Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2015 2020 tại xã Phương Tiến huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN CHIỀU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, KINH TẾ - XÃ HỘI
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN
2015 -2020 TẠI XÃ PHƢƠNG TIẾN, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản Lí Đất Đai

Lớp

: K44 – QLĐĐ – N01

Khoa

: Quản Lí Tài Nguyên

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016




i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN CHIỀU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, KINH TẾ - XÃ HỘI
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN
2015 -2020 TẠI XÃ PHƢƠNG TIẾN, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản Lí Đất Đai

Lớp

: K44 – QLĐĐ – N01

Khoa

: Quản Lí Tài Nguyên


Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lợi

Thái Nguyên, năm 2016


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên
cuối khóa, đây là giai đoạn cần thiết để mỗi sinh viên nâng cao năng lực tri thức và
khả năng sáng tạo của mình, đồng thời nó còn giúp cho sinh viên có khả năng tổng
hợp đƣợc kiến thức đã học, làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học. Nhằm hoàn
thành mục tiêu đào tạo kỹ sƣ chuyên môn với đầy đủ tri thức lý luận và kỹ năng
thực tiễn.
Khóa luận đƣợc hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan
và nhà trƣờng.
Em vô cùng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lợi - Giảng viên khoa Quản lý Tài
nguyên đã trực tiếp hƣớng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian
nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng huyện Vị Xuyên, các ban ngành đoàn thể, cán bộ
địa chính xã Phƣơng Tiến cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng
của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không

tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung
của thầy cô và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng

năm 2016

Sinh viên
Hà Văn Chiều


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.1: Hiện trạng dân số năm 2015 của xã Phƣơng Tiến............................................ 26
Bảng 4.1.2: Hiện trạng kinh tế xã Phƣơng Tiến năm 2015 ................................................. 28

Bảng 4.1.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Phƣơng Tiến ...................... 34
Bảng 4.1.4: Hiện trạng các tuyến đƣờng liên xã. ................................................................. 38
Bảng 4.1.5: Bảng hiện trạng các tuyến đƣờng trục chính thôn, nhánh thôn ........................ 39

Bảng 4.1.6: Bảng hiện trạng các tuyến đƣờng nội đồng .......................................... 44
Bảng 4.1.7: Biểu tổng hợp hiện trạng hệ thống giao thông ................................................. 45

Bảng 4.1.8: Hiện trạng sử dụng điện ........................................................................ 46
Bảng 4.1.9: Các điểm trƣờng tiểu học ở các thôn ................................................................ 50
Bảng 4.2.1: Bảng tổng hợp đánh giá.................................................................................... 50
Bảng 4.2.2: Hiện trạng hệ thống mƣơng chính xã Phƣơng Tiến ......................................... 54
Bảng 4.2.3: Bảng tổng hợp và đánh giá hiện trạng nhà ở nông thôn ................................... 59
Bảng 4.2.4: So sánh hiện trạng cơ sở hạ tầng xã Phƣơng Tiến so với các tiêu chí kinh tế xã hội của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ............................................................................. 60

Bảng 4.2.5: Bảng quy hoạch các tuyến đƣờng nội đồng đến năm 2020 .............................. 65
Bảng 4.2.6: Quy hoạch đƣờng giao thông trục chính xã và tuyến liên thôn đến năm 2020 66
Bảng 4.2.7: Quy hoạch đƣờng giao thông nội thôn đến năm 2020 ..................................... 67
Bảng 4.2.8: Bảng quy hoạch các tuyến mƣơng tƣới - tiêu đến năm 2020 ........................... 70


iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1:Xây dựng hệ thống thủy lợi ở Quảng Ngãi ................................................ 15
Hình 2.2: Một số hình ảnh về xây dựng NTM của huyện Vị Xuyên ....................... 17
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí địa lý .......................................................................................21
Hình 4.2: Cơ cấu các loại đất ....................................................................................23
Hình 4.3: Cơ cấu kinh tế xã Phƣơng Tiến năm 2015 ................................................28
Hình 4.4: Điểm trƣờng chính tại Thôn Sửu ..............................................................49
Hình 4.5: Nhà văn hóa xã Phƣơng Tiến ....................................................................51


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo

BQL

: Ban quản lí


BXD

: Bộ xây dựng

CN,TTCN

: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KCXD

: Kết cấu xây dựng

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

LN

: Nông lâm nghiệp

NNQL


: Nhà nƣớc quản lý

NQ/TƢ

: Nghị quyết/ Trung ƣơng

NTM

: Nông thôn mới

PTNT

: Phát triển nông thôn

Sở GTVT

: Sở giao thông vận tải

TCNTM

: Tiêu chí nông thôn mới

TDTT

: Thể dục thể thao

THCS

: Trung học cơ sở


THPT

: Trung học phổ thông

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trƣờng

TP

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa đề tài .................................................................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu. .......................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................... 4

2.1.1. Căn cứ pháp lý xây dựng nông thôn mới ..................................................................... 4
2.1.2. Các tiêu chuẩn quy phạm ............................................................................................. 5
2.1.3. Các tài liệu khác có liên quan ...................................................................................... 6
2.1.4. Khái niệm nông thôn.................................................................................................... 6
2.1.5. Đặc trƣng của nông thôn mới ...................................................................................... 8
2.1.6. Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ....................................................................... 8
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................ 9
2.2.1. Những thành công bƣớc đầu của “Chƣơng trình xây dựng thí điểm mô hình nông
thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” ........................................................ 9
2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số nƣớc trên thế giới ..................................... 11
2.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở mô ̣t số tỉnh trong nƣớc ................................... 13
2.2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên ......................................... 16
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 19
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 19
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 19
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................. 19
3.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 19
3.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 19


vii

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 21
4.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của xã Phƣơng Tiến. ........................ 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................... 25
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................. 32
4.2. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất và không gian kiến trúc hạ tầng cơ sở của xã

Phƣơng Tiến. ........................................................................................................................ 33
4.2.1. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Phƣơng Tiến. ................................. 33
4.2.2. Kết quả đánh giá hiện trạng không gian kiến trúc hạ tầng của xã Phƣơng Tiến, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. .................................................................................................... 36
4.3. Kết quả đánh giá hiện tra ̣ngơc sở hạ tầng theo bộ tiêu trí nông thôn mới. .......................... 60
4.4. Nghiên cứu định hƣớng phƣơng án quy hoạch cơ sở hạ tầng theo bộ tiêu chí nông thôn
mới ....................................................................................................................................... 64
4.4.1 Diện tích đất chuyển mục đích phục vụ xây dựng cở sở hạ tầng................................ 64
4.4.2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật ........................................................................... 65
4.4.3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng xã hội .............................................................................. 73
4.5. Đánh giá chung về điều kiện của xã Phƣơng Tiến ....................................................... 79
4.5.1 Thuận lợi ..................................................................................................................... 79
4.5.2. Khó khăn .................................................................................................................... 80
4.5.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phƣơng án Quy hoạch nông thôn mới
............................................................................................................................................. 82
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 85
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 85
5. 2. Kiế n nghi.......................................................................................................................
87
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chƣơng
trình cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp

hành Trung ƣơng Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia mang tính toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hƣớng đến “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới có vai
trò quan trọng trong sự phát triển của nông thôn nói riêng và sự phát triển của
quốc gia nói chung. Xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển toàn diện: Hệ
thống cơ sở hạ tầng ngày càng toàn diện tạo điều kiện phát triển kinh tế, giao lƣu
hàng hóa; cơ cấu kinh tế hợp lý, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời
dân đƣợc nâng cao; môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo; xây dựng
nếp sống văn hóa...thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần xây dựng đất nƣớc giàu
đẹp.
Xã Phƣơng Tiến cách trung tâm thị trấn Vị Xuyên hơn 30 km về phía Bắc.
Xã có 8 thôn với tổng diện tích tự nhiên là 5733,06 ha; Theo số liệu thống kê của xã
đến năm 2015, toàn xã có 597 hộ, 2.950 khẩu, trong đó có 1.239 lao động trong độ
tuổi. Tổng thu nhập năm 2014 đạt 26,845 tỷ đồng trong đó: Nông nghiệp 80%; công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và thu nhập khác 20%. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng về nông nghiệp, tăng dần về xây
dựng, thƣơng mại, dich vụ. Tăng trƣởng kinh tế hàng năm 11,6%. Giá trị thu nhập
bình quân đầu ngƣời 9,1 triệu đồng/ngƣời/năm. Đời sống vật chất tinh thần của
ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng lên.
Việc lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phương Tiến, huyện Vị
Xuyên giai đoạn 2015 - 2020 là việc làm cần thiết trong Chƣơng trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, nhằm đảm bảo sự phân bố và phát triển hợp lý góp


2

phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã phát triển. Đồng thời, khai thác hiệu quả tiềm
năng sẵn có trên địa bàn xã tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội địa

phƣơng.
Xuất phát từ thực tế đó đƣợc sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ Nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn của cô
giáo TS. Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng cơ
sở hạ tầng, kinh tế - xã hội phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới giai đoạn
2015 -2020 tại xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của xã Phƣơng Tiến phục
vụ công tác quy hoạch nông thôn mới theo 19 tiêu trí nông thông mới quốc gia.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phƣơng Tiến, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá hiện trạng và tiến trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu
chuẩn xây dựng nông thôn mới tại xã Phƣơng Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang.
- Rút ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình nông
thôn mới trên địa bàn.
- Đƣa ra phƣơng án quy hoạch về cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn xây dựng
nông thôn mới, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện trong thời gian tới tại xã
Phƣơng Tiến.
- Xây dựng nếp sống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.


3


- Có đƣợc cái nhìn tổng thể về thực trạng về hệ thống cơ sở hạ tầng nông
thôn trên địa bàn xã.
- Góp phần hoàn thiện những lý luận và phƣơng pháp nhằm đẩy mạnh quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng trong giai đoạn “công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn” hiện nay.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng
và đƣa ra các giải pháp để xây dựng xã Phƣơng Tiến đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã có những định hƣớng
phát triển phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
- Giúp địa phƣơng phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế yếu
kém nhằm thực hiện tốt hơn trƣơng trình xây dựng nông thôn mới để từng bƣớc cải
thiện đời sống nhân dân.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Căn cứ pháp lý xây dựng nông thôn mới
- Nghị quyết số 26-NQ/TƢ Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 7 về vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành
chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban
hành Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Quyết định số 491/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 về ban hành kèm theo Bộ tiêu
chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
- Thông tƣ số 54/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009 về hƣớng dẫn thực hiện Bộ

tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTG 04/6/2010 phê duyệt chƣơng trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Quyết định số 193/QĐ-TTG ngày 02/2/2010 phê duyệt chƣơng trình rà soát
quy hoạch xây dựng Nông thôn mới.
- Thông tƣ liên tịch số 13/2011/TTLT - BXD - BNNPTNT-BTN&MT, ngày
28/10/2011, quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới.
- Thông tƣ số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 về quy định lập nhiệm vụ,
đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng Nông thôn mới.
- Thông tƣ số 07/2010/TT-BNN ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn hƣớng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất Nông nghiệp cấp xã
theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.
- Quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch GTVT, quy hoạch công nghiệp tiểu
thủ công nghiệp của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về Xây dựng
Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.


5

- Các văn bản pháp lý khác:
- Thông báo 2183/BNN-KTHT ngày 24/07/2009 của Bộ Nông nghiệp phát
triển nông thôn về thực hiện Chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới
- Thông báo 2183/BNN-KTHT ngày 24/07/2009 của Bộ Nông nghiệp phát
triển nông thôn về thực hiện Chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 800/QĐ-TTG 04/6/2010 phê duyệt chƣơng trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
- Quyết định số 193/QĐ-TTG ngày 02/2/2010 phê duyệt chƣơng trình rà soát
quy hoạch xây dựng Nông thôn mới.

- Thông tƣ số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 về quy định lập nhiệm vụ,
đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng Nông thôn mới.
- Thông tƣ số 07/2010/TT-BNN ngày 08/2/2010 về hƣớng dẫn quy hoạch
phát triển sản xuất Nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn
mới.
2.1.2. Các tiêu chuẩn quy phạm
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn (Quy
chuẩn Việt Nam 14: 2009/BXD).
- Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tƣ số
31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng.
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/05/2009 và theo Quyết định
số 315 ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải hƣớng dẫn tiêu chí Nông thôn
mới trong lĩnh vực giao thông.
- Thông tƣ số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/2/2010 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT hƣớng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu
chí Quốc gia về nông thôn mới.
Các tiêu chuẩn quy phạm khác:
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây dựng ban
hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy
hoạch xây dựng.


6

- Thông tƣ số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 của Bộ Xây dựng quy định
lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng Nông thôn mới.
- Quyết định số 1117/QĐ-BXD ngày 30/11/2009 của Bộ Xây dựng về phê
duyệt đề cƣơng đề án nghiên cứu mô hình quy hoạch xây dựng Nông thôn mới.
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về công bố
định mức chi phí quản lý dự án và tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình.

[Trích [21]
2.1.3. Các tài liệu khác có liên quan
- Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 12/03/2010 của UBND tỉnh Hà Giang
về việc phê duyệt và ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới của tỉnh Hà
Giang.
- Quyết định 2632/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành
định mức hỗ trợ các công trình nhà nƣớc và nhân dân cùng làm trên địa bàn tỉnh Hà
Giang năm 2011.
- Căn cứ quyết định số 7693/QĐ-UBND, ngày 31/12/2011 của UBND huyện
Vị Xuyên tỉnh Hà Giang Về việc Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đồ án quy
hoạch XDNTM xã Phƣơng Tiến giai đoạn 2011-2020.
- Đề án Quy hoạch Xây dựng nông thôn mới xã Phƣơng Tiến - Huyện Vị
Xuyên - Tỉnh Hà Giang (Giai đoạn 2011 - 2020).
- Các tài liệu khác:
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phƣơng Tiến nhiệm kỳ 2010 2015.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phƣơng Tiến năm 2015, tỷ lệ 1/10.000.
2.1.4. Khái niệm nông thôn
Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề nông thôn và để hiểu vùng
nông thôn là gì họ đã so sánh vùng nông thôn và vùng thành thị theo các tiêu chí
sau:
-Theo chỉ tiêu mật độ dân số: Nông thôn là vùng có mật độ dân số thấp hơn
nhiều so với thành thị. Ví dụ: Mật độ dân số của tỉnh Thái Nguyên năm 2001 phân


7

theo khu vực (ngƣời/km2) nhƣ sau: Thành phố Thái Nguyên 1.279, thị xã Sông
Công 524, huyện Định Hoá 177, Võ Nhai 72, Phú Lƣơng 293... (Niên giám thống
kê tỉnh Thái Nguyên năm 2001).
- Theo chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hoá: Sự phát triển sản xuất hàng hoá

ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển này còn tuỳ thuộc vào
chính sách, cơ chế của mỗi nƣớc.
-Nông thôn thƣờng là nơi có phần lớn những ngƣời sống bằng nghề nông
nghiệp.
Nếu so sánh nông thôn và thành thị bằng một trong những chỉ tiêu này thì chỉ
có thể nóilên một khía cạnh nào đó của vùng nông thôn. Đó mới chỉ là cách nhìn
đơn lẻ chƣa toàn diện,chƣa thể hiện hết đƣợc bản chất của vùng nông thôn. Vì vậy,
để có cách nhìn tổng quát về nông thôn, chúng ta tổng hợp các chỉ tiêu này và rút ra
đƣợc một khái niệm chung nhất về vùng nông thôn nhƣ sau: Nông thôn là vùng sinh
sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân,là nơi có mật độ dân cư thấp,
môi trường chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển,tiếp cận thị trường
và sản xuất hàng hoá thấp và Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
UBND xã. [4]
2.1.4.1. Xây dựng nông thôn mới là gì?
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cƣ ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hoá, môi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo; thu nhập, đời
sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là
vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.


8

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh.

2.1.4.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng
hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;
- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; từng bƣớc thực hiện công nghiệp hoá
- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
trình độ dân trí đƣợc nâng cao; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ;
- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật
chất và tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao.
2.1.5. Đặc trưng của nông thôn mới
NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trƣng sau:
1. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn
đƣợc nâng cao;
2. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện
đại, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ;
3. Dân trí đƣợc nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn và phát huy;
4. An ninh tốt, quản lý dân chủ;
5. Chất lƣợng hệ thống chính trị đƣợc nâng cao.
2.1.6. Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
2.1.6.1. Ý nghĩa của Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới
- Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
- Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí
nông thôn mới.


9

- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các

địa phƣơng trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn
mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
2.1.6.2. Nội dung bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.
Bộ tiêu chí quốc gia NTM đƣợc ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg,
ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể nhƣ sau:
Tiêu chí “Xã nông thôn mới”: Gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực đƣợc quy định tại
Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Gồm 5 nhóm là: Nhóm 1: Quy hoạch; Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội;
Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất; Nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trƣờng;
Nhóm 5: Hệ thống chính trị.
- Gồm 19 tiêu chí là: 1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4: Điện, 5:
Trƣờng học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bƣu điện, 9: Nhà ở dân cƣ, 10:
Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: Hình thức tổ chức sản xuất,
14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trƣờng, 18: Hệ thống tổ chức chính trị
xã hội vững mạnh, 19: An ninh, trật tự xã hội.
Hƣớng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Đƣợc thể hiện tại thông
tƣ số 54/2009/TT – BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, trong đó đã thống nhất nội dung, cách hiểu, cách tính toán và các quy
chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nông thôn mới.
(UBND tỉnh Hà Giang (2012), Dự thảo tài liệu NTM năm 2012UBND tỉnh
Hà Giang) [5]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Những thành công bước đầu của “Chương trình xây dựng thí điểm mô
hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
“Chƣơng trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” (sau đây gọi tắt là Chƣơng trình thí điểm) nhằm thử nghiệm các
nội dung, phƣơng pháp, cách làm, cơ chế, chính sách. Xác định trách nhiệm và mối quan



10

hệ chỉ đạo giữa các cấp trong việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, xây dựng 11 xã
thành các mô hình trên thực tiễn về nông thôn mới để rút kinh nghiệm cho triển khai
chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên diện rộng. Việc triển khai
xây dựng mô hình thí điểm cũng là quá trình tổ chức thực hiện thử nghiệm 19 tiêu chí
nông thôn mới trên địa bàn cấp xã.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới Trung
ƣơng, đến hết năm 2010 và sau gần 2 năm thực hiện, so với mục đích, yêu cầu đề ra,
Chƣơng trình đã thành công bƣớc đầu và đạt đƣợc một số kết quả quan trọng. Đến hết
năm 2015, toàn huyện đã có 2 xã là Việt Lâm và Trung Thành đƣợc công nhận đạt
chuẩn NTM; có 13 xã đạt 14 tiêu chí, 17 xã đạt từ 5 – 10 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn
của huyện đã có diện mạo mới, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng
lên. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 19,22 triệu đồng/ ngƣời/năm; Tỷ
lệ hộ nghèo giảm; Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch là trên 95%;
Nhiều lớp dạy nghề đã đƣợc mở để đào tạo tay nghề cho lao động tại địa phƣơng.
Các nội dung xây dựng các hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất ở các xã
đã đạt đƣợc kết quả rõ nét và toàn diện hơn; các hoạt động văn hóa, xã hội và môi
trƣờng đƣợc quan tâm; hệ thống chính trị và công tác cán bộ ở các xã điểm đƣợc
củng cố, nâng cao; an ninh trật tự đƣợc giữ vững.
Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm đã rút ra
đƣợc một số kinh nghiệm tốt về biện pháp, cách làm, cơ chế huy động các nguồn
lực và công tác tổ chức thực hiện... Những kinh nghiệm đó đã kịp thời chuyển
giao cho Chính phủ, là cơ sở để Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng ban hành
nhiều Nghị định, Quyết định, cơ chế, chính sách phục vụ cho triển khai Chƣơng
trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là những chính sách và
điều kiện quan trọng để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26/NQ-TW
của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về “nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”.



11

2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số nước trên thế giới
Trên thế giới nhiều nƣớc đã thực hiện thành công chƣơng trình xây dựng
nông thôn mới từ rất sớm nhƣ:
- Hàn Quốc: “Phong trào Làng mới”
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu ngƣời của Hàn Quốc chỉ có
85 USD; phần lớn ngƣời dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp
sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nƣớc nông
nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thƣờng xuyên, mối lo lớn nhất của
chính phủ khi đó là làm sao đƣa đất nƣớc thoát khỏi đói, nghèo. Phong trào Làng
mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vƣợt khó, và, hợp tác (hiệp
lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tƣ cho nông thôn có hiệu
quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và đƣợc nông
dân hƣởng ứng mạnh mẽ. Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết
sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản
đƣợc hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa đƣợc
43.631km đƣờng làng nối với đƣờng của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp đƣợc
1.322m đƣờng; cứng hóa đƣờng ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là
1.280m; xây dựng đƣợc 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nƣớc có nhiều sông suối),
kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nƣớc và 98% hộ có điện thắp sáng.
Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thƣờng đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo
dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng
góp và hy sinh của các hộ cho phong trào. Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi
cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và
giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự
đầu tƣ và tự phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tƣ không lớn, đã góp phần đƣa
Hàn Quốc từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.
-Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm”

Từ thập niên 70 của thế kỷ trƣớc, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hình
thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển


12

vùng nông thôn của khu vực này một cách tƣơng xứng với sự phát triển chung của
cả nƣớc Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi
làng một sản phẩm” ở đây đã thu đƣợc nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của
phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phƣơng trên đất
nƣớc Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc
gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu đƣợc những thành
công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nƣớc mình nhờ áp dụng kinh
nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” đƣợc những ngƣời
sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều ngƣời, nhiều khu vực và
quốc gia có thể áp dụng trong chiến lƣợc phát triển nông thôn, nhất là phát triển
nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nƣớc mình.
- Malaysia: Chính phủ nƣớc này cho rằng cơ sở để PTNT là phát triển vốn xã hội
(giáo dục, sức khỏe), tăng cƣờng quản trị cấp địa phƣơng, đầu tƣ nghiên cứu và khuyến
nông, cung cấp các thể chế hỗ trợ nhƣ giao thông, tài chính... Đặc biệt, cần xác định nông
dân là nền tảng phát triển quốc gia. GS Ibrahim Ngah - Đại học Công nghệ Malaysia cho
biết, PTNT luôn đƣợc coi là chƣơng trình nghị sự quan trọng của Malaysia. Rất nhiều nỗ
lực và nguồn lực đã đƣợc đầu tƣ để cải thiện phúc lợi của ngƣời dân nông thôn, bao gồm
phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Kinh nghiệm của Malaysia cũng chỉ ra rằng,
các phƣơng pháp tiếp cận và các mô hình PTNT cần đƣợc triển khai đặc thù theo địa
phƣơng với thời gian phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, nguồn lực tài chính...
- Trung Quốc: Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải
cách ở nông thôn. Năm 2009, Trung Quốc đầu tƣ làm mới và sửa chữa khoảng
300.000 km đƣờng bộ nông thôn; hộ trợ trên 46 triệu ngƣời nghèo đảm bảo đời

sống tối thiểu; triển khai thí điểm 320 huyện về bảo dƣỡng lão xã hội nông thôn.
Việc xây dựng NTM ngày càng linh hoạt hơn, dựa trên quy hoạch tổng thể (ngân
sách nhà nƣớc và địa phƣơng).
( />



13

( )[13]
2.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh trong nước
2.2.3.1. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh
Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành, các địa phƣơng
trong tỉnh đồng loạt triển khai, với phƣơng châm: Cùng với sự đầu tƣ lớn của nhà nƣớc,
các tổ chức, doanh nghiệp, phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân, dựa
vào nội lực của cộng đồng dân cƣ, mọi việc phải đƣợc dân biết, dân bàn, dân làm và dân
hƣởng thụ. Đồng thời không làm thí điểm mà triển khai đồng bộ ở 125 xã nông thôn của
13 huyện, thị, thành phố (trừ thành phố Hạ Long vì không còn xã) và thực hiện đồng bộ
tất cả các tiêu chí. Trong đó, lựa chọn 2 xã ở 2 huyện Hoành Bồ và Đông Triều làm mẫu
triển khai thẩm định, phê duyệt quy hoạch Đề án Nông thôn mới cấp xã để làm mẫu cho
các đơn vị khác, rút kinh nghiệm trƣớc khi các huyện phê duyệt trên phạm vi toàn tỉnh.
Theo báo cáo đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, tính đến
nay, các tiêu chí đạt tƣơng đối cao nhƣ: 100% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục
THCS; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 123/125 xã có điểm bƣu điện cấp xã;
100% xã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát; 91/125 xã có trên 20% ngƣời dân
tham gia bảo hiểm y tế; 89/125 xã có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thƣờng xuyên trên
95%; 107/125 xã có an ninh, trật tự xã hội đƣợc giữ vững. Toàn tỉnh có 28 xã đạt
trên 20/39 chỉ tiêu NTM; 69 xã đạt từ 10-20/39 chỉ tiêu; 28 xã đạt dƣới 10/39 chỉ
tiêu. Công tác lập đề án đƣợc cấp huyện, cấp xã tích cực thực hiện, đã có 101 xã
hoàn thiện đề án, 59 xã thông qua HĐND cùng cấp, 5 xã đã đƣợc UBND huyện phê

duyệt; có 87/125 xã đã thông qua phƣơng án quy hoạch tổng thể trung tâm xã lần 1
và quy hoạch phát triển mạng lƣới điểm dân cƣ nông thôn lần 2. Dự kiến đến hết
ngày 30-9-2011, tất cả các xã sẽ phê duyệt xong quy hoạch xây dựng NTM và quy
hoạch trung tâm xã.
Nhƣ vậy có thể khẳng định với sự quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân đã huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp
trong toàn dân tham gia thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM. Do đó, chƣơng


14

trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích
lệ, tạo động lực để tỉnh Quảng Ninh về đích sớm so với cả nƣớc.
2.2.3.2. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và
hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới đang
đƣợc thực hiện tích cực. Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái
Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí bí
thƣ cấp ủy làm trƣởng ban. Kế hoạch đƣợc thực hiện từ quý 4-2008 và các năm
tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án. Nhƣng trƣớc hết là tập
trung vào các nội dung nhƣ: quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cƣ, quy hoạch
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hƣớng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi
trong sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trƣờng và phát triển các làng
nghề ở mỗi địa phƣơng.
Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới tại 8 xã điểm: Thanh Tân
(Kiến Xƣơng), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền
Hải), Nguyên Xá (Vũ Thƣ), Trọng Quan (Đông Hƣng), Hồng Minh (Hƣng Hà) và
Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông
thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển
hình ra diện rộng.

Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh phát triển y
tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng cao dân chủ cơ sở,
bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trƣờng học ở tất cả các cấp học
đƣợc xây dựng kiên cố. Hiện nay toàn tỉnh đã có 39/296 trƣờng mầm non, 242/294
trƣờng tiểu học, 57/274 trƣờng THCS và 7/49 trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia. Tất cả
các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa, thƣ viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời
tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân.
Sau 2 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới, điều
thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đây nhiều


15

ngƣời dân đã đƣợc sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa đƣợc
quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi
thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình
hiện nay.
2.2.3.2. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi
Theo Ban Chỉ đạo, hiện 100% số xã hoàn thành Quy hoạch chung cấp xã, 43
xã hoàn thành 2 quy hoạch chi tiết Khu trung tâm và các địa điểm dân cƣ tập trung;
Quy hoạch Phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
Đến tháng 3.2016 vốn bố trí trực tiếp cho Chƣơng trình đạt trên 118 tỷ đồng,
trong đó ngân sách Trung ƣơng hơn 59 tỷ đồng, ngân sách địa phƣơng trên 59 tỷ
đồng.
Từ nguồn vốn sự nghiệp của Trung ƣơng 27,9 tỷ đồng, tỉnh đã phân bổ cho
86 xã, bình quân 145 triệu đồng/xã cho các xã để triển khai thực hiện các mô hình
hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Hình 2.1:Xây dựng hệ thống thủy lợi ở Quảng Ngãi

Tiêu chí thủy lợi, một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất 11 xã đạt 19
tiêu chí, 16 xã đạt 15- 18 tiêu chí, 49 xã đạt 10- 14 tiêu chí, 56 xã đạt 5- 9 tiêu chí


16

và 32 xã đạt dƣới 5 tiêu chí. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 9,4, tăng 0,26 so với cuối
năm 2015.
Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức và Trà Bồng có số tiêu chí/xã
không thay đổi so với cuối năm 2015; các huyện Đức Phổ và Ba Tơ có số tiêu
chí/xã giảm do điều chỉnh kết quả thực hiện tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy
hoạch mới. Các tiêu chí có ít xã đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo,
thủy lợi, môi trƣờng, thu nhập,…
( [12]
2.2.4. Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên
Hiện nay tất cả các xã thuộc huyện Vị Xuyên đã hoàn thành đề án xây dựng
NTM giai đoạn 2011 – 2020. UBND huyện chỉ đạo các xã tập trung rà soát triển khai lập
quy hoạch chi tiết nhƣ quy hoạch sản xuất, quy hoạch khu dân cƣ, quy hoạch nơi thu
gom rác thải, giao thông; tăng cƣờng quản lý quy hoạch đã đƣợc phê duyệt; lập kế hoạch
5 năm, hàng năm; xây dựng các dự án chuyên ngành để triển khai thực hiện; tập trung
nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi,
điện; tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất trƣờng lớp học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng cơ
sở vật chất văn hóa, trạm y tế xã khám chữa bệnh,...

Ra quân làm đƣờng bê - tông nội đồng tại
Làng Cúng, xã Đạo Đức

Huy động nội lực sức dân trong làm
đƣờng bê - tông nông thôn ở thôn Nà
Mào, xã Phƣơng Tiến



17

Đường giao thông nông thôn tại thôn Chung

Ra quân xây dựng nhà văn hóa thôn

- xã Việt Lâm được bê tông hóa đến tận nhà

Chang, xã Việt Lâm

Hình 2.2: Một số hình ảnh về xây dựng NTM của huyện Vị Xuyên
Theo báo cáo kết quả thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới của huyện Vị Xuyên, trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền,
Ban chỉ đạo NTM các cấp của huyện đã có sự chỉ đạo quyết liệt, trong việc thực
hiện xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng
NTM đƣợc triển khai đúng hƣớng, có nhiều chuyển biến tích cực; Cơ sở hạ tầng
đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng; Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả và phù hợp với thực tế từng địa phƣơng. Cụ thể,
nguồn vốn xây dựng nông thôn mới toàn huyện đã huy động đƣợc là trên 140 tỷ
đồng, trong đó nhân dân tham gia đóng góp gần 40 tỷ đồng. Đến hết năm 2015, toàn
huyện đã có 2 xã là Việt Lâm và Trung Thành đƣợc công nhận đạt chuẩn NTM; có
13 xã đạt 14 tiêu chí, 17 xã đạt từ 5 – 10 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn của huyện đã có
diện mạo mới, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng lên. Thu nhập
bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 19,22 triệu đồng/ ngƣời/năm; Tỷ lệ hộ nghèo
giảm; Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch là trên 95%; Nhiều lớp
dạy nghề đã đƣợc mở để đào tạo tay nghề cho lao động tại địa phƣơng. Năm 2016,
huyện Vị Xuyên chọn xã Đạo Đức để xây dựng hoàn thành NTM. Qua kiểm tra,
đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại xã cho thấy đến thời điểm



×