Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài thu hoạch ly luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.54 KB, 14 trang )

Câu 1: Anh (Chị) hãy giải thích và chứng minh ý kiến sau : Thành
tựu văn học giai đoạn 1930-1945 có sự đóng góp quan trọng của Lí luận
phê bình văn học 30 năm đầu thế kỷ XX.
Phê bình văn học là một thể loại quan trọng đã góp phần không nhỏ vào
công cuộc hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Ngay từ trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945, nhờ việc sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ và những hoạt động
sôi nổi của báo chí, công tác lý luận, phê bình ở nước ta đã có những bước
phát triển mạnh mẽ với nhiều đại biểu xuất sắc. Trong số đó không thể không
nhắc đến Vũ Ngọc Phan, Trương Chính và Đinh Gia Trinh. Mặc dù số lượng
tác phẩm và phong cách nghiên cứu của ba nhà phê bình này có những nét
khác nhau song đây đều là những tác giả đã dể lại những dấu ấn riêng của
mình trên văn đàn Việt Nam.
Khi tiến hành công việc phê bình văn học các nhà nghiên cứu chuyên
nghiệp đều phải xác lập cho mình một hệ thống các quan niệm văn học phù
hợp và những cách thức tiếp cận cần thiết để chiếm lĩnh đối tượng nghiên
cứu. Có thể nói phương pháp phê bình của mối người sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến thành tựu và hạn chế trong tác phẩm của họ. Vì vậy, xem xét một sự
nghiệp khoa học, một công trình lí luận, phê bình, bên cạnh việc ghi nhận
những sự kiện thông tin, tri thức mã nhà khoa học cung cấp và luận giải,
chúng ta còn phải xác định được phương pháp tiếp cận của nhà khoa học thể
hiện trong công trình. Chỉ khi đó chúng ta mới thấy được vị trí của ông ta
trong sự vận động của phê bình theo dòng thời gian.
Trong những năm gần đây, do ý thức được sự phát triển của phương
pháp đánh dấu được sự trưởng thành của lý luận phê bình trên con đường hiện
đại hóa nên vấn đề phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu đã được đặt
ra và đang thu hút sự chú ý của nhiều học giả.
Có thể nói ảnh hưởng của lí luận phê bình đối với mối giai đoạn văn học
là rất lớn, nó góp phần tạo nên thành công, diện mạo cho cả một giai đoạn văn
học, một nền văn học. Các nhà nghiên cứu bằng những phương pháp tiếp cận
1



riêng đã có những hướng nhìn nhận văn học trong sự vận động của lịch sử và
xã hội một cách khách quan và sâu sắc.
Lí luận phê bình văn học trước xu thế vận động của văn học đã khẳng
định được tính chất khoa học độc lập của mình, nó không phải là thứ ăn theo
sang tác mà nó thực sự là bộ môn khoa học có những đóng góp lớn lao, đưa
đến những thành tựu cho nền văn học việt nam.
Đóng góp của lí luận phê bình văn học giai đoạn 1930-1945 được thể hiện
qua những công trình nghiên cứu, những tìm tòi, phát hiện quý báu của các
thế hệ nhà nghiên cứu như Phạm Quỳnh, Vũ Ngọc Phan và Đinh Gia Trinh.
1. Phạm Quỳnh với những đóng góp trên lĩnh vực phê bình lí luận
30 năm đầu Thế Kỷ
Về hiện tượng nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh thì có thể nói, quan niệm
kết hợp văn học với chính trị ở nước ta được tồn tại lâu bền. Vì vậy, với lý do
nào đó về chính trị chúng ta tự đánh mất cơ hội khảo cứu một số hiện tượng
văn học. Trong tiến trình đổi mới hôm nay, thiết nghĩ nên tạm bình lặng một
cách cần thiết, để chúng ta nhìn nhận lại những góc còn khuất của nền văn
học trong quá khứ. Trên tinh thần đổi mới và xem nghiên cứu văn học là một
khoa học thực sự, chúng ta có thể đánh giá những giá trị văn học một cách
thỏa đáng bởi đóng góp của thế hệ đi trước. Đó cũng là nguyên nhân khiến
cho người viết đề cập đến hiện tượng: Phạm Quỳnh và nhìn nhận những đóng
góp của ông trong quá trình phát triển văn học nước ta đầu thế kỷ XX.
Thực ra, trước đây trong Nhà văn hiện đại quyển I Vũ Ngọc Phan đã có
những đánh giá khá xác đáng về Phạm Quỳnh. Dù rằng, chủ yếu tác giả nhận
định công lao của Phạm Quỳnh đối với tạp chí Nam Phong. Bên cạnh đó Vũ
Ngọc Phan đã nhìn nhận Phạm Quỳnh vừa là nhà dịch thuật vừa là nhà phê
bình. Và, ông đã đưa ra nhận định: “Cái ông Phạm Quỳnh “ khai thác” lúc
đầu cho nền quốc văn có ngày nay, thật là một công không nhỏ”. Tuy nhiên,
những nhận xét của Vũ Ngọc Phan trong một thời gian dài đã bị xao nhãng.
Khi nói đến sự phát triển của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX cái tên Phạm

2


Quỳnh còn được cân nhắc kỹ càng. Ngay khi Thơ Mới, Tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn được xem xét và nhìn nhận khác trước thì cái tên người chủ bút
Nam Phong vẫn chưa được đề cập đến. Mãi đến năm 2000 trong một số tài
liệu nói về sự hình thành và phát triển văn học Việt Nam thời kỳ từ đầu thế kỷ
XX đến 1945 cái tên Phạm Quỳnh được nhắc đến còn khá khiêm tốn khi giới
thiệu một số sáng tác thể loại tùy bút, bút ký từ đầu năm 20 đến khoảng 30
của thế kỷ. Hoặc khi nói đến nhịp độ phát triển mau lẹ của văn học thời kỳ
này, các tài liệu thường dẫn câu của Phạm Quỳnh than phiền trên tờ Nam
Phong: “có nước mà chưa có văn”. Gần đây, có một vài tác phẩm đã nhắc tới
Phạm Quỳnh và giới thiệu tác phẩm của ông tiêu biểu như “Những lời bàn về
tiểu thuyết trong văn học Việt Nam” của Vương Trí Nhàn hay “Lý luận phê
bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX” của Trần Mạnh Tiến... Vậy, qua một số
tác phẩm của Phạm Quỳnh đã được in và qua lời giới thiệu của những nhà
nghiên cứu, chúng ta thử nhìn nhận vai trò của Phạm Quỳnh và đóng góp
của ông đối với quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX đến năm 1945.
Không chỉ thể hiện vai trò của người mang đến những quan niệm mới
góp phần thúc đẩy sự phát triển văn học Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX đến
1945, Phạm Quỳnh còn là người đóng góp cho sự hình thành và phát triển văn
học giai đoạn này qua những bài lý luận, phê bình ở nhiều phương diện, với
nhiều nhận định sắc sảo.
Dường như hiểu rõ tác dụng của Nam Phong tạp chí với tầng lớp tri
thức, cùng với mục đích thúc đẩy sự cách tâm trong văn học, Phạm Quỳnh đã
có những bài viết công phu giới thiệu nền văn học Pháp, các thể loại văn học
và quan niệm Mỹ học. Ở thể loại thơ trong cái nhìn so sánh giữa thơ Ta và thơ
Tây, Phạm Quỳnh chỉ ra đặc trưng của từng thể loại thơ. Giới thiệu cái hay,
cái mới của thơ Pháp, cũng như đánh giá cái hay của thơ Ta, ông cho rằng

“nếu ta khéo ra thì có thể điều hòa được cái hay của hai đàng mà không mắc
phải những khuyết điểm” và ông cũng chỉ ra điều căn cốt tạo nên thơ là những
3


cảm xúc thẩm mỹ mà ông gọi là “cái hứng ở trong lòng”. Khi bàn về thơ ông
đã giới thiệu quan niệm của Paul Géraldy xem xét thể loại ở nhiều góc cạnh
từ nội dung, tư tưởng, giọng điệu, phương pháp sáng tác... ở thể loại tiểu
thuyết ông bàn về đặc trưng thể loại và phép làm tiểu thuyết. Từ cách so sánh
tiểu thuyết ở những thời kỳ trước, Phạm Quỳnh chú trọng đến đặc điểm thể
loại tiểu thuyết đời nay. Từ cách phân tích về mặt kết cấu, cách thức hành văn,
xây dựng nhân vật hay phân chia các loại tiểu thuyết, Phạm Quỳnh giúp cho
người đọc hình dung được đặc điểm riêng biệt của thể loại văn học này và
phương thức thể hiện nó. Ở thể lọai kịch nói, Phạm Quỳnh đã giới thiệu khá
đầy đủ về các mặt như diễn kịch, vai diễn, các loại kịch... Điều đáng nói trong
cách giới thiệu của ông là ông không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một thể
loại văn học mới mà còn phân tích cách soạn kịch với ba phần cốt yếu: sáng
ý, bố cục và lập từ. Cách nói của ông được hiểu như bây giờ đó là tạo tình
huống nội dung kịch, phân cảnh hồi, màn và ngôn ngữ giọng điệu trong kịch.
Ông cũng so sánh lối diễn đạt trong kịch và tiểu thuyết cho nhà văn phân biệt
để viết trong quá trình sáng tác. Vậy, ta có thể thấy rằng, mục đích của ông
khi giới thiệu các thể loại văn học không chỉ là mang đến cho người đọc một
cái nhìn mới trong văn học mà hơn thế ông còn muốn từ những tri thức đã học
tập được thì chúng ta còn biết cách thức vận dụng, sáng tạo để tạo nên một
nền văn học mới
Một vấn đề còn nhiều tranh luận là những bài phê bình văn học của
ông, tiêu biểu là Truyện Kiều. Trước nay nhiều người đã phủ nhận những
đánh giá của Phạm Quỳnh khi cho rằng ông xúc phạm đến phong trào cứu
nước đương thời hoặc ông đã đảo lộn mối quan hệ giữa tinh hoa văn hóa dân
tộc với sự tồn vong của đất nước... khi có sự gắn kết giữa văn học và chính trị

thì việc phê phán ấy là có cơ sở. Hoặc Thiếu Sơn trong cuốn Phê bình và cảo
luận cũng cho rằng quan niệm phân loại văn chương của Phạm Quỳnh là
thiên lệch. Vậy chúng ta nên đánh giá thế nào cho thỏa đáng? Thứ nhất là từ
năm 1919, Phạm Quỳnh đã có bài nghiên cứu về Truyện Kiều khá công phu.
4


Ông giới thiệu cội rễ Truyện Kiều, lịch sử tác giả Nguyễn Du và có những
nhận xét xác đáng về vai trò, vị trí, giá trị của Truyện Kiều đối với văn học
dân tộc. Có thể nói rằng, trước Phạm Quỳnh, nhiều nhận định về Truyện Kiều
nhưng để xem Truyện Kiều là sự kết tinh tâm hồn dân tộc, là niềm tự hào của
đất nước thì Phạm Quỳnh là người đầu tiên. Lúc bấy giờ nhiều người cho
rằng Phạm Quỳnh nói quá, nhưng đến sau này Nguyễn Du được xem như
Danh nhân văn hóa và Truyện Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới
thì lời nói của Phạm Quỳnh đẩu phải là khoa trương nữa. Thứ hai, bàn về nội
dung và nghệ thuật Truyện Kiều Phạm Quỳnh đã thể hiện một trí tuệ sắc sảo,
một sự nhạy cảm cần thiết của một nhà phê bình. Ông nhìn nhận đánh giá
Truyện Kiều ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật: “Phàm văn chương hay là,
thứ nhất, ở lời văn điêu luyện, thì nhì ở ý tứ thâm trầm... Truyện Kiều thật là
kiêm được cả hai, lời văn rất luyện mà ý tứ rất sâu, lời văn luyện cho đến nỗi
tưởng không có tài nào đặt hơn được nữa, và trong mỗi câu không thể nào
dịch đi một chỗ, đổi lại một tiếng, giọng hôn nhiên trong ống nhiên lại mà ra;
ý tứ sâu cho đến nỗi càng đọc càng cảm càng nghĩ càng thấm, lời lời trầm
trọng như mang nặng cả một gánh tình tha thiết, như kêu oan nỗi sầu khổ,
cảm động vô cùng”. Phạm Quỳnh còn phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
cũng như nghệ thuật miêu tả tính cách ,tâm trạng nhân vật Kiều qua những
lần đánh đàn, khai thác tâm lý nhân vật. Cùng với việc phân tích nhân vật ông
còn chú trọng đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du và khẳng định:
“lạ thay, tiếng Việt Nam ta nhiều người chê là nghèo nàn non nớt, thế mà
Truyện Kiều thời rõ ra một áng văn chương lão luyện, tưởng có thể sánh với

những hạng kiệt tác trong văn chương khác mà không thẹn vậy”.
Những vấn đề mà Phạm Quỳnh đặt ra như tâm lý, tâm trạng nhân vật,
nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật tả cảnh, hay nghệ thuật sử dụng ngôn từ,
ngay cả tư tưởng của Nguyễn Du và ảnh hưởng Tam giáo đồng nguyên trong
Truyện Kiều cũng được Phạm Quỳnh phân tích thì trong các công trình
nghiên cứu sau này về Truyện Kiều không phải là không có sự đồng điệu.
5


Nếu chúng ta chỉ xem xét một vài luận điểm mà Phạm Quỳnh đã nêu trong
bài Kỷ niệm cụ Tiên Điền để phủ nhận những ý tưởng của ông thì thật không
công bằng cho nhà nghiên cứu.
2. Đóng góp của nhà phê bình Đinh Gia Trinh đối với văn học việt
nam 1930- 1945.
Về trường hợp Đinh Gia Trinh thì nhà nghiên cứu Đinh Trí Nhàn trong
cuốn “ nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa” đã có những nhìn nhận
và đánh giá khách quan về nhà nghiên cứu này. Theo ông, vào khoảng thời
gian 1940-1941, khi Đinh Gia Trinh bắt đầu viết nhiều, đời sống phê bình văn
học cũng có những bước đột khởi về số lượng và chất lượng. Hoài Thanh và
Hoài Chân cho in Thi nhân Việt Nam 1932-1941 gọi lên rất nhiều tiếng vang.
Vũ Ngọc Phan cho công bố một bộ Nhà văn Việt Nam hiện đại khá đồ sộ.
Trong khi ấy, sau Việt Nam văn hoá sử cương, Đào Duy Anh cóKhảo luận về
truyện Thuý Kiều, còn Nguyễn Bách Khoa lại tới tấp cho ra đời Nguyễn Du
và Truyện Kiều, Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Công Trứ... Sự gia tăng của tỷ
trọng sách nghiên cứu như vậy một dấu hiệu của sự tiến hoá chung về đường
tinh thần –Đinh Gia Trinh sẵn sàng nhắc đi nhắc lại như vậy. Khi đặt cho một
bài của mình cái tên Hoài vọng của lý trí, ông đã tự chứng tỏ cái khuynh
hướng mà bản thân đang theo đuổi. Song không phải những người cùng hay
nói tới lý trí có chung một cách hiểu về nó. Bàn về giáo dục, ông Thái Phỉ có
phần quá nghiêm khắc khi nhìn lớp thanh niên học sinh đương thời. Ông P.N.

Khuê lại thường đề cao một chiều óc khoa học, tới mức xổ toẹt lý do tồn tại
văn chương nghệ thuật, bảo nó là sa đoạ, có hại. Riêng trường hợp của
Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu) mới lại càng độc đáo. Nghiên cứu
về Truyện Kiều, ông ngả hẳn sang công việc của một y sĩ, kết luận rằng nhân
vật của Nguyễn Du mắc bệnh uỷ hoàng, kèm theo những nhận xét triệu chứng
học đọc lên nhiều người bình thường hẳn phải nhăn mặt. Mà lối viết lối nghĩ
dung tục đó lại được Nguyễn Bách Khoa khoác cho cái áo sang trọng, nào là
duy vật, nào là cách tân, và cố ý khoe rằng chỉ có học thuyết Freud hiện dại
6


mới cho phép người ta có những khám phá như vậy. Những kết luận vội vã
của Nguyễn Bách Khoa, theo Đinh Gia Trinh là “lạc chốn lạc nơi” “vô duyên
vô lý một cách lạ” và trong nhiều trường hợp nhà phê bình ra vẻ mới mẻ ấy
đã “bênh vực cho những tư tưởng cũ rích”. Sự phê phán của Đinh Gia Trinh
trong trường hợp này góp phần vào việc mang lại cho phương pháp nghiên
cứu khoa học vừa được du nhập từ phương Tây một sự dè chừng: nếu không
có thực học, tức học đến nơi đến chốn, người ta rất dễ đi vào gò ép giả tạo, trở
thành tù binh của những ý kiến giật gân song lại xa lạ với lương tri thông
thường và trở nên lố lăng, bịp bợm lúc nào không biết.
Đi tới cùng trên con đường duy lý đã chọn, văn hoá phương
Tây – phần tốt đẹp của nó – không chỉ dừng lại ở lối tư duy máy móc, mà đã
tiến sang cái phần siêu lý và điều đơn giản là nó thường xuyên tự quay lại
nhìn mình và cảm thấy mình là không đủ. Từ các thế kỷ trước đã có người
nghĩ thế và đến những năm XX của thế kỷ này điều ấy càng được khẳng
định. Bằng sự nhạy cảm riêng, bằng vốn kiến thức khá uyên bác, Đinh Gia
Trinh đã tiếp nhận cái ý tưởng về triển vọng hạn chế của văn hoá tư tưởng
phương Tây một cách hoàn toàn thoải mái. Vẫn biết rằng triết lý Đông
phương không ít nét tối tăm huyền bí, chỉ có những người có căn bản Tây học
vững chắc mới mong giải mã được nó, song ông cũng cho là có những

phương diện, Đông phương đã đi xa hơn Tây phương . Nhân bàn về y lý ông
chỉ dự doán một cách dè đặt “biết đâu Đông phương chẳng có thể chỉ lối đưa
đường cho Tây phương ở một vài địa hạt, ở những chỗ mà y học Tây phương
bất lực hoặc còn chưa hoàn thiện”. Nhưng đứng đằng sau y lý bao giờ cũng có
một triết lý, cho nên đằng sau cái nhận xét cụ thể kia của Đinh Gia Trinh,
người ra dễ dàng nhận ra một khái quát, mà ông chỉ mới gợi ý.

7


So với một số nhà phê bình đương thời, cách đóng góp của ngòi bút
Đinh Gia Trinh với đời sống văn chương 1940-1945 có một chỗ khác rõ rệt:
ông không trực tiếp lăn lộn kiếm sống trong giới cầm bút. Hoạt động phê bình
của Đinh Gia Trinh do đó chưa đạt đến mức bao quát tỉ mỉ như Vũ Ngọc
Phan, cũng như không có được sắc thái tinh tế như lối thẩm văn của Hoài
Thanh. Song để bù lại, cái tư thế đứng ngoài nhìn vào lại khiến cho ngòi bút
Đinh Gia Trinh được cái hồn nhiên tư nhiên mà không sa đà vào những thành
kiến của người trong cuộc. Nói về Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ, ông bảo
thi tứ hơi nhàm. Nhận xét chung về cuốn tổng kết Thơ mới của Hoài Thanh và
Hoài Chân, ông nói thẳng cái điều mà ít người dám nói, đó là ở Thi nhân Việt
Nam có những nhà thơ bất tài, “tác giả một vài bài thơ tạm đọc xuôi”. Thế
mà “cũng có tên, có tiểu sử có cả ảnh nữa trong tập sách”. Một sự nhạy cảm
tương tự còn thấy rất rõ qua bài Đinh Gia Trinh viết về Truyện Kiều. Sau khi
phê phán phương pháp làm việc cũng như các kiến giải dung tục của Nguyễn
Bách Khoa, bản thân Đinh Gia Trinh trực tiếp đứng ra trình bày một vài điểm
liên quan đến kiệt tác của Nguyễn Du. Chẳng hạn, chung quanh mối quan hệ
giữa tác giả và tác phẩm. Một mặt Đinh Gia Trinh phản đối lối đọc Kiều. Như
đọc tâm sự mà vẫn cho rằng tác phẩm này là nơi thể hiện cái bản ngã của tác
giả một cách đầy đủ nhất, và người ta nên tìm tới cả những gì mà tác phẩm
bộc lộ, ngoài sự cố ý của tác giả. Lại như khi đi vào phân tích từng nhân vật

cụ thể, nhiều chỗ nhà phê bình này vẫn có những phát hiện nho nhỏ đi ngược
với thói thường. Nhân câu nói của Kim Trọng Xưa nay nhân định thắng thiên
cũng nhiều, trong khi Nguyễn Bách Khoa cho rằng đấy là một lời đầy chí tiến
thủ và nhiều người khác muốn tìm ở đó cả một triết lý, thì Đinh Gia Trinh đưa
nó về cái vị trí thực của ông: Ông chỉ xem đó là một câu nói bộc lộ quyết tâm
trong tình yêu “đã yêu nhau thì san phẳng trở lực” thế thôi, ngoài ra không có
triết lý sâu xa nào ở đây hết! Hoặc khi bàn chung về nhân vật Thuý Kiều
trong khi Đào Duy Anh cho rằng “Kiều thông minh, xử sự bao giờ cũng sáng
suốt và hợp lệ” , thậm chí gần đây có nguời còn mệnh danh Kiều là một nhân
8


vật tuyệt vời ý thức, thì Đinh Gia Trinh có lẽ là gần sự thực hơn khi bảo rằng
chỉ qua việc bán mình chuộc cha thôi, đã thấy lý trí của Kiều không làm việc,
và trong nhiều trường hợp nàng đã xử sự mù quáng, chứ chẳng có chút sáng
suốt nào hết!
Bấy nhiêu ví dụ gộp cả lại, cho phép người ta giả thiết giá kể đi sâu
vào phân tích tác phẩm, Đinh Gia Trinh cũng sẽ là nhà phê bình sắc sảo.
3. Vũ Ngọc Phan với “Nhà Văn Hiện Đại”
Vũ Ngọc Phan, nhà nghiên cứu phê bình văn học có những quan niệm
đúng đắn về văn chương. Cuốn Trên đường nghệ thuật (1941) và Nhà văn
hiện đại (1942 - 1943) đã nghiên cứu, phê bình các tác giả, tác phẩm cụ thể
của văn học Việt Nam hiện đại tính từ đầu thế kỷ XX. Đặc biệt cuốn Nhà văn
hiện đại của Vũ Ngọc Phan đã thu hút được sự quan tâm chú ý của độc giả và
thực sự có tác dụng thúc đẩy quá trình sáng tác của giới văn học lúc bấy giờ
và giúp vào sự bình giá tác phẩm, cũng như những nhận định về các nhà văn
có được những căn cứ khoa học, khách quan. Vũ Ngọc Phan viết: “Viết bộ
nhà văn hiện đại, tôi đã theo phương pháp khoa học và căn cứ vào những
bằng chứng xác thực để phê bình, sự khen chê không bao giờ vu vơ cả. Bởi
thế độc giả đã thấy có nhiều đoạn trích ở các văn phẩm, để chứng minh cho

lời xét đoán. Sau nữa là theo phương pháp khoa học thì phải dựa vào một lý
thuyết, công việc phê bình mới vững vàng được. Tôi rất hoan nghênh cái lý
thuyết phê bình của Brunetièrè về luật tiến hóa”. Có thể nói, Vũ Ngọc Phan
đã học tập phương Tây và tiếp thu có sáng tạo cả về mặt lý thuyết và phương
pháp, vận dụng linh hoạt không khiêng cưỡng để nghiên cứu, khám phá
những cái hay, cái đặc sắc của nền văn học dân tộc.
Có thể nói những thành tựu của giai đoạn văn học 1930-1945,
ngoài những yếu tố như sự chi phối của các yếu tố lịch sử xã hội, sự vận
động tự thân của văn học thì một yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên
diện mạo cho cả một giai đoạn văn học đó chính là những đóng góp to lớn

9


của hoạt động lí luận phê bình văn học, với những tên tuổi như Phạm
Quỳnh, Đinh Gia Trinh và Vũ Ngọc Phan. Thiết nghĩ, một nền văn học
phong phú chính là mảnh đất để khai phá ra các nhà phê bình lỗi lạc, nền
văn học Việt Nam đang dần khẳng định được vị thế của mình trong xu thế
phát triển chung của văn học nhân loại.
Câu 2: Ý nghĩa của cuộc tranh luận Truyện Kiều nửa đầu Thế Kỷ
XX với nền VHVN HĐ.
Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là một truyện thơ nôm viết bằng thể
lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,
Trung Quốc, gồm 3.254 câu thơ. Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều đã sống
chan hoà trong đời sống của toàn dân tộc. Không riêng gì Văn học Việt Nam,
mà trong Văn học thế giới cũng hiếm có tác phẩm nào chinh phục được rộng
rãi tình cảm của đông đảo người đọc, từ già đến trẻ, từ người có học đến quần
chúng bình dân trước đây phần lớn bị thất học, như Truyện Kiều. Sở dĩ như
thế là vì ngoài nội dung phong phú và sâu sắc của nó, Truyện Kiều còn là một
tác phẩm chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.

Có thể nói Truyện Kiều là nơi đọ sức của nhiều cây bút phê bình mới,
dần dần phát triển lên thành một phong trào sung bái, đề cao Truyện Kiều hơn
bao giờ hết. Đỉnh cao của phong trào này tập trung trong bài diễn văn nhan đề
kỉ niệm cụ Tiên Điền của Phạm Quỳnh đọc trong lễ kỉ niệm Nguyễn Du, toàn
văn in trên báo Nam Phong số 86 năm 1924. Trên văn đàn bùng nổ cuộc bút
chiến gay go và quyết liệt suốt từ năm 1924 đến 1930. Từ một cuộc tranh luận
Truyện Kiều trở thành “ vụ án Kiều ” , từ địa hạt văn chương mở rộng sang
phạm vi xã hội khác như văn hóa, chính trị, đạo đức,gây một tiếng vang trong
đời sống xã hội.
cuộc tranh luận về Truyện Kiều giữa Phạm Quỳnh, Ngô Đức Kế, Phan
Khôi, Huỳnh Thúc Kháng là một hiện tượng đáng lưu ý của đời sống văn

10


chương ba thập niên đầu thế kỉ XX. Trên thực tế, đây là một cuộc tranh luận
đặc biệt. Đặc biệt bởi lẽ trong suốt cuộc tranh luận này, gần như chỉ có sự
công kích Phạm Quỳnh từ phía Ngô Đức Kế, Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng.
Đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu bình luận về cuộc tranh luận này mà
trong số đó, chính xác và khách quan nhất là những đánh giá của Phạm Thế
Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên. Tuy nhiên, cần nhìn vấn
đề ở một phạm vi rộng hơn.
Trên thực tế, cuộc tranh luận về Truyện Kiều chỉ là một biểu hiện của
một phong trào rộng lớn ở diễn ra ở Việt Nam hồi ba thập niên đầu thế kỉ XX,
thậm chí ở miền Nam, từ cuối thế kỉ XIX: bảo tồn những giá trị truyền thống
của người Việt. Ở Nam Kì, từ cuối thế kỉ XIX, một số nhà học giả mà điển
hình là Trương Vĩnh Kí đã có ý thức sưu tập, phiên dịch và chú giải nhiều giá
trị truyền thống của người Việt, từ kho tàng văn hóa dân gian đến truyện Nôm
Lục Vân Tiên. Ở miền Bắc, từ đầu thế kỉ XX, đặc biệt là với sự hình thành
của giáo dục Pháp Việt, công việc tổng kiểm kê lại di sản văn hóa và văn

chương Việt Nam ngày càng trở nên một phong trào thu hút được sự quan tâm
của nhiều trí thức. Khuynh hướng đề cao Truyện Kiều là một hệ quả của
phong trào này. Trước sức ép phải xây dựng một chương trình Quốc văn mà
phần giảng văn phải được hình dung theo khuôn mẫu văn chương Pháp, người
ta bắt đầu chợt nhận ra một thực tế là trong suốt một thời gian dài, những giá
trị mà người Việt sùng bái và đưa vào chương trình học tập đều là của người
Hoa và bằng chữ Hán. Người Việt đứng trước sức ép phải tìm kiếm những tác
phẩm văn học cổ điển thuần túy Việt Nam để có được một chương trình văn
học sử Việt tương tự như văn học sử Pháp. Truyện Kiều trở thành một phát
hiện. Một phong trào suy tôn Kiều được khởi lên bởi sáng kiến của người
Pháp cũng như người Việt mà trong đó đáng kể nhất là bản dịch Truyện
Kiều sang tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh được đăng trên Đông Dương tạp
chí từ năm 1913. Những hoạt động củaNam phong chỉ là sự tiếp nối phong
trào này. Và không chỉ bài diễn thuyết của Phạm Quỳnh mà nhiều bài viết của
11


nhiều tác giả khác như Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật, Vũ Đình
Long, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật… về Truyện Kiều cũng được
đăng tải trên tờ báo này. Những quan niệm bảo thủ về Truyện Kiều không
thiếu trong những bài viết này. Điển hình là việc Nguyễn Trọng Thuật phê
phán câu "chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa" là "xỉ mạ luân lí" hay Nguyễn
Đôn Phục lên án Truyện Kiều là "làm ích cho nhân quần thì có ít, chỉ ham mê
về tình thiên dục ải mà di độc cho xã hội thì phần nhiều". Ở phương diện này,
quan niệm của nhiều người trên Nam phong là không khác với quan niệm của
Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng.
Tất cả những quan điểm ấy, không gì khác chính là quan niệm nhìn
văn chương qua lăng kính luân lí, coi văn chương là kẻ phục tòng luân lí của
thời Trung đại. Vấn đề là trong dàn đồng ca bảo thủ ấy, vẫn có thể nhận thấy
những biến chuyển quan trọng của quan niệm văn học. Trước hết là một sự

thức tỉnh về tính dân tộc của văn chương. Với đặc điểm lịch sử của Việt Nam,
khó lòng có thể gạt bỏ toàn bộ di sản văn học bằng chữ Hán khỏi kho tàng
văn chương dân tộc, thế nhưng, ít nhất, cuộc tiếp xúc với phương Tây đã làm
cho người Việt thức tỉnh về giá trị của văn chương viết bằng tiếng mẹ đẻ. Từ
đây, văn học Nôm có một giá trị ngang bằng với văn học Hán. Nó thoát khỏi
cái thân phận thứ yếu phải chịu trong suốt thời Trung đại. Chính nó là một
tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn học hiện đại bằng chữ quốc ngữ
(thực tế chỉ là một phương án phiên âm tiếng Việt tương tự như chữ Nôm, có
điều sử dụng một công cụ khác). Thứ hai, cùng với ý thức về đặc tính dân tộc
là một ý thức ngày càng rõ nét về đặc tính sáng tạo nghệ thuật của văn
chương. Ngay trong chính bài diễn văn của Phạm Quỳnh, nếu gạt sang một
bên những lời lẽ phóng đại, khoa trương dễ gây ra sự phản cảm, kiểu như
coiTruyện Kiều vừa là kinh, vừa là truyện, là thánh thư phúc âm của cả một
dân tộc thì thấy Phạm Quỳnh, ít nhất, đã làm được một điều: đánh giá đúng
giá trị của một tác phẩm văn chương với tư cách là một tác phẩm văn chương
chứ không phải là một biểu hiện của luân lí hay tư tưởng. Nhìn rộng ra toàn
12


bộ phong trào sùng bái Truyện Kiều, có thể nhận thấy trong xã hội Việt Nam
hồi đầu thế kỉ, bắt đầu hình thành dần một ý thức về văn chương với tư cách
một nghệ thuật độc lập. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong các bài viết của
Vũ Đình Long và Nguyễn Tường Tam về văn chương Truyện Kiều. Các ông
đánh giá Truyện Kiều không từ góc độ luân lí, từ việc chiêu tuyết hay phê
phán Kiều trên lập trường của một nhà đạo đức. Các ông ứng xử với Truyện
Kiều như ứng xử với một tác phẩm văn chương nghĩa là phân tích nghệ thuật
xây dựng nhân vật, văn phong của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Dù chưa
thể có được một hệ thống lí luận hoàn bị để phân tích tác phẩm văn chương
nhưng rõ ràng những bài viết của Vũ Đình Long hay Nguyễn Tường Tam đã
đánh dấu một thay đổi quan trọng trong trường văn học liên quan đến quan

niệm, cách hình dung về văn học.
Nhà nghiên cứu Trần Mạnh Tiến trong cuốn “ Lí luận phê bình văn học
Việt Nam đầu thế kỷ xx” đã có những kiến giải sâu sắc về ý nghĩa của cuộc
tranh luận này. Theo ông, việc đề cao Truyện Kiều có tác dụng khơi dậy ý
thức tự do với giải phóng cá nhân và tình cảm con người được phản ánh trong
văn học và hướng con người tới quan niệm sống mới. Tuy nhiên, Phạm
Quỳnh đã đề cao Truyện Kiều lên đến mức cực đoan, thậm chí quá giới hạn
của văn chương nghệ thuật. Đặc biệt trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, hết
thế hệ này đến thế hệ khác đang thà chết dấn thân vào con đường cứu nước,
giành lại giang sơn mà Phạm Quỳnh lại khẳng định một cách hùng hồn ”
Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà
sợ,có điều chi nữa mà ngờ” thì hoàn toàn trái ngược với thảm cảnh nước nhà.
Cho dù là “ thánh thư” hay “ phúc âm” như thế nào chăng nữa thì một tác
phẩm văn chương làm sao có thể cứu vớt được một quốc gia đã mất hết chủ
quyền, một dân tộc đang sống giữa vòng vây nô lệ. Đó là điếm sai lầm rõ nhất
của Phạm Quỳnh đã khơi ra ngòi nổ để các nhà nho ái quốc phản công.
Suốt mấy thập kỷ trôi qua vấn đề cuộc tranh luận Truyện Kiều hồi đầu
thế kỷ vẫn còn nhiều ý kiến tham gia bàn luận,khi thì được nhìn nhận từ lăng
13


kính văn hóa,khi thì được đánh giá bằng quan điểm chính trị, đạo đức. Thực
chất cuộc tranh luận có tầm vóc thế kỷ chưa phải đã kết thúc.
Bước sang giai đoạn đầu thế kỷ XX, phê bình văn học nước ta có
nhiều bước phát triển mới cả về số lượng và chat luống với giai đoạn trước,
phê bình hình thành hai khuynh hướng: một khuynh hướng tiếp nối lối bình
văn truyền thống, một khuynh hướng tiếp thu các thao tác phê bình cận hiện
đại của phương tây tạo nên một lối phê bình mới ( phê bình hiện đại ), phê
bình mới với phê bình truyền thống có sự giao thoa với nhau, ảnh hưởng lần
nhau, làm cho diện mạo phê bình trong nước càng thêm phong phú.

Phê bình mới dần thay thế lối phê bình truyền thống để đáp ứng nhu
cầu sang tác và tiếp nhận văn học ngày càng tăng. Phê bình văn học góp phần
khai thông dân trí, nâng cao tư duy lí luận, thúc đẩy sang tác và các hoạt động
văn học trong nước. Phê bình văn học làm cho sinh hoạt báo chí và môi
trường văn học sôi động hơn. Hoạt động phê bình đã bộc lộ những mâu thuẫn
về quan điểm văn học, chính trị, đạo đức, trong đó nổi lên cuộc tranh luận
Truyện Kiều giữa những năm hai mươi, gây một tiếng vang lớn trong đời
sống tinh thần xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến các giai đoạn văn học sau.

14



×