Tải bản đầy đủ (.pptx) (35 trang)

Slide luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.58 KB, 35 trang )

LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN
Ở VIỆT NAM


I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT SƯ
Theo quy định của Luật luật sư hiện hành (Điều,....)

“Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực
hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách
hàng”.




Một người được mang danh là luật sư khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:



Có đủ tiêu chuẩn Luật sư



Có đủ điều kiện hành nghề Luật sư



Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng





Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất

đạo đức tốt;



Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật

sư;



Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư


- Người có đủ tiêu chuẩn luật sư
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.


Người có bằng cử nhân luật:

- Tốt nghiệp đại học nghành luật do cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cấp.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp, được công

nhận tại Việt Nam.


1.2. Hình thức hành nghề Luật sư tại Việt Nam


Theo quy định tại Điều 23, Luật luật sư hiện hành có hai hình thức hành nghề Luật

sư tại Việt Nam.

1.Luật sư hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật sư
2.Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân


Theo quy định của pháp luật, thì Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được quy định như sau:

“Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ

chức hành nghề luật sư”.

Theo đó những tổ chức hành nghề luật sư là các văn phòng luật sư và các công ty luật, vì vậy người hành nghề với tư cách

cá nhân là những người người không hành nghề trong các tổ chức trên.


Hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành

nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan,

tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự

theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành

viên.



II. ĐẶC ĐIỂM HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN

2.1. Xét về phạm vi hành nghề

Phạm vi hành nghề của luật sư nội bộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, thương mại và pháp luật chuyên ngành có

liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nơi luật làm việc.

Hiện nay, luật sư nội bộ không chỉ phụ trách tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh hàng ngày, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng pháp

luật mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình thực thi pháp luật và quy chế nội quy của các phòng, ban trong nội bộ của doanh nghiệp.


2.2. Xét về phạm vi trách nhiệm
Trách nhiệm của luật sư nội bộ rất nặng nề do phải can thiệp sâu vào quyết định cuối cùng của doanh nghiệp. Luật sư nội bộ đôi khi còn
được doanh nghiệp yêu cầu lựa chọn phương án và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện phương án đó.
Luật sư nội bộ phải ưu tiên đảm bảo trong phương án tư vấn sẽ là “sự phù hợp” đối với thực trạng của doanh nghiệp.
Với một luật sư tư vấn bên ngoài thì trách nhiệm tư vấn của họ hoàn thành khi đã thực hiện tư vấn xong và thanh lý hợp đồng. Nhưng luật sư
nội bộ vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm tư vấn đến khi giải pháp đã lựa chọn chưa thực hiện xong và chịu trách nhiệm giải quyết những
vấn đề phát sinh từ phương án do doanh nghiệp lựa chọn, ngay cả khi phương án đó không nằm trong ý kiến tư vấn của luật sư.


2.3. Xét về vị thế và tính độc lập của luật sư
Giữa luật sư nội bộ và doanh nghiệp tồn tại hai mối quan hệ: người lao động với người sử dụng lao động, và cấp trên- cấp
dưới.
Hai mối quan hệ này đều là yếu tố gây trở ngại không nhỏ tính độc lập của luật sư trong quá trình làm việc.
Phương châm làm việc của một luật sư nội bộ có kinh nghiệm là văn bản hóa tất cả các ý kiến tư vấn và phải rèn luyện bản
lĩnh kiên định, kỹ năng thuyết phục để giảm thiểu sự ảnh hưởng của quan hệ chấp hành- điều hành trong công việc.

Việc văn bản hóa những ý kiến tư vấn tạo điều kiện cho những khách hàng “đặc biệt” nghiên cứu, hiểu sâu sắc ý kiến tư vấn
của luật sư nội bộ và tạo căn cứ pháp lý để đánh dấu sự hoàn thành trách nhiệm của một luật sư nội bộ ở cả góc độ chuyên
môn nghề nghiệp lẫn ý thức tổ chức, kỷ luật lao động.


III. Quyền và nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân


Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm

việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được
thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết

được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, luật

với cơ quan, tổ chức.
này và quy định khác của pháp luật có liên quan.


Luật sư có quyền và nghĩa vụ thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng;
Luật sư cần phải tuân thủ triệt để các quyền, nghĩa vụ, nội dung và trách nhiệm đã cam kết với khách hàng
(là các cơ quan, tổ chức);
Không cung cấp dịch vụ pháp lí hoặc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp trái pháp luật;
Việc thực hiện dịch vụ pháp lí theo hợp đồng đã giao kết đối với cơ quan, tổ chức vừa là nghĩa vụ bắt buộc
phải thực hiện, vừa là trách nhiệm của luật sư.


Quyền của người luật sư theo quy định của Bộ luật lao động (Khoản 1, Điều 5, BLLĐ)


Thứ nhất, làm việc tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử.

Thứ hai, hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ

sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

Thứ ba, thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện

quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.

Thứ tư, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, đình công.


Bộ luật lao động cho phép người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động.

“Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ
các nội dung đã giao kết.

Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.


Song Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân lại bị Luật luật sư giới hạn quyền này, khi Luật
luật sư hiện hành quy định rằng.

“Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ

chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà
nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và
thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên”.


“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người
làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục”


“3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của

Bộ luật lao động ”.


Nghĩa vụ của người luật sư theo quy định của Bộ luật lao động (khoản 2, Điều 5 BLLĐ)

-

Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;


- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao
động;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.


IV. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH CÁ
NHÂN.
1.
2.

Trình tự thực hiện
Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Sở Tư pháp

3.
4.

Thành phần, số lượng hồ sơ
Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5.

Phí, lệ phí

100.000 đồng/1 lần cấp



Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp
Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận

Kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của

hồ sơ.

các giấy tờ có trong hồ sơ
Nếu không yêu cầu bổ sung và hoàn thiện theo
quy định.
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy
đăng ký hành nghề của luật sư với tư cách cá nhân. Nếu từ chối, thông báo bằng văn bản,
nêu rõ lý do

Luật sư căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp


- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư (theo mẫu),

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ

luật sư,

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Hợp đồng lao động ký kết với cơ

quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.


- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.


Đối với trường hợp thay đổi hoặc cung cấp thông tin hành nghề luật sư với tư cách cá nhân thì
thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động (theo mẫu),

+ Bản chính Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.


×