Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

sáng kiến Hoạt động ngoại khóa trong dạy học mĩ thuật THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.57 KB, 42 trang )

TẮT SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “ Hoạt động ngoại khóa trong dạy học Mĩ thuật THCS”
Sáng kiến “ Hoạt động ngoại khoá trong dạy học Mĩ thuật THCS” được
thiết kế và thực hiện với mục đích chính là làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều
hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao hơn hiệu quả của hoạt
động dạy và học.
Trong thời gian giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở trung học cơ sở, tôi luôn trăn
trở để nâng cao chất lượng giáo dục môn học trong nhà trường. Trong khi đó, thời
lượng giảng dạy môn Mĩ thuật ở trung học cơ sở rất ít mà lượng kiến thức đặc biệt
là phân môn Thường thức Mĩ thuật lại nhiều, nên giáo viên không thể hướng dẫn
học sinh chiếm lĩnh hết các kiến thức ở trên lớp. Xuất phát từ tình hình thực tế đó,
tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn làm một hoạt động là tổ chức hoạt động Ngoại khóa
trong dạy học Mĩ thuật. Nếu làm tốt hoạt động ngoại khóa, nó sẽ có tác dụng giáo
dục lớn đối với học sinh. Trong hoạt động ngoại khoá, những cá tính, phẩm chất, ý
thức, khuynh hướng của học sinh bộc lộ rõ rệt. Nó còn góp phần phát triển học
sinh. Nếu bài học trong chương trình chính khóa là hình thức bắt buộc của việc học
tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã quy định về thời gian, nội dung, ... thì
hoạt động ngoại khoá lại mở ra một khả năng rộng lớn để hình thành các thói quen,
kỹ năng về trí tuệ và thực hành cho học sinh học tập môn Mĩ thuật.
Hoạt động ngoại khoá môn Mĩ thuật còn góp phần phát triển năng lực giao
tiếp, tư duy sáng tạo cho học sinh. Sáng kiến“ Hoạt động ngoại khóa trong dạy học
Mĩ thuật THCS” được áp dụng theo hình thức “ Hội vui học tâp” rất phù hợp cho
những dịp tổ chức những buổi hoạt động ngoài trời hoặc vào những dịp tổ chức
những ngày lễ lớn trong năm, hoặc có thể tổ chức độc lập thành một chương trình.
Giáo án nội dung chương trình ngoại khóa được thiết kế cụ thể, bao hàm rất nhiều
nội dung bổ trợ cho khối kiến thức trong chương trình chính khóa, qua đó góp phần
nâng cáo chất lượng môn học Các điều kiện để có thể áp dụng sáng kiến cần có sự
1



tham gia hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường và tất cả các tổ chức trong nhà
trường, có kinh phí để mua phần thưởng, chuẩn bị khánh tiết, âm thanh, phương
tiện trình chiếu.

2


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1. Từ chương trình môn học:
Trong chương trình SGK Mĩ thuật THCS hiện nay, HS được trang bị những
kiến thức cơ bản về các phân môn: Vẽ tranh, Vẽ trang trí, Vẽ theo mẫu và đặc biệt
Thường thức mĩ thuật. Đây là phần kiến thức khá rộng, HS phải tìm hiểu Lịch sử
mĩ thuật Việt Nam từ thời kỳ Cổ đại đến năm 1975,...và Lịch sử mĩ thuật Thế giới
từ thời cổ đại đến mĩ thuật Ý thời kỳ Phục Hưng, mĩ thuật hiện đại Phương Tây từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, tìm hiểu một số nền mĩ thuật Châu Á, vì vậy
phải dành nhiều thời gian tìm hiểu thêm ngoài giờ học mới có thể nắm chắc được
những kiến thức trong bài học chính khoá.
1.2. Từ thực tế xã hội:
Với HS, thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin, các em đã tiếp cận nhiều
với các “Sân chơi trí tuệ” trên truyền hình, ở các chương trình như: “Đuổi hình bắt
chữ”, “Rung chuông vàng”, “Bảy sắc cầu vồng”, “Đường lên đỉnh Olympia”,
“Chiếc nón kì diệu”, “Đối mặt”, ... Các em còn đã trực tiếp được tham gia các “Sân
chơi” này từ các buổi “Sinh hoạt tập thể”, “Hoạt động ngoại khoá” một số môn học
do nhà trường tổ chức và đây chính là những yếu tố góp phần quan trọng tới sự
thành công của đề tài.
1.3. Từ thực tế giảng dạy:
Theo phân phối chương trình môn Mĩ thuật hiên hành thì thời lượng giảng
dạy môn Mĩ thuật ở THCS rất ít, mà lượng kiến thức đặc biệt là phân môn Thường
thức Mĩ thuật lại nhiều, nên giáo viên không thể hướng dẫn học sinh lĩnh hội hết

kiến thức ở trên lớp. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn
làm một hoạt động là tổ chức hoạt động Ngoại khóa trong dạy học Mĩ thuật.

3


2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
- Nội dung chương trình phân môn Thường thức mĩ thuật THCS
- SGK, sách giáo viên (SGV) Mĩ thuật 6,7,8,9 và các tài liệu khác có liên
quan.
- HS các khối lớp 6,7,8,9
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Môn Mĩ thuật cấp THCS.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Nghiên cứu nội dung chương trình SGK, SGV Mĩ thuật 6,7,8,9 và các tài
liệu có liên quan tới tổ chức ngoại khóa Mĩ thuật.
+ Tổng kết, rút kinh nghiệm
3. Điều tra thực trạng các vấn đề liên quan đến đề tài
3.1. Thuận lợi
- Là GV trực tiếp giảng dạy và luôn tích cực học tập, rèn luyện trong chuyên
môn nên bản thân nắm khá vững nội dung chương trình, SGK, hệ thống các PPDH
đặc trưng, tích cực và cách thức đổi mới trong kiểm tra, đánh giá bộ môn Mĩ thuật
để thường xuyên linh hoạt sử dụng các PPDH tích cực trong các bài dạy và có khả
năng làm người dẫn chương trình.
- Mặt khác, tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học nhận được sự ủng
hộ cả về tinh thần và vật chất của các tổ chức trong nhà trường: Chi bộ, Công đoàn,
Đoàn đội, các đồng nghiệp rất nhiệt tình, hăng say có thể hỗ trợ đắc lực về mọi mặt

và cách thức tổ chức buổi ngoại khoá để buổi ngoại khoá thu được hiệu quả cao.

4


- Về cơ sở vật chất: Trường có đầy đủ máy tính và các phương tiện hiện đại
như máy chiếu đa năng, màn chiếu ...
3.2. Khó khăn
- Buổi ngoại khoá diễn ra phải được nhiều yếu tố hỗ trợ: thời gian, địa điểm,
kinh phí, các phương tiện máy tính, máy chiếu đa năng, phông, màn chiếu, điện ...
nên cần đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự hợp tác của nhiều người.
- Có một vài HS ý thức kém gây cản trở cho quá trình tổ chức.

4. Vị trí, ý nghĩa và nội dung của hoạt động ngoại khoá môn Mĩ thuật
THCS
4.1. Vị trí, ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông,
hỗ trợ cho bài học trong chương trình chính khoá. Bài học trong chương trình chính
khoá các môn học nói chung và bài học trong chương trình chính khoá Mĩ thuật nói
riêng càng có tác dụng khi được hỗ trợ bằng các hoạt động ngoại khoá. Trong hoạt
động ngoại khoá, hoạt động của thầy và trò được tiến hành ngoài giờ học trên lớp,
nhưng nội dung và chủ đề hoạt động này phải sát với nội dung học chính khoá.
Hoạt động ngoại khoá phải đạt được mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển như
ở bài học trong chương trình chính khoá, nhưng được thể hiện trên cơ sở và phương
tiện khác. Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và
phong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp
phần gây hứng thú trong học tập Mĩ thuật nói riêng, học tập các môn học khác nói
chung.
Hoạt động ngoại khoá trong dạy học Mĩ thuật chú ý đến việc làm phong phú
kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức

cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần
tương thân tương ái của HS.

5


Trong hoạt động ngoại khoá, những cá tính, phẩm chất, ý thức, khuynh
hướng của HS bộc lộ rõ rệt. Bởi vì những hoạt động ngoại khoá trong học tập được
thực hiện phù hợp với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, với nhiều hình thức phong
phú, bổ ích như: viện bảo tàng, đi cắm trại, tham quan khu di tích ... Chính các hoạt
động này đã gắn việc học tập của HS với đời sống, có tác dụng kích thích lòng ham
hiểu biết, tìm tòi khám phá thiên nhiên, tạo cho các em được sống thân thiện hơn
với môi trường, nâng cao hơn ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường ở các
em.
Trong điều kiện hiện nay, có những điều kiện thuận lợi về kỹ thuật và tài
chính, hoạt động ngoại khoá có thể tổ chức đều đặn theo chương trình để gắn liền
và bổ sung, củng cố nội dung bài học bài học trong chương trình chính khoá, với
khuôn khổ thời gian có hạn, không thể nào hoàn thành được các yêu cầu về giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.
4.2. Nội dung và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Mĩ thuật trường
THCS có thể thực hiện
- Về nội dung: Mỗi hoạt động ngoại khoá có nội dung, chủ đề phù hợp với
mục đích, yêu cầu của nội dung học chính khoá, song cần phải lưu ý tới nhiệm vụ
củng cố, bổ sung, làm phong phú và toàn diện tri thức mà học sinh thu nhận trên
lớp.
- Về hình thức tổ chức: Hoạt động ngoại khoá có thể linh hoạt tổ chức dưới
nhiều hình thức, ở các thời điểm khác nhau phù hợp với yêu cầu của bài học, phần
học hoặc cả chương trình của lớp học hay cấp học.
5. Vai trò, yêu cầu và một số trò chơi có thể thực hiện trong dạy học Mĩ thuật
5.1. Vai trò:

- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật. Thông qua các trò
chơi giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của Mĩ thuật tiềm ẩn trong các
tình huống trò chơi, giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn
sinh động và giáo dục đạo đức học sinh.
6


- Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực tự giác tư duy sáng tạo và khả
năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh.
- Tạo điều kiện để cá thể hoá hoạt động dạy học.
- Giáo dục học sinh tính kỉ luật tự giác, trung thực, sự kiên trì, tinh thần đoàn
kết, tính đồng đội trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
5.2. Tổ chức trò chơi trong giờ dạy Mĩ thuật cần đạt được một số yêu cầu:
- Phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Nghĩa là trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Thầy chỉ là
người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển các trò chơi còn Học sinh là đối tượng trực
tiếp tham gia các trò chơi và tự rút ra kiến thức sau các trò chơi. Giáo viên phải tìm
trò chơi có tác dụng phát huy trí sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tính tích cực
của học sinh.
- Phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh.
- Trò chơi phải đảm bảo mục tiêu của hoạt động dạy và học cũng như của
toàn bộ bài học.
- Giáo viên cần chú ý đến mục đích, yêu cầu là gì? Học sinh tham gia trò
chơi đó như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên cần phải đưa Học sinh vào một tình huống
có vấn đề để tự rút ra kết luận về kiến thức của hoạt động.
- Trò chơi nên tạo được hứng thú học tập và thu hút được đối tượng học sinh
tham gia.
- Trò chơi phải được chuẩn bị cẩn thận và chuẩn bị các tình huống trước giờ
học.

5.3. Một số trò chơi có thể thực hiện trong dạy học Mĩ thuật:
- Giải ô chữ.
- Nhìn nhanh đoán giỏi.
7


- Tìm hiểu tri thức.
- Đoán ý đồng đội.
- Ai nhanh hơn? Ai thông minh hơn?
- Hộp màu kì diệu.
- Kể chuyện hội họa.
- Khởi động.
6. Nội dung, kế hoạch thực hiện “Tổ chức hoạt động ngoại khoá” của
sáng kiến:
Buổi 1
- Khối lớp 8, 9.
- Thời điểm tổ chức: cuối học kì I
- Hình thức, nội dung: Hội vui học tập
Buổi 2
- Khối lớp 6, 7.
- Thời điểm tổ chức: cuối học kì II
- Hình thức, nội dung: Hội vui học tập.
Mỗi buổi ngoại khoá cần chuẩn bị gồm:
- Tổ chức 3 đội chơi
- Mỗi đội 01 bản nội dung chương trình buổi ngoại khoá (phát tận tay HS trước
khi buổi ngoại khoá diễn ra 1 tuần).
- 01 bản chi tiết tiến trình thực hiện buổi ngoại khoá (dành cho Ban tổ chức).
- 01 bảng thống kê điểm của hai đội trong các phần thi (dành cho Ban tổ
chức).
- 01 giáo án , người dẫn chương trình, loa đài, phần thưởng,...


8


Buổi 1
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BUỔI NGOẠI KHÓA MÔN MĨ THUẬT 8, 9
(Phần phát cho học sinh để hướng dẫn về mặt tiến trình)
PHẦN I: MÀN CHÀO HỎI
- Ở phần thi này, 3 đội tự giới thiệu về đội mình. Cần đảm bảo các yêu cầu
sau: Giới thiệu được tên đội, các thành viên trong đội và phương châm của đội
mình khi đến với cuộc thi.
- Thời gian tối đa là 5 phút.
- Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm.
- Lượt thi theo thứ tự bắt thăm.
PHẦN II: KHỞI ĐỘNG
- Ở phần thi này BTC sẽ đưa ra 3 hộp màu, trong mỗi hộp màu có 3 câu hỏi
về kiến thức Mĩ thuật
- Nhiệm vụ của các đội phải chọn hộp màu yêu thích cho đội mình và trả lời
những câu hỏi đó.
- Nếu đội nào không trả lời đúng các câu hỏi trong hộp câu hỏi của đội mình
thì quyền trả lời thuộc về đội bạn, trả lời đúng được 10 điểm trên câu, không trả lời
đúng không được điểm.
- Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu trả lời là 10 giây.
PHẦN III: SỐ MAY MẮN
- Có 12 số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12.
- Trong các số đó có 3 số may mắn, nếu chọn vào số may mắn đội đó sẽ
không phải trả lời nhưng vẫn được ghi điểm và được quyền chọn câu hỏi tiếp theo.
- Nếu đội nào không trả lời được đội tiếp theo sẽ có quyền trả lời. Còn lại 9
số mỗi số tương ứng với một câu hỏi bất kỳ, trả lời đúng được 10 điểm trên câu.
9



PHẦN IV: ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI
- Ở phần thi này, ban tổ chức đưa ra 3 gói câu hỏi. Mỗi gói có 4 từ, cụm từ.
- Mỗi đội cần cử 2 người tham gia: 2 bạn đứng quay lưng vào nhau, một bạn
nhìn lên màn hình giải thích cho bạn còn lại hiểu mình đang giải thích cho từ, cụm
từ nào.
- Lưu ý: không dùng những từ đã có trong cụm từ hoặc không dùng từ đồng
nghĩa, tiếng nước ngoài.
- Thời gian cho mỗi đội là một phút.
- Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm.
- Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm
PHẦN V: EM VẼ ANH BỘ ĐỘI
- Mỗi đội cử một bạn tham gia vào phần chơi.
- Nhiệm vụ của mỗi bạn là vẽ 1 hình ảnh về anh bộ đội hải quân. Sau khi vẽ
xong hãy thuyết minh về bức tranh.
- Thời gian vẽ tối đa là: 5 phút
- Điểm cho phần thi này là 30 điểm.
Các đội vẽ cùng lúc nhưng bắt thăm thứ tự thuyết minh.
GIÁO ÁN CHƯƠNG TRÌNH Ngo¹i kho¸ m«n MÜ thuËt 8, 9
I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh củng cố và hệ thống lại những kiến thức về Mĩ thuật trong
chương trình học phổ thông.
- Nhận biết và nhớ được một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của nền Mĩ thuật
Việt Nam và Thế giới.
- Rèn cho học sinh khả năng tư duy và óc quan sát.

10



- Học sinh thêm yêu quý hơn môn học và biết trân trọng nền nghệ thuật của
nước nhà và giải trí sau những giờ học căng thẳng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Các kiến thức cơ bản, chương trình và hình thức tổ chức của buổi ngoại
khoá (phát tận tay HS trước khi buổi ngoại khoá diễn ra một tuần).
- Yêu cầu, hướng dẫn, động viên, khuyến khích HS ôn luyện kiến thức, rèn
luyện trình bày sự hiểu biết theo yêu cầu về nội dung chương trình của buổi ngoại
khóa.
- Hệ thống câu hỏi khoa học cho chương trình.
- Máy tính, máy chiếu, các trang thiết bị cần thiết khác.
- Phần thưởng và phần quà cho HS.
- Các lá thăm cho mỗi phần thi.
2.

Học sinh:
- Ôn tập, tìm hiểu thêm kiến thức phần Thường thức mĩ thuật ở các khối lóp

6,7,8,9 (theo bản hướng dẫn GV đã phát).
- Lập ra 3 đội thi, mỗi đội gồm 3 em, là thành viên của cả 6 lớp, cần thống
nhất lấy tên cho đội mình và chuẩn bị: 1 lá cờ nhỏ, các tấm bìa có gắn phương án
trả lời (A hoặc B, C, D). Những HS khác mang vở để ghi chép lại nội dung của
buổi ngoại khoá.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức
Giáo viên ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: đội thi cùng sự chuẩn bị của mỗi đội .
3. Tiến hành hoạt động
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

11


Các em học sinh thân mến!
Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Học Mĩ thuật đem lại niềm vui
cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình,
xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời Mĩ thuật giúp mọi người tự tạo
ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của
mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà hạnh phúc. Bởi cái đẹp “theo đuổi” con
người từ lúc lọt lòng đến khi “trở về với cát bụi”.
Để tạo điều kiện cho các em thoải mái sau những giờ học căng thẳng, hôm
nay được sự đồng ý của BGH, tổ KHXH, chúng tôi long trọng tổ chức một buổi
ngoại khóa về môn Mĩ thuật với chủ đề: Em yêu Mĩ thuật
Về dự với buổi ngoại khóa này tôi xin trân trọng giới thiệu các các thầy cô
giáo trong tổ KHXH và tập thể học sinh khối 8,9 đề nghị chúng ta cho một trang
pháo tay thật lớn.
Để ghi chép lại kết quả của các đội tôi

xin trân trọng giới thiệu

……………………………………….. thư ký của buổi ngoại khóa ngày hôm nay.
Một thành phần không thể thiếu được trong buổi ngoại khóa ngày hôm nay
đó là 3 đội thi. Xin mời 3 đội thi ra sân khấu để chào khán giả
1. Đội …………………………
2. Đội …………………………
3. Đội …………………………
Chúng ta cho một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ động viên cho 3 đội thi
ngày hôm nay. Xin chúc cho 3 đội thi thật bình tĩnh, tự tin và giành chiến thắng
Sau đây là nội dung cụ thể của chương trình. Chương trình gồm 6 phần thi
Phần I : Chào hỏi

Phần III : Số may mắn
Phần IV : Đoán ý đồng đội
Phần V : Kể chuyện hội họa
Phần VI : Khán giả
Và bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ nhất phần thi : Chào hỏi
12


- Ở phần thi này, 3 đội tự giới thiệu về đội mình. Cần đảm bảo các yêu cầu
sau: Giới thiệu được tên đội, các thành viên trong đội và phương châm của đội
mình khi đến với cuộc thi.
- Thời gian tối đa là 5 phút.
- Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm.
- Lượt thi theo thứ tự bắt thăm.
+Ban thư ký công bố điểm cho phần thi thứ nhất
Bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thi thứ II: Phần thi Khởi động
- Ở phần thi này BTC sẽ đưa ra 3 hộp màu, trong mỗi hộp màu có 3 câu hỏi
về kiến thức Mĩ thuật
- Nhiệm vụ của các đội phải chọn hộp màu yêu thích cho đội mình và trả lời
những câu hỏi đó.
- Mỗi đội sẽ có 3 lần trả lời, lần thứ nhất câu số 1, lần thứ 2 câu số 2 cho đến
câu hỏi cuối cùng là câu hỏi số 3.
- Nếu đội nào không trả lời đúng quyền trả lời thuộc về đội bạn, trả lời đúng
được 10 điểm trên câu, không trả lời đúng không được điểm.
- Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu trả lời là 10 giây.
HỘP MÀU XANH DƯƠNG
Câu 1: Hãy cho biết vào năm 1430, thành Thăng Long xưa được đổi tên là gì?
Đáp án: thành Đông Kinh
Bổ sung: Trong hai mươi năm bị giặc Minh thống trị, kinh thành Thăng Long bị
tàn phá nặng nề. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi đã cho xây dựng lại kinh thành cho xứng

đáng với tầm vóc của một nhà nước phong kiến hùng mạnh. Năm 1430, thành
Thăng Long xưa được đổi tên là thành Đông Kinh để tương xứng với khu cung
điện Lam Sơn (Thanh Hóa)
13


Câu 2: Hãy cho biết tên, tác giả, năm sáng tác và chất liệu của bức tranh “Kết nạp
Đảng ở Điện Biên Phủ”? Em hãy nêu cảm nghĩ của mình khi xem tác phẩm
Đáp án: Tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”, sáng tác 1963. Sơn mài
của Nguyễn Sáng,...
Câu 3: Họa sĩ nào là người vẽ đề tài Đức Mẹ đẹp nhất, rực rỡ nhất, thánh thiện
nhất?
Đáp án: Họa sĩ Ra-pha-en
Bổ sung: Họa sĩ Ra-pha-en (1483 – 1520) với các tác phẩm “Đức Mẹ của Đại công
tước”, “Đức Mẹ và Chúa Hài đồng”, “Đức Mẹ trong ghế bành”...(GV giới thiệu
hình ảnh của Họa sĩ Ra –pha –en và các tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ đặc biệt các
tác phẩm về Đức Mẹ)
HỘP MÀU TÍM
Câu 1: Năm 1433 nhà Lê cho xây dựng khu cung điện Lam Kinh. Hãy cho biết địa
điểm của khu cung điện đó.
Đáp án: Lam Sơn – Thọ Xuân - Thanh Hóa
Bổ sung: Năm 1433 nhà Lê cho xây dựng ở Lam Sơn (Thanh Hóa) một cung điện.
Đó là Lam Kinh. Điện Lam Kinh là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích
nhà vua giống như Phủ Thiên Trường thời Trần. Ở khu điện Lam Sơn có nhiều
Lăng mộ của các vua và hoàng hậu thời Lê. Đến nay điện Lam Kinh cũng không
còn nguyên vẹn và Thanh Hóa cũng đang có dự án xây dựng lại điện Lam Kinh.
Theo sử sách để lại, điện Lam Kinh có kích thước 315 x 256m, được xây dựng theo
đồ án gần như một hình chữ nhật bởi vì cạnh phía sau của điện lại được tạo bởi một
đường cong...
Câu 2: Hãy cho biết Kinh thành Huế bắt đầu được xây dựng vào năm nào? Dưới

đời vua nào?
Đáp án: năm 1804 dưới đời vua Gia Long

14


Bổ sung: Từ tháng 5 năm 1803, Gia Long quyết định vị trí xây dựng kinh
thành Huế. Ngày 9 tháng 5 năm 1804 bắt đầu xây dựng Tử Cấm Thành và đến ngày
28 tháng 5 năm 1805 thì xây dựng tường thành. Kinh thành Huế có vị trí địa lý
thuận lợi và lý tưởng: có núi Ngự Bình làm bình phong phía Đông Nam đến “án
ngữ” những ảnh hưởng theo cách nhìn của “phong thủy”. Tất cả cảnh quan sông
núi, gò đảo ở xa hay gần đều được tính đến để thu vào cho kinh thành Huế những
vinh quang từ bốn hướng và sự phú cường lâu dài ngàn năm. Kinh thành Huế có
núi rừng làm hậu thuẫn và tương đối xa biển nên về mặt quân sự thời đó được coi
là vị trí có ưu thế. Huế lại ở trên bờ sông Hương có bến Bảo Vinh, thuyền đi biển
có thể vào được. Điều này có thể đáp ứng được yêu cầu kinh tế của kinh đô có cảng
sông quan trọng. (GV chiếu một số hình ảnh về kinh thành Huế)
Câu 3: Hãy cho biết đây là chân dung của họa sĩ nào? Cho biết một vài tác phẩm
của họa sĩ?
Đáp án: Họa sĩ Trần Văn Cẩn. Tác phẩm: Con đọc bầm nghe, Nữ dân quân
miền biển, Mùa đông sắp đến, Tát nước đồng chiêm….
Bổ sung: Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994). Ông là một trong những bậc thầy
của hội họa Việt Nam hiện đại. Quãng đời 84 năm của ông là tấm gương về lao
động nghệ thuật bền bỉ và sáng tạo. Ông không chỉ là một họa sĩ giỏi mà còn là bậc
thầy có công trong sự nghiệp đào tạo các thế hệ nghệ sĩ tạo hình cho nền mĩ thuật
nước nhà.
Ông đã có khá nhiều tác phẩm về các chất liệu sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc
gỗ. Ở lĩnh vực nào tranh của ông cũng được đánh giá cao và được giải thưởng như
các tác phẩm “Em Thúy” (Sơn dầu)…Trong triển lãm toàn quốc năm 1946, bức
tranh “Xuống đồng” của ông được trao giải nhất. Tranh của ông là những bài ca về

hình nét, màu sắc… ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trong lao động xây
dựng đất nước, trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh người lao động mới,
người phụ nữ và người chiến sĩ vũ trang được khắc họa sâu sắc trong tranh của họa
sĩ Trần Văn Cẩn. (GV đưa những hình ảnh minh họa về họa sĩ Trần Văn Cẩn)
15


HỘP MÀU ĐỎ
Câu 1: Hãy cho biết vì sao người Tây Nguyên lại làm nhà mồ cho người chết?
Đáp án: Thể hiện mong muốn của người sống là làm vui lòng người đã chết,
là sự tưởng niệm của người sống với người đã ra đi.
Bổ sung: Đồng bào Tây Nguyên quan niệm, cuộc sống sau khi chết mới là cuộc
sống thực, do đó họ rất coi trọng và chuẩn bị cho người chết một “cuộc sống mới”,
đầy đủ thể hiện qua thế giới tượng nhà mồ.
Do xuất phát từ ý niệm trên mà tục bỏ mả được hình thành. Người Tây
Nguyên rất coi trọng và chuẩn bị cho người chết một “cuộc sống mới” đầy đủ, chu
đáo trong tương lai với mong muốn người thân được hạnh phúc, no đủ. Việc này
gần với tục làm nhà táng, đốt vàng mã cho người chết của người Kinh. Điều đặc
thù ở đây là, sau khi lễ bỏ mả kết thúc, mọi thứ thuộc về ma, người chết được bỏ đi,
không còn ý nghĩa gì với người sống khác với người Kinh, mồ mả mãi mãi là phần
quan trọng và ràng buộc với người sống. Đây cũng là nét đặc sắc rất riêng trong
quan niệm về sinh tồn của người Tây Nguyên.
Để đưa tiễn linh hồn người chết ra đi, tượng mồ có một vị trí đặc biệt tạo ra
không gian nhà mồ.
Câu 2: Hãy cho biết đây là chân dung của họa sĩ nào? Hãy kể tên một vài tác phẩm
tiêu biểu của ông?
Đáp án: Họa sĩ Bùi Xuân Phái – Tác phẩm: Chùm tranh Phố cổ
Bổ sung: Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh năm 1920 trong một gia đình tiểu tư sản trung
lưu ở Hà Nội. Trong suốt quãng đời hoạt động mĩ thuật của ông – khi làm giảng
viên Trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam, lúc thì minh họa cho báo Văn nghệ và

nhiều tờ báo khác, nhưng Bùi Xuân Phái nổi tiếng và thân thiết với công chúng yêu
nghệ thuật vì những mảng sáng tác đã gần như thuộc về ông, riêng ông: Phố cổ Hà
Nội, sân khấu chèo với những cô gái có duyên và không đẹp một cách bình thường.
Trong tiềm thức của ông, Hà Nội luôn là sự vắng của những góc phố nghèo, thưa
thớt, thoảng hoặc đâu đấy tiếng xe bò cót két, một chiếc xích lô nặng nhọc vội qua,
hay thi thoảng đội về tiếng rao của những người bán hàng rong….Dù vẽ trực tiếp
16


hay xuất thần vẽ bằng trí nhớ, ông vẫn thả hồn mình, tình cảm của mình vào trong
từng nét vẽ. Phố cổ của ông cứ hiện lên với vẻ đẹp quyến rũ và gợi cảm đến nao
lòng.
Câu 3: Hãy cho biết cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới vào năm nào?
Đáp án: 1993
+Mời đoàn thư kí công bố số điểm của 3 đội
Phần thi thứ 3: Số may mắn xin được bắt đầu:
- Có 12 số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12.
- Trong các số đó có 3 số may mắn, nếu chọn vào số may mắn đội đó sẽ
không phải trả lời nhưng vẫn được ghi điểm và được quyền chọn câu hỏi tiếp theo.
- Nếu đội nào không trả lời được đội tiếp theo sẽ có quyền trả lời. Còn lại 9
số mỗi số tương ứng với một câu hỏi bất kỳ, trả lời đúng được 10 điểm trên câu.
Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Hãy kể tên một số công trình kiến trúc lăng tẩm ở kinh thành Huế mà em
biết?
Đáp án: Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định
Câu 2: Thể loại hội họa nào mà bất cứ họa sĩ nào cũng phải thành thạo?
Đáp án: Tả thực
Câu 3: Câu may mắn
Câu 4: Ai là người có công đưa chất liệu Sơn dầu vào nước ta?

Đáp án: Họa sĩ Lê Văn Miến
Câu 5: Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là gì?
Đáp án: Chùa Diên Hựu
Câu 6: Hãy cho biết của tác phẩm Bình văn của họa sĩ nào, chất liệu?
Đáp án:, 1848. Sơn dầu của Lê Văn Miến
Câu 7: Câu may mắn
Câu 8.Cho biết những tác phẩm nào sau đây của họa sĩ Nguyễn Sáng?
a. Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
17


b. Hai Thiếu nữ và em bé
c. Giặc đốt làng tôi.
d. Cuộc họp
Đáp án: a, d
Câu 9: Công trình kiến trúc nào của người Tây Nguyên có vị trí như đình làng của
người Kinh ở miền xuôi?
Đáp án: Nhà Rông
Câu 10: Câu may mắn.
Câu 11: Trường phái hội họa Ấn tượng do ai là người khởi xướng?
Đáp án: Ma – nê
Câu 12: Hãy cho biết tác phẩm “Hoa hướng dương” là của họa sĩ nào?
Đáp án: Họa sĩ Van Gốc.
+Thư kí công bố điểm của 3 đội thi
Phần thi thứ IV: Đoán ý đồng đội
- Ở phần thi này, ban tổ chức đưa ra 3 gói câu hỏi. Mỗi gói có 3 từ, cụm từ.
- Mỗi đội cần cử 2 người tham gia: 2 bạn đứng quay lưng vào nhau, một bạn
nhìn lên màn hình giải thích cho bạn còn lại hiểu mình đang giải thích cho từ, cụm
từ nào.
- Lưu ý: không dùng những từ đã có trong cụm từ hoặc không dùng từ đồng

nghĩa, tiếng nước ngoài.
- Thời gian cho mỗi đội là 01 phút.
- Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm.
- Điểm tối đa cho phần thi này là 40 điểm
Gói câu hỏi số 1

Gói câu hỏi số 2

Gói câu hỏi số 3

1. Đôi giầy cũ

1. Họa sĩ Mô nê

1. Đình làng

2. Điện Thái Hòa

2. Lăng Khải Định

2.Tháp Chăm
18


3. Chùa Một Cột

3. Thổ cẩm

3. Họa sĩ: Xơ ra


4. Họa sĩ Nguyễn Sáng

4. Tát nước đồng chiêm

4. Một buổi cày.

+Thư kí công bố số điểm của 3 đội
PHẦN V: EM VẼ ANH BỘ ĐỘI
- Mỗi đội cử một bạn tham gia vào phần chơi.
- Nhiệm vụ của mỗi bạn là vẽ 1 hình ảnh về anh bộ đội hải quân. Sau khi vẽ
xong thuyết minh của em về bức tranh.
- Thời gian vẽ tối đa là: 5 phút
- Điểm cho phần thi này là 30 điểm.
- Để phần thi được khách quan xin mời các thầy cô giáo cùng quan sát và
cho ý kiến nhận xét cho phần thi này.
Các đội vẽ cùng lúc nhưng bắt thăm thứ tự thuyết minh.
+Ban thư kí công bố số điểm của các đội thi
PHẦN VI : DÀNH CHO KHÁN GIẢ
Câu 1 : Hãy cho biết đây là tác phẩm nào ?
Đáp án : Nắm đất miền Nam
Câu 2 : Đây là chân dung của họa sĩ nào ?
Đáp án : Họa sĩ Van Gốc
Câu 3 : Hãy cho biết các dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống ra đời từ
thời nào ?
Đáp án : Nhà Lê.
4. Củng cố
- GV chốt lại một số kiến thức cơ bản, quan trọng cần phải nhớ trong suốt chương
trình học.
- Nhận xét, động viên, khuyến khích các em trong quá trình tham gia ngoại khoá.
19



* Ban thư kí công bố điểm thi tổng hợp từ các phần thi và đội chiến thắng.
* Trao phần thưởng cho 3 đội chơi.
5. Hướng dẫn học tập
- Ôn lại và tìm hiểu thêm các thông tin về Mĩ thuật Việt Nam và Thế giới.
- Có thể tự tổ chức các trò chơi như trên song có thể sáng tạo, mở rộng hơn
về hình thức và nội dung.
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA
MÔN MĨ THUẬT 8, 9.
Phần thi

Đội thi

Chào hỏi

Khởi động

(30 điểm) (10điểm/câu)

Số may mắn
(10điểm/câu)

Đoán ý đồng Em vẽ anh
đội

bộ đội

(10điểm/câu) (30 điểm)


Đội.....
Đội......
Đội......
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BUỔI NGOẠI KHÓA MÔN MĨ THUẬT 6,7
PHẦN I: MÀN CHÀO HỎI
+Ở phần thi này, 3 đội tự giới thiệu về đội mình. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Giới thiệu được tên đội, các thành viên trong đội và phương châm của đội mình
khi đến với cuộc thi.
+Thời gian tối đa là 5 phút.
+Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm.
+Lượt thi theo thứ tự bắt thăm.
PHẦN II: HIỂU BIẾT
+Ở phần thi này có 10 câu hỏi.
20


+Ban tổ chức sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi, từ câu số 1 đến câu số 10, mỗi câu hỏi
có 10 giây suy nghĩ để trả lời. Sau 10 giây, 3 đội đều phải đưa ra đáp án. Nếu đội
nào đưa ra đáp án trước khi người dẫn chương trình đọc hết câu hỏi thì sẽ bị mất
quyền trả lời.
+Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 20 điểm. Nếu cả 3 đội cùng đưa ra đáp án chưa
chính xác thì quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả.
+Điểm tối đa cho phần thi này là 200 điểm.
PHẦN III: ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI
+Ở phần thi này, ban tổ chức đưa ra 3 gói các hình ảnh. Mỗi gói có 3 hình ảnh.
+Nhiệm vụ của mỗi đội là cử ra 2 bạn tham gia: một bạn giải thích cho bạn còn lại
hiểu mình đang giải thích cho hình ảnh có nội dung gì?
+Lưu ý: không dùng từ đồng nghĩa, tiếng nước ngoài để diễn tả.
+Thời gian cho mỗi đội là một phút.
+Điểm cho mỗi câu trả lời đúng là 20 điểm.

+Điểm tối đa cho phần thi này là 60 điểm.
+Lượt lựa chọn gói hình ảnh theo thứ tự bắt thăm.
PHẦN IV: Ô CHỮ THÔNG MINH
+Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm ra từ chìa khoá. Để tìm được từ chìa khoá thì các đội
phải lần lượt tìm ra 6 từ hàng ngang, ẩn sau mỗi từ hàng ngang là một câu hỏi.
+Học sinh có 10 giây suy nghĩ để trả lời cho một câu hỏi.
+Trả lời đúng từ hàng ngang được 20 điểm. Nếu trả lời không đúng, quyền trả lời
sẽ thuộc về đội còn lại. Nếu cả ba đội cùng trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về
khán giả.
+Trả lời đúng từ chìa khoá trước gợi ý của chương trình được 60 điểm. Sau gợi ý
của chương trình được 40 điểm.
21


+Ba đội chỉ được quyền trả lời từ chìa khoá sau khi đã tìm ra 5 từ hàng ngang.
+Điểm tối đa cho phần thi này là 180 điểm.
PHẦN V: TRÒ CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
+Ban tổ chức mời 10 khán giả theo tinh thần xung phong. 10 bạn xếp thành 1 hàng
ngang. Nhiệm vụ của các bạn là lần lượt trả lời các câu hỏi do ban tổ chức đưa ra.
+Người trả lời câu hỏi đầu tiên là người bắt vào lá thăm có ghi chữ số 1. Người trả
lời kế tiếp là người đứng bên tay phải bạn đầu tiên. Cứ lần lượt trả lời như vậy cho
đến khi kết thúc.
+Mỗi câu hỏi có 5 giây suy nghĩ để trả lời.
+Sau 5 giây nếu không trả lời được câu hỏi sẽ bị loại khỏi trò chơi và ban tổ chức
sẽ đưa ra đáp án.
+Trò chơi kết thúc khi còn 5 bạn. 5 bạn còn lại cuối cùng sẽ nhận được quà của
chương trình.
GIÁO ÁN CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA MÔN MĨ THUẬT 6,7
I. MỤC TIÊU
Sau buổi ngoại khoá, HS được:

- Củng cố, bổ sung, làm phong phú hơn kiến thức về Mĩ thuật Việt Nam và
Thế giới.
- Phát triển kĩ năng tư duy lí luận như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái
quát hoá, kĩ năng làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp, tổ ..., vận dụng kiến thức
vào thực tế.
- Thêm hứng thú học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên

22


- Các kiến thức cơ bản, chương trình và hình thức tổ chức của buổi ngoại
khoá (phát tận tay HS trước khi buổi ngoại khoá diễn ra một tuần).
- Yêu cầu, hướng dẫn, động viên, khuyến khích HS ôn luyện kiến thức, rèn
luyện trình bày sự hiểu biết theo yêu cầu về nội dung chương trình của buổi ngoại
khóa.
- Hệ thống câu hỏi khoa học cho chương trình.
- Máy tính, máy chiếu, các trang thiết bị cần thiết khác.
- Phần thưởng và phần quà cho HS.
- Các lá thăm cho mỗi phần thi.
2. Học sinh
- Ôn tập, tìm hiểu thêm kiến thức về Mĩ thuật Việt Nam và Thế giới đã học
trong chương trình lớp 6,7
- Lập ra 3 đội thi, mỗi đội gồm 3 em, là thành viên của cả 3 lớp, cần thống
nhất lấy tên cho đội mình và chuẩn bị: 1 lá cờ nhỏ, các tấm bìa có gắn phương án
trả lời (A hoặc B, C, D). Những HS khác mang vở để ghi chép lại nội dung của
buổi ngoại khoá.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Tổ chức: Giáo viên ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 3 đội thi cùng sự chuẩn bị của
mỗi đội.
3. Tiến trình hoạt động
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo,
Cùng toàn thể cá em học sinh thân mến!
Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Học mĩ thuật đem lại niềm vui
cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình,
xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời Mĩ thuật giúp mọi người tự tạo
ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của
23


mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà hạnh phúc. Bởi cái đẹp “theo đuổi” con
người từ lúc lọt lòng đến khi “trở về với cát bụi”.
Để tạo điều kiện cho các em thoải mái sau những giờ học căng thẳng, hôm
nay được sự đồng ý của BGH, tổ KHXH, chúng tôi long trọng tổ chức một buổi
ngoại khóa về môn Mĩ thuật với chủ đề: Chúng em với Mĩ thuật
Về dự với buổi ngoại khóa này tôi xin trân trọng giới thiệu các các thầy cô
giáo trong tổ KHXH và tập thể học sinh khối 6, 7 đề nghị chúng ta cho một trang
pháo tay thật lớn.
Để ghi chép lại kết quả của các đội, tôi xin trân trọng giới thiệu:
Cô giáo: …… và thầy giáo: …… sẽ là thư kí của buổi ngoại khoá.
Một thành phần không thể thiếu được trong buổi ngày hôm nay là 3 đội thi:
Đội 1: …………………
Đội 2: …………………
Đội 3:…………………
Tất cả chúng ta hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho cả hai đội
chơi!
Sau đây là những nội dung của chương trình:
1Phần thi thứ I: Màn chào hỏi.

1. Phần thi thứ II: Hiểu biết
2. Phần thi thứ III: Đoán ý đồng đội
3. Phần thi thứ IV: Ô chữ thông minh
4. Phần thứ V: Trò chơi dành cho khán giả
Bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu chương trình!

PHẦN I: MÀN CHÀO HỎI
24


+Ở phần thi này, 3 đội tự giới thiệu về đội mình. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Giới thiệu được tên đội, các thành viên trong đội và phương châm của đội mình
khi đến với cuộc thi.
+Thời gian tối đa là 5 phút.
+Điểm tối đa cho phần thi này là 30 điểm.
+Lượt thi theo thứ tự bắt thăm.
Ban thư kí công bố điểm thi ở phần I.
PHẦN II: HIỂU BIẾT
+Ở phần thi này có 10 câu hỏi.
+Ban tổ chức sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi, từ câu số 1 đến câu số 10, mỗi câu hỏi
có 10 giây suy nghĩ để trả lời. Sau 10 giây, 3 đội đều phải đưa ra đáp án. Nếu đội
nào đưa ra đáp án trước khi người dẫn chương trình đọc hết câu hỏi thì sẽ bị mất
quyền trả lời.
+Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 20 điểm. Nếu cả 3 đội cùng đưa ra đáp án chưa
chính xác thì quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả.
+Điểm tối đa cho phần thi này là 200 điểm.
Câu 1: Hãy gọi tên 3 màu cơ bản?
Đáp án: Đỏ, Vàng, Lam
Câu 2: Dấu ấn đầu tiên của nền mĩ thuật nguyên thủy Việt Nam là
a. Đá cuội ở Naca – Thái Nguyên

b. Hình khắc mặt người và hình các con thú trên vách đá hang Đồng Nội,
Hòa Bình.
c. Thạp Đào Thịnh (Yên Bái)
d. Chiếc môi (Việt Khê, Hải Phòng)
25


×