Tải bản đầy đủ (.pptx) (47 trang)

Thuyết trình môn quản trị rủi ro tài chính rủi ro hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.25 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

CHAPTER 23
RỦI RO HOẠT ĐỘNG

GVHD: PGS TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
HVTH: NGUYỄN THÀNH TRUNG
NGUYỄN THÀNH VIỆT
NGUYỄN VÕ THỦY TIÊN

RISK MANAGEMENT AND FINANCE INSTITUTIONS-4TH


Rủi ro thị trường
Rủi ro tín dụng

Rủi ro hoạt động


Một số nhà quản lý bây giờ coi rủi ro hoạt động là rủi ro quan trọng nhất mà ngân hàng phải đối mặt

Luôn luôn có nguy cơ xảy ra một tổn thất rất lớn khi tồn tại rủi ro hoạt động.

Xác định rủi ro hoạt động khó khăn hơn nhiều

Đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư nguồn lực đáng kể để đo lường và giám sát rủi ro hoạt động.


23.1. XÁC ĐỊNH RỦI RO HOẠT ĐỘNG



 Xem xét rủi ro hoạt động là rủi ro còn lại sau rủi ro thị trường hay rủi ro tín dụng.
Có thể xem xét các báo cáo tài

(a) ảnh hưởng của các khoản lỗ tín dụng

chính của tổ chức tài chính và
loại bỏ khỏi báo cáo kết quả hoạt
động

(b) các khoản nợ hoặc tổn thất từ rủi ro thị trường.

Sự thay đổi trong thu nhập sau đó sẽ là do rủi ro hoạt động.

 Rủi ro hoạt động, như tên của nó, là rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh. (rủi ro sai sót trong quá trình
giao dịch, thanh toán, v.v ...)


23.1. XÁC ĐỊNH RỦI RO HOẠT ĐỘNG

 Rủi ro hoạt động gồm tất cả các rủi ro nội bộ
Rủi ro nội bộ là những rủi ro mà công ty kiểm soát. (nhân sự, hệ thống phần mềm quản lý, điều hành,…)

 Nó bao gồm những rủi ro phát sinh từ việc kiểm soát không chặt chẽ (Rủi ro Rogue Trader và rủi ro của các loại
gian lận khác của nhân viên)

 Chúng bao gồm tác động của các sự kiện bên ngoài (thiên tai, rủi ro về chính trị và quy định vi phạm, v.v ...)

Rủi ro hoạt động làm tăng chi phí của ngân hàng
hoặc giảm doanh thu.



23.1. XÁC ĐỊNH RỦI RO HOẠT ĐỘNG

“Rủi ro hoạt động” là rủi ro xảy ra tổn thất do các qui trình, hệ thống hay
nhân viên trong nội bộ ngân hàng vận hành không tốt hoặc do các
nguyên nhân khách quan bên ngoài.

- Basel 2 -


23.2. XÁC ĐỊNH VỐN QUẢN LÝ
Đủ để ngân hàng sử dụng khi có rủi ro xảy
ra.

VỐN

Không quá dư thừa, tránh dẫn tới vốn không
được lưu thông, ảnh hưởng đến lợi nhuận

Phương pháp chỉ số cơ bản

Phương pháp chuẩn hóa

Phương pháp đo lường nâng (AMA)


Phương pháp chỉ số cơ bản

Vốn rủi ro hoạt động được xác định bằng 15% tổng thu nhập bình quân hàng năm trong ba năm trước đó.


Tổng thu nhập được xác định là thu nhập lãi ròng cộng với thu nhập ngoài lãi; tổng thu nhập này được tính trước trích lập dự
phòng, không bao gồm lãi/lỗ thu được từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và thu nhập bất thường


Phương pháp chuẩn hóa
Hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 ngành nghề
Bình quân tổng thu nhập hàng năm trong ba năm gần nhất cho mỗi ngành nghề nhân với tỷ lệ Beta tương ứng mỗi ngành kinh
doanh đó.

Sau đó cộng tất cả lại

Lĩnh vực kinh doanh

Beta(%)

Tài trợ doanh nghiệp

18

Các hoạt động mua bán

18

Hoạt động ngân hàng bán lẻ

12

Hoạt động ngân hàng thương mại


15

Thanh toán

18

Dịch vụ đại lý

15

Quản lý tài sản có

12

Môi giới bán lẻ

12


Để áp dụng phương pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lí rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những
yêu cầu tối thiểu quy định tại Basel 2

1. Ngân hàng phải có bộ phận quản lý rủi ro hoạt động có trách nhiệm xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát rủi ro hoạt động.

2. Ngân hàng phải theo dõi các khoản lỗ tương ứng theo ngành nghề kinh doanh và phải cải thiện rủi ro hoạt động.

3. Phải có báo cáo thường xuyên về tổn thất rủi ro hoạt động trong toàn ngân hàng.

4. Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng phải được ghi chép đầy đủ.


5. Quy trình quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng và hệ thống đánh giá phải được kiểm toán viên nội bộ đánh giá độc lập định kỳ.


Phương pháp đo lường nâng cao(AMA)
Mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tương đương với mức rủi ro mà ngân hàng tính toán được bằng hệ
thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng

 Để sử dụng phương pháp AMA, ngân hàng phải đáp ứng thêm các yêu cầu
 Phải có khả năng ước tính thiệt hại bất ngờ dựa trên phân tích các dữ liệu liên quan và bên ngoài
có liên quan, đồng thời phân tích các kịch bản có thể xảy ra.

 Hệ thống ngân hàng phải có khả năng phân bổ vốn kinh tế cho rủi ro hoạt động thông qua các
ngành nghề kinh doanh theo cách tạo ra động lực cho ngành kinh doanh để cải thiện quản lý rủi
ro hoạt động.


Mục tiêu của các ngân hàng sử dụng phương pháp AMA

Tính lượng vốn tối thiếu cần đếnvới mức độ tin cậy là 99,9% trong khoảng thời gian một năm

Tổn thất dự kiến

VaR 99,9% trong một năm

Vốn

Tổn thất do rủi ro hoạt động trong
một năm



23.3. PHÂN LOẠI CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG

1. Gian lận nội bộ: Hành vi che giấu, chiếm đoạt tài sản, hoặc phá vỡ các quy định, luật pháp, hoặc chính
sách của công ty (không bao gồm những người liên quan đến đa dạng hoặc phân biệt đối xử) liên quan đến
ít nhất một bên trong nội bộ. Ví dụ bao gồm cố ý báo cáo sai lệch về vị trí, nhân viên trộm cắp và giao dịch
nội gián trên tài khoản của nhân viên.

2. Gian lận bên ngoài: Hành vi của bên thứ ba thuộc loại nhằm lừa gạt, chiếm đoạt tài sản, hoặc phá hoại
luật pháp. Ví dụ bao gồm cướp, giả mạo, thủ thuật kiting và thiệt hại từ hack máy tính.


23.3. PHÂN LOẠI CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG
3. Thực tiễn việc làm và an toàn nơi làm việc: vấn đề liên quan đến việc làm, người lao động, sức khoẻ và an
toàn, thỏa thuận hoặc việc thanh toán các yêu cầu bồi thường thiệt hại cá nhân hoặc khiếu nại liên quan đến
các vấn đề khác nhau . Ví dụ như yêu cầu bồi thường lao động, vi phạm luật lao động và an toàn của nhân
viên, hoạt động lao động có tổ chức, khiếu nại về kỳ thị và trách nhiệm chung (ví dụ khách hàng trượt và ngã
tại văn phòng chi nhánh).

4. Khách hàng, sản phẩm và thực tiễn kinh doanh: Sự thất bại trong việc đáp ứng các nhu cầu khách hàng và
việc sử dụng các sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh không phù hợp. Ví dụ là những vi phạm đạo đức, sử
dụng sai thông tin khách hàng, các hoạt động giao dịch không chính xác trên tài khoản của ngân hàng, rửa
tiền, và bán các sản phẩm trái phép.


23.3. PHÂN LOẠI CÁC RỦI RO HOẠT ĐỘNG
5. Thiệt hại đối với tài sản vật chất: Mất hoặc hư hại tài sản vật chất khỏi thiên tai hoặc các sự kiện khác. Ví
dụ bao gồm khủng bố, phá hoại, động đất, hỏa hoạn và lũ lụt.

6. Sự gián đoạn kinh doanh và thất bại của hệ thống: Sự gián đoạn trong kinh doanh hoặc sự thất bại của hệ
thống. Ví dụ như lỗi phần cứng và phần mềm, các vấn đề về viễn thông, và cúp điện.


7. Thực hiện, phân phối và quản lý quy trình: Quá trình xử lý giao dịch hoặc quản lý quy trình không thành
công , tranh chấp với các đối tác thương mại và nhà cung cấp. Ví dụ bao gồm lỗi nhập dữ liệu, lỗi quản lý tài
sản bảo đảm, tài liệu pháp lý không đầy đủ, quyền truy cập không được chấp thuận cho tài khoản của khách
hàng, sự phản đối của bên đối tác không thành công và tranh chấp nhà cung cấp.


23.4. MỨC ĐỘ TỔN THẤT VÀ TẦN SUẤT TỔN THẤT

Sự phân bố tần suất tổn thất là sự phân bố số lượng thiệt hại được quan sát trong một năm

Sự phân bố mức độ tổn thất là sự phân bố của quy mô của một tổn thất


23.4. MỨC ĐỘ TỔN THẤT VÀ TẦN SUẤT TỔN THẤT

Đối với tần suất tổn thất, sự phân bố xác suất là một phân bố Poisson.

Số các biến cố xảy ra trong một khoảng thời gian cho trước

Xác suất của n tổn thất trong năm T là

 

Tham số λ là số tổn thất trung bình mỗi năm


23.4. MỨC ĐỘ TỔN THẤT VÀ TẦN SUẤT TỔN THẤT

Đối với phân bố xác suất mức độ tổn thất là một phân bố xác suất log. Các thông số phân phối xác

suất này là độ lệch chuẩn và độ lệch chuẩn của logarit của tổn thất.


23.4. MỨC ĐỘ TỔN THẤT VÀ TẦN SUẤT TỔN THẤT

Việc phân bố tần suất tổn thất phải được kết hợp với sự phân bố mức độ tổn thất để xác định sự phân bố tổn
thất.

Mô phỏng Monte Carlo có thể được sử dụng cho mục đích này.

Tiến hành như sau:
1. Lấy mẫu từ phân bố tần suất để xác định số lượng các sự cố tổn thất (= n) trong một năm.
2. Lấy mẫu n lần từ phân bố quy mô của sự tổn thất đối với từng sự cố tổn thất (L 1,L2, … , Ln)
3. Tổng tất cả các tổn thất thu được (=L1+L2+ … + Ln)


Tần suất tổn thất

Mức độ tổn thất

Tổn thất


23.5 SỰ THỰC HIỆN AMA

Dữ liệu nội bộ

Dữ liệu bên ngoài

Phân tích tình huống


Môi trường kinh doanh và các yếu tố kiểm soát nội bộ.


23.5 SỰ THỰC HIỆN AMA

1.

Dữ liệu nội bộ:

Nhiều ngân hàng đã không có giữ những hồ sơ về thiệt hại rủi ro hoạt động trong quá khứ.

Họ thường thực hiện lưu trữ tốt với tài liệu về tổn thất rủi ro tín dụng hơn rủi ro hoạt động.


23.5 SỰ THỰC HIỆN AMA

Có hai loại tổn thất rủi ro hoạt động:




Tổn thất mức độ thấp tần số cao (HFLSLs)
Tổn thất mức độ cao tần số thấp (LFHSLs).

Ví dụ là tổn thất trong việc gian lận thẻ tín dụng và tổn thất về trader giả mạo.
Ngân hàng nên tập trung chú ý vào LFHSLs. Lý do để tập trung vào LFHSLs là HFLSLs thường được đưa
vào tính toán trong việc định giá sản phẩm.



23.5 SỰ THỰC HIỆN AMA
2. Dữ liệu bên ngoài: Có hai nguồn dữ liệu bên ngoài:




Đầu tiên là dữ liệu liên kết, đó là nơi tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu giữa các ngân hàng.
Thứ hai là các nhà cung cấp dữ liệu, những người kinh doanh qua việc thu thập dữ liệu công khai sẵn
có một cách có hệ thống.

Cả hai dữ liệu lịch sử từ nội bộ và bên ngoài phải được điều chỉnh theo lạm phát và cần điều chỉnh quy mô
đối với dữ liệu bên ngoài.


23.5 SỰ THỰC HIỆN AMA
Nếu ngân hàng có doanh thu 10 tỷ USD báo cáo lỗ 8 triệu USD, làm sao để tính tổn thất cho ngân hàng với
doanh thu 5 tỷ USD? Một giả định tự nhiên là một tổn thất tương tự cho một ngân hàng với doanh thu 5 tỷ
USD sẽ là 4 triệu USD.
Nghiên cứu của Shih et al. (2000) cho thấy tác động của quy mô doanh nghiệp của một tổn thất đã xảy ra là
phi tuyến tính.

Trong đó α = 0,23. Điều này có nghĩa là trong ví dụ của chúng ta, ngân hàng có doanh thu 5 tỷ đô la sẽ phải
chịu tổn thất

8 × 0.5

0,23

= 6,82 triệu đô la.



×