GIÁO ÁN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI TÔM, CUA
I.KTBC:
-1 HS nêu 1 số đặc điểm chung của côn trùng?
-1 HS nêu 1 số cách diệt trừ côn trùng có hại?
II.BÀI MỚI:
Giới thiệu bài : Bài học hôm trước các em đã tìm hiểu về loài côn trùng. Hôm
nay các em sẽ được hiểu biết thêm về 2 loài động vật nữa đó là Tôm và cua.
Ghi tựa –HS nhắc nối tiếp.
1/Hoạt động 1 : LIÊN HỆ THỰC TẾ:
Mục tiêu : Khai thác tối đa sự hiểu biết của học sinh về loài tôm cua.
-Hãy kể tên một số loài tôm và cua mà em biết?( tôm sú, tôm bạc, tôm thẻ,
tôm đất; cua biển, cua đồng , cua đá..)
_Hỏi thêm : em hãy nói tên một số bộ phận bên ngoài của từng loài theo sự
hiểu biết của em(đầu, mình , đuôi…; mai , yếm, chân, càng..)-Tuyên dương.
2/ Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI SGK ( trang 98-99)
Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua.
Nêu được một số điểm giống nha và khác nhau giữa tôm và cua
-HS quan sát hình 1- hình 5 và thảo luận nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi
1 HS đọc câu hỏi
-HS thảo luận trong 2 phút.
-GV gắn 2 tranh lên bảng.
-HS lên chỉ và nêu từng bộ phận bên ngoài của từng loài. (GV gợi ý HS trả
lời theo các ý sau: chân có gì đặc biệt? có xương sống không? Bên ngoài cơ
thể được bảo vệ bằnggì? ), GV có thể liên hệ thực tế bằng vật thật con
cua( càng cua- tác dụng của càng cua), mai cua cứng hơn yếm cua, cua đi
ngang…)
- -Qua thảo luận, em nào có thể cho các bạn biết một số điểm giống nhau và
khác nhau giữa tôm và cua?(giống: có nhiều chân, chân phân thành các đốt,
có vỏ bao bọc( mở rộng việc tôm cua lột vỏ để lớn dần); đều không có xương
sống…khác nhau: hình dạng, kích thước..)
Tuyên dương – Đặt câu hỏi đe åhệ thống kiến thức:
-Qua tìm hiểu, em nào có thể nêu đặc điểm chung của tôm và cua?(Tôm và
cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương
sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng 1 lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân
và chân phân thành các đốt.)
GV gắn bảng phụ ghi ý trên- 1-2 HS nhắc lại.
3/ Hoạt động 3: THẢO LUẬN NHÓM
Mục tiêu : HS nêu được ích lợi của tôm, cua
-HS liên hệ thực tế , thảo luận nhóm đôi : Tôm và cua sống ở đâu? Chúng
được sử dụng để làm gì?
-HS trả lời từng ý:
+Tôm cua sống ở đâu?( tôm cua sống dưới nước –bơi bằng chân như thế nào?
mở rộng : cua sống trong hang nên khi muốn bắt cua hoặc là người ta nhử mồi
để cua đớp mồi trong nước rồi dùng vợt vớt cua, còn trường hợp cua ở trong
hang thì người ta dùng cây chạc ba soi chọc cua ra và dùngtay bắt.giáo dục
bảo vệ môi trường nước trong lành bằng cách cách không vứt rác….)
-Chúng được sử dụng để làm gì?( dùng làm thức ăn- Em có thể kể một vài
món thức ăn được chế biến từ tôm cua? Tôm kho, chiên, rang, khô, mắm tôm.
cua luộc, cua rang me, cua ….).Giảng thêm : trong bữa ăn hàng ngày , chúng
ta cần ăn đủ lượng tôm cua vì chúng chứa nhiều chất đạm và can xi có lợi
cho sức khỏe . Đây chính là nội dung các em cần ghi nhớ.
GV gắn bảng phụ lên bảng –1,2 HS đọc : Tôm cua là những thức ăn chứa
nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
Các em ạ ! Nước ta có nhiều ao hồ sông ngòi, đường bờ biển dài là
những môi trường thuận tiện để nuôi vàđánh bắt tôm cua. Hiện nay nghề
đánh bắt,nuôi thủy sản rất phát triển đặc biệt là tôm- Cho HS quan sát ảnh
chụp cảnh tàu đánh bắt tôm cá, vuông nuôi tôm công nghiệp và tôm đã trở
thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta trong nhiều năm qua.
--Em nào có thể nêu tên một số tỉnh nuôi nhiều tôm cua( Cà Mau, Bạc Liêu,
Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ…) GV chú ý đây là các tỉnh khu vực phía
Nam còn ở khu vực miền Trung thì có Nha Trang , Đà Nẵng nhưng Cà Mau
vẫn là tỉnh đứng đầu cả nước về xuất khẩu tôm cua. Năm 2008, Cà Mau đã
thu về trên …………….USD ( đô la).
-Em nào có thể kể một vài nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy hải sản tại Cà
Mau?( Xí nghiệp đông lạnh Cà Mau, xí nghiệp Minh Phú, nhà máy chế biến
tôm Quốc Việt …)
-Để xuất khẩu được thì tôm cua phải qua các khâu chế biến như thế nào?
( lặt đầu, ….)
-Các em hãy quan sát hình 6 trong SGK đã phóng to và cho biết ảnh chụp
cảnh gì? ( 2 cô công nhân đang chế biến cua để đóng hộp xuất khẩu) .
Giáo dục: Để mặt hàng xuất khẩu ổn đònh, cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn
thức phẩm.
Củng cố: 2 HS đọc phần ghi nhớ