Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.76 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ QUỲNH NGA
DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 62.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2015
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Phương Nga
Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Thị Mai
Trường Đại học Hồng Đức
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thúy Hồng
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Nho
Viện KHGD Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Thư viện Đại học Quốc gia Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Phát triển năng lực người học (competency - based approach) là định hướng cơ bản,
then chốt trong DH nói chung, DH tiếng mẹ đẻ nói riêng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đề án
Đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,


Nghị quyết về Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông số 88/2014/QH13 (thông qua
ngày 28/11/2014 tại kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII) cũng nhấn mạnh việc xây dựng chương
trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học. DH tiếng ở nhà trường phổ
thông, chính vì lẽ đó, không chỉ hình thành ở người học năng lực ngôn ngữ mà quan trọng hơn
là phát triển cho HS năng lực GT.
1.2. Những nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ đã chỉ ra rằng GT là chức năng cơ bản,
quan trọng của ngôn ngữ. Gắn với quá trình lĩnh hội, các nhà ngôn ngữ cho rằng, khi thủ đắc
một ngôn ngữ, trẻ em không chỉ tri nhận những kiến thức “thuần túy ngôn ngữ” mà “thủ đắc
luôn cả một hệ thống về sự sử dụng”. Trong hành trình đó, vấn đề DH hiện tượng ĐN ở cấp độ
từ ngữ được đặt ra như một thể nghiệm DH từ vựng tiếng Việt theo định hướng phát triển năng
lực GT cho người học.
1.3. Các phương tiện ĐN, trong đó có từ ĐN, “có ý nghĩa rất to lớn” trong việc “giúp
chúng ta biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chính xác hơn, có hình ảnh hơn, giàu
sức biểu cảm hơn”. Trong rất nhiều tình huống ngôn ngữ khác nhau, hiệu quả GT được khẳng
định nhờ việc sử dụng tổ hợp từ hay các kết cấu ĐN thay vì chỉ đóng khung trong sự lựa chọn
một yếu tố trong dãy từ. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu dạy học hiện tượng ĐN ở
một phạm vi rộng lớn hơn.
1.4. Tính khuôn mẫu, mô phạm trong hình thành tri thức ngôn ngữ; tính hình thức, lặp lại
của một số BT Tiếng Việt trong SGK khiến cho việc DH hiện tượng ĐN trở nên thiếu hấp dẫn,
chưa thỏa mãn được yêu cầu sử dụng từ ngữ để kiến tạo, để GT. Hạn chế của người học trong
tiếp nhận, sản sinh ngôn bản với các phương tiện ĐN cũng đòi hỏi những đổi mới về nội dung
DH và cách thức tổ chức để phát triển năng lực sử dụng từ ngữ ĐN nói riêng, năng lực sử dụng
ngôn ngữ nói chung cho HS tiểu học.
1.5. DH từ ngữ ĐN là một thể nghiệm, một nỗ lực đi tìm điểm vàng giao nhau giữa khoa
học cơ bản và khoa học giáo dục, giữa nghĩa học, kết học và dụng học; đồng thời hệ thống BT
trên cơ sở những mô hình DH đang được nghiên cứu áp dụng ở nhà trường phổ thông cũng góp
phần trả lời câu hỏi về phát triển năng lực và phẩm chất người học trong giai đoạn hiện nay từ
một điểm nhìn cụ thể.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, đề tài “Dạy học từ ngữ đồng nghĩa trong
môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học” là thể

nghiệm có giá trị và ý nghĩa đối với việc xây dựng chương trình DH tiếng ở nhà trường phổ
thông sau năm 2015.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xác lập điểm nhìn về từ ngữ ĐN từ góc độ mục tiêu hành dụng, trên cơ sở đó đề xuất
xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN nhằm phát triển năng lực GT cho HS tiểu học.
1
- Từ việc nghiên cứu ứng dụng dạy học từ ngữ ĐN qua tổ hợp BT trên nền một chủ điểm
hoạt động tiếng Việt, gợi ý cho việc xây dựng chương trình, tổ chức DH các chủ đề tiếng Việt ở
nhà trường tiểu học.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu mở rộng cấp độ nghiên cứu dạy học từ đồng nghĩa thành dạy học từ ngữ đồng nghĩa
(hay chính là dạy hiện tượng đồng nghĩa giới hạn ở chức năng định danh, tập trung vào đồng
nghĩa ngữ cảnh), từ đó xây dựng được hệ thống bài tập DH từ ngữ đồng nghĩa trong tiếp nhận
ngôn bản (hoạt động đọc hiểu) và tạo lập ngôn bản (hoạt động làm văn) theo mô hình tích hợp
trục chủ đề ngôn ngữ với trục chủ điểm hoạt động thì năng lực sử dụng từ ngữ đồng nghĩa nói
riêng, năng lực sử dụng tiếng Việt của HS sẽ được nâng cao.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận ngôn ngữ và lí luận DH từ ngữ ĐN.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn DH từ ngữ ĐN trong môn TV ở tiểu học theo định hướng
phát triển năng lực GT.
- Xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN với tư cách là một biện pháp chủ đạo tác động
đến cả nội dung lẫn phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng DH lớp từ vựng này trong
môn TV trên cả hai bình diện: tiếp nhận và tạo lập ngôn ngữ.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của hệ thống BT và các định hướng tổ
chức thực hành BT đã đề xuất.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu việc DH hiện tượng ĐN ở cấp độ từ ngữ, nghĩa là giới hạn ở chức năng
định danh, tập trung vào dạng đồng nghĩa ngữ cảnh.
- Xây dựng hệ thống BT gắn với các hoạt động luyện từ và câu (thực hành từ ngữ), đọc
hiểu, cảm thụ (tiếp nhận ngôn bản) và làm văn (tạo lập ngôn bản).

- Hệ thống BT và những định hướng then chốt về tổ chức thực hành BT từ ngữ ĐN theo
quan điểm phát triển năng lực GT được xây dựng, triển khai áp dụng trên đối tượng HS lớp 5.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Tiếp cận các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi sử dụng nhóm
phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
6.2. Để làm rõ thực tiễn, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn. Kết quả được phân
tích, xử lí bằng phương pháp thống kê toán học (với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS).
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm giúp xem xét tính khả thi và đánh giá hiệu quả
của tư liệu, biện pháp tổ chức DH.
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
7.1. Về lí luận
- Luận án tổng hợp, phân tích một cách hệ thống các quan điểm DH tiếng theo hướng GT;
từ đó mô tả và giải thích về khái niệm, mục tiêu phát triển năng lực GT, tạo tiền đề cho việc đề
xuất mô hình năng lực sử dụng từ ngữ ĐN và graph hệ thống BT tương ứng.
- Đề xuất việc DH hiện tượng ĐN ở cấp độ từ ngữ, chú trọng tính lợi ích trong GT của các
đơn vị ngôn ngữ có sự tương đồng về nghĩa.
2
7.2. Về thực tiễn
- Khảo sát, phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản của DH từ ngữ ĐN theo định hướng
phát triển năng lực GT cho HS tiểu học.
- Việc xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN có giá trị tham khảo, hỗ trợ trong thực tiễn
DH TV ở tiểu học; góp phần đưa ra một giải pháp thử nghiệm để giải quyết một số khó khăn
trong xây dựng chương trình và soạn thảo SGK TV sau năm 2015.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
1.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG
- THÀNH TỰU LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.1. Giao tiếp và dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp
Giao tiếp (communication) là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ, đồng
thời là đối tượng của triết học, tâm lí, giáo dục học. Các nhà nghiên cứu trên thế giới lần lượt đề
xuất những định nghĩa khác nhau về GT. G.A. Miler đưa ra cách hiểu đơn giản về GT, xem đó
là việc “một tin nào đó được truyền từ điểm này sang điểm khác”. Trong khi đó, Saville Troike
nhìn nhận rõ sự tương tác giữa hành vi lời nói và những biểu đạt phi ngôn ngữ trong quá trình
chuyển tải thông điệp cuộc sống: “GT là quá trình chia sẻ ý nghĩa thông qua hành vi lời nói và
phi lời nói”. Các nhà ngôn ngữ học như R. Jakobson, Robinson, Hymes và J. Lyons cũng đã
nghiên cứu và đề xuất nhiều mô hình về GT.
Các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam cũng nêu khá nhiều định nghĩa về GT. Tác giả Đỗ Hữu
Châu, Đỗ Việt Hùng kiến giải: “GT là quá trình trao đổi thông tin (hiểu theo nghĩa rất rộng bao
gồm cả tri thức miêu tả, tình cảm, thái độ, ước muốn, hành động ) giữa ít nhất hai chủ thể GT
(kể cả trường hợp một người GT với chính mình) diễn ra trong một ngữ cảnh và tình huống
nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định”. Quan niệm GT được tác giả Bùi Minh Toán
nêu lên trong công trình nghiên cứu Từ trong hoạt động GT: “GT chính là sự tiếp xúc, giao lưu
giữa người và người trong xã hội, qua đó con người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận
thức, tư tưởng và cả những tình cảm, thái độ đối với nhau và đối với điều được diễn đạt”. Có
thể thấy, điểm gặp gỡ giữa các khái niệm GT nêu trên chính là kiến giải về một dạng hoạt động
trao đổi thông tin mà thông qua đó, con người tri nhận về thế giới, hiểu biết lẫn nhau và bộc lộ
chính mình.
DH ngôn ngữ theo quan điểm GT trở thành định hướng trung tâm trong nhà trường
phổ thông. Xuất phát từ tiền đề quan trọng về chức năng GT của ngôn ngữ và mối quan hệ của
nó với phát triển tư duy, rất nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học như L.S. Vygotskij, David
Nunan, A.N. Leonchiep, M.R. Lvop, J. Richards, Rodgers đã phát triển thành các đường
hướng, quan điểm DH GT. Những thành tựu rực rỡ trong vận dụng lí thuyết hoạt động theo
trường phái Vygotskij ở Liên Xô cũng để lại dấu ấn đậm nét trong các công trình nghiên cứu về
DH tiếng. Bên cạnh đó, gắn DH tiếng với tình huống được xem là một bước phát triển trong
3
ứng dụng quan điểm GT. Tiêu biểu cho đường hướng này là những nghiên cứu của Richards,
Rodgers. Ngoài ra, trong chương trình DH tiếng ở nhiều quốc gia, GT được thể hiện với tư cách

một nguyên tắc cơ bản, then chốt.
Ở Việt Nam, việc DH tiếng Việt theo quan điểm GT cũng được rất nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Là một trong số những người đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp
DH tiếng ở tiểu học, từ những năm 80, 90 của thế kỉ trước, các tác giả Phan Thiều, Lê Phương
Nga, Lê Hữu Tỉnh đã có những phát biểu quan trọng về lí luận và ứng dụng quan điểm GT vào
DH TV. Trong các công trình, bài viết như Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt
động (Lê A), Phương pháp DH tiếng Việt (Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán),
Phương pháp DH tiếng Việt nhìn từ tiểu học (Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết), Phương
pháp DH TV ở tiểu học (Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga), Về quan điểm GT trong giảng dạy
tiếng Việt (Bùi Minh Toán), DH Luyện từ và câu ở tiểu học (Chu Thị Thủy An), vấn đề DH
tiếng Việt theo đường hướng GT được đề cập và phân tích khá đầy đủ. Gắn bó thiết thân với
việc DH TV ở tiểu học theo quan điểm GT, các công trình Hoạt động GT với DH TV ở tiểu học
của Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga và Một số vấn đề DH TV theo quan điểm GT ở tiểu
học của Nguyễn Trí thực sự là những chỉ dẫn cần thiết đối với người nghiên cứu. Bàn về DH
ngôn ngữ theo quan điểm GT không thể không nhắc đến đóng góp của các công trình nghiên
cứu về ngôn ngữ học nói chung, ngôn ngữ học ứng dụng nói riêng. Tiêu biểu là công trình
nghiên cứu của tác giả Lý Toàn Thắng về Lí thuyết trật tự từ trong cú pháp; Từ trong hoạt
động GT và Câu trong hoạt động GT của tác giả Bùi Minh Toán; Từ vựng học tiếng Việt, Đại
cương ngôn ngữ học của tác giả Đỗ Hữu Châu.
1.1.2. Mô hình năng lực giao tiếp trong dạy học tiếng
Năng lực (competency) là một khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Latinh “competentia”.
Năng lực có thể hiểu là sự thành thạo hay khả năng thực hiện một công việc nào đó. Là đối
tượng của tâm lí học, giáo dục học, năng lực được mô tả là một thuộc tính tâm lí phức hợp, hội
tụ nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách
nhiệm. Những năm gần đây, trong hành trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông
Việt Nam, các nhà khoa học đã công bố nhiều công trình, bài viết về xây dựng chương trình
phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực. Các tác giả Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Hạnh,
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Thị Hồng Vân trong các bài viết của mình đều đã nêu lên
những cách hiểu khái quát về năng lực.
Năng lực GT là một thành tố cơ bản trong hệ thống cấu trúc năng lực cần hình thành ở

người học. Nói đến thứ năng lực đặc biệt này không thể không nhắc đến những thành tựu
nghiên cứu của Noam Chomsky. Sự phân biệt một bên là hiểu biết ngầm ẩn về ngôn ngữ, một
bên là khả năng sử dụng thực tế ngôn ngữ trong đời sống thường ngày đã được ông đặt ra từ
những năm 1960 bằng mô tả về ngữ năng (competence) và ngữ thi (performance). Xuất phát từ
đề xuất của Chomsky, có thể thấy sự khu biệt và mối quan hệ mật thiết giữa những hiểu biết về
ngôn ngữ (theo hướng hiểu để sử dụng) và khả năng vận hành ngôn ngữ nhằm đạt hiệu quả GT.
Sau Chomsky, các công trình của Cambbell & Wales (1970), Hymes (1972), Canale & Swain
(1980), Bachman (1990), Celce-Murcia M. & Dornyei Z., Thurrell S. (1995) đã kế thừa có phê
phán để từng bước hình thành quan niệm rộng hơn về “năng lực GT”. Qua các thời kì, cách đặt
vấn đề và luận giải về năng lực GT cũng có những điểm khác biệt. Dựa vào quan điểm của tác
4
giả Nguyễn Xuân Khoa về thứ năng lực mang tính công cụ và nhiệm vụ phát triển lời nói, trong
DH từ ngữ ĐN cho HS tiểu học, chúng tôi tập trung vào hai thành tố năng lực cơ bản sau đây:
- Năng lực ngôn ngữ: khả năng hiểu, nắm bắt khái niệm, đặc trưng, tác dụng của các
phương tiện ĐN.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: bao gồm khả năng sắp xếp, tổ chức từ ngữ; khả năng sử
dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh, đảm bảo chuẩn mực văn hóa, xã hội
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA VÀ DẠY HỌC TỪ
NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
1.2.1. Hiện tượng đồng nghĩa
Đồng nghĩa là một hiện tượng ngôn ngữ có sức lan tỏa rộng lớn, có vị trí đặc biệt trong
các công trình nghiên cứu lí luận ngôn ngữ. Đại từ điển bách khoa Xô Viết kiến giải về hiện
tượng ĐN như sau: “Hiện tượng ĐN, thuật ngữ tiếng Anh là Synomyny, có gốc từ tiếng Hi Lạp
là Synònymia có nghĩa là “cùng tên”, chỉ quan hệ giữa hai biểu thức đẳng nghĩa nhưng không
đồng nhất. Tính chất đẳng nghĩa ở đây được hiểu là tính tương ứng hoặc là cùng với một biểu
vật (denotat) (sự kiện, khách thể ) hoặc là cùng một biểu niệm (signifikat) (cái được biểu hiện
thuộc ngôn ngữ)”. Quan hệ ĐN cũng được hiểu “trước hết là loại quan hệ giữa các từ trong
trường nghĩa”.
Từ ngữ đồng nghĩa là một dạng thức, cấp độ biểu đạt sinh động của hiện tượng ĐN trong
ngôn ngữ. Tác giả Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Quan hệ ĐN có thể xuất hiện giữa các từ, giữa

từ và ngữ, giữa các ngữ hoặc giữa các kết cấu ngữ pháp”. Nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu dành
hai tiểu mục trong chương 5 cuốn Từ vựng học tiếng Việt để bàn về “từ ngữ ĐN xét về mặt cấu
tạo” và “hiện tượng ĐN trong văn bản”. Dù không bàn nhiều về vấn đề DH từ ngữ ĐN trong
nhà trường nhưng những thành tựu nghiên cứu về hiện tượng ĐN (trong đó nhiều nhất là trường
hợp ĐN từ) chính là cơ sở để chúng tôi khảo sát, phân tích và đề xuất các biện pháp DH hiện
tượng ĐN theo định hướng GT ở cấp độ từ ngữ. Những nghiên cứu về giá trị mà từ ngữ ĐN có
được nhờ sự phân xuất đến mức tinh tế các nét nghĩa hay sự hội tụ thành một “trường từ”, đặc
biệt là miêu tả của tác giả Đỗ Hữu Châu về “đồng nghĩa ngữ cảnh” là những chỉ dẫn khoa học
quan trọng cho đề tài luận án.
1.2.2. Dạy học hiện tượng đồng nghĩa ở nhà trường phổ thông
Được các nhà nghiên cứu coi là “chỉ tố về độ phong phú, độ phát triển và tính uyển
chuyển của ngôn ngữ”, từ ĐN trở thành một nội dung từ vựng quan trọng trong DH tiếng Việt ở
nhà trường phổ thông. Không chọn cách tách hai tiểu loại từ ĐN thành hai bài dạy riêng như
SGK TV5 từ 1985 đến 2006, SGK TV5 hiện hành tránh được những tình huống khó giải quyết
trong ngôn ngữ về mức độ ĐN. Ngoài các BT phân bố tản mạn trong phân môn Chính tả,
Luyện từ và câu (lớp 2, 3, 4), từ ĐN hiện diện với tư cách đơn vị ngôn ngữ, kiến thức được
giảng dạy độc lập trong 4 tiết Luyện từ và câu lớp 5 (gồm 1 tiết lí thuyết và 3 tiết thực hành). So
với thời lượng DH từ trái nghĩa (2 tiết), từ đồng âm (2 tiết), đây thực sự là điều kiện lí tưởng
cho việc tìm hiểu, khám phá và phát triển năng lực sử dụng từ của HS.
Trên hai bình diện tiếp nhận và tạo lập, việc DH từ ĐN trong những năm gần đây đã được
tiến hành một cách khoa học theo định hướng đổi mới. Nhìn chung, thực tế DH vẫn cho thấy sự
luẩn quẩn trong hiện thực hóa tư tưởng giáo dục. Kĩ năng nhận diện vẫn chiếm ưu thế bên cạnh
5
tập hợp các nhiệm vụ sử dụng từ ĐN khá lặp lại, tẻ nhạt, không kích thích được hứng thú sáng
tạo của HS. Sự thiếu linh hoạt và những áp lực của chương trình, SGK khiến cho việc tổ chức
quá trình tiếp nhận và tạo lập diễn ra trong “bình lặng”, rời rạc, không có sức kết nối. Song nếu
những công trình nghiên cứu về DH từ vựng ở tiểu học, theo định hướng chung, chỉ dừng lại ở
phạm vi từ ĐN với những chỉ dẫn mang tính khái quát thì trong một số tài liệu hỗ trợ DH từ và
câu, DH đọc và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, có thể tìm thấy những gợi ý thú vị cho
việc mở rộng phạm vi nghiên cứu về DH hiện tượng ĐN ở cấp độ ngữ trên các bình diện tiếp

nhận và tạo lập.
Xuất phát từ tư tưởng dạy tiếng theo quan điểm GT chính là một sự cụ thể hóa quan điểm
chuyển từ xây dựng chương trình tiếp cận nội dung sang xây dựng chương trình theo hướng
phát triển năng lực người học, luận án hướng đến việc đề xuất thiết kế BT DH từ ngữ ĐN theo
mô hình chủ đề ngôn ngữ trên nền một chủ điểm hoạt động Tiếng Việt. Xây dựng hệ thống BT
DH từ ngữ ĐN cũng được xem như một phương thức đa dạng hóa tư liệu DH, hiện thực hóa tư
tưởng, đường hướng DH GT vào các sản phẩm mang tính ứng dụng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Có thể thấy kết quả nghiên cứu trong các công trình, bài báo khoa học mà chúng tôi tiếp
cận được cho đến thời điểm này không chỉ dừng ở những định hướng mang tính lí thuyết mà đã
thâm nhập vào thực tiễn, từng bước giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong DH GT trên
nhiều bình diện, cấp độ, gắn với nhiều đơn vị ngôn ngữ cụ thể. Đó chính là tiền đề quan trọng
để chúng tôi tổng hợp cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài; xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ
ĐN theo định hướng phát triển năng lực cho HS tiểu học.
6
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
2.1.1. Các cấp độ đồng nghĩa
Hiện tượng ĐN được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và chính điều này chi phối việc
phân cấp cũng như nhận diện, hồi đáp về giá trị biểu đạt của các phương tiện ĐN trong hoạt
động lời nói.
Có thể xem xét hiện tượng ĐN ở một số cấp độ như sau:
(1) ĐN từ vựng: xảy ra giữa các đơn vị từ vựng (từ, cụm từ cố định)
(2) ĐN từ vựng - cú pháp: xảy ra khi các từ, cụm từ cố định (đơn vị từ vựng) và các tổ
hợp từ tự do, câu (đơn vị ngữ pháp) có sự tương đồng về nghĩa.
(3) ĐN cú pháp / văn bản: là hiện tượng các đơn vị ngữ pháp hay văn bản có sự tương
đồng về nghĩa (cùng biểu đạt một nội dung thông tin).

Nghiên cứu việc DH từ ngữ ĐN ở nhà trường tiểu học, luận án tập trung vào các cấp độ,
dạng thức biểu đạt ở (1) và (2) đã nêu ở trên, trong đó ngữ liệu chủ yếu xoay quanh ba “điểm
vàng” trên tam giác ĐN: từ - cụm từ cố định - tổ hợp từ tự do (gọi tắt là tổ hợp từ) mà không
bàn đến ĐN ở cấp độ câu.
2.1.2. Từ ngữ đồng nghĩa và khả năng biểu đạt trong giao tiếp
2.1.2.1. Từ ngữ đồng nghĩa
Hiện tượng ĐN xảy ra trên cấp độ từ ngữ thể hiện ở sáu dạng thức cơ bản (theo từng cặp
ĐN) như sau:
(1) ĐN từ - từ: cha - ba - bố - tía - bọ; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm - vàng ối - vàng
óng; ăn - hốc - đớp - xơi - chén; bởi vì - do - tại - nhờ;
(2) ĐN cụm từ cố định - cụm từ cố định: bẩn như hủi - bẩn như ma lem; nhanh như sóc
- nhanh như tên bắn; mua trâu bán chả - bán bò tậu ễnh ương;
(3) ĐN tổ hợp từ - tổ hợp từ: nhẹ như chẳng ngờ - không gây một tiếng động; (trời) bắt
đầu tối - dần dần chìm vào đêm;
(4) ĐN từ - cụm từ cố định (thành ngữ, quán ngữ): keo kiệt, bủn xỉn - vắt cổ chày ra
nước, rán sành ra mỡ, vắt nước không lọt tay
(5) ĐN từ - tổ hợp từ: nghèo đói - chẳng có gì ăn; gầy ốm - một cây sậy biết đi; béo -
chiếc thùng phi di động; thức - không hề chợp mắt
(6) ĐN cụm từ cố định - tổ hợp từ: muôn hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ - nhiều
dáng vẻ; nhanh như cắt, nhanh như chớp, nhanh như gió - rất nhanh, chẳng gì đuổi kịp
Vai trò của từ ngữ thể hiện trước hết ở khả năng biểu đạt, hiện thực hóa nghĩa trong lời
nói. Từ ngữ ĐN, với những nét đặc trưng riêng về sự tương đồng và dị biệt trong sắc thái
nghĩa, càng có giá trị trong việc miêu tả những biến động vi tế của cuộc sống, của những cung
bậc cảm xúc trong tâm hồn con người. Bên cạnh chức năng định danh, diễn đạt một cách chính
xác tư tưởng, các sắc thái cảm xúc của con người, từ ngữ ĐN còn được vận hành để liên kết,
7
thay thế, tránh lỗi lặp và gợi ấn tượng về sự phong phú, linh hoạt trong nghệ thuật dùng từ.
Trong GT nói chung, trong dạy học tiếng ở nhà trường phổ thông nói riêng, từ ngữ ĐN còn là
một phương tiện giải nghĩa từ hiệu quả.
Trong DH, khám phá vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm văn chương, ngoài việc chú ý khai thác

giá trị các đơn vị ĐN “đồng hiện” thường thấy, cần lưu tâm hơn đến thao tác so sánh, đối chiếu
để khẳng định hiệu năng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt.
2.2. NĂNG LỰC SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
2.2.1. Mô hình năng lực sử dụng từ ngữ đồng nghĩa
Từ gợi ý về mô hình năng lực GT ở cấp độ năng lực chung và năng lực GT ở cấp độ năng
lực chuyên biệt đề xuất trong DH tiếng ở tiểu học đã trình bày ở chương tổng quan (gồm năng
lực ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ), chúng tôi hình thành “cây năng lực” sử dụng từ
ngữ ĐN, trong đó các phân nhánh trái thuộc phạm vi năng lực ngôn ngữ, các phân nhánh phải
là thành tố cấu trúc năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Phác thảo “cây năng lực” dựa trên cơ sở mô hình năng lực GT và định hướng phát triển
năng lực GT phù hợp đặc điểm tâm lí, tư duy của HS tiểu học. Các “nhánh” năng lực sử dụng từ
ngữ ĐN gồm: hiểu biết về từ ngữ ĐN (năng lực ngôn ngữ hay năng lực tố chất, sự “hiểu biết
ngầm ẩn” về ngôn ngữ) và khả năng sử dụng từ ngữ ĐN (năng lực sử dụng ngôn ngữ hay năng
lực hiện hữu, sự “sử dụng thực tế” đơn vị ngôn ngữ).
2.2.2. Đặc điểm tâm lí, tư duy của HS trong tiếp nhận và sử dụng từ ngữ ĐN
Lớp 5 là thời điểm lí tưởng cho sự hoàn thiện năng lực từ ngữ của HS tiểu học bằng việc
hướng các em tìm kiếm các phương tiện ĐN, trái nghĩa để biểu đạt một cách sống động suy
nghĩ, cảm xúc về vạn vật.
Đặc điểm tâm lí, tư duy của HS tiểu học luôn là yếu tố quan trọng chi phối việc xây dựng,
kiến thiết các nội dung DH. Nhưng quá trình phát triển ngữ năng của HS lại luôn được đặt trong
sự đối trọng giữa độ biến thiên, dao động mạnh mẽ của hứng thú, sự phát triển không đồng đều
của trí tuệ, ngôn ngữ tiếp nhận với nội dung, tài liệu dạy học “đóng khung”, cố định hóa.
2.2.3. Vai trò của bài tập trong phát triển năng lực sử dụng từ ngữ đồng nghĩa
Từ trước đến nay, BT được sử dụng như một phương tiện cơ bản trong DH tiếng Việt. Sự
ra đời của lí thuyết hoạt động lời nói với quan niệm về sự hình thành, phát triển ngôn ngữ như
là hình thành, phát triển một hoạt động cũng đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của hệ
thống BT dạy học tiếng. Bởi lẽ, muốn hình thành, phát triển hoạt động nói năng nhất thiết phải
thông qua một hệ thống BT và trên thực tế, bản thân hoạt động nói năng đã bao hàm tính chất
thực hành, thừa nhận BT như là một phương tiện dạy học cơ bản và cần thiết. Hệ thống BT sẽ
được thiết kế trên nền một chủ điểm TV, gắn với những vấn đề, phương diện khác nhau về tri

thức và kĩ năng ngôn ngữ. Nói cách khác, luận án cấu trúc và thiết kế BT không chỉ theo tiêu
chí phát triển các kiểu, nhóm năng lực mà còn hướng tới trình bày BT trong những đơn vị học
cụ thể, gắn với một chủ điểm cụ thể, thực hiện theo những mô hình cụ thể.
2.3. NỘI DUNG DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG MÔN TIẾNG VIỆT TỪ
GÓC NHÌN GIAO TIẾP
Chịu sự tác động của nguyên tắc GT và tích hợp trong DH tiếng, các lớp từ vựng cũng có
sự vận động liên phân môn, và do đó, từ ngữ ĐN hiện diện, tồn tại với nhiều “vai” khác nhau.
8
Đó vừa là một nội dung DH thuộc địa hạt Luyện từ và câu vừa là một phương tiện thực hiện
nhiệm vụ dạy nghĩa từ, là chất liệu mang đến hiệu ứng thẩm mĩ thú vị trong tác phẩm văn học,
góp phần định hướng phát triển năng lực cảm thụ và sáng tạo ngôn ngữ cho HS tiểu học. Với
chức năng cộng hưởng ngữ nghĩa nhằm mô tả cuộc sống, tô đậm tư tưởng hoặc dùng thay thế,
tránh lỗi lặp, tạo sự liên kết câu, đoạn, nội dung DH về từ ĐN hiện diện như một điều tất yếu.
Với tư cách là một đơn vị kiến thức ngôn ngữ có tính độc lập tương đối, từ ĐN “chính danh”
tham dự vào cấu trúc nội dung dạy học Luyện từ và câu. TV lớp 5 dành thời lượng 4 tiết Luyện
từ và câu để bằng cả những chỉ dẫn lí thuyết (1 tiết, tuần 1, tr.7) lẫn hệ thống bài tập thực hành
(3 tiết ở tuần 1, tr.13; tuần 2, trang 22; tuần 3, tr.32) phác thảo nên diện mạo của lớp từ vựng
thú vị này.
Về ưu điểm, nội dung DH từ ĐN có những điểm nổi bật sau:
- Ngữ liệu trích dẫn trong các tác thuộc các thể loại khác nhau; các ghi nhớ về từ ĐN được
khai vỡ một cách hợp lí, logic và khá đầy đủ.
- Chương trình TV5 dành thời lượng khá lớn cho phần thực hành, luyện tập về từ ĐN với
12 BT, trong đó có 5 BT thuộc nhóm nhận diện, hệ thống hóa các từ ngữ ĐN, 1 BT giải nghĩa
từ và 6 BT sử dụng từ.
Tuy nhiên, nội dung DH từ ĐN vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể là:
- Vấn đề phân loại từ ĐN trong ngôn ngữ học là cần thiết cho việc tập hợp các dãy từ.
SGK TV6, SGK TV5 CCGD và SGK TV5 hiện hành đều thực hiện việc mô tả các tiểu loại từ
ĐN. Song, DH ở tiểu học có nên tiếp tục phân từ ĐN thành hai loại: từ ĐN hoàn toàn, từ ĐN
không hoàn toàn?
- Hệ thống BT về từ ĐN trong SGK TV tiểu học hiện hành là sự tường minh về khả năng

sử dụng và sự linh hoạt trong biểu đạt nghĩa, định danh, gọi tên sự vật Mặc dù vậy, tính lặp lại
của các dạng thức BT, sự đóng khung HS vào những tình huống DH khuôn mẫu, giáo khoa ít
nhiều hạn chế khả năng chủ động trong lĩnh hội và sáng tạo của các em.
- Trong những năm gần đây, nguyên tắc GT đã được chú trọng trong DH tiếng. Tuy vậy
chính điều này đã làm mất đi sự đối trọng, cân bằng tương đối trong nội dung DH.
Từ những nhận định trên về nội dung DH từ ĐN và những yêu cầu về năng lực GT, chúng
tôi cho rằng cần dạy cho HS về hiện tượng ĐN nhằm khai thác một cách hiệu quả hiệu năng của
các phương tiện ngôn ngữ có sự tương đồng về nghĩa. Điều này có thể thực hiện bằng việc mở
rộng phạm vi tiếp nhận đơn vị ĐN, bổ sung hệ thống BT mang tính ứng dụng, trong đó chú
trọng BT hình thành quy tắc sử dụng, BT cho thấy tính lợi ích trong GT.
2.4. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA Ở TIỂU HỌC
2.4.1. Năng lực tổ chức dạy học từ ngữ đồng nghĩa của giáo viên
Để đánh giá thực trạng dạy học từ ĐN, cùng với việc quan sát, dự giờ, chúng tôi đã thiết
kế và sử dụng phiếu khảo sát tập trung vào ba vấn đề trọng tâm:
(1) Nhận thức của chuyên gia, GV về các vấn đề lí luận dạy học từ ngữ ĐN trong môn TV
theo định hướng phát triển năng lực GT cho HS (15 câu hỏi).
(2) Quan điểm của chuyên gia, GV về thực trạng dạy học từ ngữ ĐN, bao gồm việc “đánh
giá thực trạng” (15 câu hỏi) và “xử lí các tình huống DH” (10 câu hỏi).
9
(3) Ý kiến của chuyên gia, GV về các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học từ
ngữ ĐN trong môn TV (6 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi mở).
Kết quả thu được khi khảo sát 48 giảng viên, chuyên viên, GV ở Thừa Thiên Huế và Đà
Nẵng xử lí trên phần mềm SPSS (xem phụ lục 2.3 trong luận án).
2.4.2. Năng lực tiếp nhận và sử dụng từ ngữ đồng nghĩa của học sinh
Trên cơ sở những sản phẩm thu được từ thực tiễn và qua khảo sát bằng phiếu BT trên 150
HS, chúng tôi thấy nổi bật một số vấn đề sau:
- HS khá tích cực và hứng thú với từ ngữ ĐN. Khi thực hiện nhiệm vụ học tập, các em tỏ
ra hào hứng khám phá những từ ngữ “khác biệt về âm thanh nhưng có khả năng biểu đạt cùng
một ý nghĩa”, xem nó như một “trò vui của ngôn từ”.
- Vốn từ của HS khá phong phú. Với yêu cầu “tìm từ ĐN”, khi lập bảng hỏi cho 60 HS

(chọn ngẫu nhiên) ở hai trường tiểu học, dãy từ mà HS lập được đạt kết quả tốt.
- Tuy nhiên, đối lập với khả năng nhận diện chính xác từ cùng nghĩa, huy động vốn từ là
sự lúng túng trong BT tích cực hóa vốn từ mức độ điền khuyết để hoàn chỉnh câu, đoạn.
Để đánh giá một cách chính xác, đầy đủ hơn năng lực tiếp nhận và sử dụng từ ngữ ĐN của
HS lớp 5, chúng tôi cũng đã tiến hành dự giờ, quan sát, thu nhận sản phẩm ngôn ngữ là bài tập
làm văn miêu tả (tả con vật, tả cảnh).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:
Về lí luận, luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở ngôn ngữ học (tường minh các cấp độ
ĐN trong tiếng Việt, khả năng biểu đạt của từ ngữ ĐN trong hoạt động GT) và cơ sở tâm lí,
giáo dục học (xác lập mô hình năng lực về từ ngữ ĐN, phân tích đặc điểm tâm lí, tư duy HS
tiểu học trong tiếp nhận, sử dụng từ ngữ ĐN). Bên cạnh đó, vai trò của hệ thống BT cũng được
khẳng định. Từ những tiền đề lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần thiết phải
DH hiện tượng ĐN cho HS tiểu học ở cấp độ ĐN từ ngữ bởi vì những lợi ích có thể nhìn thấy
được trong hoạt động lời nói, tức là trong GT.
10
Chương 3
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh
Tư liệu DH cần đảm bảo tính hướng đích - hình thành ở người học ý thức sử dụng từ ngữ
ĐN như một phương tiện ngôn ngữ hiệu quả để biểu đạt tư tưởng, cảm xúc. Xuất phát từ mục
tiêu phát triển năng lực GT cho HS, trước hết, yêu cầu “dễ hóa” tiếp nhận đơn vị ngôn ngữ cần
được cụ thể trong lựa chọn các ngữ liệu mang tính điển hình, trực quan, gắn với dấu hiệu hình
thức, không gây nhiễu, dễ nhận diện; đồng thời giảm thiểu BT tái hiện, BT không mang tính lợi
ích GT. Tối ưu hóa quá trình sử dụng một mặt gợi ý việc gia tăng các BT vận dụng, tạo lập,
kiến trúc, một mặt nhấn mạnh tính thực tiễn, sự vận hành các phương tiện ngôn ngữ một cách
hữu ích, đáp ứng nhu cầu GT.
3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc tích hợp trong phát triển năng lực sử dụng từ ngữ ĐN
Nguyên tắc tích hợp trên những phương diện cụ thể sau:

- Tích hợp giữa tri thức, kĩ năng tiếng Việt và văn học
- Tích hợp tạo lập và tiếp nhận ngôn bản
- Tích hợp nhiệm vụ phát triển năng lực GT, năng lực sử dụng từ ngữ ĐN thông qua hoạt
động thực hành tiếng Việt với yêu cầu phát triển phẩm chất người học.
3.1.3. Đảm bảo tính vừa sức, phát huy tính tích cực của học sinh
Đối với việc xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN, cần quán triệt các nguyên tắc sư
phạm cơ bản như giao tiếp, tích hợp, trực quan; chú ý tiêu chí thẩm mĩ, hệ thống và sáng tạo. Ở
một phương diện khác của DH phân hóa hiện nay, ngoài tiêu chí trình độ ngôn ngữ theo hành
trình phát triển (độ tuổi, lớp học, bậc học), ngữ liệu BT cũng phải chú ý tới sự khác biệt trong
năng lực HS ở các vùng miền. Những yếu tố về tâm lí, hứng thú, tầm đón nhận cũng cần được
chú trọng để đảm bảo tư liệu DH có giá trị, được hấp thụ một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất.
Theo định hướng xây dựng chương trình, SGK (chú ý tính đến chuẩn “đầu ra” của người
học), hệ thống BT phải tạo nên một môi trường học tập tương tác, năng động để HS chủ động
khám phá, chiếm lĩnh và có được những năng lực sau:
- Năng lực ngôn ngữ, những hiểu biết có lợi (tác dụng, cách dùng, vốn từ tích lũy) cho
việc sử dụng từ ngữ ĐN.
- Năng lực tạo lập ngôn bản (thể hiện tập trung trên thể loại miêu tả) với các mức độ cấu
trúc và sáng tạo. Cụ thể là HS phải có khả năng huy động, lựa chọn từ ngữ để cấu trúc, hoàn
chỉnh các phát ngôn; đồng thời biết đặt câu, dựng đoạn với từ ngữ ĐN.
- Năng lực tiếp nhận: thể hiện ở hai phương diện: phát hiện, nhận diện chính xác các
phương tiện ĐN có giá trị trong ngôn bản và sử dụng tri thức, kĩ năng về từ ngữ ĐN để kiến
giải, đánh giá nghệ thuật sử dụng từ ngữ ĐN trong các phát ngôn.
11
3.2. HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA
3.2.1. Cấu trúc hệ thống bài tập dạy học từ ngữ đồng nghĩa
Trên cơ sở những phân tích về lí luận ngôn ngữ, lí luận DH tiếng ở nhà trường tiểu học và
“cây năng lực” được hình thành, có thể mô tả hệ thống BT DH từ ngữ ĐN qua sơ đồ sau:
Từ định hướng bồi dưỡng phẩm chất “yêu quê hương, đất nước” đã chọn, chúng tôi đặt
tên cho nội dung tư liệu DH từ ngữ ĐN thể hiện bằng tổ hợp BT là “Quê hương, đất nước”.
Luận án cũng đề xuất tổ chức hệ thống BT thành ba bài (không tương ứng với 3 giờ học TV),

bao gồm:
(1) Tìm hiểu về từ ngữ ĐN (trên cơ sở sự giống nhau giữa các từ, để kích thích hứng thú
của HS, khi cấu trúc bài hoàn chỉnh, có thể giả định đặt tên: Nhìn xem, chúng tôi rất giống
nhau.
(2) Sự kì diệu của từ ngữ trong tạo lập: sự kì diệu của các từ ngữ ĐN được cụ thể hóa
trong hoạt động tạo lập và sáng tạo. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc “chuyên môn hóa”, các
BT thuộc đơn vị học này sẽ tập trung phát triển năng lực cấu trúc và sáng tạo thuộc nhóm tạo
lập (và do vậy có thể chọn tên gọi cho thấy tính thực hành, sự sản sinh; ví dụ: Em vẽ quê hương
bằng từ ngữ ĐN).
(3) Sự kì diệu của từ ngữ trong tiếp nhận (với gợi ý tên bài theo logic là Bức tranh quê
em thật đẹp).
Khi mô tả BT theo từng nhóm, tiểu nhóm, chúng tôi lần lượt nêu rõ mục tiêu, cách thức
xây dựng, giới thiệu các BT minh họa. Số lượng BT ở từng phần là gợi ý để lựa chọn khi sử
dụng chứ không có giá trị thực hiện trong một bài, một giờ cụ thể. Phần đáp án của hệ thống BT
được trình bày trong phụ lục số 3 của luận án. Chúng tôi cũng sử dụng các kí hiệu để đánh dấu
các nhóm, dạng BT.
12
3.2.2. Mô tả hệ thống bài tập dạy học từ ngữ đồng nghĩa
3.2.2.1. Nhóm BT tìm hiểu về từ ngữ đồng nghĩa (A)
 Mục tiêu:
- Hình thành những tri thức sơ giản về từ ĐN, từ ngữ ĐN; trong đó tập trung vào đặc
trưng về nghĩa (sự tương đồng), vai trò của các phương tiện ĐN trong hoạt động GT.
- Chuẩn bị cho HS công cụ tri thức để sử dụng các phương tiện ĐN ở cấp độ từ ngữ, giúp
các em “hiểu để làm”, “hiểu để sử dụng” (know-how).
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích ngôn ngữ; phát triển các thao tác tư duy như so
sánh, suy luận trong quá trình nhận hiểu các từ ngữ ĐN.
- Thông qua hệ thống BT, khám phá vẻ đẹp của quê hương, đất nước; có tình cảm gắn bó
với cảnh đẹp, con người và những sự vật xung quanh.
 Cách thức xây dựng:
- Cung cấp tri thức qua các BT mang tính tình huống, các BT có sự hỗ trợ của hình ảnh

trực quan, nghĩa từ
- Ngữ liệu trong các BT thuộc nhóm này cũng cần đa dạng hóa về dạng thức biểu hiện của
phương tiện ĐN ở các cấp độ: từ và đơn vị tương đương từ (cụm từ cố định), ngữ tự do.
- Các BT tìm hiểu về từ ngữ ĐN được phân thành 3 loại:
(1) BT nhận diện từ ngữ ĐN (A.1.)
(2) BT nhận biết tác dụng của từ ngữ ĐN (A.2.)
(3) BT hệ thống hóa vốn từ ngữ ĐN (A.3)
- Xuất phát từ định hướng GT, các BT hệ thống hóa vốn từ ngữ ĐN không chỉ yêu cầu HS
dựa vào nghĩa, sắc thái nghĩa biểu đạt để tìm và sắp xếp từ ngữ mà còn chú ý đến việc phân loại
từ theo phạm vi sử dụng. Các ví dụ về ĐN ngữ cảnh được gia tăng theo nguyên tắc phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ đã nêu.
 Một số bài tập minh họa:
BT A.1.(1). Hôm qua cô giáo Chim Én dẫn học sinh ra cánh đồng mùa xuân. Đám học trò tíu
tít: - Đồng xanh xanh bao la
- Cánh đồng bát ngát mênh mông.
- Cánh đồng rộng thùng thình. – Sáo Nâu hối hả chen vào khiến các bạn cười vang.
Em có biết vì sao các bạn lại cười Sáo Nâu không?
BT A.1.(4). Những từ nào trong các đoạn thơ sau được dùng để gọi mẹ?
a) – Má ơi, ai sinh cá
Ai làm ra cái kem
Đêm sao lại màu đen
Ban ngày sao màu trắng?
(Xuân Quỳnh)
b) U ốm nằm nhà
Không ra đồng được
U đắp kín chăn
Mặt quay vào vách.
(Phạm Hổ)
BT A.2.(9). Vì sao trong các tình huống sau bạn Lan Anh không dùng từ “vàng chóe”?
13

a) Cô giáo mặc một chiếc áo in hình những bông hoa hướng dương tuyệt đẹp. Bạn Lan
Anh ôm lấy cô và nói: “Cô ơi! Chiếc áo cô mặc có những bông hoa vàng rực rỡ, trông thật đáng
yêu”
b) Buổi sáng, những tia nắng lấp lánh buông nhẹ trên bên hiên nhà. Lan Anh liền viết mấy
câu thơ: “Mùa thu gọi về tia nắng / Vàng mơ bên những hiên nhà ”.
BT A.2.(12). Đọc câu chuyện sau và cho biết vì sao mẹ lại khen bé Bo thông minh?
Bé Bo hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, quả bầu “khổng lồ” là quả bầu như thế nào hả mẹ?
- À, là quả bầu rất to, con ạ.
- Thế còn cậu bé “tí hon” ngồi trong tai thỏ có phải là một cậu bé rất nhỏ, nhỏ tí xíu không
mẹ?
- Đúng rồi! Bo của mẹ thật thông minh.
BT A.3.(20). Tìm những từ ngữ tả mưa rơi nhẹ nhàng trong đoạn văn sau:
Mưa đi qua phố chiều, nhẹ nhàng thả từng giọt li ti lên phiến lá mỏng. Mưa khe khẽ đậu
trên tóc, dịu dàng chạm vào những bờ vai Cái sắc màu trắng trong đến bất ngờ giăng mắc
những con đường, như nhớ, như thương. Trời vẫn thế, vẫn một vẻ bâng khuâng khi ngày sắp
chạm vào đêm. Chỉ có mưa là thảnh thơi dạo những phím êm đềm, lất phất bay dù chỉ thoáng
chốc nữa thôi phố sẽ chìm trong giấc ngủ.
3.2.2.2. Nhóm bài tập sử dụng từ ngữ đồng nghĩa (B)
 Mục tiêu:
- Mục tiêu chung: Nhóm BT này hướng đến mục tiêu phát triển ở HS khả năng sử dụng từ
ngữ ĐN một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả. Gắn với các tình huống GT cụ thể và các dạng
hoạt động lời nói (hội thoại, độc thoại), các BT thuộc nhóm này đưa HS vào hoạt động GT ngay
trong giờ học.
- Mục tiêu cụ thể:
+ BT tạo lập: Trên cơ sở những hiểu biết về từ ngữ ĐN và vốn từ ngữ đã tích lũy, các BT
thuộc nhóm này giúp phát triển ở HS năng lực vận hành từ bằng cách đặt câu, viết thành đoạn
bài hay thực hành nói hội thoại, độc thoại.
+ BT tiếp nhận: Phát hiện ra cái hay của việc dùng từ, sử dụng chính phương tiện ĐN để
cắt nghĩa, bình giá, hồi đáp các sản phẩm ngôn ngữ tiếp nhận được là mục tiêu của các BT

thuộc nhóm này.
 Cách thức xây dựng:
- BT tạo lập:
+ Khi xây dựng, các BT phải được phân hóa thành các nhóm nhỏ thực hiện những chức
năng khác nhau. Cụ thể là:
 Nhóm BT cấu trúc (B.1.a.) bao gồm các BT điền khuyết, thay thế và sửa chữa.
 Nhóm BT sáng tạo (B.1.b.) bao gồm các BT đặt câu, viết đoạn / bài.
+ Đảm bảo nguyên tắc thực hành GT, ngữ liệu trong các BT gắn với các tình huống lời
nói hàng ngày và các phong cách chức năng ngôn ngữ, tạo điều kiện cho HS huy động vốn từ
để sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau.
- BT tiếp nhận:
14
+ Các BT tiếp nhận được chia thành ba nhóm (nhận diện, cắt nghĩa và hồi đáp) tương ứng
với các cấp độ khác nhau trong năng lực đọc hiểu (và cảm thụ).
+ Vẫn lấy xuất phát điểm từ mục tiêu hành dụng, lệnh và dữ kiện BT trong nhóm tiếp
nhận chỉ tập trung khai thác hiệu năng của từ ngữ ĐN trong ngôn bản mà không chú ý nhận
diện, phản hồi về hình ảnh, tứ thơ, nhân vật (các yếu tố thuộc bình diện nội dung). Mặc dù
vậy, tính hệ thống của BT được đảm bảo bởi sự kết nối của chủ điểm hoạt động (tình yêu quê
hương, đất nước) và chủ đề ngôn ngữ.
 Một số bài tập minh họa:
BT B.1.a.(27). Mít rất thích làm thơ về những con vật đáng yêu xung quanh mình nhưng lại bí
từ. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các bài thơ sau giúp Mít.
MÓN QUÀ DỄ THƯƠNG
Bà Dế một quả đào
Dế mang bạn Cào Cào dễ thương
Cửa hàng bác Kiến khai trương
Cào Cào bác, Ễnh Ương cười khì:
- Bác ơi, cắt quả đào đi
cho chúng cháu nhâm nhi vui cùng!”
Tiếng cười lan cả một vùng

Dấu yêu đầy cả cánh đồng ấu thơ.
(tặng, biếu, chia, cho)
BT B.1.a.(30). Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn thay thế cho từ dùng sai (in đậm) trong các
câu sau:
a) Mới liếm múi sầu riêng ta đã thấy nó ngọt.
(cắn, chạm nhẹ đầu lưỡi, hít)
b) Những khuôn mặt trắng phau, những bước chân nặng như đeo đá
(trắng tinh, trắng bệch, trắng trẻo)
c) Người chiến sĩ trẻ tuổi đã bỏ mạng trong một trận đánh lớn.
(từ trần, từ giã cõi đời, tạm biệt đồng đội thân yêu)
BT B.1.a.(35). Bạn Phước tập sáng tác nhưng toàn mắc lỗi khi sử dụng từ ngữ đồng nghĩa. Bắt
lỗi và giúp bạn ấy “khắc phục” nhé!
Cánh đồng rộng thùng thình
Ngọn núi cao dong dỏng
Cây cầu thì cong queo
Chiếu bóng mình xuống suối.
15
BT B.1.b.(45). Mùa xuân rộn rã sắc màu, mùa hè rực rỡ chói chang, thu dịu dàng, đông lặng
lẽ Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để có đoạn văn
tả cảnh một mùa mà em yêu thích.
a) Mùa xuân rộn rã sắc màu. Chồi non Mây trời Sắc màu của , sắc
màu của càng làm cho sắc xuân thêm
b) Mùa hè rực rỡ chói chang. Nắng Những sợi rơm Âm thanh của , âm
thanh của như hòa điệu với những sắc màu
c) Mùa thu dịu dàng lắm! Nắng thu Những giọt mưa thu Mùi hương của ,
mùi hương của góp thêm cho thu nét đẹp
d) Mùa đông mang dáng vẻ thâm trầm, tĩnh lặng. Con đường Dòng sông Không
có tiếng hót của Chỉ có Thế mà một sớm cuối đông
BT B.2.b.(49). Những từ ngữ miêu tả hình ảnh “mặt trời lên” trong những câu sau có gì đặc
biệt? Cách dùng từ ngữ nào khiến em thích thú?

a) Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời
nhú dần lên, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
(Nguyễn Tuân)
b) Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ
màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây,
ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó. (Theo Thẩm Thệ Hà)
c) Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (Huy Cận)
d) Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới nắng (Nguyễn Phan Hách)
BT B.2.b.(60). Các từ ngữ in nghiêng trong những câu văn, câu thơ sau cùng diễn tả điều gì?
- Vườn trưa gió mát
Bướm bay rập rờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con. (Đàn gà mới nở - Phạm Hổ)
- Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. (Cây gạo – Vũ Tú Nam)
- Thế mía như nước vỡ bờ, đuổi ra khỏi giang sơn của nó lúa, ngô, khoai, đậu, mọi giống
cây trồng khác nữa. Mía bủa vây lấy từng gốc cọ, dường như cọ sợ mía tấn công, ngọn cọ nào
cũng cố vút lên cao tít. Có khi đến hàng chục cây số, mía chen chúc nhau không một kẽ hở nào.
(Thép Mới)
BT B.2.c.(63). Nếu thay từ “đọng” trong câu “Chốc chốc đàn chim chao cánh bay đi, nhưng
tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” bằng một trong các từ ngữ “vang vọng”,
“ngân nga”, “vẫn còn lại”, “ngưng đọng lại” thì câu văn sẽ không hay bằng. Vì sao?
3.3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC THỰC HÀNH BÀI TẬP
3.3.1. Nguyên tắc tổ chức thực hành bài tập
- BT cần gắn với các mục tiêu phát triển năng lực cụ thể.
- BT cần phù hợp với các giai đoạn phát triển năng lực của HS.
- Tùy thuộc chức năng, kiểu dạng BT để có sự lựa chọn phương pháp tổ chức hợp lí.
- Đảm bảo tính hệ thống trong tổ chức thực hành BT.
16
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức giờ học, sử dụng BT đúng thời gian, thời điểm và “liều

lượng”.
3.3.2. Sử dụng bài tập trong giờ Tiếng Việt
Để phát triển năng lực sử dụng từ ngữ ĐN thông qua tổ hợp BT, với định hướng thay đổi
cách tiếp cận về hiện tượng ĐN và những đề xuất xây dựng tư liệu, hệ thống BT cần được cấu
trúc trong những “hình hài” cụ thể của một đơn vị học. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành
phân tích nội dung DH, lựa chọn mô hình phù hợp để thiết kế một số bài học khám phá sự kì
diệu của từ ngữ ĐN. Ở bài 1, chúng tôi lựa chọn các vấn đề cơ bản, trọng tâm nhất của tri thức
về từ ngữ ĐN cần thiết cho việc vận hành lớp từ ngữ này để hình thành nội dung bài học.
Đối với bài thực hành (gồm bài tạo lập và tiếp nhận), có thể cấu trúc BT theo chủ đề
ngôn ngữ (mà không thiết kế theo các hoạt động như “khởi động”, “cơ bản”, “thực hành” ).
BT được kết nối trong những trình tự cụ thể, gắn với những hoạt động vận hành ngôn ngữ cụ
thể. Tính kết nối giữa tiếp nhận và cảm thụ cũng được thể hiện trong mô hình: đọc hiểu – thực
hành ngôn ngữ - sáng tạo. Cách đặt tên cho các hoạt động tiếng Việt cũng được căn cứ vào mục
tiêu phát triển năng lực. (xem phụ lục 4.1, 4.2, 4.3 của luận án).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:
Tính logic trong phát triển năng lực GT qua tổ hợp BT DH từ ngữ ĐN được thể hiện qua
việc xây dựng mô hình năng lực và việc cụ thể hóa bằng graph BT mang tính ứng dụng. Chúng
tôi cũng quán triệt quan điểm Khi xét hoạt động ngôn ngữ như một thể thống nhất giữa GT và
khái quát, không phải chỉ nêu cao khẩu hiệu “dạy lời”, càng không nêu cao khẩu hiệu “dạy
ngôn ngữ” mà phải đi tới nguyên tắc tổng hợp trong phương pháp DH tiếng khi đề xuất BT tìm
hiểu về từ ngữ ĐN bên cạnh việc chú ý đúng mức đến nhóm BT sử dụng từ ngữ ĐN. Trong bối
cảnh đề xuất mở rộng nghiên cứu vấn đề DH từ ngữ ĐN, chúng tôi chủ yếu tác động đến nội
dung DH thông qua tổ hợp BT thuộc các dạng thức, kiểu loại khác nhau. Hệ thống BT đã thiết
kế được cấu trúc theo hướng phân hóa chức năng (phát triển năng lực), đồng thời được tích hợp,
lồng ghép trong một số mô hình thể nghiệm. Những phân tích về nguyên tắc sử dụng BT, việc
ứng dụng và tổ chức thực hành BT trong giờ TV góp phần đưa những thiết kế vào hoạt động
DH ở nhà trường tiểu học, đảm bảo cho BT mang tính ứng dụng có thể phát huy được tác dụng
của nó trong việc chuẩn bị năng lực ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ của HS.
17
Chương 4:

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Các hoạt động TN giúp người nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng, đánh giá thay
đổi của đối tượng và trên cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học về DH từ ngữ ĐN.
4.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Các nội dung cụ thể được lựa chọn để thiết kế kế hoạch DH TN sư phạm gồm:
(1) Tìm hiểu về từ ngữ ĐN: Thể hiện trên giáo án ở Phụ lục 4.1.
(2) Sử dụng từ ngữ ĐN (tích hợp tiếp nhận và tạo lập trên nền một đề tài nhỏ trong chủ
điểm hoạt động bồi dưỡng phẩm chất “yêu quê hương, đất nước” cho HS)
4.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.3.1. Đối tượng thực nghiệm
Sự lựa chọn đối tượng TN căn cứ trên các yếu tố cơ bản: sĩ số, điều kiện DH và trình độ
của GV, HS. Có 24 lớp (tính theo số tiết TN) tham gia TN. Các lớp ĐC có năng lực, trình độ và
điều kiện tương đương.
4.3.2. Thời gian và quy trình thực nghiệm
 Bài 1: Tìm hiểu về từ ngữ ĐN: tháng 8/2013
 Bài 2: Sư kì diệu của từ ngữ ĐN (1): tháng 8, 9/2013
 Bài 3: Sự kì diệu của từ ngữ ĐN (1): tháng 10, 11/2013
4.4. KẾT QUẢ TN SƯ PHẠM
4.4.1. Về mặt định lượng
Đánh giá định lượng được thực hiện thông qua hai bài kiểm tra sau tiết dạy. Kết quả kiểm
tra được đánh giá theo thang điểm 10. Số liệu xử lí trên SPSS cho thấy tỉ lệ % các mức điểm và
thông số về tỉ lệ điểm cao nhất, điểm thấp nhất thể hiện ở các bảng thống kê sau.
Bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra số 1
Bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra số 2
18
Dựa vào bảng, có thể nhận thấy giá trị Kurtosis của 2 nhóm đều nằm trong khoảng -2 đến
2. Điều này chứng tỏ phân phối điểm của 2 nhóm đều là phân phối chuẩn.
Kết quả kiểm định t-test cho thấy có sự khác biệt giữa điểm số 2 nhóm ĐC và TN (t(267)
= 7,33; p < 0,001). Điểm trung bình của nhóm TN (7.01) cao hơn so với nhóm ĐC (5.84). Kết

quả thu được giúp xác lập đồ thị phân phối tần suất tích lũy của nhóm ĐC và TN như sau:
Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của nhóm TN và ĐC ở bài kiểm tra 1
Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của nhóm TN và ĐC ở bài kiểm tra 2
Kết quả kiểm định t-test đối với bài kiểm tra số 2 về năng lực nhận diện, phân loại và sử
dụng từ ngữ ĐN trong kiến tạo câu cũng cho thấy có sự khác biệt giữa điểm số 2 nhóm ĐC và
TN (t(275) = 10,17; p < 0,001). Điểm trung bình của nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC
(TN=7.91 > ĐC=6.47). Nếu ở nhóm ĐC, số HS đạt mức điểm 6 vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất
(43.5%) thì ở nhóm TN, trình độ người học qua kết quả đo nghiệm tập trung nhiều nhất ở mức
điểm 8 (35.5%). So với nhóm ĐC, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi - xuất sắc ở lớp đối chứng cao
hơn rất nhiều. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của nhóm ĐC và TN ở phần này như sau:
19
Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của nhóm TN và ĐC ở bài kiểm tra 1
Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của nhóm TN và ĐC ở bài kiểm tra 1
Với những kết quả thu được từ TN sư phạm, về mặt định lượng, có thể bước đầu khẳng
định tính khả thi, tính hiệu quả của hệ thống BT và mô hình thử nghiệm đã đề xuất trong luận
án.
4.4.2. Về mặt định tính
Cùng với việc đo nghiệm bằng phiếu bài tập, thông qua việc dự các tiết dạy ở lớp ĐC, dạy
TN, các hoạt động ngoại khóa TV, chúng tôi thực hiện đánh giá định tính bằng quan sát, sử
dụng bảng hỏi và phân tích, xử lí thông tin từ sản phẩm ngôn ngữ tạo lập được của HS (trên lớp
và trong các bài kiểm tra). Kết quả thu được từ các hoạt động DH từ ngữ ĐN theo định hướng
phát triển năng lực GT cho HS được nhìn nhận trên các phương diện cơ bản:
- Mức độ hứng thú
- Tính tương tác trong hoạt động tiếp nhận và sử dụng từ ngữ ĐN
- Mức độ lĩnh hội bài học và hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ ĐN
- Thói quen và khả năng vận dụng từ ngữ ĐN trong GT
4.5. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
4.5.1. Kết luận về thực nghiệm sư phạm
- TN sư phạm được tiến hành một cách khoa học, đúng quy trình. Các kế hoạch DH TN có

tác động mạnh mẽ đến việc phát triển năng lực tiếp nhận và tạo lập.
- Kết quả TN được phân tích, xử lí bằng cả phương pháp định tính và định lượng với sự
hỗ trợ của phần mềm SPSS, đảm bảo khách quan, chính xác và độ tin cậy.
20
- Năng lực và kinh nghiệm của GV tham gia dạy TN là một trong những yếu tố giúp cho
việc chuyển tải ý tưởng thiết kế đến với người học một cách chính xác, hiệu quả.
- TN sư phạm là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu, thể nghiệm tư tưởng
DH từ ngữ ĐN theo quan điểm GT. Từ hoạt động TN hay nói cách khác là trải qua những kiểm
nghiệm từ chính thực tiễn DH, thực tiễn tiếp nhận và sáng tạo lời nói của HS, vai trò, chức năng
của từ ngữ ĐN được nhìn nhận rõ ràng hơn.
4.5.2. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Để những thiết kế đi vào thực tiễn cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về yếu tố con người,
trong đó bao gồm các vấn đề nhận thức, trình độ tiếng Việt, khả năng ứng xử các tình huống sư
phạm, tình huống ngôn ngữ
- Khai thác nội dung DH từ ngữ ĐN trên cả bình diện tiếp nhận và tạo lập là một giải pháp
sư phạm bởi lẽ trong hoạt động ngôn ngữ, hai bình diện này luôn có sự giao thoa, tương tác lẫn
nhau.
- Khi các đề xuất đổi mới giáo dục đang đặt những bước chân đầu tiên vào thực tiễn, thiết
kế kế hoạch DH cần chú ý tính linh hoạt, độ mềm dẻo nhằm thỏa mãn tiêu chí về trình độ, tính
chất vùng miền.
- BT DH từ ngữ ĐN trong môn TV theo định hướng phát triển năng lực GT cho HS tiểu
học được thử nghiệm, kiểm chứng đã bước đầu khẳng định tính đúng đắn, tính khả thi, tính hiệu
quả, mặc dù độ khó của một số BT vẫn cần đến sự linh hoạt điều chỉnh của GV trong dạy TN.
Hiện tượng ĐN trong ngôn ngữ luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, nhà
giáo dục. Ở cấp độ từ, sự tương đồng về nghĩa giữa từ và cụm từ cố định (đại diện là thành ngữ)
cũng cần được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng hơn nhằm chứng minh cho sức mạnh trong biểu
đạt của lớp từ vựng kì diệu này. Việc nhìn nhận từ ĐN ở những góc độ khác nhau như đặc trưng
cấu tạo, từ loại cũng là một con đường hứa hẹn nhiều khám phá bất ngờ, thú vị.

21

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
1. KẾT LUẬN
1.1. ĐN là một hiện tượng thú vị trong ngôn ngữ, thể hiện trên nhiều cấp độ và bình diện
khác nhau. Chương trình TV tiểu học đã khai thác những tri thức về các phương tiện ĐN và cụ
thể hóa bằng các bài lí thuyết, thực hành Luyện từ và câu về từ ĐN. Song xuất phát từ thực tiễn
sử dụng từ và định hướng phát triển năng lực GT của HS, luận án đặt vấn đề mở rộng phạm vi
nghiên cứu DH hiện tượng ĐN trên cả từ và ngữ (gọi chung là từ ngữ ĐN). Nghị quyết về Đổi
mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông số 88/2014/QH13 và Đề án Đổi mới chương trình
và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 là cơ sở pháp lí cho những định hướng tiếp cận mới
trong luận án.
1.2. Luận án đã tổng kết những vấn đề cơ bản về GT và việc vận dụng quan điểm GT
vào DH tiếng ở nhà trường phổ thông. Từ những khảo cứu lí luận và thực tiễn về DH tiếng ở
nhà trường phổ thông, chúng tôi cho rằng, DH từ ngữ ĐN cần hướng tới phát triển ở HS tiểu
học các năng lực cơ bản: khả năng hiểu và sử dụng các phương tiện ĐN vào tạo lập, sản sinh
ngôn bản, tiếp nhận ngôn bản Chúng tôi cũng đề xuất các mô hình về năng lực sử dụng từ ngữ
ĐN và graph hệ thống BT tương ứng.
1.3. Luận án đã nghiên cứu để tường minh các khái niệm: từ ngữ ĐN, DH từ ngữ ĐN
theo định hướng phát triển năng lực GT; đồng thời trên cơ sở những công trình của khoa học
phương pháp về DH tiếng Việt và những thiết kế ứng dụng nhằm đa dạng hóa tư liệu DH,
khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hệ thống BT trong việc phát triển năng lực người học.
Kết quả thu được từ khảo sát thực trạng cũng giúp người nghiên cứu xác lập những tiêu chí cơ
bản về các nhóm năng lực cần chú ý phát triển, đặc điểm tiếp nhận, tạo lập của HS để từ đó
hình thành các nguyên tắc xây dựng hệ thống BT DH từ ngữ ĐN.
1.4. Năng lực về từ ngữ ĐN được thể hiện trên hai bình diện: tiếp nhận và tạo lập. Tạo
lập là năng lực có cấu trúc nhiều tầng bậc, trong đó chúng tôi tập trung vào tác động để rèn
luyện thuần thục các kĩ năng cấu trúc và sáng tạo. Trong khi đó, ở “nhánh” tiếp nhận, các năng
lực bộ phận gồm tái hiện, cắt nghĩa, hồi đáp được hiện thực hóa trong một nhóm BT có tính
liên kết cao với quá trình sản sinh ngôn bản. Những đề xuất tác động, điều chỉnh nội dung DH
hiện tượng ĐN qua một tổ hợp BT được cấu trúc theo mô hình tích hợp giữa trục chủ đề ngôn
ngữ (tìm hiểu từ ngữ ĐN, sử dụng từ ngữ ĐN) và trục chủ điểm hoạt động Tiếng Việt (theo các

giai đoạn học tập trên nền chủ điểm nhằm phát triển phẩm chất “yêu quê hương, đất nước”).
Các nguyên tắc để xây dựng BT bao gồm: đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực GT người học
(nguyên tắc GT); đảm bảo nguyên tắc tích hợp giữa dạy tiếng và dạy văn, dạy tạo lập và tiếp
nhận ; chú ý tính vừa sức, phát huy tính tích cực chủ động của HS. Cùng với hệ thống BT đã
xây dựng, luận án nêu ra một số định hướng, nguyên tắc vận dụng vào giờ học TV và những
lưu ý đối với các nhóm, dạng BT cụ thể.
1.5. Phát triển năng lực GT cho HS tiểu học là một định hướng quan trọng trong giáo
dục nói chung, trong DH tiếng nói riêng. Mang những đặc trưng như sự gặp gỡ, tương đồng về
nghĩa; khả năng biểu đạt tinh tế các sắc thái cảm xúc, phong cách , việc dạy học từ ngữ ĐN
chính vì thế càng trở nên hấp dẫn hơn, nhiều màu sắc hơn. TN sư phạm được tiến hành trên ba
bài dạy thiết kế thử nghiệm trên nền một chủ điểm hoạt động TV (tương ứng với 7 tiết), tập
22
trung vào các hoạt động đọc hiểu, thực hành từ ngữ và làm văn. Khả năng tương tác với các tri
thức về từ ngữ ĐN, kĩ năng sử dụng lớp từ kì diệu này (đặc biệt là trong hoạt động tiếp nhận
văn bản nghệ thuật) và sức sáng tạo của HS được bộc lộ rõ nét qua các hoạt động thực hành TV.
HS không chỉ có khả năng huy động, tập hợp từ để lập dãy ĐN mà thông qua hoạt động khám
phá, chiếm lĩnh tri thức, các em còn chứng tỏ khả năng vận hành từ ngữ ĐN gắn với những mục
tiêu, nhiệm vụ khác nhau. Từ ngữ ĐN sống dậy trong các sản phẩm lời nói của HS, tiếp tục tạo
động lực để hình thành thói quen chuyển các đơn vị ngôn ngữ từ trạng thái “tĩnh” sang “động”,
đưa từ vào hoạt động GT.
2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
2.1. Trước những đòi hỏi đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam sau 2015, những
hoạch định mang tính chiến lược cần được đầu tư kĩ lưỡng và đồng bộ, cả về mục tiêu, nội dung
đến phương pháp tổ chức DH. Hiện tượng ĐN nói riêng, các vấn đề về ngôn ngữ học nói chung
cần được chuyển tải một cách linh hoạt, sinh động, cho thấy rõ tính lợi ích trong GT để người
học nhanh chóng nắm bắt, hiểu để sử dụng. DH từ ngữ ĐN là một thể nghiệm, một đề xuất tác
động trước hết đến thiết kế nội dung chương trình, SGK theo hướng tiếp cận năng lực trong giai
đoạn hiện nay. Chúng tôi cho rằng, để những kiến thức ngôn ngữ đến được với người học, nhất
là những HS tiểu học, giúp các em hiểu và “sẵn sàng hành động”, cần tìm thấy điểm vàng cân
bằng giữa khoa học cơ bản và khoa học sư phạm, cần chú ý nhiều hơn đến khả năng vận dụng

trong thực tiễn các phương tiện ngôn ngữ.
2.2. Để định hướng phát triển năng lực đi vào thực tiễn, thực sự tạo nên những chuyển
biến về chất trong năng lực ngôn ngữ, năng lực GT của HS, nội dung DH các lớp từ vựng nói
riêng, DH tiếng nói chung cần quán triệt một cách sâu sắc nguyên tắc “tối giản hóa quá trình
nhận diện, phân loại, phân tích” và “tối ưu hóa quá trình sử dụng”, tiếp tục tìm điểm vàng giữa
hiểu và dùng, giữa năng lực ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ. Chỉ khi nhìn thấy tính lợi
ích trong GT của các lớp từ, nắm bắt được quy tắc sử dụng để lời nói có sức hấp dẫn, thuyết
phục, người học mới hứng thú và sẵn sàng cho hành trình sáng tạo. Bên cạnh đó, những đề xuất
về nội dung, phương pháp DH nhất thiết phải tính đến khả năng vận dụng ở từng đối tượng HS,
từng đơn vị học. Vì sao mô hình DH tiếng mẹ đẻ thành công ở địa phương, HS lớp này lại trở
nên vô giá trị ở địa phương, HS lớp khác; vì sao phương án DH đạt được hiệu quả ở đơn vị
ngôn ngữ này lại thất bại khi áp dụng trên đơn vị ngôn ngữ khác - thiết nghĩ đó là bài toán cho
sự vận động thực sự trong tư duy giáo dục để tránh tình trạng máy móc, áp đặt khi DH tiếng. Từ
ngữ ĐN, với vai trò và giá trị nổi bật trong GT, với những đặc trưng riêng của nó cần được nhìn
nhận, khai thác một cách hợp lí trong DH TV ở tiểu học nhằm phát triển năng lực GT cho HS.
2.3. Việc nghiên cứu các vấn đề lí luận, thực tiễn về từ ngữ ĐN và tổ chức DH lớp từ
ngữ này cần hướng đến mục tiêu hành dụng, nghĩa là đặt đơn vị ngôn ngữ trong trạng thái
“động”. Tổ chức hoạt động nhóm, trò chơi học tập hay ngoại khóa TV; đa dạng hóa kênh thông
tin trong tiếp nhận, mở rộng trường GT để HS cọ xát, tương tác với các tri thức tiếng Việt, với
thành viên trong nhóm, lớp là những hoạt động cần thiết nhằm khơi dậy ở các em khát vọng
khám phá và sáng tạo. Cần đặt HS vào những tình huống ngôn ngữ sinh động để các em chủ
động chiếm lĩnh tri thức, bộc lộ khả năng ngôn ngữ và sức sáng tạo của mình. Năng lực GT của
HS cần phải được phát triển liên tục bằng định hướng hình thành thói quen vận hành ngôn ngữ
(trong đó có từ ngữ ĐN) trong hoạt động nói năng hàng ngày. Thiếu những trải nghiệm thực
23

×