Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh (cơ sở 2) tại huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.98 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH (CƠ SỞ 2) TẠI HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa

: 2012 - 2016

Thái Nguyên – 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH (CƠ SỞ 2) TẠI HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: K44 – QLĐĐ – N01
: Quản lý tài nguyên
: 2012 - 2016
: ThS. Nông Thị Thu Huyền

Thái Nguyên – 2016


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp đại học, em đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập
thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Th.s. Nông thị Thu Huyền giảng viên
Khoa Quản lý đất đai, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn
em trong suốt thời gian em nghiên cứu thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản
lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban
nhân dân Huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, các đồng nghiệp, người dân xã Quang
Trung, Ngọc Liên, Ngọc Khê đã tạo điều kiện giúp đở em trong thời gian thực tập
Em xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và người thân,... đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Trong quá trình học tập và làm chuyên đề, em đã cố gắng hết mình nhưng do
kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp này chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

năm 2016



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dich cơ cấu kinh tế..................................29
Bảng 4.2: Tổng hợp hệ thống giao thông huyện Ngọc Lặc ......................................32
Bảng 4.3: Mô ̣t số kết quả của dự án xây dựng trường THPT dân tộc nội trú tỉnh
(cơ sở 2) tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1 - năm 2014 .38
Bảng 4.4: Kế t quả xác đinh
̣ đố i tươ ̣ng đươ ̣c bồ i thường về đấ t trong dự án .............38
Bảng 4.5: Tổng hợp diện tích các loại đất bị thu hồi tại dự án .................................39
Bảng 4.6: Kết quả bồi thường đất ở và đất vườn ao gắn liền đất ở ..........................40
Bảng 4.7: Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, thưởng của dự án .....................41
Bảng 4.8. Kết quả thống kê về cây cối, hoa màu ......................................................43
Bảng 4.9. Kết quả bồi thường nhà ở, vật kiến trúc ...................................................44
Bảng 4.10: Tổng hợp kinh phí bồi thường tại dự án nghiên cứu ..............................45
Bảng 4.11: Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ ..............47
Bảng 4.12: Phương thức sử dụng tiền của người dân bị thu hồi ...............................48
Bảng 4.13: Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất ........49
Bảng 4.14: Tổng hợp ý kiến của người dân về tình hình thu nhập sau khi bị thu hồi
đất.............................................................................................................50
Bảng 4.15: Tổng hợp ý kiến của người dân về tình hình việc làm sau khi bị thu hồi
đất.............................................................................................................51
Bảng 4.16: Tổng hợp ý kiến của người dân về tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã
hội ............................................................................................................52
Bảng 4.17: Tác động tình trạng môi trường sau khi bị thu hồi đất ...........................53
Bảng 4.18. Kết quả điều tra cán bộ trong ban bồi thường và GPMB của huyện
Ngọc Lặc ..................................................................................................55



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Ngọc Lặc ............................................... 25
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiê ̣n cơ cấ u diê ̣n tích đấ t bi ̣thu hồ i ta ̣i dự án .............. 39
Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấ u về thu nhập của các hộ sau khi bị

thu hồi đất tại

dự án ......................................................................................... 50
Hình 4.4: Hiện trạng sử dụng đất sau 6 tháng thực hiện ................................. 54


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BT

: Bồi thường

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

GCN

: Giấy chứng nhận


GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KDC

: Khu dân cư

NQ - TW

: Nghị quyết - Trung ương

NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ



: Nghị định

QĐ - UBND

: Quyết định Ủy ban nhân dân




: Quyết định

THPT

: Trung học phổ thông

TP

: Thành phố

TT - BTC

: Thông tư - Bộ tài chính

TĐC

: Tái định cư

UNBD

: Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài.............................................................................................3

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ..........................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..............................................................................4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................5
2.1.1. Cơ sở lí luận ...............................................................................................5
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..........................................................................8
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ...................................................................................9
2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi
thường và GPMB .................................................................................................9
2.2.2. Các văn bản của tỉnh Thanh Hóa .............................................................10
2.3. Khái quát về bồi thường giải phóng mặt bằng ...............................................11
2.3.1. Khái niệm .................................................................................................11
2.3.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng .......................11
2.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng12
2.3.4. Đối tượng và điều kiện được đền bù .......................................................12
2.4. Chính sách GPMB ở một số nước trên thế giới .............................................14
2.4.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc ..................14
2.4.2. Tình hình thực hiện cơ chế giải phóng mặt bằng ở Úc............................15
2.4.3. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Thái Lan .......................16
2.5. Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở Việt Nam ........................................17


vi

2.5.1. Tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số thành phố trong
cả nước .................................................................................................. 17
2.5.2. Tình hình giải phóng mặt bằng huyện Ngọc Lặc trong những năm gần
đây ......................................................................................................................21
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....22

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................22
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................22
3.2.1. Địa điểm ...................................................................................................22
3.2.2. Thời gian tiến hành ..................................................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất của huyện
Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.................................................................................22
3.3.2. Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án trường THPT nội
trú tỉnh (cơ sở 2) tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa .....................................23
3.3.3. Đánh giá tác động của dự án đối với các hộ gia đình khi Nhà nước thu
hồi đất ................................................................................................................23
3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăntrong công tác giải phóng mặt bằng
cuả dự án và đề xuất phương án giải quyết .......................................................23
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................23
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu ........................................23
3.4.2. Phương pháp thống kê .............................................................................24
3.4.3. Phương pháp so sánh ...............................................................................24
3.4.4. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu .......................................................24
3.4.5. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................25
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất của huyện Ngọc
Lặc, tỉnh Thanh Hóa ..............................................................................................25


vii

4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa .......25
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................29

4.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ..................................................30
4.1.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội ....................32
4.1.5. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội đến công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng ........................................................................35
4.2. Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án xây dựng trường
THPT dân tộc nội trú tỉnh (cơ sở 2) tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa ...............37
4.2.1. Khái quát về dự án ...................................................................................37
4.2.2. Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất trong dự án .......38
4.2.3. Đánh giá kết quả thống kê về đất, tài sản, cây cối, hoa màu đã được bồi
thường trong dự án .............................................................................................39
4.3. Ảnh hưởng của chính sách giải phóng mặt bằng đối với người dân sau khi bị
Nhà nước thu hồi đất tại dự án nghiên cứu ...........................................................46
4.3.1. Kết quả điều tra lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về công tác thu hồi,
bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án ...................................................46
4.3.2. Kết quả điều tra cán bộ trong ban bồi thường và GPMB của Huyện
Ngọc Lặc ............................................................................................... 54
4.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công tác GPMB của dự án xây
dựng trường THPT dân tộc nội trú tỉnh (cơ sở 2) tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh
Hóa và đề xuất những phương án giải quyết .........................................................57
4.4.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB .57
4.4.2. Đề xuất các giải pháp và rút ra những bài học kinh nghiệm ...................58
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................61
5.1. Kết luận ..........................................................................................................61
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quá trình công ngh iê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa ở Viê ̣t Nam đã và đang thực hiê ̣n
đươ ̣c hơn hai thâ ̣p kỷ qua , đă ̣c biê ̣t nó diễn ra ma ̣nh mẽ trong những năm gầ n đây .
Trong quá triǹ h đo,́ chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án với mục tiêu phát triển
khu công nghiê ̣p, công trình ha ̣ tầ ng kinh tế - xã hội và hạ tầng cho các khu đô thị mới.
Để có mă ̣t bằ ng xây dựng các dự án, Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực
hiê ̣n viê ̣c bồ i thường, hỗ trơ ̣, tái định cư cho các hô ̣ dân có đấ t bi ̣thu hồ.i
Công tác bồ i thường giải phóng mă ̣t bằ ng là điề u kiê ̣n ban đầ u để triể n khai các
dự án đầ u tư. Nó có thể là động lực thúc đẩy các dự án được triển khai nhanh
, đúng tiế n
đô ̣ nhưng ngươ ̣c la ̣i nó có thể trở thành rào cản và luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiếu
kiê ̣n, mấ t ổ n đinh
̣ an ninh , trâ ̣t tự vì khi thực hiê ̣n công tác bồ i thường đã phát sinh
quyề n lơ ̣i, nghĩa vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước
, chủ đầu tư và đặc
biê ̣t là đời số ng vâ ̣t chấ t, tinh thầ n của người có đấ t bi ̣thu hồ .i Trong điề u kiê ̣n quỹ đấ t
cũng như các nguồn tài nguyên khác ngày càng hạn hẹp và nền kinh tế thị trường ngày
càng phát triển thì vấn đề lơ ̣i ić h kinh tế của tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất
ngày càng được quan tâm hơn. Vì vậy, vấ n đề bồ i thường thiê ̣t ha ̣i khi Nhà nước thu
hồ i đấ t đang là mô ̣t vấ n đề mang tin
́ h thời sự cấ p bác.hCông tác đề n bù giải phóng mặt
bằ ng là mô ̣t vấ n đề mang tiń h chấ t kinh tế , chính trị, xã hội tổng hợp đòi hỏi được sự
quan tâm của nhiề u ngành, nhiề u cấ p, tổ chức và cá nhân.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đă ̣c biê ̣t quan tâm tới công tác bồ i
thường giải phóng mă ̣t bằ ng bằ ng viê ̣c ban hành nhiề u văn bản hướng dẫn , quy đinh
̣
như: Nghị định 47/2014/NĐ-CP bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư khi Nhà nước thu

hồi đất; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất … Với những nô ̣i dung đổ i mới , phạm
vi điều chỉnh bao quát đã khắc phục cơ bản những bất cập trong chính sách bồi
thường, giải phóng mặt bằng và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

. Tuy nhiên


2

trong quá triǹ h tổ chức thực hiê ̣n công tác thu hồ i đấ t , giải phóng mặt b ằng cũng
gă ̣p không it́ khó khăn , vướng mắ c do nhiề u nguyên nhân . Nhiề u điạ phương phải
điề u chỉnh la ̣i quy hoa ̣ch , sửa đổ i dự án , chờ đơ ̣i không giải phóng đươ ̣c mă ̣t bằ ng .
Hâ ̣u quả là làm ảnh hưởng đế n tiế n đô ̣ , gây thiê ̣t ha ̣i lớn về kinh tế , làm mất ổn định
chính trị - xã hội ở các địa phương. Tồ n ta ̣i lớn nhấ t xảy ra ở hầ u hế t các điạ phương
là thực hiện không đúng quy trình , áp giá đền bù thấp , không công khai , thiế u dân
chủ, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập dẫn tới các khiếu kiện về thu hồi đất ngày
càng tăng.
Cùng với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Ngọc Lặc nói
riêng trong những năm gần đây có nhiều công trình, dự án được triển khai nhằm
mục đích đẩy mạnh nền kinh tế của huyện, nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của toàn huyện
như: dự án Nhà máy may Pan Pacific Hàn Quốc, bệnh viện đa khoa Ngọc Lặc, dự án
đường tránh nhà máy xi măng Thanh Sơn, dự án xây dựng trường THPT dân tộc nội
trú tỉnh (cơ sở 2) tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa …. Tuy nhiên, có những dự
án đã hoàn thành, các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn những đơn thư
khiếu nại và các vấn đề liên quan đến đất đai của người dân yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền giải quyết, nguyên nhân chính là do đâu có phải là do mức bồi thường
chưa thỏa đáng hay do một nguyên nhân khác? Công tác GPMB không chỉ là di dời

dân ra khỏi khu vực giải tỏa mà còn phải có kế hoạch cụ thể trong công tác tái định
cư và hỗ trợ phát triển kinh tế để ổn định đời sống của người dân sau tái định cư.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý và giúp đỡ Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên – Trường Đại học Nông lâm, dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của Cô giáo Th.s. Nông thị Thu Huyền – em tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án xây dựng trường
THPT dân tộc nội trú tỉnh (cơ sở 2) tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình hình việc thực hiê ̣n chính sách bồ i thường

, hỗ trơ ̣ khi Nhà

nước thu hồ i đấ t ở dự án “ Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng tại dự án xây dựng trường THPT dân tộc nội trú tỉnh (cơ sở 2) tại huyện Ngọc


3

Lặc, tỉnh Thanh Hóa”. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằ m thực hiê ̣n tố t công tác bồ i
thường, giải phóng mặt bằng để tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn của dự án .
- Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Lặc – tỉnh
Thanh Hóa.
+ Đề xuất các phương án có tính khả thi và rút kinh nghiệm cho công tác BT
& GPMB cho địa phương trong thời gian tới.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
tại dự án nghiên cứu.
- Phân tić h, đánh giá các số liê ̣u điề u tra để rút ra những điể m đã làm đươ ̣c và

chưa làm đươ ̣c trong công tác bồ i thường, giải phóng mặt bằng ở địa phương.
- Hiểu và nắm vững các chính sách bồi thường, GPMB cũng như các văn bản
pháp lý có liên quan đến công tác GPMB.
- Các số liệu điều tra phải đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan.
- Nắm chắc Luật đất đai, các thông tư, nghị định, văn bản dưới luật, các quy
định có liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại và GPMB.
- Điều tra thu thập kết quả của việc GPMB, phân tích và nhận xét của dự án.
- Đề xuất các phương án, giải pháp trên cơ sở các Nghị định, Quy định, kết
quả nghiên cứu phù hợp với thực tế của địa phương và mang tính khả thi.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về các chính sách bồi
thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Ngọc Lặc và đề xuất các
phương án có tính khả thi và rút kinh nghiệm cho công tác GPMB.
- Góp phần hoàn thiện chính sách, phương thức bồi thường thiệt hại khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bạn huyện.
- Góp phần hạn chế, giải tỏa những bức xúc về khiếu kiện của người dân bị
thiệt hại do phải giải tỏa mặt bằng, bàn giao đất để triển khai dự án trên địa bàn.


4

- Việc hoàn thành đề tài là cơ sở cho sinh viên củng cố và hoàn thiện kiến thức đã
học, đông thời là cơ sở để sinh viên bước đầu tiếp cận với công tác đền bù GPMB.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Thông qua quá trình nghiên cứu giúp sinh viên nắm được những thuận lợi
và khó khăn để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ bồi
thường GPMB.
- Đối với thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác
bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng có hiệu quả hơn.

- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ yếu trong
công tác thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, nguyên nhân và giải pháp khắc
phục cho Huyện Ngọc Lặc trong việc thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng
đạt được hiệu quả cao nhất.
- Nhằm giúp sinh viên khi ra trường thực hiện tốt công tác chuyên môn về
bồi thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.1. Khái quát chung về giải phóng mặt bằng
- Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di
rời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất
nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
- Giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng giải
phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới. Đây là một
quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan
trực tiếp đến các bên tham gia và của toàn xã hội.
- Giải phóng mặt bằng mang tính quyết định tiến độ của các dự án, là khâu đầu
tiên thực hiện dự án. Có thể nói: “ Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa dự án’’, việc
làm này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, mà
còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người bị thu hồi đất.
- CNH – HĐH và đô thị hoá là con đường phát triển, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong chiến lược đưa đất nước
ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo đúng lộ trình. Có thể nói
công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng có vai trò không thể thiếu trong quá trình

phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa đất nước lên tầm
cao mới.
- Hiện nay, cơ sở hạ tầng của đất nước ta còn hạn chế nên việc thu hút vốn và
tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài còn gặp nhiều khó
khăn. Công tác giải phóng mặt bằng nhanh chóng sẽ giúp ta có lợi thế trong cạnh
tranh và thu hút vốn của các nhà đầu tư.
- Công tác giải phóng mặt bằng kéo dài sẽ làm chậm tiến độ của các dự án,
làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực dự án cũng như đánh


6

mất niềm tin cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy công tác giải phóng mặt bằng được
thực hiện tốt sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phục vụ phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống người dân.
* Vai trò của công tác GPMB trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước
- Đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng
Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội có một sự phát triển thích ứng của
hạ tầng kinh tế - xã hội. Với tư cách là phương tiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh
tế- xã hội lại trở thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của nền kinh
tế - xã hội mà trong đó giải phóng mặt bằng là điều kiện đầu tiên quyết định để dự
án có được triển khai hay không.
+ Về mặt tiến độ hoàn thành của dự án:
Giải phóng mặt bằng phải thực hiện đúng tiến độ đề ra sẽ tiết kiệm được thời
gian và để thực hiện dự án có hiệu quả. Ngược lại, giải phóng mặt bằng kéo dài gây
ảnh hưởng tới tiến độ thi công các công trình cũng như chi phí cho dự án, có khi
gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng. Chẳng hạn một dự án dự kiến
hoàn thành đến hết mùa khô nhưng do giải phóng mặt bằng chậm, kéo dài nên việc
xây dựng phải tiến hành vào mùa mưa gây khó khăn cho việc thi công cũng như tập
trung vốn, lao động, công nghệ cho dự án này và ảnh hưởng đến việc thực hiện dự

án khác.
+ Về mặt hiệu quả kinh tế của dự án: Giải phóng mặt bằng thực hiện tốt giảm
tối đa các chi phí cho việc giải tỏa đền bù, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các
công trình khác.
- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Nếu công tác giải phóng mặt bằng không được thực hiện tốt sẽ xảy ra hiện
tượng “ treo’’ công trình làm cho chất lượng công trình bị giảm, các mục tiêu ban
đầu không thực hiện được, từ đó gây ra lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước.
Mặt khác, khi giải quyết không thỏa đáng quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu
hồi sẽ dễ ràng gây ra những khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể, làm cho tình
hình chính trị - xã hội mất ổn định.


7

2.1.1.2. Tổng quan về chính sách bồi thường
a, Cơ sở lý luận về bồi thường
Khi các công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng ,
an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia được triển khai thì Nhà nước cần phải có
mặt bằng để thực hiện dự án . Thế nhưng đất đai thuộc sở hữu toàn dân , với tư cách
là người quản lý, nhằm đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân,
khi đó Nhà nước sẽ đưa ra quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của người dân hoặc
Nhà nước giao quản lý.
Theo điều 66, Luật Đất đai năm 2013 “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết
định hành chính để thu hồi quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức,
Uỷ ban nhân dân xã,phường, thị trấn quản lý”.
Việc xây dựng những khu công nghiệp cho mục tiêu phát triển kinh tế,
những con đường quốc gia để phục vụ lợi ích chung là rất cần thiết nhưng không vì
thế mà phải hy sinh quyền lợi của những cá nhân, những nhóm người. Do đó, khi quyền sử
dụng đất của người dân bị thu hồi thì Nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại.

Vậy “ Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất ’’.
“ Bồi thường’’ là sự đền trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một
cách tương xứng, trong quy hoạch xây dựng thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật
chất và thiệt hại phi vật chất. Trong giải phóng mặt bằng, cùng với chính sách hỗ trợ
và tái định cư, chính sách bồi thường là một phần quan trọng trong chính sách đền
bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Chính sách này nhằm giúp cho người bị thu
hồi đất có thể tái lập, ổn định cuộc sống mới do những thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại
phi vật chất do việc thu hồi đất gây ra, mặt khác giúp họ giải quyết được những khó khăn
khi phải thay đổi nơi ở mới.
b, Bản chất của việc bồi thường
Mục tiêu phát triển kinh tế xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước ta đó
là: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong điều kiện
chiến lược phát triển của đất nước có chiến lược phát triển nhà ở nhằm tạo điều kiện
cho nhân dân có chỗ ở rộng rãi hơn, tiện nghi hơn qua mỗi thời kỳ phát triển.


8

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chúng ta không thể chỉ có những đô thị đẹp, hiện đại, những khu chế xuất khổng lồ,
những công trình công cộng khang trang mà kèm theo đó chỗ ở của người dân phải
được nâng cấp tiện nghi hơn, rộng rãi hơn… Chính vì vậy phải tính một cách toàn
diện, không thể có hiện tượng một công trình mới ra đời lại kéo theo những người
dân không có chỗ ở hoặc chỗ ở kém hơn nơi ở cũ.
Từ những nhận thức trên có thể giúp chúng ta hiểu được bản chất quan trọng
của vấn đề, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng nói chung và chính sách bồi
thường giải phóng mặt bằng nói riêng cơ bản phù hợp với nguyện vọng chính đáng
của người dân, nhưng để chính sách đi vào cuộc sống cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, các cấp có liên quan. Đồng thời cần có sự chỉ đạo kịp thời, sự quan

tâm đúng mức của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc xảy ra
những vướng mắc, khó khăn nhằm có những giải pháp phù hợp cho từng khu vực,
từng dự án và cả từng hộ dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
* Xuấ t phát từ thực tiễn nhu cầ u về đấ t đai để phát triể n cơ sở ha ̣ tầ ng phu ̣c
vụ cho đầ u tư phát triể n kinh tế xã hô ̣i của cả nước nói chung và của tỉnh

Thanh

Hóa nói riêng vì thế công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là rất quan trọng là
mô ̣t trong những yế u tố quyế t đinh
̣ sự thành ba ̣i của dự án .
* Công tác BT&GPMB, tái định cư là yếu tố quyết định thực hiện đầu tư,
góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh
Hóa nói chung. Nhưng đây là vấn đề lớn, phức tạp, liên quan trực tiếp tới đại bộ
phận nhân dân, dễ gây mất ổn định trật tự xã hội.
* Công tác BT&GPMB góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của
tỉnh Thanh Hóa, diện mạo Tỉnh có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng được nâng lên.
* Thực tiễn cho thấy các ngành, các cấp cần phải quan tâm hơn nữa đến công
tác BT&GPMB.


9

2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường
và GPMB
- Luật Đất đai năm 2013;
- Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ TN&MT quy định
chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ

thể và tư vấn xác định giá đất;
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ TN&MT quy định
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị
định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 5
NĂM 2014 về đất Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật đất đai;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định về giá đất;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về Thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 47/2014/NĐ – CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện việc sử dụng
đất, trình tự bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 quy định về
khung giá đất;


10

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình

tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
- Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài
chính quy định về lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 2 năm 2011 của bộ tài chính
hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Thông tư số 29/2014/TT – BTNMT ngày 02/01/2014 của bộ tài nguyên và
môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ;
2.2.2. Các văn bản của tỉnh Thanh Hóa
- Văn kiện và nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ngọc Lặc lần thứ XXIII
nhiệm kỳ 2015 – 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Lặc, thời kỳ 2006 –
2015, định hướng đến năm 2020 ;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 –
2015) tỉnh Thanh Hóa ;
- Quyết định số 4515/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh thanh hóa năm 2014;
- Quyết định số 999/2015/QĐ-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Thanh
Hóa quy định về thực hiện trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số: 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;


11

2.3. Khái quát về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
2.3.1. Khái niệm

GPMB là quá trình nhà nước thu hồi đất của các đối tượng sử dụng đất (tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình) chuyển giao cho chủ dự án tổ chức di dời các đối tượng
như nhà ở, cây cối hoa màu, công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trả lại mặt
bằng để thi công công trình trên cơ sở bồi thường thiệt hại, ổn định cuộc sống cho
các đối tượng phải di dời.
Công tác GPMB là việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng và mục đích phát triển kinh tế.
- Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng
đất đã được giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật
Đất đai năm 2013 (Chương VI, Mục 1, Luật Đất đai năm 2013)[23].
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (Chương VI,
Mục 2, Luật Đất đai năm 2013) [23].
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí di dời đến địa
điểm mới (Chương VI, Mục 3, Luật Đất đai năm 2013) [23].
- Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước bố trí chỗ ở mới cho các
hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất đang ở để giao cho người khác sử dụng.
2.3.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bồi thường GPMB là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thể hiện sự khác
nhau giữa các dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi
ích của toàn xã hội. Chính vì vậy, công tác bồi thường GPMB có các đặc điểm sau:
- Tính đa dạng : Mỗi dự án đươ ̣c tiế n hà nh trên mô ̣t vùng đấ t khác nhau với
điề u kiê ̣n tự nhiên , kinh tế , xã hội, dân cư khác nhau . Khu vực nô ̣i thành có mâ ̣t đô ̣
dân cư cao, ngành nghề đa dạng , giá trị đất và tài sản trên đất lớn ; Khu vực ven đô ,
mức đô ̣ tâ ̣p trung dâ n cư khá cao , ngành nghề dân cứ phức tạp , hoạt động sản xuất
đa da ̣ng: công nghiê ̣p, tiể u thủ công nghiê ̣p , thương ma ̣i, buôn bán nhỏ ...; Khu vực



12

ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp . Do đó,
mỗi khu vực bồ i thường giải phóng mă ̣t bằ ng có những đă ̣c trưng riêng và đươ ̣c tiế n
hành với những phương pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu
vực và từng dự án cu ̣ thể .
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao , là tư liệu sản xuất và có vai
trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân.
Ở khu vực nông thôn , dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của
nông dân thấp , khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn . Do đó, tâm lý dân cư
vùng này là giữ được đất để sản xuất , thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận
cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê

. Mă ̣t khác , cây trồ ng , vâ ̣t nuôi

trên vùng đó cũng đa da ̣ng dẫn đế n công tác tuyên truyền , vận động dân cư tham gia
di chuyển, đinh
̣ giá bồ i thường là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.
2.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
Trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều yếu tố tác động, các
yếu tố này có thể phần nào thúc đẩy công tác GPMB diễn ra thuận lợi hoặc có thể
gây cản trở tiến độ bồi thường GPMB, đó là những yếu tố sau:
- Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tác động của công tác cho thuê đất, giao đất.
- Đăng kí đất đai lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất,
thống kê kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai và tổ chức thực hiện.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử

dụng đất đai.
2.3.4. Đối tượng và điều kiện được đền bù
a. Đối tượng được đền bù theo quy định của pháp luật
Tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cá nhân trong nước,
ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức đang sử dụng đất bị Nhà
nước thu hồi (gọi chung là người bị thu hồi đất) được đền bù thiệt hại về đất khi bị


13

thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng phải là
người có đủ điều kiện được đền bù thiệt hại về đất.
Người được đền bù thiệt hại về tài sản trên đất phải là người sử dụng hợp
pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.
b. Điều kiện được đền bù thiệt hại.
* Điều kiện được đền bù thiệt hại về đất.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 người bị Nhà nước thu hồi được đền bù
phải có một trong các điều kiện sau:
- Có GCN quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có quyền theo quy định của
pháp luật đất đai.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm
muối, tại vùng có điều kiện kinh tế , xã hội khó khăn ở miề n núi , hải đảo nay được
UBND xã, phường xác nhận là người sử dụng đất ổn định không có tranh chấp.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định thi hành án
của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
đã được thi hành.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà trước đây cơ quan Nhà nước đã có quyết
định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong

thực tế Nhà nước chưa quản lý mà hộ gia đình, cá nhân vẫn chưa sử dụng.
* Điều kiện được đền bù tài sản trên đất.
Khi thu hồi đất, ngoài việc được đền bù trên đất thì người bị thu hồi sẽ được
đền bù về đất, đền bù về tài sản trên đất theo những nguyên tắc và điều kiện sau:
- Chủ sử hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại
thì được bồi thường.
- Chủ sử hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó
thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi
thường hoặc hỗ trợ về tài sản.


14

- Nhà, công trình gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho
phép xây dựng thì không được bồi thường.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được
công bố thì không được bồi thường.
- Chủ sử dụng tài sản là người có tài sản trên đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi
đất mà bị thiệt hại thì được đền bù thiệt hại theo giá hiện có của tài sản.
2.4. Chính sách GPMB ở một số nƣớc trên thế giới
Đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới đất đai là nguồn lực quan trọng cơ
bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ
cho các mục đích của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng
triệu người dân. Đặc biệt ở những nước đang phát triển người dân chủ yếu sống
bằng nghề nông nghiệp thì đó là vấn đề sống còn của họ. Dưới đây là một số kinh
nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng của một số nước:
2.4.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước rất thành công trong việc thực hiện công tác bồ
thường và TĐC. Nguyên nhân chính của sự thành công đó là do nước này có một hệ

thống pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng rất đầy đủ, chi tiết đồng bộ,
phù hợp với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năng động, khoa học. Cùng
với một Nhà nước pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của chính quyền địa
phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân có ý thức chấp hành pháp luật
nghiêm minh.
Về chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai
Trung Quốc quy định như sau:
Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định người
nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Tiền bồi thường bao gồm:
Lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước, lệ phí khai khẩn đất đai, lệ phí chống lũ
lụt, lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất và lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu
hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất


15

đất nông nghiệp và các khoản đền bù cho người sử dụng đất bị thu hồi. Tiền bồi
thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư được tính theo giá trị tổng sản lượng của
đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Tiền
bồi thường hoa màu và tài sản trên đất được xác định theo giá thị trường tại thời
điểm thu hồi đất (bằng 6 - 10 lần sản lượng trung bình của 3 năm trước ñó cộng lại;
tiền tái định cư được xác định bằng 4 - 6 lần sản lượng bình quân của 3 năm trước
đó). Tuy nhiên, do có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông
thôn, nên có sự phân biệt về bồi thường nhà ở giữa hai khu vực này cụ thể:
- Đối với đất ở thành thị: Người sử dụng đất chỉ được bồi thường tài
sản do đất ở thành thị thuộc sở hữu Nhà nước. Hình thức bồi thường chủ yếu bằng
tiền. Giá tiền bồi thường do các tổ chức tư vấn về giá đất xác định căn cứ vào giá thị
trường bất động sản tại thời ñiểm thu hồi.
- Đối với đất tại nông thôn: Tiền bồi thường về sử dụng đất đai được trả cho
tập thể; Tiền bồi thường về hoa màu, trả cho người nông dân hoặc người nhận

khoán ruộng đất. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012, Kinh nghiệm của nước
ngoài về quản lý và pháp luật đất đai)[9].
2.4.2. Tình hình thực hiện cơ chế giải phóng mặt bằng ở Úc
Từ khi người dân Châu Âu đế n đinh
̣ cư ta ̣i Ú c , Nữ Hoàng nắ m giữ toàn bô ̣
đấ t đai. Quyề n sở hữu đấ t phu ̣ thuô ̣c vào sự ban phát của Nữ Hoàng cho người nắ m
giữ và người sử du ̣ng . Trong khi ban phát Nữ Hoàng thường có những điề u khoản
riêng, có quyề n lấ y la ̣i mô ̣t phầ n đấ t cho các mu ̣c đić h công cô ̣ng

. Mọi sự thu hồi

đấ t của tư nhân cho Nữ Hoàng và cơ quan chức trách tiế n hành đề u phải căn cứ theo
luâ ̣t đinh.
̣
Theo hiế n pháp Ú c chin
́ h quyề n liên bang

(Chính Phủ ) có quyền ban hành

các luật từ việc thu hồi bất động sản theo những điều khoản chính đáng từ bất kỳ
bang hoă ̣c cá nhân nào mà Quố c hô ̣i có quyề n ban hành luâ ̣t . Cơ quan chức trách có
thể thu hồ i la ̣i đấ t đai bằ ng hai cách : thỏa thuận tự nguyê ̣n và cưỡng chế bắ t buô ̣c
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012, Kinh nghiệm của nước ngoài về quản lý và
pháp luật đất đai) [9].


16

2.4.3. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Thái Lan
Về giá đất làm căn cứ bồi thường thì căn cứ mức giá do một Ủy ban của

Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản.
Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang
tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường.
Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù
với mức cao hơn giá thị trường. Việc thực hiện bồi thường chủ yếu bằng tiền mặt.
Việc chuẩn bị khu tái định cư được chính quyền Nhà nước quan tâm đúng
mức, luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tái định cư, cho nên họ chủ động được công
tác này.
Việc tuyên truyền vận động đối với các đối tượng được di dời được thực hiện
rất tốt, việc bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực phục vụ công tác bồi thường,
GPMB rất được quan tâm và có các tổ chức chuyên trách thực hiện công tác này
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012, Kinh nghiệm của nước ngoài về quản lý và
pháp luật đất đai) [9].
* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Việc thực hiện dự án xây dựng các công trình đều cần có đất, nhưng do đất
đai có hạn, vì thế mọi Nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất
của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công
trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi đất
được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc
thu hồi đã phù hợp với quy định của pháp luật mà người sở hữu hoặc sử dụng đất
không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, bồi
thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do
Nhà nước đó quy định.
Qua nghiên cứu chính sách bồi thường GPMB của một số nước, Việt Nam
chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách BT, GPMB,
HT và TĐC ở một số điểm sau:
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về BT, GPMB, HT và TĐC hoàn
chỉnh, đồng bộ có tính ổn định lâu dài, cần chú trọng các quy định về định giá đất



×