Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng của mạng lưới các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.49 KB, 52 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
TP Thành phố
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
ĐH Đại học
CĐ Cao đẳng
HN Hà Nội
TDTT Thể dục thể thao
VH – NT Văn hóa nghệ thuật
DT diện tích
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tiêu chuẩn diện tích và kích thước các bộ phận phụ
Bảng 2: Tiêu chuẩn diện tích cho các giảng đường, lớp học
Bảng 3:Tiêu chuẩn diện tích hội trường và các phòng phụ
Bảng 4: Danh mục các trường tại Hà Nội và trên cả nước
Biểu đồ1: Thống kê hình thức quản lý các trường đại học, cao đẳng cả nước
và Hà Nội
Bảng 5:Thống kê các nhóm trường đại học trên địa bàn Hà Nội theo quy mô
đào tạo
Bảng 7: Chỉ tiêu diện tích phòng học trên 1 sinh viên các trường đại học , cao
đẳng tại Hà Nội
Bảng 8: Phân nhóm các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội theo quỹ đất
Bảng 9: Thống kê diện tích đất bình quân 1 sinh viên các trường đại học cao
đẳng thành phố Hà Nội
Bảng 10: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật


Bảng 11: Bảng các tiêu chí đánh giá.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật của cả nước.
Hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học – cao đẳng của cả nước tập trung
tại đây. Hệ thống các trường đại học – cao đẳng trong thành phố trong những
năm qua đã góp phần cung cấp lực lượng lớn tri thức, cán bộ và lao động có
trình độ cao cho toàn quốc. Đồng thời tạo nên động lực chính để hình thành
và phát triển hệ thống đô thị trong vùng.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, vị trí, quy mô và mô hình xây dựng hệ
thống các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
đã bộc lộ những nhược điểm không đáp ứng yêu cầu đưa đất nước hội nhập
với nền kinh tế thế giới đồng thời tác động tiêu cực tới việc phát triển đô thị,
đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Đó là việc tập trung mật độ cao các cơ sở nghiên
cứu đào tạo tại trung tâm đô thị đã gây nên áp lực lớn đối với thành phố về
các yêu cầu quỹ đất, dịch vụ và giao thông đô thị; Hạn chế sự mở rộng phát
triển các cơ sở đào tạo theo mô hình chuẩn Quốc gia và Quốc tế; Sự thay đổi
về công năng sử dụng trong các cơ sở đào tạo hiện nay đã làm khó khăn cho
công tác giảng dạy và thực nghiệm; Mô hình đào tạo tách xa rời với các cơ sở
nghiên cứu và ứng dụng .v.v. Chính vì vậy đến nay công tác đào tạo đại học,
dạy nghề chưa đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp lực lượng lao động có trình độ và
tay nghề cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Chúng ta phải đánh giá lại cơ sở vật chất của mạng lưới các trường đại học,
cao đẳng trên địa bàn thủ đô Hà Nội để góp phần xây dựng sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tiếp tục phát triển Thủ
dô Hà Nội trở thành trung tâm tri thức, nghiên cứu và học tập lớn góp phần
vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là một quốc gia có
bước tiến nổi trội trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ cao.

SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Mục tiêu nghiên cứu.
1. Đánh giá hiện trạng các trường đại học và cao đẳng về quy mô, cơ sở vật
chất…
2. Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn bất cập về không
gian và điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của câc trường đại học cao đẳng trong
thủ đô Hà Nội. Tạo tiền đề, động lực, cơ hội và điều kiện để các trường đại
học và cao đẳng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng đạt và vượt các chuẩn mực
bình quân chung của thế giới; từng bước vươn lên thu hẹp khoảng cách tụt
hậu, cải thiện vị thế và tránh tình trạng bị phụ thuộc bên ngoài trong quá trình
hội nhập với các nền đại học của các nước trong khu vực và trên thế giới.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Phạm vi nghiên cứu:
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích
và thứ hai về dân số với 6,472 triệu người. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng
trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị ngay từ những buổi
đầu của lịch sử Việt Nam. Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính
trị, khoa học kỹ thuật của cả nước. Hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học
– cao đẳng của cả nước tập trung tại đây.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường đại học cao đẳng trên địa bàn
thủ đô Hà Nội.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài chủ yếu là thu thập thông
tin, số liệu; nghiên cứu và tổng hợp tài liệu kết hợp với việc tác giả tự xây
dựng một số tiêu chí đánh giá.
Số liệu đươc sử dụng là nguồn số liệu thống kê giáo dục đại học năm học
2007-2008, Cục cơ sở vật chất trường học – Bộ Giáo Dục.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị

Website: Email : Tel : 0918.775.368
V. Cấu trúc.
Chương 1. Cơ sở lý luận về cơ sở vật chất của các trường đại học, cao
đẳng.
Chương 2. Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng của mạng lưới các trường đại
học và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội.
Chương 3. Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật
chất các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không
sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai
phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường”
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2010

Lưu Đình Hải
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1. Cơ sở lý luận về cơ sở vật chất của các trường
đại học, cao đẳng.
1.1 Lý luận chung về cơ sở vật chất các trường đại học và cao đẳng.
1. 1.1.1 Lý luận về giáo dạc đại học, cao đẳng.
Giáo dục đại học, cao đẳng là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới
mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của
giảng viên và sinh viên theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện
nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần
đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương
đại. Giáo dục đại học là một trình độ giáo dục được cung cấp tại các học viện,
trường đại học, cao đẳng, viện công nghệ và được công nhận bởi bằng cấp

hoặc chứng chỉ chuyên môn. Giáo dục đại học là khơi dậy và nuôi dưỡng tính
ham học hỏi của sinh viên, hơn là truyền đạt kiến thức. Nói cách khác, trọng
tâm việc giảng dạy là phải nhắm đến mục tiêu nâng cao khả năng tự học của
mỗi người.
- Giáo dục đại học đào tạo học viên, sinh viên những chương trình dạy trực
tiếp liên quạn đến loại công việc cụ thể như kế toán, khoa học, thể thao, giảng
dạy…
- Một số ngành nghề yêu cầu trình độ học lên đến cao học như kỹ thuật, y học,
kiến trúc
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Các chứng chỉ, bằng cấp được cung cấp bởi giáo dục đại học mang lại cơ hội
việc làm cao hơn về thu nhập trong tương lai, và khả năng hoàn thành công
việc.
- Các trường đại học, cao đẳng là nơi tụ hội của rất nhiều sinh viên đến từ mọi
nơi trong nước và cả quốc tế
- Giáo dục đại học phát triển kỹ năng quan trọng cho sinh viên như truyền
thông, toán, công nghệ thông tin, cung cấp cho người học một phần những kỹ
năng giúp phát triển việc làm
- Giáo dục đại học có nghĩa là nhiều hơn chỉ nhận được một bằng cấp. Nó
cũng cung cấp cho bạn cơ hội để gặp gỡ những người mới và tận dụng các cơ
hội mới.
1.1.2 Lý luận chung về cơ sở vật chất các trường đại học và cao đẳng.
1.1.2.1. Khái niệm.
Cơ sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng là toàn bộ những trang thiết
bị phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu và quản lý hoạt động
của các trường đại học, cao đẳng bao gồm giảng đường, trang thiết bị dạy và
học, phòng công vụ, phòng thí nghiệm, thư viện, sân vận động, kỹ túc xá...
1.2.2.1 Đặc điểm cơ sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng.
Cơ sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng mang tính chuyên dụng, đồng

bộ, đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành.
1.2 Các nội dung đánh giá sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng.
1.2.1 Khái niệm đánh giá sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đánh giá sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng là hoạt động có hệ
thống và mục tiêu về tính phù hợp, hiệu quả của cơ sở vật chất của các trường
đại học, cao đẳng.
1.2.2 Đặc điểm nội dung đánh giá cơ sở vật chất của các trường đại
học, cao đẳng.
- Có tính định kỳ và bất thường
- Các mục tiêu của chương trình được đánh giá liên quan tới các mục tiêu
dài hạn ở cấp độ cao hơn hoặc liên quan tới vấn đề về phát triển được giải
quyết.
- Tính hợp lệ và phù hợp của các chỉ số tiền xác định cho phép chất vấn
- Giải quyết những vấn đề thuộc nhiều phạm vi khác nhau
- Chỉ ra những kết quả dự kiến và ngoài dự kiến
- Các phương pháp định tính và định lượng
- Nhiểu nguồn dữ liệu
- Trả lời các câu hỏi nhân-quả.
- Thường do chuyên gia đánh giá độc lập tiến hành và cơ quan độc lập đề
xướng
1.3 Những tiêu chí đánh giá
1.3.1 Mạng lưới phân bố các trường.
1.3.1.1 Nguyên tắc tổ chức mạng lưới.
Phát triển hệ thống các trường đại học cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội
theo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với các định hướng lớn của thủ đô Hà Nội về phân vùng chức
năng: vùng đô thị động lực, vùng dân cư, vùng sản xuất v.v... nhằm tạo liên
kết chặt chẽ giữa các chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học với ứng dụng

thực tiễn.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đảm bảo sự công bằng xã hội.
- Đảm bảo các tiêu chí về điều kiện đất đai và khả năng mở rộng, phát triển;
khoảng cách kết nối với hệ thống hạ tầng quốc gia, liên vùng và liên khu vực
đặc biệt là giao thông.
- An ninh và an toàn, môi trường đảm bảo.
- Giảm mật độ sinh viên và số lượng trường trong trung tâm thành phố.
- Hình thành các tuyến, cụm hoặc đô thị vệ tinh có chức năng đào tạo là chủ
yếu để có thể chia sẻ và đồng thuận với nhau một số không gian chung (đầu
mối giao thông, khu thể thao, cây xanh, vui chơi giải trí, ký túc xá...) hoặc cơ
chế vận hành đặc thù.
- Xã hội hóa, đa dạng thành phần trong đầu tư phát triển đào tạo.
1.3.1.2 Mô hình phân bố các trường đại học cao đẳng trên địa bàn TP
Hà Nội.
Hệ thống các trường đại học cao đẳng sẽ chuyển từ mô hình phân bố tập
trung tại trung tâm đô thị Hà Nội sang mô hình liên kết theo tầng bậc và phân
bố đồng đều trên toàn Hà Nội. Không quá tập trung vào nội thành Hà Nội, di
chuyển ra các vùng ven hoặc thành lập các phân hiệu, trường mới tại các quận
huyện trên địa bàn Thành phố. Hình thành các trung tâm đào tạo mới gắn với
các trục tăng trưởng kinh tế, các cực và các trung tâm đô thị động lực, tiếp cận
trực tiếp với các vùng sản xuất trọng điểm nhằm thu hút nguồn nhân lực có
hàm lượng chất xám cao cho Thủ đô. Các khu cụm đại học sẽ được phát triển
ưu tiên gắn liền với mạng lưới hạ tầng giao thông như các trục cao tốc, nhà
ga, sân bay...để kết nối thuận tiên với các đô thị lớn.
Phân bố không gian đại học theo tầng bậc.
- Đại học Quốc gia, các trường đại học trọng điểm chất lượng cao, đại học
và sau đại học, trường tiêu chuẩn đảng cấp quốc tế sẽ được phát triển gắn kết
mật thiết với đô thị trung tâm hạt nhân, các khu trọng điểm phát triển kinh tế

quốc gia. Các trường này sẽ tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho thủ đô
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và cả nước. Hệ thống các trường này được bố trí liên kết với các viện, trung
tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành có tầm cỡ khu vực và quốc tế, gắn chặt
nghiên cứu với đài tạo, sản xuất, kinh doanh tạo nên các sản phẩm công nghệ
cao cho Hà Nội và cả nước.
- Các trường đại học trọng điểm: đại học và học viện đào tạo các ngành
nghề kỹ thật – công nghệ, kinh tế, luật, sư phạm và các lĩnh vực khác có gắn
với kinh tế - kỹ thuật sẽ được phát triển gắn với vùng ngoại ô của thủ đô, các
đô thị động lực.
- Các trường đại học, học viện đào tạo các ngành y tế, văn hóa – xã hội phát
triển gắn với các vùng đô thị lớn đông dân cư nơi có địa hình cảnh quan và
giao thông thuận lợi.
- Các trường đại học, học viện đào tạo các ngành năng khiếu phát triển gắn
với các vùng đô thị trung tâm hạt nhân hoặc đô thị tỉnh lỵ nơi có nhiều tiềm
năng về văn hóa.
- Các trường cao đẳng đào tạo theo lĩnh vực công nghệ và trường cao đẳng
cộng đồng phát triển gắn với các vùng ngoại ô, các vùng sản xuất quy mô nhỏ
tại các vùng miền ít dâ cư tập trung.
- Các trường cao đẳng đào tạo các ngành năng khiếu phát triển gắn với các
đô thị trung tâm hạt nhân, các vùng có tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch
và giải trí.
- Các trường cao đẳng đa ngành, đa cấp phân bố tại các đô thị nhỏ.
1.3.2 Quy mô sinh viên của các trường đại học cao đẳng.
Quy mô đào tạo tác động tới hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô
thị, ảnh hưởng tới môi trường giáo dục đào tạo đại học.
Số lượng sinh viên (đã quy đổi theo hình thức đào tạo chính quy) của các
trường đại học theo ngành nghề đào tạo được quy định trong tiêu chuẩn Việt
Nam như sau:

SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Các trường đại học, học viện đào tạo các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ,
kinh tế, luật, sư phạm và các lĩnh vực khác có gắn với kinh tế - kỹ thuật: ≤
15.000 sinh viên;
- Các trường đại học, học viện đào tạo các ngành nghề y tế, văn hoá - xã hội:
≤ 8.000 sinh viên;
- Các trường đại học, học viện đào tạo các ngành năng khiếu: ≤ 5.000 sinh
viên.
- Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: ≤
42.000 sinh viên;
- Các trường đại học trọng điểm khác: ≤ 35.000 sinh viên.
Một số chỉ tiêu tính toán:
- Tỷ lệ diện tích phòng học trên 1 sinh viên:
Tỷ lệ diện tích phòng
học trên 1 sinh viên
=
Diện tích phòng học
Tổng sinh viên
- Tính hợp lý của quy mô:
Tính hợp lý của
quy mô
=
Tổng số sinh viên của
trường
Số sinh viên tối ưu
Tính hợp lý của quy mô > 1: quá tải
Tính hợp lý của quy mô = 1: hợp lý
Tính hợp lý của quy mô < 1: chưa hiệu quả
1.3.3 Quy mô trường về đất đai.

Quy mô xây dựng trường đại học được xác định trên cơ sở đảm
bảo các điều kiện về cơ sở vật chất như giảng đường, phòng học, thư viện, cơ
sở thí nghiệm, thực tập, thực hành, các công trình xây dựng phục vụ hoạt
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động giải trí, thể thao, văn hoá và các công trình y tế, dịch vụ và các cơ sở vật
chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học
công nghệ.
Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
- Địa điểm xây dựng trường phải phù hợp với quy hoạch
xây dựng đã được duyệt, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển và điều
kiện kinh tế- xã hội của từng vùng và từng địa phương, đảm bảo cơ cấu ngành
nghề và khả năng phát triển của trường trong tương lai.
- Khu đất xây dựng trường phải bảo đảm các yêu cầu sau :
+ Yên tĩnh cho việc học tập và nghiên cứu, không bị chấn động, nhiễu
loạn điện từ, khói và hơi độc... ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, sinh viên
và đến các thiết bị nghiên cứu;
+ Có hệ thống giao thông đảm bảo với mối liên hệ bên ngoài trường,
thuận tiện cho việc đi lại của cán bộ, sinh viên, công tác xây dựng trường, yêu
cầu thoát người khi có sự cố và đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường trong
tương lai;
+ Thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc v.v... và
kết nối hệ thống hạ tầng;
+Cao ráo, thoáng mát, ít tốn kém cho các biện pháp xử lý đặc biệt về
nền móng công trình hay hệ thống thoát nước khu vực;
+Có khả năng kết nối và xây dựng các công trình dịch vụ công cộng
như bến xe, khu thể thao, cây xanh, khu vui chơi giải trí, ký túc xá.
- Cơ cấu chức năng cơ bản của trường đại học bao gồm :
+ Khu học tập nghiên cứu ;
+Khu thể dục thể thao;

SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+Khu nội trú.
Tùy thuộc vào quy mô, loại hình trường có thể tách riêng các khối
công trình riêng như khối học tập, khối phục vụ nhà trường (hành chính, hiệu
bộ, thư viện, cơ sở nghiên cứu khoa học), cơ sở thực hành...
- Diện tích đất xây dựng trường đại học được tính với tiêu chuẩn diện
tich tối thiểu 25 m
2
/sinh viên nhưng không it hơn 5 ha tính tại thời điểm
trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 năm.
+ Chỉ tiêu diện tích đất xây dựng áp dụng cho hệ thống các trường đại
học trong vùng Thủ đô Hà Nội tối thiểu là 65 m
2
/sinh viên.
+ Diện tích đất xây dựng cho các cơ sở thực hành hoặc thí nghiệm lớn
như thử nghiệm vật liệu, ruộng, vườn thí nghiệm, trại chăn nuôi…
không tính vào tiêu chuẩn diện tích trên mà được xác định theo yêu
cầu nhiệm vụ thiết kế cụ thể và được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Khu học tập- nghiên cứu cần bố trí ở vị trí ưu tiên trong mặt bằng
tổng thể của trường. Diện tích xây dựng của khu học tập tối đa là 30 % diện
tích đất xây dựng của trường.
- Diện tích cây xanh, vườn hoa trong trường cần đảm bảo mật độ tối
thiểu là 40 % diện tích đất xây dựng của trường.
- Khu đất xây dựng trường cần có hàng rào bao quanh và phải đảm bảo
yêu cầu bảo vệ và mỹ quan.
- Khi thiết kế trường đại học phải đảm bảo giao thông tại cổng ra vào;
có diện tích tập kết và đỗ xe trước cổng. Cổng và hàng rào hai bên cổng phải
lùi sâu vào ranh giới lô đất, có chiều sâu tối thiểu 4 m, chiều ngang tối thiểu
bằng 4 lần chiều rộng của cổng. Không cho phép các đường phố chính đô thị,

đường cao tốc đô thị hoặc các đường phố chia cắt khu đất xây dựng trường.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Trong khu đất xây dựng trường đại học cần dự tính bố trí bãi để xe
ngoài nhà hoặc trong tầng hầm. Quy mô tính toán phải dựa trên tình hình thực
tế của từng trường.
Chỉ tiêu diện tích chỗ để xe được lấy như sau:
- Xe ôtô : từ 15 m
2
/xe đến 18 m
2
/ xe;
- Xe máy : từ 2,35 m
2
/xe

đến 3,0 m
2
/xe;
- Xe đạp: 0,9 m
2
/xe .
Một số chỉ tiêu tính toán:
* Diện tích trung bình 1 sinh viên
Diện tích trung bình 1 sinh viên =
Tổng diện tích trường
Tổng số sinh viên
*Diện tích khu thể thao trung bình 1 sinh viên
Diện tích khu thể thao trung
bình 1 sinh viên

=
Tổng diện tích khu thể
thao
Tổng số sinh viên
*Diện tích phòng học trung bình 1 sinh viên
Diện tích phòng học trung bình
1 sinh viên
=
Tổng Diện tích phòng học
Tổng số sinh viên
*Tỷ lệ diện tích khu học tập
Tỷ lệ diện tích
khu học tập
=
Tổng diện tích khu học tập
Tổng diện tích trường
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Một trường đại học gồm các khu vực sau đây:
- Khu học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học;
- Khu thể dục thể thao; khu thể dục thể thao cần được bố trí liên
hệ trực tiếp với khu học tập và khu sinh hoạt của học sinh.
- Khu kí túc xá học sinh bao gồm nhà ở và các công trình phục vụ
sinh hoạt;
- Khu nhà ở của cán bộ giảng dạy và cán bộ công nhân viên; Đối với
những trường đại học xây dựng ở xa khu nhà ở, nếu được phép xây dựng
khu ở của cán bộ công nhân viên trong khu đất nhà trường thì phải bố trí
riêng thành một khu theo tiêu chuẩn hiện hành
- Khu công trình kĩ thuật bao gồm trạm bơm, trạm biến thế, xưởng

sửa chữa, kho tàng và nhà để xe ô tô, xe đạp.
Trong thành phần các phòng của từng bộ môn cần có phòng chủ
nhiệm bộ môn với diện tích 18m2 Các phòng làm việc của cán bộ giảng
dạy bộ môn 4m2 tính cho toàn bộ cán bộ giảng dạy và phòng phương pháp
giảng dạy với diện tích lớn nhất 54m2
Yêu cầu về diện tích và kích thước một số bộ phận khác
Diện tích sảnh, chỗ để áo, mũ nón khu việc sinh và các loại kho áp
dụng theo bảng sau.
Tên phòng Đơn vị tính Diện tích m2 hoặc số
lượng thiết bị
1- Các sảnh và nơi để mũ nón 1 chỗ 0.15
2- Khu vệ sinh
1 xí, tiểu, 1 chậu rửa
cho 40 học sinh nữ
1 xí, tiểu, 1 chậu rửa
cho 40 học sinh nam
3- Các phòng kho trong các nhà học cho
các thiết bị học tập, sinh hoạt
100 sinh
viên
3
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4- Các kho đồ đạc khác


- Các trường dưới 2000 học sinh 100 sinh
viên
2
- các trường trên 2000 học sinh 1.5

Bảng 1: Tiêu chuẩn diện tích và kích thước các bộ phận phụ
(TCVN: 3981-1985)
Chiều rộng hành lang ít nhất phải là l,4m.
Cho phép sử dụng các hành lang có chiều rộng từ 2,6m trở lên kết hợp
làm chỗ nghi.
Trong môi khu vệ sinh cần chia ra buồng vệ sinh cho cán bộ giảng
dạy.
- Diện tích cho các giảng đường, lớp học, áp dụng theo
Tên giảng đường, lớp học Diện tích cho 1 chỗ
(khôngđược lớn hơn),
m2
1. Giảng đường 500 chỗ 0,90
2. Giảng đường 400 chỗ 1,00
3. Giảng đường 300 - 200 chỗ 1,10
4. Giảng đường 150 chỗ 1,20
5. Giảng đờng 100 chỗ 1,30
6. Lớp học 75 - 50 chỗ 1,50
7. Lớp học 25 chỗ 2,20
8. Phòng học 12 - 25 chỗ với các
thiết bị dạy và kiểm tra
3,00
9. Giảng đường nghệ thuật, sân
khấu 200 - 300 chỗ
1,80
Bảng 2: Tiêu chuẩn diện tích cho các giảng đường, lớp học
(TCVN: 3981-1985)
- Diện tích hội trường và các phòng phụ thuộc áp dụng theo
Tên phòng Đơn vị tính Diện tích m2
1- Hội trường (không kể sân cho 1 chỗ ngồi 0,08
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị

Website: Email : Tel : 0918.775.368
2 - Hội nghị kết hợp với
lối vào, hành lang, chỗ giải
Cho 100 sinh viên 0,20
3 - Các phòng câu lạc bộ cho 100 sinh viên 9,00
4 - Các phòng chủ tịch đoàn phòng 36,00
5 - Phòng hóa trang phòng 10,00
6 - Kho đặt cạnh sân khấu tổng cộng 25% diện tích sân
khấu
7 - Khu vệ sinh đặt cạnh sân
khấu
tổng cộng 2 - 4 chỗ
8 - Nhà tắm đặt cạnh sân khấu tổng cộng 2 – 4 chỗ
9 - Phòng chiếu phim tổng cộng 36,00
10- Trạm cứu hoả phòng 10,00
Bảng 3:Tiêu chuẩn diện tích hội trường và các phòng phụ
(TCVN: 3981-1985)
Nhà ở học sinh các trường đại học phải thiết kế bảo đảm cho học
sinh nội trú các hệ:
- 100% học sinh hệ dài hạn
- 100% học sinh hệ chuyên tu
- 20% học sinh hệ tại chức
- 100% học sinh hệ sau, trên đại học, học sinh nước ngoài và hệ bồi
dưỡng, dự bị..
Mỗi nhà ở học sinh cần có phòng tiếp khách, sinh hoạt chung… với
diện tích không lớn quá 36m2.
Tổng kết chương 1:
Từ cơ sở lý luận về cơ sở hạ tầng của mạng lưới các trường đại
học và cao đẳng kết hợp với tiêu chuẩn Việt Nam về các trường đại học, cao
đẳng xây dựng những chỉ tiêu để đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng của mạng

lưới các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 2. Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng của mạng lưới các
trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội
2.1 Tổng quan chung về hiện trạnmạng lưới các trường đại học và cao
đẳng trên địa bàn TP Hà Nội
2.1.1 Hiện trạng trường và sinh viên đào tạo.
Thành phố Hà Nội có 64 trường đại học - học viện và 29 trường cao
đẳng chiếm 25,2% tổng số trường đại học cao đẳng cả nước trong đó chiếm
40% tổng số trường đại học – học viện cả nước và chiếm 13,9% tổng số
trường cao đẳng cả nước.
Danh mục Số lượng trường
Tỷ lệ % toàn
quốc
Trường đại học và học viện
Tổng số trường cả nước 160
Số trường tại Hà Nội 64 40
Trường cao đẳng
Tổng số trường cả nước 209
Số trường tại Hà Nội 29 13,9
Sinh viên đại học, học viện
Tổng sinh viên trong toàn quốc 1.180.547
Số sinh viên tại Hà Nội 474.242 40,2
Sinh viên cao đẳng
Tổng sinh viên trong toàn quốc 422.937
Số sinh viên tại Hà Nội 98.009 23,2
Bảng 4: Danh mục các trường tại Hà Nội và trên cả nước (Nguồn: Cục cơ sở vật
chất – Bộ GD&ĐT; Tác giả tự tổng hợp)
Số sinh viên đại học, học viện trên địa bàn thủ đô Hà Nội chiếm 40,2%

so với tổng số sinh viên đại học, học viện toàn quốc. Điều đó cho chúng ta Hà
Nội là nơi cung cấp một số lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cho vùng Hà
Nội nói riêng và cho cả nước nói chung, góp phần to lớn trong công cuộc phát
triển đất nước.
2.1.2. Hiện trạng về công tác quản lý trường và xã hội hóa trường.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hệ thống trường đại học cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội do Bộ
GD&ĐT và các bộ ngành khác và địa phương quản lý. Có 16/38 trường trực
thuộc Bộ GD&ĐT chiếm 42,1% tổng số trường trên toàn quốc, chủ yếu đào
tạo các ngành nghề cơ bản.

Biểu đồ1: Thống kê hình thức quản lý các trường đại học, cao đẳng cả nước và Hà Nội
Trường do Bộ ngành khác quản lý có 44/126 trường chiếm 34,9%, chủ
yếu đào tạo các chuyên ngành độc lập như ĐH kiến trúc trực thuộc bộ xây
dựng, ĐH Y thuộc Bộ y tế... Ngoài ra còn có 13 trường thuộc quản lý nhà
nước, an ninh và quốc phòng như các trường ĐH An Ninh, Học viện chính trị,
Học viện quân sự...Trường do các địa phương quản lý bao gồm các trường
cao đẳng có 16/117 trường chiếm 13,7%. Do phân cấp như vậy nên Bộ
GD&ĐT chỉ nắm bắt được các chỉ tiêu đào tạo mà không quản lý được các
trường ngoài bộ quản lý về chiến lược phát triển trường cũng như các cơ sở hạ
tầng, trang thiêt bị khác.
Cụ thể tại khu vực Hà Nội các trường đại học-học viện quản lý theo Bộ
GD&ĐT có 16 trường,15 trường đại học và học viện và 1 trường cao đẳng.
Các trường đại học-học viện quản lý theo Bộ GD&ĐT bao gồm: ĐH Bách
Khoa Hà Nội, ĐH Xây Dựng, ĐH Mỏ Địa Chất, ĐH Giao Thông Vận Tải,
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp HN, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ĐH Thương Mại,
ĐH Ngoại Thương, ĐH Nông Nghiệp HN, ĐH Sư phạm HN, ĐH Sư Phạm

TDTT HN, Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương, Học Viện Quản Lý Giáo Dục,
Viện ĐH Mở HN và một trường cao đẳng Sư Phạm Trung ương.
Các trường đại học – học viện quản lý theo các Bộ, ngành là 44 trường:
26 học viện và trường đại học, 18 trường cao đẳng. 26 trường thuộc quản lý
của các ngành là: ĐH Quốc Gia HN, ĐH Công Nghiệp HN, ĐH Kinh Tế Kỹ
Thuật Công Nghiệp, ĐH Giao Thông Vận Tải, ĐH Lao Động Xã Hội, Học
viện Ngoại Giao, Học viện Kỹ Thuật Mật Mã, ĐH Lâm Nghiệp, ĐH Thủy
Lợi, Học viện Tài Chính, ĐH Luật HN, ĐH Văn Hóa HN, Học Viện Âm
Nhạc Quốc Gia, Mỹ Thuật Việt Nam, ĐH Sân Khấu Điện Ảnh HN, ĐH Kiến
Trúc HN, ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Y Tế
Công Cộng, Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam, Học viện Ngân
Hàng, Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, ĐH Điện Lực, ĐH Công
Đoàn, Học viện Hành Chính, Học viện Báo Chí Tuyên Truyền.
Các trường ngoài công lập thuộc Bộ GD&ĐT quản lý. Các trường
đại học thuộc quản lý của các ngành là 14 trường: 10 trường đại học và 4
trường cao đẳng bao gồm: ĐH Thăng Long, ĐH DL Phương Đông, ĐH DL
Đông Đô, ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN, ĐH FPT, ĐH Nguyễn trãi, ĐH
Đại Nam, ĐH Quốc Tế Bắc Hà, ĐH Thành Tây, ĐH Công Nghệ và Quản Lý
Hữu Nghị.
Các trường thuộc quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng là 13
trường bao gồm: ĐH VH-NT Quân Đội, Học viện Khoa Học Quân Sự, Học
viện Quân Y, Học viện Biên Phòng, Học viện Phòng Không Không Quân,
Học viện Hậu Cần, Học viện An Ninh, Học viện Cảnh Sát, Học viên Kỹ
Thuật Quân Sự, Học viện Hành Chính Quốc Gia, Học viện Hành Chính KV1.
Hiện nay trong hệ thống giáo dục Việt Nam, trường công lập chiếm
vai trò nòng cốt và được chính phủ đầu tư ngân sách hàng năm. Trường tư
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thục được chính phủ cho phép thành lập từ năm 1988, mở đầu là trường đại
học dân lập Thăng Long. Các trường đại học cao đẳng ngoài công lập hiện

nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội thuộc Bộ GD&ĐT quản lý có 14/75 trường,
chiếm 18,7%.
Kết luận: Nhân lực và hệ thống giáo dục đào tạo là một thế mạnh
lớn của Hà Nội. Thành phố Hà Nội là nơi đứng đầu quốc gia tập trung các cơ
quan nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và nhiều trường dạy nghề. Vấn đề
đặt ra trong những năm tới là cần phải có các cơ chế, chính sách và mô hình
đáo tạo hợp lý để Hà Nội có thể đảm trách được vai trò chủ chốt trong nghiên
cứu khoa học công nghệ và đào tạo đại học, đặc biệt phát triển đào tạo công
nghệ cao.
2.1.3 Hiện trạng mạng lưới phân bố các trường.
Thành phố Hà Nội có 64 học viện – trường đại học, chiếm 91,4% so
với vùng Hà Nội( vùng Hà Nội có 70 trường học viện, đại học và co 53
trường cao đẳng) đồng thời là nơi đứng đầu quốc gia tập trung các cơ quan
nghiên cứu, trường đại học cao đẳng với 40,2% tổng số sinh viên đại học toàn
quốc. Các trường đại học trọng điểm có quy mô sinh viên lớn như ĐH Quốc
Gia Hà Nội, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Nông
nghiệp 1; các trường đại học đầu ngành khác như Sư Phạm 1, Y khoa, Nhạc
viện, Thủy lợi, Học viện Kỹ thuật Quân sự; các trường dân lập có quy mô lớn,
được thành lập sớm nhất như đại học Thăng long, Đông Đô, Phương
Đông...tập trung hầu hết trong 10 quận nội thành. Các huyện ngoại thành Hà
Nội và thị xã Sơn Tây có các học viện: Biên Phòng, Phòng không Không
quân, trường cao đẳng công nghiệp Việt Hung. Khu vực Xuân Mai có các
trường đại học Lân Nghiệp, đại học Công An, cao đẳng Nông Nghiệp. Khu
vực Chương Mỹ có trường TDTT Hà Tây, trường cao đẳng Nông thôn Bắc
Bộ, cao đẳng cộng đồng Hà Tây. Khu vực Hà Đông có các trường đại học
Thành Tây, Học viện Chính trị, Học viện Quân Y, cao đẳng Y tế Hà Tây, cao
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đẳng kinh tế thương mại Hà Nội và cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội
Thanh Trì. Khu vực Hoài Đức- Đan Phượng có các trường cao đẳng công

nghệ Thành Đô, Bách nghệ Tây Hà. Khu vực Thường Tín có các trường cao
đẳng : cao đẳng Sư Phạm Hà Tay, cao đẳng truyền hình. Khu vực Gia Lâm có
các trường đại học Nông Nghiệp, Học viện Hậu Cần, các trường cao đẳng
công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội, Xây dựng công trình Đô thị.
Các trường tại Hà Nội tập trung hầu hết ở các quận nội thành cũ của
Hà Nội và Hà Đông như quận Hoàn Kiếm, Ha Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy,
Thanh Xuân và trên các tuyến đường hướng về trung tâm Hà Nội như: QL6,
QL1, QL32... Trong đó khu vực tập trung đông sinh viên nhất là khu vực Ha
Bà Trưng cụm Kinh Tế, Xây Dựng, Bách Khoa...có 12 trường với khoảng hơn
15 vạn sinh viên. Khu vự Thanh Xuân dọc QL6 có 15 trường với khoảng 11
vạn sinh viên. Khu vực Hà Đông có 7 trường khoảng 3,2 vạn sinh viên. Khu
vực Gia Lâm có 4 trường khoảng 2,6 vạn sinh viên...
Khu vực nội thành hiện nay 6 người dân/1 sinh viên. Mô hình đào tạo
hiện nay không đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Hầu hết các cơ sở
trường không có diện tích mở rộng trường, thiếu hệ thống hạ tầng hỗ trợ như
khu ở nội trú, khu thực nghiệm, khu thể dục thể thao và khu dịch vụ hỗ trợ.
Một số cơ sở vật chất trường hiện có và xây mới do lịch sử phát triển đô thị có
bán kính phục vụ không thuận lợi, khó tiếp cận.
2.2 Hiện trạng quy mô trường về sinh viên
Quy mô đào tạo các trường liên tục được mở rộng và tăng trưởng, trong
vòng 12 năm trở lại đây, số trường đại học ở nước ta tăng 2,4 lần, số trường
cao đẳng tăng gấp 6 lần và số lượng sinh viên tăng gấp 13 lần. Đặc biệt nhu
cầu phát triển các ngành nghề mới theo yêu cầu của xã hội và cơ chế thị
trường. Việc thay đổi và hình thành các phương thức đào tạo mới như đào tạo
từ xa, đào tạo lại, đào tạo tại chức... cũng ảnh hưởng tới thay đổi cách xác
định quy mô đào tạo.
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quy mô đào
tạo

(1000Sinh
viên)
Số
trường
Tên trường
(xếp theo thứ tự từ thấp đến cao)
>25 4
ĐH Giao thông Vận tải, Kinh tế Quốc dân, Bách
khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội
>15 - 25 11
ĐH Luật Hà Nội, HV Tài chính,HV Ngân hàng,
ĐH Ngoại thương, Mở Hà Nội, Sư phạm Hà Nội,
Công nghiệp Hà Nội, Mỏ Địa Chất, Nông nghiệp
1, Xây Dựng Hà Nội, Thương Mại.
>10 - 15 6
ĐH Thủy Lợi, Kinh Doanh - Công Nghệ Hà Nội,
Kiến Trúc Hà Nội, Lâm Nghiệp, ĐH Kinh Tế Kỹ
Thuật Công Nghiệp, ĐH Hà Nội.
>5 – 10 9
ĐH dân lập Thăng Long, ĐH Điện Lực, HV Hành
Chính Quốc Gia,
HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông, HV Báo
chí Tuyên truyền,
ĐH Văn Hóa Hà Nội, ĐH dân lập Phương Đông,
ĐH Lao động Xã hội, ĐH Công Đoàn.
>3 - 5 7
HV kỹ thuật Quân Sự, ĐH SP Nghệ Thuật TW,
ĐH Thành Tây,
ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, TDTT Hà Tây,
ĐH dân lập Đông Đô.

>1 - 3 14 HV kỹ thuật Mật Mã, HV Biên Phòng, Sân Khấu
Điện Ảnh,
HV Phòng không Không quân, Quốc tế Bắc Hà,
nhạc viện Hà Nội,
HV Y học Cổ truyền Tuệ Tĩnh, HV Quan hệ quốc
tế,
SVTH: Lưu Đình Hải Lớp: kinh tế và quản lý đô thị

×