb TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, 2004,tr 78- 98.
+ Báo cáo ngành Tổ chức nhà nước năm 2003 và phương hướng và
nhiệ
m vụ năm 2004 của Bộ Nội vụ, ngày 06-07/01/2004 tại Hà nội, trong sách:
Cải cách hành chính – những vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước”,
Nxb TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, 2004,tr 112-126.
- Bên cạnh những công trình nghiên cứu về cải cách hành chính trong
nước còn có những bài viết về kinh nghiệm cải cách hành chính của các nước
trên thế giới, có thể kế đến:
+ “ Cải cách hành chính ở Trung Quốc một số kết quả và nh
ững yêu cầu
đảm bảo thành công” Bài viết của Lê Anh Tuấn, Viện Khoa học tổ chức nhà
nước - Bộ Nội vụ tổng hợp và biên tập theo bài viết của GS. Wang Yukai, Giáo
sư Trường Hành chính Quốc gia Trung Quốc tại Hội thảo Cải cách hành chính
và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Hà Nội tháng 4 năm
2008.
+ “ Cải cách hành chính tại Hàn Quốc” của Đỗ Thu Hằng - Trích nguồn
từ Hàn Qu
ốc trên đường phát triển và Tìm hiểu nền hành chính Hàn Quốc ( Nxb
Thống kê Hà Nội); Korea Annual 1998, 1999, 2000, Published by Yonhap New
Agency.
9
Tình hình nghiên cứu trên đây ở mức độ khác nhau đã đề cập đến: các
quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính; những
yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung của cải cách hành chính qua các giai đoạn cụ thể;
một số công trình kiến nghị đưa ra các quan điểm và giải pháp tiếp tục thực hiện
cải cách hành chính ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tổng kết công tác cải cách
hành chính trên quy mô toàn quốc với bốn nội dung theo Chương trình Tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ chưa được
thực hiện. Mặc dù vậy các công trình nghiên cứu về cải cách hành chính đã
được công bố trên có giá trị tham khảo tốt cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề
tài.
Đặt trong tổng thể chương trình nghiên cứu của cơ quan chủ trì Đề tài
đang được luận chứng sẽ trở thành Đề tài vừ
a có tính mới, và tiếp nối những kết
quả nghiên cứu đề tài Cấp cơ sở về Tổng kết kinh nghiệm cải cách hành chính
một số địa phương trong cả nước; đồng thời phù hợp với Chiến lược nghiên cứu
khoa học của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đến 2010.
Đề tài này sẽ là công trình khoa học nghiên cứu một cách cơ bản về cải
cách hành chính ởViệt Nam trong th
ời gian qua đồng thời đề xuất các giải pháp
tiếp tục hoàn thiện nền hành chính nhà nước trong thời gian tới.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên quá trình phát triển quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách
Nhà nước về cải cách hành chính từ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI
(tháng 6 năm 1986) đến nay, cung cấp những luận cứ khoa học cho xây dựng
các chủ trương về cải cách hành chính ở nướ
c ta hiện nay.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện cải cách hành chính ở nước ta
từ năm 2001 đến 2010. Từ đó chỉ ra thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của quá
trình thực hiện cải cách hành chính trên các nội dung: cải cách thể chế, cải cách
bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính,
cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.
- Đề xuất các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh c
ải cách hành chính và hoàn
thiện nền hành chính ở nước ta hiện nay.
10
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử: Phương pháp cho phép
đi sâu phân tích bối cảnh lịch sử để Đảng và Nhà nước đề ra đường lối và chủ
trươ
ng cải cách hành chính ở nước ta, phân tích các quan điểm, chủ trương cải
cách hành chính qua các giai đoạn phát triển, nội dung của cải cách hành chính
ở Việt Nam.
- Phương pháp sơ đồ, mô hình hóa: Phương pháp cho phép chỉ rõ kết cấu,
tỉ lệ những kết quả đạt được trong việc thực hiện các nội dung về cải cách hành
chính ở nước ta qua các giai đoạn; đặc biệt vấn đề cải cách hành chính nhà nước
trong lĩnh vự
c quản lý tài chính công.
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá những quan
điểm của Đảng và thể chế Nhà nước sau 20 năm thực hiện cải cách hành chính;
đồng thời những kết luận khoa học của đề tài là những luận cứ lý luận, thực tiễn
quan trọng cho công tác thực hiện cải cách hành chính ở nước ta hiệ
n nay.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu quan trọng cho các
nhà hoạch định chính sách, chiến lược, các nhà làm luật, các cơ quan xây dựng
và áp dụng pháp luật, là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu giảng dạy ở các
trường đại học, cao đẳng và những ai quan tâm đến công tác cải cách hành
chính ở Việt Nam hiện nay.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
Nội dung thứ nh
ất: Quá trình hình thành và phát triển quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về cải cách hành chính (Từ năm
1986 đến nay)
Nội dung thứ hai: Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam và những
vấn đề đặt ra (nghiên cứu từ năm 2001, từ khi Chương trình Tổng thể cải cách
11
hành chính nhà nước 2001 – 2010 được ban hành và năm 2002, bắt đầu nhiệm
kỳ Quốc hội khóa XI, đến nay)
Nội dung thứ ba: Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt
Nam hiện nay
12
PHẦN THỨ NHẤT
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM, CHỦ
TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.
1.1. BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH
CHÍNH Ở VIỆT NAM
1.1.1. Bối cảnh ra đời chủ trương cải cách hành chính ở Việt Nam
1.1.1.1 Bối cảnh Quốc tế
Từ đầu những năm 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn
ra những biến đổi to lớn. Trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế
quốc, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ xu th
ế
toàn cầu hóa kinh tế, chạy đua vũ trang, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản có nhiều diễn biến phức tạp. Vào cuối những năm 80 đầu
những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội Đông Âu
lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Để thoát khỏi tình
trạng khủng hoảng, Trung Quốc th
ực hiện cải cách, mở cửa; Liên Xô và các
nước XHCN ở Đông Âu tiến hành cải tổ, cải cách. Thực hiện tiến trình cải cách,
Trung Quốc có sự vươn lên mạnh mẽ, thì trong sai lầm về đường lối và cách
làm đã khiến công cuộc cải cách, cải tổ ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
ngày càng khó khăn, sự khủng hoảng toàn diện dần dần xuất hiện ở các nước
này…Với những sai lầm
đó đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX.
Trong khi đó, các nước tư bản chủ nghĩa tuy cũng phải đối phó với những nguy
cơ mới, nhưng do có sự điều chỉnh cần thiết đặc biệt là sử dụng những thành
quả của cuộc cách mạng khoa họ
c và công nghệ hiện đại, nên đã vượt qua được
khó khăn và kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể. Cùng với kinh tế phát triển
các nước này cũng luôn quan tâm đến cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước nói chung và nền hành chính nhà nước nói riêng; theo hướng xây
dựng nền hành chính đơn giản và hiện đại.
Công cuộc cải tổ, cải cách ở các nước trên đây đã có những tác động sâu
sắc
đến Việt Nam. Những bài học về cải cách của nhiều nước tiên tiến và các
nước đang phát triển theo nhiều con đường khác nhau đã tác động đến Việt Nam
13
làm thay đổi nhận thức của nhiều nhà lãnh đạo đất nước. Nhiều người cho rằng
cải cách bộ máy nhà nước nói chung, nền hành chính nói riêng là mang tính qui
luật, Việt Nam muốn phát triển không thể không tiến hành cải cách để đổi mới
nền hành chính nhà nước.
1.1.1.2 Bối cảnh trong nước
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà nước ta tập trung vào xây dự
ng và
kiến thiết đất nước, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế. Đây là giai đoạn đầy
thử thách với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc khôi phục sản xuất,
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học.
Tuy nhiên, giai đoạn này, tình hình kinh tế gặp nhiề
u khó khăn. Nền kinh
tế vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, mang tính chất tự cấp, tự
túc. Sản xuất tăng chậm, kết quả đầu tư và hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, mất
cân đối giữa các ngành, các vùng miền. Trong nên kinh tế, quan hệ sản xuất
chậm được củng cố, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. C
ơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp để lại hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế, văn hóa – xã
hội. Nhìn chung nền kinh tế nước ta còn ở mức độ phát triển thấp, thiếu ổn định
tích lũy trong nước không đáng kể và lệ thuộc nhiều vào bên ngoài. Trước tình
hình này Đảng ta nhận định: khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm, lạm phát
nghiêm trọng, thất nghiệp gia t
ăng, tiền lương không đủ sống, trật tự an toàn xã
hội không được đảm bảo, tham nhũng và tệ nạn xã hội lan rộng, công bằng xã
hội bị vi phạm, đạo đức bị xói mòn, lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà
nước bị giảm sút. Nguồn gốc sâu xa dẫn đến tình trạng trên là do hậu quả của
nhiều năm chiến tranh, song một phần chính là do nhân tố chủ quan.
1
Chúng ta
đã thiếu sót trong việc xác định bước đi, giai đoạn và mục tiêu trong quá trình
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế.
Trên cơ sở chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế chậm
1
Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
2007, tr 236-237.
14
phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế.
Song song với cuộc cải cách kinh tế, Đảng ta chủ trương phải đồng thời
cải cách hành chính và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của đất nước trong quản lý kinh tế, phát triển kinh t
ế - xã hội. Cải
cách hành chính là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện Việt Nam còn
chưa có kiến thức , kinh nghiệm nhất là đội ngũ cán bộ phải vừa làm vừa học.
Do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền hành chính nước ta vừa trì trệ, cồng
kềnh, mạng nặng bệnh giấy tờ và thành tích. Đại hội Đảng lần thứ VI đã đưa ra
đường hướng khởi đầ
u để tiến hành cải cách hành chính.
1.1.2. Sự cần thiết thực hiện cải cách hành chính ở Việt Nam
Mục 1.1.1 đã phân tích bối cảnh ra đời cải cách hành chính ở Việt Nam
và khẳng định cải cách hành chính mang tính qui luật hiện nay. Bên cạnh đó, cải
cách hành chính ở Việt Nam còn xuất phát từ những yêu cầu và đòi hỏi sau đây:
Một là: Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi phát triển kinh tế thị trường định
h
ướng xã hội chủ nghĩa.
Sự tác động, yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN đối với nền hành chính nhà nước thể hiện trên các mặt:
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động đến chức năng của nhà
nước, dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan hành chính nhà n
ước.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động đến thể chế nền hành
chính nhà nước. Sự tác động này không chỉ thể hiện trên lĩnh vực kinh tế mà
trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, thể chế về mối quan hệ giữa các cơ
quan nhà nước với các danh nghiệp, với công dân.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động đến yêu cầu xây dựng
đội ngũ cán b
ộ, công chức hành chính nhà nước.
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động đến lĩnh vực tài chính
công của nhà nước.
Muốn quản lý tốt kinh tế thị trường thì bộ máy hành chính phải được tổ
chức và vận hành phù hợp, thích ứng với kinh tế thị trường, có tác dụng khơi
15
thông, thúc đẩy, giải phóng mọi tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế,
phát huy mặt tích cực, hạn chế và loại trừ mặt tiêu cực của thị trường. Hơn nữa,
sự phát triển của nền kinh tế thị trường yêu cầu bộ máy hành chính phải có khả
năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt, kịp thời với tình hình. Vì vậy, tổ chức bộ
máy hành chính nhà nước ph
ải được kiện toàn theo hướng giảm đầu mối, tầng
nấc, tinh giảm bộ máy và nhân lực, tách các chức năng hành chính khỏi các
chức năng kinh doanh, tách dần chức năng hành chính (quản lý nhà nước) với
các chức năng phục vụ xã hội, chức năng dịch vụ công của Nhà nước, Chính
phủ và bộ máy hành chính các cấp.
Mặt khác, cần chú ý đến khuynh hướng tác động tiêu cực của thị trường
đối với b
ộ máy hành chính nhà nước: đó là khả năng dùng sức mạnh đồng tiền
để lũng đoạn bộ máy hành chính, làm tha hóa đội ngũ công chức nhà nước, xâm
hại lợi ích chung của cộng đồng, làm giảm quyền lực hành chính, phá hoại trật
tự kỷ cương phép nước. Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng luôn luôn là
một nội dung quan trọng trong việc xây dựng bộ máy hành chính trong sạch,
vững mạnh.
Hai là: Xuất phát từ yêu cầu và đòi h
ỏi của việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) đặt ra yêu cầu
hoàn thiện hệ thống thể chế tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xác định rõ
ràng, minh bạch thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp hành chính, của từng
người, từng vị trí công tác trong hệ thống hành chính cũng như mối quan hệ
giữa các tổ
chức, cá nhân trong hệ thống. Đó là một bộ máy hành chính nhà
nước mang tính chuyên nghiệp cao, hiện đại hóa, thực hiện nhiệm vụ quản lý
hành chính nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật, điều hành kinh tế - xã
hội một cách chủ động, độc lập tương đối. Đảm bảo thẩm quyền của Chính phủ
trong việc quản lý thống nhất các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo và quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Bộ máy hành chính trong Nhà nước pháp quyền là bộ máy do nhân dân
lập nên và để phục vụ nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính
16
nhà nước phải tạo môi trường và điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát huy
tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh và tổ chức cuộc sống của
mình, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công dân. Có chế định trách nhiệm
công vụ rõ ràng, bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong
bộ máy hành chính gây ra. Bảo đảm các quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện
trước tòa án củ
a công dân, tức là áp dụng định chế tài phán hành chính để kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lý các quy định của cơ quan hành chính. Tạo điều kiện và
tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của bộ máy công quyền
từ phía nhân dân để hạn chế tình trạng quan liêu, lãng phí, tham nhũng.
Cải cách, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước với tư cách là một trong những thiết chế quan trọng nhấ
t của
quyền lực nhà nước - quyền hành pháp, tạo cơ sở pháp lý và động lực cho công
cuộc cải cách hệ thống chính trị nói chung, xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN nói riêng.
Ba là: xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi của nền hành chính nhà nước trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
Toàn cầu hóa, hợp tác và cạnh tranh là xu thế khách quan của thế giới ngày
nay. Quan điểm chủ động hội nhập quốc tế
không chỉ được quán triệt trong lĩnh
vực kinh tế mà cần được quán triệt sâu sắc trong xây dựng nền hành chính nhà
nước nhằm hoàn thiện thể chế pháp lý, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới tài chính công. Bộ máy hành
chính nhà nước không chỉ phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Việt Nam mà còn
phải giảm bớt "độ vênh" với các thông lệ
quốc tế, hài hòa giữa cơ cấu tổ chức
cũng như các chế định pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, bảo đảm thực
hiện các cam kết quốc tế.
Xu hướng quốc tế hóa tác động đến nền hành chính nhà nước thể hiện
nhiều ở các khía cạnh kỹ thuật trong tổ chức hệ thống hành chính, hệ thống
pháp luật, định chế quốc gia, đị
nh chế và thông lệ quốc tế, sử dụng công nghệ
thông tin trong quản lý nhà nước, trình độ và năng lực của đội ngũ công chức và
cả phương thức tác động mới của hệ thống hành chính nhà nước đến các lĩnh
vực kinh tế - xã hội.
17
Hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi nước phải tổ chức bộ máy hành chính một
cách khoa học, hiện đại và nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý của Nhà nước để
trở thành đối tác xây dựng, đáng tin cậy của cộng đồng kinh tế thế giới, có năng
lực cạnh tranh cao ở cả tầm vĩ mô lẫn tầm vi mô. Đồng thời, hội nhập quố
c tế
mở ra khả năng và tạo điều kiện để nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm tổ
chức bộ máy hành chính của các nước phát triển.
Bốn là: xuất phát sự tác động và phát triển của khoa học công nghệ
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị
trường và xu hướng toàn cầu hóa thì sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ
đã buộc các quốc gia trên thế giới đều nàm trong quá trình cải cách hành
chính nhà nước.
Bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng phải
thay đổi phong cách, phương pháp làm việc hướng tới hiệu quả ngày càng cao.
Khi áp dụng các tiến bộ khoa học vào nên hành chính nhà nước sẽ dẫn đến
những thay đổi trong nền hành chính nhà nước. Đó là thay đổi về thể chế hành
chính; thay đổi về tổ chức, cơ cấu bộ máy hành chính; về cán bộ công chức và
v
ề quản lý tài chính công.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM, CHỦ
TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Phân tích, lý giải, tổng kết quá trình hình thành và phát triển quan điểm,
chủ trương của Đảng về cải cách hành chính qua các kỳ Đại hội (Từ Đại hội đại
biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 6/1986) đến Đại hội đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ X (năm 2006). Tập trung ở các Văn kiện sau:
- Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 6/1986) Đảng đã
đề ra
chủ trương thực hiện một cuộc cải cải lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan
nhà nước, theo phương hướng xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà
nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp.
- Đến Đại hội VII (năm 1991), Cải cách hành chính lần đầu tiên được đặt
trong m
ột chỉnh thể thống nhất là đổi mới hệ thống chính trị, trên tinh thần lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa,
18
bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Từ những kinh nghiệm và bài
học rút ra sau 5 năm đổi mới, thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, Nghị
quyết Đại hội VII đã xác định mục tiêu có tính chất chiến lược cho cả chặng
đường 10 năm (1991-2000) là: đặt trọng tâm cải cách nhằm vào hệ thống
hành chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành pháp và quản
lý hành chính Nhà nước thông su
ốt từ Trung ương xuống cơ sở, có đủ quyền
lực, năng lực, hiệu lực.
- Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
được Đại hội VII thông qua đã khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về
nền hành chính nhà nước. Cươ
ng lĩnh đã xác định tổ chức, kiện toàn bộ máy
nhà nước bảo đảm Nhà nước phải có đủ quyền lực và có đủ khả năng định ra
luật pháp về tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Để thực
hiện được mục tiêu đó, nhiệm vụ đặt ra là phải sửa đổi hệ thống tổ chức nhà
nước, c
ải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan lập pháp để thực hiện
có hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước. Chiến lược nêu trọng tâm cải cách
là nhằm vào hệ thống hành chính với nội dung chính là xây dựng một hệ thống
hành chính và quản lý hành chính nhà nước thông suốt, có đủ quyền lực, năng
lực, hiệu quả.
- Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (1/1995) đánh dấu bước phát triển mới
v
ề xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước. Cải cách một bước nền
hành chính nhà nước được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính trong sạch
có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý
có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hộ
i phát triển lành
mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và
làm việc theo pháp luật trong xã hội. Lần đầu tiên 3 nội dung chủ yếu của cải
cách hành chính nhà nước được trình bày một cách hệ thống trong Nghị quyết
Trung ương 8, đó là cải cách thể chế của nền hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ
máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
. Việc thực hiện Nghị quyết Trung
ương 8 khóa VII đã mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn chuyển biến thật sự
19
trong cải cách hành chính ở nước ta. Có thể nói Nghị quyết Trung ương 8 (khóa
VII) có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính của 20 năm
đổi mới vừa qua.
Tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng,
hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII (năm 1996) nhấn mạnh yêu cầu tiến hành cải cách hành chính
đồng bộ, d
ựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ bản để thực hiện
các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
1996-2000.
Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 6
năm 1997) ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây
dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một trong nh
ững chủ
trương và giải pháp lớn về cải cách hành chính được nhấn mạnh trong Nghị
quyết quan trọng này là bảo đảm thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị của
xã hội, giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ nhà nước, trong giám sát hoạt
động của bộ máy nhà nước và hoạt động của cán bộ, công chức. Từ
đó, Chính
phủ ban hành các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trong việc xây dựng chiến lược về cán bộ cho thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020, Nghị quyết Trung ương 3 đặc
biệt nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và
năng lực, coi đó là yếu tố quyế
t định đến chất lượng bộ máy nhà nước. Cán bộ
lãnh đạo phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, được bố trí, điều
động theo nhu cầu và lợi ích của đất nước.
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII),
đã biểu thị một quyết tâm chính trị rất lớn về việc tiếp tục tiến hành cải cách
hành chính, đặ
t cải cách hành chính trong tổng thể của đổi mới hệ thống chính
trị.
Từ việc kiểm điểm tình hình và rút kinh nghiệm thực tiễn, Đảng đã đi đến
khẳng định, trong điều kiện một đảng cầm quyền, sự đổi mới chưa đồng bộ các
tổ chức trong hệ thống chính trị là trở ngại lớn của công cuộc cải cách hành
20
chính trong thời gian qua. Từ nhận thức đó, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá
chính đề ra chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảng và các tổ chức
trong hệ thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng tinh gọn,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với việc kiên quyết sắp xếp một
bước bộ máy các tổ chức trong h
ệ thống chính trị, thực hiện tinh giảm biên chế,
cải cách chính sách tiền lương.
Đại hội IX (năm 2001) bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền
hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa
đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách
hành chính thời gian tới như điều chỉnh chức năng và cải tiến ph
ương thức hoạt
động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công,
phân cấp; tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ
công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tách rõ chức năng quản lý nhà
nước với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục
hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có nă
ng lực; thiết
lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng.
Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) tiếp tục khẳng định mục tiêu
thực hiện cải cách hành chính là xây dựng nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại.Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các tổ chức trong hệ
thống chính trị.
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X (ngày
1/8/2007) Đảng tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, khẳng định đẩy mạnh cải cách
hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, từ
ng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và
năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả,
phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của
đất nướ
c.
21
1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ TRƯƠNG,
CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CẢI CÁCH HÀNH
Quá trình hình thành và phát triển chủ trương, chính sách, pháp luật của
nhà nước về cải cách hành chính nhà nước gắn chặt với quá trình thể chế hóa
quan điểm chủ trương của Đảng về cải cách hành chính qua các thời kỳ.
1.3.1. Giai đoạn từ 1991 đến 2000
Thể chế hóa chủ trương cải cách hành chính của Đại hội VII về xây dựng
đội ngũ công chức có nghiệp vụ thành thạo, góp phần xây dựng bộ máy qu
ản lý
nhà nước vững mạnh, ngày 25-5-1991 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị
định 169/HĐBT về công chức nhà nước. Đến tháng 4-1992 Quốc hội đã thông
qua Hiến pháp mới – Hiến pháp năm 1992 thay thế Hiến pháp năm 1980. Liên
quan đến hệ thống hành chính Hiến pháp năm 1992 đã khôi phục lại vị trí của
Chính phủ và khẳng định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất c
ủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” (Điều 109). Điều đó cũng có nghĩa là khẳng định nền hành chính trở
thành ngành độc lập tương đối trong sự phân công phối hợp với hai ngành lập
pháp và tư pháp. Hiến pháp năm 1992 có những thay đổi quan trọng về cơ chế
hoạt động của chính phủ trên các vấn đề.
- Xác lập vị trí vai trò mới của Thủ tướng Chính ph
ủ trong cơ chế hoạt
động của Chính phủ. Thực hiện chế độ Thủ trưởng đối với Thủ tướng Chính
phủ. Theo đó mở rộng phạm vi thẩm quyền và đề cao trách nhiệm của Thủ
tướng chính phủ trong việc quyết định một số vấn đề quan trọng trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy hành pháp.
- Chuyển chức năng của Bộ
sang thực hiện chức năng quản lý vĩ mô. Đề
cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc
ngành được phân công; bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của
các đơn vị kinh tế
Những thay đổi trên đã tạo cho Chính phủ năng động hơn, mềm dẻo hơn
góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điề
u hành của chính phủ trong điều kiện
mới.