SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2008 – 2009
---oOo--- -------///-------
Đề chính thức
Hướng dẫn chấm Lịch sử - Lớp 12
____________
A. Lịch sử Việt Nam: (12 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Hoàn cảnh dẫn đến hiệp ước Nhâm Tuất ra đời: ( 2 điểm)
- Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại sau 5 tháng tấn công
vào Đà Nẳng, chúng đem quân vào đánh chiếm Gia Định ( 0,5).
- Tại Gia Định quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân ta.
Nhân dân lục tỉnh Nam kỳ đứng lên kháng chiến phối hợp với quân triều đình
ngày đêm bám sát, bao vây tiêu diệt địch giết sĩ quan Pháp tại Sài Gòn. Các toán
nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy, Võ Duy Dương,
Nguyễn Hữu Huân. Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy
và đánh chìm tàu Pháp trên sông Nhật Tảo, gây cho Pháp sự tổn thất và khiến
chúng hoảng sợ (0,5)
- Ngày 23-02-1861, Pháp tấn công vào Đại đồn Chí Hòa cuối cùng Đại đồn Chí
Hòa rơi vào tay Pháp. Nguyễn Tri Phương bị thương, quân triều đình Huế rút
chạy, 3 tỉnh miền đông và 1 tỉnh miền Tây ( Vĩnh Long) bị giặc chiếm ( 0,5).
- Tuy Đại đồn Chí Hòa thất thủ, phong trào chống Pháp của nhân dân đang dâng
cao như vũ bão. Quân Pháp gặp khó khăn, nhưng triều đình nhà Nguyễn lại
hoang mang dao động vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ nên đã ký với Pháp Hiệp
ước Nhâm Tuất (05-06 1862) (0,5)
Nội dung Hiệp ước: ( 1,5 điểm)
- Gồm 12 điều khoản, trong đó có những điều khoản chính như:
+ Nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn ( 0,5)
+ Bồi thường 20 triệu quan ( khoảng 280 vạn lạng bạc) (0,5)
+ Mở các cửa biển Đà Nẳng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào
tự do buôn bán và nhiều nhượng bộ nặng nề khác về chính trị, quân sự ( 0,5).
Hậu quả ( 0,5)
+ Chủ quyền của dân tộc bị vi phạm, tạo điều kiện pháp chiếm nước ta
+ Gây bất bình trong cả nước, nhiều sĩ phu phản ứng mạnh, chống lại
lệnh bãi binh của triều đình nhà Nguyễn như Trương Định. Làm suy giảm tinh
thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân
. Câu 2: (6 điểm)
1
- Nguyễn Ái Quốc khi trở thành người chiến sĩ cộng sản, Người đã tích cực
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, thông qua các bài viết đăng
trên các báo: Người Cùng Khổ, Nhân Đạo, Sự Thật, tạp chí Thư tín quốc tế,
tác phẩm Đường Cách Mệnh, …Người đã thể hiện quan điểm về chiến lược
cách mạng giải phóng dân tộc: (0,5)
+ Cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp,
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Cách mạng ở các nước thuộc địa là một
cuộc “ dân tộc cách mệnh”, có nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân
tộc và từng bước thực hiện ruộng đất cho dân cày “Giai cấp cách mệnh” (1)
+ Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khích với cách
mạng thế giới. Quan hệ với cách mạng vô sản ở chính quốc. Cách mạng Việt
Nam và cách mạng Pháp phải liên lạc với nhau, song không phụ thuộc vào
cách mạng vô sản ở chính quốc, không ỷ lại trông chờ vào cách mạng vô sản
ở chính quốc. (1)
+ Giai cấp nông dân là lực lượng hùng hậu, động lực của cách mạng, là
bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân. Giai cấp nông dân muốn
giải phóng phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Ngoài “Công-
Nông là gốc cách mạng, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là bầu
bạn cách mệnh của công- nông” (Nguyễn Ái Quốc) (1)
+ Nhân tố quyêt định thắng lợi của cách mạng là sự lãnh đạo của chính
đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin (1)
+ Đảng phải tổ chức quần chúng đấu tranh bằng con đường bạo lực cách
mạng để lật đổ giai cấp thống trị. Vì cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng. (1)
+ Ý nghĩa giá trị về quan điểm chiến lược của Nguyễn Ái Quốc: (0,5)
Được hình thành dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã chuản bị
về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái
Quốc, chính là cương lĩnh cách mạng, khoa học của Đảng ta.
Câu 3: ( 2 điểm)
+ Đảng ta ra đời chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo cách mạng ở VN.
(0,5)
+ Cách mạng VN đã có một chính đảng chân chính duy nhất lãnh đạo-
chính đảng của giai cấp công nhân. Đây là nhân tố quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng VN. (0,5)
+ Đảng đã vận dụng CN Mác – Lênin vào thực tiễn VN, đã đề ra những
đường lối cách mạng khoa học, sáng tạo, đúng đắn và có tổ chức chặt chẽ,
đưa cách mạng VN giành nhiều thắng lợi. Vì vậy Đảng CSVN ra đời đã mở
ra giai đoạn thắng lợi cho cách mạng VN. (0,5)
+ Đảng ta ra đời đã dánh dấu cách mạng VN là một bộ phận gắn liền với
cách mạng thế giới. (0,5)
2
B. Lịch sử thế giới: (8 điểm)
Câu 4: ( 4 điểm)
- Các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc Lào ( 1945-1975) (2
điểm)
+ Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy giành
độc lập. Ngày 12-10- 1945, Lào tuyên bố độc lập. (0,5)
+ Tháng 3-1946, Pháp quay lại xâm lược Lào, nhân dân Lào đứng lên
kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đông Dương, cùng với sự giúp đở của quân tình nguyện VN. Cuộc kháng
chiến từng bước phát triển. Đặc biệt với chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp
định Giơnevơ về Đông Dương tháng 7-1954 đã công nhận độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. (0,5)
+ Ngay sau đó Mỹ xâm lược Lào, biến Lào thành thuộc địa kiểu mới,
nhân dân Lào đứng lên kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào. Nhân dân Lào đã đánh bại các chiến lược chiến
tranh của Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Viêng Chăn vào tháng 2-1973,
lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. (0,5)
+ Cùng với thắng lợi của VN 30-04-1975, đã tạo điều kiện cho cách mạng
Lào tiến lên giành thắng lợi. Tháng 5-1975, nhân dân Lào đã nổi dậy giành
chính quyền trong cả nước. Ngày 2- 12-1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào chính thức thành lập. Từ đây Lào bước sang thời kỳ xây dựng phát
triển đất nước (0,5)
- Tình đoàn kết chiến đấu giữa dân tộc VN và dân tộc Lào ( 1945-1975) (2 điểm).
+ Trong kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954): (1)
• Tháng 4-1954 bộ đội VN- Lào, mở chiến dịch Thượng Lào, giải
phóng tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ, mở rộng vùng kháng chiến
Lào với Tây Bắc VN (0,25)
• Tháng 12-1953, bộ đội VN-Lào mở chiến dịch Trung Lào, giải
phóng thị xã Thà Khẹt và tỉnh Khăm Muộn, uy hiếp Sênô (0,25)
• Đầu 1954, bộ đội VN-Lào, mở chiến dịch Thượng Lào giúp cho Lào
mở rộng vùng kháng chiến. (0,25)
• Với thắng lợi Điện Biên Phủ của VN, tạo thuận lợi cho Lòa giành
thắng lợi và Hiệp định Giơnevơ đã công nhận quyền dân tộc của 3
nước Đông Dương. (0,25)
+ Trong cuộc kháng chiến chóng Mỹ ( 1954-1975) (1)
• Hội nghị cấp cao 3 nước VN-Lào-CPC ngày 24à25-4-1970, thể
hiện tinh thần đoàn kết của 3 nước, khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra
Đông Dương (0,25)
• Nữa đầu năm1970, quân tình nguyện VN phối hợp cùng quân Lào,
đập tan cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng,
giải phóng vùng rộng lớn Nam Lào. (0,25)
3
• Tháng 2à3-1971, quân dân VN phối hợp cùng quân Lào, đập tan
cuộc hành quân “ Lam Sơn 719”, nhằm giữ đường 9- Nam Lào.
( 0,25)
• Thắng lợi của VN buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa Ri (27-1-1973),
tạo thuận lợi cho cách mạng Lào thắng lợi buộc Mỹ phải ký Hiệp
định Viêng Chăn ( 21-2-1973). Chiến thắng 30-4-1975 của VN, cổ
vũ và tạo thuận lợi cho Lào giành thắng lợi. Ngày 2-12-1975, nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời. (0,25)
Câu 5: ( 4 điểm)
- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ về các mối quan hệ, ảnh
hưởng , tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc
gia, các dân tộc trên thế giới.
- Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa:
+ Sự phát triển nhanh của quan hệ thương mại quốc tế
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
+ Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc
tế và khu vực.
- Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là thực tế không thể đảo ngược
được. Nó là kết quả sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. (1)
- Xu thế toàn cầu hóa là cơ hội và thách thức với các nước đang phát
triển.
+ Cơ hội: chiến tranh bị đẩy lùi, tạo điều kiện ổn định và hợp tác phát
triển giữa các nước. Giúp các nước, điều chỉnh chiến lược phát triển kinh
tế, tăng cường hợp tác và tham gia liên minh kinh tế khu vực và thế giới.
Quan trọng hơn là giúp cho các nước “ đi tắt đón đầu”, rút ngắn thời gian
phát triển đất nước thông qua khai thác vốn đầu tư, tiếp thu khoa học-
công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia tiên tiến (1)
+ Thách thức: những rủi ro, bất lợi và cả những sai lầm nguy hiểm luôn
đe dọa. Sự cạnh tranh quyết liệt trong quan hệ quốc tế không bình đẳng
điểm xuất phát thấp, nguồn nhân lực chất lượng kém, trình độ dân trí hạn
chế, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn vay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, bảo vệ chế độ chính trị và nguy cơ về ô nhiễm môi trường. (1)
- WTO là tên gọi của Tổ chức Thương mại Thế giới. 11g ngày 7-11-
2006, tại Giơ ne vơ ( Thụy Sĩ) Việt Nam gia nhậpWTO . (1)
----- Hết-----
4