Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.66 KB, 46 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của nước ta, mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ, năng lực, sáng tạo có khả năng thích nghi với xu thế toàn
cầu hóa là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Đại hội Đảng khóa VIII
đã khẳng định mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn
minh của mọi quốc gia… Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt
Nam là: không ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức
mạnh bên trong cuả mỗi cá nhân kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng; con
người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, là mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn mới cũng
không tách rời khỏi mục tiêu của Đảng, và sự đổi mới trong giáo dục chính là
góp phần đào tạo con người theo mục tiêu đó.
Trước tình hình nói trên, buộc phải xem xét lại chức năng truyền thống
của người giáo viên là: truyền đạt kiến thức, đặc biệt là các kiến thức của từng
môn học khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy học tích hợp các khoa học,
dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng kiến
thức đã học vào các tình huống cụ thể của cuộc sống. Theo tư tưởng của định
hướng đổi mới: lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo và tổ chức nội
dung chương trình SGK và lựa chọn các phương pháp dạy học thì môn Tiếng
Việt nói chung và môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói riêng cũng không xa rời xu thế
đổi mới chung đó.
Tiếng Việt là môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông, nó góp
phần thực hiện những mục tiêu giáo dục đã đề ra trong việc đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có những cơ sở để
thực hiện tích hợp một cách thuận lợi bởi lẽ các phân môn của môn học này đều
là các phát ngôn hoàn chỉnh làm nên đơn vị hiểu được trong giao tiếp. Việc tích
hợp của các phân môn Tiếng Việt ở các kiến thức và các kĩ năng nhằm phát huy
các lợi thế của các phân môn, tiết kiệm thời gian học cũng như tránh bị trùng lặp


giữa các nội dung. Trong năm phân môn của Tiếng Việt , Luyện từ và câu có
một vị trí đặc biệt. Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học
sinh năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và trong học tập. Bên cạnh đó,
còn có một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng của việc rèn luyện về
câu ở Tiểu học nói chung là thông qua các hoạt động thực hành, củng cố, ôn tập
Trần Thị Tâm - k34B GDTH

1


Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Tâm - k34B GDTH

2


giúp học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức sơ giản về ngữ pháp mà các em
đã được tích lũy trong vốn sống của mình cũng như từ các môn học khác để từ
đó dần hình thành các quy tắc dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản trong giao
tiếp.Vì vậy việc tìm ra một phương pháp dạy học hiệu quả cao là mong muốn
của tất cả các giáo viên.
Là một giáo viên tương lai, trăn trở lớn nhất của tôi là muốn tìm ra một
phương pháp dạy học hợp lí, làm cho giờ Luyện từ và câu trở nên hấp dẫn, thu
hút được hứng thú của các em thông qua việc khai thác mối quan hệ biện chứng
giữa các phân môn trong Tiếng Việt. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Dạy học Luyện từ
và câu cho học sinh lớp 4 theo quan điểm tích hợp” và mong muốn góp một
phần công sức của mình vào việc lựa chọn ra một phương pháp dạy học hợp lí
và có hiệu quả. Đối với tôi, lựa chọn đề tài này để tích lũy kiến thức, bước đầu
là tiền đề cho việc nghiên cứu khoa học chuẩn bị cho quá trình giảng dạy sau

này.
2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm ra phương pháp dạy học mới là vấn đề đã được nhiều nhà khoa
học, nhà cải cách giáo dục quan tâm. Bàn về phương pháp dạy học theo quan
điểm tích hợp có rất nhiều nhà khoa học, nhà cải cách giáo dục đề cập đến vấn
đề này ở những mức độ khác nhau như:
Hướng thứ nhất:bàn về vấn đề dạy học theo quan điểm tích hợp một
cách khái quát, chỉ có tính chất định hướng.
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống trong cuốn: “ Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ
văn ở THPT” (NXB Giáo dục-2006) đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích hợp và phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
- Trong tài liệu “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo đổi mới”
NXB Giáo dục - PGS.TS Nguyễn Trí đã chỉ rõ việc dạy học theo hướng tích
hợp, hướng tích cực, hướng giao tiếp là những nhiệm vụ cấp thiết trong dạy học
Tiếng Việt hiện nay.
- Đặc biệt trong “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên”- NXB Đại học sư phạm
và trong các tài liệu “Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt” từ lớp 2 đến lớp 5 các tác
giả đã trình bày rất rõ quan điểm biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt theo quan
điểm tích hợp là như thế nào. Và cũng nêu đường hướng chỉ đạo hoạt động dạy
học theo quan điểm tích hợp cho từng phân môn.



Nhìn chung các công trình nêu trên đã đề cập đén một cách khái nhất
những yêu cầu quan trọng của hoạt động dạy học Tiếng Việt
Hướng thứ hai bàn về hoạt động dạy học tích hợp ở từng phân môn
Đó là hướng nghiên cứu của một số khóa luận tốt nghiệp đại học như:
- Đỗ Thị Kim Oanh- Đại học Sư phạm Hà Nội 2- Phương pháp dạy học theo
quan điểm tích hợp trong dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5 - khóa luận tốt
nghiệp.

-Nghiêm Thị Phượng - Đại học Sư phạm Hà Nội 2- Dạy học Tập đọc theo quan
điểm tích hợp - Khóa luận tốt nghiệp.
Như vậy có thể nói, tích hợp là quan điểm dạy học hiện đại. Nó được áp dụng
vào dạy học nói chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng và đã có nhiều công
trình, tài liệu nghiên cứu về quan điểm này. Tuy nhiên việc dạy học Luyện từ và
câu ở lớp 4 theo quan điểm tích hợp chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu
một cách cụ thể. Đề tài của chúng tôi sẽ đi vào khoảng trống còn để ngỏ đó.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy học theo quan
điểm tích hợp, khóa luận vân dụng vào hoạt động dạy học Luyện từ và câu với
các phân môn khác nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục bộ môn và tiết kiệm thời
gian học tập cho người học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đươc mục đích đề ra, khóa luận xác định cần triển khai các nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lí thuyết có liên quan, bản chất của dạy học tích hợp
và thực tiễn dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở một trường tiểu học cụ thể.
- Tìm ra cách thức , biện pháp dạy Luyện từ và câu tích hợp với các phân môn
khác.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động dạy học Luyện từ và câu
theo quan điểm tích hợp cho học sinh lớp 4.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.



Do thời gian có hạn nên tôi chỉ đặt trọng tâm nghiên cứu và tổ chức thực
hiện các biện pháp đề xuất ở nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 4 trên đối
tượng học sinh lớp 4 trường tiểu học Uy nỗ, huyện Đông Anh ngoại thành Hà

Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
6.2 Phương pháp hệ thống:
6.3 Phương pháp khảo sát:
6.4 Phương pháp thực nghiệm:
7. Kết cấu của khóa luận.
Khóa luận có kết cấu ba phần
– Phần Mở đầu
– Phần Nội dung
Phần nội dung bao gồm ba chương:
Chương một: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương hai : Một số biện pháp dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
theo quan điểm tích hợp
Chương ba: Thực nghiệm
– Phần Kết luận.
Nội dung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC LUYỆN
TỪ VÀ CÂU THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
1.Cơ sở lí luận
1.1 Quan điểm tích hợp trong dạy học Luyện từ và câu
1.1.1 Khái quát về quan điểm dạy học tích hợp
1.1.1.1 Khái niệm
Đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra cách hiểu của mình về quan điểm
tích hợp. Sau đây, tôi xin trích dẫn một số ý kiến của một số các nhà nghiên cứu:


“ Tích hợp trong dạy học là thống nhất liên kết giữa các phân môn trong
bộ môn, giữa các bộ môn có liên quan; giữa các bộ môn, giữa các phân môn có



quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm tránh tình trạng dạy tách
biệt. Qua đó rèn các kĩ năng liên môn để người học phát huy được khả năng
sáng tạo, tư duy tổng hợp ” - Nguyễn Hải Châu.
TS. Nguyễn Trọng Hoàn quan niệm : “tích hợp là thuật ngữ mà nội hàm
của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công
cụ thuộc từng phân môn, trên cơ sở một văn bản có vai trò là kiến thức nguồn ”.
Ngoài ra, còn có rất nhiều ý kiến của các tác giả, nhà nghiên cứu khác
nữa, như: TS. Đỗ Ngọc Thống, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thu
Trang… Nhìn chung các ý kiến đều thống nhất với khái niệm tích hợp được nêu
trong chương trình dự thảo THPT năm 2002 của Bộ GD&ĐT.
1.1.1.2 Dạy học theo quan điểm tích hợp
a) Bản chất của dạy học tích hợp
Sư phạm tích hợp đề cập đến ba vấn đề của nhà trường:
Vấn đề thứ nhất đó là cách thức học tập: học như thế nào?
Vấn đề thứ hai: sư phạm tích hợp nhấn mạnh đồng thời việc phát triển các
mục tiêu học tập riêng lẻ, cần tích hợp trong qúa trình học tập này trong tình
huống có ý nghĩa đối với học sinh.
Vấn đề thứ ba: sư phạm tích hợp đã đưa ra bốn quan điểm về vai trò của
mỗi môn học và tương tác giữa các môn học:
b) Thế nào là dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Theo quan điểm tích hợp , các phân môn trong môn Tiếng Việt như Tập
đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn trước đây ít gắn bó với
nhau, nay đãcó mối quan hệ chặt chẽ về nội dung, kĩ năng, phương pháp dạy
học. Cụ thể, ngữ liệu dùng để dạy phân môn này cũng đông thời được sử dụng
dạy các phân môn khác, kiến thức và kĩ năng của phần học này được vận dụng
để giải quyết nhiệm vụ ở phần học khác và các phân môn đều nhằmrèn luyện
bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cần hình thành ở học sinh như mục tiêu của
môn Tiếng Việt đã đề ra.
Tính tích hợp của SGK Tiếng Việt Tiểu học năm 2000 thể hiện ở hai

phương diện, đó là: tích hợp theo chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc.



+ Tích hợp theo chiều ngang: là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng
kiến thức tự nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy.
+ Tích hợp theo chiều dọc: Là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới
với những kiến thức và kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm.
c) Mối quan hệ giữa quan điểm dạy học tích hợp và quan điểm dạy học tích
cực
Dạy học theo quan điểm tích hợp tạo điều kiện để phát triển tri thức, kĩ
năng tốt. Theo quan điểm tích hợp, các quá trình học tập không tách rời cuộc
sống hằng ngày mà được tiến hành trong mối liên hệ với các tình huống cụ thể.
Xu hướng tích hợp nhằm rèn luyện tư duy tổng hợp cho học sinh. Đó cũng là
con đường hình thành cho học sinhmột cách nhìn nhận, khái quát vấn đề tổng
hợp nhất, giúp học sinh thấy được các kiến thức lĩnh hội được có quan hệ hữu cơ
với nhau. Từ đó tư duy của học sinh sẽ nâng lên một bước phát triển mới. Mối
liên hệ giữa các kiến thức trong môn thì tích hợp là điều kiện đảm bảo cho học
sinh khả năng tư duy có hiệu quả những kiến thức và năng lực đã có để giải
quyết có hiệu quả những tình huống có vấn đề mới xuất hiện, những khó khăn
mà các em bất ngờ gặp phải trong cuộc sống.
1.1.2 Các hình thức tích hợp được thể hiện trong sách giáo khoa Tiếng Việt
1.1.2.1.Tích hợp ngang.
Tích hợp ngang là tích hợp “trong từng thời điểm” ( một tiết học, một bài
học). Đối với môn Tiếng Việt thì đây là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các
mảng kiến thức về văn học, tự nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng
quy. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Chính tả, Tập viết,
Luyện từ và câu, Tập làm văn ) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp
lại xung quanh trục chủ điểm và các bài học; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức
và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước. Trong bộ SGK,

chủ điểm được chọn làm khung cho cả cuốn sách. Mỗi chủ điểm ứng với một
đơn vị học. Và các phân môn tập trung thể hiện, làm rõ cho chủ điểm ấy.
Ví dụ: Trong bài Tập đọc Thắng biển ( Tiếng Việt 4, tập 2 ) có câu:” Biển cả
muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé”,
không cần dùng từ ngữ để biểu thị nét tương đồng nào đó giữa đối tượng mà chỉ
bằng phương tiện so sánh “ như con mập đớp con cá chim nhỏ bé”, nhà văn Chu
Văn cũng đã giúp học sinh có sự liên tưởng tương đồng giữa “ biển” và “con



mập”đó chính là sự dữ tợn và mạnh mẽ của biển cả, có thể đập tan con đê mỏng
manh. Như vậy, nhờ phép so sánh độc đáo mà trong trí óc của các em đã hình
thành những biểu tượng về : “ánh trăng”, “anh đom đóm” và “biển cả”.
1.1.2.2 Tích hợp dọc.
Là tích hợp “ theo từng vấn đề”, tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ
năng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng
tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc). Cụ thể là: kiến thức và kĩ
năng của lớp trên, bậc trên bao hàm cả kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc
học dưới nhưng cao hơn và và sâu hơn kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, bậc
dưới.
Về kiến thức, lớp 3 ôn lại kiến thức về câu ở lớp 2 (Các kiểu câu: Ai là
gì?, Ai làm gì?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?...) nhưng lại đặt yêu cầu cao hơn.
Lên lớp 4 thì HS lại được học lại các kiểu câu này dưới hình thức các bộ phận
của câu kể và được học các thành phần của các câu này như: Chủ ngữ trong câu
kể Ai là gì?, Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?... Ngoài ra, lớp 3 còn được học về
so sánh và nhân hóa là những điều hoàn toàn mới so với lớp 2, lớp 4 được học
sâu hơn về từ, câu…
Về kĩ năng, HS lớp 2 học những nghi thức giao tiếp thông thường ( chào
hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu…), trong khi đó ở lớp 3 được dạy một số
kĩ năng giao tiếp chính thức, cần thiết như: giới thiệu hoạt động của tổ, của lớp,

tổ chức cuộc họp và phát biểu trong cuộc họp, làm đơn, điền vào giấy tờ in
sẵn…, sang đến lớp 4, quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương
diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, chủ yếu thông qua các bài
Mở rộng vốn từ theo đinh hương mà hoàn thiện thêm về kĩ năng giao tiếp. Về
phương pháp, các kĩ năng giao tiếp được xây dựng thông qua nhiều bài tập
mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
1.1.3. Mục đích của việc biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp.
Quan điểm tích hợp được các nhà biên soạn SGK lựa chọn thông qua việc
biên soạn sách theo các chủ điểm - đây là một giải pháp thực hiện mục tiêu rèn
luyện kĩ năng và trang bị kiến thức toàn diện cho học sinh, đồng thời dựa trên
quan điểm tích hợp, sẽ tiết kiệm thời gian học tập cho người học và tăng cường
hiệu quả giáo dục.
1.1.4. Mục đích của việc dạy học theo quan điểm tích hợp.



Quan điểm dạy học tích hợp được đề xướng nhằm mục đích:
Thứ nhất: giải quyết một mâu thuẫn lớn trong giáo dục hiện nay là mâu
thuẫn giữa khối lượng kiến thức ngày càng tăng do sự bùng nổ thông tin với thời
gian học tập và sức lực học tập có hạn của học sinh, từ đó làm tăng cường hiệu
quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học.
Thứ hai : làm cho người đọc nhận biết và ý thức được mối quan hệ giữa
các nội dung học tập ở các môn học khác nhau và ở ngay trong một môn học.
Đó là mối quan hệ giữa các tri thức của các môn khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội nhân văn; giữa tri thức với kĩ năng, với năng lực cải tạo cuộc sống của
người học ở ngay trong một môn học cụ thể.
1.2 Cơ sở tâm lí
1.2.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học
1.2.1.1. Tri giác của học sinh Tiểu học
Ở các lớp đầu bậc Tiểu học, do chưa biết phân tích tổng hợp nên tri giác

của học sinh thường gắn với hành động thực tiễn của trẻ. Các em tri giác tổng
thể khó phân biệt những đối tượng gần giống nhau. Việc phân biệt các đối tượng
đó dễ mắc sai lầm, lẫn lộn.
1.2.1.2. Chú ý của học sinh Tiểu học.
Chú ý của học sinh Tiểu học là điều quan trọng để các em tiến hành các
hoạt động học tập.Ở đầu tuổi Tiểu học chủ yếu là chú ý không chủ định,chú ý có
chủ định của học sinh còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn
chế.Ở cuối bậc Tiểu học cấp độ chú ý càng hoàn thiện, trẻ dần hình thành kĩ
năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình.
1.2.1.3 Trí nhớ của học sinh Tiểu học.
Ở học sinh Tiểu học, trí nhớ trực quan hình ảnh phát triển tốt hơn trí nhớ
từ ngữ trừu tượng, hình tượng và trí nhớ máy móc được phát triển, trí nhớ logic
chưa hoàn thiện.
1.2.1 .4 Tư duy của học sinh Tiểu học.
Tư duy của học sinh Tiểu học được chia làm hai giai đoạn : đầu Tiểu học
và cuối Tiểu học. Giai đoạn 1 (6- 7 tuổi ): Đây là giai đoạn đầu Tiểu học, ở giai
đoạn này tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Giai đoạn 2 ( 8-12 tuổi ):



Đây là giai đoạn cuối Tiểu học, ở giai đoạn này tư duy trực quan hình tượng
chiếm ưu thế.
1.2.1.5 Tưởng tượng của học sinh Tiểu học.
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học được chia thành hai giai đoạn: giai
đoạn đầu Tiểu học: hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ
thay đổi. Giai đoạn cuối Tiểu học: tưởng tượng tái tạo bắt đầu hoàn thiện, từ
những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo
phát triển tương đối hoàn thiện ở giai đoạn này.
1.2.1.6. Ý chí của học sinh Tiểu học
Ở đầu tuổi Tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu

cầu của người lớn. Khi đó sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các
em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã
đề ra nếu gặp khó khăn.Đến cuối tuổi Tiểu học, các em đã có khả năng biến yêu
cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí
còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em.
1.7 Tình cảm của học sinh Tiểu học
Tình cảm của học sinh Tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn
liền với các sự vật, hiện tượng sinh động, rực rỡ… Khả năng kiềm chế tình cảm
của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và dễ nổi giận, biểu hiện của trẻ là dễ khóc
mà cũng nhanh cười, rất vô tư hồn nhiên… Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ
kém bền vững, rất dễ thay đổi.
1.2.2 Ngôn ngữ của học sinh Tiểu học
Hầu hết học sinh Tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1
bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và
bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát
triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự
khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
1.2.3. Hoạt động của học sinh Tiểu học.
Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu học. Đây là hoạt
động có đối tượng mới là tri thức khoa học của các lĩnh vực khoa học tương


ứng. Hoạt động học quyết định sự hình thành cấu tạo tâm lí đặc trưng ở lứa tuổi
Tiểu học- đó là sự phát triển trí tuệ.


2. Cơ sở thực tiễn.
Để có cơ sở vững chắc cho những đề nghị dạy Luyện từ và câu theo quan
điểm tích hợp ,trước hết chúng tôi khảo sát nội dung môn học này ở khối lớp 4
và toàn bộ bậc học,sau đó dự giờ của các giáo viên có kinh nghiệm xem thuận

lợi và khó khăn của hoạt động dạy này như thế nào. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ
đưa ra những biện pháp cụ thể để hoạt động dạy học Luyện từ và câu theo
hướng tích hợp tốt hơn.
2.1. Nội dung môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt.
2.1.1 Nội dung chương trình Luyện từ và câu trong toàn bộ bậc học Tiểu học.
a) Về vốn từ.
Lớp 2: Học sinh học thêm khoảng 300 đến 350 ( kể cả thành ngữ, tục ngữ quen
thuộc và nghĩa của một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: học tập;
ngày, tháng, năm; đồ dùng học tập; các môn học; họ hàng, đồ dùng và công việc
trong nhà; tình cảm, công việc gia đình, tình cảm gia đình; vật nuôi; các mùa,
thời tiết, chim chóc, các loại chim; muông thú, loài thú; sông biển; cây cối; Bác
Hồ; nghề nghiệp.
Lớp 3: Học sinh học thêm khoảng 400- 450 từ ngữ ( kể cả một số thành ngữ ,
tục ngữ quen thuộc và nghĩa của một số yếu tố gốc Hán thông dụng và một số từ
địa phương ) theo các chủ đề: thiếu nhi; gia đình; trường học; cộng đồng; quê
hương; từ địa phương; các dân tộc; thành thị, nông thôn, Tổ quốc, sáng tạo, nghệ
thuật, lễ hội, thể thao, các nước, thiên nhiên. Ngoài ra, vốn từ còn được mở rộng
trong các bài ôn tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc
điểm, tính chất.
Lớp 4: Học sinh học thêm khoảng 500- 550 từ ngữ ( kể cả thành ngữ, tục ngữ và
một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: nhân hậu, đoàn kết, trung
thực, tự trọng; ước mơ, ý chí nghị lực; trò chơi, đồ chơi; tài năng, sức khỏe, cái
đẹp, dũng cảm, khám phá, phát minh; du lịch, thám hiểm; lạc quan.
Lớp 5: Học sinh học thêm khoảng 600- 650 từ ngữ ( kể cả thành ngữ, tục ngữ và
một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: Tổ quốc, nhân dân; hòa
bình, hữu nghị, hợp tác; thiên nhiên; bảo vệ môi trường; hạnh phúc; công dân;
trật tự, an ninh; truyền thống; nam và nữ; trẻ em, quyền và bổn phận.
b) Các mạch kiến thức và kĩ năng về từ và câu
Trần Thị Tâm - k34B GDTH


10


Trần Thị Tâm - k34B GDTH

11


Lớp 2: Từ và câu, các lớp từ, từ loại, các kiểu câu, cấu tạo câu, dấu câu, ngữ âm
– chính tả.
Lớp 3: Từ loại, biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa), các kiểu câu, cấu tạo của
câu, dấu câu.
Lớp 4: Cấu tạo từ, từ loại, các kiểu câu, cấu tạo câu ( thành phần câu ), dấu câu,
ngữ âm - chính tả.
Lớp 5: Các lớp từ, cấu tạo từ, kiểu câu Liên kết câu.
2.1.2. Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ( 62 tiết - 32 tiết học kì I và 30 tiết học kì II )
a, Mở rộng vốn từ ( 19 tiết )
b, Cấu tạo của tiếng, cấu tạo từ ( 5 tiết )
c, Từ loại (9 tiết )
d, Câu ( 26 tiết )
e, Dấu câu ( 3 tiết )
2.1.3 Thực tiễn dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 theo quan điểm
tích hợp.
Để có cơ sở nhận xét thực tiễn dạy học Luyện từ và câu theo quan điểm tích
hợp chúng tôi tiến hành khảo sát nội dung môn học từ lớp 2 đến lớp 5 tuần 19 để
có cái nhìn hệ thống về kiến thức và kĩ năng cần tích hợp cho học sinh thông qua
các tiết dự giờ dạy của một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy tại trường
Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội. Kết quả thu được như sau:
Lớp 2: tiết dạy Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về các mùa. Đặt và

trả lời câu hỏi Khi nào?-giáo viên dạy: Vũ Khắc Chi, giáo viên lớp 2E.Giáo viên
hướng dẫn học sinh đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?” bằng cách dựa vào kiến
thức đã học, đó là dựa vào bài tập đọc “Chuyện bốn mùa”. Ở bài tập đọc
“Chuyện bốn mùa” các em đã biết khi nào là mùa xuân,mùa hè, mùa thu, mùa
đông. Do đó hầu hết các em có thể trả lời đúng câu hỏi mà bạn đưa ra. Sau đó
giáo viên chốt lại kiến thức mới như sau: “Khi muốn biết thời gian xảy ra một
việc gì đó ta đặt câu hỏi với từ: Khi nào?”. Như vậy, bằng kiến thức đã học các
em vận dụng vào tiếp thu kiến thức mới nhưng ở mức độ nâng cao hơn.



Lớp 3: tiết dạy Luyện từ và câu: “Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi
Khi nào?” - giáo viên dạy: Trần Thị Phượng chủ nhiệm lớp 3A.Trong tiết dạy
này, giáo viên đã sử dụng dạy học tích hợp ở hầu hết các hoạt động dạy.Ở hoạt
động 1(bài tập 1): dựa vào hai khổ thơ ngắn, giáo viên đưa ra hai câu hỏi. Câu
hỏi 1: Con đom đóm được gọi là gì? ở câu hỏi này hầu hết học sinh đã trả lời
đúng (được gọi là anh) bởi lẽ các em đã được biết qua tiết học Tập đọc “Anh
đom đóm” tuần 17. Câu hỏi 2: Tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng
những từ ngữ nào?- ở câu hỏi này còn một số ít các em chưa trả lời đúng do đã
quên ở bài tập đọc trước. Mục đích của việc đưa ra hệ thống các câu hỏi là để ôn
tập lại kiến thức cũ đã học trong giờ Tập đọc.
Lớp 4: tiết dạy Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?- giáo viên
dạy: Nguyễn Thị Khuyên, lớp 4A.Trong tiết dạy này, để đưa ra được các kiến
thức mới trong phần ghi nhớ, giáo viên phải giúp học sinh nhớ lại các kiến thức
về biện pháp nhân hóa đã học ở lớp 3 và từ đó vận dụng tìm ra được chủ ngữ
của câu kể Ai làm gì? Ví dụ: ở bài tập 1,2,3 giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi
nhằm mục đích lấy kiến thức của bài này làm ngữ liệu cho bài kia.Tìm chủ ngữ
của câu, nêu ý nghĩa của chủ ngữ:

Một đàn ngỗng / vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Chủ ngữ
Hùng / đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.
Chủ ngữ
Học sinh trả lời: Chủ ngữ trong 2 câu trên lần lượt chỉ con vật và chỉ người.
Lớp 5: tiết dạy Luyện từ và câu: Câu ghép- giáo viên dạy: Nguyễn Thị Oanh,
lớp 5C. Ở bài này, giáo viên tích hợp kiến thức về Chủ ngữ đã học ở các tiêt
Luyện từ và câu lớp 4. Trong bài 1 phần nhận xét, giáo viên đưa ra câu hỏi : “
đoạn văn có mấy câu? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu?”; các em nhớ lại
kiến thức đã học, vận dụng vào xác định câu. Như vậy, theo đề nghị của giáo
sinh thực tập, giáo viên ở trường phổ thông đã vận dụng linh hoạt quan điểm
tích hợp dọc vào giảng dạy theo mạch kiến thức: kiến thức của bài học này là
tiền đề cho bài học sau. Đó cũng là con đường hình thành cho học sinhmột cách


nhìn nhận, khái quát vấn đề tổng hợp nhất, giúp học sinh thấy được các kiến
thức lĩnh hội được có quan hệ hữu cơ với nhau.Nhưng trong thực tiễn, khi thực


hiện giảng dạy Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt 4 được biên soạn theo
chương trình Tiểu học mới, giáo viên gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít
khó khăn. Cụ thể là:
- Thuận lợi: Không chỉ dạy Tiếng Việt mà còn tích hợp kiến thức, kỹ năng các
môn học khác: những bài học của các môn học khác có ngữ liệu thích hợp với
môn Tiếng Việt được coi là những tình huống để rèn luyện kỹ năng sử dụng
Tiếng Việt.
- Khó khăn: Quỹ thời gian hạn hẹp. Với 35- 40 phút/tiết, giáo viên đã giải quyết
xong phần kiến thức, kỹ năng của nội dung còn phải tăng thêm phần tích hợp,
lồng ghép. Thao tác của giáo viên còn lúng túng, chưa nhuần nhuyễn, thiếu tự
tin, còn gượng ép nên dẫn đến cách hướng dẫn học sinh hoạt động chưa tích cực.
2.1.4 Tiểu kết chương 1

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của
việc dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, chúng tôi nhận thấy:
Quan điểm dạy học tích hợp là quan điểm dạy học khoa học, nó góp phần
đắc lực vào việc tích cực hóa hoạt động của người học, đạt được nhiều kết quả
trong một quỹ thời gian nhất định. Nhưng dạy học theo quan điểm tích hợp cần
được tính toán kĩ, có kế hoạch cụ thể mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thực tế dạy học tích hợp ở tiểu học còn gặp nhiều khó khăn, một số giáo
viên thậm chí hiểu cực đoan quan điểm dạy tích hợp dẫn đến việc có giờ dạy bị
sa đà không đúng mục đích yêu cầu của phân môn. Tổng hợp những vấn đề lí
luận và thực tiễn của dạy học tích hợp, chúng tôi cố gắng tìm ra các biện pháp
thích hợp để dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 có hiệu quả.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU THEO QUAN
ĐIỂM TÍCH HỢP
1. Dạy học Luyện từ và câu trong mối quan hệ hàng ngang.
1.1 Mối quan hệ giữa dạy học Luyện từ và câu với dạy học Tập đọc.
Sự tích hợp trong hai phân môn này cũng được thể hiện rõ trong mối
quan hệ hai chiều:


×