Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tieu luan ngon ngu truyen thong tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.65 KB, 13 trang )

DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRUYỀN
THÔNG VIỆT NAM
( Thông qua việc thực tiễn truyền thông Việt Nam đương đại, và căn cứ vào
những xu thế của báo chí hiện đại vốn đang chế định ngôn ngữ truyền thông)
1. THỰC TIỄN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Có thể nói rằng chưa bao giờ báo chí truyền thông nước ta đạt được trình độ
phát triển toàn diện như hiện nay, trên các bình diện số lượng, chất lượng, loại
hình, công nghệ - kỹ thuật và đội ngũ nhà báo. Và cũng chưa bao giờ vai trò vị
thế xã hội của báo chí truyền thông được nhìn nhận một cách sáng rõ như hiện
nay. Báo chí truyền thông đã và đang đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước, vào việc xây dựng và bảo vệ thiết chế chính trị,
cũg như nâng cao vai trò, quảng bá hình ảnh của Việt Nam trong khu vực và trên
toàn thế giới.
Cách đây chừng 20 năm khái niệm truyền thông đối với nhiều người trong
chúng ta còn mới mẻ và chưa hiểu hết nội hàm và phương thức họat động thì nay
hàng trăm công ty truyền thông đang hoạt động, hàng trăm đầu sách về truyền
thông được dịch và viết ra, đội ngũ lao động trong ngành này đã lên đến hàng
nghìn người..và trong các cơ sở đào tạo đại học đã đào tạo nhân lực cho truyền
thông – quan hệ công chúng , các dự án truyền thông ngày càng phát triển cả về
quy mô chủng loại, tính chuyên nghiệp, và đặc biệt là góp phần quan trọng vào
việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội trong tiến trình phát triển , như xóa đói
giảm nghèo , vấn đề phát triển bền vững, nôi trường, y tế, sinh sản…Đội ngũ các
nhà truyền thông chuyện nghiệp ngày một trưởng thành đông đảo, có khả năng
thực hiện, tiếp nhận chia sẻ thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm và hợp tác với đối
tác nước ngoài trong việc thiết kế và triển khai các dự án truyền thông quốc gia.

1


Truyền thông ở bình diện tổng quát được hiểu là quá trình trao đổi thông
tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng, và kinh nghiệm giữa hai chiều hoặc


nhiều người nhằm góp phần nâng cao thay đổi nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiến
tới thay đổi hành vi của công chúng – nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu phát
triển bền vững. Bản chất xã hội của truyền thông là tương tác, và chia sẻ, thực
hiện những cuộc vận động xã hội trên cơ sở hướng tới mục tiêu chung vì lợi ích
cộng đồng. Do vậy nguyên lý quan trọng của truyền thông là tần suất tương tác
càng nhiều càng bình đẳng, và càng nhiều người tham gia bao nhiêu thì năng lực
và hiệu quả truyền thông càng cao bấy nhiêu. Truyền thông là một trong những
kênh quan trọng nhất thể hiện rõ tính công khai, dân chủ hóa đời sống xã hội.
Các kênh truyền thông rất đa dạng, nhưng về cơ bản có các dạng thức như truyền
thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng. Tất cả các dạng thức
này đều tập trung vào việc truyền thông vận động xã hội, truyền thông thay đổi
hành vim thông tin giáo dục truyền thông, tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế
- xã hội đã và đang đặt ra.
Về báo chí, nước ta hiện nay có hơn 700 cơ quan báo chí hơn 900 ấn phẩm
báo chí kể cả phụ san, chuyên san, chuyên đề, 65 đài phát thanh – truyền hình
tỉnh thành phố trực thuộc trung ươn, và đài phát thanh quốc gia, truyền hình khu
vực, hơn 600 đài truyền thanh huyện- thị xã, hàng ngàn đài truyền thanh xã
phường với thường lượng phát sóng hàng trăm giờ mỗi ngày, gần 450 báo mạng
điện tử, và hàng ngàn trang thông tin điện tử của các cơ quan doanh nghiệp, các
tổ chức chính trị- xã hội – nghề nghiệp, theo giới, theo tổ chức đoàn thể, theo
khu vực dân cư, theo tôn giáo đều có cơ quan ngôn luận báo chí đại diện. Họ
hoàn toàn có quyền tham gia từ việc cung cấp thông tin, tham gia diễn đàn, trực
tiếp bàn luận những vấn đề xã hội quan tâm…Riêng báo chí dành cho thiếu niên
có hàng trăm ấn phẩm , chủ yếu do nhà nước tài trợ bao cấp.

2


Để đảm bảo quyền tiếp nhận thông tin cho nhân dân nhà nước đã có chính
sách tài trợ báo chí – cung cấp ấn phẩm báo chí các phương tiện thu nghe

chương trình phát thanh truyền hình, cho đồng bào dân tộc thiểu số. Để tạo diễn
đàn cho các nhà khoa học trí thức phát biểu và công bố các công trình nghiên
cứu của mình, Nhà nước tài trợ, bao cấp cho hàng trăm tạp chí xuất bản định kỳ,
thông qua đó tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Hiện nay có hơn 20%
cơ quan báo chí hạch toán, trang trải mọi chi phí hoạt động, đảm bảo thu thập
khá cho cán bộ nhân viên, cải thiện đời sống , đầu tư đổi mới kỹ thuật và công
nghệ làm báo, có một số tờ báo nộp thuế cho Nhà nước đạt mức cao, không kém
nhiều doanh nghiệp. Các hoạt động quảng cáo, dịch vụ xã hội phát triển theo
hướng tích cực hiệu quả. Các cơ quan báo chí đa ấn phẩm, đa loại hình và mô
hình truyền thông đa phương tiện đã và đang hình thành phát huy hiệu quả.
Nước ta đã xây dựng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, và công nghệ truyenè
thông, các phương tiện truyền thông đại chúng khá hoàn chỉnh, hiện đại, kết nối
thành hệ thống đủ sức khơi nguồn, định hướng, truyền dẫ và điều hòa dư luận xã
hội trong nước. Chúng ta đang nỗ lực để có thể phóng được và sở hữu vài vệ tinh
nhân tạo phục vụ việc kết nối, truyền dẫn thông tin.
Các cơ sở kỹ thuật truyền thông, các trạm liên lạc mặt đất – vũ trụ…đáp
ứng nhu cầu thu thập, xử lý, và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, kịp
thời tới hơn 87 triệu người dân trên khắp mọi vùng miền của đất nước và nhanh
chóng vươn ra tiếp cận công chúng các nước trong khu vực, trên thế giới và đồng
bào Việt Nam ở xa tổ quốc. Về công nghệ - kỹ thuật truyền thông nhất là Phát
thanh –Truyền hình, báo mạng điện tử, chúng ta đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực và khu vực Châu Á. Các ấn phẩm báo chí, các chương trình phát thanh
truyền hình ngày càng phong phú, đa dạng, thông tin nhiều chiều, kịp thời giải
thích và giải đáp những sự kiện và vấn đề thời sự trong nước và quốc tế mà nhân
dân đang quan tâm, các chương trình giải trí ngày càng hấp dẫn và cuốn hút công
3


chúng. Báo chí kinh tế, nhất là báo chí về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng
khoán có tốc độ phát triển nhanh , báo chí điều tra đang phát huy trong việc tham

gia đầu tranh chống tiêu cực, tham nhũng , lãng phí; thể hiện năng lực và trình
độ phân tích sự kiện pháp lý của nhà báo ngày càng cao nâng lên trong quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công dân.
2. XU HƯỚNG BÁO CHÍ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI ĐƯỢC COI LÀ
ĐANG CHẾ ĐỊNH NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG
2.1 Xu hướng toàn cầu hóa thông tin
Biểu hiện rõ nhất là việc hình thành rất nhiều hãng thông tấn, hãng tin
chuyênkhai thác tin tức trên khắp thế giới rồi bán lại cho các cơ quan thông tấn
trên thế giới.Với sự chuyên biệt này, các cơ quan báo chí chỉ cần mua lại tin từ
các hãng thông tấnđó là có thể có đủ tin tức trên thế giới cung cấp cho công
chúng của mình.Biểu hiện thứ hai đó là
thông tin ở mọi nơi được cập nhật liên tục và nhiều chiều.
Nếu như trước kia, chỉ những thông tin quan trọng và có ảnh
hưởng lớn mớiđược đề cập, thì ngày nay những thông tin về những con người
bình thường ở mọi nơiđều có thể được nhắc tới. Thông tin về những
nhân vật nổi tiếng không còn chỉ là thông tin riêng của một quốc gia mà đã
trở nên nguồn tin nóng cho những người quantâm trên thế giới.Tuy nhiên một
vấn đề đặt ra là liệu các thông tin được toàn cầu hóa đó liệu cótrung thực? Các
chuyên gia đã nhận xét, quốc gia nào làm chủ được thông tin thì quốcgia đó sẽ
giành chiến thắng. Không ai dám chắc những thông tin mà các hãng tin đưara
không mang màu sắc chính trị, phục vụ cho một đảng phái, một nền
chính trị nàođó. Điều đó là dễ hiểu trong thời đại thông tin có vai trò
quan trọng như ngày nay.Các chính phủ phải điều tiết các dòng thông
tin trong tầm kiểm soát của họ, đưa ra những tin tức có lợi và theo những
mưu đồ chính trị được tính toán kĩ.Không thể phủ nhận những thành tựu
4


của công cuộc toàn cầu hóa thông tin đem lại. Truyền hình, phát thanh,
internet, báo chí đã và đang tác động về tình cảm, tưtưởng của công chúng tiếp

nhận thông tin, bất kể khoảng cách từ họ tới nguồn thôngtin là bao nhiêu. Sự
kết hợp giữa thông tin toàn cầu và lợi ích khu vực làm cho hoạt động
của các phương tiện thông tin đại chúng trở nên hữu hiệu hơn nếu xét từ góc
độchình thành và thao túng công luận.
2.2 Tập đoàn báo chí
Tập đoàn báo chí chính là tập đoàn kinh tế mà báo chí, truyền thông đại
chúng là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính hoặc là một bộ phận tạo thành có ý
nghĩa quan trọng, có vai trò độc lập tương đối.
Trên thực tế, rất hiếm thấy tập đoàn truyền thông báo chí nào không có hoạt
động sản xuất kinh doanh ngoài lĩnh vực báo chí, truyền thông đại chúng. Vì là
tập đoàn kinh tế nên nói chung, sự hình thành của các tập đoàn báo chí cũng xuất
phát từ chính những nguyên nhân đã hình thành các tập đoàn kinh tế:
Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là dưới tác động
của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cho phép hình thành việc
tổ chức sản xuất mới trên cơ sở vừa chuyên môn hoá vừa tăng cường liên kết
giữa các nhà máy, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến việc liên kết dưới nhiều hình thức
khác nhau để tạo ra sức mạnh to lớn hơn, các nguồn lực mạnh mẽ hơn cho các
doanh nghiệp, tạo nên khả năng cạnh tranh lớn hơn và tránh rủi ro.
Thứ ba, do sự phát triển và tính chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải
có sự đầu tư lớn vào nghiên cứu, dự báo, hoạch định chính sách phát triển để
đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công việc này đòi hỏi nguồn lực to
lớn mà chỉ có những đơn vị kinh tế có quy mô lớn mới có khả năng thực hiện

5


2.3 Thương mại hóa báo chí
Khái niệm thương mại hóa báo chí hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi. Có
nhiều người cho rằng không nên dùng từ thương mại hóa đối với báo chí, vì điều

đó có thể gây hiểu sai là các tờ báo đang “lá cải hóa”.
Tuy nhiên nhóm cũng xin tự đưa ra cách hiểu của mình về “thương mại hóa
báo chí”. Đó là một quá trình mà các cơ quan báo chí tìm cách tăng thu nhập
cho mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc kinh doanh các loại
hình báo chí thông thường. Đó có thể là các hoạt động quảng cáo cho các sản
phẩm, thâu tóm các khâu trong quá trình làm báo: in ấn, phát hành… phát triển
thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trên tờ báo hoặc cũng có thể tham gia và các
lĩnh vực kinh tế khác.
2 . 4 Tập trung và độc quyền hóa báo chí
Tập trung hóa báo chí là quá trình sáp nhập giữa các cơ quan báo chí,
hoặc thôn tính, thâu tóm, bành trướng lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí để
hình thành nên các tập đoàn báo chí.
Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy
nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có sản phẩm thay thế gần
gũi. Tiếng Anh: monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos (nghĩa là một) và
polein (nghĩa là bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là
trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. (vi.wikipedia.org)
Độc quyền hóa báo chí đó là tình trạng mà các các tập đoàn báo chí đã
thâu tóm toàn bộ các cơ quan báo chí, biến mình trở thành duy nhất trên thị
trường nhằm phục vụ mục đích riêng của mình.
2.5 Quá trình phân hóa và chuyên môn hóa
Càng ngày báo chí càng đi đến xu hướng chuyên môn hóa, tập trung vào
ngành nghề, lĩnh vực, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho những công chúng
chuyên biệt.
6


2.6 Xu hướng đa phương tiện
Nhờ sự phát triển của Internet, và công nghệ dẫn tới xu hướng truyền thông
đa phương tiện. Người ta không chỉ đọc báo qua kênh văn bản chữ viết, mà có

thể nghe được âm thanh, Audio, hình ảnh Video, ảnh minh họa, bảng vẽ biểu đồ,
làm tăng hiệu quả của tác phẩm báo chí
2.7 Báo chí công dân
Với sự phát triển của blog, và các trang mạng xã hội như Face Book,
Twitter, mà báo chí cũng tìm thêm được một nguồn thông tinmới cho mình.
Rất nhiều nhà báo đã chịu khó tìm những đề tài từ các trang blog cá
nhân để có tin bài cho mình. Những người tham gia cộng đồng ảo đôi
khi có những bài viết sắc xảo mà không phải một phóng viên, một
nhà báo nào cũng có thể thực hiện được.Cũng giống như các quốc gia
khác, sự phát triển của công nghệ đã giúp chomọi người có thể hoàn
thành một sản phẩm truyền thông một cách dễ dàng. Chỉ cần một chiếc
điện thoại có thể quay phim được, mỗi công dân đều trở thành nhà báo
3. XU HƯỚNG BÁO CHÍ VIỆT NAM
3.1 Ảnh hưởng của các xu hướng báo chí thế giới tới báo chí Việt Nam
Nền báo chí Việt Nam đang phát triển nhanh hòa nhịp với sự phát triển
kinh tế.Trong vòng 10 năm trở lại đây, báo chí Việt Nam đã có nhiều thay đổi để
đuổi kịp sựthay đổi của thế giới. Bên cạnh các loại hình báo in, báo
truyền hình, phát thanh đãhình thành khá lâu… thì loại hình báo điện tử
cũng đã được triển khai mạnh mẽ… vàđây đang hứa hẹn là một loại hình phát
triển nhanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Nằm trong hệ thống báo chí thế
giới, báo chí Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng ítnhiều từ các xu hướng trong làng
báo quốc tế.Trên cơ sở tận dụng những thành tựu tiến bộ của nền báo chí thế
giới, nền báochí Việt Nam đã tích cực đổi mới mình. Từ những trang
7


báo nghèo nàn về mặt thiết kế, đến nay những trang báo đã được ma – két
đẹp hơn, không còn tình trạng cả trang báo chỉ toàn chữ, các yếu tố đồ họa đã
được chú trọng.
3.2 Xu hướng thương mại hóa báo chí biểu hiện rõ rệt

Cũng như tất cả các tờ báo trên thế giới, báo chí Việt Nam cũng đang phải
vậtlộn với cuộc đấu tranh để duy trì nguồn thu nhập cho mình. Nguồn thu từ
doanh thu bán báo đã gần như không còn ý nghĩa. Các tờ báo đang phải cố gắng
thu hút quảngcáo để bù lại nhiều khoản chi phí: chi phí phát hành,
nhuận bút, lương cho phóngviên… Trong vài năm trở lại đây, ngành
quảng cáo của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đó cũng là một cơ
hội để báo chí tận dụng. Các tờ báo lớn ra hằng ngàyhiện nay đều có những
trang quảng cáo riêng biệt, in thêm với các thông tin hằng ngày…
Trong lĩnh vực truyền hình, những chương trình mang tính thương
mại cũng phát triển, dưới hình thức tài trợ cho các chương trình, quảng cáo đã
len lỏi vào côngc h ú n g . Đ à i t r u y ề n h ì n h Vi ệ t N a m c ũ n g t h à n h l ậ p
m ộ t t r u n g t â m q u ả n g c á o r i ê n g : Tvad chuyên sản xuất các đoạn phim
quảng cáo trên sóng truyền hình.
Trên các trang báo điện tử, một diện tích lớn của khuôn hình đã được
nhườngchỗ cho các banner, các logo quảng cáo…Quá trình thương mại hóa báo
chí là một quá trình tất yếu để tồn tại, tuy nhiênvấn đề đặt ra là phải thực
hiện sao cho nội dung thông tin đem đến cho công chúng phải chân thật
và không được phép đăng tin chỉ vì tiền.
3.3 Xu hướng hình thành tập đoàn báo chí
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu báo chí
và tuyêntruyền:
“ Vi ệ c x â y d ự n g v à p h á t t r i ể n c á c T ậ p đ o à n b á o c h í ấ y
h ầ u n h ư m ộ t c o n đường tất yếu phải dẫn tới. Bởi vì đất nước chúng
8


ta báo chí cũng áp dụng vào nền kinh tế thị truờng, tất nhiên là có định
hướng XHCN. Tuy nhiên là việc xây dựng cácTập đoàn báo chí ở Việt Nam
cũng cần xem xét ở tất cả mọi khía cạnh để vừa đảmbảo chúng ta có
tập đoàn báo chí truyền thông lớn mạnh, đảm bảo những tập đoàn ấy

có sức mạnh nhất định trong việc tác động vào đời sống nhất định trong lĩnh
vựctruyền thông và cái quyền lực ấy góp phần vào việc thực hiện đường lối,
chính sáchkinh tế - xã hội, quân sự, quốc phòng, an ninh của Đảng,
nhà nước một cách thắng lợi. Nhưng mặt khác các tập đoàn này cũng phải
đảm bảo được nó phát triển để trở thành những quyền lực về mặt kinh tế
hay nó tạo nên quyền lực lớn về mặt kinh tế, tức là nó vẫn là một tập đoàn
kinh tế. Chính vì thế cần phải cân nhắc các khia cạnhmột cách bài bản, có nghiên
cứu bước đi cẩn thận. Đặc biệt trong quá trình xây dựng và phát triển các tập
đoàn ấy thì nên tính toán thực hành một số bước thí nghiệm rồi sau đó tiến hành
ở mức độ rộng lớn hơn”.
3.4. Xã hội hóa báo chí ở Việt Nam
Blog giờ đã quá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam, phát triển và
bắt đầu nở rộcách đây 2 năm, cho đến nay blog đã trở thành món ăn tinh thần
của giới trẻ.Với sự phát triển của blog mà báo chí cũng tìm thêm được một
nguồn thông tinmới cho mình. Rất nhiều nhà báo đã chịu khó tìm những
đề tài từ các trang blog cá .
nhân để có tin bài cho mình. Những người tham gia cộng đồng ảo
đôi khi có những bài viết sắc xảo mà không phải một phóng viên, một
nhà báo nào cũng có thể thực hiện được.Cũng giống như các quốc gia
khác, sự phát triển của công nghệ đã giúp chomọi người có thể hoàn
thành một sản phẩm truyền thông một cách dễ dàng. Chỉ cần một chiếc
điện thoại có thể quay phim được, mỗi công dân đều trở thành nhà báo. TạiViệt
Nam đã có nhiều chương trình tiếp nhận các clip của khán giả để phát
9


sóng. Vídụ như chương trình “blog giao thông” đã tận dụng hiệu quả
những cảnh quay củakhán giả để làm mới thêm chương trình của
mình. Hay như chương trình “Clip của tôi” trên kênh VTV6 chuyên phát
các clip do chính các bạn trẻ thực hiện.Bên cạnh các trang blog, thì hệ thống chia

sẻ video trực tuyến cũng đang pháttriển, nếu như trên thế giới có Youtube.com,
metacafe.com… là những trang chia sẻclip hàng đầu thì tại Việt Nam,
clip.vn đang chiếm ưu thế. Với ưu thế là không hạn chế thể loại (trừ nội
dung mà pháp luật cấm) nên mọi người có thể thỏa sức sáng tạovà chia sẻ cho
mọi người.Mặc dù vẫn chưa được thừa nhận về vai trò của mình, nhưng các “nhà
báo côngdân” cũng đã góp phần tạo nên một nguồn thông tin đa chiều
về các sự kiện. Trongtương lai xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển.
4 . DỰ BÁO XU HƯỚNG CỦA NGÔN NGỮ TRUYỀN THÔNG VIỆT
NAM
Xu thế thứ 1: Chuyển khổ của báo và tạp chí trong truyền thông in ấn
sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.
Chỉ một vai năm gần đây, ở VN bắt đầu có xu hướng chuyển khổ báo đối
với loại hình truyền thông in ấn, bao gồm tất cả các loại truyền thông như báo in,
tạp chí, bản tin, chuyên san, nội san…
báo Nhân dân, họ ra một ấn phẩm mới. Họ lập tức đổi khổ, họ sử dụng khổ
báo mới.
Lý do: Độc giả hưởng thụ thông tin trong quá trình di chuyển nhiều hơn,
tức vừa đi xe vừa đọc, xu thế này càng tăng cao. Nên khổ báo lớn không thích
hợp.
Lý do chủ yếu là khi thu hẹp khổ, số trang báo của nó buộc phải ít đi, bài tin
buộc phóng viên phải viết ít viết gắn, vì công chúng không đủ thời gian để đọc
các trang bài dài…

10


Lý do thứ 3: Tức là bố trí trang báo như thế nào đó để độc giả đọc rất nhanh
trang báo trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chuyển sang khổ vừa khổ nhỏ, thuận lợi
cho việc cung cấp thông tin đấp ứng được thời gian, và nhu cầu đọc của độc giả.
Càng ngày số người đi xe hơi càng nhiều lên, tàu điện ngầm, máy bay càng

ngày nhiều lên …và con người không có thời gian để đọc, trừ lúc ngồi trên các
phương tiện giao thông, nên đó là hiện tượng có khả năng quyết định việc
chuyển khổ báo.
Càng ngày tính cạnh tranh càng rõ nét, nên buộc việc tổ chức thông tin trên
các trang báo cần phải khoa học hơn, đó là tổ chức …NHững khổ báo nhỏ thuận
tiện cho việc bỏ túi và di chuyển đi nơi khác.
Dự báo xu thế này sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới, không
những trên thế giới mà ngay cả Việt Nam chúng ta.
Xu thế thứ 2: Xu thế cân bằng giữa truyền thông bằng ngôn ngữ với đồ
hình
Càng ngày trên truyền thông in ấn, kênh chữ viết ngày càng giảm thiểu,
thay vào đó là sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ chú thích… Ngôn ngữ trực quan, sinh
động, hàm lượng thông tin cao, thông tin đa chiều. Đặc điểm quan trọng là tiết
kiệm thời gian đọc cho công chúng nhiều.
Xu thế cân bằng giữa truyền thông bằng ngôn ngữ với đồ hình. Phổ biến
cho truyền thông in ấn, truyền hình, online…Với phát thanh dùng phép so sánh

Xu thế này khó dự báo, có thể có phát triển trong thời gian ngắn, còn dài
hạn thì khó dự báo.
Xu thế thứ 3:Thông tin tư vấn chỉ dẫn càng ngày càng cân bằng với
thong tin thực địa.

11


Càng ngày thông tin trên truyền thông đều cân bằng giữa thông tin thực tế,
và thông tin chỉ dẫn.
Trên báo giấy có những bài báo về vấn đề này, họ bố trí tổ chức ra sao để có
phần thông tin chỉ dẫn cân bằng. Vì sao thông tin chỉ dẫn được đề cao…thông
qua truyền thông, công chúng có thể có những thông tin nhanh nhất, chi tiết, cụ

thể nhất. Công chúng tìm đến truyền thông không còn chỉ đơn giản vì tìm kiếm
thông tin, và là vì tìm kiếm lợi ích. Trong khi đó cái đơn giản nhất, phổ biến nhất
là những tư vấn, chỉ dẫn…
Lợi ích, gần, Tác động đám đông ( ba yếu tố )…
Với sự phát triển và ra tăng của các dịch vụ thông tin du lịch, thời tiết,
giải trí thì xu thế này sẽ tiếp tục phát triển.
Xu thế 4 Ngôn ngữ mang tính sự kiện
Để đáp ứng yếu tố, nhanh, chính xác, ngắn gọn, súc tích thì xu thế này sẽ
còn phát triển ở Việt Nam.
Xu thế 5: Xu thế cân bằng giữa thông tin và tri thức:
Thế nào là động đất? sóng thần? cấp độ ra sao….đây là những thông tin
nền chứa đựng tri thức.
Ngôn ngữ giờ không chỉ tập trung vào ai? ở đâu? Cái gì nữa mà tập trung
vào trả lời câu hỏi tại sao…
Khi tri thức được cân bằng, ngôn ngữ truyền thông là ngôn ngữ của khoa
học chứ không còn là ngôn ngữ của sự kiện báo chí nữa. Khi ngôn ngữ khoa học
mà chiếm địa vị lớn thì điều gì sẽ xảy ra?...Tuy nhiên cách sử dụng ngôn ngữ
khoa học có hiệu quả không lại phụ thuộc vào cách truyền tải của phóng viên, và
tìm góc tiếp cận.
Với sự phát triển ngày càng cao trình độ dân trí thì xu hướng này sẽ tiếp tục
phát triển ở Việt Nam.

12


13




×