Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

EQ Trí tuệ cảm xúc cảm xúc con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.42 KB, 51 trang )

Bài 1: ANH EM NHƯ THỂ TAY CHÂN
(Lĩnh vực phát triển: Trí tuệ cảm xúc)
I. Mục tiêu
Học xong bài này trẻ sẽ có khả năng:
1. Nhận thức:
- Nhận biết được các biểu hiện yêu thương anh chị em.
2. Kỹ năng:
- Biểu lộ và phát triển tình yêu thương đối với anh chị em.
3. Thái độ:
- Biết khen ngợi những hành động lễ phép, yêu thương anh chị em;
- Biết phê bình những hành động chưa đúng mực với anh chị em.
II. Nội dung cần đạt được
1. Các biểu hiện của lòng yêu thương anh chị em
2. Những cách thức ứng xử bộc lộ lòng yêu thương anh chị em
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đóng vai/trò chơi
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quan sát trực quan
IV. Tài liệu, thiết bị giảng dạy
Bút vẽ, giấy A3, tranh màu, máy tính, máy chiếu
V. Câu hỏi kiểm tra đầu vào
1. Con có nghe lời và hòa đồng với anh chị em không?
2. Con có biểu hiện gây gổ hoặc tranh giành với anh chị em không?
3. Con có biểu hiện yêu quý và che chở cho anh chị em không?
VI. Tiến trình bài giảng

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


1. Thời gian: 10 phút
2. Mục tiêu: tạo sự hứng thú và sẵn sàng cho học sinh và trải nghiệm bài học


3. Tiến trình
Trò chơi: Hát theo nhạc “ The Family song”
Clip:1.EQ.Bài hát The Family song
Cô và các bé cùng hát và làm động tác theo bài hát.
Kết thúc bài hát, cô khen các bé hát hay và làm tốt sau đó dẫn vào bài học: Chúng
ta vừa hát một bài hát hay về gia đình, trong đó có anh chị em của mình. Vậy hôm nay cô
và các con sẽ tìm hiểu về cách thể hiện tình yêu thương anh chị em nhé!
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thời gian: 25 phút
2. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết được cách thể hiện tình cảm yêu thương anh chị em
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách thể hiện tình yêu thương anh chị em
Thông tin trọng tâm: Thể hiện tình yêu thương dành cho anh chị em thông qua lời
nói và hành động: ôm hôn, cùng vui chơi, chia sẻ…
Bước 1: Cho các bé xem Clip: 1.EQ.Bài hát I have a little sister
Nội dung: Bạn nhỏ hát và giới thiệu về người em gái của mình. Mọi người gọi cô
ấy là Peep. Cô ấy bơi và leo núi rất giỏi. Cô ấy chỉ có một bên mắt thôi nhưng người bạn
nhỏ rất tự hào về em gái mình.
Trả lời câu hỏi:
1. Bạn nhỏ trong clip đang hát về ai?
2. Em gái bạn ấy có đặc điểm gì?
3. Bạn có thích em gái mình không?
4. Con hãy nói về anh/chị/em của mình
→ Kết luận:


- Anh/chị/em là những người cùng một cha mẹ sinh ra
- Anh/chị/em phải thương yêu và sống hòa thuận với nhau
Hoạt động 2: Cách thể hiện tình yêu thương anh/chị/em

1. Con có anh/chị/em không?
2. Làm anh/chị có những công việc gì?
3. Con có muốn và thích làm anh/chị không?
4. Khi con với anh/chị/em có xung đột, con thường làm gì?
5. Tại sao phải yêu thương anh/chị/em của mình?
→ Nếu anh/chị/em trong gia đình không yêu thương, hòa thuận với nhau sẽ hay cãi
nhau, đánh nhau và làm bố mẹ không vui.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu:
- Trẻ thể hiện được những hành động, cử chỉ, lời nói yêu thương anh chị em
3. Tiến trình:
Hoạt động: Trò chơi “Nên – không nên”
- Chuẩn bị: Tranh (theo phần phụ lục)
- Tổ chức:
+ GV phát cho mỗi trẻ một bức tranh bất kỳ
+ Trẻ đưa ra lựa chọn với các bức tranh của mình là hành động nên – không nên
và chia ra đứng sang 2 bên lớp.
+ GV yêu cầu trẻ mô tả các bức tranh của mình và giải thích tại sao lại nên làm?
Tại sao không nên làm hành động đó?

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG


1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu: Trẻ vận dụng những hiểu biết vừa thu được để nhận biết những hành động
của bản thân và cam kết sẽ thực hiện theo.
3. Tiến trình
Hoạt động: Ghép đúng tranh

- Chuẩn bị: Một số bức tranh thể hiện tình yêu thương anh/chị/em được cắt thành mảnh
nhỏ; giấy A2
- Tổ chức:
+ GV chia lớp thành 2 nhóm và phát những mảnh ghép cho trẻ
+ GV hướng dẫn trẻ ghép tranh và dán vào giấy bìa
+ Trong 5 phút nhóm nào ghép được nhiều tranh hơn sẽ chiến thắng.
+ Sau khi trò chơi kết thúc, mỗi bạn trong nhóm sẽ lần lượt lên giới thiệu về các bức
tranh của nhóm mình.
VII. Câu hỏi kiểm tra đầu ra
1. Con có thể hiện sự yêu quý dành cho anh/chị em mình không?
2. Con có tha thứ cho anh/chị mình nếu khiến con buồn không?
3. Con có tỏ ra ganh tỵ với anh/chị em không?
VII. Phụ lục




Bài 2: BỜ VAI VÀ BẦU SỮA
(Lĩnh vực phát triển: Trí tuệ cảm xúc)

I. Mục tiêu
Học xong bài này trẻ sẽ có khả năng:
1. Nhận thức:
- Nhận biết được các biểu hiện yêu thương trong gia đình.
- Tình yêu thương giữa bố mẹ và con cái là tình cảm thiêng liêng bền chặt.
2. Kỹ năng:
- Biểu lộ và phát triển tình yêu thương với bố mẹ.
3. Thái độ:
- Biết thể hiện những hành động yêu thương, lễ phép, kính trên nhường dưới
khen ngợi những hành động lễ phép, yêu thương ông bà, bố mẹ.

- Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sự tự hào, hạnh phúc... với cha mẹ.
II. Nội dung cần đạt được
1. Các biểu hiện của tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái.
2. Những cách thức ứng xử bộc lộ lòng yêu thương cha mẹ..
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đóng vai/trò chơi
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quan sát trực quan
IV. Tài liệu, thiết bị giảng dạy
Bút vẽ, giấy A3, tranh màu, máy tính, máy chiếu
V. Câu hỏi kiểm tra đầu vào
1. Con có nghe lời và yêu thương ông bà, bố mẹ không?


2. Con có biểu hiện cãi lại hay phản đối ý kiến của bố mẹ không?
3. Con biểu hiện tình yêu thương gia đình với: ông bà, bố mẹ, như thế nào?
VI. Tiến trình bài giảng

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Thời gian: 10 phút
2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và sẵn sàng cho học sinh và trải nghiệm bài học
3. Tiến trình
Trò chơi: Hát theo nhạc và cảm nhận
Bài hát "Nhật ký của mẹ"
Cô và các bé cùng hát và cảm nhận bài hát.
Kết thúc bài hát, cô khen các con hát hay và làm tốt sau đó dẫn vào bài học: Chúng
ta vừa hát một bài hát rất hay về gia đình, trong đó có thể hiện tình cảm của bố mẹ dành
cho con. Vậy hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu về cách thể hiện tình yêu thương gia
đình nhé!
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Thời gian: 25 phút
2. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết được cách thể hiện tình cảm yêu thương gia đình.
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách thể hiện tình yêu thương gia đình.
Thông tin trọng tâm: Thể hiện tình yêu thương dành cho ông bà, bố mẹ, anh chị
em thông qua lời nói và hành động: ôm hôn, cùng vui chơi, chia sẻ…
Bước 1: Cho các con chơi trò chơi: "Viết lời yêu thương"
Nội dung: Các con sẽ chia theo đội chơi và lên bàng viết về những lời yêu thương
dành cho các thành viên trong gia đình: ông bà, bố mẹ, anh chị em.


GV nhận xét và khen ngợi trao phần thưởng.
Trả lời câu hỏi:
5. Ở nhà con hay chia sẻ với ai nhất?
6. Con có yêu gia đình con không?
7. Kể một vài chuyện mà con đã thể hiện tình yêu thương với các thành viên
trong gia đình?
→ Kết luận:
- Gia đình là những người cùng chung sống trong một nhà và có mối quan hệ
tình cảm bền chặt với nhau.
- Các thành viên trong gia đình phải thương yêu và sống hòa thuận với nhau
Hoạt động 2: Cách thể hiện tình yêu thương gia đình.
1. Con có sống chung với ông bà không?
2. Ông bà của con có yêu thương con không và con có yêu thương ông bà không?
3. Bố mẹ con thể hiện tình yêu thương với con như thế nào và ngược lại?
4. Khi con với anh/chị/em có xung đột, con thường làm gì?
5. Tại sao phải yêu thương các thành viên trong gia đình?
→ Nếu các thành viên trong gia đình không yêu thương, hòa thuận với nhau sẽ hay cãi
nhau, đánh nhau và tạo nên bầu không khí buồn bực thiếu tiếng cười.


HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu:
- Trẻ thể hiện được những hành động, cử chỉ, lời nói yêu thương gia đình ở lớp và khi về
nhà.
3. Tiến trình:
Hoạt động: Trò chơi " 10 vạn câu hỏi vì sao "


- Chuẩn bị: Bộ câu hỏi (phụ lục)
- Tổ chức:
+ GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu các con suy nghĩ nhanh trong 5 giây và đứng dậy
trả lời.
+ HS đưa ra câu trả lời.
+ GV nhận xét câu trả lời khen thưởng.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu: Trẻ vận dụng những hiểu biết vừa thu được để nhận biết những hành động
của bản thân và cam kết sẽ thực hiện theo.
3. Tiến trình
Hoạt động:
- Chuẩn bị: Một số bức tranh thể hiện tình yêu thương.
- Tổ chức:
+ GV chia lớp thành 2 nhóm và phát những bức tranh đó cho từng nhóm, và yêu cầu các
nhóm nêu lên ý nghĩa của từng bức tranh thông qua việc thảo luận thuyết trình.
+ Mỗi nhóm sẽ có 5 phút để thảo luận và trình bày.
+ Sau khi trò chơi kết thúc, mỗi bạn trong nhóm sẽ lên liên hệ với bản thân mình thông
qua mỗi bức tranh.

VII. Câu hỏi kiểm tra đầu ra
1. Con có thể hiện sự yêu quý dành cho các thành viên trong gia đình mình không?
2. Con cảm thấy thế nào khi người thân trong gia đình buồn, vui...
3. Con có tỏ ra tức giận khi bị bố mẹ mắng không?
VII. Phụ lục
1. Vì sao con phải yêu quý bố mẹ?


2. Vì sao con phải nghe lời bố mẹ?
3. Vì sao con phải chia sẻ với bố mẹ về niềm vui, nỗi buốn của mình?
4. Vì sao bố mẹ luôn yêu thương và chăm sóc, lo lắng cho con?
5. Vì sao bố mẹ lại nhắc nhở và luôn chia sẻ với con?


Bài 3. CẢM XÚC TÍCH CỰC
(Lĩnh vực phát triển: Trí tuệ cảm xúc)
I. Mục tiêu
Học xong bài này trẻ sẽ có khả năng:
1. Nhận thức:
- Nhận biết được các cảm xúc tích cực mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
- Xây dựng cảm xúc tích cực sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn.
2. Kỹ năng:
- Biểu lộ và phát triển các cảm xúc tích cực với chính bản thân mình và những
người xung quanh chúng ta.
3. Thái độ:
- Biết thể hiện những cảm xúc tích cực: vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời, tự hào,yêu
thương,.. với bản thân và những người xung quanh.
- Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sự tự hào, hạnh phúc... với mọi người.
II. Nội dung cần đạt được
1. Biểu hiện của các loại cảm xúc tích cực

2. Những cách thức ứng xử để thể hiện mình là người có cảm xúc tích cực.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đóng vai/trò chơi
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quan sát trực quan
IV. Tài liệu, thiết bị giảng dạy
Bút vẽ, giấy A3, tranh màu, máy tính, máy chiếu
V. Câu hỏi kiểm tra đầu vào
1. Theo con có những loại cảm xúc nào?
2. Đâu là cảm xúc tích cực/ tiêu cực?


3. Chúng ta nên xây dựng những loại cảm xúc nào và hạn chế những loại cảm xúc
nào? Vì sao?
VI. Tiến trình bài giảng

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Thời gian: 10 phút
2. Mục tiêu: tạo sự hứng thú và sẵn sàng cho học sinh và trải nghiệm bài học
3. Tiến trình
Trò chơi: Xem đoạn phim:
" Đội quân cảm xúc"
Cô và các con cùng xem đoạn phim và tìm hiểu về diễn biến của đoạn phim.
Kết thúc phim cô hỏi học sinh về nội dung và hỏi các con có bao nhiêu loại cảm
xúc xuất hiện trọng đoạn phim.
Theo con chúng ta nên thể hiện các loại cảm xúc nào và thể hiện thế nào cho phù
hợp?
Khen và khẳng định lại câu trả lời của con sau đó giới thiệu vào bài học: Vậy hôm
nay chúng ta sẽ học bài "Cảm xúc tích cực nhé"
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Thời gian: 25 phút
2. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết được các loại cảm xúc tích cực, ý nghĩa và cách thể hiện.
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại cảm xúc tích cực.
Thông tin trọng tâm: biết được các loại cảm xúc tích cực và thể hiện nó qua cử
chỉ, lời nói, ánh mắt...
Bước 1: Cho các con chơi trò chơi: "Tôi là cỗ máy cảm xúc"


Nội dung: Các con sẽ chia thành hai đội chơi, khi cô gọi tên loại cảm xúc nào thì
con phải diễn tả theo loại cảm xúc mà cô nói. Bạn nào làm sai sẽ phải lên bảng đứng và
theo giõi tìm những bạn khác cũng sai giống mình. Đội thắng sẽ chọn hình phạt cho
những bạn thua là: Hát, nhảy, hoặc đọc thơ...
Như vậy sau khi chơi trò chơi thì chúng ta được biết đến rất nhiều loại cảm xúc
vậy theo con chúng ta:
Trả lời câu hỏi:
1. Con thường thể hiện loại cảm xúc nào nhiều nhất?
2. Theo con chúng ta nên xây dựng cảm xúc nào?
3. Con đã thể hiện các loại cảm xúc không tích cực bao giờ chưa?
4. Con thể hiện các loại cảm xúc tích cực khi nào?
Kể một vài chuyện mà con đã thể hiện cảm xúc tích cực khi ở nhà, ở trường...
→ Kết luận:
- Xây dựng cảm xúc tích cực sẽ giúp chúng ta trở nên vui vẻ, hạnh phúc...
Hoạt động 2: Cách thể hiện các loại cảm xúc tích cực.
Trả lời câu hỏi:
1. Con thưởng thể hiện niềm vui như thế nào?
2. Khi nào con cảm thấy hạnh phúc nhất?
3. Theo con chúng ta có nên thường xuyên tạo ra niềm vui và hạnh phúc cho bản thân
không?

4. Con làm gì để luôn lạc quan và yêu đời?
5. Khi tự hào về những việc mình đã làm thì con có vui không, con hay chia sẻ niềm tự
hào niềm vui, hạnh phúc đó với ai?.
→ Nếu chúng ta xây dựng cho mình các loại cảm xúc tích cực và thường xuyên có cảm
xúc tích cực thì sẽ luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ, hạnh phúc.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu:
- Trẻ thể hiện được những hành động, cử chỉ, lời nói biểu thị các cảm xúc tích cực.
3. Tiến trình:
Hoạt động: Trò chơi " Đánh thức niềm vui"
- Chuẩn bị: Bàn, ghế, tranh, ảnh...
- Tổ chức:
+ GV chia lớp thành hai đội, sau đó mỗi đội sẽ lần lượt từng bạn thể hiện sự buồn
bực trên khuôn mặt, đội còn lại sẽ động viên làm mọi cách để đội buồn vui lên, đội nào
làm được nhiều người vui hơn và trong thời gian ngắn nhất thì sẽ thắng ( vui nghĩa là nở
nụ cười"
+ HS thực hiện trò chơi.
+ GV nhận xét kết quả và khen thưởng.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu: Trẻ vận dụng những hiểu biết vừa thu được để nhận biết những hành động
của bản thân và cam kết sẽ thực hiện theo.
3. Tiến trình
Hoạt động:
- Chuẩn bị: Hai bức tranh trong đó: một bức thể hiện nỗi buồn, tức giận và một bức thể

hiện niềm vui, sự hạnh phúc...
- Tổ chức:
+ GV chia lớp thành 2 nhóm ( tráo nhóm ) và cho nhóm trưởng của từng nhóm lên bóc
thăm, sau khi bóc thăm thì cô sẽ phát cho mỗi đội một bức tranh ứng với lá thăm của
mình. Sau khi nhận tranh thì các bạn phải thảo luận tìm hiểu xem trong bức tranh có bao
nhiêu người và mỗi người thể hiện cảm xúc gì, và cảm xúc đó nên được phát triển hay


hạn chế bộc lộ, từ đó liên hệ vơi bản thân: Chúng ta có nên có các cảm xúc giống với
những người trong tranh không?.
+ Mỗi nhóm sẽ có 5 phút để thảo luận và trình bày.
+ Sau khi trò chơi kết thúc, mỗi bạn trong nhóm sẽ lên liên hệ với bản thân mình thông
qua mỗi bức tranh.
VII. Câu hỏi kiểm tra đầu ra
1. Con có cảm thấy việc thể hiện các cảm xúc tích cực là nên không?
2. Con cảm thấy mình có nên thể hiện cảm xúc tích cực mọi lúc mọi nơi hay tùy
từng thời điểm? Cho ví dụ?
3. Con có đưa ra lời khuyên nào với những người xung quanh khi họ tức giận,
buồn, thất vọng...không, và đưa ra lời khuyên, an ủi như thế nào?
VII. Phụ lục


Bài 4. CẢM XÚC TIÊU CỰC
(Lĩnh vực phát triển: Trí tuệ cảm xúc)
I. Mục tiêu
Học xong bài này trẻ sẽ có khả năng:
1. Nhận thức:
- Nhận biết được các cảm xúc tiêu cực mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
- Biết cách sử dụng cảm xúc thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh và thời điểm.
2. Kỹ năng:

- Kiềm chế các cảm xúc tiêu cực với chính bản thân mình và những người
xung quanh chúng ta.
3. Thái độ:
- Biết thể hiện những cảm xúc tiêu cực đúng mực: Buồn khi nào và thể hiện nỗi
buồn như thế nào, tức giận, lo lắng, sợ hãi...
- Biết cách để kiềm chế các cảm xúc tiêu cực và có suy nghĩ lạc quan tích cực
hơn.
- Biết chia sẻ nỗi buồn, sự lo lắng, giận dữ... với người khác để cùng tìm cách
giải quyết vấn đề.
II. Nội dung cần đạt được
1. Hạn chế được các cảm xúc tiêu cực
2. Biết cách để hạn chế các cảm xúc tiêu cực và có các cảm xúc lạc quan, vui
vẻ, yêu đời hơn.
3. Biết cách sử dụng các cảm xúc tiêu cực cho phù hợp.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đóng vai/trò chơi
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quan sát trực quan
IV. Tài liệu, thiết bị giảng dạy


Bút vẽ, giấy A3, tranh màu, máy tính, máy chiếu
V. Câu hỏi kiểm tra đầu vào
1. Hôm trước chúng ta đã học về cảm xúc tích cực bạn nào có thể kể lại cho cô các
loại cảm xúc tích cực không?
2. Vậy thì theo các con đối ngược với cảm xúc tích cực là cảm xúc gì?
3. Kể tên một số loại biểu hiện của cảm xúc tiêu cực mà con biết?
4. Chúng ta nên xây dựng những loại cảm xúc nào và hạn chế những loại cảm xúc
nào? Vì sao?
VI. Tiến trình bài giảng


HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Thời gian: 10 phút
2. Mục tiêu: tạo sự hứng thú và sẵn sàng cho học sinh và trải nghiệm bài học
3. Tiến trình
Trò chơi: Xem đoạn phim:
"Những chú chim giận dữ"
Cô và các con cùng xem đoạn phim và tìm hiểu về diễn biến của đoạn phim.
Kết thúc phim cô hỏi học sinh về nội dung và hỏi các con về biểu hiện cảm xúc
của những chú chim ở trong đoạn phim.
Theo các con những chú chim đó có vui vẻ không?
Theo các con chúng ta nên thể hiện các loại cảm xúc như những chú chim trong
đoạn phim không?
Khen và khẳng định lại câu trả lời của con sau đó giới thiệu vào bài học: Vậy hôm
nay chũng ta sẽ học bài "Cảm xúc tiêu cực" nhé!.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thời gian: 25 phút


2. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết được các loại cảm xúc tiêu cực, ý nghĩa và cách thể hiện đúng và phù
hợp.
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại cảm xúc tiêu cực.
Thông tin trọng tâm: biết được các loại cảm xúc tiêu cực và biểu hiện của nó.
Bước 1: Cho các con chơi trò chơi: "Tôi là cỗ máy cảm xúc"
Nội dung:
Các con sẽ chia thành hai đội chơi, lần lượt từng bạn sẽ thay phiên nhau lên bảng
viết các loại cảm xúc tiêu cực. Đội nào viết được nhiều hơn và chính xác nhất sẽ là đội
thắng cuộc. Đội thắng sẽ chọn hình phạt cho những bạn thua là: Hát, nhảy, hoặc đọc

thơ...
Như vậy sau khi chơi trò chơi thì chúng ta được biết đến rất nhiều loại cảm xúc
tiêu cực vậy theo con chúng ta:
Trả lời câu hỏi:
1. Có nên thể hiện các cảm xúc tiêu cực đó trong cuộc sống hàng ngày không? Vì
sao?
2. Nếu có thể hiện cảm xúc tiêu cực thì con sẽ sử dụng tròng trường hợp nào?
3. Con đã thể hiện các loại cảm xúc tiêu cực bao giờ chưa? ( kể một câu chuyện
mà con cho rằng con phải sử dụng cảm xúc tiêu cực)
4. Con thể hiện các loại cảm xúc tiêu cực khi nào?
→ Kết luận:
- Nếu chúng ta có quá nhiều cảm xúc tiêu cực và thường xuyên thể hiện thì sẽ
trở thành những người buồn bực, nóng giận, dễ nổi cáu và không có nhiều
người quan tâm và yêu thương.
Hoạt động 2: Cảm xúc tiêu cực thì mang lại hệ quả:
Trả lời câu hỏi:
1. Khi con thể hiện cảm xúc tiêu cực thì con cảm thấy như thế nào?


2. Mọi người có vui khi con thể hiện cảm xúc tiêu cực?
3. Theo con khi chúng ta thể hiện cảm xúc tiêu cực sẽ mang lại hệ quả gì?
4. Con thấy việc hạn chế các cảm xúc tiêu cực có quan trọng không? Vì sao?
→ Nếu chúng ta thể hiện và thường xuyên thể hiện các loại cảm xúc tiêu cực thì sẽ mang
lại hệ quả rất nghiêm trọng: sẽ không có bạn cùng chơi, không có người quan tâm chia
sẻ, yêu thướng, sẽ làm người khác xa lánh, cuộc sống sẽ trở nên buồn tẻ và thiếu tiếng
cười, niềm vui, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe....

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu:

- Trẻ thể hiện được những hành động, cử chỉ, lời nói biểu thị các cảm xúc tiêu cực và
nhận xét về các cảm xúc đấy.
3. Tiến trình:
Hoạt động: Trò chơi " Đóng băng - băng tan"
- Chuẩn bị: Các bài hát vui nhộn.
- Tổ chức:
+ GV yêu cầu cả lớp gấp bàn ghế và xếp gọn vào một góc sau đó đưa ra luật chơi.
Các con sẽ được nghe các bài hát khi nhạc bật lên các con sẽ nhảy múa, vui đùa ( có thể
hát theo) nhưng khi nhạc dừng thì các con phải để mặt buồn hay tức giận theo lời cô nói,
khi nhạc bật lên các con lại về trạng thái vui vẻ ban đầu. Nếu bạn nào cử động trong
khoảng thời gian đóng băng, nói hay cười thì sẽ bị loại và trở thành người đi bắt với
nhiệm vụ tìm ra các bạn khi đóng băng mà tự làm tan băng. Hết thời gian chơi những bạn
thắng sẽ đưa ra hình phạt cho các bạn thua.
+ HS thực hiện trò chơi.
+ Kết thúc trò chơi: GV hỏi theo các con khi thể hiện các cảm xúc tiêu cực trong
lúc đóng băng có cảm thấy khó chịu không?


+ GV nhận xét kết quả và khen thưởng.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu: Trẻ vận dụng những hiểu biết vừa thu được để nhận biết những hành động
của bản thân và cam kết sẽ thực hiện theo.
3. Tiến trình
Hoạt động:
- Chuẩn bị: Tình huống.
- Tổ chức:
+ GV chia lớp thành 2 nhóm và cho các con thảo luận trình bày.
+ Mỗi nhóm sẽ có 5 phút để thảo luận và trình bày.

+ Sau khi kết thúc, mỗi bạn trong nhóm sẽ lên liên hệ với bản thân mình thông qua tình
huống.
VII. Câu hỏi kiểm tra đầu ra
1. Con có cảm thấy việc thể hiện các cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân và
cuộc sống của mình không?
2. Con cảm thấy mình cần thể hiện cảm xúc tiêu cực thế nào cho phù hợp?
3. Con có đưa ra lời khuyên nào với những người xung quanh khi họ tức giận,
buồn, thất vọng...không, và đưa ra lời khuyên, an ủi như thế nào?
VII. Phụ lục


Bài 5. CHIA SẺ NỖI BUỒN
(Lĩnh vực phát triển: Trí tuệ cảm xúc)
I. Mục tiêu
Học xong bài này trẻ sẽ có khả năng:
1. Nhận thức:
- Hiểu về nỗi buồn và có thể tìm ra cách để giải tỏa nỗi buồn.
- Có thể chia sẻ nỗi buồn của mình với người khác và an ủi người khác khi họ
buồn.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được những kỹ năng nhằm giải tỏa nỗi buồn.
- Chia sẻ nỗi buồn của mình cho người khác.
- Biết an ủi, động viên người khác khi buồn.
3. Thái độ:
- Con thể hiện nỗi buồn đúng mực không thái quá làm ảnh hưởng đến bản thân
và những người xung quanh.
- Biết chia sẻ nỗi buồn của mình cho người khác và an ủi động viên khi họ chia
sẻ nỗi buồn với mình.
II. Nội dung cần đạt được
1. Nỗi buồn là gì và biểu hiện của con người khi gặp phải chuyện buồn.

2. Những cách thức để giải tỏa nỗi buồn.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đóng vai/trò chơi
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quan sát trực quan
IV. Tài liệu, thiết bị giảng dạy
Bút vẽ, giấy A3, tranh màu, máy tính, máy chiếu
V. Câu hỏi kiểm tra đầu vào


1. Theo con đối ngược với niềm vui là gì?
2. Trong cuộc sống có rất nhiều chuyện khiến chúng ta buồn vậy thì chuyện gì làm
con cảm thấy buồn nhất?
3. Con có hay buồn không?
4. Khi buồn con thường làm gì?
5. Chúng ta nên vui vẻ hay buồn bực?
VI. Tiến trình bài giảng

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Thời gian: 10 phút
2. Mục tiêu: tạo sự hứng thú và sẵn sàng cho học sinh và trải nghiệm bài học
3. Tiến trình
Trò chơi: Lắng nghe bài hát
" Circle of smiles"
Cô và các con cùng nghe bài hát, sau đó hát và nhảy theo.
Kết thúc bài hát cô hỏi học sinh về nội dung và hỏi một số câu hỏi liên hệ:
- Con cảm thấy như thế nào sau khi nghe, hát lại và nhảy theo bài hát?
- Theo con thì hằng ngày chúng ta sẽ thể hiện niềm vui hay nỗi buồn nhiều hơn?
Khen và khẳng định lại câu trả lời của con sau đó giới thiệu vào bài học: Vậy hôm
nay chũng ta sẽ học và tìm hiểu về: "Nỗi buồn" nhé.

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thời gian: 25 phút
2. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết được thế nào là nỗi buồn và khi buồn thì chúng ta biểu hiện như thế nào?
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nỗi buồn.


Thông tin trọng tâm: biết được nỗi buồn là gì và biểu hiện của nỗi buồn qua: cử
chỉ, lời nói, ánh mắt...
Bước 1: Cho các con chơi trò chơi: "Ai nhanh ý hơn"
Nội dung: Các con sẽ chia thành hai đội chơi, và thay nhau từng người một đúng
dậy nói về biểu hiện của chũng ta khi buồn. Mỗi câu trả lời đúng tương đương với một
ngôi sao phần thưởng và ngược lại sai thì nhận dấu X. Kết thúc cuộc thi ai đội nào có
nhiều ngôi sao hơn sẽ thắng và ít ngôi sao hơn thì thua. Đội thắng sẽ chọn hình phạt cho
những bạn thua là: Hát, nhảy, hoặc đọc thơ...
Như vậy sau khi chơi trò chơi thì chúng ta được nỗi buồn là gì và biểu hiện của
chúng:
Trả lời câu hỏi:
1. Theo các con nỗi buồn là gì?
2. Biểu hiện của nỗi buồn như thế nào?
3. Khi buồn gương mặt chúng ta như thế nào?
4. Con đã bao giờ buồn chưa? Lúc đấy con đã làm gì để hết buồn?.
Kể một vài chuyện buồn mà con đã trải qua ( chia sẻ )
→ Kết luận:
- Nỗi buồn là một trong những cảm xúc của con người. Khi cũng ta gặp những
chuyện không vui hay những biến cố trong cuộc sống. Chúng ta thường thể
hiện nỗi buồn qua: hành vi, cử chỉ, khuôn mặt, ánh mắt, lòi nói...
Hoạt động 2: Cách để giải tỏa nỗi buồn.
Trả lời câu hỏi:

1. Khi buồn thì con như thế nào?
2. Con đã làm gì để hết buồn?
3. Con có chia sẻ nỗi buồn của mình cho người khác không?
4. Đã bao giờ con ngồi một mình hay khóc, ngủ... để quên đi nỗi buồn chưa?
5. Theo con chúng ta có thường xuyên thể hiện nỗi buồn không?


→ Nếu chúng ta luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực và lạc quan thì sẽ hạn chế được cảm giác
buồn bực, khó chịu.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu:
- Trẻ thể hiện được những hành động, cử chỉ, lời nói khi chia sẻ nỗi buồn với người và an
ủi người khác khi họ buồn.
3. Tiến trình:
Hoạt động: Trò chơi " Hãy lắng nghe tôi "
- Chuẩn bị: Bàn, ghế,...
- Tổ chức:
+ GV chia lớp thành hai đội, sau đó mỗi đội sẽ lần lượt từng bạn chia sẻ nỗi
buoofnc ủa mình cho nhau, người nghe sẽ an ủi và chia sẻ nỗi buồn với bạn. Đội nào làm
cho các bạn hài lòng nhiều hơn thì đội đấy thắng cuộc.
+ HS thực hiện trò chơi.
+ GV nhận xét kết quả và khen thưởng.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Thời gian: 20 phút
2. Mục tiêu: Trẻ vận dụng những hiểu biết vừa thu được để nhận biết những hành động
của bản thân và cam kết sẽ thực hiện theo.
3. Tiến trình

Hoạt động:
- Chuẩn bị: 5 bức tranh trong đó thể hiện các nỗi buồn khác nhau.
- Tổ chức:


×