Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và đánh giá hiệu quả dùng vaccine trong phòng bệnh cho gà Cáy Củm sinh sản. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.71 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VY THỊ LUYẾN

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ DÙNG VACCINE TRONG PHÕNG BỆNH CHO GÀ
CÁY CỦM SINH SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016
LỜI CẢM ƠN

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VY THỊ LUYẾN

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ DÙNG VACCINE TRONG PHÕNG BỆNH CHO GÀ
CÁY CỦM SINH SẢN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K43 -TY - N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 4 năm học tập, rèn luyện tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở,
nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sự kính trọng sâu sắc tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Cùng tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành bản khóa luận này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của TS. Bùi Thị Thơm
trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và kiến
thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Ngày tháng 12 năm 2015
Sinh viên


Vy Thị Luyến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................22
Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà ..................................................................31
Bảng 4.2. Lịch phòng vaccine cho gà .......................................................................32
Bảng 4.3. Kết quả công tác tiêm phòng ....................................................................33
Bảng 4.4a. Kết quả công tác điều trị bệnh lô 1 .........................................................38
Bảng 4.4b. Kết quả công tác điều trị bệnh lô 2 .........................................................38
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả công tác phục vụ sản xuất............................................39
Bảng 4.6. Kích thước các chiều đo của gà Cáy Củm sinh sản (cm) .........................39
Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ............................................................40
Bảng 4.8. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi (g) ........................42
Bảng 4.9. Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của gà TN ...................................................43
Bảng 4.10. Kết quả chi phí thức ăn của gà thí nghiệm .............................................44
Bảng 4.11. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh sản của gà Cáy Củm ...................44
Bảng 4.12. Kết quả tình hình mắc bệnh của gà Cáy Củm ........................................45
Bảng 4.13. Kết quả sử dụng thuốc điều trị bệnh cho gà Cáy Củm ..........................46


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

cs


: Cộng sự

TN

: Thí nghiệm

E. coli

: Escherichia coli

Kg

: Kilogam

STT

: Số thứ tự

TA

: Thức ăn

CPTA

: Chi phí thức ăn

tt

: Tuần tuổi


ĐVT

: Đơn vị tính

KL

: Khối lượng


iv

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ......................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm về giống gà.............................................................................. 3
2.1.2. Giới thiệu về giống gà Cáy Củm............................................................. 4
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà ..................................... 10
2.1.4. Một số bệnh thường gặp........................................................................ 11
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 17
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 19

Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 21
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 21
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 23
3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ....................................................... 24
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 26


v

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ............ 28
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................... 28
4.1.1. Công tác giống ...................................................................................... 28
4.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà ................................................ 28
4.1.3. Công tác thú y ....................................................................................... 31
4.1.4. Kết quả công tác khác ........................................................................... 39
4.2 Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 39
4.2.1. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống gà thí nghiệm.............................................. 39
4.2.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm sinh sản ....... 40
4.2.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm ........................................ 43
4.2.4. Theo dõi tình hình mắc bệnh ở gà thí nghiệm ...................................... 45
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp. Bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho con người, là
cung protein cho chúng ta, ngoài ra còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho
ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Chính vì thế, Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới phát triển chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng nhằm không ngừng nâng cao năng suất,
hiệu quả chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây, sự du nhập các giống mới, đặc biệt là các giống
nhập nội có năng suất cao đã làm suy giảm nguồn gen của các giống bản địa và gây
nên những tổn thất nguồn gen rất đáng tiếc trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Thực tiễn tại nước ta, việc mở rộng giao lưu, giao thông, giao thương và phát
triển khá mạnh mẽ các chương trình khuyến nông đã mang đến các giống/ dòng vật
nuôi mới có năng suất cao đã gây áp lực rất lớn với những giống nội địa với năng
suất bị giảm dần, hoặc đang dần tuyệt chủng hoặc bị lai tạp.
Gà Cáy Củm là một giống gà địa phương mới được phát hiện tại vùng sâu
vùng xa của miền núi, theo người dân địa phương thì đây là giống gà không có phao
câu, thịt thơm ngon nhưng lại ít người biết đến. Hiện nay, giống gà này có mặt tai
xã Đức Xuân, huyện Hòa An và một vài hộ ở xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh
Cao Bằng và đang được nuôi nghiên cứu ở Thái Nguyên.
Gà Cáy Củm đang ngày càng giảm dần về số lượng, còn lại rất ít được nuôi
rải rác tại một số hộ dân của người dân tộc H’mông ở vùng sâu, vùng xa địa hình
hẻo lánh. Để chăm sóc tốt giống gà Cáy Củm, tăng số lượng giống gà này thì chúng
ta cần biết về đăc tính sinh sản của giống gà này và quy trình phòng trị bệnh cho để
đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.



2

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm khai thác và phát triển nguồn
gen, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và đánh giá
hiệu quả dùng vaccine trong phòng bệnh cho gà Cáy Củm sinh sản’’
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của gà Cáy Củm giai đoạn 20 - 44 tuần
tuổi tại điều kiện Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả của vaccine phòng bệnh Cáy Củm giai đoạn sinh sản.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ đóng góp vào nghiên cứu phương thức phòng trị bệnh
cho gà Cáy Củm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tri thức bản địa
của khu vực miền núi.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho người chăn nuôi áp dụng các
phương pháp phòng trị bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo
cho đồng bào vùng cao.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Đặc điểm về giố ng gà
Cơ sở nghiên cứu về giống gà:
Các tính trạng ngoại hình gia cầm bao gồm: Màu sắc lông, da, mỏ, chân, màu

mắt, dái tai, kiểu mào, màu mỏ, qua đó chia ra những màu sắc và hình dạng đặc
trưng cho từng giống gà, kèm theo đó là sự khác biệt giữa gà trống và gà mái với
từng chỉ tiêu đó. Kết quả nghiên cứu của Đặng Hữu Lanh và cộng sự, (1999) [9]
cho biết màu sắc da, lông là tín hiệu để nhận dạng một số gia cầm. Đây là đặc điểm
quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi thu mua gia cầm, nó đã đi vào khía cạnh
thẩm mỹ của con người và gà ta có màu của lá chuối khô, da vàng, chân vàng sẽ
được ưu tiên.
Tính trạng ngoại hình còn là chỉ tiêu đánh giá phẩm giống, nếu màu lông của
đàn gà có sự đồng nhất cao cho thấy giống gà đó thuần, theo đánh giá của
Johansson (1972) [8]. Sắc tố da, lông ở gia cầm được xác định bởi hai yếu tố
Melanin và Xantophyl. Xantophil là sắc tố ở dạng tinh thể màu vàng, nằm ở da, mỏ
và chân. Melanin tồn tại dạng hạt, có ở da và gốc lông, sự xuất hiện của Melanin
không phụ thuộc vào lứa tuổi.
Đầu: Cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh
giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận và sự
phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Gà trống có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có
tính dục kém, gà mái có ngoại hình của gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng
thường không phôi. Mào là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp có thể phân biệt trống
mái. Mào gà có hình thái rất đa dạng cả về hình thái, kích thước, màu sắc, có thể
đặc trưng cho từng giống. Hình dáng của mào, mào dưới và mào tai có thể biết
được sức khỏe và điều kiện sống của chúng.
Bộ lông: Lông là 1 dẫn suất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có
ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi mới nở, gia cầm non được lông tơ che
phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần dần được thay thế bằng lông cố định.


4

2.1.2. Giới thiệu về giống gà Cáy Củm
Gà Cáy Củm hay còn gọi là gà cúp (gà không có phao câu). Gà Cáy Củm là

tên gọi theo dân tộc Tày, đây là một giống gà nội được nuôi từ rất lâu đời không rõ
nguồn gốc xuất xứ từ đâu, ngoại hình, màu lông da, phẩm chất thịt thơm ngon, giòn
hơn giống gà ri, mang hương vị đặc trưng, khả năng đề kháng rất cao, được người
dân coi đây là giống gà quý của địa phương.
Theo báo Tiền phong, 2014 [1]: Gà Cáy Củm đã được nuôi từ lâu đời tại xã
Đức Xuân và Ngũ Lão (huyện Hòa An) và xã Lưu Ngọc (huyện Trà Lĩnh, Cao
Bằng) và rải rác tại một số xã thuộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), từng được
dùng cúng lễ cầu may mắn và là vật linh thiêng trong nhà người H’Mông. Hiện nay,
giống gà này giảm số lượng và chỉ được nuôi xen kẽ rất ít ở các hộ người H’Mông,
vì theo quan niệm của người địa phương, những ngày giỗ, tết phải ăn và biếu bố mẹ
gà trống thiến to béo. Gà Cáy Củm không đạt yếu tố thẩm mỹ.
- Đặc điểm ngoại hình và tập tính
+ Ngoại hình
- Lông: 15 Màu sắc của lông đa dạng giống gà Ri: Màu lông nâu, xám, hoa
mơ, vàng có sọc đen, ánh xanh cánh sả, đen… Lông mượt và nhiều. Lúc mới nở và
còn nhỏ con trống và con mái có màu lông giống nhau. Khi trưởng thành:
+ Con trống: Màu lông con trống rực rỡ, đẹp mắt. Màu sắc lông đa dạng:
Nâu đỏ, xám, nâu, đen, ánh vàng.
+ Con mái: Màu nâu, xám, vàng nâu, đen... Lông mềm sang có màu nâu,
xám, lông trắng sọc đen.
- Đặc biệt là lông đuôi cúp xuống (vì không có phao câu).
- Mào: Mào đơn, mào dâu, màu đỏ.
- Tầm vóc: Tầm vóc thanh gọn, thân tương đối ngắn, chân cao vừa phải, mào
bé, xương nhỏ, lông xếp xít vào thân.
- Màu mắt: Đen, nâu.
- Màu dái tai: Trắng đỏ, trắng.
- Màu sắc chân: Chủ yếu có màu vàng, có một số màu đen, nâu.
- Phao câu: Không có.



5

* Đặc điểm về tập tính
Sống theo đàn, tính tình hiền lành, linh hoạt, nhanh nhẹn.
- Khả năng sản xuất
Khối lượng gà trưởng thành:
Con trống: 2,0 – 2,5 kg.
Con mái: 1,3 – 2,0 kg.
Tuổi thành dục:
Trống : 150 ngày
Mái: 130 ngày
Tuổi đẻ lứa đầu: 150 ngày
Sản lượng trứng: 13 – 16 quả/lứa, 130 – 150 quả/năm.
Trọng lượng trứng: 35 – 45 gam/ quả.
Vỏ trứng thường có màu trắng, một số ít có màu nâu.
Khoảng cách lứa đẻ: Trung bình 20 ngày.
Thời gian ấp nở: 21 ngày Tỷ lệ ấp nở là: 80%.
* Khả năng sản xuất
Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng
hóa và dị hóa, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của
các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước.
“Thực chất của sinh trưởng chính là tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong
cơ thể.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [11] đã khái quát: “Sinh trưởng
là quá trình tích lũy các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di
truyền có từ đời trước”.
+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể
hay từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian.
+Sinh trưởng tương đối: Là phần khối lượng kích thước, thể tích của toàn cơ

thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời điểm
sinh trưởng trước.


6

- Khái niệm phát dục: Phát dục là một quá trình thay đổi về chất lượng tức là
sự thay đổi, tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của cơ quan, bộ phận
trong cơ thể, nhờ vậy vật nuôi hoàn thiện được các chức năng của cơ thể sống.
(Dương Mạnh Hùng, 2008) [5].
* Đặc điểm phát triển cơ quan tiêu hóa
Theo Nguyễn Duy Hoan, 1998 [4]: Tiêu hóa là quá trình phân giải các chất
dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất hóa học phức tạp thành những hợp chất
đơn giản mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và lợi dụng được.
Cơ quan tiêu hóa gồm: Khoang miệng, hầu, thực quản trên, diều, thực quản
dưới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt, đồng
thời có sự tham gia của gan và tụy.
Gà không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ chỉ có vai trò lấy thức ăn chứ
không có tác dụng nghiền nhỏ. Mỏ chia làm 3 phần: Đầu mỏ, thân mỏ và gốc mỏ.
Hầu ở giữa khoang miệng và thực quản trên. Khoang mũi và miệng thông về
phía hầu, phía trước hầu có khe hô hấp của thanh quản.
Thực quản chia làm 2 phần: Phần trên bắt đầu từ hầu và tận cùng là ở diều,
phần dưới từ diều đến dạ dày tuyến. Thực quản có dạng ống, đường kính gà trưởng
thành khoảng 7 - 9 mm.
Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều được hình thành
trong quá trình phát triển tiến hóa của ống tiêu hóa để dự trữ và chuẩn bị tiêu hóa
thức ăn.
Dạ dày gồm hai phần là dạ dày cơ và dạ dày tuyến .
Dạ dày cơ có dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau và có thành rất dày, có
màu đỏ thẫm. Dạ dày tuyến giống như cái bao túi.

Ruột chiều dài của ruột phụ thuộc vào loài, tuổi và đặc điểm thức ăn. Chiều
dài là 170 cm gấp 6 lần chiều dài của thân. Ruột được chia làm 2 phần: Ruột non và
ruột già.
Trong phần ruột non gồm: Tá tràng, ruột non và hồi tràng. Ở khoảng giữa
phần ruột non có mấu vàng thô sơ phân chia ruột non với hồi tràng. Phần ruột già có


7

manh tràng và trực tràng. Ruột già không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và
hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Trực tràng thông ra lỗ huyệt.
Tuyến tụy nằm ở đoạn vòng tá tràng có dạng dải và màu vàng.
Gan là một trong những tuyến to nhất, gan gà nặng 30 - 40 g. Gan tiết ra dịch
mật đổ vào tá tràng, gan thực hiện chức năng bảo vệ: Tiêu các chất độc xuất hiện
trong máu từ ruột vào dạ dày. Ở giai đoạn bào thai, gan thực hiện chức năng tạo
máu. Gan nằm sau tim, có màu xám hoặc màu vàng.
* Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt
Gà con lúc mới nở còn rất yếu nên chúng cần phải có những điều kiện môi
trường đặc biệt.
Do nhiệt độ của cơ thể cao, gà con có lớp lông tơ mỏng manh và khả năng
sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh, vì vậy cần phải
sưởi ấm cho gà con. Tuần đầu tiên gà con yếu nhất, cần ấm và thoáng khí.
Gà con lúc mới nở khả năng điều tiết thân nhiệt cũng chưa hoàn chỉnh, thân
nhiệt còn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Gà con có thân nhiệt thay đổi
khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp quá dưới 150C hoặc quá cao trên 380C. Do đó gà
con rất ngạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài (Phạm Văn
Hùng, 2004) [7].
* Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng
thành (380C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch cũng kém nên

phải có biên pháp phòng bệnh cho gà con từ khi mới nở để tăng khả năng miễn
dịch. Ngay trong tuần đầu, gà con phải tập làm quen với thức ăn, nước uống và các
điều kiện ngoại cảnh rất khác biệt so với môi trường máy ấp nhằm giúp gà hoàn
thiện các chức năng sinh lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt (Lâm Minh
Thuận và cộng sự, 2013) [13]).
* Đặc điểm tiêu hóa
Tiêu hóa ở miệng Gia cầm tìm thức ăn chủ yếu nhờ vào thị giác và xúc
giác, rất ít khi nhờ vào khứu giác và vị giác. Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng,


8

hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé
rách khối thức ăn lớn.
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt để dễ nuốt.
Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém. Động tác nuốt ở gia cầm được thực
hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào
vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản được nâng lên phía trước và lên trên,
lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xương dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho
thức ăn rơi vào đường hô hấp. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy
vào lỗ thực quản và sau đó, do những co bóp nhu động của thành thực quản, nó
được đẩy vào diều. Ở gia cầm đói, thức ăn được đẩy thẳng vào dạ dày, không qua
diều. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có
tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
- Tiêu hóa ở diều
Ở gà diều là một chỗ phình rộng hơn, hình túi. Diều nằm bên phải, chỗ đi
vào khoang ngực, ngay trước chạc ba nối liền 2 xương đòn phải trái. Mặt ngoài của
diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ da, cơ này giúp cho nó giãn nở rộng khi thức ăn
rơi vào. Các lỗ dẫn vào và dẫn ra của diều rất gần nhau và có các cơ thắt. Giữa các
cơ thắt lại có ống diều - là một phần của diều. Khi gia cầm đói, thức ăn theo ống

này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều. Ở gà, diều chứa được 100 – 120 g thức
ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các
men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật.
- Tiêu hóa ở dạ dày
Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách
dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng
nhày, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy, đậm và
liên tục.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit clohidric,
enzim và musin. Dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng không màu hoặc hơi trắng đục,
có pH axit. Độ pH của dịch dạ dày ở gia cầm trung bình là 3,0; thường là 2,6. Độ pH sẽ
giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất kiềm, cacbonat canxi, bột xương.


9

Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía sau thuỳ
trái của gan và lệch về khoang bụng trái. Lối vào và lối ra ở dạ dày cơ rất gần nhau,
nhờ vậy, thức ăn được giữ lại tại đây lâu hơn, chúng sẽ bị nghiền nát bằng cơ học,
trộn lẫn với men và được tiêu hoá dưới tác dụng của các dịch dạ dày cũng như
enzim và chất tiết của vi khuẩn. Dịch tiêu hoá không được tiết ra ở dạ dày cơ.
Sự co bóp nhịp nhàng của mề xảy ra trong 2 pha: Trong pha đầu, 2 cơ chính
co bóp; và sau đó là các cơ trung gian (pha thứ 2). Thời gian của mỗi nhịp co của 2
đôi cơ ở gà trong khoảng 2 - 3 giây, còn cả chu kỳ co bóp là 20 giây. Tần số co bóp
phụ thuộc vào độ rắn của thức ăn. Khi ăn thức ăn ướt có 2 lần co bóp, còn thức ăn
cứng 2 - 3 lần trong 1 phút.
Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng và hệ
số tiêu hoá thức ăn bị giảm xuống. Ở gia cầm non, việc thiếu sỏi trong dạ dày làm
giảm khối lượng tuyệt đối của dạ dày 30 - 35%. Các cơ của dạ dày sẽ trở nên nhũn
và xuất hiện những vết loét trên màng nhầy.

- Tiêu hóa ở ruột:
Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm. Nguồn
các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh tràng,
chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hoá phân bố
suốt dọc thành niêm mạc ruột.
Ở tá tràng, các chất được tiêu hoá và hấp thu với tốc độ mạnh dưới tác dụng
của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật được tiết ra từ gan, có màu xanh lá cây
và sánh nhầy.
Tiêu hoá ở ruột già cũng có hai quá trình lên men và thối rữa. Lên men xảy
ra mạnh ở manh tràng, thối rữa ở trực tràng. Manh tràng gia cầm khá phát triển nên
quá trình lên men tương đối mạnh, nhất là những gia cầm ăn nhiều thức ăn thực vật
thô sơ. Ruột của gia cầm nói chung tương đối ngắn, thức ăn lưu lại không quá một
ngày đêm.


10

Đầu cuối của trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang tiết niệu - sinh
dục. Nó do bốn bộ phận thông với nhau tạo thành. Trực tràng thông với bộ phận lớn
nhất gọi là bộ phận đường phân.
Khi thức ăn chuyển xuống đoạn cuối ruột già, nước được hấp thu mạnh, phần
bã còn lại ở trạng thái đặc, khi đi vào xoang tiết niệu sinh dục nó hỗn hợp với nước
tiểu trở nên sền sệt. Phân gia cầm thải ra ngoài nổi trên mặt một màu trắng hạt bã đó
là các thể urat (muối kết tinh của axit uric).
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà
* Các yếu tố bên trong:
- Di truyền: Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng
đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Theo tài liệu tổng hợp của Chambers (1990)
[16] có rất nhiều gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một số

tính trạng riêng lẻ. Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, để xác định mức độ
ảnh hưởng của di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi người ta sử dụng hệ số di
truyền (h2). Tài liệu của Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [9] cho biết gà 23 tuần
tuổi có hệ số di truyền và khối lượng cơ thể là 0,55; khối lượng trứnglà 0,50; sản
lượng trứng là 0,10. Theo Đặng Vũ Bình (2002) [2] người ta phân chia hệ số di
truyền thành 3 nhóm, hay nói cách khác là các tính trạng thường gặp có 3 mức khác
nhau về hệ số di truyền:
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0 - 0,2) thường bao gồm các tính trạng
về tốc độ sinh sản như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con đẻ ra/ lứa, sản lượng trứng...
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 - 0,4) thường bao gồm các
tính trạng về tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể...
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 trở lên) thường bao gồm các
tính trạng thuộc về phẩm chất sản phẩm như khối lượng trứng, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ
nạc trong thân thịt.
+ Giống: Khả năng sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào mỗi dòng, giống
và mỗi cơ thể. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng
sản xuất khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1995) [6] thì sự khác nhau về


11

khối lượng gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng
13- 30%. Giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng và gà
hướng trứng. Chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp với tính trạng sinh
trưởng ở mỗi giống sẽ khác nhau.
+ Tính biệt: Tốc độ sinh trưởng ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng
còn do tính biệt quy định, trong đó con trống tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái.
Theo nghiên cứu của các nhà di truyền học về gia cầm, thì thật sự khác nhau về
khối lượng giữa con trống và con mái là do gen liên kết với giới tính quy định ở gà
trống hoạt động mạnh hơn gà mái.

Trần Tuấn Ngọc (dịch) (1984) [12] cho rằng: Lúc mới nở gà trống nặng hơn
gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sai khác càng lớn. Ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối
lượng giữa gà trống và gà mái là 27%.
+ Độ tuổi: Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào độ tuổi, nó tuân theo quy
luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn. Quy luật sinh trưởng phát dục không
đồng đều và có tính chu kỳ, gia cầm non có tốc độ sinh trưởng rất cao.
2.1.4. Một số bệnh thường gặp
2.1.4.1. Một số bệnh virus thường gặp
a. Bệnh Newcastle
* Đặc điểm chung:
Do virus gây ra, là bệnh đặc biệt nguy hiểm ở gà. Lây lan nhanh, mạnh. Gây
ốm và chết nhiều gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm. Không thể chữa bằng
thuốc, chỉ có thể phòng bằng vaccine.
* Đường lây lan:
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hoá. Do tiếp xúc giữa gà ốm
và gà khoẻ. Do bụi, gió và không khi có mầm bệnh. Do phương tiện vận chuyển,
thức ăn nước uống nhiễm mầm bệnh. Do dụng cụ chăn nuôi thú y nhiễm mầm bệnh.
Do công nhân chăn nuôi, khách thăm quan đến từ vùng có bệnh. Do động vật, chim
mang mầm bệnh.


12

* Triệu chứng (những biểu hiện bên ngoài):
Gà ủ rũ mào thâm, ăn ít, chảy nhớt dãi. Diều căng, đầy hơi. Khó thở kèm
theo tiếng kêu “tóc - tóc” nhất là ban đêm. Tiêu chảy, phân loãng có màu trắng,
xanh, cứt cò. Gà ốm chết nhiều. Gà sống sót để lại di chứng thần kinh, nghẹo cổ, đi
vòng quanh, mổ thức ăn không chính xác.
* Bệnh tích (những biểu hiện bên trong):
Xuất huyết ở lỗ huyệt, thanh khí quản có nhiều dịch nhầy và xuất huyết. Dạ

dày tuyến xuất huyết và loét. Thành ruột xuất huyết và loét hình cúc áo. Van hồi
manh tràng xuất huyết.
* Biện pháp phòng trị:
+ Phòng bệnh: Không nên nuôi chung gà các lứa tuổi. Đảm bảo chuông nuôi,
thức ăn, nước uống sạch sẽ gà được ăn uống đủ chất đủ lượng. Không nhốt chung
gà mới mua về với gà khoẻ đang nuôi. Cần nuôi cách ly riêng ít nhất 10 ngày. Biện
pháp hữu hiệu nhất là sử dụng vaccine phòng bệnh cho gà theo lịch ở các độ tuổi
khác nhau.
+ Điều trị bệnh: Khi có bệnh Newcastle xảy ra nên làm: Báo ngay cán bộ thú
y cơ sở. Dùng vaccine cho những đàn chưa mắc bệnh, bổ xung thuốc bổ tăng sức đề
kháng cho đàn gà. Cách ly đàn gà ốm, đốt xác gà ốm, chết hoặc chôn rồi rắc vôi bột.
Không bán chạy gà ốm. Không được đến thăm các nơi nuôi gà khác. Sát trùng
chuồng nuôi, sân thả gà, dụng cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh hàng ngày. Thu
dọn chất thải phân đem đốt hàng ngày. Rắc vôi bột để cách ly chuồng nuôi với khu
vực xung quanh và rắc ở lối ra vào chuồng nuôi. Khi đã nổ bệnh có thể đưa vaccine
trở lại nhưng tỷ lệ khỏi bệnh không cao.
b. Bệnh đậu gà
* Đặc điểm chung:
Do virus gây ra, virus có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường. Tạo
thành những mụn đậu ở những phần không có lông (mào, tích, xung quanh mắt).
Gây tỷ lệ chết cao cho gà con. Bệnh xảy ra quanh năm. Có thể phòng bằng vaccine.


13

* Đường lây lan:
Chủ yếu qua các vết xây sát ở vùng da không có lông. Lây trực tiếp từ gà
ốm sang gà khoẻ. Do muỗi đốt truyền mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.
* Triệu chứng (những biểu hiện bên ngoài):
Dạng ngoài da: Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông (mào, tích, xung

quanh mắt, chân và mặt trong cánh). Mụn có màu sắc khác nhau, từ trắng trong,
hồng thẫm, màu xám, sau khô dần đóng vẩy tạo thành vết xẹo màu vàmg xám.
Trường hợp mụn ở mắt làm cho gà bị mù.
* Bệnh tích (những biểu hiện bên trong):
Dạng hầu họng: Thường xảy ra ở gà con. Gây các vết loét ở miệng họng, làm
cho gà khó ăn khó thở rồi chết. Trong miệng và họng có lớp màng giả màu vàng
xám. Gà dễ bị nhiễm vi khuẩn kế phát.
* Biện pháp phòng chống:
+ Phòng bệnh: Nuôi cách ly gà con với gà lớn. Thực hiện tốt các biện pháp
vệ sinh phòng bệnh. Dùng vaccine phòng bệnh.
+ Chống bệnh: Cạy mụn đậu sau đó bôi dung dịch xanh metylen hoặc cồn
iod vào mụn đậu, ít ngày sau mun đậu sẽ khô dần. Trường hợp gà bị đậu ở miên
mạc miệng, dùng thuốc sát trùng nhẹ như axitboric 3% hoặc cho gà uống lugol 1%.
Bổ sung thêm vitamin, đặc biệt vitaminA. Nếu bệnh nặng cần bổ xung thêm kháng
sinh phòng kế phát. Các chất thải của gà , độn chuồng ổ đẻ cần đốt hết. Phun sát
trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian gà bị bệnh.
c. Bệnh Marek
* Đặc điểm chung:
Là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, gây viêm hệ thần kinh vận
động, đặc biệt là thần kinh cánh, đùi, làm tăng sinh tế bào limpho hình thành các
khối u ở trong cơ thể đặc biệt ở gan, lách, buồng trứng làm gà giảm và ngừng đẻ.
* Đường lây lan:
Lây lan qua môi trường chuồng trại nhiễm mầm bệnh, truyền qua đường
hô hấp do hít phải lây truyền qua lông bài tiết mầm bệnh, qua dụng cụ chăn
nuôi bị nhiễm mầm bệnh hoặc người chăn nuôi mang mầm bệnh từ chuồng này
qua chuồng khác.


14


* Triệu chứng:
Biểu hiện các khối u ở trong cơ thể gà giai đoạn gà từ 15 - 30 tuần tuổi, gà
giảm ăn tiêu chảy, giảm tỷ lệ đẻ, niêm mạc nhợt nhạt, đi lại khó khăn bại liệt, xã
cánh một bên, hô hấp khó khăn tỷ lệ chết từ 5 - 30%.
* Bệnh tích:
Sưng tổ chức thần kinh vận động nằm ở dọc cột sống. Thần kinh hông cánh
sung to phù, khối u ở cơ quan nội tạng như gan, lách, buồng trứng.
* Biện pháp phòng trị:
+ Phòng bệnh: Phòng bằng vaccine theo lịch phòng bệnh chung và theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Điều trị bệnh: Không có thuốc điều trị bệnh này.
2.1.4.2. Một số bệnh vi khuẩn thường gặp
a. Bệnh tụ huyết trùng
* Đặc điểm của bệnh:
Do vi khuẩn gây nên. Các loại gà đều mắc. Bệnh gây chết nhanh và nhiều
trong cùng một thời gian. Bệng hay tái phát trong cùng một khu vực. Có thể phòng
bằng vaccine và điều trị bằng kháng sinh.
* Đường lây lan:
Qua đường tiêu hoá, hô hấp. Do tiếp xúc giữa gà ốm với gà khoẻ, do thức ăn
nước uống nhiễm mầm bệnh.
* Triệu chứng (những biểu hiện bên ngoài):
Tuỳ thuộc vào mức độ gây bệnh của mầm mà bệnh có thể phát ra nhanh hay
chậm. Trường hợp bệnh cấp tính: Gà chết đột ngột, đang đi lăn đùng ra chết. Chết
khi đang nằm trong ổ đẻ. Trường hợp bệnh mãn tính: Gà ủ rũ bỏ ăn đi lại chậm
chạp, nước nhầy chảy ra từ miệng, đôi khi lẫn máu. Mào tích tím bầm. Phân
lỏng hoặc xanh đôi khi có dính máu. Gà khó thở, chết do ngạt thở, xác tím bầm,
máu đông kém. Nếu bệnh kéo dài, viêm kết mạc mắt, tích sưng, khớp sưng đi
lại khó khăn.



15

* Bệnh tích (biểu hiện bên trong):
Tụ huyết ở các cơ quan nội tạng. Gan sưng có nốt hoại tử lấm tấm trắng. Bao
tim tích nước, xuất huyết vành tim, có dịch nhầy trong khớp.
* Biện pháp phòng trị
+ Phòng bệnh
Vệ sinh sạch sẽ, giữ chuồng luôn khô ráo, thức ăn nước uống đảm bảo hợp
vệ sinh, định kỳ sử dụng kháng sinh trộn thức ăn 3 - 5 ngày/ lần.
Dùng vaccine phòng bệnh không bảo hộ tốt, vì hiệu giá của vaccine này
trong thực tế không cao.
+ Điều trị: Có thể dùng các loại kháng sinh sau:
- Tetracylin, Streptomycine, Coxsmix forte, Neotezol, Ampicillin, Enrofloxacin.
Liều lượng và thời dùng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
- Biện pháp phòng trị:
Mật độ gà nuôi trong chuồng phải phù hợp tránh nuôi quá đông, khắc phục
nguyên nhân làm bệnh tái phát như nhiệt độ, độ ẩm, thông thoáng....
 Bệnh hen gà (CRD)
- Đặc điểm chung:
Bệnh do vi khuẩn gây nên, có thể điều trị bằng kháng sinh. Gà các lứa tuổi
đều mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào muà rét và mùa nóng ẩm.
Bệnh thường xuyên tái phát khi sức khoẻ gà giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc nuôi
dưỡng chăm sóc kém.
- Đường lây lan của bệnh:
Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp từ gà bệnh sang gà khoẻ, bệnh có thể
truyền từ mẹ sang con qua trứng.
- Triệu trứng (biểu hiện bên ngoài):
Gà ủ rũ, xù lông, kém ăn, gầy xác. Chảy nước mũi hay vẩy mỏ và ho, hen
nhiều về ban đêm, sản lượng trứng giảm, gà gầy.
- Bệnh tích: (biểu hiện bên trong):



16

Xoang mũi thanh khí quản xuất huyết lấm tấm, đầy dịch nhày. Túi khí (vùng
ngực bụng) viêm dày hơn và đục, có thể viêm dính bã đậu.
- Biện pháp phòng trị:
+ Phòng bệnh: Đảm bảo các biện pháp vệ sinh phòng bệnh đặc biệt chú ý
chỉ mua gà từ các cơ sở giống tốt để gà không bị bệnh, đảm bảo chuồng thông
thoáng, sạch sẽ khô ráo, đủ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Mật độ gà nuôi trong
chuồng phải phù hợp tránh nuôi quá đông.
+ Điều trị bệnh: Khi gà mắc bệnh có thể dùng một số chế phẩm như:
Tylosin, Tylan, Tyamulin, Nofloxacin, Enrofloxacin, Octacin- en.....để điều trị, liều
lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bổ sung thêm vitamin tổng hợp, B
complex, đường glucoza. Khắc phục nguyên nhân làm bệnh tái phát như nhiệt độ,
độ ẩm, thông thoáng....
* Bệnh cầu trùng
- Đặc điểm chung:
Bệnh do một loại ký sinh trùng đặc biệt gọi là cầu trùng có kích thước rất
nhỏ gây nên. Gà mọi lứa tuôỉ đều mắc, nặng nhất là gà 1 - 2 tháng tuổi, bệnh xảy ra
quanh năm nặng nhất vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm gà nuôi nhốt chật chội,
đệm lót chuồng ẩm ướt là điều kiện thụân lợi để bệnh bùng phát .
- Đường lây lan:
Do gà nuốt phải noãn nang trứng cầu trùng có trong thức ăn, nước uống chất
độn chuồng nên mắc bệnh noãn nang cầu trùng có sức đề kháng cao trong môi
trường, có thể tồn tại hàng tháng trong điều kiện bình thường, khó bị tiêu diệt bằng
các loại thuốc sát trùng bị tiêu diệt chậm dưới ánh nắng mặt trời, dễ bị tiêu diệt ở
nhiệt độ cao 600C.
- Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài):
Gà ủ rũ bỏ ăn uống nhiều nước phân lỏng, máu tươi hoặc có màu sôcôla xẫm

mào chân nhợt nhạt do mất máu. Gà con có thể chết hàng loạt nếu không điều trị
kịp thời. Gà trưởng thành chậm lớn, chết rải rác kéo dài.
- Bệnh tích (biểu hiện bên trong):
Cầu trùng manh tràng thì manh tràng sưng to chứa đầy máu. Cầu trùng ruột
non thì ruột non căng phồng bên trong chứa đầy dịch nhầy lẫn máu.


17

- Biện pháp phòng trị:
+ Phòng bệnh: Đảm bảo các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Đặc biệt chú ý
giữa cho lớp độn lót chuồng, sân chơi của gà luôn khô ráo. Không nên nuôi chung
gà các lứa tuổi. Sử dụng xút nóng 2% hoặc quét vôi mới tôi để sát trùng nền chuồng
trước khi đưa gà vào nuôi. Rắc vôi bột trước của chuồng gà định kỳ dùng thuốc ức
chế cầu trùng để phòng bệnh cho gà có thể sử dụng một các loại thuốc sau:
Rigecoxcin ESB3, baycok, ămpro lium, coccistop... Liều theo hướng dẫn của nơi
sản suất.
+ Điều trị: Dùng các loại thuốc như trên với liều điều trị theo hướng dẫn của
nhà sản xuất sử dụng kết hợp vitamin C, K và chất điện giải. Nhốt riêng những gà
bị bệnh nặng cho uống thuốc trực tiếp vào miệng gà sẽ nhanh khỏi. Thay độn
chuồng mới, rắc vôi vào chỗ ẩm ướt.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghề chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi
gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con.
Các giống vật nuôi là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học nó là tài sản
quí giá hiện đang phát huy ý nghĩa kinh tế như là giống thuần thích nghi với điều kiện
sinh thái địa phương đồng thời còn là nguyên liệu phục vụ cho công tác lai tạo giống
trước mắt và sau này. Các giống vật nuôi dưới tác động của thiên nhiên và áp lực của
kinh tế thị trường cũng đang bị mất dần, bị làm nghèo đi, Lê Viết Ly và cs (1999) [10].

Vào những năm gần đây, nghành chăn nuôi ở nước ta đã phát triển rất nhanh
và đạt được những tiến bộ rõ rệt. Chăn nuôi gia cầm có giá trị sản xuất 1.701 tỷ
đồng năm 1986 tăng lên 3.712,8 tỷ đồng năm 2002, năm 2006 đạt 9.244,3 tỷ đồng
chiếm 19% trong chăn nuôi. Tổng đàn gia cầm năm 1986 có 99,9 triệu con đến năm
2003 đạt 254 triệu con (gà 185 triệu con; vịt, ngan, ngỗng 69 triệu con), tốc độ tăng
bình quân 7,85%/ năm. Trong đó tổng đàn gà thời gian 1990 – 2003 tăng từ 80,18
triệu con lên 185 triệu con, tốc độ tăng bình quân 7,7%/ năm. Từ năm 2003 do ảnh
hưởng của dịch cúm nên đầu con có giảm.


18

Trong những năm từ 2004 - 2006 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phương - Viện Chăn nuôi đã triển khai đề tài nghiên cứu sản xuất thịt gà an toàn
chất lượng cao ở khu vực đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ, bước đầu
cũng đã xây dựng được quy trình an toàn sinh học và thú y phòng trị bệnh cho một
số giống gà lông màu, kết quả là đàn gà đạt tỷ lệ nuôi sống cao, không xảy ra dịch
bệnh khi đã sử dụng vaccine, đặc biệt là trong tình hình dịch cúm đang diễn ra rất
nặng nề, song đàn gà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối với bệnh này, Phùng Đức Tiến
và cs (2008) [15].
Năm 2006 tổng đàn gia cầm đạt 214,6 triệu con, trong đó gà 152 triệu con,
thủy cầm 62,6 triệu con. Một số vùng kinh tế sinh thái có số lượng gia cầm lớn như:
Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ là hai vùng có số lượng gia cầm lớn
nhất tương ứng 58,4 và 42,5 triệu con; Đồng bằng Sông Cửu Long 36,4 triệu con;
Vùng Bắc Trung Bộ 33,2 triệu con; Đông Nam Bộ 15,4 triệu con; Duyên Hải Miền
Trung 12,5 triệu con; Tây Bắc 8,8 triệu con.
Năm 1999, Kim Thị Phương Oanh đã sử dụng phương pháp đa hình các
đoạn cắt giới hạn (RFLP) nghiên cứu vùng D-loop của 3 loài gà lôi Việt Nam
gồm: Gà lôi lam đuôi trắng, trĩ bạc và gà lôi hông tía. Các kết quả thu được cho
thấy sự sai khác về trình tự nhận biết các enzyme trong vùng trình tự nói trên.

Năm 1999, một nhóm các nhà khoa học Pháp, kết hợp với Vũ Triệu An, Đại
học Y Hà Nội, đã tiến hành nghiên cứu đa hình DNA ty thể người Việt Nam. Dựa trên
những kết quả thu được về đa hình các điểm phân cắt của các enzyme giới hạn, so sánh
với các dân tộc khác thuộc khu vực Đông Á và kết hợp với các bằng chứng về miễn
dịch, đã góp phần làm sáng tỏ giả thuyết về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
Năm 2003, Trần Thị Mỹ Linh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xác định
trình tự nucleotide vùng siêu biến I trên mtDNA ởngười Việt Nam. Đề tài mang lại
những kết quả đầu tiên trong việc xây dựng phương pháp nghiên cứu vùng siêu biến
I trong mtDNA người Việt Nam, từ đó giúp xác định đặc trưng di truyền ngoài nhân
của mỗi dân tộc ở các vùng địa lý khác nhau và sự liên quan tới tần suất xuất hiện
các bệnh hiểm nghèo, phục vụ cho phòng ngừa và điều trị.
Năm 2014, Đàm Thu Trà, đã tiến hành điều tra và nghiên cứu đặc điểm sinh
học của giống gà cáy củm tại Cao Bằng.


×