Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu sử dụng Vitamin BComplex trong chăn nuôi gà bán chăn thả tại trại gà thương phẩm thuộc xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.83 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VƢƠNG VĂN KHUYẾN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VITAMIN B-COMPLEX
TRONG CHĂN NUÔI GÀ BÁN CHĂN THẢ TẠI TRẠI GÀ THƢƠNG
PHẨM THUỘC XÃ KHE MO – ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2016

THÁI NGU YÊN, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VƢƠNG VĂN KHUYẾN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VITAMIN B-COMPLEX
TRONG CHĂN NUÔI GÀ BÁN CHĂN THẢ TẠI TRẠI GÀ THƢƠNG
PHẨM THUỘC XÃ KHE MO – ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K43 - TY
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Nhật Thắng

THÁI NGU YÊN, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào
cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật
Thắng, đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các
thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật Thắng đã trực tiếp hướng dẫn để em
hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2015

Sinh viên

Vƣơng Văn Khuyến


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 19
Bảng 3.2: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm .......... 20
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31
Bảng 4.2: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .............. 32
Bảng 4.3: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các giai đoạn
(g/con)
ngày.......
tuổi34
Bảng 4.4: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ................... 35
Bảng 4.5: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ................................ 37
Bảng 4.6: Tỷ lệ các bệnh thường gặp ở gà qua các tuần tuổi ......................... 38
Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) (gTĂ/g tăng khối lượng) ........... 40
Bảng 4.8: Chi phí trực tiếp của việc bổ sung vitamin B-complex trong chăn
nuôi gà (đồng) ................................................................................. 41


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ngày tuổi .... 34

Hình 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ngày tuổi..... 36
Hình 4.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ngày tuổi ... 37


iv

DANH MỤC Ý NGHĨA CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT:
CF:
CP:
CS:
đ:
ĐC:
ĐVT:
KL:
KPCS:
mcg:
ME:
NLTĐ:
PN:
SS:
STT:
TĂ:
TĂHH:
TCVN:
TN:
Tr:
TTTĂ:
LMLM:


Công thức
Xơ thô
Protein thô
Cộng sự
Đồng
Đối chứng
Đơn vị tính
Khối lượng
Khẩu phần cơ sở
Microgram
Năng lượng trao đổi
Năng lượng trao đổi
Chỉ số sản xuất
Sơ sinh
Số thứ tự
Thức ăn
Thức ăn hỗn hợp
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thí nghiệm
Trang
Tiêu tốn thức ăn
Lở mồm long móng


v

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa về khoa học ................................................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Một vài nét về giống gà thí nghiệm ........................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của gia cầm ............................................. 5
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của gà. ............................... 7
2.1.4. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn ......................................................... 9
2.1.5. Những hiểu biết về vitamin B-Complex và ảnh hưởng của Vitamin BComplex trong chăn nuôi gà ........................................................................... 11
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 16
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 16
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 18
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................. 18
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 20
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 23


vi

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................................... 24
4.1.1. Công tác giống ...................................................................................... 24

4.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng ............................................................. 24
4.1.3. Công tác vệ sinh thú y ........................................................................... 27
4.1.4. Công tác phòng và điều trị bệnh ........................................................... 27
4.1.5. Công tác khác ........................................................................................ 31
4.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của Vitamin B-Complex tới khả năng
sinh trưởng và sức đề kháng của gà qua các giai đoạn. ................................. 32
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ........................................................ 32
4.2.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm .............................................. 33
4.2.3. Tình hình mắc bệnh của gà thả vườn .................................................... 38
4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm ........................................ 39
4.2.5. Chi phí trực tiếp của việc bổ sung vitamin B-complex trong chăn nuôi gà 41
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI ................................................................... 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, có tới
70% dân cư sống dựa vào nghề nông nghiệp. Nền nông nghiệp nước ta bao
gồm ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi gia cầm là một
nghề truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Nó trở nên phổ biến và
phát triển mạnh mẽ ở nước ta với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, từ các hộ
gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ đến các trang trại chăn nuôi lớn.
Chăn nuôi gà chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia
cầm ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một ngành cung cấp

nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người. Ngoài
ra còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và một số
sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến như lông … Sở dĩ gà có vị trí
quan trọng như trên là nhờ có đặc điểm ưu việt như: Giá thành sản phẩm trên
mỗi đơn vị của gà hạ hơn bất kỳ ngành chăn nuôi nào khác, hơn nữa giá trị
sản phẩm cao, tỷ lệ protein cao, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân bằng
với các chất, hàm lượng axit amin cần thiết có nhiều trong thịt, ngoài ra trong
đó còn chứa nhiều các nguyên tố khoáng vi lượng làm tăng giá trị sinh học
của sản phẩm. Mặt khác thịt gà thơm ngon hợp khẩu vị với các lứa tuổi và tỷ
lệ đồng hóa cao, do vậy được sử dụng nhiều khu an dưỡng, nhà trẻ và các
khách sạn. Vì vậy, gà được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Trên thực tế, để đạt được hiệu quả trong chăn nuôi ngoài công tác thú
y, chăm sóc thì công tác thức ăn dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng không
kém, cần được tiến hành song song với công tác giống

. Dinh dưỡng trong

thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng , sức đề kháng , khả
năng sinh sản, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm, từ đó quyết định hiệu quả


2

kinh tế trong chăn nuôi. Đặc biệt là ảnh hưởng của thành phần vitamin trong
thức ăn, tuy chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong khẩu phần ăn nhưng chúng
có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển bình thường của
cơ thể con vật.
Trong những năm gần đây, nhờ sự ứng dụng rộng rãi thành tựu của các
ngành sinh hoá, hoá phân tích, sinh học phân tử... càng ngày người ta càng
phát hiện ra nhiều những chức năng quan trọng của các chất vi lượng trong cơ

thể động vật nhất là các vitamin và ứng dụng chúng vào thực tiễn chăn nuôi
mang lại hiệu quả cao . Vitamin là hoạt chất mà cơ thể cần rất ít nhưng lại
không thể thiếu được trong sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Đặc biệt là
đối với gà, vì cơ thể phát triển nhanh nên thiếu vitamin gà sẽ bị mắc bệnh và
gọi chung là bệnh thiếu vitamin.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy hầu hết cơ thể
gia cầm không tự tổng hợp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể đặc biệt là
nhóm vitamin B. Do vậy, biện pháp chữa bệnh thiếu vitamin đơn giản nhất là
bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần ăn cho gà . Vấn đề này càng có ý nghĩa
hơn, vì hiện nay việc tổng hợp vitamin công nghiệp tương đối đơn giản , với
giá thành hạ nên ứng dụng chúng trong sản xuất trở nên dễ dàng. Số liệu
nghiên cứu về các mức bổ sung vitamin hiện nay còn ít.
Xuất phát từ tình hình thực tế, được sự nhất trí của nhà trường cùng
giảng viên hướng dẫn TS. Ngô Nhật Thắng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của vitamin B-complex tới sinh trưởng và tỷ lệ
nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Chọi) tại trại gà thương phẩm, xã Khe
Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Xác định mức độ ảnh hưởng của vitamin B-complex đến khả năng
sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà.


3

- Đánh giá hiệu lực của vitamin B-Complex đối với khả năng sản xuất
của gà bán chăn thả.
- Đánh giá hiệu lực của vitamin B-Complex đối với khả năng sinh
trưởng gà con.
- Đánh giá hiệu lực của vitamin B-Complex đối với khả năng kháng
bệnh của gà.

- Khuyến cáo cho người chăn nuôi gà bán chăn thả sử dụng vitamin BComplex nhằm đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa về khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về vitamin B-complex
và tác dụng trực tiếp của vitamin B-complex đến sinh trưởng, phát triển của
động vật nói chung và gà nói riêng, có một số đóng góp mới cho khoa hoc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học giúp người chăn nuôi hiểu về lợi
ích ,ảnh hưởng tích cực của vitamin B-complex đến năng tăng trọng, tăng
trưởng, khả năng sản xuất cũng như khả năng chống lại bệnh tật của gà qua
các thời kỳ phát triển.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một vài nét về giống gà thí nghiệm
* Nguồn gốc, đặc điểm gà Lương Phượng
- Nguồn gốc: Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng lông màu có
xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố
Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai tạo thành sau nhiều năm nghiên
cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài
như Kakir, Discan… Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những
năm gần đây. Gà Lương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt
với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng.
- Đặc điểm: Con mái lông màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ,
cánh. Con trống lông sặc sỡ nhiều màu: Sắc tía ở cổ, nâu cánh gián ở lưng,

nâu xanh đen ở đuôi. Da, mỏ, chân đều màu vàng. Mào,tích, tai phát triển,
mào đơn, đỏ tươi, ức sâu nhiều thịt, thịt thơm ngon. Gà thích nghi cao với
nuôi chăn thả và bán chăn thả.
- Chỉ tiêu năng suất gà Lương Phượng:
Khối lượng gà Lương Phượng đến 12 tuần tuổi là 2,0 - 2,5kg; tiêu tốn thức
ăn/kg khối lượng là 3,0 - 3,2kg. Khối lượng gà vào lúc đẻ: 1,9 - 2,1kg (gà
mái); 2,8 - 3,2kg (gà trống). Sản lượng trứng/10 tháng đẻ là 150 - 170
quả/mái. Tỷ lệ ấp nở 80 - 85%.
* Nguồn gốc đặc điểm gà Chọi
- Nguồn gốc: Gà Chọi là giống gà lông màu có chủ yếu ở những địa
phương có phong tục truyền thống văn hóa chơi gà chọi như ở Hà Nội, Bắc
Ninh, Huế , thành phố Hồ Chí Minh


5

- Đặc điểm ngoại hình: Gà trống có mình cao, mào kép màu đỏ tía, gà
trống lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi và đầu. Gà mái có màu
xám hoặc màu vàng nhờ nhờ có điểm đến ở mỏ, chân màu chì.
- Khả năng sản xuất: gà trống đạt trọng lượng 2,5-3kg khi trưởng thành,
gà mái đạt trọng lượng 1,8-1,9kg, sản lượng trứng 50-60 trên năm, vỏ trứng
có màu hồng nhạt.
* Đặc điểm gà lai F1 (trống Chọi × mái Lương Phượng):
- Gà lai F1 giữa trống Chọi và mái Lương Phượng là gà giống màu có
chất lượng cao, có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, tốc
độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt
thơm ngon, hiệu quả kinh tế lớn, thích hợp với phương thức nuôi nhốt, bán
chăn thả, chăn thả.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của gia cầm
* Khái niệm sinh trưởng:

- Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là
sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ
cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng
chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự tổng hợp
protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng
của cơ thể.
- Theo Trần Đình Miên (1992) [21], cho biết: “Sự sinh trưởng là quá
trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật
trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”.
- Sự tăng trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho
đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong
thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ
sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát


6

triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [27], trong
quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể
tích tế bào để tạo nên sự sống. Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể
không nói đến phát dục vì hai quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật
nuôi: Phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh
các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con
vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới
đến trưởng thành.
* Những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng là:
- Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể tích lũy được qua từng thời kỳ
là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm. Tuy
nhiên, chỉ tiêu này xác định được khả năng sinh trưởng ở một thời điểm xác

định của cơ thể, nhưng không chỉ ra được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của
cơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ tuổi khác nhau.
Chỉ tiêu khối lượng cơ thể (hay còn được gọi là sinh trưởng tích luỹ )
còn được minh họa bằng đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy . Đồ thị này
thay đổi theo dòng giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với gia cầm
khối lượng cơ thể tính theo tuần tuổi có đơn vị là kg/con/tuần hoặc
g/con/tuần.
- Sinh trưởng tuyệt đối : Là sự tăng lên về khối lượng , kích thước và
thể tích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát . Sinh trưởng
tuyệt đối tính bằng g/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol.
Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì càng có hiệu quả kinh tế cao.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước
và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng
tương đối có dạng hyperbol, gà còn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao,
sau đó giảm dần theo tuổi.


7

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của gà.
- Đường cong sinh trưởng biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [27], đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm
pha sinh trưởng có tốc độ nhanh diễn ra từ sau khi nở, đến khi con vật đạt tốc
độ sinh trưởng cao nhất và pha sinh trưởng có tốc độ chậm kéo dài từ giai đoạn
kế tiếp, đến khi con vật tiếp cận với giá trị trưởng thành. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những mức độ khác nhau như di
truyền, tính biê ̣t, tốc độ mọc lông và các điều kiện môi trường, chăm sóc, nuôi
dưỡng...
- Ảnh hưởng của dòng giống tới khả năng sinh trưởng
+ Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh

trưởng khác nhau. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
các giống gà chuyên trứng và kiêm dụng. Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự
(1994) [9], cho biết: sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất
lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 - 700g.
+ Các nghiên cứu trên đây cho biết, đặc tính di truyền của dòng, của
giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt
của gà. Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mỗi giống có thể đạt
được. Điều này giúp người chăn nuôi có thể đầu tư thâm canh hợp lý để đạt
năng suất cao nhất.
- Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể
+ Các loại gia cầm khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Ngoài
ra, tính biê ̣t cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng
cơ thể. Gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái khoảng 24 - 32%.
Những sai khác này được quy định không phải do hoocmon sinh dục mà do
gen liên kết giới tính. Những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính)
hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính).


8

+ Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào tốc độ mọc lông. Các kết quả
nghiên cứu xác định, trong cùng một giống, cùng tính biệt thì gà có tốc độ
mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Kushner K. F.
(1974) [14], cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh
trưởng. Thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn.
+ Ảnh hưởng của tính biệt đối với khả năng sinh trưởng và cho thịt của
gà có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà tách
riêng trống, mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và thuận lợi cho
việc giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống, mái sẽ đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho gà

trống không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và ctv,
1999) [15].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng
+ Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tốc độ sinh trưởng. Các
chất dinh dưỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có tầm quan trọng và
ý nghĩa riêng. Đặc biệt quan trọng là protein, năng lượng, tỷ lệ năng
lượng/protein, các chất khoáng và vitamin các loại. Bùi Đức Lũng và cộng sự
(1993) [18], cho rằng để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải cung
cấp thức ăn tối ưu, với đầy đủ các chất dinh dưỡng, được cân bằng nghiêm
ngặt giữa protein, các axit amin với năng lượng. Ngoài ra, trong thức ăn hỗn
hợp nuôi gà, còn được bổ sung nhiều chế phẩm sinh học, hoá học, để kích
thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt.
+ Theo Phạm Minh Thu (1996) [26], khối lượng cơ thể gà Broiler Rhoderi
Jiang Cun ở 2 chế độ dinh dưỡng lúc 12 tuần tuổi hoàn toàn khác nhau.
+ Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc
biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì một trong những vấn đề căn
bản là lập ra những khẩu phần nuôi dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính
toán nhu cầu axit amin cho từng giai đoạn. Ngoài ra, khả năng sinh trưởng
của gia cầm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu
chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh…


9

+ Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm, dẫn đến tăng
trọng kém. Theo Bùi Đức Lũng và cộng sự (1993) [18], giai đoạn gà con cần
nhiệt độ 30 - 35 0C, nếu nhiệt độ thấp hơn, gà ăn kém, chậm lớn, chết nhiều.
Sau 5 tuần tuổi nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi từ 18-20 0C sẽ giúp gà ăn
khoẻ, lớn nhanh.
- Ảnh hưởng của độ tuổi

+ Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của
gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh
trưởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng và phát dục không
đồng đều…. Quá trình sinh trưởng của gà chia làm 3 giai đoạn:
+ Từ mới nở đến 10 ngày: Gà con chưa điều tiết được thân nhiệt, chưa
có sự khác nhau về sinh trưởng giữa con trống và con mái, cơ xương mềm
yếu, gà ít vận động, buồn ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ
sinh trưởng nhanh.
+ Từ 11 đến 30 ngày: Gà sinh trưởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt
giữa con trống và con mái về tốc độ sinh trưởng, màu sắc lông và các đặc điểm
thứ cấp. Gà chuyển hoá thức ăn tốt, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã hoàn thiện.
+ Từ 31 đến 60 ngày: Khối lượng của gà tăng nhanh gấp nhiều lần so với
lúc mới nở, các phản xạ về thức ăn, nước uống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng
đã được củng cố bền vững. Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng lông vũ.
2.1.4. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt
được tốc độ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng chính của quá trình
chuyển hoá thức ăn, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức
ăn trên kilôgam tăng trọng.
- Trong chăn nuôi thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản phẩm, do
vậy thức ăn/1 đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và
ngược lại.


10

- Theo Phùng Đức Tiến (1996) [27], hệ số tương quan giữa khối lượng
cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers (1984) [45], xác
định là - 0,5 - 0,9. Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm
và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8).

- Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh
trưởng, độ tuổi, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao
hơn. Phương pháp áp dụng là tính mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
- Trần Công Xuân và cộng sự (1999) [41], cho biết, gà Tam Hoàng khi
nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Tam
Hoàng Jiang Cun tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng trọng.
- Ngoài ra tiêu tốn thức ăn còn phụ thuộc vào tính biệt, điều kiện thời
tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khoẻ của
đàn gia cầm.
- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng có liên quan đến tính biệt,
biện pháp nuôi dưỡng và những tác động kỹ thuật. Do vậy, để hạ thấp tiêu
tốn thức ăn cần thực hiện cho gia cầm ăn theo nhu cầu đặc điểm sinh lý, cải
thiện khả năng tăng trọng, giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quy trình
chọn lọc.
- Từ các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
và cho thịt của gia cầm cho thấy; khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia
cầm nói chung, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu cơ bản là
đặc điểm di truyền của giống, của dòng, tuổi, tính biệt, thức ăn, biện pháp
chăm sóc nuôi dưỡng, … Do đó, muốn nâng cao năng suất, chất lượng thịt gia
cầm không được coi nhẹ yếu tố nào, các nghiên cứu trên đây là cơ sở khoa
học cho người chăn nuôi có biện pháp tổng hợp nhằm không ngừng nâng cao
khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm với mục đích vừa có năng suất
cao, vừa có chất lượng tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng.


11

2.1.5. Những hiểu biết về vitamin B-Complex và ảnh hưởng của Vitamin BComplex trong chăn nuôi gà
* Vitamin B1 (Tia min, areorin, vitamin chống viêm thần kinh)
- Vitamin B1 là vitamin thuộc nhóm hòa tan trong nước , còn đươ ̣c gọi

là sinh tố, đó là hợp chất hữu cơ có khối lượng vô cùng nhỏ bé, có hoạt tính
sinh học cao nhằm đảm bảo cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể tiến
hành được bình thường. Đây chính là yếu tố không thể thiếu được với mọi
sinh vật. Do đó, nếu thiếu vitamin B1 sẽ gây những chứng rối loạn nghiêm
trọng trong quá trình trao đổi chất.
- Vai trò của vitamin B1:
+ Vitamin Bl đóng vai trò quan trọng trong trao đổi vật chất đặc biệt là
chuyển hoá glucid và trong hoạt động thần kinh. Vitamin Bl tham gia vào
nhóm ghép của men phân huỷ, hấp thu chất dinh dưỡng thông qua các quá
trình oxy hoá khử.
+ Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải chất
bột đường trong cơ thể động vật, xúc tiến quá trình tiêu hoá: Làm tăng tính
háu ăn, thèm ăn, có tác dụng gián tiếp trong việc tổng hợp glycogen do B1
tham gia vào nhóm ghép của decacboxylaza. Khi thiếu B1 cơ thể không tổng
hợp được men này dẫn tới axit pyruvic (xetoacid) CH3-COCOOH là sản
phẩm trung gian bắt buộc của mọi quá trình phân giải gluxit sẽ tồn tại trong
máu. Khi đó axit pyruvic sẽ phân ly mạnh tạo thành gốc CH3-CO-COO- có
khả năng hấp thụ nước mạnh dẫn tới áp suất thẩm thấu giảm làm cho nước từ
mạch quản thấm vào mô gây hiện tượng phù. Do decacboxylaza có tác dụng
khử CO2 của pyruvic tạo thành aldehil axetic.
+ Thiếu B1 dẫn đến thiếu acetylcholin →Cholinesteraza sẽ hoạt động
nhiều gây rối loạn hoạt động thần kinh.
+ B1 còn có quan hệ tới cơ năng sinh dục, nếu thiếu B1 tuyến thượng
thận bị ảnh hưởng, tinh hoàn và buồng trứng bị teo lại, nhưng nếu tiêm estrin
cơ năng sinh dục sẽ phục hồi. Như vậy B1 giúp cho sự sinh sản estrin.


12

- Nguồ n gố c và nhu cầ u:

+ Nguồn gốc: Trong thiên nhiên, B1 có nhiều trong các loại thức ăn từ
thực vật như : Củ, quả, hạt, cám, khô dầu, men bia khô ... trong thức ăn động
vật có nhiều ở trong gan , lòng đỏ trứng, thịt, sữa. B1 dễ bị phân huỷ nên khi
nấu thức ăn lượng B 1 giảm đi nhiều . Vitamin Bl còn có ở nấm e nzym, đặc
biệt là vi sinh vật ký sinh trong đường tiêu hoá có khả năng tổng hợp vitamin
Bl, ở động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu), nhờ có sự hoạt động của vi sinh vật
dạ cỏ nên không bị thiếu vitamin Bl.
+ Nhu cầ u: Hàm lượng trung bình của vitamin này trong máu người là
từ 2 - 8 mg%. Nhu cầu vitamin Bl khác nhau phụ thuộc vào yếu tố sinh lý, lao
động, nhu cầu sản xuất, hàm lượng B1 trong thức ăn từ 2 - 2,5 mg/kg vâ ̣t chấ t
khô là thỏa mañ đươ ̣c nhu cầ u của gia cầ m.
* Vitamin B2 (Riboflavin)
- Vai trò của vitamin B2:
+ Là thành phần cấu tạo men vàng FAD : Flavin adenin dinuclcotit và
FMP : Flavin mono photphat. Đây là hai loại men ôxy hoá hoàn nguyên sinh
học, là loại este của ribonavin với axit photphoric và protit. Men này phân bố
trong tế bào sống với chức năng hô hấp của mô bào.
+ Trong cơ thể động vật gần 97% riboflavin ở trạng thái liên kết với
protein - enzym, còn gần 3% ở trạng thái tự do. Riboflavin của thức ăn đưa
vào sẽ được phosphoryl hoá bởi ATP ở vách ruột và gan thành 2 dạng
flavinmononucleotid (FMN) và flavin adenozindinucleotid (FAD). Hai dẫn
xuất này chính là nhóm ghép của lớp enzym hô hấp - lớp men vàng
flavoprotein, loại enzym này thực hiện phản ứng oxy hoá hoàn nguyên tức là
chuyển vận hydrogen trong quá trình hô hấp mô bào. Khi thiếu vitamin B2 thì
sự tổng hợp enzym vàng đình trệ gây rối loạn trao đổi vật chất , làm quá trình
hô hấp mô bào không thực hiện đầy đủ rố i loa ̣n sinh trưởng, tinh hoàn teo, sức
đề kháng của con vật giảm mồm đau, mũi sưng to đỏ, lông rụng nhiều, gia
cầ m giảm đẻ trứng và tỷ lê ̣ ấ p nở .



13

+ Vitamin B2 có liên quan với các vitamin khác. Khi thiếu vitamin Bl
thì nhu cầu riboflavin tăng lên, thiếu riboflavin khả năng tự cung cấp vitamin
C giảm...
- Nhu cầ u và nguồ n gố c:
+ Nguồn cung cấp : B2 có nhiều trong các chất mỡ, men rượu, bã bia,
rau xanh, củ quả: Cà chua, đậu co ve, ngô vàng.... Trong thức ăn động vật có
nhiều trong sữa, lòng đỏ trứng, gan... Vitamin B2 dễ bị ánh sáng phá huỷ nên
phải bảo quản trong lọ màu tối.
+ Nhu cầu: Các động vật như lợn , gà, chó và người thường xuyên rất
cần vitamin B 2 trong thức ăn. Trâu, bò, dê, cừu (động vật nhai lại ) ít đòi hỏi
hơn vì vi khuẩn đường tiêu hóa có khả năng tổng hợp được vitamin này . Lợn
con cần 3mg/kg thức ăn khô. Gia cầ m cầ n 4,5 - 5,5mg/kg thức ăn khô.
* Vitamin B5 (Nicotinamid, nia xin, vitamin PP - vitamin chống
khô da)
- Khi oxy hoá nicotin thuốc lá bằng acid cromic, ta thu được acid
nicotinic. Trong cây cối thường có sẵn acid này, khi vào cơ thể động vật acid
nicotinic chuyển sang dạng amid, tức là thành vitamin PP. Trong mô bào
nhiều loài động vật, vi sinh vật (cũng như thực vật) acid nicotinic được tổng
hợp từ tryptophan nhờ xúc tác của hệ thống nhiều enzym. Trong đó có nhóm
ghép là dẫn xuất của vitamin B2' B6'.
- Vai trò:
+ Tham gia cấu tạo NAD và NADP trong mô bào sinh vật, vitamin PP
có dưới dạng tự do và hợp chất protein - enzym. Đó là NAD (nicotiamid
adenozin dinuleotid) và NADP (nicotinami.d adenozin dinucleotid photphat).
Hai chất này là nhóm ghép của enzym oxy hoá hoàn nguyên, tức là enzym
dehydrogenase yếm khí. Thiếu vitamin PP động vật thường mắc bệnh viêm
tróc da sần sùi. Trong chăn nuôi nếu chỉ cho lợn ăn ngô kéo dài cũng thường



14

xảy ra bệnh này vì thiếu tryptophan. Trong ngô còn có chất kháng vitamin PP
- đó là acid pyndin - 3 - sulforic. Nếu đun sôi thì kháng vitamin PP của ngô sẽ
mất đi.
+ Thiếu PP gia súc mệt mỏi, suy nhược đường tiêu hoá, triệu trứng
điển hình là niêm mạc phồng, loét da, lông rụng, thân kinh rối loạn.
- Nhu cầ u và nguồ n:
+ Nguồn cung cấp: Cám gạo, men bia, khoai tây, cà rốt, ngô, trứng,
thịt, cá, sữa... Axit nicotinic bên trong ánh sáng, trong dung dịch kiềm và axit.
+ Nhu cầu thay đổi tuỳ theo thành phần thức ăn:
Người cần 15 - 25mg/ngày
Chó cần 0,25mg/1kg thể trọng
Ngựa 0,l0mg/kg thể trọng
Lợn con cần 15 - 17mg/1kg thức ăn khô
* Vitamin B6 (Pyridoxin, adennin)
- Là chất tiền thân của men phụ khử cacboxyl và chuyể n hoá amin có
tên là amyloferaza, tác dụng vào 4 loại axit amin chủ yếu là : Tyrozin. lizin,
acginin và tryptophan. B6 còn tham gia tổng hợp hemoglobin. thiếu B6 sinh
triệu chứng động kinh, co quắp, run giật, B6 rất cần cho gà, nếu thiếu B6 gà
giảm tính phàm ăn, sinh trưởng chậm.
- Trong cơ thể động vật (ở thận, gan, ruột non) pyridoxin bị oxy .hoá
thành pyridoxal và chất này lại được phosphoryl-hoá thành pyridoxal
photphat - đấy là nhóm ghép của loại enzym trao đổi. Vitamin B6 còn ảnh
hưởng tới sự tổng hợp nội tiết tố tuyến yên và buồng trứng (nhóm oestrogen)
nên khi thiếu nó quá trình thai nghén bị trở ngại.
- Nhu cầ u và nguồ n:
+ Nguồn cung cấp : Có nhiều trong men rượu, cám, thịt, cá được hấp
thụ dưới dạng tự do, khi kết hợp với protit cơ thể không hấp thụ được. Tính



15

chất: B6 rất dễ tan trong nước, dễ bị các tia tử ngoại và các tia trông thấy phá
huỷ nhất là mỗi trường axit, kiềm và trung tính nên phải bảo quản trong lọ
màu kín.
+ Loài nhai lại không cần vitamin B6 ở thức ăn, vì vi sinh vật dạ cỏ
tổng hợp được, các loại động vật khác cần cung cấp pyridoxin đều đặn:
Lợn con cần 0,5 - 1mg/1kg thức ăn khô
Gà con cần 3 - 5 mg/1kg khẩu phần
Gà mái đẻ cần ít hơn 1 - 2 mg.
* Vitamin B12 (Xyancobalamin, vitamin chống thiếu máu ác tính)
- Là vitamin chống bệnh thiếu máu ác tính do tham gia cấu tạo nhân
Hem, ngoài ra còn tham gia trao đổi nhiều hợp chất kích thích, trao đổi protit,
làm cho mô cơ của cơ thể sử dụng axit amin trong máu, đồng thời liên quan
đến quá trình tổng hợp axit nucleic.
- Triệu chứng thiếu vitamin B12 là sự thiếu máu ác tính trong tuỷ
xương và máu xuất hiện nhiều hồng cầu non vì quá trình tạo huyết bị ngừng
trệ. Máu bị vỡ nhiều hồng cầu, lượng hemoglobin giảm sút. Sự hô hấp mô bào
cũng bị yếu, sự chuyển hoá glucid và lipid bị rối loạn kèm theo những hiện
tượng thần kinh suy nhược.
- Nhu cầu và nguồn vitamin B12:
+ Nguồn cung cấp: B12 có nhiều trong thức ăn động vật như: Thịt, não,
thận, gan, máu, sữa, trứng cá, trong thức ăn thực vật không có (trừ một vài
loại rong cỏ đặc biệt như bèo hoa dâu, rong tảo vì có vi sinh vật ký sinh hoạt
động). Phần lớn các loại vi khuẩn có khả năng tổng hợp vitamin B12 nếu có
đủ nguyên tố coban. Các vi sinh vật dạ cỏ, manh tràng và ruột già đều có khả
năng tổng hợp vitamin B12. Khi cho loài nhai lại đầy đủ Coban thì chúng
hoàn toàn tự túc nguồn vitamin này.

+ Nhu cầ u : Gà con nuôi hoàn toàn bằng thức ăn thực vật cần 6 γ/1kg
thức ăn; gà lớn cần 2 - 3 γ/1kg thức ăn. Lợn con cần 22 γ/1kg thức ăn. Trong
cơ thể động vật nơi dự trữ B12 là gan 30 - 70%.


16

* Vitamin H (Biotin, vitamin B8)
- Biotin có thể coi là hợp chất của vòng tiopen và urê dưới dạng vòng
và mạch nhánh là acid valerianc. Là thành phần cấu tạo coenzym K. trong quá
trình trao đổi chất cơ thể , nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng. Kích thích
sự sinh trưởng của tế bào da và thần kinh cũng như tổng hợp protit.
- Vai trò:
+ Tham gia một số quá trình sinh hoá học cơ thể như tổng hợp acid
aspartic, quá trình khử quan, khử carboxyl...
- Nhu cầu và nguồn vitamin:
+ Nguồ n: Biotin được tổng hợp trong cây cỏ, nhất là ở lá cây.
+ Nhu cầu thấp: Gà con 2,5 γ/ngày; người cần 9 γ/ngày.
2.2. Tình hình nghiên cƣ́u trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tình trạng thiếu vitamin hay còn gọi là bệnh thiếu vitamin
(hipovitaminosis). Hậu quả to lớn của nó là sức đề kháng của cơ thể giảm,
nhiều bệnh truyền nhiễm kế phát theo, tốc độ sinh trưởng chậm, khả năng sản
xuất suy thoái, khả năng chống đỡ với các tác nhân stress kém. Bệnh thiếu
vitamin gồm có 2 thể: Thể thiếu vitamin “tuyệt đối” là lượng vitamin động
vật nhận được thấp hơn so với nhu cầu cơ thể. Nguyên nhân là do thức ăn
nghèo vitamin, dạ dày - ruột viêm, hoạt động hệ vi sinh vật đường tiêu hoá
suy giảm, do các chất cạnh tranh hết vitamin , do dùng thuốc kháng sinh kéo
dài.... Thể thiếu vitamin “tương đối” là trạng thái mà cơ thể động vật vẫn
nhận đủ yêu cầu bình thường về vitamin ; nhưng lúc này nhu cầu thực tế lại

cao hơn. Cả hai loại hình thiếu này nếu được điều trị ngay , con vật sẽ khỏi ,
vitamin sẽ được hấp thu nhanh chóng và sử dụng kịp thời

, giải trừ ngay

những thiếu hụt. Ngươ ̣c lại, nếu không điều trị hàng loạt cá thể sẽ chết như là
một bệnh lây lan.


17

Theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1997) [11], có khoảng 78 chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể động vật, phải lấy từ thức ăn hàng ngày. Một số
trong 78 loại này chỉ cần một lượng rất ít; nhưng nếu bị thiếu kéo dài, động
vật sẽ mắc bệnh, có thể dẫn đến tử vong. Đó chính là các vitamin.
Theo Hoàng Văn Tiến (1995) [28], đối với gia cầm nuôi theo hướng
công nghiệp do được ăn thức ăn công nghiệp cho nên thường xảy ra hiện
tượng thiếu vitamin. Cách khắc phục hiện tượng này là bổ sung vitamin vào
thức ăn cho chúng.
Chứng thừa vitamin (hypervitaminisis) cũng là vấn đề cần thiết. Trong
thực tế chăn nuôi vấn đề này không quan trọng, ít xảy ra. Nó chỉ có ý nghĩa
nghiên cứu khoa học.


×