Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 155 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN

SỰ PHÁT TRIỂN NGỮ NGHĨA
CỦA NHÓM TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
THUYẾT ............................................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................................... 6
1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài .........................................................................16
Chương 2 PHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ BỘ
PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ
HỌC TRI NHẬN .............................................................................................................51
2.1. Cấu trúc ý niệm miền “bộ phận cơ thể người”.......................................................52
2.2. Ánh xạ giữa miền ý niệm “bộ phận cơ thể người” tới các miền ý niệm khác ......66
2.3. Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ ý niệm miền “bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt ......76
2.4. Pha trộn miền ý niệm “bộ phận cơ thể người” với các miền ý niệm khác ...... 101
Chương 3 ĐẶC TRƯNG TRI NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA SỰ PHÁT
TRIỂN NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ........... 108


3.1. Cơ chế ánh xạ giữa miền bộ phận cơ thể người sang các miền đích khác ..... 108
3.2. Bức tranh ngôn ngữ về thế giới qua ý niệm bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt . 116
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC G IẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 139
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT ............................................................................ 149


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPCTN

: Bộ phận cơ thể người

ĐH &THCN : Đại học và Trung học chuyên nghiệp
GD

: Giáo dục

Nxb

: Nhà xuất bản

T/c

: Tạp chí


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê ý niệm thuộc miền“bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt .....57
Bảng 2.2. Một số ý niệm tiêu biểu của miền “bộ phận cơ thể người” trong
tiếng Việt ........................................................................................................58
Bảng 2.3. Các ý niệm điển mẫu của miền “bộ phận cơ thể người” trong tiếng Việt .....58
Bảng 2.4. Bảng tổng quát miền nguồn và miền đích ý niệm “bộ phận cơ thể
người” trong tiếng Việt ..................................................................................75
Bảng 3.1. Một số cặp đối lập tương ứng Âm - Dương ............................................... 113
Bảng 3.2. Một số đặc tính tương ứng Âm - Dương .................................................... 113
Bảng 3.3. Ngũ hành và bộ phận cơ thể tương ứng ..................................................... 114
Bảng 3.4. Sự tri nhận về bộ phận của đồ vật qua ý niệm “bộ phận cơ thể người” ........ 130


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ ánh xạ ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH...................... 21
Hình 1.2. Ẩn dụ và hoán dụ............................................................................................. 25
Hình 1.3. Mô hình pha trộn ý niệm ................................................................................ 30
Hình 1.4. Mô hình pha trộn ý niệm “Bác sĩ là tên đồ tể” ............................................ 31
Hình 2.1. Cấu trúc hạt nhân của ý niệm “bộ phận cơ thể người” ..................................... 53
Hình 2.2. Cấu trúc ý niệm “bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt” ............................... 54
Hình 2.3. Mô hình tỏa tia của “Đầu” .............................................................................. 60
Hình 2.4. Mô hình tỏa tia của “Mặt” .............................................................................. 61
Hình 2.5. Mô hình tỏa tia của “Tay” ............................................................................... 62
Hình 2.6. Mô hình tỏa tia của “Lòng” ............................................................................ 63
Hình 2.7. Mô hình tỏa tia của “Bụng” ............................................................................ 64
Hình 2.8. Sơ đồ ánh xạ từ miền “bộ phận cơ thể người” tới miền đích
“không gian” ................................................................................................................... 67
Hình 2.9. Sơ đồ ánh xạ từ miền “bộ phận cơ thể người” tới miền đích “thời
gian”.................................................................................................................................... 69
Hình 2.10. Sơ đồ ánh xạ từ miền nguồn “bộ phận cơ thể người” đến miền đích
“con người”........................................................................................................................ 69

Hình 2.11. Sơ đồ ánh xạ từ miền nguồn “bộ phận cơ thể người” đến miền đích
“đồ vật”............................................................................................................................... 70
Hình 2.12. Sơ đồ ánh xạ từ miền nguồn “bộ phận cơ thể người” đến miền đích
“thực vật” ........................................................................................................................... 73
Hình 2.13. Sơ đồ ánh xạ từ miền nguồn “bộ phận cơ thể người” đến miền đích
“động vật” .......................................................................................................................... 74
Hình 2.14. Mạng lưới pha trộn ý niệm “Mặt mo” ..................................................... 102
Hình 2.15. Mạng lưới pha trộn ý niệm “Rộng chân, rộng tay”................................ 103
Hình 2.16. Mạng lưới pha trộn bốn miền ý niệm “ANH EM LÀ TAY CHÂN” .... 104
Hình 2.17. Mạng lưới pha trộn ý niệm “non tay” ....................................................... 105
Lược đồ 2.1. Cấu trúc ẩn dụ THỰC VẬT LÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI........... 88
Lược đồ 2.2. Cấu trúc ẩn dụ KHÔNG GIAN LÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ... 90


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, ngôn ngữ còn là “linh hồn” của
dân tộc (Humboldt), là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa dân tộc. Nói cách khác,
giữa ngôn ngữ, tư duy (tri nhận) và văn hóa luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
Mối quan hệ đó được thể hiện ở nhiều cấp độ ngôn ngữ đặc biệt là ở cấp độ từ
vựng. Nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa của từ dưới góc độ ngôn ngữ học tri
nhận là nghiên cứu về cách chia cắt hiện thực khách quan để tìm ra các giá trị văn
hóa đặc thù của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tìm hiểu ngôn ngữ theo hướng tiếp
cận liên ngành có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng và dạy ngôn ngữ hiện nay.
Trong ngôn ngữ học, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người (BPCTN) luôn thu hút
sự chú ý đặc biệt của các nhà ngôn ngữ thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau đặc
biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận. Cho đến nay, nhóm từ chỉ bộ phận cơ
thể người đã được đề cập tới trong nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tiếp cận nhóm từ này hoặc trên phương diện
ngữ nghĩa đơn thuần, hoặc ở góc độ ngôn ngữ tri nhận nhưng các kết quả nghiên

cứu còn tương đối đơn lẻ, rời rạc và chưa mang tính chất hệ thống. Cách tiếp cận
như vậy chưa đạt tới bề sâu của vấn đề, chưa trả lời được những câu hỏi mang tính
hệ thống về tri nhận. Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi đặc biệt chú ý tới cách
tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận về hiện tượng phát triển ngữ nghĩa, đặc biệt quan
tâm đến cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận về ẩn dụ và hoán dụ - hai phương
thức tri nhận cơ bản, cũng là hai con đường phát triển ngữ nghĩa cơ bản của nhóm
từ chỉ bộ phận cơ thể người. Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự
phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc độ ngôn
ngữ học tri nhận” với mong muốn đem đến một cái nhìn đa chiều về con đường
phát triển ngữ nghĩa và những chiều kích tâm lí, văn hóa dân tộc gắn với quá trình
nghiệm thân liên quan đến sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ này. Các kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận,
làm rõ thêm một số vấn đề ẩn dụ, hoán dụ tri nhận. Luận án cũng mong muốn góp

1


phần thúc đẩy việc nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam,
chứng minh ẩn dụ, hoán dụ tri nhận không chỉ là phương tiện tu từ mà còn là vấn đề
của tư duy, là một cơ chế cực kì quan trọng để con người nhận thức thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, mục đích nghiên cứu của luận án là miêu tả con đường chuyển
nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt dưới ánh sáng của lí thuyết Ngôn
ngữ học tri nhận. Qua đó, luận án góp phần xác định đặc điểm tri nhậ n, đ ặc trưng
văn hóa dân tộc qua sự chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích như trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nghĩa và sự phát
triển nghĩa của từ; tình hình nghiên cứu về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong

tiếng Việt.
- Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài: khái niệm nghĩa của từ, sự phát
triển ngữ nghĩa của từ, các vấn đề lí thuyết thuộc Ngôn ngữ học tri nhận, các vấn đề
lí thuyết hữu quan giữa chuyển nghĩa và ngôn ngữ học tri nhận.
- Làm rõ quá trình chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt
theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận thông qua những việc làm cụ thể sau:
+ Thông qua tổ chức ý niệm của miền “BPCTN” xác định ý niệm điển mẫu
của miền. Nhận dạng sự phát triển nghĩa của từ qua mô hình tỏa tia của điển mẫu và
hệ thống ánh xạ từ miền nguồn “BPCTN” sang các miền đích khác.
+ Thống kê, phân loại, phân tích các ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm liên quan
“BPCTN” để làm rõ cơ sở chuyển nghĩa và đặc trưng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ
BPCTN trong tiếng Việt.
- Đối chiếu với một số ngôn ngữ khác (trong một số trường hợp cụ thể) như
tiếng Anh, Mĩ, tiếng Hán để so sánh đặc trưng tư duy dân tộc qua hiện tượng
chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đề tài tiến hành khảo sát sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN
trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận qua hai phương thức chuyển nghĩa
cơ bản là phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ.
Nguồn Ngữ liệu khảo sát: Để tìm hiểu quá trình chuyển nghĩa của nhóm từ
chỉ BPCTN trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, luận án
khảo sát các biểu thức ẩn dụ và hoán dụ ý niệm trong các tác phẩm văn học (luận
án khảo sát khoảng 70 truyện ngắn, tiểu thuyết đương đ ại và 150 truyện cổ tích;
7.000 câu tục ngữ; 2.129 câu ca dao; 1.620 câu đố thuộc nhiều chủ đề khác nhau);
các báo (Thể thao, dân trí, phụ nữ…); các truyện ngắn trên các tạp chí (văn học,
tạp chí Văn nghệ) .… Từ điển tiếng Việt và nguồn ngữ liệu trong ngôn ngữ sinh

hoạt hằng ngày.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp phân tích, miêu tả
Từ những nguồn ngữ liệu đã thu thập, chúng tôi sử dụng phương pháp này để
miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong
tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận.
4.2. Phương pháp phân tích nghĩa tố
Phương pháp phân tích nghĩa tố phân xuất ý nghĩa của từ thành các nghĩa tố,
từ đó nhận diện về sự biến đổi ý nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa, từ đó xác định mô
hình tỏa tia cơ của từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt. Phương pháp này cũng là
phương pháp nghiên cứu chính trong luận án.
4.3. Phương pháp phân tích ý niệm
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các ý niệm miền BPCTN trong
tiếng Việt, từ đó tìm ra đặc trưng riêng trong cách ý niệm hóa miền BPCTN trong
tiếng Việt.
4.4. Thủ pháp so sánh
Thủ pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 nhằm mục

3


đích so sánh những điểm tương đồng và khác biệt về chuyển nghĩa thông qua quá
trình ý niệm hóa các từ chỉ BPCTN của cộng đồng người bản ngữ nói tiếng Việt và
một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Mĩ,... Với thủ pháp này, sự phát triển nghĩa của
nhóm từ chỉ BPCTN được nhìn nhận một cách đa chiều và được bộc lộ rõ nét hơn.
4.5. Thủ pháp thống kê, phân loại
Luận án sử dụng thủ pháp này để thống kê, phân loại các ẩn dụ, hoán dụ ý
niệm miền BPCTN trong tiếng Việt. Dựa trên kết quả đó, luận án có thể rút ra một
số nhận xét về đặc điểm chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt
dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận và xây dựng bức tranh ngôn ngữ qua ý niệm

BPCTN. Danh sách 1087 biểu thức ẩn dụ và hoán dụ ý niệm được thống kê theo các
nội dung:
STT

Từ chỉ BPCTN

1

xx

Loại (ẩn/ hoán)
xx

Văn cảnh

Xuất xứ

xx

xx

Ngoài các phương pháp: miêu tả, phân tích nghĩa tố, phân tích ý niệm và các
thủ pháp: so sánh, thống kê, các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học khác cũng
được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ của luận án như: phân tích ngữ cảnh,
nghiên cứu trường hợp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả của luận án có thể được xem là những nghiên cứu mới nhất về sự
chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN nhìn từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận.
Luận án chỉ ra cơ chế chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN theo quan điểm của
ngôn ngữ học tri nhận, từ đó, tìm ra đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua sự phát

triển nghĩa của nhóm từ này trong tiếng Việt. Các nghiên cứu trước đã tập trung
nghiên cứu sự chuyển nghĩa của nhóm từ này dưới ánh sáng của văn hóa nhưng các
nghiên cứu đó mới chủ yếu tập trung ở một vài thành tố đơn lẻ mà chưa có tính hệ
thống. Dưới ánh sáng của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận, luận án khảo sát hệ thống
các ẩn dụ và hoán dụ ý niệm qua ngữ liệu để chứng minh tính phổ quát và đặc trưng
riêng về sự phát triển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt.

4


6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lí luận
Luận án nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về sự phát triển ngữ nghĩa
của nhóm từ chỉ BPCTN dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Thực hiện được những
nhiệm vụ đã đề ra, luận án sẽ có đóng góp nhất định vào việc phân tích các đặc
điểm chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN trên cơ sở mối quan hệ giữa ngữ nghĩa
và tri nhận, cung cấp thêm những nhận xét, những ngữ liệu về hiện tượng chuyển
nghĩa này trên cơ sở lí luận mới của ngôn ngữ học tri nhận và trên ngữ liệu của các
từ chỉ BPCTN. Luận án có thể góp phần cung cấp tư liệu để làm phong phú thêm
cho lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và bổ sung thêm tư liệu cho việc nghiên
cứu ngôn ngữ học tri nhận, góp phần chứng minh ẩn dụ, hoán dụ tri nhận không chỉ
là vấn đề của ngôn ngữ và còn là vấn đề của tư duy, nhận thức.
6.2. Về thực tiễn
Luận án là những lí giải cụ thể về những hiện tượng ngôn ngữ có liên quan
đến ẩn dụ, hoán dụ ý niệm BPCTN trong thực tiễn giao tiếp tiếng Việt. Kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho người bản ngữ có cái nhìn c ụ thể hơn khi sử
dụng nhóm từ này trong ngôn cảnh, sử dụng chúng tốt hơn, đa dạng hơn, tinh tế
hơn, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu có thể được
dùng nghiên c ứu, giảng dạy tiếng Việt cũng như nghiên cứu và giới thiệu văn hóa
Việt Nam.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo
và nguồn tư liệu trích dẫn, luận án gồm ba chương sau đây:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2. Phương thức chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
Chương 3. Đặc trưng tri nhận của người Việt qua sự phát triển ngữ nghĩa
của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học
tri nhận

5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Dẫn nhập
Nghĩa của từ nói chung, sự chuyển nghĩa của từ nói riêng là một trong những
vấn đề trung tâm cơ bản của nghiên cứu ngôn ngữ. Cho đến nay, đã có rất nhiều
công trình đề cập đến nội dung này theo các góc độ khác nhau. Vì vậy, trong
chương này, luận án điểm lại một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
từ đó xác định cơ sở lí luận có tính đường hướng cho đề tài.
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc độ
ngôn ngữ học cấu trúc
Theo tác giả Lê Quang Thiêm, trong lịch sử ngôn ngữ học, dựa vào thành tựu
về lí thuyết gắn với tên tuổi tác giả lớn, người ta thường phân thành ba thời kì
chính: thời kì tiền cấu trúc luận, thời kì cấu trúc luận, thời kì hậu cấu trúc luận trong
đó thời kì hậu cấu trúc luận gắn với khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận.
Thời kì tiền cấu trúc luận được đánh dấu bằng công trình nghiên cứu “Essai de
Sémantique” (Science des signification), xuất bản năm 1877 của tác giả người Pháp

- Michel Bréal. Tuy công trình của tác giả M. Bréal ra đời sau các công trình nghiên
cứu cùng thời kì, song nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá đây là công trình “đầu tiên
xác lập ngữ nghĩa học như một bộ môn khoa học nhân văn” [dt 88, tr.7]. Ngoài ra,
còn nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả Antoie Meillet, Ch.Bally,
Chaveé Hovelacque,… . Trong các công trình nghiên cứu này, việc nghiên cứu
nghĩa tập trung vào nghĩa của từ, sự thay đổi nghĩa của từ, quy luật tương tác tâm lí
của sự thay đổi nghĩa [88, tr.14]
Năm 1825, ở Đức có một số bài nghiên cứu về ngữ nghĩa của tác giả Reizig
Berary được tập hợp lại trong cuốn “Semasiology” (ngữ nghĩa học). Ngoài ra, giai
đoạn này còn được ghi dấu bởi các công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa của các tác
giả Karl Reisig, Agathon Benary, Friedrich Haase, Oskar Hey…. Các công trình
nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về sự thay đổi nghĩa, các nguyên nhân c ủa sự

6


thay đổi nghĩa theo quan điểm lịch sử [88, tr.14].
Ở Anh, người đặt nền móng cho khoa học ngữ nghĩa là Benjamin
Humphrey Smart với một số bài nghiên c ứu về ngữ nghĩa học. Trong thời kì này,
cũng phải kể đến công trình “Metaphisical Etymology ” của Horne Tooke xuất
bản năm 1850 và tên gọi cho bộ môn này cũng được tác giả gọi là Semasiology.
Ngoài ra, bàn về nghĩa và sự chuyển nghĩa còn phải kể đến các tên tuổi như: Ch.
Ogden, I. Richard, Peirce, V. Lady Welly… Trong các công trình nghiên c ứu
này, các tác giả đã đưa ra những luận giải về nghĩa và sự thay đổi nghĩa theo
quan điểm lịch sử, bên cạnh đó, phân tích sâu hơn và đưa ra những luận giải về
các bình diện tín hiệu học [88, tr.14].
Khoảng từ những năm 20 của thế kỉ XX đánh dấu thời kì của ngôn ngữ học
cấu trúc. Năm 1916, cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F. de Saussure
được coi là nền móng của gia đoạn này. Ở châu Âu, giai đoạn này có nhiều công
trình nghiên cứu gắn với các tên tuổi nổi tiếng đã xuất hiện ở thời kì tiền cấu trúc

luận. Thời kì này, còn phải kể đến các công trình của các tác giả G. Stern, S.
Uilimann, A. Schaff… đ ặc biệt, người đánh mốc chính xác cho nghiên cứu ngữ
nghĩa thời kì này là Bloomfield và Chomsky – hai nhà ngôn ngữ đã tạo ra một ảnh
hưởng đặc biệt trong khuôn mẫu ở một ngôn ngữ học không cần ý nghĩa. Đặc biệt,
ngữ nghĩa trong thời kì này được nghiên cứu gắn với logic toán và tâm lí thực
nghiệm. Ngữ nghĩa học logic gắn với các tên tuổi như: B. Russell. G. Frege, A. Taski,
R. Montague [88, tr.15].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa thời kì tiền cấu trúc luận và
thời kì cấu trúc luận đều tập trung nghiên cứu về ngữ nghĩa và sự thay đổi ngữ
nghĩa. Về nghĩa, các công trình này mới chỉ xem xét nghĩa của từ một cách cô lập,
biệt lập mà chưa chú ý tới nhân tố văn cảnh, ngữ cảnh. Mặc dù ngôn ngữ học cấu
trúc đã có cái nhìn toàn diện hơn về nghĩa trong cấu trúc hệ thống nhưng những
nhận định này chưa chú trọng đến hoạt động hành chức mà ảnh hưởng sâu sắc của
cấu trúc luận thuần túy.
Bàn về sự thay đổi nghĩa, các công trình nghiên cứu đã chú ý tới việc tìm hiểu

7


nguyên nhân của sự thay đổi nghĩa. Trong một nhận định mang tính tổng kết, trong
luận án “Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa trong tiếng Việt (Trên cứ liệu
nhóm từ nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng Nga)”, tác giả
Lê Thị Thanh Tâm đã chỉ ra rằng, hiện nay, trên thế giới việc nghiên cứu hiện tượng
chuyển nghĩa có thể chia theo ba khuynh hướng chính:
Thứ nhất là khuynh hướng nghiên cứu chuyển nghĩa theo logic học mà Paul là
người đại diện. Ông đã thể hiện những quan điểm của mình về hiện tượng chuyển
nghĩa thông qua việc lập bảng phân loại logic học các hiện tượng chuyển nghĩa.
Qua bảng phân loại này, ông cũng chú ý so sánh các nghĩa trước và sau khi biến
đổi, đồng thời tìm mối quan hệ logic giữa các nghĩa này [dt 76, tr.3].
Thứ hai là khuynh hướng nghiên cứu chuyển nghĩa gắn liền với tâm lý học.

Đại diện cho khuynh hướng nghiên cứu này là tác giả Wundt. Các tác giả theo
khuynh hướng nghiên cứu này cho rằng, chuyển nghĩa xuất phát từ tâm lí và tìm
cách lí giải con đường chuyển nghĩa theo quy luật tâm lí “việc nghiên cứu sự
chuyển nghĩa cuối cùng phải vĩnh viễn quy thành nghiên cứu tâm lý” [dt 76, tr.3].
Thứ ba là khuynh hướng nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa gắn liền với sự biến
đổi của lịch sử mà đại diện là Wellander. Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng
này cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng chuyển nghĩa là do sự vận động
biến đổi của lịch sử xã hội. Theo quan điểm này, các tác giả đi tìm nghĩa mới của từ
theo những giai đoạn lịch sử nhất định “sự chuyển hóa ý nghĩa là một quá trình lịch
sử, chỉ khi nào nó được chứng thực trong quá trình thực tế trưởng thành của nó,
quá trình này mới được trưởng thành một cách vừa ý” [dt 76, tr.5].
Như vậy, về nguyên nhân c ủa sự chuyển nghĩa, có thể nhận thấy rằng trong
lịch sử ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ đã cố gắng tập hợp và hệ thống hóa những
nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự chuyển nghĩa. Sự chuyển
nghĩa trong tiếng Anh, theo Aitchison [dt 40, tr.9], do hai nguyên nhân chính:
nguyên nhân chủ quan (do đặc điểm thuộc về bản chất của ngôn ngữ và tâm lý của
người sử dụng) và nguyên nhân khách quan (yếu tố xã hội). F. de Saussure cũng
cho rằng: “Phong tục của một dân tộc các tác động đến ngôn ngữ và mặt khác,

8


trong chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc” [74,tr.106].
Theo đó, nhiều nhà ngôn ngữ sau này có cùng quan điểm với Saussure và Aitchison
đã khẳng định ngôn ngữ là thành tố của văn hóa, phương tiện của văn hóa, làm tiền
đề cho văn hóa phát triển. Ngôn ngữ chính là nơi lưu giữ và thể hiện nét nhất đặc
trưng văn hóa của các dân tộc.
Ngược lại, Fromkin và một số tác giả khác trong cuốn “An Introduction to
Language” [dt 40, tr.9] đã chỉ ra hai nguyên nhân chính cho hiện tượng thay đổi
nghĩa là: thứ nhất, do sự cấu trúc lại ngôn ngữ khi trẻ học tiếng, thứ hai là sự biến

đổi tâm lí của người học ở các giai đoạn, các thế hệ khác nhau. Tác giả Lyons [137,
tr.213] lại cho rằng nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi ngôn ngữ chính là sự vận
động của lịch sử xã hội.
Riêng về nghiên cứu sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt, Nguyễn Đức Tồn trong
“Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” [96] đã trình bày các
kết quả nghiên cứu của mình và cộng sự về đặc điểm của quá trình chuyển nghĩa
của trường từ vựng chỉ động vật, thực vật, bộ phận cơ thể người (BPCTN) (so sánh
giữa tiếng Việt và tiếng Nga). Các tác giả đã thống kê số lượng nghĩa chuyển, các
phương thức chuyển nghĩa từ đó rút ra những nhận định có ý nghĩa. Tác giả Lý
Toàn Thắng trong cuốn “Ngôn ngữ học tri nhận, Từ lý thuyết đại cương đến thực
tiễn tiếng Việt” [82], “Một số vấn đề lí luận ngôn ngữ học và tiếng Việt” [83] cũng
có nhiều nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa. Tác giả đã nghiên cứu hiện tượng
chuyển nghĩa của một số từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt sang phạm trù không gian,
từ đó đưa ra những nhận xét về đặc trưng tri nhận của từng dân tộc. Cùng hướng
nghiên cứu đó là một số đề tài, luận văn, luận án của các tác giả trong nước và
ngoài nước thực hiện tại Việt Nam như: “Đặc điểm định danh và hiện tượng chuyển
nghĩa trong trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào” của
nghiên cứu sinh Chăn Phommavông [4], “Tâm lý văn hóa người Việt phản ánh
trong sự chuyển nghĩa của từ” của nghiên cứu sinh Kỳ Quảng Mưu [57], v.v…
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguyên nhân c ủa sự chuyển nghĩa
trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng đã được các nhà nghiên

9


cứu trong nước lẫn ngoài nước trình bày khá tỉ mỉ trong các luận án, chuyên đề,
công trình khoa học, v.v… Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [5, tr.570], s ự thay đổi
nghĩa trong tiếng Việt do nguyên nhân đơn gi ản là nhằm đáp ứng nhu cầu tạo
thêm từ mới của xã hội. Thậm chí, trong luận án tiến sĩ của tác giả người Trung
Quốc Kỳ Quảng Mưu cũng cho r ằng sự chuyển nghĩa của từ ngữ cũng là phương

thức tạo từ mới. Các nhà nghiên c ứu khác như Nguyễn Văn Tu, Nguyển Đức Dân,
v.v… ở những mức độ khác nhau cũng đã nêu ra và thảo luận những vấn đề cơ
bản về sự chuyển nghĩa.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghĩa và sự phát triển ngữ nghĩa của từ từ góc độ
ngôn ngữ học tri nhận
Năm 1989, hội nghị khoa học tổ chức tại Duisbury của Đức đã đánh dấu sự ra
đời của ngôn ngữ học tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận thực sự phát triển với tên tuổi
các nhà nghiên cứu G. Lakoff, M. Johnson, Z. Kovecses, G. Fauconnier, M. Turner,
C. Fillmore, J.E. Grady, M. Green….. Ngôn ngữ học tri nhận là tên gọi một khuynh
hướng ngữ nghĩa coi trọng sự tri nhận trong nghiên cứu ngữ nghĩa. Khuynh hướng
ngữ nghĩa này đề cao sự tri giác, nhận thức và năng lực của tư duy trong việc phân
tích, miêu tả nghĩa của ngôn ngữ. Vượt lên những hạn chế của các khuynh hướng
ngôn ngữ học trước đó, ngôn ngữ học tri nhận quan niệm: “Ngôn ngữ là một năng
lực tinh thần và khả năng ngôn ngữ của con người được xác định như một hình
thức của tri thức, của khả năng tri nhận” [88, tr55].
Về nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, Ngôn ngữ học tri nhận chỉ ra rằng nghĩa
không phải là cái có sẵn, tồn tại độc lập mà nó bắt nguồn từ ý thức, từ sự hiểu biết
và cảm nhận của con người “Nó là ý niệm, sự hình dung, tưởng tượng của người nói
khi dùng tín hiệu ngôn ngữ, thổi vào tín hiệu ngôn ngữ trong nói năng, giao tiếp,
suy tưởng” [88, tr.68]
Dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận, sự phát triển nghĩa của từ chủ yếu
được đề cập thông qua việc nghiên cứu các ẩn dụ và hoán dụ ý niệm và thông qua lí
thuyết nghiệm thân, các cơ chế tri nhận và các ánh xạ ý niệm, con đường phát triển
nghĩa của từ đã được nhận diện và lí giải. Qua quá trình chuyển nghĩa, các nhà

10


nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận cũng nhận thấy ẩn dụ ý niệm là chìa khóa để tư
duy, tri nhận thế giới khách quan [128], [129], [130], [131],…

Ở Việt Nam, có thể nói, tác giả Lý Toàn Thắng là người đặt nền móng cho
Ngôn ngữ học tri nhận qua công trình “Ngôn ngữ học tri nhận nhìn từ lý thuyết đại
cương đến thực tiễn tiếng Việt” [82]. Tác giả đã áp dụng những khái niệm cơ bản
của Ngôn ngữ học tri nhận như: lí thuyết nghiệm thân, lí thuyết ẩn dụ ý niệm, cấu
trúc ý niệm, cấu trúc hình - nền vào thực tiễn tiếng Việt để đưa ra nhiều luận giải và
kết luận có giá trị. Trong công trình nghiên của Trần Văn Cơ [11], tác giả cũng bàn
luận đến một số vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận như: ý niệm, tính nghiệm
thân, phạm trù…. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ” [23] đã dành một khoảng khá lớn để bàn về
những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả Nguyễn Văn Hiệp [33]
đã dùng lí thuyết nghiệm thân để lí giải con đường chuyển nghĩa của từ “ra”, “vào”
trong tiếng Việt.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận.
gồm: “Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận” của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ
[109], “Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Qua các cứ liệu tiếng Anh và
tiếng Việt)” của tác giả Phan Thế Hưng [46], luận án “Cơ sở tri nhận của hiện
tượng chuyển nghĩa tiếng Việt (trên cứ liệu của nhóm từ định hướng và nhóm từ vị
trí, có liên hệ với tiếng Nga)” của tác giả Lê Thị Thanh Tâm [76] (2010); “Ẩn dụ
tiếng Việt nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu (so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp)” [25]
của tác giả Võ Kim Hà; “Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt và
tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể
người” [42] của tác giả Trịnh Thị Thanh Huệ; “Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh
Công Sơn” [29] của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh, “Ẩn dụ ý niệm miền đồ ăn trong
tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hợp ...; và một số bài viết đăng trên các tạp
chí chuyên ngành như “Hoán dụ ý niệm trong kết cấu X (vị từ) + Mặt trong tiếng
Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận” của tác giả Trần Trung Hiếu [34];

11



“Bước đầu áp dụng lí thuyết nghiệm thân để tìm hiểu sự phát triển nghĩa của nhóm
từ chỉ cảm giác trong tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh Phương [71]; “Hoán
dụ từ góc nhìn tri nhận” của tác giả Tạ Thành Tấn [77]…
Hầu hết các luận án, các bài nghiên cứu đã kế thừa các lí thuyết của ngôn ngữ
học tri nhận để áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn tiếng Việt. Tác giả Nguyễn Ngọc
Vũ trong luận án “Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ
phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận ” và tác giả Lê Thị
Thanh Tâm trong luận án “Cơ sở tri nhận của hiện tượng chuyển nghĩa tiếng Việt
(trên cứ liệu của nhóm từ định hướng và nhóm từ vị trí, có liên hệ với tiếng Nga)”đã
vận dụng lí thuyết ẩn dụ ý niệm, trên cơ sở đối chiếu tiếng Việt và ngôn ngữ khác
đã tìm ra những đặc trưng tư duy của hai dân tộc qua các ý niệm. Tác giả Võ Kim
Hà trong luận án “Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu (so sánh với tiếng
Anh và tiếng Pháp)” đã dành một khoảng khá lớn để giải thích con đường chuyển
nghĩa của một số từ cụ thể: chạy, nước, tay…theo quan điểm của lí thuyết tri nhận,
từ đó, khái quát lên những mô hình tri nhận ẩn dụ và hoán dụ. Tác giả cũng vận
dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận để so sánh sự chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán
dụ của từ tay trong tiếng Việt và tiếng Pháp, từ đó rút ra những nhận xét có giá trị
về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của hai dân tộc. Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh
trong chuyên khảo “Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn” đã vận dụng các lí
thuyết của ngôn ngữ học tri nhận để khai thác, giải mã các ẩn dụ ý niệm trong ca từ
Trịnh Công Sơn như: CON NGƯỜI LÀ CÂY CỎ, ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT NGÀY,
CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH, Ý THỨC ĐỊNH HƯỚNG LÊN
TRÊN, VÔ THỨC ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI. … Tác giả Nguyễn Thị Bích
Hợp trong luận án “Ẩn dụ ý niệm miền đồ ăn trong tiếng Việt” đã vận dụng lí thuyết
ẩn dụ ý niệm, pha trộn ý niệm, hình nền - bóng để tìm hiểu ý niệm đồ ăn, phân tích
các ẩn dụ ý niệm miền đồ ăn. Điểm đáng chú ý là luận án đã phân tích và làm sáng
tỏ thuyết pha trộn thông qua một số cấu trúc thuộc miền đồ ăn; phân tích con đường
chuyển nghĩa của một số ý niệm thuộc miền đồ ăn thông qua mô hình tỏa tia.
Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, còn rất nhiều các công trình


12


nghiên cứu bàn về hiện tượng chuyển nghĩa của từ dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học
tri nhận. Qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy, các lí thuyết của Ngôn
ngữ học tri nhận đã được vận dụng linh hoạt trong thực tiễn tiếng Việt đem lại
nhiều kết quả nghiên cứu đáng ghi nhận.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người
Nhìn một cách tổng thể, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước bàn về hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN như một
công cụ đắc dụng để tìm hiểu tính nhân loại, lối tư duy của dân tộc và dấu ấn văn
hóa tiềm ẩn trong ngôn ngữ. Về các công trình và tác giả tiêu biểu, trước hết phải kể
đến một số nghiên cứu về chuyển nghĩa của một số bộ phận cơ thể con người trong
tiếng Trung Quốc của Ning Yu như “Body and emotion” (bộ phận cơ thể người và
cảm xúc), “Metaphor, body, and culture: The Chinese under - standing of
gallbladder and courage” (Ẩn dụ, thân thể và văn hóa: mối quan hệ giữa “gan” và
“sự can đảm”), “The eye for sight and mind” (Mắt để nhìn và để nhận thức); một số
nghiên cứu của Tomita Kenji về các từ chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Nhật và
tiếng Việt trong tương quan so sánh [dt 56].
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số bài viết, sách chuyên
khảo, luận văn, luận án đề cập đến hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ
phận cơ thể người khi nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa. Trong các công trình
nghiên cứu của các tác giả: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Việt Hùng, Bùi
Minh Toán,… nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người thường được dùng làm minh
chứng cụ thể cho quá trình chuyển nghĩa của từ tiếng Việt… Tác giả Nguyễn Đức
Tồn trong cuốn “Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” đã dùng 4
nhóm từ trong đó có nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người làm nguồn ngữ liệu chính để
khảo sát đặc trưng văn hóa c ủa dân tộc Việt, Nga. Tác giả Lý Toàn Thắng với một
số nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong

tiếng Việt và tiếng Anh (ngoài ra còn có tiếng Nga và một số ngôn ngữ khác) đã
cho thấy sự giống và khác nhau cách nhận thức về hiện thực của từng dân tộc [78],
[79], [81]. Tiếp tục hướng nghiên cứu đó, tác giả Chăn Phôm Ma Vông với “Đặc

13


điểm định danh và hiện tượng chuyển nghĩa của trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ
thể người tiếng Lào” [4] đã đề cập đến vấn đề chuyển trường nghĩa của các từ chỉ
bộ phận cơ thể người tiếng Lào trong sự đối sánh với tiếng Việt để tìm ra sự đồng
nhất và khác biệt giữa hai nền văn hóa Lào - Việt. Tác giả Đặng Đức Hoàng trong
luận án tiến sĩ “Đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện chuyển đổi ngữ
nghĩa”[40] đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của con đường chuyển đổi ngữ
nghĩa trong hai ngôn ngữ Anh -Việt dựa trên cơ sở nguồn ngữ liệu chủ yếu là sự
phát triển nghĩa của nhóm từ chỉ BPCTN. Tác giả Nguyễn Văn Hải trong luận án
“Các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và các từ tương đương trong
tiếng Anh” [26] đã đưa ra những nghiên cứu thú vị về đặc trưng văn hóa của người
Anh và người Việt trong cách sử dụng ngôn từ thông qua các trường hợp chuyển
nghĩa của từ chỉ BPCTN. Tác giả Trần Thị Minh trong luận văn thạc sĩ “Hiện tượng
chuyển nghĩa từ vựng trong tiếng Anh và tiếng Việt (trường nghĩa: người, thực vật)”
[55], đã khảo sát sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong cuốn
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (NXB Đà Nẵng, 2004) và Oxford advance
learners dictionary of current English của Hornby (Oxford University Press, 2005)
và trong ngôn ngữ lời nói hằng ngày để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai
ngôn ngữ.
Từ chỉ bộ phận cơ thể người cũng là đối tượng nghiên cứu, khảo sát của nhiều
luận văn, luận án dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Có thể kể đến luận án
của tác giả Trịnh Thị Thanh Huệ [43] đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong
cách tư duy của hai dân tộc Việt - Hán qua đề tài “Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn
dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu bộ

phận cơ thể người)”; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hoàng Linh với đề tài
“Đặc trưng tri nhận văn hóa của người Việt (Qua nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người)” [53]; tác giả Lê Thị Khánh Hòa với luận văn thạc sĩ (2011) “Về cấu trúc vị
từ + tên gọi BPCTN (kiểu như Mát tay, lên mặt, nóng ruột)” [38]; một số bài nghiên
cứu được đăng trên các tạp chí như: “Ẩn dụ dùng từ ngữ chỉ BPCTN trong tiếng

14


Việt và tiếng Anh” của tác giả Lê Thị Diên Anh [2], tác giả Nguyễn Ngọc Vũ với
“Hoán dụ ý niệm bộ phận cơ thể người biểu trưng cho tâm trạng, tình cảm trong
thành ngữ chứa yếu tố đầu, mặt, mắt tiếng Anh và tiếng Việt” [109], “Hoán dụ ý
niệm bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kĩ năng trong thành ngữ tiếng Anh và
tiếng Việt” [110]…. Hầu hết các nghiên cứu này chủ yếu khai thác miền ý niệm là
BPCTN, lí giải cơ chế tri nhận của một số ẩn dụ và hoán dụ, có chú ý đến những
ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, điều kiện địa lí cũng như cách thức tư duy của
từng dân tộc.
Như vậy, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhóm từ chỉ “bộ
phận cơ thể người” theo những cách tiếp cận khác nhau. Qua đó, có thể nhận thấy
một số điểm như sau:
Một là, các từ chỉ BPCTN là nhóm từ vựng cơ bản, “thuần chất” của mỗi
ngôn ngữ.
Hai là, các từ chỉ BPCTN đã được nghiên cứu trong nhiều công trình. Tuy
vậy, mức độ nghiên cứu ở những từ, những nhóm từ không đều nhau trong mỗi
công trình. Ở các công trình nghiên cứu này, có những từ được khảo sát rất sâu, có
những từ mới chỉ được nhận diện một cách khái quát.
Ba là, nhóm từ chỉ BPCTN đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau:
có thể được nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học cấu trúc, hoặc theo hướng ngôn
ngữ học tri nhận. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, sự phát triển
nghĩa của nhóm từ này diễn ra như thế nào? Theo những con đường nào? Đặc điểm

tri nhận của người bản ngữ qua sự chuyển nghĩa của nhóm từ này được thể hiện như
thế nào, thì chưa có công trình nào đề cập được một cách chi tiết và hệ thống.
Từ những lí do trên, luận án đã lựa chọn để triển khai nghiên cứu đề tài “Sự phát
triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc độ ngôn ngữ học tri
nhận”. Cùng với cơ sở lí luận của ngôn ngữ học tri nhận hiện nay, những thành tựu và
kết quả của những công trình nghiên cứu đi trước là nguồn tư liệu quý báu giúp chúng
tôi xây dựng khung lí thuyết và đường hướng nghiên cứu cho đề tài của mình.

15


1.2. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1. Một số lí thuyết cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận (congnitive linguistics) được khởi xướng từ những năm
80 thế kỉ XX với những tên tuổi như G.Lakoff, M.Johnson, G. Fauconnier, Ch.
Fillmore, R. Jackendoff, R. Langacker, E. Rosch, L. Talmy, M. Turner, A.
Wierzbicka, Xtepanov, Yu. Apresian, W. Chafe, M. Minsky… Ngôn ngữ học tri
nhận được coi một khuynh hướng ngôn ngữ “nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn
kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách
thức mà con người tri giác và ý niệm hóa các sự vật của thế giới khách quan đó”
[83, tr.110]. Theo đó, khuynh hướng ngôn ngữ này có các nguyên lí chủ đạo: (1)
Cấu trúc tri nhận là có tính nghiệm thân, (2) Cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc tri nhận,
(3) Biểu hiện ý nghĩa là có tính chất bách khoa, (4) Kết cấu ý nghĩa là sự ý niệm
hóa [dt 83, 113]. Đến nay, khuynh hướng ngôn ngữ này được nghiên cứu, quan tâm
ở nhiều phương diện khác nhau, đem lại những kết quả mới mẻ. Trong phần này, để
phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chỉ trình bày những vấn đề lí thuyết cơ bản
nhất có liên quan đến đề tài.
1.2.1.1. Tính nghiệm thân (Embodiment)
Nghiệm thân (Embodiment) là khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học tri
nhận. Thuật ngữ Embodiment lần đầu tiên được đề cập trong công trình Philosophy

in the flesh (Triết học trong thân xác) của tác giả Lakoff và Johnson. Theo đó,
nghiệm thân được hiểu là quá trình con người lấy các bộ phận của cơ thể và các trải
nghiệm của cơ thể hình thành hệ thống các ý niệm và tư duy: “những cấu trúc dùng
để kết nối hệ thống ý niệm của chúng ta đều nảy sinh từ những trải nghiệm thân thể
và được hiểu theo những cách trải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của
hệ thống ý niệm của chúng ta bắt nguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân
thể cùng sự trải nghiệm về những đặc trưng thể chất và xã hội” [130, tr.9]
Tuy nhiên, cho đến nay, nghiệm thân là một khái niệm không dễ tiếp cận.
Trong bài viết Embodiment and Experientialism [119, tr.27 - 31] Tim Rohrer đã
đưa ra 12 cách hiểu khác nhau về “nghiệm thân” trong đó có hai cách dùng phổ

16


biến nhất, đó là “nghiệm thân như là sự trải nghiệm chung” (embodiment as
broadly experiential) và “nghiệm thân như là sự trải nghiệm lấy cơ thể làm nền
tảng” (embodiment as the bodily substrate). Theo cách hiểu của mình, Tim Rohrer
cho rằng, cách hiểu rộng nhất về nghiệm thân là “sự trải nghiệm về thân thể, về
nhận thức và về xã hội của con người là cơ sở cho hệ thống ý niệm và hệ thống
ngôn ngữ của chúng ta” [119, tr.27].
Theo quan điểm trên, tác giả Ungerer và Schmid (1996) cũng dùng hoán dụ ý
niệm, ẩn dụ ý niệm và sơ đồ hình ảnh để chứng minh các ý niệm mà các từ tiếng
anh như: love, anger, fear biểu thị đều mang tính nghiệm thân. Kovecses, Daniel
Casasanto cho rằng các ẩn dụ ý niệm GOOD IS RIGH (tốt là bên phải), BAD IS
LEFT (xấu là bên trái) có vẻ như mang tính phổ quát, được thấy hầu như ở tất cả
các dân tộc, là do số lượng áp đảo của người thuận tay phải, những người làm việc
với tay phải của mình thành thạo hơn so với tay trái [dt 33].
Ở Việt Nam, thuyết nghiệm thân đã được tác giả Nguyễn Thiện Giáp đề cập
trong cuốn “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ” bằng thuật
ngữ “hiện thân”. Tác giả cho rằng “Tính hiện thân (embodyment) là một tư tưởng

trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận” và đó là tư tưởng “nhấn mạnh tầm quan
trọng của kinh nghiệm loài người, tính trung tâm của thân thể con người” [23,
tr.211 – 212]
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp trong bài “Ngữ nghĩa của từ “Ra”, “Vào” trong
tiếng Việt nhìn từ góc độ nghiệm thân” đã chỉ ra rằng: trong vốn từ vựng hằng ngày
của tiếng Việt, có vô số những trường hợp chứng minh cho giả thuyết nghiệm thân
như vậy. Chẳng hạn, có rất nhiều những từ ngữ chỉ sự trải nghiệm giác quan (vị
giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, thị giác) đều có nghĩa ẩn dụ từ vựng để biểu
thị những ý niệm khác, tức các thuộc tính có được do trải nghiệm giác quan đều
được xem là miền nguồn để biểu đạt những thuộc tính của miền đích khác [dt 33].
Trải nghiệm về vị giác: “Món ăn này nhạt” chuyển thành “Bộ phim rất nhạt”;
“Cô này rất nhạt”;
Trải nghiệm về xúc giác: “Bề mặt bức tường rất thô” chuyển thành “Đây là

17


bản nháp thô của luận án”; “Cô ấy nói năng rất thô”…
Trải nghiệm về khứu giác: “Hoa này rất thơm” chuyển thành “Làm việc ấy thì
tiếng thơm muôn đời”; “Cô ấy có chỗ làm rất thơm, việc nhàn hạ mà lương rất cao”…
Trải nghiệm về thính giác: “Con phố này luôn ồn ào”, “Trong công việc, tôi
không thích cách giải quyết ồn ào”; “Những ngày trẻ tuổi, bồng bột, ồn ào ấy rồi sẽ
qua đi”….
Trải nghiệm về thị giác: “Căn phòng rất tối”; “Đầu óc nó rất tối”; “câu văn rất
tối” [33].
Như vậy, có thể hiểu nghiệm thân là quá trình trải nghiệm của thân thể với
môi trường sống (địa lí, văn hóa, phong tục tập quán) từ đó hình thành các cấu trúc
ý niệm và ngôn ngữ.
1.2.1.2. Ánh xạ (mapping)
“Ánh xạ (mapping) là sự phóng chiếu giữa những yếu tố tương ứng của miền

nguồn đến các yếu tố tương ứng của miền đích” [132].
Khi nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm, tác giả Fauconnier [121] đã chỉ ra bốn
kiểu ánh xạ: Ánh xạ phóng chiếu, ánh xạ sơ đồ, ánh xạ không gian, ánh xạ hàm
thực dụng.
Các ánh xạ có tính chất bộ phận tức là chỉ một bộ phận của ý niệm niềm
nguồn được ánh xạ lên miền đích, những phương diện còn lại bị ẩn, bị che giấu đi.
Cơ sở tri nhận của những ánh xạ ẩn dụ ý niệm là kinh nghiệm hay nền tảng
kinh nghiệm. Các ánh xạ từ miền nguồn đến miền đích không phải được kích hoạt
bất kì mà chúng dựa vào sự tương đồng trong kinh nghiệm, trong tri giác, những
nền tảng sinh học và văn hóa mà hai ý niệm hình thành.
1.2.1.3. Ý niệm, ẩn dụ và hoán dụ ý niệm
a. Ý niệm
Ý niệm (concept) cũng là một trong những khái niệm quan trọng của ngôn ngữ
học tri nhận. Tác giả Trần Văn Cơ cho rằng “ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lí
của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và
ngôn ngữ bộ não (lingua mentalis) của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh

18


trong tâm trí con người…. Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hóa thông
tin về một sự tình khách quan trong thế giới cũng như về những thế giới tưởng
tượng và về sự tình khả dĩ trong thế giới đó” [11, tr.139]
Ý niệm được hình thành trong ý thức của con người. Ý niệm có cấu trúc gồm:
Nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thế giới tưởng tượng mang những nét
phổ quát; và gồm tất cả những gì làm cho nó trở thành sự kiện văn hóa nghĩa là nó
chứa những nét đặc trưng văn hóa dân tộc [11, tr.140]. Tác giả Trần Văn Cơ cho
rằng: “ý niệm có cấu trúc trường - chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm
và ngoại vi. Có thể hình dung trường chức năng của ý niệm như một vòng tròn to
chứa vòng tròn nhỏ ở tâm và những vòng tròn nhỏ khác giao nhau ở ngoại vi. Hạt

nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của trường - chức năng, mang tính phổ quát,
toàn nhân loại. Nằm ở ngoại vi là những yếu tố mang nét đặc thù văn hóa dân tộc”.
[11, tr.141].
Theo các nhà nghiên cứu, ý niệm có thể được biểu hiện bằng một từ, thậm chí
một ý niệm phức tạp có thể được biểu hiện bằng cả một câu. Tuy vậy, ý niệm có thể
không được thể hiện bằng ngôn ngữ mà nó tồn tại một cách trừu tượng trong tư duy
của con người. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, ý niệm tim đen biểu hiện cho ý nghĩ
thầm kín, xấu xa của con người, từ đó có thể giả định sự tồn tại của một ý niệm
khác nói về những suy nghĩ tốt đẹp của con người nhưng ý niệm này không được từ
vựng hóa trong tiếng Việt là tim trắng [83, tr.116]
Vậy, ý niệm là cái chứa đựng sự hiểu biết của con người về thế giới được hình
thành trong ý thức trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ. Trong ý
niệm có cái phổ quát và cái đặc thù. Cái phổ quát là cái chung, mang tính quy ước,
cái đặc thù là cái riêng, mang tính cá nhân.
b. Ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphors) là một cơ chế tri nhận. Ngôn ngữ học
truyền thống coi ẩn dụ là một phương tiện tu từ, là một cách nói bóng bẩy dựa trên sự
tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng. Ngôn ngữ học tri nhận khẳng định ẩn dụ
không chỉ là phương tiện tu từ mà còn là phương thức của tư duy, là công cụ để ý

19


niệm hóa thế giới. “Theo Lakoff, ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) là các ánh xạ
có tính hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm được
ánh xạ hay phóng chiếu vào miền đích là một miền trải nghiệm khác” [dt 23, tr.240].
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, ẩn dụ ý niệm được xem như là cách nhìn
một đối tượng này qua một đối tượng khác, và theo nghĩa này ẩn dụ là một trong
những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ. Về nguồn gốc, ẩn dụ ý
niệm đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới của con người. Đó là cách con người ý

niệm hóa một miền tâm trí qua một miền tâm trí khác, các ẩn dụ này hoạt động như
là những công cụ tri nhận, phản ánh quá trình ý niệm hóa thế giới, cách thức mà con
người suy nghĩ về sự vật.
Các ẩn dụ ý niệm thường được diễn đạt theo công thức A như (là) B. Tuy
nhiên, không phải toàn bộ ý niệm đích được hiểu qua toàn bộ ý niệm nguồn mà sự
chiếu xạ giữa A và B mang tính chất bộ phận, tức là chỉ một bộ phận của ý niệm
nguồn B được chiếu xạ lên ý niệm đích A và chỉ một bộ phận của ý niệm đích A
được bao hàm trong sự chiếu xạ từ ý niệm nguồn B.
Trong ẩn dụ ý niệm, một miền ý niệm đích có thể được hiểu qua nhiều miền ý
niệm nguồn khác nhau theo kiểu A  B1, B2 ….Bn như các ẩn dụ: TÌNH YÊU LÀ
CUỘC HÀNH TRÌNH, TÌNH YÊU LÀ CHẤT DINH DƯỠNG, TÌNH YÊU LÀ
VIỆC NHÀ NÔNG, TÌNH YÊU LÀ MÓN ĂN…
Về bản chất, cần phân biệt ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ. Nếu như Ẩn dụ ý
niệm là những ý niệm trừu tượng như THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, TÌNH YÊU LÀ
CUỘC HÀNH TRÌNH, thì ẩn dụ ngôn ngữ là những từ ngữ biểu hiện các ý niệm
trên [23]. Theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận, một ẩn dụ ý niệm có thể
được thể hiện bằng nhiều biểu thức ẩn dụ ngôn ngữ. Chẳng hạn với ẩn dụ ý niệm
THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, qua sơ đồ ánh xạ hai miền, có rất nhiều cách khác
nhau để thể hiện ý niệm này thông qua các ẩn dụ ngôn ngữ như (Chúng ta phải tiết
kiệm thời gian; anh đang lãng phí thời gian của tôi; Anh ta đã tốn rất nhiều thời
gian vào chuyện đó; anh còn rất nhiều thời gian …)
Trong giao tiếp hằng ngày, các từ chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong nhiều

20


×