Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Tìm hiểu khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4, 5 trong các bài tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.12 KB, 85 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự quan
tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy
cô trong khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thạc sỹ Lê Bá Miên, người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, kiến thức còn chế nên đề tài
không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của
các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 2012

Sinh viên

TRỊNH THỊ DUNG

Trịnh Thị Dung

1

K34A – Giáo dục Tiểu học


Khóa luận tốt nghiệp


Trịnh Thị Dung

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2

K34A – Giáo dục Tiểu học


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này được thực hiện từ tháng 10/2011 đến tháng 5/2012 tại trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát hiện và
hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4, 5 trong các bài tập đọc ” là kết quả mà tôi
đã trực tiếp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một
số nhà nghiên cứu. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần
tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không
trùng lặp với kết quả của một tác giả nào.

Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 2012

Sinh viên

TRỊNH THỊ DUNG





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1.Lý do chọn đề tài ……………………………………………….............................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 2
3. Mục đích –yêu cầu.............................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
6. Dự kiến cấu trúc của bài viết......................................................................4
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................6
Chương I.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn..........................................................6
I..................................................................................................................Cơ sở
lý luận......................................................................................................6
1.Định nghĩa từ láy......................................................................................6
2. Láy đôi.................................................................................................... 7
2.1. Từ láy toàn bộ …………………………………………………….7
2.2. Từ láy bộ phận………………………………………………….....8
3.Ý nghĩa từ láy…………………………………………………………....9
II. Cơ sở thực tiễn……………………………………….……………….......11
1. Kiến thức về từ láy cung cấp trong sách giáo khoa TiếngViệt……...11
2. Kết quả thống kê từ láy trong sách giáo khoa lớp 4, lớp 5……….....13
Chương II. Miêu tả, phân tích thực trạng về từ láy của học sinh Tiểu học……...15



I. Khả năng nhận diện từ láy……………………………………………….....15
1.1. Khả năng xác định từ láy trong đoạn văn (cho sẵn)…………………...15
1.2. Khả năng xác định từ láy trong đoạn thơ (cho sẵn)……………………18
1.3. Khả năng xác định từ láy trong đoạn truyện (cho sẵn)………………...21
1.4. Khả năng xác định từ láy theo kiểu từ láy (láy âm, láy vần, láy cả âm lẫn vần, láy
tiếng)………………………………………………………………........................24
II.


Khả năng hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh Tiểu học………………………...27
2.1.1 Kết quả khảo sát………………………………………………………..28
2.1.2. Nguyên nhân…………………………………………………………..32
2.1.3. Biện pháp………………………………………………………………32
KẾT LUẬN……………………………………………………………………...34
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………35



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống ngôn từ, từ chính là đơn vị trung tâm và có vai trò đặc biệt
quan trọng. Nói như Nguyễn Kim Thành thì: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ,
có thể tách khỏi những đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là
một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa(từ vựng hoặc ngữ pháp)”(1).
Trở lại với lịch sử ngôn ngữ học ta thấy rằng: Sau khi có hệ thống thanh điệu
xuất (thế kỷ XII) Tiếng Việt gồm những từ đơn âm tiết. Nhưng để đáp lại yêu cầu
biểu đạt khái niệm và biểu cảm, của sự phát triển đời sống con người thì Tiếng
Việt phải tiến hành theo con đường đa âm tiết. Và nhờ hệ thống thanh điệu phong
phú nó được phát triển theo hướng láy từ. Vì vậy phép láy từ đóng vai trò tạo từ
chủ yếu trong giai đoạn này.
Đến thời kỳ toàn thịnh của văn học cổ điển Việt Nam viết bằng tiếng mẹ đẻ
(thế kỷ XVIII) thì hiện tượng láy từ càng nổi bật. Cuốn “Sơ lược lịch sử văn học
Việt Nam” tập 1 cũng nhận định rằng: “Tiếng đệm (từ láy) kể có hàng ngàn trong
một tác phẩm”.
Như vậy, phép láy từ có chức năng quan trọng về mặt tạo từ cơ bản nữa. Tuy
nhiên trong các sáng tác văn học, từ láy vẫn giữ một vị trí quan trọng vì giá trị tu từ
của nó như: Tính chất hình tượng, miêu tả gợi cảm và tính cân đối nhip nhàng. Cái
du dương của âm điệu, tiếng nói của Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, cái thắm thiết

của tình cảm dân tộc trong thơ Tố Hữu được bộc lộ ở những từ láy sinh động là
một bằng chứng hùng hồn.
Đối với học sinh Tiểu học, những kiến thức sơ giản, ban đầu về từ láy được
cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu. Đây là một trong những kiến thức cơ
bản, quan trọng nhằm làm phong phú vốn từ của học sinh. Mà chúng ta đã biết,
vốn từ chính là một trong những bộ phận cấu thành của ngôn ngữ: Cho nên muốn
dạy học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ (ở đây là Tiếng Việt) không thể không đặc biệt
coi trọng việc dạy vốn từ cho các em.



Mặt khác, trong giao tiếp thông thường, cả người phát (nói - viết) và người
nhận (nghe - đọc) đều cần phải nắm được từ, kiểu từ, sử dụng từ một cách chính
xác thì việc giao tiếp mới có hiệu quả. Nhất là đối với học sinh độ tuổi tiểu học,
khi mà vốn từ Tiếng Việt nói chung, vốn từ ngữ nói tiếng ở các em còn hạn chế thì
chúng càng cần được bổ sung, phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp Vì
vậy, từ trước đến nay việc dạy từ cho học sinh luôn được coi là một nhiệm vụ
quan trọng.
Bên cạnh đó, việc cung cấp những kiến thức sơ giản về từ láy còn giúp
cho học sinh hiểu, cảm thụ tốt hơn nội dung một bài văn (trong giờ tập đọc), vận
dụng một cách thích hợp, có hiệu quả trong việc viết văn (trong giờ tập làm văn)
và học tốt các môn học khác.
Vậy hiện trạng khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh tiểu học
ra sao? Trước hiện trạng đó người giáo viên cần đưa ra những phương pháp học
như thế nào cho thích hợp?
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề và qua tìm hiểu thực tế dạy học
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy
của học sinh lớp 4, 5 trong các bài tập đọc”
2. Lịch sử vấn đề
Như đã trình bày ở phần trước thì kiến thức về từ láy là một trong những kiến

thức cơ bản của chương trình ngữ pháp (Luyện từ và câu) nói riêng và Tiếng Việt
nói chung. Tuy nhiên, từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
riêng về khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4, 5. Chúng tôi
chỉ thấy xuất hiện một số bài viết in trên các tạp chí có đề cập đến các vấn đề từ láy
ở tiểu học như:
Lê Phương Nga với bài: “Về khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy được dạy ở
tiểu học” in trên tạp chí Giáo dụcTiểu học (T/C GDTH) số 2 – 1996
Nguyễn Thị Lương với: “Trở lại vấn đề phân biệt từ đơn, từ láy, cụm từ
trong Tiếng Việt” (T/C GDTH) số 5 – 1996
Hà Quang Năng với bài: “Khả năng nhận biết và sử dụng từ láy, từ ghép ở
Tiểu học” (T/C Ngôn ngữ và đời sống) số 10 – 2002



Vì vậy chúng tôi có thể khẳng định đề tài: “Tìm hiểu khả năng phát hiện và
hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4, 5 trong các bài tập đọc” là một đề tài
hết sức mới mẻ và có khả năng khơi nguồn cho nhiều cây bút.
3. Mục đích và yêu cầu
-

Mục đích:

Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích sau:
- Tìm hiểu thực tế khả năng xác định từ láy của học sinh tiểu học. Trên cơ sở đó
nhận định đúng thực trạng đối tượng học sinh thuộc khối lớp khác nhau
- Phân loại được từng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học phù hợp giúp
học sinh xác định đúng từ loại tiếng Việt.
-

Yêu cầu:

Để đạt được mục đích trên, người viết cần đảm bảo yêu cầu sau:
+ Nắm vững cơ sở lí luận của đề tài (thế nào là từ láy, phân loại từ láy, nghĩa
của từ láy); cơ sở thực tiễn (kiến thức từ láy được dạy ở khối lớp nào, trong
phân môn chương trình nào?)
+ Tiến hành việc điều tra, thống kê, miêu tả, phân loại về khả năng nhận biết
và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh tiểu học
+ Đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao sự phát hiện và hiểu ý nghĩa
từ láy của học sinh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Tìm hiểu khả năng phát hiện và
hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh”.
Phạm vi nghiên cứu:


Tìm hiểu khả năng phát hiện và hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh lớp 4,5
trong các bài tập đọc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
1. Đọc và tra cứu tài liệu.
2. Điều tra thống kê tư liệu thực.
3. Mô tả, phân loại và so sánh tư liệu.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Quá trình nghiên cứu đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
1. Đọc lý thuyết có liên quan tới đề tài.
2. Thống kê tư liệu điều tra được.
3. Xử lý tư liệu điều tra bằng các biện pháp: phân tích, phân loại và so sánh
6. Dự kiến cấu trúc của bài

viết Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu



5. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu
6. Dự kiến cấu trúc bài viết Phần
nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
Chương 2: Miêu tả, phân tích thực trạng về từ láy của học sinh Tiểu
học
I.Khả năng nhận diện từ láy
II. Khả năng hiểu ý nghĩa từ láy của học sinh Tiểu học
Kết luận chung
Tài liệu tham khảo

Trịnh Thị Dung

10

K34A – Giáo dục Tiểu học



Trịnh Thị Dung

10

K34A – Giáo dục Tiểu học


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Định nghĩa từ láy
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu : ‘‘Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc tức biến thanh, là quy tắc thanh
điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và
nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có
nghĩa”.
Căn cứ vào số lượng âm tiết có trong từ láy người ta chia từ láy thành 3 loại:
láy đôi, láy ba, láy tư.
Mô hình cấu tạo của từ láy:
Phương thức láy tác động lần đầu vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ cho ta các
từ láy đôi (từ láy hai âm tiết).
Thí dụ: Phương thức láy
Đẹp
Xinh

Đẹp đẽ
Xinh xắn


Tiếp đó phương thức láy có thể tác động lần thứ hai vào vào một từ láy đôi để
cho các từ láy tư (từ láy bốn âm tiết).
Thí dụ:
Phương thức láy lần thứ nhất

Phương thức láy lần thứ hai

Khểnh

Khấp khểnh

Khấp kha khấp khểnh

Nham

Nham nhở

Nham nham nhở nhở

Trịnh Thị Dung

20

K34A – Giáo dục Tiểu học


Trịnh Thị Dung

21


K34A – Giáo dục Tiểu học


Hoặc phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một lần vào một đơn vị
hai âm tiết cho các từ láy từ. Nhưng các từ láy tư này khác các từ láy chân chính.
Ở trên ở chỗ nó chỉ chịu tác động láy có một lần.
Thí dụ: Phương thức láy
Quần áo

Quần quần áo áo

Sách vở

Sách sách vở vở

Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị một âm tiết
cho ta từ láy ba (từ láy ba âm tiết).
Thí dụ: Phương thức láy
Sạch

Sạch sành sanh

Dưng

Dửng dừng dưng

Trong Tiếng Việt, các từ láy ba và láy tư chiếm số lượng rất ít vì vậy đề tài chỉ
đi tìm hiểu kỹ về các từ láy đôi.
2. Láy đôi
Từ láy đôi là những từ có hai âm tiết. Đây là loại từ điển hình của Tiếng Việt

Dựa vào cái được giữ lại trong âm tiết của hình vị cơ sở, có thể chia từ láy đôi
thành hai loại: láy toàn bộ và láy bộ phận.
2.1. Từ láy toàn bộ
Từ láy toàn bộ là từ láy mà toàn bộ âm tiết của hình vị cơ sở được giữ lại.
Thí dụ:
Đêm
Vàng

Đêm đêm
Vàng vàng

Xanh

Xanh xanh

Xinh

Xinh xinh



Trong kiểu láy này có hai biến thể.
Nhóm biến thanh:
Nếu hình vị gốc là thanh trắc thì khi láy lại sẽ biến thành thanh bằng theo
nguyên tắc cùng nhóm âm vực.
Thí dụ:
Tối
Tối tăm
Nhỏ
Nho nhỏ

Nhóm biến đổi âm cuối
Phụ âm cuối sẽ biến đổi theo nguyên tắc

-P

-m

-t

n

- k (ch)

ng, (- nh)

Như:
Đẹp

Đèm Đẹp

Tốt

Tôn tốt

Ác

Ang ác

Ách


Anh ách

2.2. Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ láy mà bộ phận âm tiết của hình vị cơ sở được giữ
lại. Trong đó có.



×