Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và đề xuất lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 tại huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 75 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÁI THỊ NGÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2015 VÀ ĐỀ XUẤT LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016
TẠI HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K44 - QLĐĐ - N01

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học


: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÁI THỊ NGÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2015 VÀ ĐỀ XUẤT LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016
TẠI HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K44 - QLĐĐ - N01


Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2012 - 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Thái Nguyên - 2016


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa
Quản lý Tài nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tại trƣờng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo
Ths. Nguyễn Ngọc Anh đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công chức Phòng TN&MT, UBND
huyện Yên Thành, kỹ sƣ Phan Văn Minh - Phó phòng TN&MT huyện Yên
Thành đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hƣớng dẫn em trong quá thời gian em thực
tập tại đơn vị.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, bạn
bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian học tập
và thực hiện khóa luận.

Sinh Viên


Thái Thị Ngân


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014................................................... 27
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất......................................... 28
năm 2015 của huyện Yên Thành..................................................................... 28
Bảng 4.3. Công trình, dự án chƣa thực hiện trong năm 2015 ......................... 31
trên địa bàn huyện Yên Thành ........................................................................ 31
Bảng 4.4. So sánh diện tích kỳ kế hoạch 2016 (giữa chỉ tiêu sử dụng đất của
huyện và chỉ tiêu phân bổ của UBND tỉnh) .................................................... 35
Bảng 4.5. Chỉ tiêu sử dụng đất năm trƣớc chƣa thực hiện hết ........................ 40
trong kỳ kế hoạch trƣớc................................................................................... 40
Bảng 4.6. Diện tích và cơ cấu các chỉ tiêu sử dụng đất trong năm 2016 ........ 43
Bảng 4.7. Danh mục công trình, dự án quốc phòng - an ninh ........................ 45
thực hiện năm 2016 ......................................................................................... 45
Bảng 4.8. Danh mục công trình, dự án cụm công nghiệp............................... 45
thực hiện năm 2016 ......................................................................................... 45
Bảng 4.9. Danh mục công trình, dự án thƣơng mại - dịch vụ......................... 46
thực hiện năm 2016 ......................................................................................... 46
Bảng 4.10. Danh mục công trình, dự án sản xuất phi nông nghiệp ................ 47
thực hiện năm 2016 ......................................................................................... 47
Bảng 4.11. Danh mục công trình, dự án phát triển hạ tầng ............................ 48
thực hiện năm 2016 ......................................................................................... 48
Bảng 4.12. Danh mục công trình, dự án xử lý chất thải ................................. 50
thực hiện năm 2016 ......................................................................................... 50
Bảng 4.13. Danh mục công trình, dự án cơ sở tôn giáo .................................. 51

thực hiện năm 2016 ......................................................................................... 51
Bảng 4.14. Danh mục công trình, dự án sinh hoạt cộng đồng ........................ 52


iv

thực hiện năm 2016 ......................................................................................... 52
Bảng 4.15. Danh mục các công trình đƣa đất chƣa sử dụng vào sử dụng trong
năm 2016 trên địa bàn huyện .......................................................................... 54
Bảng 4.16. Các khoản thu chủ yếu liên quan đến đất đai trong năm 2016 của
huyện Yên Thành ............................................................................................ 55
Bảng 4.17. Các khoản chi chủ yếu liên quan đến đất đai trong năm 2016 của
huyện Yên Thành ............................................................................................ 57


v

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CP

Chính phủ

CQHĐĐ

Cục quy hoạch đất đai

GCN

Giấy chứng nhận


GCNQSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn



Nghị định

NQ

Nghị quyết

TN&MT


Tài nguyên và Môi trƣờng

TCQLĐĐ

Tổng cục quản lý đất đai

TT

Thông tƣ

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện ................................................ 3
2.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 7
2.1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 9
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 12
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 12
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 12
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12
3.2.1. Điều tra cơ bản ...................................................................................... 12
3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Yên Thành ....................... 12
3.2.3. Đánh giá công tác lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 tại
huyện Yên Thành ............................................................................................ 12
3.2.5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016..................................................... 12
3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 12


vii

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 12
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 12
3.3.2. Phân tích, thống kê, xử lý số liệu .......................................................... 13
3.3.3. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 13
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 15
4.1. Điều tra cơ bản ......................................................................................... 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 17

4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 20
4.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................ 23
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ............................................................. 24
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai ...................................................................... 24
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 26
4.3. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai năm 2015 ........................... 28
4.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai năm 2015.......... 28
4.3.2. Đánh giá những tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai
năm 2015 ......................................................................................................... 32
4.3.3. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất của
năm trƣớc......................................................................................................... 33
4.4. Đề xuất lập kế hoạch sử dụng đất đai năm 2016 ..................................... 33
4.4.1. Chỉ tiêu sử dụng đất chính đến năm 2016 ............................................. 34
4.4.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực ................................ 40
4.4.3. Tổng hợp và cân đối chỉ tiêu sử dụng đất ............................................. 43
4.4.4. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích .......................................... 53
4.4.5. Diện tích đất cần thu hồi trong năm 2016 ............................................. 53
4.4.6. Diện tích đất chƣa sử dụng đƣa và sử dụng .......................................... 54
4.4.7. Danh mục các công trình dự án trong năm kế hoạch 2016................... 54


viii

4.4.8. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm 2016 ....... 54
4.5. Giải pháp tổ chức thực hiện kê hoạch sử dụng đất .................................. 59
4.5.1. Giải pháp tuyên truyền phổ biến ........................................................... 59
4.5.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 59
4.5.3. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tƣ .................................................. 60
4.5.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện ............................................................. 61
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 63

5.1. Kết luận .................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng.
Luật Đất đai năm 2013 tại Mục 4, Điều 22 quy định: Quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nƣớc về
đất đai [2].
Việc quy định nội dung lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp,
phù hợp với khả năng đầu tƣ và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí
trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tƣ.
Ngoài ra, Luật còn quy định trong nội dung kế hoạch sử dụng đất phải
đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận đối với
dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cƣ nông
thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thƣơng mại,
dịch vụ, sản xuất, kinh doanh nhằm tạo sự bình đẳng hơn, công bằng hơn
trong sử dụng đất nói chung, trong vấn đề hƣởng lợi từ quy hoạch sử dụng
đất đem lại nói riêng.
Năm 2015 là năm đầu tiên tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

theo Luật Đất đai 2013. Do vậy, việc triển khai lập và thực hiện kế hoạch sử
dụng đất tại cấp huyện còn nhiều bất cập, chƣa đồng bộ và chậm tiến độ.
Từ thực tiễn nêu trên, dƣới sự hƣớng dẫn của Thầy giáo Ths. Nguyễn
Ngọc Anh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác thực hiện kế


2

hoạch sử dụng đất năm 2015 và đề xuất lập kế hoạch sử dụng đất năm
2016 tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng để có kế hoạch và phƣơng án đầu tƣ, sử dụng hợp lý
các loại đất cho các năm tiếp theo trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của
huyện; làm cơ sở để quản lý sử dụng thống nhất quỹ đất đai theo quy định của
pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ, cải thiện môi trƣờng và phát triển
bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích những ƣu điểm, hạn chế trong kỳ kế hoạch năm 2015.
- Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện tại huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động
nhƣ: phân bổ, bố trí sắp xếp tổ chức đất đai tạo ra những điều kiện nhất định
cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Về mặt bản chất, cần xác định dựa trên quan điểm nhận thức: đất đai là
đối tƣợng của các mối quan hệ sản xuất. Nhƣ vậy quy hoạch sử dụng đất đai
sẽ là một hiện tƣợng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất: kinh tế kỹ thuật - pháp chế.
- Tính chất kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
- Tính chất kỹ thuật: thể hiện ở các tác nghiệp kỹ thuật nhƣ điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
- Tính chất pháp chế: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử
dụng đất nhằm bảo đảm sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật.
Tại luật đất đai 2013 nêu rõ:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, bảo vệ môi trƣờng và thích ứng biến đổi khi hậu trên cơ sở tiềm năng
đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh
tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo
thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất [2].
Từ đó, đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống
các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ,


4

hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai
và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất có ý nghĩa đặc biết quan trọng cho trƣớc mắt và lâu dài. Căn cứ vào
đặc điểm điều kiện tự nhiên, phƣơng pháp, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc
tiến hành nhằm định hƣớng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho mình, xác lập sự ổn định về mặt pháp
lý cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao đất,
thu hồi đất để đầu tƣ phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lƣơng thực, phục vụ
các nhu cầu dân sinh, văn hóa xã hội.
Mặt khác, quy hoạch đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nƣớc
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo, gây lãng phí
đất đai, tránh tình trạng sử dụng đất đai một cách tùy tiện làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực gây tổn
thất cho đất và kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội trong
giai đoạn hiện nay.
2.1.1.2. Đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã
hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là
bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và
kinh tế quốc dân.
- Tính lịch sử xã hội:
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch
sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy
các mối quan hệ sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lƣợng sản


5

xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phƣơng thức sản xuất xã hội. Tuy
nhiên trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch đất đai mang tính tự phát,

hƣớng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý. Ở nƣớc ta, quy
hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của ngƣời sử dụng đất mà quyền lợi
toàn xã hội.
- Tính tổng hợp:
Đối tƣợng quy hoạch đất đai là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn
bộ tài nguyên đất cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch đất đai đề
cập đến nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế - xã hội nhƣ khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, dân số và đất đai, tài sản nông nghiệp, công nghiệp, môi trƣờng
sinh thái.
Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu
cầu sử dụng đất đai. Điều hòa mâu thuẫn về đất đai của các ngành, các lĩnh
vực. Xác định và điều phối phƣơng hƣớng, phƣơng thức phân bổ sử dụng đất
đai phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế
quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
- Tính dài hạn:
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội (thay đổi nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa…), từ đó xác định
trung và dài hạn về sử dụng đất đai. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu
cầu về đất đai để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phƣơng thức sử
dụng đất đai đƣợc điều chỉnh từng bƣớc trong thời gian dài cho đến khi đạt
đƣợc mục tiêu dự kiến. Thời hạn của quy hoạch đất đai thƣờng từ 10 đến 20
năm đối với quy hoạch vĩ mô và 10 năm đối với quy hoạch vi mô theo định
hƣơng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Tính chiến lƣợc và chỉ đạo vĩ mô:


6

Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến
trƣớc các xu thế thay đổi phƣơng hƣớng (mục tiêu, cơ cấu và phân bổ đất đai)
mà không dự kiến đƣợc các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay

đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lƣợc,
các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phƣơng hƣớng và
khái lƣợc về sự dụng của các ngành nhƣ:
+ Phƣơng hƣớng và mục tiêu trọng điểm chiến lƣợc của việc sử dụng
đất đai trong vùng.
+ Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành.
+ Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và phân bổ đất đai trong vùng.
+ Đề xuất các biện pháp, các chính sách để đạt đƣợc mục tiêu của
phƣơng hƣớng sử dụng đất đai.
Do khoảng thời gian dự báo tƣơng đối dài, chịu ảnh hƣởng của nhiều
yếu tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiểu quy hoạch càng khái lƣợc
hóa, quy hoạch sẽ càng ổn định.
- Tính chính sách:
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh các đặc tính chính trị và
chính sách xã hội. Cần quán triệt các chính sách và quy định liên quan đến đất
đai của Đảng và Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai
các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh
tế - xã hội. Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và
môi trƣờng.
- Tính khả biến:
Dƣới sự tác động của nhiều yếu tố khó đoán trƣớc, quy hoạch sử dụng
đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang
trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất
định. Khi xã hội phát triển, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự


7

kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa bổ
sung, hoàn thiện quy hoạch và các biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này

thể hiện tính khả biến của quy hoạch đất đai.
2.1.1.3. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Đƣợc lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch sử dụng đất cấp dƣới phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp trên, kế hoạch sử dụng đất phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê
duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết
của các vùng kinh tế - xã hôi, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện
nội dung sử dụng đất của cấp xã.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng, thích
ứng với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Đảm bảo ƣu tiên quỹ đất cho quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích
quốc gia, công cộng, an ninh lƣơng thực và bảo vệ môi trƣờng.
- Quy hoạch, kế hoạch các ngành, lĩnh vực, địa phƣơng có sử dụng đất
phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Đất đai năm 2013 đƣợc Quốc hội Nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2013;
- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;


8

- Căn cứ Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014

của Bộ TN&MT về việc hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Căn cứ Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014
của Bộ TN&MT Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Căn cứ Thông tƣ số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010
của Bộ TN&MT quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Căn cứ Nghị quyết số 70/2013/NQ-CP ngày 7 tháng 6 năm 2013 của
Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Nghệ An;
- Căn cứ Nghị quyết số 152/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2014
của HĐND tỉnh Nghệ An về việc thông qua danh mục, công trình, dự án trên
địa bàn tỉnh Nghệ An cần thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 62,
Luật Đất đai 2013;
- Căn cứ Nghị quyết số 153/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2014
của HĐND tỉnh Nghệ An về việc chuyển mục đích đất lúa, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện công trình, dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;
- Căn cứ Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 9 tháng 12 năm 2011
của HĐND tỉnh Nghệ An về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2012
của HĐND tỉnh thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Nghệ An;


9

- Căn cứ Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2014 của

UNBD tỉnh Nghệ An về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Yên Thành;
- Căn cứ Công văn số 1244/TCQLĐĐ-CQHĐĐ về việc “Hƣớng dẫn
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế hoạch sử dụng
đất hằng năm cấp huyện”.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1. Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số nước trên
thế giới
* Ở Hàn Quốc:
Việc lập quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo các cấp: quốc gia, cấp
tỉnh, vùng thủ đô; cấp huyện, vùng đô thị cơ bản. Theo đó, quy hoạch sử dụng
đất đƣợc thực hiện từ tổng thể tới chi tiết. Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô
phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô
thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất có tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Sau khi quy hoạch đƣợc phê duyệt sẽ
đƣợc công khai và phổ biến đến nhân dân. Chính quyền các cấp có trách
nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó. Nhà nƣớc có chính sách bảo
đảm tính khả thi của quy hoạch, ví dụ: hỗ trợ đối với các khu vực bảo tồn, các
khu vực cần bảo vệ nhƣ miễn thuế, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự,
đƣợc hỗ trợ đời sống… [13]
* Ở Canada:
Canada là một nƣớc liên bang nên quy hoạch sử dụng đất có những
điểm riêng biệt. Theo đó, chính quyền Trung ƣơng không có vai trò trong việc
lập quy hoạch sử dụng đất. Thẩm quyền này thuộc về các tỉnh (bang). Mỗi
bang có quyền tự trị riêng về đất đai và tài nguyên, do đó đều có hệ thống quy


10


hoạch riêng. Tại mỗi bang, chính quyền địa phƣơng lập quy hoạch theo 2 cấp:
Kế hoạch phát triển (nhƣ quy hoạch tổng thể) và quy hoạch vùng. Chính
quyền cấp tỉnh xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; quyết định trực tiếp một số vấn đề quan trọng liên quan đến đất
đai (nhƣ bảo vệ đất nông nghiệp); hoạch định chính sách, giám sát và kiểm
soát trực tiếp việc phân chia đất đai [13].
* Ở Thụy Điển:
Quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở quốc gia này bao gồm
hai bƣớc. Bƣớc đầu tiên là tiến hành nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất từ các
bộ, ngành, khu vực, chính quyền địa phƣơng và chính quyền Trung ƣơng;
đồng thời, tham vấn về nhu cầu sử dụng đất ƣu tiên đối với mỗi lĩnh vực sử
dụng đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất
điện, bảo vệ môi trƣờng và văn hóa). Bƣớc thứ hai là tham vấn các thành phố
về ƣu tiên của họ cho các nhu cầu cạnh tranh về sử dụng đất. Chính quyền
quận sẽ biên soạn các kết quả này và gửi cho Chính phủ và Quốc hội để quyết
định trong các trƣờng hợp có xung đột giữa lợi ích quốc gia với lợi ích khu
vực hoặc địa phƣơng [13].
2.1.3.1. Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan
trọng trong quản lý đất đai; bảo đảm đất đai đƣợc quản lý thống nhất, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt
Nam, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc “luật hóa” và bắt đầu
đƣợc triển khai chính thức từ Luật đất đai năm 1988. Trong hơn 20 năm qua,
các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo hành lang
pháp lý và trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nƣớc về đất đai. Tuy
nhiên, chất lƣợng quy hoạch sử dụng đất chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, vẫn còn
một số tồn tại, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử


11


dụng đất. Hiện nay, hầu hết các địa phƣơng thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013.
Tại TP Hà Nội, UBND Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành, quận,
huyện, thị xã tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) và lập kế hoạch
sử dụng đất năm 2016. Kế hoạch nhằm đánh giá chính xác tình hình, kết quả
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố; rà soát,
cập nhật chính xác thông tin về các công trình, dự án chƣa hoặc không có khả
năng thực hiện [14].
Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2015 đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 2020) cho 19 quận và 5 huyện của thành phố. Đồng thời, TP thƣờng xuyên
kiểm tra tiến độ thực hiện của các dự án đã đƣợc giao đất, cho thuê đất và xử
lý đối với các dự án chậm triển khai. Thành phố cũng sẽ lập kế hoạch cho
công tác định giá đất cụ thể, nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu
cầu công việc trong thời gian tới, đặc biệt là giải quyết kịp thời các vƣớng
mắc trong công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Cũng trong năm nay, TP
Hồ Chí Minh sẽ đƣa ra đấu giá một số dự án trọng điểm trên địa bàn để tăng
thu ngân sách. UBND TP Hồ Chí Minh còn cho biết, một trong những giải
pháp trọng tâm của thành phố trong thời gian tới là tập trung hoàn thiện quy
trình công tác lập, cập nhật hồ sơ địa chính kết hợp với xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai [14].
Bên cạnh các TP lớn thì các tỉnh, thành phố khác cũng đƣợc chỉ đạo
chặt chẽ trong việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) và lập kế hoạch sử dụng đất
năm 2016.


12


PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 của huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015
- Đề xuất lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều tra cơ bản
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành
3.2.1.2. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác lập và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Yên Thành
3.2.3. Đánh giá công tác lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015
tại huyện Yên Thành
3.2.3.1. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015
3.2.3.2. Những tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015
3.2.3.3. Nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm
2015
3.2.4. Lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016
3.2.5. Đề xuất giải pháp
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp


13


Tài liệu thứ cấp bao gồm các công văn, nghị quyết, quyết định của
UBND, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của huyện Yên Thành đƣợc thu thập tại Phòng TN&MT huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An.
3.3.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng phiếu điều tra nhƣ bảng 3.1
Bảng 3.1. Danh sách đăng ký sử dụng đất cấp xã
Công
trình,
dự án

Diện
tích
hiện
trạng
(ha)

Diện
tích
quy
hoạch
(ha)

Dự kiến năm
thực hiện

Sử dụng vào loại đất

LUC


BHK

CLN

NTS

RSX

RPH

ONT

SKX

SKC

SON

Vị trí trên bản đồ
địa chính (tờ bản
đồ số, thửa số)

CSD

Sinh viên đã phát ra 39 phiếu cho cán bộ địa chính của các xã, thị trấn
và thu lại 39 phiếu.
3.3.2. Phân tích, thống kê, xử lý số liệu
Các thông tin, số liệu về tình hình sử dụng đất thu thập đƣợc qua các
năm đƣợc xử lý tính toán bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích xử
lý số liệu phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá

và rút ra kết luận cần thiết.
3.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia tƣ vấn, các cán bộ đã có kinh nghiệm lâu
năm trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Phòng TN&MT
huyện Yên Thành


14


15

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra cơ bản
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Thành là huyện đồng bằng trung du, nằm về phía Đông của tỉnh
Nghệ An. Có vị trí địa lý nằm vào khoảng từ 105017’50’’ đến 105033’04’’Đ; từ
18052’42’’

đến

19010’00’’B.

Ranh giới hành chính đƣợc xác
định nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện
Quỳnh Lƣu.
- Phía Đông giáp huyện

Diễn Châu;
- Phía Tây giáp huyện
Đô Lƣơng, Tân Kỳ;
- Phía Nam giáp huyện
Nghi Lộc và Đô Lƣơng;
Huyện lỵ Yên Thành
cách thành phố Vinh 55km, cách Quốc lộ 1A khoảng 13km.
Quốc lộ 7A chạy qua phía Nam huyện với chiều dài 21km. Tỉnh lộ 538
là trục đƣờng ngang của huyện nối Quốc lộ 1A và Quốc lộ 7A, tỉnh lộ 534
cũng nối Quốc lộ 1A và Quốc lộ 7A và đều nối với huyện lỵ. Các trục đƣờng
giao thông liên huyện nhƣ đƣờng 22, 33, 205, Dinh - Lạt, Sen Sở đi qua các
xã đồng bằng và bán sơn địa, ngoài ra còn có các hệ thống tƣới thủy nông Bắc
Nghệ An, kênh tiêu Vách Bắc đã hình thành mạng lƣới giao thông khá thuận
lợi cho nội bộ và giao lƣu kinh tế - văn hóa với bên ngoài.


16

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn tổng quát Yên Thành có địa hình lòng chảo có hƣớng nghiêng dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây hình thành một dãy đồi núi hình cánh
cung chạy từ Đông Bắc xuống Tây Nam bao lấy cả một vùng đồng bằng ở
phía Đông, Đông Nam. Dựa vào đặc điểm phân bố địa hình. Yên Thành có
thể chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa.
- Vùng đồng bằng: gồm 24 xã, thị trấn độ cao bình quân so với mực
nƣớc biển từ 0,8 - 2,5m.
- Vùng bán sơn địa: gồm 15 xã, chủ yếu là các xã khu vực phía Tây,
Tây Bắc huyện tiếp giáp với các xã vùng núi của huyện Quỳnh Lƣu, Tân Kỳ,
Đô Lƣơng nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng của tỉnh
Nghệ An.

4.1.1.3. Khí hậu
Yên Thành nằm trong vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An, chịu chung
những đặc điểm của khí hậu miền Trung: nhiệt đới ẩm, gió mùa.
- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng
9, nhiệt độ trung bình từ 23 - 240C, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7,
nhiệt độ cao tuyệt đối 410C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt
độ bình quân 19,900C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng
tích ôn là 3.500 - 40000C. Năng lƣợng bức xạ mặt trời đạt 75,60Kcal/cm2.
- Chế độ mƣa: Lƣợng mƣa bình quân năm đạt 1.587mm. Lƣợng mƣa
phân bố không đều giữa các tháng, các mùa trong năm. Mƣa nhiều, lại tập trung
trong thời gian ngắn là nguyên nhân gây ngập úng cục bộ một số địa phƣơng
trên địa bàn huyện.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Yên Thành có một con sông chính chảy từ Bara (Đô Lƣơng). Đây là hệ
thống tƣới chính cho các xã đồng bằng và một phần một số xã miền núi. Tuy


×