Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

GIÁO án TÍCH hợp môn giáo dục công dân lớp 7 bài 5 yêu THƯƠNG CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.36 KB, 29 trang )

Trường THCS Hàn Thuyên với cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp"

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

- Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Lương Tài
- Trường: THCS Hàn Thuyên.
- Địa chỉ: Thị trấn Thứa – Lương Tài – Bắc Ninh
- Điện thoại:
- Email:
- Họ và tên giáo viên: Ngô Phú Thăng
Điện thoại: 0975178197.
Email:

1


Phụ lục III
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC
1. Tên dự án dạy học:
Tiết 4 + 5: Bài 5
YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
(Môn: Giáo dục công dân lớp 7)
2. Mục tiêu dạy học
A. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là yêu thương con người
- Nêu được những biểu hiện của lòng yêu thương con người
- Hiểu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người
B. Kỹ năng:
Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng
những việc làm cụ thể


C. Thái độ:
Quan tâm đến mọi người xung quanh; không đồng tình với thái độ thờ
ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.
3. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
Số lượng: 38 em.
Số lớp thực hiện: 1.
Khối lớp: 7.
Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết Giáo dục Công dân lớp 7 đồng thời
giảng dạy luôn đối với học sinh lớp 7 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình
thực hiện.

2


+ Các em là học sinh lớp 7 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương
trình THCS được hơn một năm. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước
những đổi
mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã
áp dụng trong quá trình giảng dạy.
4. Ý nghĩa của dự án
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các
môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm
hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm
chắc kiến thức môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức
các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống,
các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi
trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Giáo dục
Công dân 7.

Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải
quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn
về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm
được thế nào là lòng yêu thương con người; các biểu hiện của lòng yêu
thương con người; ý nghĩa của lòng yêu thương con người. Phân biệt được
các hành vi thể hiện lòng yêu thương con người và những hành vi độc ác với
con người; Biết lập kế hoạch rèn luyện những hạn chế của bản thân trong
việc thể hiện lòng yêu thương con người ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Từ các
kiến thức liên môn đã được tích hợp trong dự án.

3


Trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những
vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động
hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và
được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt
hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
a, Giáo Viên:
- Tranh ảnh biểu hiện lòng yêu thương con người và hành vi thiếu
tình yêu thương với con người.
- Câu chuyện cảm động về lòng yêu thương con người
- Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Phần cứng ( Máy
tính kết nối mạng intrnet; Máy chiếu projecter)

b, Học Sinh:
- Những câu chuyện hay về mối quan hệ giữa người với người.
- Những tấm gương có lòng yêu thương con người trong trường, lớp
hoặc sưu tầm.
- Sưu tầm bài thơ, bài hát về Bác Hồ, các câu ca dao, tục ngữ, danh
ngôn về lòng yêu thương con người.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
a) Ổn định tổ chức.
b) Kiểm tra bài cũ ( Hoặc kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh).
c) Tổ chức các hoạt động dạy học
Kết nối: GV nêu yêu cầu định hướng bài học:
Một truyền thống nhân văn nổi bật của dân tộc ta là: “Thương
người như thể thương thân”. Thật vậy: Người thầy thuốc hết lòng chăm sóc,
cứu chữa cho bệnh nhân; thầy giáo, cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang giáo
án để dạy học sinh nên người. Thấy người gặp khó khăn hoạn nạn, yếu đuối

4


ta động viên, an ủi, giúp đở... Truyền thống đạo lý đó thể hiện lòng yêu
thương con người. Đó chính là chủ đề của tiết học hôm nay.
Bài mới: (Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử
Powerpoint)
Bài học được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút).
Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn
HS tìm hiểu như sau:
+ Mục I: Hình thành khái niệm tôn trọng người khác.
Để giúp HS hình thành khái niệm lòng yêu thương con người, GV cho
HS đọc câu chuyện “ Bác hồ đến thăm người nghèo” trong phần TRUYỆN
ĐỌC ( SGK trang 15), sử dụng phương pháp vấn đáp, kĩ thuật động não,

giao nhiệm vụ, yêu cầu HS kết hợp nhớ lại các kiến thức đã được học về tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh và các kiến thức đã học ở môn Ngữ văn, âm
nhạc và kiến thức thực tiễn do học sinh tự tìm hiểu.
Mục nà tích hợp: Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, âm nhạc, ngữ văn.
+ Mục II: Tìm những biểu hiện lòng yêu thương con người và không
yêu thương con người.
Các phương pháp dạy học được sử dụng: quan sát, phân tích, trò chơi, vấn
đáp.
Các kĩ thuật dạy học được áp dụng: động não, giao nhiệm vụ.
Để giúp tìm và phân biệt được những biểu hiện lòng yêu thương con
người và không yêu thương con người. GV cho HS xem một số hình ảnh
biểu hiện lòng yêu thương con người và không yêu thương con người. Sau
đó yêu cầu học sinh nhận biết và phân biệt được đâu là hành vi đúng, sai.
Khi học sinh phân biệt được một số hình ảnh GV tổ chức chơi trò chơi “
Tiếp sức” để các em liệt kê ra được những biểu hiện lòng yêu thương con
người và không yêu thương con người trong cuộc sống hàng ngày ở gia
đình, nhà trường và ngoài xã hội.
Mục này cần tích hợp các kiến thức về Ngữ văn, môi trường, xã hội.
5


+ Mục III: Tìm hiểu vì sao cần phải yêu thương con người.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng: vấn đáp, động não,
tư duy phê phán.
Để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người,
GV cho học sinh tự liên hệ bản thân mình xem đã lòng yêu thương con
người hay chưa và nêu lợi ích cũng như tác hại.
GV hướng dẫn học sinh liên hệ kiến thức môn lịch sử, vốn sống thực tế
hiện nay ở trường, lớp hoặc mình sưu tầm được nêu ý nghĩa của việc làm thể
hiện sự yêu thương con người .

Từ đó các em rút ra được ý nghĩa của lòng yêu thương con người đối
với mỗi cá nhân và xã hội.
Mục này cần tích hợp các kiến thức lịch sử, xã hội để hình thành kiến
thức và rèn luyện kĩ năng.
+ Mục IV: Rèn luyện lòng yêu thương con người.
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được vận dụng ở mục này: Động não,
nhiên cứu trường hợp điển hình, kĩ thuật trình bày một phút, giao nhiệm vụ.
Phần này, GV cho học sinh đọc một câu chuyện không có chủ đề sau
đó yêu cầu học sinh đặt tên cho câu chuyện , phân tích và rút ra được bài
học cho bản thân qua câu chuyện đó và đề ra các biện pháp rèn luyện để có
phẩm chất yêu thương con người.
Mục này cần tích hợp các kiến thức ngữ văn, xã hội để hình thành
kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
+ Mục V: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được vận dụng ở mục này: luyện
tập, thảo luận, vấn đáp, nhóm, quan sát, động não, tia chớp.
Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa cần giải quyết, GV cho HS làm
thêm bài tập trò chơi “ Viết tiếp kịch bản cho một đoạn vi deo” để khắc sâu
kiến thức, và lập bản đồ tư duy để khái quát hóa nội dung bài học.
Mục này tích hợp kiến thức xã hội, văn học nghệ thuật.
6


7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút.
Câu hỏi 1: Em hãy nêu 4 lòng yêu thương con người và 4 biểu hiện
thiếu lòng yêu thương con người của em và các bạn trong trường?
Câu hỏi 2: Lòng yêu thương con người được thể hiện ở nhiều mặt khác
nhau với nhiều đối tượng khác nhau: Với người lớn tuổi hơn mình, với phụ
nữ, với người già, người tàn tật, người lao động, em nhỏ… và trong các mối

quan hệ khác nhau: Trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội… Em suy
nghĩ bản thân có thiếu sót gì thường vấp phải trong việc thể hiện lòng yêu
thương con người ? Em định sửa chữa như thế nào?
Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:
Câu 1
Biểu hiện Yêu thương con người
Yêu thương, quan tâm chăm sóc ông bà
Hi sinh thân mình để cứu bạn khỏi chết đuối
Nhường chỗ cho người già trên xe buýt
Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện
Câu 2:

Không yêu thương con người
Thờ ơ với nỗi bất hạnh của bạn
Bắt nạt em nhỏ
Cái lời ông bà, cha mẹ
Thô lỗ, bạo lực với bạn bè

- Học sinh có thể nêu những thiếu sót, khuyết điểm của bản thân trong mối
quan hệ với người khác như: Cãi lời ông bà, cha mẹ; Không quan tâm giúp đỡ
bạn bè khi các bạn gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày;Chưa nhường nhịn
em nhỏ; ...
- HS nêu được một số biện pháp khắc phục những hạn chế đó như:
Quan tâm đến nhu cầu, điều mong muốn, ích lợi của mọi người xung quanh;
có thái độ phản đối và ngăn chặn trước thái độ thờ ơ và hành vi độc ác đối
với con người như lảng tránh trước đau khổ của người khác, làm cho người
khác phải đau khổ...

7



8. Các sản phẩm của học sinh
+ 12. học sinh đạt: 9.
+ 15. học sinh đạt: 8.
+ 8. học sinh đạt: 7.
+ 3. học sinh đạt: 6.
Lương Tài, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Người thực hiện dự án

Ngô Phú Thăng

8


9. Giáo án chi tiết.
TIẾT 4 + 5
YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
A. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là yêu thương con người
- Nêu được những biểu hiện của lòng yêu thương con người
- Hiểu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người
B. Kỹ năng:
Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng
những việc làm cụ thể
C. Thái độ:
Quan tâm đến mọi người xung quanh; không đồng tình với thái độ thờ
ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về lòng yêu thương con người
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi thiếu lòng yêu

thương con người
- Kĩ năng tư duy sáng tạo về việc xây dựng kịch bản cho đoạn vi deo.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong học tập cũng như cuộc sống.
III. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực:
Đàm thoại
Động não.
Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
Thảo luận nhóm.
Xử lý tình huống...
Trò chơi

9


IV. Chuẩn bị:
a, Giáo Viên:
- Tranh ảnh biểu hiện lòng yêu thương con người và hành vi thiếu
tình yêu thương với con người.
- Câu chuyện cảm động về lòng yêu thương con người
- Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Máy tính kết
nối mạng intrnet; Máy chiếu projecter; âm thanh…
b, Học Sinh:
- Những câu chuyện hay về mối quan hệ giữa người với người.
- Những tấm gương có lòng yêu thương con người trong trường, lớp
hoặc sưu tầm
- Sưu tầm bài thơ, bài hát về Bác Hồ, các câu ca dao, tục ngữ, danh
ngôn về lòng yêu thương con người.
V. Tiến trình bài dạy.
1. Khám phá:
Một truyền thống nhân văn nổi bật của dân tộc ta là: “Thương

người như thể thương thân”. Thật vậy: Người thầy thuốc hết lòng chăm
sóc, cứu chữa bệnh nhân, thầy giáo, cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang
giáo án để dạy học sinh nên người. Thấy người gặp khó khăn hoạn nạn,
yếu đuối ta động viên, an ủi, giúp đở... Truyền thống đạo lý đó thể hiện
lòng yêu thương con người. Đó chính là chủ đề của tiết học hôm nay.
GV: Ghi đầu bài lên bảng.
2. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm lòng yêu thương con người.
- Mục tiêu:
+ Học sinh phân tích phần TRUYỆN ĐỌC ( SGK trang 15): Nhận xét về
hành vi, việc làm và thái độ của các nhân vật, kết luận được sự đúng, sai và giải
thích.
10


+ Rút ra được bài học cho bản thân trong quan hệ với mọi người và rút
ra được khái niệm thế nào là lòng yêu thương con người.
- Rèn luyện kỹ năng: Giao tiếp, xử lý tình huống.
- Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nghiên cứu trường hợp điển
hình và môn âm nhạc, văn học.
* Cách tiến hành:

I. Truyện đọc.

- GV gọi 2 HS đọc câu chuyện “ Bác Hồ đến “ Bác Hồ đến thăm người
thăm người nghèo”

nghèo”


? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín thời gian
nào? Hoàn cảnh gia đình chị như thế nào?

- Chồng chị mất, có 3 con nhỏ,

- Tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962).

con lớn vừa đi học, vừa trông

- Chồng chị mất, có 3 con nhỏ, con lớn vừa đi em, bán rau, bán lạc rang.
học, vừa trông em, bán rau, bán lạc rang.
? Bác Hồ đã có những cử chỉ, hành động gì khi
đến thăm gia đình chị Chín ?
- Âu yếm đến bên các cháu xoa đầu, trao quà tết,
hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị.
? Khi biết hoàn cảnh gia đình chị Chín Bác đã
làm gì?
- Bác đăm chiêu suy nghĩ, đề xuất với lãnh đạo
thành phố quan tâm đến chị và những người
gặp khó khăn.
? Em có nhận xét gì về những việc làm của Bác
qua câu truyện trên?
- Việc làm của Bác thể hiện sự quan tâm, thông
cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó
khăn.
? Thái độ của chị đối với Bác Hồ như thế nào?
- Xúc động rơm rớm nước mắt.
11



? Những suy nghĩ và hành động của Bác thể
hiện đức tính gì?

=> Chúng ta phải biết quan tâm

- Bác có lòng yêu thương mọi người.

chia sẻ, giúp đỡ, làm những điều

? Em hãy kể một câu chuyện, đọc một bài thơ tốt đẹp cho người khác. Luôn
hoặc hát một bài hát nói đến lòng yêu thương yêu quý mọi người dù người đó
con người của Bác?
là thân quen hay xa lạ.
GV: Định hướng cho học sinh đọc bài thơ “ II. Nội dung bài học.
Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh 1. Khái niệm.
Huệ.
Chếu vi deo bài hát: “ Bác Hồ một tinh yêu
bao la” tác giả Thuận Yến.
+ CH: Em có suy nghĩ gì khi nghe nội dung
bài hát?
GV: Sinh thời Bác luôn dành tình yêu thương
cho tất cả mọi người. Bác quan tâm, chăm sóc
từng em nhỏ đến người già, người chiến sĩ,
người dân công, cảm thông giúp đỡ người khó
khăn.
+ CH: Vậy trong cuộc sống chúng ta cần phải - Yêu thương con người là quan
làm gì để thể hiện lòng yêu thương con người? tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt
? Qua việc phân tích truyện đọc và bài học cho đẹp cho người khác nhất là
bản thân em hiểu thế nào là lòng yêu thương những người gặp khó khăn,

con người?

hoạn nạn.
- Lòng yêu thương con người
bắt nguồn từ sự cảm thông, đau

? Theo em, lòng yêu thương con người xuất xót trước những khó khăn, đau
phát từ đâu?
khổ của người khác, mong uốn
HS phát biểu ý kiến
đem lại niềm vui, hạnh phúc cho
GV nhận xét và rút ra kết luận

họ.

12


Hoạt động 2: Tìm những biểu hiện lòng yêu thương con người và không yêu
thương con người.
- Mục tiêu: Học sinh nêu được những biểu hiện lòng yêu thương con người và không
yêu thương con người trong cuộc sống hàng ngày.
- Rèn luyện các kĩ năng sống: Xử lí thông tin; tư duy phê phán; xác định giá trị, kĩ
năng hợp tác nhóm.
- Tích hợp kiến thức về môi trường và kiến thức xã hội
*Cách tiến hành:
II. Nội dung bài học.
- GV cho HS quan sát một số bức ảnh:
2. Biểu hiện của lòng yêu
- CH: Em hãy nêu nội dung và nhận xét bức ảnh đã thương con người

quan sát?
- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm,
- GV tổ chức chơi trò chơi “ Tiếp sức”
chia sẻ những khó khăn, bất
+ Giáo viên phổ biến luật chơi.
hạnh của người khác.
+ Các đội chơi thực hiện trò chơi.
- Dìu dắt nâng đỡ những người
+ HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá chuẩn kiến gặp lỗi lầm, giúp đỡ họ tìm ra
thức.
con đường đúng.
- Biết hi sinh quyề lợi của bản
Hành vi
Yêu
Không có lòng
thương con
yêu thương
thân cho người khác.
người
con người
Địa điểm
Quan tâm, Cãi lời cha mẹ,
chăm sóc, không
biết
Gia đình
giúp đỡ ông nhường nhịn
bà,
cha em nhỏ…
mẹ….
Giúp đỡ bạn Chê bạn nhà


hoàn nghèo, bắt nạt
Lớp, trường
cảnh
khó bạn bè,em nhỏ
khăn
Ủng
hộ Không giúp đỡ
dồng bào bị người đi đường
thiên
tai, bị tai nạn, làm
Ngoài xã hội
nạn
nhân ô nghiễm môi
chất độc da trường.
cam.
13


Hoạt động 3: Tìm hiểu vì sao cần phải yêu thương con người.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của sự yêu thương con người đối
với bản thân và các mối quan hệ xã hội.
- Rèn luyện các kĩ năng sống: Xử lí thông tin; tư duy phê phán, tự đánh giá.
- Tích hợp kiến thức lịch sử, văn học, pháp luật nước CHXH CN Việt Nam
* Cách tiến hành:
II. Nội dung bài học.
CH. Em hãy tự liên hệ bản thân mình đã là

3. Ý nghĩa của lòng yêu


người biết yêu thương con người chưa? Nêu

thương con người

một biểu hiện cụ thể?
GV cho một số hs tự nhận xét đánh giá bản thân
qua trò chơi “ Cứ nói đi”
HS khác nhận sét, GV chuẩn kiến thức.
? Trong lịch sử dân tộc ta, em hãy cho biết một
sự kiện thể hiện lòng yêu thương con người của
cả dân tộc được Bác Hồ phát động?
GV:

* Sau Cách mạng tháng Tám thành

công, chính quyền mới, nhà nước non trẻ phải

+ Với cá nhân: Tình yêu

đối diện với những “kẻ thù” đó là giặc đói, giặc

thương giúp con người có

dốt, ngân khố trống rỗng, thù trong giăc

thêm sức mạnh vượt qua

ngoài…

khó khăn, gian khổ trong


3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra 6

cuộc sống; được mọi người

vấn đề cấp bách, trong đó theo Người quan

yêu quý, kính trọng

trọng nhất là: “phát động phong trào tăng gia

+ Với xã hội: Yêu thương

sản xuất để chống nạn đói, mở ngay một cuộc

con người là truyền thống

lạc quyên gạo để giúp đỡ người nghèo”.

quý báu của dân tộc ta, cần

* Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch

được giữ gìn và phát huy.

Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và các đoàn

Lòng yêu thương con người

thể cứu đói đã vận động tổ chức lạc quyên, tổ


góp phần làm cho xã hội
lành mạnh, trong sáng.
14


chức “ngày đồng tâm” nhịn ăn lập “hũ gạo
cứu đói”…
? Ngày nay đất nước được ấm no, hạnh phúc và
hòa bình nhưng chúng ta vẫn còn có những nơi
và những người cần sự giúp đỡ, chia sẻ. Em hãy
kể một số tâm gương sáng về tấm lòng yêu
thương con người trong xã hội hiện nay?
GV: Giới thiệu tấm gương:
- Cậu học trò nghèo Nguyên Văn Phong

Trường THPT Nguyễn Đức Mậu (xã Sơn
Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An) 5 năm cõng bạn
Lê Xuân Tú tới trường.
- Chị Lý Kim Thịnh (Phú Yên) đã 25 năm âm
thầm công việc mà xã hội đề cao tấm lòng nhân
ái. Với hơn 40 lần cho máu chị đã cứu được
nhiều người.
- Anh Nguyễn Văn Hiệp (Tiên Lãng – Hải
Phòng) đã dũng cảm hy sinh để cứu đồng đội
mình khỏi bị chết đuối trong khi làm nhiệm vụ.
Anh được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm”.
=> Lòng yêu thương con người của nhân dân
ta đã tồn tại từ ngàn đời nay và đã trở thành

một truyền thống quý báu của dân tộc.
? Em hãy cho biết lòng yêu thương con người
của nhân dân ta còn phù hợp với quy định nào
của pháp luật mà các em đã được học trong
chương trình GDCD lớp 6?

15


=> Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
?Em hãy nêu lợi ích của lòng yêu thương con
người?
=> Nêu ý nghĩa của lòng yêu thương con người
HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 4: Rèn luyện lòng yêu thương con người.
- Mục tiêu: Học sinh rút ra được các biện pháp rèn luyện để có lòng yêu thương
con người
- Rèn luyện các kỹ năng sống: Ra quyết định; tư duy phê phán; kiểm soát cảm
xúc.
- Mục này cần tích hợp các kiến thức ngữ văn, xã hội để hình thành kiến thức và
rèn luyện kĩ năng.
* Cách tiến hành:

II. Nội dung bài học.

CH. Dựa vào kiến thức, kỹ năng bộ môn văn

4. Rèn luyện lòng yêu


học và kiến thức xã hội, em hãy đọc câu truyện

thương con người.

sau( GV chiếu câu chuyện trên powerpoint và
cho biết:
? Chi tiết nào trong câu chuyện mà em thấy
thích nhất? Giải thích tại sao?
? Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên cho đúng
ý nghĩa của nó.

+ Biết thể hiện lòng yêu

? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho

thương con người trong

bản thân về lòng yêu thương con người ?

cuộc sống hàn ngày bằng

CH. Em cần phải làm gì và làm như thế nào để

những việc làm cụ thể: Yêu

mình trở thành người có lòng yêu thương con

thương, quan tâm, chăm sóc

người?


cha mẹ và người thân; gần
gũi, chu đáo với mọi người;
không làm điều ác; Tích cực

16


tham gia các hoạt động từ
thiện.
+ Lên án, phê phán những
việc làm xấu co hại cho con
người.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học và khả năng tư duy sáng tạo
để giải quyết chính xác hợp lí một số loại câu hỏi và bài tập theo yêu cầu:
- Rèn luyện kỹ năng sống: Phân tích và xử lí thông tin; tư duy sáng tạo, tư duy
phê phán; lập kế hoạch, hợp tác và đảm nhận trách nhiệm.
- Mục này tích hợp kiến thức xã hội, văn học, nghệ thuật.

17


*Cách tiến hành:
1. Bài tập SGK

Em hãy nhận xét về những hành vi sau:
1. Mẹ bạn Hải bị ốm, Nam biết tin liền rủ các
bạn cùng lớp đến thăm và chăm sóc.
2. Bé Thuý ở nhà một mình chẳng may bị

ngã, Long ở gần nhà thấy vậy đã sang băng
bó vết thương và mời thầy thuốc khám cho
em.
3. Vân bị ốm một tuần, cả lớp cử Hạnh chép
bài và giảng bài cho Vân nhưng Hạnh từ
chối vì Võn không phải là bạn thân của
Hạnh.
4. Trung hỏi vay tiền Hồng để đi chơi điện
tử, Hồng không cho vay và khuyên Trung
không nên chơi điện tử
2. Ca dao, tục ngữ, danh ngôn:

+ Trong các câu tục ngữ sau đây, câu nào
nói về lòng thương người?
a. Thương người như thể thương thân.
b. Lá lành đựm lá rách.
c. Một sự nhịn, chín sự lành.
d. Chia ngọt, sẻ bùi.
e. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
GV: Nhận xét, hướng dẫn giải thích vì sao
câu c, e là không nói về lòng yêu thương
con người.
+ Em hãy đọc các câu ca dao, danh ngôn
nói về lòng yêu thương con người đã chuẩn
bị ở nhà?

III. Luyện tập, giải quyết
tình huống.
1. Bài tập SGK, trang 16,


17
Đáp án:
- Hành vi của Nam, Long
và Hồng là thể hiện lòng
yêu thương con người.
- Hành vi của bạn Hạnh
là không có lòng yêu
thương con người. Lòng
yêu thương con người là
không được phân biệt đối
xử.

+ Tục ngữ:

- Thương người như thể
thương thân.
- Lá lành đùm lá rách.
- Chia ngọt, sẻ bùi
- Một con ngựa đau, cả
tàu bỏ cỏ.

+ Ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải
thương nhau cùng.
18


4. Củng cố: Em hãy lập bản đồ tư duy khái quát lại các nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học thuộc nội dung bài, làm các bài tập còn lại.

Xem trước bài 6 “ Tôn sư trọng đạo”
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Tư liệu tham khảo cho hoạt động 1 ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi!

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn.
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh. ( Minh Huệ)

19


20


Đêm nay Bác không ngủ

Bác Hồ cùng thiếu nhi, chiến sĩ và nhân dân

21


2. Tư liệu tham khảo cho hoạt động 2


Sinh viên tình nguyện dạy chữ cho trẻ em vùng cao

Quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai

22


Tội ác của chiến tranh

Gây ô nhiễm môi trường

23


3. Tư liệu tham khảo cho hoạt động 3
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới, nhà nước
non trẻ phải đối diện với những “kẻ thù” đó là giặc đói, giặc dốt, ngân
khố trống rỗng, thù trong giăc ngoài… tất cả đều đe dọa đến sự tồn vong
của đất nước, hơn lúc nào hết cần sự chung tay của cả dân tộc. Nhiều
phong trào, nhiều chương trình được đưa ra nhằm giải quyết những vấn
đề bức xúc nhất của đất nước thời bấy giờ. Bằng nhiều chính sách và
biện pháp, trong đó có sự đồng tâm của cả dân tộc - chính là sức mạnh
của lòng dân, những khó khăn đã được từng bước giải quyết.

Hũ gạo cứu đói năm 1945

24



Nhân dân Hà Nội mít tinh tại Nhà Hát Lớn trong tuần lễ cứu đói
tháng 11/1945

Các gia đình tư sản Hà Nội quyên góp trong “Tuần lễ Vàng” năm 1945

Cậu học trò nghèo 5 năm cõng bạn đến trường
25


×