PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì
có thể thay thế được, là một trong những thành phần quan trọng của môi
trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng công trình văn hoá,
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi
quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của con người trong xã hội.
Xây dựng bộ mặt mới cho nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội, sử
dụng các nguồn lực của địa phương là một vấn đề quan trọng trong quá trình
đô thị hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay.
Trong những năm, thực hiện Nghị quyết của Đảng về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,
đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức,tạo nền
tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”,
Nhà nước xây dựng và triển khai các đề án quy hoạch xây dựng nông thôn
mới tại các đại phương.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân cơ niềm tin,
trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát
triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
1
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm
gần đây nền kinh tế - xã hội của xã Chính Công cũng như nhiều xã trên địa
bàn huyện Hạ Hòa đã có những bước phát triển nhanh chóng. Đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân được nâng một cách vượt bậc. Bộ mặt nông thôn
không ngừng được đổi mới theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, thực tế đã nảy sinh không ít
khó khăn, bất cập. Cụ thể do chưa có quy hoạch xây dựng tổng thể trên phạm
vi toàn xã nên trong quá trình đầu tư xây dựng các cấp chính quyền gặp nhiều
khó khăn trong việc điều hành, quản lý. Các dự án đầu tư xây dựng công trình
mang tính tự phát thiếu đồng bộ không ăn nhập với không gian chung. Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật hoặc đã xuống cấp hoặc được đầu tư xây dựng mới
nhưng chưa tính toán cho lâu dài nên vận hành kém hiệu quả. Đặc biệt, là môi
trường nông thôn ngày càng ô nhiễm…
Để khắc phục những tồn tại trên cần sớm nghiên cứu, tổ chức lập quy
hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã. Đây là
việc làm hết sức cần thiết và cấp bách để tổ chức không gian các điểm dân cư
nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo lập môi
trường sống thuận lợi cho người dân đáp ứng quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của thị xã, bảo đảm an ninh, quốc phòng và phát triển nông
thôn bền vững
Hiện nay công nghệ GIS là một công nghệ thông tin đặc biệt được quan
tâm và ứng dụng rộng rãi trong nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó có
ngành địa chính. GIS không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, tiết kiệm về thời
gian, thuận lợi cho người sử dụng mà còn góp phần giảm nhẹ cường độ lao
động, nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra GIS còn giúp chúng ta có thể tra
cứu dễ dàng, cập nhật bổ xung hay chỉnh lý những biến động một cách
thường xuyên, tạo nhiều thuận lợi cho việc lưu trữ, thu thập, xử lý số liệu
thuộc tính hay không gian.
2
Nhận thức rõ sự cần thiết và quan trọng của việc ứng dụng GIS vào
công tác quy hoạch nông thôn mới của xã, được sự phân công của khoa Tài
nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo ThS. Phạm Văn Vân, Giảng viên bộ môn Trắc địa bản đồ
và hệ thống thông tin địa lý - Khoa Tài nguyên và Môi trường, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú
Thọ’’.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác quy hoạch nông thôn mới xã Chính Công.
- Khai thác cơ sở dữ liệu đã xây dựng phục vụ công tác quy hoạch
nông thôn mới xã Chính Công.
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của địa phương.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn hóa, đầy đủ, chính xác, kịp thời về
thông tin kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Cơ sở dữ liệu có khả năng ứng dụng vào công tác lập quy hoạch nông
thôn mới của địa phương.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về quy hoạch nông thôn mới
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Điểm dân cư nông thôn: Là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình
gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong
phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng ấp, bản,
buôn, phum, sóc được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã
hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
- Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản
xuất, dịch vụ, hạng tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu
chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa
phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy
đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện.
- Nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Là nhiệm vụ,
đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn có nội dung đáp ứng các
tiêu chí trong Bộ tiêu chi Quốc gia về nông thôn mới được ban hành tại Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chính phủ, Quyết định
số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tưởng phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2010.
- Khu chức năng xã, thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã: Là khu đất
thuộc xã hoặc thôn, xóm, bản , làng, trung tâm xã…được sử dụng với mục
đích bố trí các hoạt động kinh tế, xã hội như cư trú, sản xuất, kinh doanh, văn
hóa, giải trí, giao dục, y tế và mục đích khác của cộng đồng dân cư sở tại.
- Phân khu chức năng xã, thôn, xóm, bản , làng, trung tâm xã: Là việc
phân chia khu vực quy hoạch xã hoặc thôn, xóm, bản, làng, trung tâm xã theo
4
các khu chức năng phục vụ mục đích hoạt động kinh tế, xã hội và mục đích
khác của cộng đồng dân cư.
- Chỉ tiêu sử dụng đất: Là chỉ tiêu đê quản lý phát triển không gian,
kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật
độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, chiêu cao tối thiểu
của công trình.
- Mật độ xây dựng tối đa: Tỉ lệ giữa diện tích xây dựng công trình (m2
– diện tích chiếm đất được tính theo hình chiếu của mái che công trình) trên
diện tích toàn lô đất, tính bằng %.
- Hệ số sử dụng đất: Được tính bằng tổng diện tích sàn toàn công trình
9M2)/diện tích toàn lô đất, không tính diện tích tầng hầm, mái.
- Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ qui
hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công
trình và phần đất rành cho đường giao thông hoặc công trình kỹ thuật hạ tầng,
không gian công cộng khác.
- Chỉ giới xây dựng: Là đường đỏ giới hạn cho phép xây dựng nhà,
công trình trên lô đất.
2.1.2. Khái niệm và các tiêu chí quy hoạch nông thôn mới
2.1.2.1. Khái niệm về quy hoạch nông thôn mới
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn giành được sự quan tâm to lớn
của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành và tổ
chức thực hiện hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, điện, đường, trường, trạm…nhất
là thủy lợi, giao thong đã được đầu tư xây dựng tại nhiều nơi, góp phần thúc
đẩy sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.
Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản
xuất, dịch vụ, hạng tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu
chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa
5
phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy
đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện.
Quy hoạch nông thôn mới bao gồm: quy hoạch định hướng phát triển
không gian: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy
hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy
hoạch phát triển các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo
hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
2.1.2.2. Các tiêu chí quy hoạch nông thôn mới
* Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn
mới.
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
* Tiêu chí 2: Giao thông
- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT
- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện
6
* Tiêu chí 3: Thủy lợi
- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh
- Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
* Tiêu chí 4: Điện
- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
* Tiêu chí 5: Trường học
- Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ
sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
* Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ
VH-TT-DL
* Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
- Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
* Tiêu chí 8: Bưu điện
- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông
- Có Internet đến thôn
* Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
- Nhà tạm, dột nát
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng
* Tiêu chí 10: Thu nhập
- Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của
tỉnh
7
* Tiêu chí 11: Hộ nghèo
- Tỷ lệ hộ nghèo
* Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp
* Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
- Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
* Tiêu chí 14: Giáo dục
- Phổ biến giáo dục trung học
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, học nghề)
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo
* Tiêu chí 15: Y tế
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
* Tiêu chí 16: Văn hóa
- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo
quy định của Bộ VH-TT-DL
* Tiêu chí 17: Môi trường
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc
gia
- Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
- Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt
8
động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
* Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
- Cán bộ xã đạt chuẩn
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định
- Đản bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh"
- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở
lên
* Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
- An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
2.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch nông thôn mới
- Luật đất đai số 13/2003/QH11
- Luật số 38/2009/QH12
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ
bẩy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/11/2005 của Chính phủ về
quy hoạch xây dựng
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư
9
- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Thông tư liên tịch số 13/2011 ngày 30/10/2011 Quy định việc lập,
thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 quy định việc lập
nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã
theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới
- Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngay 11/05/2010 Hướng dẫn cơ chế
đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện
Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”
- Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT - BNNPTNT - BKHĐT-BTC
hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ kế hoạch đầu tư – Bộ tài chính ban
hành
- Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số
31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ XD
10
- QCVN 14:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Quy hoạch xây
dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009
của Bộ XD
2.1.4. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới
2.1.4.1. Nội dung của quy hoạch nông thôn mới.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, hạ tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, tính chất đặc
trưng vùng, miền, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; dự báo quy mô dân
số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những
khó khăn vướng mắc trong quá trình quy hoạch xây dựng.
- Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh
sống, các vùng có tính đặc thù, hệ thống các công trình công cộng, xác định
mạng lưới thôn, bản, hệ thống các công trình phục vụ sản xuất.
- Xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu
về đất đối với hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất
xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhu cầu phát triển. Xác định giải pháp quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bố trí
các lô đất theo chức năng sử dụng với quy mô đáp ứng yêu cầu phát triển của
từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.
- Xác định hệ thống dân cư tập trung thôn, bản trên địa bàn hành chính
xã phù hợp với đặc điểm sinh thái, tập quán văn hóa của từng vùng miền, xác
định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, gồm:
+ Quy mô, chỉ tiêu cơ bản về đất, nhà ở và công trình công cụng cộng
tại thôn, bản.
+ Các chỉ tiêu cơ bản của công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phục
vụ sản xuất chủ yếu trong thôn, bản.
- Hệ thống công trình công cộng cấp xã:
11
+ Xác định vị trí, quy mô, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc được
xây dựng mới các công trình công cộng, dịch vụ như các công trình giáo dục,
y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ cấp xã và ở các thôn, bản
phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và tập quán sinh sống
của nhân dân.
+ Xác định hệ thống các công trình di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan
có giá trị.
- Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát
nước, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang
toàn xã, các thôn, bản và vùng sản xuất.
- Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại trung tâm xã và các thôn, bản,
khu vực được lập quy hoạch.
2.1.4.2. Nhiệm vụ của quy hoạch nông thôn mới
- Phải tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây
dựng; các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật,
công trinh quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo
vệ môi trường.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, từng vùng và quy hoạch phát triển nghành; gắn liền với định hướng
phát triển hệ thống đô thị, các vùng kinh tế và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới; phải xác định cụ thể định hướng phát triển và đặc trưng
của từng khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước
mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát
triển về kinh tế của địa phương và thu thập thực tế của người dân; sử dụng
hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên trên địa bàn.
- Phải có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư, từ ý tưởng quy
hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng.
12
- Đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với nguồn vốn đầu tư và điệu kiện
kinh tế
- Xã hội của địa phương, định hướng, giải pháp, đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm dân cư, hạn chế tối đa những ảnh
hưởng do thiên tai, ngập lụt, nền đất yếu.
- Bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa,
phong tục tập quán của từng vùng, miền, từng dân tộc và ổn định cuộc sống
dân cư, giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, thích
ứng với điều kiện thiên tai.
2.2. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.2.1. Khái niệm chung
Hệ thống thông tin địa lý tiếng Anh là Geographical Information
Systems. Nó được hình thành từ 3 khái niệm: địa lý (Geographical); thông tin
(Information); hệ thống (Systems).
Khái niệm “địa lý” (Geographical) được sử dụng vì GIS trước hết liên
quan đến đặc trưng “địa lý” hay “không gian”. Các đặc trưng này liên quan
đến các đối tương không gian. Chúng có thể là các đối tượng vật lý, kinh tế
hay văn hoá trong tự nhiên. Các đặc trưng trên bản đồ là biểu diễn ảnh của
không gian của các đối tượng trong thế giới thực.
Khái niệm “thông tin” (Information) được sử dụng vì chúng liên quan
đến khối lượng dữ liệu khổng lồ do GIS quản lý. Các đối tượng đều có các dữ
liệu lưư dữ dưới dạng thuộc tính và không gian.
Khái niệm “hệ thống” đề cập đến cách tiếp cận hệ thống của GIS. Môi
trường GIS được chia thành các Modul để dễ hiểu và quản lý nhưng chúng
được hợp lại trong một thể thống nhất.
Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi hệ thống thông tin địa lý mà có
nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên chúng đều dựa vào 3 yếu tố quan trọng
13
là dữ liệu đầu vào, hệ thống vi tính số kỹ thuật cao và khả năng phân tích số
liệu không gian.
Người sử dụng
GIS
Thế giới thực
Phần mềm + CSDL
Kết quả
Sơ đồ 1. Mô hình hệ thống GIS
2.2.2. Tầm quan trọng của GIS
GIS là một thành viên của hệ thống thông tin xử lý cùng một lúc thông
tin chỉ vị trí tương đối và thông tin chỉ tính chất thuộc tính của đối tượng mà
chúng ta quen gọi là thông tin đồ họa và phi đồ họa. Các GIS được ứng dụng
vào các mục đích như sau: thu nhận, lưu trữ, xử lý, phân tích, mô hình hóa và
hiển thị dữ liệu không gian phục vụ cho những bài toán tổng thể và thiết kế
quàn lý.
So với những hệ thống thông tin phi đồ họa thì GIS ra đời muộn hơn.
Mặc dù ra đời chậm song do tính ưu việt của nó, nhất là khả năng phân tích số
liệu dự báo các khả năng có thể xảy ra giúp cho con người sử dụng có thể ra
những quyết định hợp lý, thực thi những dự án mang cả tính vi mô và vĩ mô
cho nên hiện nay GIS được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong
lĩnh vực Địa chính.
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới , GIS đã trở thành công cụ trợ
giúp quyết đinh trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng, đối phó với thẩm họa thiên tai… và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh
vực điều tra quản lý đất và các tài nguyên thiên nhiên khác. GIS có khả năng
trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá
nhân đánh giá được hiện trạng các quá trình thông qua các chức năng thu
14
thập quản lý, truy vấn, phân tích và tổng hợp các thong tin được gắn với nền
bản đồ nhất quán trên cơ sở các dữ liệu của bản đồ đầu vào.
2.2.3. Các bộ phận cấu thành của hệ thống GIS
2.2.3.1. Phần cứng
Phần cứng của một hệ thống thông tin địa lý bao gồm các hợp phần
sau: Bộ xử lý trung tâm (CPU), thiết bị nhập dữ liệu, lưu dữ liệu và thiết bị
xuất dữ liệu.
- Bộ xử lý trung tâm CPU (central processing unit) gồm các yếu tố
quan trọng nhất là: hệ thống điều khiển, bộ nhớ và tốc độ xử lý. Máy tính là
nơi thể hiện các yếu tố này.
- Thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu: gồm các thiết bị như bàn số hoà, máy
quét để chuyển các dạng dữ liệu sang dạng số. Thiết bị CD ROOM để lấy
thông tin có trong băng đĩa: ổ đọc băng,ổ đĩa cứng,…
- Thiết bị xuất dữ liệu: gồm máy in, máy chiếu, các báo cáo kết quả
phân tích,…
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự ra đời
của thiết bị mạng cho phép trao đổi thông tin giữ những người sử dụng, tạo
điều kiện cho HTTT địa lý ngày càng phát triển.
2.2.3.2. Phần mềm
Phần mềm GIS cung cấp các các chức năng và công cụ cần thiết để lưu
giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Phần mềm trong HTTT địa lý GIS
có các chức năng cơ bản:
- Nhập dữ liệu
- Lưu trữ dữ liệu và quản lý dữ liệu
- Chuyển đổi dữ liệu
- Hiển thị dữ liệu và báo cáo kết quả
- Giao diện với người tiêu dùng
15
2.2.3.3. Dữ liệu GIS
Đây là thành phần quan trọng nhất của một hệ GIS. Gồm các dữ liệu
không gian và thuộc tính. Hệ GIS kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn
dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức và quản lý, lưu trữ
dữ liệu.
- Dữ liệu không gian: là các dữ liệu thu được từ ảnh hàng không, ảnh
vệ tinh, đường đồng mức, địa bạ về quyền sử dụng đất,…
- Dữ liệu thuộc tính: là các thông tin đi kèm với các dữ liệu không gian
của các đối tượng trên bản đồ hay trên ảnh. Đây là các dữ liệu ở dạng văn bản
hoặc các số liệu thống kê thu được trong công tác điều tra dã ngoại, hoặc là
các số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm,…được lưu trữ dưới dạng các
tập tin dạng chữ hoặc dạng số có thể có thể nhập trực tiếp hoặc gián tiếp vào
hệ thống GIS.
Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính cần đảm bảo tính liên kết,
thống nhất, có khả năng trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin khác và có
thể xuất dữ liệu dưới các dạng khác nhau.
2.2.3.4. Người sử dụng
Yếu tố con người trong hệ thống GIS là rất quan trọng. Không có yếu
tố này, các yếu tố về kỹ thuật (phần cứng, phần mềm, CSDL) sẽ không phát
huy được hiệu quả của nó. Đặc biệt là hiện nay công nghệ thông tin ngày một
phát triển, hệ thống thông tin địa lý ngày càng hiện đại, thì con người trong
GIS lại càng trở nên quan trọng.
Nguồn nhân lực trong hệ thống GIS gồm: cán bộ vận hành, cán bộ kỹ
thuật và cán bộ quản lý.
2.2.3.5. Các biện pháp tổ chức
GIS phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên tuỳ mỗi chức năng mà
thiết kế sao cho phù hợp. Đó không những là các thông số kỹ thuật, khả năng
sử dụng hiệu quả của con người, mà là sự kết hợp hài hoà các yếu tố trên và
16
có sự phù hợp với các chính sách của nhà nước, khả năng ứng dụng vào thực
tế cao.
2.2.4. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý
2.2.4.1. Nhập dữ liệu
- Nhập từ bàn phím
- Quét ảnh
- Số hóa
- Dữ liệu viễn thám
- Các cơ sở dữ liệu số
2.2.4.2. Quản lý dữ liệu
- Dữ liệu không gian
- Dữ liệu thuộc tính
- Hỏi đáp, tra cứu dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
2.2.4.3. Sửa đổi và phân tích dữ liệu không gian
- Chuyển đổi khuôn dạng, chuyển đổi từ vector sang raster và ngược
lại.
- Chuyển đổi hình học: từ hệ tọa độ giả định (tương đối) sang hệ tọa độ
địa lý (tuyệt đối) và ngược lại.
- Biên tập, ghép biên, tách các mảnh bản đồ.
2.2.4.4. Sửa đổi và phân tích dữ liệu phi không gian
- Biên tập thuộc tính
- Hỏi đáp dữ liệu thuộc tính.
2.2.4.5. Tích hợp dữ liệu phi không gian và thuộc tính
Đây là các chức năng quan trọng nhất của hệ GIS để phân biệt với các
hệ khác, nhất là các hệ vẽ bản đồ tự động và các hệ CAD là những hệ cũng
làm việc với bản đồ trên máy tính.
- Chiết xuất thông tin: tách, lọc thông tin quan tâm trong dữ liệu
- Nhóm các thông tin theo một tiêu chuẩn nhất định
17
- Đo đạc, xác định nhanh các thông số hình học của đối tượng được thể
hiện như diện tích, độ dài, vị trí…
- Chồng ghép:
+ Các phép tính toán giữa các bản đồ
+ Các phép tính logic
+ Các phép so sánh điều kiện.
- Các phép tính toán lân cận (quan hệ không gian); lọc, phân tích vùng
đệm, phân tích xu thế, tính toán độ dốc, hướng phơi, hướng phân tích lưu vực,
chiết xuất dòng chảy…
- Các phép nội suy từ điểm, từ đường.
- Dựng mô hình 3 chiều (3D) và phân tích trên mô hình 3 chiều: tạo lát
cắt, phân tích tầm nhìn…
- Tính toán để tìm khoảng cách, đường đi.
2.2.4.6. Xuất bản
- Lập chú giải: xử lý văn bản, các kiểu đường, các biều tượng…
- In.
2.2.5. Ứng dụng của GIS
GIS có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực
khác nhau
2.2.5.1. Trên thế giới
- Trong môi trường: GIS được sử dụng trong những chức năng từ
đơn giản nhất như: đánh giá môi trường, vị trí và thuộc tính của cây, cho đến
các ứng dụng phực tạp như: dùng khả năng phân tích của GIS để mô hình hoá
các tiến trình xói mòn đất, sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hoặc
nước, sự phản ứng của lưu vực sông khi có trận mưa lớn. Điều tra và quản lý
tài nguyên, môi trường là lĩnh vực ứng dụng sớm nhất của GIS, và từ 1980 đã
được thương mại hoá. Các ứng dụng trong môi trường đem lại thành công
18
nhất là: đánh giá tác động của các yếu tố tới môi trường, điều tra sự biến đổi
khí hậu, thuỷ văn,…
- Khí tượng thuỷ văn: Trong lĩnh vực này GIS được sử dụng như một
hệ thống đáp ứng nhanh, phục vụ chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu,
xác định tâm bão, dự đoán các nguồn chảy, xác định mức độ ngập lụt, từ đó
đưa ra các biện pháp phòng chống kịp thời. Ở ứng dụng này, sử dụng mô hình
dạng ảnh.
Gần đây nhất, công nghệ GIS và viễn thám đã giúp nước Mỹ chủ động
đối phó với cơn bão Katrina nhờ việc mô tả bản chất, dự báo đường đi, phạm
vi ảnh hưởng. Tất cả mọi người có thể theo dõi diễn biến của cơn bão thông
qua Internet, do vậy đã giảm thiểu thiên tai một các đáng kể.
- Nông nghiệp: Ứng dụng rất rộng rãi như: Xây dựng bản đồ đất, đánh
giá khả năng thích nghi của cây trồng, giám sát thu hoạch, dự tính năng suất,
thống kê nông sản, thống kê nông hộ, xác định các kỹ thuật canh tác, xác định
hệ thống, thời gian tưới tiêu, tính toán sự xói mòn, bồi lở trong đất, dự báo
các yếu tố khí hậu, dự báo về thị trường tiêu thụ,…Cho đến nay ngành Nông
nghiệp tại Nhật Bản được xem là hiện đại nhất nhờ các ứng dụng của GIS để
bố trí hệ thống cây trồng, phát hiện dịch bệnh và mức độ lây lan, xây dựng mô
hình tưới tiêu trên cơ sở kết hợp với yếu tố thời tiết và thổ nhưỡng,…
- Dịch vụ tài chính: Được sử dụng để xác định các chi nhánh mới của
Ngân hàng, xác định những khu vực có mức độ rủi ro thấp nhất và cao nhất.
- Y tế: GIS được ứng dụng trong ngành khi thực hiện các phân tích như:
Chỉ được lộ trình nhanh nhất giữa vị trí của xe cấp cứu và bệnh nhân, GIS
phân tích khả năng lây lan của dịch bệnh ra xung quanh.
Gần đay nhất GIS đã được xây dựng để quản lý và dự báo khả năng lây lan
của dịch cúm lợn, đưa ra các dự báo và phòng trừ về khả năng lan của căn
bệnh này. Từ đó có các phương án chủ động ứng phó.
19
- Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương là nơi sử dụng
GIS nhiều nhất, là nơi GIS phát huy được nhiều ứng dụng nhất. Nhờ GIS,
chính quyền địa phương có thể tìm kiếm và quản lý thửa đất thay thế cho việc
lưu trữ và tìm kiếm bằng giấy tờ, sổ sách. GIS được sử dụng trong việc quản
lý, bảo dưỡng đường giao thông, nhà cửa,
- Giao thông: Với các dữ liệu về giao thông GIS có thể chỉ đường cho
người tham gia giao thông với các loại bản đồ và chỉ ra quãng đường ngắn
nhất để tới đích. Ứng dụng này được ứng dụng trong cả đường bộ, đường
thuỷ và đường hàng không. Điển hình nhất là các hãng Taxi ở Nhật Bản, GIS
được dùng để xây dựng các bản đồ điện tử gắn trên mỗi xe mà người ta gọi là
NAVI. Nhờ chức năng tra cứu, hiển thị, GIS luôn chỉ cho họ con đường ngắn
nhất đến địa điểm yêu cầu của khách hàng.
- Các ngành điện, nước, ga,… Những cá nhân, công ty hoạt động trong
lĩnh vực này là những đối tượng sử dụng ứng dụng của GIS nhiều nhất. GIS
chỉ cho người sử dụng quãng đường ngắn nhất từ trạm trung tâm đến vị trí
người tiêu dùng, đảm bảo thời gian và chi phí thấp nhất.
2.2.5.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, công nghệ GIS được thí điểm khá sớm. Nếu như trước
đây GIS chỉ được dùng trong các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường
đại học thì bây giờ GIS đã được nhân rộng ra khắp các đối tượng và lĩnh vực.
Sau hơn nhiều năm áp dụng, GIS được đánh giá là công nghệ phù hợp đối với
các lĩnh vực liên quan tới yếu tố địa lý và không gian. Đến nay, GIS được sử
dụng ở trong nhiều ngành: quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu trữ
tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị,… đã mang lại hiệu
qủa bước đầu cao cho hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nước ta
và có nhiều triển vọng trong thời gian sắp tới.
20
- Trong việc quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Trong việc quản lý theo dõi diễn biến, đánh giá tài nguyên rừng, Viện
điều tra Quy hoạch rừng đã ứng dụng khá thành công công nghệ GIS, Viễn
thám và GPS. Việc này được thực hiện những năm 80 trong khi Viện thực
hiện dự án quốc tế với UNDP về nâng cao năng lực về thống kê và quản lý tài
nguyên rừng. Cho đến nay, việc quản lý tài nguyên rừng vẫn tiếp tục được
thông qua việc chồng xếp, giải đoán các ảnh viễn thám, kết hợp với bản đồ
rừng và đo GPS kiểm chứng.
GIS và viễn thám là hai công cụ đắc lực để dự báo lũ lụt, và cháy rừng.
- Trong dự báo khí tượng, thủy văn: Với 3/4 diện tích đồi núi, Việt
Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn của lũ lụt, xói mòn, xói lở đất và lũ quét ở
miền núi. Lũ lụt gây thiệt hại về người, về của và môi trường sinh thái. Do
vậy công tác giảm thiểu thiệt hại là rất quan trọng được đặt lên hàng đầu ở tất
cả quốc gia. Ứng dụng GIS là một giải phát tốt nhằm hạn chế những ảnh
hưởng xấu này.
Trường Đại học Thuỷ Lợi đã ứng dụng các loại mô hình tính toán và
GIS để cảnh báo lũ và ngập lụt cho vùng đồng bằng các sông lớn miền Trung
nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt cho nhân dân trong
vùng
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: GIS đã tính toán và xây dựng được các
hệ thống nông nghiệp thích hợp cho khu vực bao gồm về hệ thống cây trồng,
vật nuôi, tưới tiêu và chế độ chăm sóc.
GIS cũng ứng dụng để toán năng suất sản lượng của nông sản. Ứng
dụng này đã được áp dụng để tính năng suất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu
Long, năng suất cà phê ở Buôn Mê Thuật. Tính toán khả năng cung của sản
phẩm để điều chỉnh thị trường.
21
- Trong việc bố trí các cơ sở kinh doanh và các dịch vụ công cộng: GIS
được áp dụng để bố trí các Ngân hàng, siêu thị, trung tâm văn hoá,…đảm bảo
đáp ứng được nhu cầu sử dụng tốt nhất cho người dân.
- Trong y tế: Ứng dụng nổi trội nhất của GIS là dự báo vùng nguy cơ
sốt rét.
- Trong giao thông: Hiện nay tại Hà Nội và Tp HCM đã triển khai
thành công và tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống giao thông ở dạng số. GIS được
dùng để thành lập CSDL, dùng chức năng truy cứu để tìm đường đi của xe
bus, để chỉ đường cho người tham gia giao thông. Đây là ứng dụng lớn thúc
đẩy ngành du lịch phát triển và tương lai sẽ được nhân rộng ra các thành phố
lớn.
2.3. Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quy
hoạch
2.3.1. Khái quát về hệ thống thông tin địa lý phục vụ quy hoạch
Sự xâm nhập trong vài năm trở lại đây của GIS vào Việt Nam trong
một số chuyên ngành làm nảy sinh hàng loạt vấn đề xung quanh bản chất
chức năng và khả năng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Việc tổ chức
nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến GIS đã được thực hiện ở một số cơ
quan và cá nhân. Tuy nhiên kết quả ứng dụng của công nghệ mới mẻ này vào
thực tế chưa nhiều và đặc biệt là ngành quy hoạch.
Hệ thống thông tin quy hoạch bao gồm nhiều thành phần trong đó
thành phần cơ bản là các chuyên gia quy hoạch ngành. Quá trình thiết kế quy
hoạch luôn luôn dựa trên các thông tin quy hoạch ngành. Các thông tin truyền
thông chủ yếu dựa trên bản đồ, các tài liệu điều tra thống kê hay khảo sát thí
nghiệm. Ở một khía cạnh nào đó thì không thể gọi các thông tin này là một hệ
thông tin quy hoạch vì đôi khi chúng không liên quan đến nhau, hoặc quan hệ
không được thể hiện, không được miêu tả trong thông tin.
22
2.3.2. Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý quy hoạch
( Phạm Trọng Mạnh - Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS trong quy
hoạch và quản lý đô thị )
Hệ thống thông tin địa
lý quy hoạch
Chuyên
gia quy
hoạch
Cơ sở dữ
liệu quy
hoạch
Phần
mềm GIS
ứng dụng
Phần cứng
tương thích
Sơ đồ 2: Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý quy hoạch
Thành phần cơ sở dữ liệu trong GIS quy hoạch chính là nội dung quan
tâm của quá trình thiết kế quy hoạch. Khác với những hệ thống thông tin
khác, GIS có cơ sở dữ liệu đa dạng. Dữ liệu có thể nhập từ các nguồn khác
nhau. Thành phần phần mềm GIS quy hoạch được thiết kế từ nhiều hãng khác
nhau. Mỗi phần mềm có những ưu nhược điểm riêng. Tuy vậy bất cứ phần
mềm nào cũng phải đáp ứng được các chức năng chính như: đồ hoạ, lưu trữ
dữ liệu, in ấn, chồng lớp, nhập xuất dữ liệu, Có thể kể ra một số phần mềm
GIS được ứng dụng hiện nay trên thế giới và ở nước ta:
- Các phần mềm GIS do Việt Nam sản xuất:
+ CMAP của tổng công ty đo đạc bản đồ số 3 chạy trên Autocad.
+ FAMIS và CADDB của Tổng cục Địa chính chạy trên Microstation,
Foxprro.
+ FLOODMAP của Bộ Y tế.
+ Phần mềm của trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội chạy trên hệ
điều hành DOS.
- Các phần mềm GIS do nước ngoài sản xuất:
+ SDR của Newzealand chạy trên hệ điều hành DOS.
23
+ ITR của Hungary chạy trên hệ điều hành DOS.
+ AUTOCAD của hãng ACAD (Mỹ) chạy trên hệ điều hành DOS,
Window.
+ Phần mềm MAPINFO của Mỹ.
+ Phần mềm ILWIS của Hà Lan.
+ Phần mềm ACR/INFO, ACRVIEW của hãng ESRI (Mỹ ).
+ MICROSTATION, IRASB, IRASC, GEOVEC, MRFCLEAN,
MRFFLAG của hãng INTERGRAPH.
Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà người ta có thể lựa chọn một phần mềm
GIS thích hợp cho nhiệm vụ quy hoạch, điều kiện kinh tế với trình độ chuyên
môn hiện có.
2.3.3. Thành phần nội dung chủ yếu của cơ sở dữ liệu trong hệ thống
thông tin địa lý quy hoạch
2.3.3.1. Phân loại thông tin quy hoach theo cách truy cập dữ liệu
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại thông tin. Tuỳ theo mục đích sử
dụng mà người thiết kế thông tin đưa ra các phân loại. Theo các nhà quy
hoạch thì có thể phân loại ra: thông tin về tự nhiên, thông tin kinh tế, thông tin
xã hội,...
Theo các nhà thiết kế có thể phân ra 2 loại: thông tin không gian (điểm,
đường, vùng). Thông tin phi không gian (thông tin thuộc tính).
* Thông tin không gian
Thông tin không gian là dữ liệu có chứa trong nó khái niệm về vị trí đối
tượng. Tập hợp thông tin không gian này gọi là hệ thống không gian hay là cơ
sở dữ liệu không gian. Nó là dữ liệu phản ánh những đối tượng có kích thước
vật lý nhất định hay một không gian nhất định. Đối với GIS đó là những yếu
tố địa lý, địa chất,... được phản ánh trên bản đồ bằng những cấu trúc nhất
định, các cấu trúc dữ liệu này được mô tả thông qua 3 dạng cơ bản: điểm,
đường, vùng. Thông tin dạng điểm như cột điện, gốc cây, đình,... thông tin
24
dạng đường như: sông ngòi, đường xá, ranh giới,... thông tin dạng vùng như:
ao hồ, mảnh rừng, sân bay, thửa đất,,...
Đối với công tác quy hoạch các thông tin không gian có ý nghĩa đặc thù
bởi phương án quy hoạch luôn được thể hiện bằng các bản vẽ thiết kế kĩ thuật,
mối quan hệ giữa các đối tượng gắn liền với toạ độ và thể hiện rõ bằng thông
tin không gian của các đối tượng.
* Thông tin phi không gian
Thông tin phi không gian hay thông tin thuộc tính là những thông tin
không thể biểu diễn bằng tính không gian hay nói cách khác nó không có tính
không gian, không thể biểu diễn bằng hình dáng, kích thước hay vị trí của sự
vật. Ví dụ như các thông tin về dân số (mật độ dân số, tốc độ phát triển dân số
và sự phân bố dân cư,...). Các chỉ tiêu về kinh tế (GDP, tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm,...) Các thông tin về chủ sử dụng đất (địa chỉ, nghề nghiệp,
khả năng đầu tư cho sử dụng đất,...) Các thông tin này có ý nghĩa rất lớn tới
việc xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch vì vậy nó là đối tượng quan
tâm của các nhà quy hoạch.
2.3.3.2. Phân loại thông tin theo nội dung dữ liệu
Dựa vào nội dung thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất cấp xã
chúng ta có thể phân loại như sau:
- Thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: bao gồm
các thông tin về :
+ Vị trí địa lý: các vùng giáp ranh, hệ thống ranh giới hành chính.
+ Địa hình, địa mạo: dạng địa hình, hình dáng của địa hình.
+ Tài nguyên thuỷ văn: Sông suối, ao, hồ, kênh rạch,...
+ Tài nguyên rừng: Diện tích, độ che phủ, chất lượng các loại rừng,...
+ Khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nắng, gió, lượng mưa,...
+ Địa chất công trình: Tính chất cơ lý của đất.
25