Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm sữa chua yến sào fucoidan tại nhà máy thực phẩm cao cấp yến sào công ty yến sào khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TÔN NỮ NGỌC CHÂU

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CHO SẢN PHẨM SỮA CHUA
YẾN SÀO FUCOIDAN TẠI NHÀ MÁY THỰC PHẨM CAO CẤP CÔNG TY YẾN SÀO KHÁNH HÕA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TÔN NỮ NGỌC CHÂU

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CHO SẢN PHẨM SỮA CHUA
YẾN SÀO FUCOIDAN TẠI NHÀ MÁY THỰC PHẨM CAO CẤP
CÔNG TY YẾN SÀO KHÁNH HÕA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102

Quyết định giao đề tài:



54/QĐ-ĐHNT ngày 20/1/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

696/QĐ-ĐHNT ngày 07/8/2017

Ngày bảo vệ:

22/8/2017

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. NGUYỄN VĂN NGỌC
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho sản
phẩm sữa chua yến sào Fucoidan tại Nhà máy Thực phẩm Cao cấp - Công ty Yến
sào Khánh Hòa.”, là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chƣa từng công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Các thông tin, dữ liệu
đƣợc thu thập, sử dụng hoặc trích dẫn đều là những tài liệu đã đƣợc công bố hoặc đƣợc
nguồn cung cấp cho phép sử dụng, đảm bảo trung thực và chính xác.
Khánh Hòa, tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn


Tôn Nữ Ngọc Châu

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của quý
phòng ban, Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi đƣợc hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của TS.
Nguyễn Thị Trâm Anh đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
TS. Nguyễn Thị Trâm Anh đã rất tâm huyết, nhiệt tình ủng hộ, động viên,
khuyến khích và tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Công ty Yến
sào Khánh Hòa, Ban Giám đốc Nhà máy Thực phẩm Cao cấp, các anh, các chị, các em
trong toàn công ty, nhà máy, các đối tác, khách hàng cũng nhƣ bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn

Tôn Nữ Ngọc Châu

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv

MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC H NH ....................................................................................................... ix
DANH MỤC SƠ Đ ...................................................................................................... ix
TR CH YẾU LU N V N ............................................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG ................................................................................................................... 6
1.1 Lịch sử ra đời của chuỗi cung ứng (SC - Supply chain) và quản trị chuỗi cung ứng
(SCM - Supply chain management) ................................................................................ 6
1.1.1 Lịch sử ra đời .......................................................................................................... 6
1.1.2 Các khái niệm của chuỗi cung ứng......................................................................... 8
1.1.3 Các khái niệm của quản trị chuỗi cung ứng ......................................................... 12
1.1.4 Phân biệt giữa chuỗi cung ứng và hậu cần (Logistics) ......................................... 12
1.1.5 Cấu trúc và thành phần của chuỗi cung ứng......................................................... 14
1.1.6 Các mô hình chuỗi cung ứng ................................................................................ 17
1.2 Quy trình chuỗi cung ứng ........................................................................................ 23
1.3 Tầm quan trọng và lợi ích của chuỗi cung ứng ....................................................... 25
1.4 Mục tiêu của chuỗi cung ứng .................................................................................. 26
1.5 Hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng ............................ 27
1.5.1 Dịch vụ khách hàng .............................................................................................. 27
1.5.2 Hiệu quả hoạt động nội bộ.................................................................................... 28
1.5.3 Khả năng phản ứng linh hoạt trƣớc các biến động của cầu .................................. 29
1.5.4 Phát triển sản phẩm .............................................................................................. 30
1.5.5 Chi phí chuỗi cung ứng ........................................................................................ 30
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 30
v



CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SỮA CHUA YẾN
SÀO FUCOIDAN TẠI NHÀ MÁY THỰC PHẨM CAO CẤP SANEST FOODS, GIAI
ĐOẠN 2014-2016........................................................................................................... 32
2.1 Giới thiệu về Nhà máy Thực phẩm Cao cấp ........................................................... 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................ 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 36
2.1.3 Các loại sản phẩm và công dụng .......................................................................... 39
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy 2014-2016 ........................ 41
2.2 Phân tích chuỗi cung ứng cho sản phẩm Sữa chua yến sào Fucoidan tại Nhà máy
Thực phẩm Cao cấp - Sanest Foods giai đoạn 2014-2016 ............................................ 45
2.2.1 Nhà cung cấp (SRM) ............................................................................................ 47
2.2.2 Chuỗi cung ứng nội bộ của đơn vị (ISCM) .......................................................... 53
2.2.3 Khách hàng (CRM) .............................................................................................. 64
2.2.4 Các chi tiêu đo lƣờng hiệu suất chuỗi cung ứng sản phẩm sữa chua yến sào fucoidan . 79
2.2.5 Đánh giá những điểm mạnh và hạn chế của chuỗi cung ứng sản phẩm sữa chua
yến sào fucoidan ............................................................................................................ 82
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 84
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG TỐI ƢU
CHO SẢN PHẨM SỮA CHUA YẾN SÀO FUCOIDAN ........................................ 86
3.1 Mục tiêu cần đạt đƣợc của chuỗi cung ứng đến năm 2018 ..................................... 86
3.2 Một số giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng tối ƣu cho sản phẩm sữa chua yến sào
fucoidan ......................................................................................................................... 87
3.2.1 Về phía nhà cung cấp: Thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, nâng cao tầm hợp tác với các
nhà cung cấp, hỗ trợ và chia sẽ trong các hoạt động chuỗi cung ứng với nhau ..................... 87
3.2.2 Về phía nhà máy...................................................................................................... 88
3.2.3 Về phía khách hàng .............................................................................................. 95
3.2.4 Xây dựng kế hoạch thẩm tra, phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng nhằm chấn chỉnh, nâng cấp, cập nhật chuỗi cung ứng ................................ 97
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 98
KẾT LU N ................................................................................................................... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 100
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

: An toàn Thực phẩm

BTS

: Build to Stock (Sản xuất theo lƣợng hàng tồn kho)

BTO

: Build to Order (Sản xuất theo đơn hàng)

B2B

: Business to business (Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp)

BP KTTK

: Bộ phận Kế toán thống kê

BP KD

: Bộ phận Kinh doanh


BP KSCL

: Bộ phận Kiểm soát chất lƣợng

BP TH

: Bộ phận Tổng hợp

CRM

: Customer Relationship Management (Quản trị quan hệ khách hàng)

CB CNLĐ

: Cán bộ công nhân lao động

CRM

: Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng)

DMS

: Distribution Management System (Quản lý hệ thống phân phối)

ESCAP

: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (Uỷ ban
kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dƣơng)

FRM


: Finance Resource Management (Quản trị tài chính)

GTSP

: Giới thiệu sản phẩm

ISCM

: Internal Supply Chain Management (Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ)

JIT

: Just In Time (Sản xuất đúng thời hạn)

MRP I

: Materials Requirement Planning (Hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu)

MRP II

: Manufacturing Resource Planning (Hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất)

NLC

: Nguyên liệu chính

Sanest Foods : Nhà máy Thực phẩm Cao cấp
SCOR


: Supply Chain Operations Reference (Tham chiếu hoạt động cung ứng)

SRM

: Supplier Relationship Management (Quản trị quan hệ với nhà cung ứng)

SC

: Supply chain (Chuỗi cung ứng)

SCM

: Supply chain management (Quản trị chuỗi cung ứng)

ROS

: Return on Sales (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu)

TQM

: Total Quality Management (Quản trị chất lƣợng toàn diện)

TCCL

: Tiêu chuẩn chất lƣợng

VLP

: Vật liệu phụ
vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh Logistics và quản trị chuỗi cung ứng ..............................................13
Bảng 2.1: Phân tích tình hình sử dụng lao động tại nhà máy 2014-2016 ..................... 41
Bảng 2.2: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2014 – 2016 .................... 42
Bảng 2.3: Phân tích các chỉ số hoạt động sản xuất kinh doanh 2014 - 2016 ................43
Bảng 2.4: Số lƣợng nhà cung cấp năm 2015 - 2016 ..................................................... 52
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện hợp đồng các nhà cung cấp ..........................................52
Bảng 2.6: Quá trình tạo sản phẩm .................................................................................56
Bảng 2.7: Tình hình sản lƣợng sữa chua sản xuất và tiêu thụ từ năm 2014-2016 ........58
Bảng 2.8: Chi phí bao bì loại bỏ của sản phẩm không phù hợp năm 2015-2016 .........59
Bảng 2.9: Chi phí bao bì loại bỏ trong sản xuất năm 2015-2016 ..................................59
Bảng 2.10: Giá trị tồn trữ hàng hóa năm 2014 - 2016 ................................................... 62
Bảng 2.11: So sánh chi phí thuê xe ngoài và xe nội bộ năm 2016 ................................ 63
Bảng 2.12: Doanh thu toàn nhà máy theo từng thị trƣờng năm 2014 - 2016 ................70
Bảng 2.13: Doanh thu sữa chua theo từng thị trƣờng năm 2014 - 2016 ....................... 71
Bảng 2.14: Tổng hợp ý kiến khách hàng năm 2016 ...................................................... 77
Bảng 2.15: Chi phí chuỗi cung ứng từ năm 2014-2016 ................................................81
Bảng 2.16: Mức tăng doanh thu của nhà máy từ năm 2014-2016 ................................ 81

viii


DANH MỤC H NH
Hình 1.1: Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng.......................................... 8
Hình 1.2: Các giai đoạn của chuỗi cung ứng bột giặt ................................................... 10
Hình 1.3: Chuỗi cung ứng cũ - mới ............................................................................... 15
Hình 1.4: Chuỗi cung ứng đơn giản .............................................................................. 18
Hình 1.5: Chuỗi cung ứng mở rộng ............................................................................... 18

Hình 1.6: Chuỗi cung ứng mở rộng ............................................................................... 19
Hình 1.7: Cấu trúc chuỗi cung ứng điển hình ............................................................... 20
Hình 1.8: Cấu trúc chuỗi cung ứng ứng dụng internet .................................................. 21
Hình 1.9: Bốn quy trình của hoạt động chuỗi cung ứng ............................................... 22
Hình 1.10: Các quy trình của chuỗi cung ứng ............................................................... 23
Hình 2.1: Nhà máy Thực phẩm Cao cấp - Sanest Foods............................................... 32
Hình 2.2: Sản phẩm sữa chua yến sào nhận Giải thƣởng top 100 sản phẩm dịch vụ tốt
nhất cho gia đình và trẻ em............................................................................................ 36
Hình 2.3: Dây chuyền sản xuất Châu Âu tự động của nhà máy.................................... 56
Hình 2.4: Biểu đồ sản lƣợng sữa chua sản xuất và tiêu thụ từ năm 2014-2016 ............ 58
Hình 2.5: Kho lƣu trữ thành phẩm ................................................................................ 60
Hình 2.6: Kho lƣu trữ nguyên liệu ................................................................................ 61
Hình 2.7: Kho lƣu trữ bao bì ......................................................................................... 61
Hình 2.8: Showroom Yến sào Khánh Hòa .................................................................... 67
Hình 2.9: Xếp hàng lên xe đi các thị trƣờng ................................................................. 70
Hình 2.10: Biều đồ doanh thu nhà máy theo từng thị trƣờng năm 2014 - 2016 ........... 71
Hình 2.11: Biều đồ doanh thu sữa chua yến sào theo từng thị trƣờng 2014 – 2016 ..... 72
Hình 2.12: Biểu đồ ý kiến khách hàng năm 2016 ......................................................... 78
Hình 3.1: So sánh thông tin nhãn sữa chua yến sào fucoidan và sữa chua Vinamilk ... 93

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Nhà máy Thực phẩm Cao cấp Yến sào - Sanest Foods .....38
Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng tại Nhà máy Thực phẩm Cao cấp Sanest Foods ................46
Sơ đồ 2.3: Quy trình mua hàng...................................................................................... 50
Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất Sữa chua yến sào Fucoidan ...........................................55
Sơ đồ 2.5: Phân phối sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan .........................................66
Sơ đồ 2.6: Quy trình tiếp nhận đơn đặt hàng .................................................................69

Sơ đồ 2.7: Quy trình xử lý đơn đặt hàng .......................................................................69
Sơ đồ 3.1: Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng ..................................................95

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan là một trong những sản phẩm chính sau
dòng sản phẩm yến sào đảo nguyên chất và nƣớc yến Sanest của Công ty Yến sào
Khánh Hòa. Sản phẩm có tiềm năng phát triển tốt, đƣợc ban lãnh đạo quan tâm vì có
nhiều lợi thế: chƣa có sản phẩm cạnh tranh, nguồn nguyên liệu chính đầu vào có sẵn,
uy tín thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Sữa chua yến sào fucoidan rất thiết yếu cho nhu cầu
bổi bổ hằng ngày của các gia đình. Tuy nhiên, trong thị trƣờng cạnh tranh mãnh liệt
ngày nay với nhiều thƣơng hiệu sản xuất những sản phẩm thay thế, để đứng vững trên
thị trƣờng, nhà máy cần phải tiếp cận và hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm này.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài này. Tác giả phân tích thực trạng hoạt động chuỗi
cung ứng Sữa chua yến sào fucoidan của Nhà máy Thực phẩm Cao cấp. Từ hệ thống
lý luận, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng tối ƣu cho sản phẩm
này. Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp (báo cáo tài
chính nhà máy năm 2014-2016, Hồ sơ giải thƣởng chất lƣợng Quốc tế Châu Á Thái
Bình Dƣơng 2017) và nguồn dữ liệu sơ cấp: khảo sát 210 khách hàng trên toàn quốc.
Những quyết định về chuỗi cung ứng có ảnh hƣởng lớn tới sự thành công hay thất bại
của mỗi tổ chức vì chúng ảnh hƣởng lớn tới cả lợi nhuận và chi phí. Việc quản lý
thành công các dòng sản phẩm, thông tin và tài chính trong chuỗi cung cấp sự sẵn sàng
cao cho sản phẩm và điều này làm giảm chi phí. Quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ mang
lại nhiều lợi ích thiết thực cho đơn vị trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Chuỗi cung ứng không thể phát huy có hiệu quả nếu không có định hƣớng và phối
phợp chặt chẽ, bỗ sung hỗ trợ với nhau trong từng hoạt động, có chiến lƣợc tổng thể
nhằm định hƣớng mọi hoạt động theo mục tiêu đã đặt ra; tăng các giá trị gia tăng cho
khách hàng. Hoàn thiện chuỗi cung ứng là một việc làm khó khăn, đòi hỏi sự quyết

tâm của lãnh đạo nhà máy và sự cố gắng của toàn bộ CB CNV nhà máy. Hoạt động
chuỗi cung ứng tại nhà máy còn mang tính sơ khai, chƣa triển khai đồng loạt tới tất cả
từng thành viên trong đơn vị. Qua phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và tác giả đã
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thực tế để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Với những giải pháp này hy vọng sẽ đƣợc lãnh đạo đơn vị xem xét áp dụng để ngày
càng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phục vụ khách hàng tốt hơn và quan trọng hơn
nữa là mang lại lợi nhuận cao cho đơn vị, cũng nhƣ làm tăng thêm thu nhập cho toàn
cán bộ công nhân viên lao động. Chuỗi cung ứng có phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
xi


rất lớn, cần phải có nhiều thời gian, công sức và thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu để so
sánh đánh giá mới chính xác nên chắc chắn trong quá trình hoàn thành luận văn này
không tránh khỏi thiếu xót, các thông tin thu thập còn hạn chế, chƣa khảo sát đƣợc các
nhà phân phối. Đây cũng có thể là một định hƣớng nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo
cho tác giả cũng nhƣ cho ai quan tâm đến chuỗi cung ứng sau này để phát huy những
lợi ích tối đa mà chuỗi cung ứng mang lại, góp phần nâng cao và ứng dụng rộng rãi
trong các doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm nói riêng cũng nhƣ trong các loại hình
doanh nghiệp Việt Nam nói chung, góp phần làm cho nền kinh tế nƣớc nhà phát triển
phồn thịnh.

xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Toàn cầu hóa kinh tế đang là xu thế nổi trội và là nguồn gốc các cuộc canh
tranh khốc liệt giữa các nƣớc, các công ty trên toàn thế giới. Điều này đang đặt ra cho
các doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hoá,
thông tin và tài chính một cách hiệu quả.

Các quốc gia đã và đang phát triển tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, thông
qua việc ký kết các hiệp định thƣơng mại song phƣơng hoặc đa phƣơng để hòa nhập
vào dòng chảy sôi động của thƣơng mại quốc tế. Điều này đã mở ra những cơ hội lớn
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Vì vậy,
bất kỳ doanh nghiệp nào xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao và
sáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vƣợt qua đối thủ trong cuộc chiến cạnh tranh.
Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu và sản phẩm đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt là
đảm bảo cân bằng quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quản trị cung ứng nguyên
vật liệu là một trong các điều kiện tiền đề cho việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
giảm chi phí tồn kho, tiết kiệm vật tƣ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả.
Quản trị cung ứng sản phẩm nâng cao tính chủ động trong việc đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng, giảm thiểu các chi phí quản lý, bảo quản, đảm bảo chất lƣợng sản
phẩm, giảm thiểu tồn kho và hao hụt. Quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh
nghiệp sống khỏe hơn trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, gia tăng lợi nhuận và
phục vụ tốt hơn cho ngƣời tiêu dùng, đó là điều quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Để cạnh tranh thành công trong môi trƣờng kinh doanh hiện nay, đòi hỏi các
doanh nghiệp không những chú ý vào môi trƣờng bên trong mà cần phân tích môi
trƣờng bên ngoài, và phải kết hợp với nhau để nhận ra đƣợc cơ hội, thế mạnh cho
doanh nghiệp và thực hiện mắc xích quan trọng từ nhà cung cấp - doanh nghiệp khách hàng. Do đó, yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà
khách hàng quan tâm cần phải chú ý sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật
liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của các nhà cung cấp, tồn kho,
cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành, nhà kho, trung tâm phân phối
và những điều mà ngƣời tiêu dùng hoặc khách hàng thực sự yêu cầu.
1


Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, cuộc cạnh tranh toàn cầu sẽ không còn
là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, mà nó sẽ là cuộc cạnh tranh giữa những chuỗi cung
ứng. Chuỗi cung ứng trên thế giới phát triển mạnh mẽ hơn 15 năm nay nhƣng tại Việt Nam,

chỉ có một số ít công ty, tập đoàn sử dụng kiến thức về chuỗi cung ứng.
Theo số liệu thống kê của Euromonitor International, doanh thu từ sữa chua tại Việt
Nam ngày càng tăng. Sự tăng trƣởng này cho thấy xu hƣớng ngƣời tiêu dùng ngày càng chú
trọng về các sản phẩm sữa chua. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp cung cấp và sản
xuất sữa chua tại Việt Nam. Sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan đã có mặt trên thị trƣờng
hơn 4 năm. Đây là một trong những sản phẩm chính sau yến đảo nguyên chất và nƣớc yến
Sanest của Công ty Yến sào Khánh Hòa. Sản phẩm có tiềm năng phát triển, đƣợc ban lãnh
đạo quan tâm vì có nhiều lợi thế: chƣa có sản phẩm cạnh tranh, nguồn nguyên liệu có sẵn, uy
tín thƣơng hiệu. Sữa chua yến sào fucoidan rất thiết yếu cho nhu cầu bổi bổ hằng ngày nhƣng
trong thị trƣờng cạnh tranh mãnh liệt ngày nay với nhiều thƣơng hiệu sản phẩm thay thế. Vì
vậy nhà máy cần phải tiếp cận và hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm này.
Trong thời gian qua, nhà máy đã quan tâm đáp ứng các yêu cầu khách hàng, kiểm soát
và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, kiểm soát các yếu tố đầu vào... nhƣng chƣa chú ý xây dựng
mối liên kết chặt chẽ các yếu tố này lại với nhau, sự liên kết các dòng thông tin từ nhà cung
cấp đến sản xuất và sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng còn rời rạc, chƣa đƣợc phân tích kỹ để xây
dựng đƣợc chuỗi cung ứng cho các sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan. Xuất phát từ thực
tiễn trong sản xuất kinh doanh, do vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện
chuỗi cung ứng cho sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan tại Nhà máy Thực phẩm
Cao cấp - Công ty Yến sào Khánh Hòa.”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ
của mình. Hy vọng rằng với hệ thống lý luận về chuỗi cung ứng và những giải pháp đƣa
ra dƣới đây là một tài liệu tham khảo có giá trị cho Nhà máy nói riêng và các doanh
nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung có những kiến thức bổ ích về
chuỗi cung ứng để áp dụng thành công vào chính doanh nghiệp của mình nhằm giảm
thiểu chi phí, cải thiện mức phục vụ khách hàng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Liên quan đến đề tài chuỗi cung ứng hiện nay, đã có rất nhiều đề tài chuyên sâu
nhƣ: Chuỗi cung ứng cho ngành hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam, chuỗi cung ứng
cao su, chuỗi cung ứng rau sạch, chuỗi cung ứng cho các ngành hàng đồ uống...Tuy
2



nhiên chuỗi cung ứng sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan hoàn toàn mới. Trong quá
trình nghiên cứu về đề tài này, tác giả đã tham khảo một số đề tài liên quan để nâng
cao cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:
- Lê Thị Diệu Chi (2012), Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung
ứng tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dƣỡng Nutifood, Luận văn Thạc sĩ kinh tế,
Trƣờng Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng nhiều phƣơng pháp: tổng hợp,
mô tả, thống kê phân tích, điều tra khảo sát hoạt động của chuỗi cung ứng từ năm
2009-2011. Đề tài đã phân tích một số hạn chế trong chuỗi cung ứng và đƣa ra các giải
pháp nâng cao hoạt động chuỗi. Trong đó, việc xác định đƣợc nhu cầu khách hàng
trong mỗi phân khúc thị trƣờng là điều quan trọng nhất.
- Nguyễn Xuân Tiến (2013), Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty CP Dệt Tân
Tiến, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại Học Nha Trang. Đề tài nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng mặt hàng dệt tại Công ty CP
Dệt Tân Tiến. Tác giả đã vận dụng các lý luận về quản trị chuỗi cung ứng vào thực
tiễn hoạt động của Công ty theo hƣớng quản trị các hoạt động cung ứng đầu vào, sản
xuất, tồn trữ và phân phối. Tuy nghiên cứu chƣa nêu bật đƣợc vấn đề dự báo nhu cầu
sản phẩm để hoạch định cho từng khâu trong chuỗi cung ứng nhƣng đã vận dụng phân
tích các chức năng của chuỗi cung ứng dệt may trên cơ sở lý thuyết về quản trị chuỗi
cung ứng nhằm mục tiêu giúp các quá trình hoạt động liên kết với nhau, tạo thành một
mắc xích vững chắc. Từ đó, tác giả đề xuất một số các giải pháp mang ý nghĩa thực
tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty.
- Lê Đức Tiến (2013), xây dựng chuỗi cung ứng tối ưu cho sản phẩm Nước
Yến sào cao cấp Khánh Hòa Sanest lọ 70ml tại Nhà máy Nước giải khát cao cấp Yến
sào, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Nha Trang. Luận văn sử dụng phƣơng
pháp thống kê, phân tích dựa trên các số liệu thứ cấp để đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của Nhà máy đoạn 2011 – 2013. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phƣơng
pháp điều tra, lấy ý kiến khách hàng. Tác giả đã phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng
theo mô hình từ Nhà cung cấp – Doanh nghiệp đến Khách hàng để thấy đƣợc các vấn

đề cần khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí và tăng thêm các giá trị cho khách hàng.
Trong phần giải pháp, tác giả nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin qua các
phần mềm quản lý nhằm quản trị các khâu trong chuỗi cung ứng chặt chẽ, hiệu quả
nhằm phát huy tối đa giá trị mà chuỗi cung ứng mang lại.
3


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
- Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan sản xuất
tại Nhà máy Thực phẩm Cao cấp.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của Nhà máy Thực phẩm Cao
cấp.
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng tối ƣu cho sản phẩm
sữa chua yến sào Fucoidan tại Nhà máy Thực phẩm Cao cấp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Chuỗi cung ứng cho sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan tại Nhà máy Thực
phẩm Cao cấp.
4.2 Phạm vi, quy trình nghiên cứu
- Nghiên cứu chuỗi cung ứng cho sản phẩm sữa chua yến sào Fucoidan tại Nhà máy
Thực phẩm Cao cấp trong giai đoạn 2014-2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp:
Tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 2014, 2015, 2016.
Hồ sơ Giải thƣởng Chất lƣợng Châu Á Thái Bình Dƣơng 2017.
- Dữ liệu sơ cấp:

Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát để khảo sát thực tế hoạt động
chuỗi cung ứng hiện tại của nhà máy tại các thị trƣờng: Khánh Hòa (60 ngƣời), Hà Nội
(100 ngƣời), Hồ Chí Minh (50 ngƣời).
,6. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm sữa chua yến
sào Fucoidan tại Nhà máy Thực phẩm Cao cấp - Công ty Yến sào Khánh Hòa.” sẽ
giúp ích cho lãnh đạo đơn vị và các nhà quản lý cấp trung có cái nhìn tổng thể về các
4


hoạt động của từng mắc xích trong chuỗi cung ứng: từ việc cung ứng các yếu tố đầu
vào (nguyên, nhiên vật liệu, bao bì,…) đến sản xuất, tồn trữ, lƣu thông và cuối cùng là
phân phối đến tay ngƣời tiêu dùng.
- Kết quả nghiên cứu giúp lãnh đạo đơn vị và các nhà quản lý cấp trung hoạch
định các chiến lƣợc, chính sách phù hợp, ra các quyết định quản lý đúng đắn nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu chung của công ty.
- Nhận diện một cách đầy đủ và chính xác các mắt xích chƣa phù hợp cần phải
cải tiến, thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh giúp đơn vị ngày càng phát triển bền
vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.
Chƣơng 2: Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm sản phẩm sữa chua yến sào
Fucoidan tại Nhà máy Thực phẩm Cao cấp giai đoạn 2014 - 2016.
Chƣơng 3: Một số giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng tối ƣu cho sản phẩm sữa
chua yến sào Fucoidan tại Nhà máy Thực phẩm Cao cấp.

5



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Lịch sử ra đời của chuỗi cung ứng (SC - Supply chain) và quản trị chuỗi cung
ứng (SCM - Supply chain management)
1.1.1 Lịch sử ra đời
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức thì hoạt động mua hàng,
cung ứng hàng hóa là hoạt động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển thì vai
trò của cung ứng càng thêm quan trọng. Giờ đây cung ứng đƣợc coi là vũ khí chiến
lƣợc giúp tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới
diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất.
Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lƣợc giữa ngƣời mua
và ngƣời bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe giai đoạn bấy giờ. Các quy trình sản xuất
đƣợc đệm bởi tồn kho nhằm làm cho máy móc vận hành thông suốt và duy trì cân đối
dòng nguyên vật liệu, điều này dẫn đến tồn kho trong sản xuất tăng cao.
Cho đến thập niên 60, các công ty lớn trên thế giới tích cực áp dụng công nghệ
sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất, song họ lại ít chú ý đến
việc tạo ra mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện thiết kế quy trình, tính linh hoạt,
hoặc cải tiến chất lƣợng sản phẩm.
Trong thập niên 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP I Materials Requirement Planning), hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP II Manufacturing Resource Planning) đƣợc phát triển và tầm quan trọng của quản trị
hiệu quả vật liệu ngày càng đƣợc nhấn mạnh, các nhà sản xuất nhận thức tác động của
mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lƣu giữ tồn kho. Cùng với sự phát
triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ thông tin làm gia tăng tính tinh vi
của các phần mềm kiểm soát tồn kho, đã làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi
vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng nhƣ nguồn
cung, các công ty xuyên quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều, vòng đời sản phẩm ngày
càng bị rút ngắn.
Từ năm 1980 đƣợc xem nhƣ là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng.
Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ

6


báo, ở tạp chí, cụ thể là vào năm 1982 (O.R.Keith and M.D.Webber (1982)). Cạnh
tranh trên thị trƣờng toàn cầu ngày càng trở nên khốc liệt gây áp lực đến các nhà sản
xuất, buộc họ phải cắt giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cùng với việc gia
tăng mức độ phục vụ khách hàng. Các hãng sản xuất vận dụng kỹ thuật sản xuất đúng
thời hạn (JIT - Just In Time), quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM - Total Quality
Management) nhằm cải tiến chất lƣợng, nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian
giao hàng. Trong môi trƣờng sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho đệm cho lịch
trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng
của mối quan hệ chiến lƣợc và hợp tác của nhà cung cấp - ngƣời mua - khách hàng.
Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện
JIT và TQM.
Từ thập niên 1990, cạnh tranh cùng với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn
kho, cũng nhƣ khuynh hƣớng toàn cầu hóa nền kinh tế tạo ra thách thức phải cải thiện
chất lƣợng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới
liên tục. Để giải quyết những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm
từ các nhà cung cấp chất lƣợng cao, có danh tiếng và đƣợc chứng thực trên toàn thế
giới. Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc
thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng nhƣ đóng góp ý kiến vào việc cải thiện dịch
vụ, chất lƣợng và giảm chi phí chung. Mặt khác, các công ty nhận thấy rằng nếu họ
cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình
thì đổi lại họ sẽ hƣởng lợi từ việc gia tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lƣợng,
phân phối và thiết kế sản phẩm cũng nhƣ cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm
nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện đƣợc sử dụng trong hoạt động sản
xuất. Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và ngƣời mua; giữa công tác mua hàng, hoạt
động sản xuất, logictis, quản trị nhân sự, tài chính, kế toán, marketing, hệ thống thông
tin hợp nhất và liên kết chặt chẽ với nhau trong hệ thống đã chứng tỏ sự thành công
của mình.

Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công
ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng
(các công ty nhƣ IBM, General Motors, Coca-Cola…) lắp ráp sản phẩm hoàn thành,
bán chúng cho ngƣời bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi những thành viên này sẽ bán
chúng lại cho nhà bán lẻ, những ngƣời thực hiện sứ mệnh đƣa sản phẩm đến ngƣời tiêu
7


dùng cuối cùng. Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lƣợng, tính sẵn sàng, sự
bảo trì và danh tiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà chúng ta mong đợi.
Đôi khi vì những lý do nào đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết do không đáp
ứng yêu cầu hoặc đôi khi cần sửa chữa hoặc tái chế chúng, một qui trình ngƣợc cũng rất
cần thiết. Các hoạt động hậu cần ngƣợc này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng.

Gia tăng năng lực của
chuỗi cung cấp
Mở rộng và hình thành mối
quan hệ chuỗi cung ứng
JIT, TQM, BPR, liên minh
nhà cung cấp & khách hàng
Quản trị tồn kho và kiểm
soát chi phí
Sản xuất khối lƣợng lớn
truyền thống

1950

1960

1970


1980

1990

2000

Tƣơng lai

Hình 1.1: Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng
Nguồn: Joel Wisner, Keah-Choon Tan, G. Leong (2009, c.1), Principles of Supply
Chain Management, Cengage Learning.
1.1.2 Các khái niệm của chuỗi cung ứng
Mặc dù chuỗi cung ứng khá mới mẻ ở Việt Nam nhƣng trên thế giới, các nhà
nghiên cứu đã đƣa ra khá nhiều khái niệm về chúng:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang các sản
phẩm và dịch vụ ra thị trường” - Douglas M.Lambert, James R.Stock & Lisa M.Ellram
(1998, c.14), Fundamentals of Logictics Management, Boston MA: Irwin/McGraw – Hill.
1. “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm
8


nhà sản xuất và người phân phối mà có cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ
và bản thân khách hàng…” - Sunil Chopra và Peter Meindl (2003, c.1), Supply Chain
Management, tái bản lần 2, Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc.
“Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối
nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm và
thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến các khách hàng” - Ram Ganeshan
và Terry P.Harrison (1995), An Introduction to Supply Chain Management,

Department of Management Sciences and Information Systems, 303 Beam Business
Building, Penn State University, University Park, PA.
“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán
thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân
phối” - HL Lee, C Billington (1995, pp.41-63), The evolution of supply-chainmanagement models and practice at Hewlett-Packard, Interfaces 25, No. 5.
2. “Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền
thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và
giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu
dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng” Mentzer, John T., William DeWitt,
James S.Keebler, Soonhong Min, Nancy W.Nix, Carlo D.Smith, and Zach G.Zacharia
(2001, pp. 1-25), Journal of Business Logistics, Vol. 22, No. 2.
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả
các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức
năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing,
sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Ví dụ: Xem xét khi một khách hàng đi vào siêu thị Coop Mart Nha Trang để
mua bột giặt. Chuỗi cung ứng bắt đầu với khách hàng và nhu cầu về bột giặt. Giai
đoạn kế tiếp của chuỗi cung ứng này là siêu thị Coop Mart Nha Trang mà khách hàng
ghé đến. Siêu thị Coop Mart Nha Trang đã lƣu trữ tồn kho cho các sản phẩm để phục
vụ nhu cầu của khách hàng hoặc đƣợc cung cấp từ một nhà phân phối. Nhà phân phối
nhận hàng từ các công ty sản xuất, chẳng hạn nhƣ P&G. Nhà máy sản xuất của P&G
nhận nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau mà chính những nhà cung
9


cấp này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa. Nguyên liệu đóng gói bao bì đến
từ công ty bao bì Thanh Tâm trong khi chính công ty này nhận nguyên vật liệu để sản
xuất bao bì cho từ các nhà cung cấp khác. Chuỗi cung ứng này đƣợc minh họa ở hình 1.2.

Hình 1.2: Các giai đoạn của chuỗi cung ứng bột giặt

Nguồn: Khoa Quản trị Kinh doanh (2008, c.1, pp.3), Quản trị chuỗi cung ứng, tài liệu
học tập Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
Chuỗi cung ứng luôn hàm chứa tính năng động và nó liên quan đến dòng thông
tin nhất định về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau. Trong ví dụ của
trên, Coop Mart Nha Trang cung cấp sản phẩm, cũng nhƣ giá cả và sự sẵn sàng về
thông tin cho khách hàng. Khách hàng sẽ trả tiền cho Coop Mart Nha Trang. Coop
Mart Nha Trang sẽ truyền tải dữ liệu bán hàng cũng nhƣ đơn đặt hàng đến nhà kho
hoặc nhà phân phối, và họ sẽ chuyển hàng đến cửa hàng. Đổi lại Coop Mart Nha
Trang sẽ chuyển tiền cho nhà phân phối sau khi nhận đƣợc hàng. Nhà phân phối cũng
cung cấp thông tin về giá cả và gởi lịch trình giao hàng cho Coop Mart Nha Trang.
Dòng thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi cung ứng.
Trong một ví dụ khác, khi khách hàng mua trực tuyến máy tính Dell, bên cạnh
các thành viên khác, chuỗi cung cấp bao gồm khách hàng. Trang web của công ty Dell
sẽ nhận đơn đặt hàng của khách hàng, nhà máy lắp ráp của Dell, và tất cả nhà cung cấp
của Dell. Trang web cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm, chủng loại sản
phẩm và tính sẵn sàng của sản phẩm.
10


Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trƣờng kinh doanh nào,
các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia
vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng nhƣ khách hàng của nó. Bởi lẽ, khi
doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải
quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng
gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm
hoàn thành và những mong đợi thực sự của ngƣời tiêu dùng hoặc khách hàng cuối
cùng vì thực tế là có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ đƣợc sử
dụng nhƣ thế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. Cạnh tranh có
tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn,
mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải

đầu tƣ và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó. Thêm vào đó, những tiến bộ liên
tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải (ví dụ: Truyền thông di động,
Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi
cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó.
Cùng với các thực thể chính, có rất nhiều doanh nghiệp khác liên quan một cách
gián tiếp đến hầu hết các chuỗi cung ứng và họ đóng vai trò quan trọng trong việc
phân phối sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng
hạn nhƣ các công ty vận tải đƣờng không và đƣờng bộ, các nhà cung cấp hệ thống
thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới vận tải, các đại lý và các
nhà tƣ vấn. Trong đa số chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đặc
biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp trung tâm, vì nhờ thế họ có thể mua sản phẩm ở
nơi họ cần, hoặc cho phép ngƣời mua và ngƣời bán giao tiếp một cách hiệu quả, cho
phép doanh nghiệp phục vụ các thị trƣờng xa xôi, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí vận tải nội địa và quốc tế, và nói chung cho phép doanh nghiệp phục vụ tốt khách
hàng với chi phí thấp nhất có thể.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch
chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất rồi đến nhà phân phối và đến nhà bán lẻ, đến
khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là chúng ta phải mƣờng tƣợng
dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hƣớng của chuỗi này. Trong thực tế,
nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà
phân phối. Vì vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lƣới. Đây chính là lý
do mà ngƣời ta thƣờng xem chuỗi cung cấp nhƣ là mạng lƣới hậu cần.
11


1.1.3 Các khái niệm của quản trị chuỗi cung ứng
Làm thế nào để quản lý tốt chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp là vấn đề đƣợc
rất nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu, những tác động đến hoạt động của chuỗi
cung ứng để đạt đƣợc kết quả mong muốn, có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi
cung ứng đƣợc đƣa ra:

“Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên
liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng
và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối
cùng” - Hội đồng chuỗi cung ứng (1996).
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bên
dưới, với các nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng giá trị cao
nhất với chi phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng” - Martin Christopher (1992).
“Cạnh tranh khốc liệt trong thị trường toàn cầu ngày nay, việc giới thiệu các
sản phẩm có vòng đời ngắn và kỳ vọng cao của khách hàng buộc các doanh nghiệp
phải đầu tư và tập trung sự chú ý vào chuỗi cung ứng của mình. Vì vậy, quản trị chuỗi
cung ứng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngày nay” - David
Simchi-Levi, Kaminsky (2007), Designing and Managing the Supply Chain, McGrawHill/Irwin.
“Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất của các dòng thông tin và các hoạt
động có liên quan tới vòng đời của các sản phẩm từ nguyên liệu thô tới khi sản xuất và
phân phối tới người tiêu dùng thông qua việc cải thiện mối quan hệ trong chuỗi để tạo
lợi thế cạnh tranh”- Robert B.Handfield, Ernest L.Nichols (1999).
Theo tôi thì quản trị chuỗi cung ứng là “Giám sát và liên kết chặt chẽ các giai
đoạn từ đầu vào đến đầu ra cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
để đạt mục tiêu đề ra, để cho sản phẩm tới khách hàng với chi phí thấp nhất, mức độ
hài lòng cao nhất, tăng sự tin tưởng an tâm và trung thành khi sử dụng sản phẩm đó.”.
1.1.4 Phân biệt giữa chuỗi cung ứng và hậu cần (Logistics)
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistics. Ban đầu, Logistics
đƣợc sử dụng nhƣ một từ chuyên môn trong quân đội, đƣợc hiểu với nghĩa là công tác
hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics đƣợc ghi nhận nhƣ là một chức năng kinh
doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất lẫn
trong khu vực dịch vụ.
12


Cụ thể sẽ thấy qua bảng so sánh sau:

Bảng 1.1: So sánh Logistics và quản trị chuỗi cung ứng
Nội dung

Hậu cần (Logistics)

Quản trị chuỗi cung ứng

- Hoạt động của một tổ chức - Hệ thống các công ty làm
Phạm vi

riêng lẻ

việc và kết hợp các hoạt
động với nhau để phân phối
sản phẩm ra thị trƣờng.

- Thu mua, phân phối, bảo - Tất cả các vấn đề của hậu
quản, quản lý tồn kho.

cần nhƣng thêm quản lý,
tiếp thị, nghiên cứu thị
trƣờng, nghiên cứu phát triển

Chức năng

sản phẩm mới, tài chính và
- Một phần của chuỗi cung dịch vụ khách hàng.
ứng.
- Hoạt động xuyên suốt toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh.


Tầm ảnh hƣởng

- Ngắn hạn, trung hạn

- Chiến lƣợc

- Giảm chi phí Logistics, - Giảm chi phí tổng thể, đẩy
Mục tiêu

tăng chất lƣợng chăm sóc mạnh hợp tác và cộng tác.
khách hàng.

Nguồn: Nguyễn Kim Anh (2006, c.1, pp. 8-9), Quản lý chuỗi cung ứng, tài liệu
học tập Trường Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh.
Cho đến nay rất nhiều ngƣời còn lầm tƣởng Logistics và quản trị chuỗi cung
ứng là một, chỉ là tên gọi thay thế cho nhau. Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á
Thái Bình Dƣơng (ESCAP - Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific) ghi nhận Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)
Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm
đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai
đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: Vận tải, phân phối, bảo quản hàng
hoá, quản lý kho bãi và bao bì, nhãn mác, đóng gói.
13


×