Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu tạo củ in vitro cây bách hợp Lilium brownii Brown. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.37 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ĐỨC QUỲNH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TẠO CỦ IN VITRO CÂY BÁCH HỢP
(Lilium brownii Brown)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Khoa

: CNSH & CNTP

Khoá học

: 2012- 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ĐỨC QUỲNH
Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU TẠO CỦ IN VITRO CÂY BÁCH HỢP
(Lilium brownii Brown)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Lớp

: 44 - CNSH

Khoa

: CNSH & CNTP

Khoá học

: 2012- 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Nguyễn Văn Duy
ThS. Vũ Hoài Sâm

Thái Nguyên, năm 2016



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn chỉnh tốt chương trinh đào tạo trong nhà trường với phương châm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến
thức cần thiết , chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần
quan trọng không thể thiếu được trong trương trình đào tạo sinh viên đại học nói
chung và sinh viên Đại Học Nông Lâm nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết
để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ
thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách
của một kỹ sư .
Với lòng biết ơn vô hạn, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo và cô giáo,
trong khoa CNSH – CNTP Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
trường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Văn Duy và cô giáo
ThS Vũ Hoài Sâm đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc trung tâm Nghiên Cúu Trồng và
Chế Biến Cây Thuốc Hà Nội, Viện Dược Liệu cùng toàn thể nhân viên của các
Phòng / Bộ môn tại trung tâm đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 Năm 1016
Sinh Viên

Bùi Đức Quỳnh



ii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình ảnh cây Bách hợp (Lilium brownii Br.) .............................................5
Hình 2.2. Một số thực phẩm được chế biến từ Bách hợp ...........................................7
Hình 2.3. Một số sản phẩm thuốc từ Bách hợp ...........................................................7
Hình 4.1. Củ hình thành trên môi trường MS + 60g/l đường + 0,5 mg/l α-NAA ...34
Hình 4.2. Nhân nhanh củ nhỏ từ các loại lát cắt khác nhau ......................................37
Hình 4.3. Nhân nhanh bách hợp trên môi trường .....................................................40
Hình 4.4. Cây bách hợp trên môi trường tạo rễ ........................................................42
Hình 4.5. Cây bách hợp trên các giá thể khác nhau ở vườn ươm .............................44


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý HgCl2 0,1% đến hiệu quả khử trùng mẫu cấy 25
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của BAP đến tái sinh in vitro.................................................28
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của NAA đến tái sinh in vitro ................................................30
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của Kinetin đến sự hình thành củ nhỏ ...................................32
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng hình thành củ nhỏ in vitro ...............33
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của đường đến khả năng hình thành củ in vitro cây bách hợp ..35
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các loại lát cắt đến khả năng nhân nhanh củ in vitro ......36
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng nhân nhanh củ nhỏ ..........................38
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA và BAP đến nhân nhanh củ in vitro ..........39
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của NAA và BAP đến sự tạo rễ in vitro .............................41
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây bách hợp ở vườn ươm ...43
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây ngoài vườn ươm ...............44



iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về chi Lilium và cây Bách hợp ................................................. 3
2.1.1. Giới thiệu chung về chi Lilium .......................................................................... 3
2.1.2. Giới thiệu c1hung về cây Bách hợp .................................................................. 4
2.2. Các phương pháp nhân giống chi Lilium và cây Bách hợp ................................. 8
2.2.1. Phương pháp nhân giống bằng hạt .................................................................... 8
2.2.2. Phương pháp nhân giống bằng vảy củ .............................................................. 9
2.2.3. Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô ................................................... 11
PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng ........................................................................................................... 18
3.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 18
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 18
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 25
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến hiệu quả khử trùng
mẫu ............................................................................................................................ 25
4.2. Kết quả nghiên tái sinh in vitro từ đốt thân và vẩy củ ....................................... 27

4.2.1. Ảnh hưởng của BAP đến tái sinh in vitro từ đốt thân và vẩy củ .................... 27
4.2.2. Ảnh hưởng của NAA đến tái sinh in vitro từ đốt thân và vẩy củ ................... 29
4.3. Nghiên cứu hình thành củ nhỏ ........................................................................... 32


v

4.3.1. Ảnh hưởng của Kinetin đến sự hình thành củ nhỏ .......................................... 32
4.3.2. Ảnh hưởng của NAA đến sự hình thành củ nhỏ in vitro ................................ 33
4.3.3. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến sự hình thành củ nhỏ ............................. 34
4.4. Nghiên cứu nhân nhanh củ nhỏ in vitro ............................................................. 36
4.4.1. Ảnh hưởng của loại lát cắt đến khả năng nhân nhanh củ in vitro ................... 36
4.4.2. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng nhân nhanh củ nhỏ................................. 37
4.5. Nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh .......................................................................... 40
4.6. Nghiên cứu đưa cây ra vườn ươm ...................................................................... 42
4.6.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống ngoài vườn ươm ................................. 43
4.6.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây ngoài vườn ươm ........................ 44
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 46
5.1. Kết luận............................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 47


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bách hợp còn gọi là Tỏi rừng, Khẻo ma, Suôn phạ (Tày), Kíp pá (Thái), Cà
ngái dòi (Dao), có tên khoa học là Lilium brownii Brown var. Viridulum Baker,

1885, tên đồng danh là Lilium brownii Brown var. Colchesteri Wils.ex Stapf.,
1921., thuộc họ hành tỏi (Liliaceae) là cây thuốc phổ biến và quan trọng trong Đông
y (Nguyễn Tập, 2007) [7]. Bách hợp có dạng cây cỏ, cao 0,5 – 1m, thân hành to
màu trắng, dọc thân có nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Cây thường mọc hoang ở các
trảng cỏ và bờ nương rẫy vùng núi cao. Vẩy thân hành của cây thường được dùng
làm thuốc giảm đau, chống ho, chống viêm hoặc như một nguồn dinh dưỡng. Theo
tài liệu cổ, Bách hợp có tác dụng bổ phổi, trừ ho, định tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi
tiểu, chữa ho lao thổ huyết, ho có đờm, viêm phế quản, hư phiền hồi hộp, tim đập
mạnh, phù thũng (Đỗ Huy Bích, 2004) [2]. Ở Trung Quốc, Bách hợp thường được
dùng làm thuốc nhuận phế, chỉ khái, an thần bình tâm. Ở Việt Nam, Bách hợp có
mặt trong thành phần của nhiều loại thuốc trị ho đang có mặt trên thị trường như
Bách hợp chỉ khái lộ, An khái hoa, Cốm ho Ma hạnh Vinet….Ngoài các tác dụng
làm thuốc kế trên, Bách hợp còn là cây cho hoa đẹp để làm cảnh.
Với những đặc tính như trên từ những năm 1980 cây đã bị khai thác quá mức
để lấy nguyên liệu làm thuốc và xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Thêm vào đó
nguồn Bách hợp tự nhiên còn bị thu hẹp do nạn phá rừng ngày càng gia tăng. Mặc
dù cây có thể tái sinh tự nhiên bằng hạt, nhưng chỉ có những hạt khi phát tán, được
tiếp xúc được với mặt đất ẩm hay hốc đá có mùn mới có cơ hội nẩy mầm (Đỗ Huy
Bích, 2004) [2]. Do vậy, nó liên tục được đưa vào danh lục đỏ Cây thuốc Việt Nam
các năm 1996, 2001 và 2006 và trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ
(30/3/2006) nhằm quản lý và bảo vệ. Tuy nhiên, nghiên cứu nhân giống cây bách
hợp cho đến nay chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Nhằm bảo tồn nguồn gen
và nhân rộng giống cây thuốc đang bị đe dọa này chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tạo củ in vitro cây bách hợp (Lilium brownii Brown)”.


2

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và kỹ thuật đến sự hình thành củ in
vitro cây bách hợp nhằm xây dựng quy trình nhân giống loài cây này với tỷ lệ sống
cao ngoài vườn ươm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được điều kiện khử trùng thích hợp.
- Xác định được môi trường tái sinh thích hợp.
- Xác định được ảnh hưởng của môi trường, chất điều hòa sinh trưởng,
đường đến sự tạo củ in vitro.
- Xác định được giá thể thích hợp để đưa cây in vitro ra vườn ươm


3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về chi Lilium và cây Bách hợp
2.1.1. Giới thiệu chung về chi Lilium
Chi Lilium (họ Liliaceae) gồm khoảng 100 loài (Mcrae, 1998) [30], được biết
đến trước hết là những loài hoa loa kèn, huệ tây trồng làm cảnh. Trong số đó có hai
nhóm quan trọng nhất là Lilium longilorum (Easter Loa kèn) và Lilium hybrids
(gồm Asiatic Loa kèn và Oriental Loa kèn) rất đa dạng về hình thái, màu sắc. Hiện
nay việc lai tạo giữa các nhóm Lilium để tạo ra các giống có bản sắc riêng, phù hợp
với điều kiện sinh thái, khí hậu mỗi vùng và cải thiện được các đặc tính của các
giống lai đang là xu hướng trong công tác lai tạo giống loa kèn.
Chi Lilium phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu. Ở Châu Á có
khoảng hơn một chục loài tập trung chủ yếu ở vùng cận Himalaya (Đỗ Huy Bích,
2004) [2]. Theo thống kê của Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2008) [1] thì hiện
nay Trung Quốc có khoảng 460 giống hoa thuộc chi Lilium, 280 biến chủng (chiếm
1/2 tổng số hoa loa kèn trên thế giới), Nhật Bản có 145 giống trong đó có 19 giống
đặc trưng của Nhật, Hà Lan có 302 giống trong đó 80% giống là do chính Hà Lan

tạo ra, Hàn Quốc có khoảng 110 giống trong đó có 30 giống đặc trưng của nước
này. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [12] ở Việt Nam, ngoài 2 loài được trồng phổ
biến là L. longiflorum Thunb và L. lancifolium, hiện có 3 loài hoa loa kèn hoang dại
thuộc chi Lilium được ghi nhận là Lilium brownii F.E. Brown (bách hợp), Lilium
poilanei Gagne và Lilium arboricola. Trong các loài mọc tự nhiên, đáng chú ý nhất
là cây bách hợp, đây loài cây vừa có hoa đẹp làm cảnh và vừa có tác dụng làm
thuốc chữa bệnh. Bách hợp còn gọi là Tỏi rừng, Khẻo ma, Suôn phạ (Tày), Kíp pá
(Thái), Cà ngái dòi (Dao), có tên khoa học là Lilium brownii Brown var. viridulum
Baker (năm 1885), tên đồng danh là Lilium brownii Brown var. colchesteri Wils.ex
Stapf. (năm 1921), là cây thuốc phổ biến và rất quan trọng trong Đông y.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×