Lời mở đầu
Trong sự phát triển của nhân loại, từ nền văn nông nghiệp đến văn
minh công nghiệp và vươn tới nền văn minh trí tuệ, lịch sử của báo chí,
truyền thông đã chứng minh bao biến động diễn ra trong lịch sử phát
triển của đất nước. Đặc biệt trong mấy thập kỷ gần đây, những biến cố
trong đời sống nhân loại càng thu hút nhiều tờ báo, cơ quan truyền thông
luôn quan tâm đến c¸c vấn đề cña ®Êt níc ta đã và đang diễn ra.
Trước những biến động và thay đổi trong cuộc sống, báo chí, truyền
thông luôn hướng viết về sự phát triển của đất nước.
Ngay từ khi ra đời, báo chí, truyền thông đã ngày càng phát huy
vai trò và sức mạnh của mình trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền
lực chính trị của các thế lực, các giai cấp; trong tiến trình phát triển kinh
tế, văn hoá xã hội; trong việc nâng cao dân trí, giáo dục nhân cách con
người. Có thể nói với vai trò quan trong trong phẩm báo chí hay trên một
kênh truyền thông thì ngôn ngữ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng
để đem lại hiệu quả của công tác truyền thông.
PHẦN I
Khái niệm Ngôn ngữ - Truyền thông
1. 1.Ngôn ngữ là gì?: Ngôn ngữ không phải là một bộ phận quy
tắc và ngữ pháp. Ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để biểu đạt ý nghĩa
và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau
hơn.
Ngôn ngữ có thể cấu tạo bởi hình thức biểu ý. Cũng có âm thanh,
nét mặt, hoặc là điệu bộ bằng tay, hoặc động tác cụ thể. Nó có thể là thể
tổng hợp được tất cả những cái đó. Hiện nay, các phương tiện thông tin
đại chúng luôn có rất nhiều người sử dụng; thêm vào đó, chúng vẫn
thường được coi là mẫu mực trong việc dùng ngôn từ.
1.2. Truyền thông là gì? là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền
thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương
tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản,
thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn,
các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền
thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những
gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm
và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.
Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền
thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng.
Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và
điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận được
từ người khác là qua nét mặt và tông giọng. 7% còn lại là từ những lời
nói mà chúng ta nghe được. Truyền thông bằng lời được thực hiện khi
chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới người khác.Truyền
thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể
hiện một ý tưởng nhất định. Bởi truyền thông là quá trình gửi và nhận
thông tin, các mốc phát triển truyền thông thường gắn liền với tiến bộ
công nghệ.
2.1.Thực tiễn truyền thông Việt Nam
Hiện nay, nhờ các phương tiện truyền thông mới mà các cá nhân
đã vượt qua được tất cả các đường biên giới quốc gia và qua đó tiếp
cận được với tất cả những thành tựu của loài người. Nói cách khác,
những hạn chế về bối cảnh kinh tế, chính trị của một quốc gia. Không
gì trên thế giới có mà ta không có!
Việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới ngày càng trở nên
phổ biến, theo đó các cá nhân trong xã hội đều mong muốn được thể
hiện cái tôi của mình, được tự do trong suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.
Chính chính vigf vậy công tác truyền thông đã có nhiều thay đổi cái cũ
bằng phương thức truyền thông mới và rất phong phú để đáp ứng nhu
cầu của mọi độc giả.
2.2. Những xu thế vai trò của báo chí hiện đại vốn đang chế
ngự ngôn ngữ truyền thông.
Có thể nói, báo chí cách mạng đã khẳng định vai trò, hoàn thành
tốt nhiệm vụ là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu, tuyên
truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những
thành tựu chung của đất nước có đóng góp của báo chí. Trong những
năm qua, báo chí, truyền thông luôn bám sát mục tiêu, tôn chỉ, đường lối
chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các giải pháp định hướng
phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, đó là nội dung tuyên truyền
quan trọng của báo chí.
Những sự kiện quan trọng của đất nước được báo chí, truyền thông
đã dành thời lượng, đăng tải nhanh chóng, kịp thời tới nhân dân, như Đại
hội Đảng XI, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, các kỳ họp Trung ương,
Quốc hội...
Trong quá trình đó, báo chí đặc biệt đi sâu phản ánh tình hình phát
triển kinh tế xã hội, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ,
cùng cả nước vượt qua những khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội. Điều này càng rõ ràng hơn trong thời gian gần
đây, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước gặp
nhiều khó khăn.
Báo chí đã dành thời lượng đáng kể tuyên truyền về Hội nghị
Trung ương 3 về đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế,
được nhiều chuyên gia bình luận sắc nét để người dân hiểu rõ hơn…; về
Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng
Đảng hiện nay…; nội dung Hội nghị Trung ương 5 về chính sách an sinh
xã hội, phòng chống tham nhũng, tổng kết thi hành Hiến pháp,… Có
những lúc tình hình biên giới biển đảo diễn biến phức tạp, thì báo chí đã
vào cuộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, khơi dậy
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn môi
trường hòa bình trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và công ước LHQ,
DOC…
Báo chí dành nhiều tin bài về gương người tốt, việc tốt, đẩy mạnh
học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Báo chí đấu tranh với luận điệu của những thế lực thù địch, bảo vệ
thành quả cách mạng, chống những hiện tượng thoái hóa, biến chất, tự diễn
biến trong cán bộ đảng viên và nhân dân, xây dựng môi trường xã hội lành
mạnh.
Không thể không nói đến lĩnh vực thông tin đối ngoại, báo chí đã
đưa những thông tin mới về phát triển kinh tế -xã hội, văn hóa của các
nước đến Việt Nam, đồng thời giúp cho kiều bào và bạn bè quốc tế hiểu
hơn về quan điểm, thành tựu phát triển, nền văn hóa Việt Nam, vun đắp
tình hữu nghị với các nước. Có thể nói, báo chí đã luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, xứng đáng là phương tiện thông tin, tuyên truyền
hữu hiệu và có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp báo chí cách
mạng Việt Nam.
2.3. Báo chí hiện đại vốn đang chế ngự ngôn ngữ truyền
thông ?
Từ khi tờ báo đầu tiên trên thế giới ra đời cho đến nay, trải qua
hơn bốn thế kỷ tồn tại, báo chí đã trở thành phương tiện chuyển tải thông
tin quan trọng bậc nhất trong hệ thống phương tiện thông tin đại chúng.
Báo chí cũng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của con
người. Từ khi ra đời, báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng
to lớn phục vụ con người, phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, đặc biệt trong lĩnh vực đời sống tinh thần.
Xã hội ngày càng phát triển sẽ dẫn đến đời sống văn hóa tinh thần
ngày một phát triển, tất yếu báo chí càng có tác dụng to lớn hơn bao giờ
hết. Đồng thời, vai trò và tác dụng của báo chí càng được khẳng định rõ
nét trong đời sống chính trị - xã hội của loài người.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, chúng ta có thể lựa
chọn các loại hình báo chí khác nhau, phù hợp với sở thích của riêng
mình. Qua đó có thể nắm bắt được nhanh chóng những diễn biến ở nhiều
nơi trong nước và trên thế giới về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, ngoại giao, thể thao, quân sự... Điều đó cho thấy, vai trò và tác dụng
của báo chí rất to lớn, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng và mở rộng
kiến thức, định hướng và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội.
Từ khi nhận thức được vai trò và vị trí to lớn của báo chí, các lực
lượng chính trị trong xã hội đã bắt đầu đấu tranh đòi tự do báo chí. Báo chí
trở thành một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh giai cấp. Báo chí tham gia
vào cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Anh và Pháp. Báo chí trở thành công
cụ để cho người Mỹ đấu tranh thành lập Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Báo chí
được Lênin sử dụng rất có hiệu quả trong cuộc Cách mạng vô sản tháng
Mười Nga năm 1917...
Chúng ta biết rằng, khi Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ có sự
tham gia tích cực của báo chí. Trước sự đánh phá ác liệt của các thế lực
thù địch cùng với những nhược điểm, sai lầm nội tại của mình, chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu lần lượt sụp đổ, gây nên những
chấn động lớn cho nhiều quốc gia. Một trong những nguyên nhân đẩy
nhanh thảm họa là các nước nói trên đã buông lỏng vai trò lãnh đạo báo
chí, từ đó không giữ được định hướng chính trị. Các thế lực nước ngoài
cấu kết với lực lượng thù địch trong nước đã nhân danh cái gọi là tự do
báo chí, lợi dụng những khó khăn về kinh tế, đời sống, giương cao ngọn
cờ tiến công vào thành tựu và truyền thống cách mạng. Một bộ phận nhà
báo ở các nước đó đã chao đảo, mất phương hướng, buông rơi sứ mệnh
cao cả của mình. Đồng thời, các thế lực thù địch không chừa một biện
pháp nào, kể cả những thủ đoạn hèn hạ nhất, dùng thông tin báo chí đánh
phá tàn nhẫn. Điển hình là vụ dùng xảo thuật truyền hình ngụy tạo nên
cảnh tàn sát hàng loạt, lấy cớ kích động dư luận toàn thế giới, đẩy nhanh
sự sụp đổ của nhà cầm quyền ở Rumani năm 1989. Lịch sử báo chí
phương Tây gọi vết nhơ này là vụ Tamisoara, xảo thuật này còn được
dùng ở nhiều nơi khác, như ở Chesnia, Apganixtan, I-rắc...
Đối với nước ta, vai trò của báo chí được thể hiện rõ trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời, báo
chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, hun
đúc tinh thần yêu nước, lòng tự cường dân tộc, động viên ý thức trách
nhiệm công dân. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân
tộc, báo chí luôn là công cụ, là vũ khí sắc bén được Đảng và Nhà nước
sử dụng tích cực nhằm động viên sức người, sức của, giải quyết các
nhiệm vụ đấu tranh cách mạng. Báo chí đã châm ngòi cho các phong
trào cách mạng quần chúng.
Bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, báo chí là một
công cụ xây dựng có hiệu quả, là vũ khí đấu tranh mạnh mẽ chống các
hiện tượng, hành vi bảo thủ, tiêu cực, tham nhũng... động viên và góp
phần hình thành các phong trào cách mạng để thực hiện các mục tiêu
chiến lược trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt trong hơn 20
năm đổi mới, báo chí đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần kiến tạo
nên bầu không khí dân chủ trong đời sống xã hội. Với ý thức trách
nhiệm cao, báo chí đóng vai trò tích cực trong việc giữ vững sự ổn định
chính trị, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước,
đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chúng ta
không thể hình dung sự nghiệp đổi mới, công cuộc dân chủ hóa đời sống
xã hội, sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần và việc nâng cao dân
trí, những chuyển biến tích cực và lớn lao trong xã hội chúng ta ngày
nay ta nói đến vai tro to lớn của báo chí.
Hiện nay, ngôn ngữ báo chí, truyền thông đang có xu thế được
xem là một phong cách chức năng trong ngôn ngữ.Đa ngôn ngữ là “con
đẻ” của xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng - một trong xu thế
truyền thông mạnh mẽ nhất hiện nay. Cũng như đối với kinh tế và các
lĩnh khác khác, toàn cầu hoá có tác động cả tích cực và tiêu cực đến
ngôn ngữ. Sự gia tăng các cuộc tiếp xúc giữa các quốc gia, dân tộc ở
mọi lĩnh vực trong đó đặc biệt có sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá đã
tác động mạnh mẽ đến tiếp xúc ngôn ngữ
Trên cơ sở nhận thức rằng "phong cách là những khuôn mẫu trong
hoạt động lời nói, được hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ
có tính chất truyền thống và chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn
bản tiêu biểu" người ta đã tìm ra những luận cứ, với các mức độ thuyết
phục khác nhau, để khẳng định là ngôn ngữ truyền thông có những nét
đặc thù, cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong cách chức năng
khác trong ngôn ngữ như phong cách khoa học, phong cách hành chính công vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách chính luận. Vì số
lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chí truyền thông đông tới
mức không xác định được và họ (nhất là trẻ em) lại luôn xem các cơ
quan báo chí là "ngọn đèn chỉ dẫn" trong việc dùng ngôn từ, cho nên
ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát
triển.
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí, truyền thông trước hết thể hiện
ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo, nhà truyền thông miêu tả,
tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có như vậy,
người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang
trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo, kênh truyền thông đang
tuyên truyền cái gì? nói tới trong tác phẩm, trên kênh truyền thông của
mình.
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí, truyền thông còn
nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế
cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn
liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người cũng
xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính... cụ thể ). Đây là
cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó người đọc có thể
kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do đó, trong ngôn ngữ báo chí
nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay có
ý nghĩa mơ hồ kiểu như" một người nào đó", "ở một nơi nào đó", "vào
khoảng", "hình như",v. v...
Tính đại chúng báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả
mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận
thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục vụ của báo
chí: đây vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi họ có thể bày tỏ ý
kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ
dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên,
phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Vì, nói như nhà
nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V. G. Kostomarov: "
Ngôn ngữ truyền thông phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao
cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy
chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu"
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một
đối tượng hạn hẹp nào đó, báo chí khó có thể thực hiện được chức năng
tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và
đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí người ta ít dùng các
thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng
như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
Tính ngắn gọn Ngôn ngữ truyền thông cần ngắn gọn, súc tích. Sự
dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận
của người đọc, người nghe. Trong thời đại bùng nổ thông tin, người ta
luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian
càng tốt.
Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là hội thoại hoá ngôn ngữ
báo chí để nó đơn giản hơn, gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày.
Chính vì thế, từ ngữ của ngôn ngữ hội thoại được dùng để tăng cường
tính biểu cảm trong các bài viết ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, hội thoại hoá ngôn ngữ truyền thông không có nghĩa là chúng ta
được phép bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường với tất cả cái dáng vẻ thô
ráp, xù xì, gai góc của nó vào trong truyền thông. Vì dù thế nào đi chăng
nữa, ngôn ngữ trên truyền thông phải là một thứ ngôn ngữ đã được gọt
giũa, được trải qua sự nhào nặn của tác giả và phải đạt tới một sự chuẩn
mực nhất định về văn hoá.
PHẦN III
Vai trò quản lý của Nhà nước đối với Ngôn ngữ truyền thông
Có thể nói rằng, ngôn ngữ báo chí trong truyền thông là hoạt động,
hiện tượng xã hội tác động và chi phối ngày càng sâu sắc đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. truyền thông là phương tiện và phương thức
tuyên truyền lợi hại. Nếu biết sử ngôn ngữ và đặc biệt là ngôn ngữ trong
truyền thông thì công năng sẽ đặc biệt hữu dụng; nếu không sẽ gây ra
những hậu quả khó lường, thậm chí là nguy cơ trực tiếp của các bung nổ
xã hội. Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chí, truyền
thông đông tới mức không xác định được và họ (nhất là trẻ em) lại luôn
xem các cơ quan báo chí, truyền thông là "ngọn đèn chỉ dẫn " trong việc
dùng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì truyền
thông càng có điều kiện phát triển bấy nhiêu.
Kết luận
Ngày nay, với sự ra đời phát triển của mạng internet, các mạng xã
hội, truyền thông xã hội đã và đang tạo điều kiện cho blog phát triển như
một làn sóng, cùng với những dạng thức truyền thông mới trên mạng
internet, đã hình thành cộng đồng cư dân mạng, nhất là trong giới trẻ và
xuất hiện những khái niệm mới trong hoạt động báo chí, truyền thông.
Những hiện tượng này đang đặt ra những vấn đề thách thức báo chí
truyền thông, cũng như công tác quản lý nhà nước về báo chí của các
quốc gia do vậy xu hướng của ngôn ngữ truyền thông phải luôn đổi mới
theo hướng hiện đại, ngắn gọn súc tích, có xu hướng đa ngôn ngữ, ngôn
ngữ truyền thông phải chuyên biệt, có như vậy mới đáp ứng được sự
dấp dẫn cho mọi tầng lớp công chúng trong xã hội . /.