Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIẬT BÓNG THUẬN TAY CHO CÂU LẠC BỘ BÓNG BÀN NAM HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÙNG VƯƠNG TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.9 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THÁI HÒA

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIẬT BÓNG THUẬN TAY
CHO CÂU LẠC BỘ BÓNG BÀN NAM HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HÙNG VƯƠNG TỈNH GIA LAI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THÁI HÒA

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
LỰA CHỌN BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT GIẬT BÓNG THUẬN TAY
CHO CÂU LẠC BỘ BÓNG BÀN NAM HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HÙNG VƯƠNG TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành :
Mã số:8140101
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA GIÁO DỤC HỌC

Hướng dẫn khoa học


TS.Lê Huy Hà

ĐÀ NẴNG – 2018


1.Đặt vấn đề.
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm phát
triển cân đối về mặt thể chất, đạo đức, nhân cách sự sáng tạo của thế hệ trẻ.
Được sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước, ngành TDTT đã tạo
được những bước tiến đáng kể và khẳng định vị trí của mình trên đấu trường khu
vực cũng như đấu trường quốc tế.
TDTT là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống, khoa học, kinh tế, xã
hội...được phát triển rộng khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị, phù hợp với mọi
lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá…đồng thời là phương tiện tốt để các dân tộc
xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn, là biểu tượng hoà bình hợp tác hữu nghị góp
phần tích cực vào công tác đối ngoại, giới thiệu và nâng cao uy tín của đất nước trên
trường quốc tế.
Bóng bàn là môn thể thao hấp dẫn, sôi nổi mang tính đối kháng cao và đang
phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Đây là môn thể thao
phù hợp với vóc dáng, tố chất thể lực, khả năng tiếp thu kỹ chiến thuật, tâm lý con
người Việt Nam. Bóng bàn hiện đại vô cùng đa dạng và phong phú, ở mỗi khu vực,
mỗi quốc gia đều có phong cách lối đánh riêng nhưng nhìn chung tất cả đều thiên về
lối đánh tấn công. Đặc biệt là kỹ thuật giật bóng tấn công luôn là kỹ thuật tấn công
hiệu quả nhất. Giật bóng thuận tay là kỹ thuật tấn công chủ yếu để uy hiếp đối
phương, có khả năng dứt điểm hoặc tạo cơ hội dứt điểm.
Trường trung học cơ sở Hùng Vương Tỉnh Gia Lai là 1 trường có phong trào
thể thao tương đối phát triển, đặc biệt là Bóng đá, Bóng bàn, Điền kinh... Vị trí của
môn bóng bàn còn khiêm tốn so với một số môn khác vì hiện nay đây là môn mới
được phát triển trong Tỉnh ở giai đoạn đầu. Khi quan sát câu lạc bộ bóng bàn nam

học sinh Trường trung học cơ sở Hùng Vương đã phát hiện thấy những điểm yếu


của đội tuyển từ đó làm hạn chế các thành tích của các trận thi đấu mà cụ thể đó là
kỹ thuật giật bóng thuận tay. Để đưa phong trào Bóng bàn của Trường trung học cơ
sở Hùng Vương Tỉnh Gia Lai đi lên.
Song việc đưa ra một số bài tập vào giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật để nâng
cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho câu lạc bộ Bóng bàn nam học sinh
Trường trung học cơ sở Hùng Vương chưa được coi trọng một phần do quỹ thời gian
hạn hẹp hoặc có thể do hiệu quả mà bài tập mang lại chưa cao.
Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay đã có nhiều đề tài của nhiều
nhà khoa học, nhiều tác giả đưa ra hệ thống các bài tập. Nhưng những công trình đó
nghiên cứu chưa sâu, chưa đạt hiệu quả cao nhất. Và đó là cơ sở để nghiên cứu đề
tài:
“ Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay cho câu
lạc bộ Bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng Vương Tỉnh Gia
Lai”
1.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác huấn luyện nói
chung, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật
giật bóng thuận tay cho đội tuyển Bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở
Hùng Vương Tỉnh Gia Lai, góp phần nâng cao hiệu quả tập luyện, thi đấu. Kết quả
nghiên cứu của đề tài là tài liệu chuyên môn cần thiết cho các giáo viên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng kỹ thuật giật bóng thuận tay cho câu lạc bộ
bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng Vương Tỉnh Gia Lai
- Để giải quyết mục tiêu 1, đề tài tiến hành giải quyết các mục tiêu thứ cấp
sau:
+ Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho môn học bóng bàn của nhà trường.
+ Thực trạng đội ngũ giáo viên có chuyên môn về bóng bàn.



+ Thực trạng chương trình tập luyện cho câu lạc bộ bóng bàn nam học sinh
của nhà trường.
+ Thực trạng hiệu quả kỹ thuật giật bóng thuận tay của câu lạc bộ bóng bàn
nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng Vương Tỉnh Gia Lai.
1.2.2. Mục tiêu 2: Lựa chọn một số bài tập phát triển kỹ thuật giật bóng
thuận tay cho câu lạc bộ bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng
Vương Tỉnh Gia Lai.
- Để giải quyết mục tiêu 2, chúng tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các bài tập.
+ Tiến hành thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu.
+ Đánh giá hiệu quả các bài tập và lựa chọn sau quá trình thực nghiệm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Là các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng
thuận tay cho câu lạc bộ bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng
Vương Tỉnh Gia Lai.
Khách thể:
+ Quan trắc: Các giáo viên, HLV,chuyên gia về Bóng bàn.
+ Thực nghiệm: 20 nam học sinh câu lạc bộ bóng bàn Trường trung học cơ
sở Hùng Vương Tỉnh Gia Lai
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng khảo sát.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên 8 nam học sinh câu lạc bộ bóng bàn
Trường trung học cơ sở Hùng Vương Tỉnh Gia Lai.
b. Địa điểm nghiên cứu.
- Trường trung học cơ sở Hùng Vương.
- Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng.
c. Địa chỉ ứng dụng.



- Trường trung học cơ sở Hùng Vương.
2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo
Phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo là phương pháp nghiên cứu được sử
dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học nhằm tiếp thu các nguồn thông
tin khoa học hiện có trong các tài liệu nhằm giúp đề tài tìm ra cơ sở lý luận của các
phương tiện và phương pháp huấn luyện, giảng dạy kỹ thuật giật bóng thuận tay.
Bên cạnh việc nghiên cứu đề tài chuyên môn như: sách giáo khoa Bóng bàn,
giáo trình Bóng bàn hiện đại, các tài liệu liên quan như: giáo trình giải phẫu, sinh lý
học, tâm lý học, tâm lý học thể thao, học thuyết huấn luyện... đề tài còn tiến hành
nghiên cứu phân tích các chương trình, kế hoạch huấn luyện của một số câu lạc bộ
của Thành phố Đà Nẵng... Để từ đó rút ra được thực trạng giảng dạy huấn luyện và
sự cần thiết phải lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng
thuận tay cho câu lạc bộ Bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng
Vương Tỉnh Gia Lai.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Là phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong các công trình
nghiên cứu khoa học nhằm thu thập và xử lý những thông tin ban đầu từ những ý
kiến của người khác. Có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp các giảng
viên, HLV, trọng tài, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực Bóng bàn. Trên cơ sở đó
thu thập được những thông tin khách quan về những vấn đề có liên quan đến đề tài
mà đề tài nghiên cứu.
Đề tài tiến hành 2 hình thức phỏng vấn sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp



+ Phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi
* Đối tượng phỏng vấn: là các HLV, giáo viên có kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy. Đề tài phỏng vấn 20 giáo viên, HLV, các phiếu thu được đề tài tiến hành
tổng hợp và xử lý bằng toán học lựa chọn các bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật giật
bóng thuận tay cho câu lạc bộ bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng
Vương Tỉnh Gia Lai.
2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm.
Là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục và
giáo dưỡng mà không ảnh hưởng đến quá trình đó. Là phương pháp tự giác, có mục
đích một hiện tượng giáo dục nào đó để thu nhận được những sự kiện cụ thể đặc
trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó.
Trong quá trình thực hiện đề tài đã quan sát các buổi tập của câu lạc bộ bóng
bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng Vương Tỉnh Gia Lai. Từ đó làm cơ
sở cho chúng tôi lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả của kỹ thuật giật bóng thuận tay
cho câu lạc bộ bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở Hùng Vương Tỉnh
Gia Lai.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp này nhằm xác
định và đánh giá hiệu quả bài tập. Qua đó để biết được thành tích, kết quả lập test và
một phần biết được trình độ của học sinh.
Để đánh giá hiệu qủa kỹ thuật giật bóng thuận tay cho học sinh nam của câu
lạc bộ bóng bàn Trường trung học cơ sở Hùng Vương Tỉnh Gia Lai đề tài dự kiến sử
dụng các test để kiểm tra như:
* Test 1: Giật bóng thuận tay 1 điểm sang 1 điểm 1 phút (tính số quả).
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, bàn bóng, vợt bóng bàn, bóng.
- Mục đích: Nhằm đánh giá mức độ thành thạo về kỹ thuật giật bóng thuận tay.


- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị, khi người phục vụ đưa
bóng sang thì người thực hiện nhanh chóng thực hiện động tác giật bóng thuận tay.

- Cách tính: Chỉ tính những quả bóng giật vào bàn.
* Test 2: Giật bóng thuận tay 1 điểm sang 2 điểm 1 phút (tính số quả).
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, bàn bóng, vợt bóng bàn, bóng.
- Mục đích: Nhằm đánh giá mức độ thành thạo về kỹ thuật giật bóng thuận tay và
kết hợp điều chỉnh điểm rơi chính xác.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị, khi người phục vụ đưa
bóng sang, người thực hiện nhanh chóng thực hiện động tác giật bóng thuận tay kết
hợp với di chuyển bước chân.
- Cách tính: Chỉ tính những quả bóng giật vào bàn.
* Test 3: Giật bóng đường chéo trái 1 phút ( tính số quả).
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giây, bàn bóng, vợt bóng bàn, bóng.
- Mục đích: Nhằm đánh giá mức độ thành thạo về kỹ thuật giật bóng thuận tay
đường chéo trái.
- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị, khi người phục vụ đưa
bóng sang thì người thực hiện nhanh chóng thực hiện động tác giật bóng thuận tay.
- Cách tính: Chỉ tính những quả bóng giật vào bàn.
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích ứng dụng các bài tập lựa chọn
vào thực tế và kiểm nghiệm hiệu quả của các bài tập trong việc đánh giá hiệu quả
giật bóng thuận tay cho câu lạc bộ Bóng bàn nam học sinh Trường trung học cơ sở
Hùng Vương.
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê
Toán học thống kê ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa
học kỹ thuật trong đó có ngành TDTT. Sự thâm nhập của toán học thống kê vào


TDTT đã đem lại những hiệu quả hết sức to lớn. Nên đề tài áp dụng các công thức
này để xử lý các kết quả thực nghiệm.
+) Tính số trung bình quan sát:
n


∑ Xi

=

X

i =1

n

+) Tính độ lệch chuẩn:

∑ ( x − x)

δ = δ2 =

(n < 30)

n −1

+) Tính phương sai chung:

∑(x − x ) + (x − x
=
n +n −2
2

δ


2

A

A

B

)2

(n < 30)

B

+) So sánh hai số trung bình quan sát:




X A− X B

t=

(n < 30)

δ C2
δ C2
+
nA
nB


+) Tính hệ số tương quan:
r=

∑ ( x − x)( y − y)
∑ ( x − x) ∑ ( y − y)
i

i





2

2



i

r =1−

6

∑( A
n( n − 1)
2


i =1

i

− Bi )

2

với (n < 30)

+) Tính nhịp độ tăng trưởng.
W =

V2 − V1
100%
0.5(V2 + V1 )

Trong đó:

(n < 30)

V1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.
V2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.


2.2. Tổ chức nghiên cứu.
2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Giai đoạn
nghiên


Nội dung nghiên cứu

Thời
gian bắt
đầu

cứu
Chuẩn bị

Đơn vị
Thời

phối hợp

gian kết

được

- Xác định hướng nghiên Từ tháng

Đến

-Trường

cứu và tên đề tài

tháng

trung


- Xây dựng đề cương

phẩm
thu

thúc

12/2017

Sản

- Đề

học cương

01/2018 cơ sở Hùng nghiên

nghiên cứu và kế hoach

Vương và cứu

nghiên cứu.

trường ĐH khoa

- Đọc, phân tích các tài

Thể


liệu tổng hợp có liên quan.

thể thao Đà

- Bảo vệ đề cương nghiên

Nẵng

dục học

cứu.

Cơ bản

Tiến hành giải quyết các

Từ tháng

Đến

Trường

- Kết

mục tiêu nghiên cứu của

02/2018

tháng


trung học

quả

đề tài.

02/2019 cơ sở Hùng mục
Vương và

tiêu 1

trường ĐH

- Kết

Thể dục

quả

thể thao Đà mục
Nẵng

tiêu 2


Kết thúc

- Xử lý số liệu.

Từ tháng


Đến

- Luận

- Phân tích kết quả nghiên 02/2019

tháng

văn

cứu.

08/2019 Trường
trung học

- Báo

- Viết luận văn.

cáo tóm

- Báo cáo luận văn trước

cơ sở Hùng tắt
Vương và

hội đồng khoa học.

trường ĐH


- Viết báo cáo tóm tắt.

Thể dục
thể thao Đà
Nẵng

3. Dự trù kinh phí và thiết bị nghiên cứu.
TT

Nội dung

Thiết bị nghiên cứu

1 Xây dựng và bảo vệ đề cương

- Tài liệu liên quan

2 Văn phòng phẩm phục vụ nghiên cứu Bút, giấy,…

3

Kinh phí điều tra, phỏng vấn, tổ chức
thực nghiệm, xử lý số liệu…

4 Đánh máy, in ấn,…

Tổng cộng

800.000đ

500.000đ

- Phiếu phỏng vấn,
- Đồng hồ bấm giây,

7.000.000đ

thước đo, ….
Máy vi tính, máy in,…

5 Hoàn thiện và bảo vệ luận văn

Kinh phí

Máy vi tính, máy in,
máy projecter,…

2.500.000đ
2.500.000đ
13.300.000
đ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí(1991), Đo lường TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
2. Vũ Cao Đàm(1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo Dục.
3. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên(2003), Sinh lý TDTT, NXB TDTT.
4. Philin V.P(1996), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, Hà Nội.
5. Bùi Quốc Dân (2002), Bóng bàn Việt Nam hội nhập Quốc tế, Nxb TDTT trẻ, TP.
Hồ Chí Minh

6. Nguyễn Danh Thái, Vũ Thành Sơn (2008), Bóng bàn (sách giáo khoa dùng cho
học viên các trường đại học TDTT), Nxb TDTT, Hà Nội
7. Đường Kiến Quốc, Tô Đình Thi (2007), Bóng bàn căn bản và nâng cao, Nxb
TDTT, Hà Nội
8. Harre, D (2000), Học thuyết huấn luyện, Nxb TDTT, Hà Nội, Trương Anh Tuấn,
Bùi Thế Hiển dịch.
9. Lưu Tấn Tài (2008), Bóng bàn toàn tập kỹ thuật giao bóng và đỡ giao bóng, tử
điển bách khoa nhà xuất bản Thanh Hóa.
10. Luật thi đấu bóng bàn (2011), Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam, Nxb TDTT, Hà
Nội.
11. Nguyễn Danh Thái, Mai Duy Diễn (1980), bóng bàn, Nxb TDTT, Hà Nội
12.Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB
TDTT, Hà Nội.
13. Nguyễn Danh Hoàng Việt (2009), Những kiến thức cơ bản về bóng bàn, Nxb
TDTT, Hà Nội.
14. Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Danh Hoàng Việt (2015), Giáo trình bóng bàn,
Nxb TDTT, Hà Nội.
15. Khâu Trung Huệ, Trang Gia Phúc, Trương Chấn Hải, Sầm Hao Vọng, Ngô
Hoan Quần, Lý Gia Phúc, Từ Dần Sinh, Lương Hữu Năng, Lương Trác Huy, Tôn


Mai Anh (1997), Bóng bàn hiện đại, Nxb TDTT, Hà Nội, Nguyễn Danh Thái,
Nguyễn Văn Trạch dịch.
16. Trương Huệ Khâm, Tô Khảm (2004), Huấn luyện kỹ chiến thuật bóng bàn hiện
đại, Nxb TDTT, Hà Nội.
17. Văn Thái (2012), Hỏi đáp về kỹ thuật bóng bàn, Nxb TDTT, Hà Nội.
18. Vũ Thành Sơn (2003), Giáo trình bóng Bàn cho học viên các trường cao đẳng
thể dục thể thao, Nxb TDTT Đà Nẵng.

Đà Nẵng, ngày 05 tháng 1 năm 2018

Người lập đề cương

Nguyễn Thái Hòa



×