Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giáo án thi GV Giỏi Cấp tỉnh Lich sử Bài 11 tây âu thời hậu kỳ trung đại ( Kèm GA ĐT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 15 trang )

Tiết theo PPCT: 15
Ngày soạn: 4/11/2017

Ngày dạy: 9/11/2017

BÀI 11. TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nắm được nguyên nhân, điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí.
- Trình bày được 4 cuộc phát kiến địa lí lớn trong thế kỷ XV - XVI.
- Rút ra được tác động của các cuộc phát kiến địa lí thế kỷ XV - XVI.
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng khai thác lược đồ “ các cuộc phát kiến địa lý”.
- Kỹ năng lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thế kỷ XV-XVI.
- Rèn luyện kỹ năng khai thác tranh ảnh, kỹ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch
sử.
3. Về thái độ, tư tưởng
- Thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lý, từ đó có thái độ trân trọng
những đóng góp của họ đối với lịch sử.
4. Về định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung:
+ năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học.
+ năng lực phân tích, đánh giá, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng lược đồ về những cuộc phát
kiến lớn về địa lý; tranh ảnh về các nhà thám hiểm, tàu biển, la bàn, các nhà thám
hiểm…
+ Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với
nhau…


+ Nhận xét về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
1


- SGK, SGV, tư liệu có liên quan.
- Hệ thống tranh ảnh, lược đồ.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo.
- Sưu tầm tranh ảnh.
- Đóng vai các nhà phát kiến địa lí.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP( 03 phút)
1. Mục tiêu
Với việc quan sát một số hình ảnh Hình 1: Tàu Ca ra ven; Hình 2: La bàn; Hình 3:
“Chân dung C. Cô lôm bô” . Học sinh sẽ nhớ lại những kiến thức nhất định về các
cuộc phát kiến địa lí. Tuy nhiên, các em chưa thể biết sâu sác về Nguyên nhân,
điều kiện, và hành trình gian nan mà các nhà phát kiến địa lí đã thực hiện để
tìm ra những vùng đất mới. Tại sao phát kiến địa lí lại trực tiếp tạo ra sự thay
đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu hậu kỳ trung đại….Từ đó kích thích sự tò mò,
lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành
kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau:
Hãy quan sát hình ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây :

Hình 1: Tàu Caraven
2



Hình 2: La bàn

Hình 3: C. Cô lôm bô

GV đặt câu hỏi:
Câu 1. Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến đến nội dung gì của lịch
sử nhân loại?
Câu 2. Em biết gì về nhân vật lịch sử trong ảnh?
3. Gợi ý sản phẩm
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn
01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. Một trong
3


những thành tựu quan trọng của loài người thế kỷ XV là tiến hành các cuộc phát
kiến địa lí phát hiện ra châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Nguyên nhân nào đã thôi thúc các nhà thám hiểm đi tìm những vùng đất mới? Các
cuộc phát kiến đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của nó ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu trong bài học hôm nay.
BÀI 11. TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
(Tiết 1)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
1. Những cuộc phát kiến địa lí
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến
địa lí
1. Mục tiêu
- Hiểu được nguyên nhân, điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí.
2. Phương thức

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin SGK trang 60,
kết hợp quan sát lược đồ, hình ảnh buôn bán tấp nập của Tây Âu hậu kì Trung Đại,
quan sát hình ảnh la bàn, tàu Caraven trả lời câu hỏi của giáo viên:

4


5


6


- Nguyên nhân nào khiến cho các nước Tây Âu phải tiến hành các cuộc phát kiến
địa lí?
- Tại sao sang thế kỷ XV người châu Âu lại có nhu cầu tìm kiếm con đường đi mới,
vùng đất mới?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc sgk, quan sát lược đồ, hình ảnh
suy nghĩ câu hỏi.
- Kể tên các tiến bộ khoa học – kĩ thuật ở thế kỉ XV mà em biết. Hãy nêu tác dụng
của những tiến bộ khoa học - kĩ thuật đó đối với các cuộ phát kiến địa lí?
- Báo cáo sản phẩm: Học sinh trả lời, hs khác có thể bổ sung.
- GV nhận xét bổ xung:
3. Gợi ý sản phẩm
7


- Học sinh trả lời, giáo viên chốt ý bổ xung
a. Nguyên nhân:
- Thế kỷ XV, sản xuất phát triển-> nhu cầu thị trường, hương liệu, vàng bạc ngày

càng cao.
- Con đường thương mại Đông - Tây bị người Ả Rập độc chiếm -> tìm con đường
đi mới.
b. Điều kiện:
- Khoa học- kỹ thuật: đóng tàu, sử dụng sa bàn, hải đồ….
- Hiểu biết địa lý: hiểu biết về đại dương, trái đất hình tròn.
- Điều kiện vật chất: kinh phí trang bị cho những chuyến đi.
-> Thế kỷ XV, Tây Âu có đủ điều kiện cho việc thực hiện các cuộc phát kiến địa lí.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu.
1. Mục tiêu
- Trình bày được 4 cuộc phát kiến lớn trên lược đồ, biết được hành trình gian khổ
của các nhà phát kiến.
2. Phương thức
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh sử dụng phương pháp quan sát lược
đồ thế giới, làm việc với sách giáo khoa, thảo luận theo cặp đôi hoàn thành phiếu
học tập, sử dụng kĩ thuật đóng vai để trình bày hành trình của các nhà phát kiến địa
lí, để trao đổi các vấn đề sau:

8


+ Tại sao các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu đầu tiên lại xuất phát đầu tiên từ Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha.
+Hoàn thành phiếu học tập tóm tắt các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu.
CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ TIÊU BIỂU
Thời gian

Người phát kiến

Kết quả


+ Đóng vai một nhà phát kiến để trình bày về một cuộc phát kiến địa lí mà em ấn
tượng nhất.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ GV cho HS quan sát lược đồ thế giới, kết hợp với kiến thức địa lý ( liên môn
với bộ môn địa lý) để học sinh phân tích vị trí địa lý của hai nước bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha. Học sinh khác theo dõi, bổ xung.
GV chốt ý :
+ Học sinh trao đổi cặp đôi, đàm thoại theo cặp đôi và toàn lớp. Trong quá trình
làm việc, giáo viên chú đến các cặp đôi để có thể gợi ý hoặc trợ giúp khi các em
gặp khó khăn.
9


+ Học sinh dựa vào kiến thức có trong sách giáo khoa và kiến thức địa lý đóng vai
các nhà phát kiến địa lí kể về hành trình của mình.
- Báo cáo sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi, các cặp đôi cử đại diện báo cáo và
trao đổi thống nhất toàn lớp vấn đề giáo viên đặt ra, các cá nhân xung phong đóng
vai các nhà phát kiến địa lí.
- Nhận xét đánh giá: đánh giá chéo các cặp đôi, học sinh nhận xét, giáo viên bổ
xung,
3. Gợi ý sản phẩm:
+ Học sinh trả lời câu hỏi:
- Bồ Đào Nha là một trong những cường quốc trên đại dương -> có các nhà hàng
hải quen với sóng gió đại dương gan dạ, dũng cảm, ưa mạo hiểm, thích khám phá...
- Thế kỷ XV nơi đây có ngành hàng hải phát triển nhất thế giới ( đặc biệt là kỹ
thuật đóng tàu). Hơn nữa thể chế chính trị của các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
là thể chế quân chủ chuyên chế, nên các cuộc phát kiến địa lý được coi là những
khoản thu nhập quan trọng nhất của nhà nước chuyên chế, trong việc củng cố sự
vững mạnh của hai nhà nước đó -> Hai nước này có đủ những điều kiện để có thể

tiến hành các cuộc phát kiến địa lý. Vì vậy, đây là hai nước đi tiên phong trong các
cuộc phát kiến địa lý của loài người.
+ Các cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp đôi khác nhận xét bổ xung.
CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ TIÊU BIỂU
Thời gian

Người phát kiến

Kết quả

1487

B. Đi-a-xơ

vòng qua cực Nam Châu Phi đến mũi
Hảo Vọng.

1492

C. Cô-lôm-bô

đến một số đảo biển Ca ri bê đã phát
hiện ra Châu Mỹ.

1498

Va-xcô đơ Ga- đến bờ biển Tây nam Ấn Độ.
ma

1519-1522


Ph. Ma-gien-lan

vòng quanh thế giới bằng đường biển

+ Các cá nhân xung phong lên bảng đóng vai các nhà phát kiến địa lí, các cá nhân
khác có thể phát vấn các nhà phát kiến địa lí.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của các cuộc phát kiến địa lí
10


1. Mục tiêu: Biết được những tác động tích cực và những tác động tiêu cực mà các
cuộc phát kiến địa lí đã đem đến cho loài người.
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh quan sát những hình ảnh sau trên
máy chiếu, đọc sách giáo khoa trang 62 để trao đổi vấn đề sau:

+ Nêu những tác động của cuộc phát kiến địa lí với lịch sử loài người?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh, kết hợp sách giáo
khoa để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩm: Các cá nhân trả lời câu hỏi học sinh khác bổ xung và trao đổi
thống nhất toàn lớp.
- Nhận xét đánh giá: giáo viên nhận xét đánh giá, chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm
Đây là một cuộc cách mạng thực sự :
- Giao thông : tìm ra con đường mới, vùng đất mới, châu lục mới
- Tri thức : con người hiểu biết về hình dạng trái đất, về loài người.
- Văn hoá : Sự giao lưu văn hoá Đông – Tây.
- Kinh tế : thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển-> ra đời của CNTB
11



GV trình chiếu bức ảnh về các nô lệ ngồi trên các boong tàu và đoạn tư liệu nói
về việc buôn bán nô lệ rồi phân tích. Đây là bức tranh nói về cảnh buôn bán nô lệ
da đen. Nhìn vào bức tranh ta thấy rõ: Hàng nghìn nô lệ da đen bị cưỡng bức rời
khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ . Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi
nổi trong các thế kỷ XVI- XVII, nhiều công ti buôn bán tầm cỡ quốc tế được
thành lập. Gây đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa. Đó là chế độ thực dân
tàn bạo mở đầu ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, được xem như là một vết nhơ trong
lịch sử nhân loại. Vậy bên cạnh những yếu tố tích cực các cuộc phát kiến địa lí
cũng mang đến những tác động tiêu cực
- Xã hội : Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2. Tìm hiểu sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu( Hướng dẫn đọc thêm)
* Mục tiêu: Biết được những điều kiện và biểu hiện nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở
Tây Âu.
* Phương thức: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm ở nhà trong sách giáo
khoa trang 62 – 63 để trả lời được các câu hỏi:
+ Điều kiện dẫn đến sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu?
+ Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
* Gợi ý sản phẩm:
- Học sinh trả lời trong tiết học sau
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh
hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI.
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên khơi dậy cho học sinh những kiến thức vừa học
để trả lời câu hỏi.
1. “ Phát kiến địa lý” là gì?
2. Chơi trò chơi ô chữ về các nhà phát kiến địa lý?

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét đánh giá:
3. Gợi ý sản phẩm:
12


- Sau khi học sinh trả lời GV cho trình chiếu nội dung như trong thuật ngữ lịch
sử phổ thông.
“ Phát kiến địa lí là cuộc hành trình đi tìm đường mới sang phương Đông của
thương nhân châu Âu để tìm vàng ngọc, hồ tiêu( vì con đường giao lưu buôn
bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập chiếm)”. Hoạt động này sôi
nổi ở Tây Âu vào thế kỉ XV – XVI óp phần cho CNTD. Hoàng tử Hăng ri là
người khởi xướng và tổ chức đầu tiên vào năm 1415. Trong phong trào đó Cô
lôm bô đã tìm thấy châu Mĩ ngày nay( 1492) và Magienlang đi vòng quanh thế
giới( 1519 - 1522). Phát kiến địa lý đen lại cho giai cấp tư sản châu Âu nhiều
nguồn nguyên liệu quý, thúc đẩy CNTD phát triển.(Theo từ điển thuật ngữ lịch
sử phổ thông – NXB Đại học quốc gia Hà Nội tr. 285
- Trò chơi ô chữ:

D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
1. Sử dụng 2 câu hỏi bằng Tiếng Anh để trao đổi với học sinh về hành trình
của các nhà phát kiến địa lý:
13



Câu 1: In July 1497, he left Lisbon seaport and in May 1498 he came to
South West India. Who is he?

Câu 2: Tell me the first person who travelled around the world by seaway
from 1519 to 1522?

2. GV sử dụng câu hỏi tích hợp giáo dục : Qua tấm gương của các nhà
phát kiến địa lý chúng ta rút ra được bài học gì ?
3. Gợi ý sản phẩm
- Giáo viên giao tiếp, trao đổi với học sinh bằng tiếng Anh khoảng 3 phút để
trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra, học sinh cũng dùng tiếng Anh để trả lời.
14


- GV hướng dẫn HS kết luận :Con đường đi đến thành công đầy chông gai
gian khổ. Muốn thành công chúng ta phải có ý chí nghị lực và lòng dũng cảm để
vượt qua khó khăn thử thách.
IV. Tổng kết bài:
Dặn học sinh, đọc trước bài, Tìm hiểu các nội dung sau:
Tìm hiểu về phong trào Văn hóa Phục hưng
+ Nguyên nhân
+ Đặc điểm
+ Thành tựu
+ Ý nghĩa
V. Rút kinh nghiệm

15




×