Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tiểu luận môn kinh tế quốc tế tác động của các công ty đa quốc gia đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.42 KB, 45 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang ngày càng hội nhập sâu rộng và quá trình này đang
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trở thành một xu thế tất yếu của thế giới.Hội nhập kinh tế
quốc tế sẽ giúp xóa bỏ những rào cản về thương mại, đầu tư hiện có giữa các quốc
gia.Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và không nằm ngoài xu
thế này. Trong thời gian qua, hoạt đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã
tăng lên rất mạnh, đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Trong đó, không thể không kể đến hoạt động đầu tư của các công ty đa quốc
gia (MNCs) đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển đầu tư
vào Việt Nam như: Coca Cola, Pepsi (Hoa Kỳ), Samsung (Hàn Quốc), Toyota (Nhật
Bản), Unilever (Anh và Hà Lan), Vedan, Formosa (Đài Loan)…
Các công ty đa quốc gia này đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế Việt Nam
thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa…. và đem lại nhiều
tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam ngày
càng phát triển, cải thiện thu nhập cho người lao động cũng như nâng cao trình độ
quản lý, tiến bộ công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực
nêu trên, các công ty đa quốc gia tại Việt Nam cũng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực
như gây ô nhiễm môi trường (Công ty Vedan và Công ty Formosa), hiện tượng chuyển
giá (Coca Cola), trốn thuế…
Do đó, nhóm chúng em đã lựa chọn chủ đề: “Đặc điểm cơ bản, vai trò của các
công ty đa quốc gia đối với việc di chuyển quốc tế các nguồn lực, những vấn đề phát
sinh bởi các công ty đa quốc gia tại nước tiếp đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, liên
hệ thực tiễn tại Việt Nam”.
Bài tập nhóm chúng em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty đa quốc gia.
Chương 2: Đặc điểm và tác động của công ty đa quốc gia với Việt Nam.


Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công
ty đa quốc gia tại Việt Nam trong thời gian tới.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1. Khái niệm công ty công ty đa quốc gia
Thuật ngữ công ty đa quốc gia thường được dùng để chỉ các công ty mà vốn
của nó thuộc sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhiều quốc tịch khác
nhau. Các công ty này đăng kí và tiến hành hoạt động kinh doanh ở các quốc gia nước
ngoài (số lượng quốc gia mà nó hoạt động là từ hai quốc gia trở lên và hoạt động thông
qua các công ty con, chi nhánh, công ty liên doanh...) nhưng có trụ sở chính là nơi
phối hợp các hoạt động quản trị toàn cầu tại một quốc gia cụ thể nào đó gọi là nước
chủ nhà.
1.2. Đặc điểm và lợi thế của công ty đa quốc gia
Nhìn chung, các công ty đa quốc gia có bốn đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, các công ty đa quốc gia thường có quy mô lớn, vốn lớn, công nghệ
cao, trình độ quản lý tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm trong xâm nhập, mở rộng thị
trường xây dựng thương hiệu, duy trì bảo vệ và phát triển thương hiệu...
Thứ hai, các công ty đa quốc gia có mạng lưới hoạt động bao phủ rộng khắp thế
giới. Đặc điểm này tạo ra lợi thế so sánh về sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn
cầu cho các công ty này.
Thứ ba,các công ty đa quốc gia luôn có sự cọ xát giữa các nền văn hóa khác
nhau.
Thứ tư, các công ty đa quốc gia chịu tác động của môi trường bên ngoài ở mỗi
quốc gia nơi công ty hoạt động. Đó là môi trường văn hóa- xã hội, chính trị, luật pháp,
kinh tế của mỗi quốc gia.
Tóm lại, trong mỗi giai đoạn phát triển, các công ty đa quốc gia lại có những

đặc điểm riêng, nhưng bốn đặc điểm trên là những đặc trưng cơ bản nhất mà ở bất kì
giai đoạn nào các công ty đa quốc gia cũng có. Các đặc điểm này đã tạo ra những lợi
thế to lớn cho các công ty, giúp chúng lớn mạnh, phát triển không ngừng và đóng vai
trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

3


1.3. Vai trò của công ty đa quốc gia đối với việc di chuyển các nguồn lực
quốc tế
1.3.1. Vai trò của công ty đa quốc gia đối với việc di chuyển quốc tế về vốn
Công ty đa quốc gia (MNCs) có vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển
quốc tế về vốn giữa các quốc gia:
Thứ nhất, MNCs giúp cho quá trình di chuyển vốn quốc tế diễn ra liền mạch,
mãnh mẽ và lan tỏa khắp thế giới. Vốn được luân chuyển từ công ty mẹ của MNCs ở
nước chủ nhà đến công ty con, các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu
tư tại các nước đó. Nhờ vậy, dòng chuyển được di chuyển liên tục từ các quốc gia dồi
dào vốn sang các quốc gia khan hiếm vốn.
Thứ hai, các công ty đa quốc gia góp phần thúc đẩy tự do hóa đầu tư giữa các
nước, giúp cho sự di chuyển quốc tế về vốn diễn ra dễ dàng, thuận tiện hơn. Điều này
được thế hiện thông qua việc các nước tiến hành giảm bớt các rào cản đầu tư quốc tế.
Thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động quốc tế, MNCs đã góp phần vào việc
phát triển bền vững của nhiều nước, đặc biệt là trở thành chìa khóa thành công cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển.
Bên cạnh những mạnh tích cực mà MNCs đem lại cho các nước tiếp nhận, các
công ty này còn có những tác động tiêu cực đến các công ty quốc gia nhơ tạo nên sự
độc quyền, thao túng nền kinh tế của nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển,
gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã ban hành
những quy định pháp luật nhằm hạn chế sự đầu tư của MNCs vào đất nước họ. Chính
điều này đã phần nào làm kìm hãm sự duyển quốc tế về vốn trên phạm vi toàn cầu.

1.3.2. Vai trò của công ty đa quốc gia đối với việc di chuyển quốc tế về lao
động
Trong MNCs, việc thay đổi các vị trí làm việc diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là
những công nhân có tay nghề, những chuyên gia hoặc nhà quản trị cấp cao. Điều này
là dễ hiểu bởi lẽ, MNCs hoạt động trên toàn thế giới, họ tìm kiếm những quốc gia có
lợi thế về nguồn lực lao động dồi dào, giá thuê nhân công rẻ để tiến hành xây dựng các
nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, đây chỉ là những lực lượng lao động phổ thông, tay nghề
thấp, chưa qua đào tạo bài bản. Vì vậy, để có thể sử dụng nguồn lao động này, MNCs

4


phải cử các chuyên gia đến các nước sở tại để tiến hành hoạt động đào tạo công nhân,
đồng thời cử một số công nhân có tay nghề cao ở chính quốc gia đến nước tiếp nhận
để kèm cặp, chỉ dẫn cách làm việc cho những công nhân mới. Do đó, quá trình di
chuyển quốc tế về lao động đã diễn ra ngay chính trong MNCs vàcác công ty này thúc
đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
Do nhu cầu về nguồn lực của MNCs là rất lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao, nên MNCs luôn đưa ra chính sách tuyển dụng nhân lực toàn cầu. Các công
ty này tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ cao ở khắp mọi nơi trên thế giới, sau đó
tuyển mộ vào làm việc và chuyển những người giỏi nhất về trụ sở chính ở nước chủ
nhà. Với các chính sách tuyển dụng và đãi ngộ tốt, các MNCs luôn thu hút được các
nhân tài trên phạm vi quốc tế, “chất xám” từ các quốc gia đang phát triển cứ tiếp tục
chuyển đến các quốc gia phát triển và đã gây ra hiện tượng chảy máu chất xám nghiêm
trọng ở các quốc gia này.
MNCs đầu tư vào các nước tiếp nhận thường kèm theo hoạt động chuyển giao
công nghệ cho các đối tác bản địa. Quá trình chuyển giao công nghệ thường đi kèm
với việc phải cử đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên sang hướng dẫn cách thức vận hành
công nghệ đó cho đối tác ở nước sở tại. Và đây chính là một hình thức di chuyển lao
động quốc tế diễn ra dưới sự tác động của MNCs.

Bên cạnh những tác động tích cực đến quá trình di chuyển lao động quốc tế,
MNCs còn gây ra những tác động tiêu cực như hiện tượng chảy máu chất xám ở các
quốc gia đang phát triển.
1.4. Tác động của công ty đa quốc gia đến các quốc gia trên thế giới
1.4.1. Tác động tích cực
Các công ty đa quốc gia mang lại những tác động tích cực đối với các nước sở
tại như sau:
Thứ nhất, các công ty đa quốc gia mang lại một nguồn thu ổn định từ thuế cho
các nước sở tại
Thứ hai, không chỉ mang đến nguồn thu từ thuế ổn định cho nước sở tại, các
công ty đa quốc gia còn tạo ra rất nhiều công ăn việc làm tại những nước này. Các
công nhân ở các nước sở tại có được việc làm và mức thu nhập ổn định

5


Thứ ba, các công ty đa quốc gia còn mang đến cho nước sở tại những hàng hóa
dịch vụ mà trước đây không có.
Thứ tư, các công ty đa quốc gia là phương tiện chuyên chở đem đến những
nguồn lực quốc tế đến với nước sở tại. Đó là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
công nghệ và kiến thức quản lý
1.4.2. Tác động tiêu cực
Đối với nước chủ nhà:
Thứ nhất, đó là việc giảm việc làm trong nước do kết quả của việc đầu tư ra
nước ngoài. Một số công việc trong nước bị mất lợi thế so sánh vì ở nước ngoài giá
nhân công rẻ hơn.
Thứ hai, kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến của nước chủ nhà có thể
bị hao mòn, do việc các công ty đa quốc gia xuất khẩu hoặc chuyển giao các nguồn lực
này cho các chi nhánh, doanh nghiệp ở nước ngoài để tối đa hóa lợi nhuận.
Thứ ba, giảm nguồn thu của nước chủ nhà từ thuế do các công ty đa quốc gia

thường chuyển các hoạt động sang các quốc gia có thuê quan thấp hơn, các công ty đa
quốc gia sẽ nộp thuế ít hơn và có thể làm thay đổi chính sách thuế của nước chủ nhà.
Thứ tư, việc gia tăng các công ty đa quốc gia trên thị trường quốc tế có thể phá
vỡ chính sách tiền tệ trong nước và làm cho việc quản lý nền kinh tế của nước chủ nhà
thêm khó khăn. Nước chủ nhà phải gánh chịu nhiều khó khắn trong cán cân thanh toán
do hoạt động của các công ty đa quốc gia.
Đối với nước sở tại:
Thứ nhất, các công ty có thể kiểm soát, chi phối một ngành, một lĩnh vực hoặc
toàn bộ nền kinh tế của nước sở tại.
Thứ hai, các công ty đa quốc gia có ảnh hưởng mạnh đến nước sở tại trên nhiều
lĩnh vực: chính trị, tài chính, thị hiếu.
Thứ ba, làm cho các nước sở tại bị lệ thuộc vào công nghệ được chuyển giao từ
các công ty đa quốc gia, đặc biệt là các nước kém phát triển, các nước này phải trông
chờ vào các công nghệ của các công ty đa quốc gia để phát triển kinhtế, tuy nhiên họ
thường chỉ được chuyển giao cho những công nghệ đã lạc hậu lỗi thời.

6


Thứ tư, các công ty đa quốc gia có thể thu hút các nhà quản lý và các chuyên
gia giỏi của nước sở tại gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám”, tạo sự cạnh tranh
khốc liệt với các công ty của nước sở tại, khiến các công ty trong nước bị phá sản hoặc
không thể thành lập. Điều này hạn chế sự phát triển và tăng trưởng của các quốc gia.
Thứ năm, các công ty đa quốc gia có thể bòn rút từ nước sở tại nhiều lợi nhuận.
Các khoản lợi nhuận từ đầu tư, từ ưu đãi, hoặc miễn giảm thuế, từ trốn thuế bằng thủ
đoạn khác nhau.
Thứ sáu, góp phần tàn phá môi trường nước sở tại thông qua việc khai thác quá
mức các tài nguyên thiên nhiên và xả các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.

7



Chương 2
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm của MNCs đối với Việt Nam
2.1.1. MNCs ở Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều nước, phổ biến là từ Châu Á
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển là cơ hội để MNCs cỡ trung bình có
thể đầu tư chiếm lĩnh thị trường, tận dụng các lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á nên giữa
các nhà đầu tư châu Á và Việt Nam có rất nhiều mối quan hệ tương đồng như về văn
hoá, phong tục, trình độ,… Điều đó tạo điều kiện để nhà đầu tư và bên tiếp nhận đầu
tư dễ hiểu nhau hơn trong công việc, qua đó việc hợp tác cũng như sản xuất sẽ hiệu
quả hơn. Mặc khác, MNCs Châu Á luôn coi thị trường Đông Nam Á nói chung, trong
đó có Việt Nam là thị trường truyền thống của họ. Vì vậy, ưu tiên đầu tư vào thị trường
này để tăng cường ảnh hưởng về kinh tế thương mại luôn được MNCs có nguồn gốc
Châu Á theo đuổi. Tuy nhiên, MNCs đầu tư vào Việt Nam phần lớn không xuất phát từ
công ty mẹ mà là từ các công ty thuộc thế hệ thứ hai, nghĩa là từ các công ty chi nhánh
ở nước thứ hai đầu tư vào nước thứ ba nên vấn đề cần quan tâm là năng lực tài chính
yếu và công nghệ kỹ thuật của các MNCs này.
Bảng 2.1: 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016)
Quốc gia
Hàn Quốc
Nhật Bản
Singapore
Đài Loan
Quần đảo Virgin thuộc Anh
Hồng Kông
Malaysia

Trung Quốc
Hoa Kỳ

Số dự án
5.773,0
3.292,0
1.796,0
2.516,0
687,0
1.168,0
543,0
1.562,0
817,0

Tổng số vốn đăng ký
(Triệu USD)
50.553,5
42.433,9
38.255,4
31.885,5
20.482,1
17.003,1
11.966,5
10.527,6
10.141,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê

8



Theo số liệu từ bảng 2.1, quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Hàn Quốc.
Tổng số vốn đăng ký luỹ kế đến ngày 31/12/2016 là 50.553,5 triệu USD (chiếm
17,2%) với 5.773 dự án. Kế tiếp là Nhật Bản đầu tư 42.433,5 triệu USD (chiếm
14,4%) với 3.292 dự án và Singapore đầu tư 38.255,4 triệu USD (chiếm 9,02%) với
1.796 dự án. Như vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có nguồn gốc chủ
yếu từ các nền kinh tế châu Á.
2.1.2. MNCs ở Việt Nam có sự phân bổ không đều giữa các ngành kinh tế
Dưới đây là số liệu từ Tổng cục Thống kê về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam phân theo ngành kinh tế:
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép theo ngành kinh tế
(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016)
Ngành, hoạt động

Số dự án

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải
Xây dựng
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ khác
Vận tải, kho bãi
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Thông tin và truyền thông
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh bất động sản

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
Giáo dục và đào tạo
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Hoạt động dịch vụ khác
Tổng số

522,0
104,0
11.716,0

Vốn đăng ký
(Triệu USD)
3.573,8
3.497,9
172.717,6

108,0

12.907,6

56,0

1.451,1

1.384,0

10.658,7


2.248,0

5.433,2

607,0
545,0
1.477,0
87,0
581,0

4.280,9
11.494,7
4.718,7
1.485,3
52.203,7

2.193,0

2.643,9

236,0
316,0
122,0
135,0
157,0
22.594,0

495,1
741,2

1.602,0
3.029,7
765,3
293.700,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

9


Dựa trên số liệu từ bảng 2.2, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tập
trung chủ yếu hàng đầu ở ngành Công nghiệp chế biến chế tạo: 172.717,6 triệu USD
(chiếm 58,8% trên tổng số vốn đăng ký) với 11.716 dự án. Đứng thứ hai là hoạt động
kinh doanh bất động sản: 52.203,7 triệu USD (chiếm 17,8% trên tổng số vốn đăng ký)
với 581 dự án. Kế tiếp là nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hoà không khí: 12.907,6 triệu USD (chiếm 4,4 % trên tổng số vốn
đăng ký) với 108 dự án. Trong khi đó, con số này ở nhóm ngành giáo dục và đào tạo,
hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ cũng như cung cấp nước; hoạt động quản lý và
xử lý rác thải, nước thải lại khá khiêm tốn (lần lượt là 741,2; 495,1 và 1.451,1 triệu
USD). Như vậy, có thể thấy, MNCs đầu tư chủ yếu vào nhóm ngành đem lại lợi nhuận
cao.
2.1.3. MNCs ở Việt Nam có sự phân bổ không đều giữa các địa phương
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (bảng 2.3), MNCs đầu tư vào Việt Nam
chủ yếu ở các thành phố lớn có cơ sở hạ tầng phát triển. Đứng đầu là vùng Đông Nam
Bộ: 130.500,1triệu USD (chiếm 44,4% tổng vốn đăng ký) với 11.961 dự án, kế tiếp là
Đồng bằng sông Hồng: 78.531,4 triệu USD (chiếm 26,7% tổng vốn đăng ký) với 7.031
dự án. Ngược lại, tổng số vốn đăng ký ở hai khu vực Tây Nguyên và Trung du miền
núi phía Bắc cộng lại chiếm chưa tới 5%. Điều này cho thấy sự phân bổ không đều
giữa các địa phương về vốn đầu tư của MNCs tại Việt Nam. Những vùng kinh tế khó
khăn, hạ tầng yếu kém, cần có sự đầu tư phát triển thì nguồn vốn này lại vô cùng hạn

chế.
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân theo địa phương
(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016)
Khu vực
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước

Số dự án
7.031,0
723,0
1.364,0
139,0
11.961,0
1.326,0
22.594,0

Tổng vốn đăng ký
(Triệu USD)
78.531,4
13.533,7
49.054,9
762,5
130.500,1
18.549,1
293.700,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

10


2.1.4. MNCs ở Việt Nam phần lớn đều thuộc các loại hình doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Giai đoạn 2007-2015 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng doanh
nghiệp, số lượng lao động và tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ba
yếu tố này là khác nhau dẫn đến sự thay đổi về quy mô doanh nghiệp xét theo tiêu chí
lao động và tiêu chí nguồn vốn. Số lượng doanh nghiệp tăng mạnh hơn so với số lượng
lao động đã dẫn đến sự thu hẹp quy mô doanh nghiệp về lao động. Đối với MNCs ở
Việt Nam, quy mô lao động bình quân giảm nhẹ từ từ 505 lao động năm 2007 xuống
491 lao động năm 2015. Mặt khác, theo số liệu từ bảng 2.4, phần lớn MNCs ở Việt
Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét trên tiêu chí lao động, có tới 79,1% MNCs ở
Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (trong đó 26% doanh nghiệp siêu
nhỏ, 45,46% doanh nghiệp nhỏ và 8,46% doanh nghiệp vừa).
Bảng 2.4: Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô lao động và hình thức sở hữu
năm 2014
Loại hình sở hữu
Quy mô lao động
Số lượng DN
Siêu
Tỷ lệ theo dòng (%)
nhỏ
Tỷ lệ theo cột (%)
Số lượng DN
Nhỏ Tỷ lệ theo dòng (%)
Tỷ lệ theo cột (%)
Số lượng DN

Vừa Tỷ lệ theo dòng (%)
Tỷ lệ theo cột (%)
Số lượng DN
Lớn Tỷ lệ theo dòng (%)
Tỷ lệ theo cột (%)
Tổn Số lượng DN
Tỷ lệ
g

DN Nhà
nước
104
0,04
3,43
1.211
1,22
39,94
458
6,25
15,11
1.259
15,13
41,52
3.032
0.75

DN ngoài
Nhà nước
284.619
98,97

73,32
92.771
93,71
23,9
5.938
81,01
1,53
4.845
58,21
1,25
388.173
96,5

DN FDI
2.872
1,00
26,00
5.021
5,07
45,46
934
12,74
8,46
2.219
26,66
20,09
11.046
2,75

Tổng

287.595
71,5
99.003
24,61
7.330
1,82
8.323
2,07
402.251
100,00

Nguồn: Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2015 của VCCI
Những đặc điểm kể trên là những nhân tố quan trọng dẫn đến những tác động
của MNCs đến nền kinh tế Việt Nam sẽ được đề cập đến dưới đây.

11


2.2. Tác động của MNCs với Việt Nam
2.2.1. Tác động tích cực
2.2.1.1. MNCs góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinhtế
Bảng 2.4: GDP thực tế phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 - 2016
2011

2012

2013

2014


2015

2016

Năm
Giá trị (Tỷ
đồng)


cấu
(%)

Giá trị (Tỷ
đồng)


cấu
(%)

Giá trị
(Tỷ đồng)


cấu
(%)

Giá trị (Tỷ
đồng)



cấu
(%)

Giá trị (Tỷ
đồng)


cấu
(%)

Giá trị (Tỷ
đồng)

Cơ cấu
(%)

29,01

953.789,00

29,39

1.039.725

29,01

1.131.319

28,73


1.202.850

28,69

1.297.274

28,81

43,87
3,98
7,34
32,55
15,66
11,46
100

1.448.171
129.821
258.598
1.059.752
520.410
323.049
3.245.419

44,62
4,00
7,97
32,65
16,04
9,95

100

1.559.741
144.296
278.699
1.136.746
622.421
362.375
3.584.262

43,52
4,03
7,78
31,71
17,36
10,11
100

1.706.441
158.964
306.857
1.240.620
704.341
395.755
3.937.856

43,33
4,04
7,79
31,50

17,89
10,05
100

1.812.152
167.913
330.590
1.313.649
757.550
420.310
4.192.862

43,22
4,01
7,88
31,33
18,07
10,02
100

1.916.263
176.510
369.434
1.370.319
837.093
452.103
4.502.733

42,56
3,92

8,21
30,43
18,59
10,04
100

Thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp
Tổng số

806.425,0
0
1.219.625
110.679
204.001
904.945
435.392
318.438
2.779.880

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhìn vào bảng 2.4, có thể thấy, trong vòng 6 năm, từ năm 2011 đến năm 2016, GDP thực tế từ khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đã tăng gần 2 lần từ 435.392 tỷ đồng lên 837.093 tỷ đồng. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực này cũng tăng đều qua các
năm: từ 15,66% năm 2011 lên 18,59% năm 2015 trong khi con số này ở khu vực kinh tế Nhà nước và Kinh tế ngoài Nhà nước liên tục

giảm. Điều này cho thấy đóng góp tích cực của MNCs vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, khẳng định vị trí và vai trò trong nền
kinh tế quốc dân.

12


2.2.1.2. MNCs mang lại một nguồn thu ổn định từ thuế cho Việt Nam
Không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, MNCs còn đóng góp không
nhỏ vào thu ngân sách của Việt Nam. Dưới đây là số liệu từ Tổng cục Thống kê về thu
ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2000 – 2016 (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Thu ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
giai đoạn 2000-2016
Năm
2000
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016


Thu ngân sách(Tỷ đồng)
4.735,00
7.276,00
9.942,00
15.109,00
19.081,00
25.838,00
31.388,00
43.953,00
50.785,00
64.915,00
77.076,00
82.546,00
111.241,00
123.802,00
141.019,00
163.535,00

Tỷ trọng (%)
5,22
5,87
6,53
7,91
8,36
9,25
9,94
10,21
11,17
11,03
10,68

11,23
13,43
14,11
14,15
14,85
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo số liệu từ bảng 2.5, thu ngân sách từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã
tăng 34,5 lần trong vòng 16 năm. Nếu như năm 2000, khu vực này chỉ đóng góp vào
ngân sách Nhà nước 4.735 tỷ đồng thì đến năm 2016, con số này đã lên tới 163.535 tỷ
đồng. Bên cạnh đó, có thể thấy, tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
vào ngân sách so với các khu vực khác cũng không ngừng tăng lên từ 5,87% năm 2000
lên tới 14,85% năm 2016. Điều này đã khẳng định vai trò tích cực của MNCs trong ổn
định nguồn thu của Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, đảm bảo
cân đối vĩ mô.

13


2.2.1.3. MNCs tăng quy mô vốn đầu tư cho nền kinh tế
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhu
cầu về vốn của nền kinh tế quốc dân là rất lớn. MNCs đã bổ sung phần nào đáng kể
nhu cầu đó. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nguồn vốn từ MNCs giữ một vai trò quan
trọng, thể hiện qua tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của khu vực này đang ngày càng
tăng lên qua các năm. (Bảng 2.6)
Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
giai đoạn 2000-2016
Năm
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Giá thực tế (Tỷ đồng)
27.172,0
30.011,0
34.795,0
38.300,0
41.342,0
51.102,0
65.604,0
129.399,0
190.670,0
181.183,0
214.506,0
226.891,0
218.573,0

240.112,0
265.400,0
318.100,0
347.900,0

Tỷ trọng (%)
18,0
17,6
17,4
16,0
14,2
14,9
16,2
24,3
30,9
25,6
25,8
24,5
21,6
21,9
21,7
23,3
23,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy đóng góp của FDI trong vốn đầu tư phát triển xã
hội đã không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2000-2016. Cụ thể, con số này năm 2000
là 27.172 tỷ đồng, đến năm 2016 đã tăng lên 347.900 tỷ đồng. Như thế, trong vòng 16
năm, đóng góp của FDI trong vốn đầu tư phát triển xã hội đã tăng khoảng 12,8 lần. Tỷ
trọng của nguồn vốn FDI trong vốn đầu tư phát triển xã hội cũng đã tăng từ 18% năm

2000 lên 23,4% năm 2016.

14


2.2.1.4. MNCs góp phần giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
Việt Nam là một quốc gia với hơn 90 triệu dân, có lợi thế nguồn lao động dồi
dào, nhân công giá rẻ. Vì vậy, khi MNCs mở các nhà máy tại Việt Nam để khai thác
nguồn lao động thì MNCs cũng đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm mới cho người
dân Việt Nam, góp phần đáng kể trong việc giải quyết trình trạng thất nghiệp và thiếu
việc làm ở Việt Nam.
Bảng 2.7: Lao động Việt Nam trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
giai đoạn 2000 – 2016
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

2015
2016

Số lao động (Nghìn người)
358,5
349,1
425,9
753,3
914,8
1.112,8
1.322,0
1.562,2
1.694,4
1.524,6
1.726,5
1.700,1
1.703,3
1.785,7
2.056,6
2.203,2
2.327,2

Tỷ trọng (%)
1,0
0,9
1,1
1,9
2,2
2,6
3,0

3,5
3,6
3,2
3,5
3,4
3,3
3,4
3,9
4,2
4,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Cụ thể trong bảng 2.7, số lao động Việt Nam trong khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong vòng 16 năm, con số này đã tăng
khoảng 6,5 lần từ 358,5 nghìn lao động năm 2000 lên 2.327,2 nghìn lao động vào năm
2016. Tỷ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong lực lượng lao động
của Việt Nam cũng tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2000, con số này khá khiêm
tốn, chỉ 1,0% thì đến năm 2016 đã tăng lên đáng kể, đạt 4,4%.
Bên cạnh đó, MNCs được xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào
tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý. Một bộ

15


phận trong đó đã có năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế
chuyên gia nước ngoài.Điều này cho thấy vai trò không nhỏ của MNCs trong việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Hiện nay, chất lượng nguồn nhân
lực của nước ta còn khá hạn chế so với các quốc gia trên thế giới thì MNCs có tác
động tích cực, thúc đẩy sự cải thiện chất lượng lao động của Việt Nam.
2.2.1.5. MNCs góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại

và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế
Những năm qua, hàng hoá xuất khẩu của MNCs ở Việt Nam đã “biến” bạn hàng
của họ thành bạn hàng của Việt Nam, quảng bá thương hiệu quốc gia, trở thành “cầu
nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác với nhiều
quốc gia, tổ chức quốc tế, những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ lớn trên thế
giới, từng bước nâng cao thế và lực của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
giai đoạn 2000 - 2016
Năm
2000
2002
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
6.810,3
7.871,8
14.487,7
18.553,7

23.061,3
27.774,6
34.522,8
30.372,3
39.152,4
55.124,3
72.252,0
88.150,2
101.179,8
114.380,4
126.235,5

Tỷ trọng (%)
47,0
47,1
54,7
57,2
57,9
57,2
55,1
53,2
54,2
56,9
63,1
66,8
67,4
70,6
71,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thực tế ở Việt Nam đã chứng minh điều này. Trước năm 1987 (năm có Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam rất nhỏ bé và
đơn điệu về chủng loại hàng hoá, hầu hết là sản phẩm thô, chưa qua sơ chế hoặc mức
độ chế biến thấp. Ngoài dầu thô và gạo, không có mặt hàng nào xuất khẩu nào vượt
quá 100 triệu USD/năm. Khi MNCs đi vào giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng
16


xuất khẩu của MNCs đã góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước. Từ
năm 1991 đến năm 1995 xuất khẩu của khu vực FDI đạt trên 1,12 tỷ USD, đến giai
đoạn 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với năm năm trước và chiếm
23% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Từ bảng 2.8, có thể thấy, trong 16 năm, từ năm
2000 đến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đã tăng từ 6.810,3 triệu
USD lên 126.235,5 triệu USD (khoảng 18,5 lần). Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của khu vực này năm sau luôn cao hơn năm trước đã tăng từ 47% năm 2000 lên
71,5% năm 2016. Con số này cho thấy, phần lớn xuất khẩu của Việt Nam được đóng
góp từ MNCs. Điều này nói lên vai trò quan trọng của MNCs trong thúc đẩy xuất khẩu
của Việt Nam, mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.1.6. Một số tác động tích cực khác
- MNCs thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại:
MNCs là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển nhiều ngành công nghiệp và
sản phẩm mới, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một
số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như: dầu khí, điện tử, công nghệ thông
tin, thép, ximăng…, làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân nhờ có cơ
cấu kinh tế tiến bộ hơn.
MNCs cũng góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa
dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số
công nghệ tiên tiến, giống cây, con có năng suất chất lượng cao. MNCs đã tập trung
đầu tư vào một số ngành quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn, như: chế biến
nông sản sau thu hoạch, chế biến thức ăn gia súc,… tạo ra nhiều loại sản phẩm mới và

tăng khả năng cạnh tranh của nông sản.
Trong lĩnh vực dịch vụ, MNCs làm xuất hiện nhiều dịch vụ mới có chất lượng
cao, như: ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, vận tải biển, logistic, khách sạn, văn phòng,
căn hộ cho thuê... Một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế, từng bước tạo điều kiện cho thị
trường dịch vụ phát triển và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
- MNCs góp phần nâng cao trình độ công nghệ:
MNCs được coi là kênh quan trọng để phát triển năng lực công nghệ của nước
tiếp nhận đầu tư. Thông qua MNCs, Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên

17


tiến của thế giới để phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ hiện đại, như: cơ
khí chính xác, điện tử, công nghiệp phần mềm, bưu chính - viễn thông, công nghệ sinh
học… MNCs còn góp phần thúc đẩy phát triển nhanh các khu chế xuất, khu công
nghiệp với trình độ công nghệ tiên tiến.Nhiều công nghệ mới và hiện đại đã được
chuyển giao thông qua MNCs, tạo bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển
một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2.2.2. Tác động tiêu cực
2.2.2.1. MNCs có thể dẫn đến mất cân đối trong đầu tư của Việt Nam.
Theo như mục 2.1.2 và 2.1.3 đã chỉ ra MNCs phân bổ không đều giữa các
ngành kinh tế và giữa các địa phương. MNCs vì chạy theo mục tiêu của mình nên họ
thường đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực, các địa phương nhiều khi không trùng
khớp với mong muốn của Việt Nam làm cho mục tiêu thu hút bị ảnh hưởng. Nếu như
Việt Nam cần vốn đầu tư phát triển các ngành như giáo dục đào tạo, y tế, nông nghiệp,
… những địa phương còn kém phát triển như Tây Nguyên hay Trung du miền núi Bắc
Bộ thì MNCs lại tập trung chủ yếu khai thác những ngành đem lại nhiều lợi nhuận,
những địa phương có cơ sở hạ tầng khá phát triển. Nếu không có cơ chế và những quy
hoạch hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên
nhiên sẽ bị khai thác quá mức, các nhà đầu tư nước ngoài còn làm cho cơ cấu kinh tế

bị méo mó, chậm được cải thiện và tích tụ nguy cơ mất ổn định chung của đời sống
kinh tế xã hội quốc gia như khi dòng vốn FDI rút ra đột ngột, sa thải công nhân hàng
loạt…
2.2.2.2. Hiện tượng chuyển giá
MNCs thực hiện hành vi chuyển giá khi hoạt động kinh doanh tại nước sở tại có
những thay đổi mà điều kiện khó rút vốn hoặc việc chuyển lợi nhuận ra khỏi lãnh thổ
do điều kiện ràng buộc khó khăn hay thâu tóm, trốn thuế tại nước sở tại. Những hành
vi chuyển giá đã tác động xấu đến nền kinh tế, gây thất thu lớn cho Nhà nước, bóp
méo môi trường kinh doanh, tạo sức ép bất bình đẳng, gây phương hại đối với những
nhà đầu tư chấp hành tốt đúng như trong cam kết, làm suy giảm hiệu lực quản lý Nhà
nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng do số
18


ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên liệu vật tư luôn lớn hơn số ngoại tệ thu về khi xuất
khẩu sản phẩm vì bán giá thấp hơn giá vốn. Các dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá
thông thường diễn ra thuộc các dạng dưới đây:
Thứ nhất, MNCs hạ thấp mức giá đầu ra thông qua các hợp đồng xuất khẩu do
các công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết với công ty mẹ. Lợi dụng bên liên doanh và
các cơ quan quản lý Nhà nước không có được thông tin về đối tác có hợp đồng để
quan hệ liên kết, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giá bằng cách bán sản
phẩm, dịch vụ cùng nhóm lợi ích với giá thấp hơn giá thị trường, nhiều trường hợp bán
với giá thấp hơn giá thành khi mua sản phẩm, dịch vụ được hưởng chính sách ưu đãi
về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai, MNCsđẩy giá thông qua các yếu tố đầu vào như tăng chi phí khấu hao
tài sản cố định; lợi dụng việc xác định giá trị thiết bị của các doanh nghiệp liên kết có
thể không rõ xuất xứ hàng hoá mà cơ quan thuế, hải quan xác định thuế trên cơ sở giá
trị theo chứng từ hoá đơn mà đối tác liên kết cung cấp nên giá trị máy móc thiết bị và
tài sản cố định khác được nhập khẩu hoặc nhập vào vùng lãnh thổ khác trong cùng

lãnh thổ Việt Nam có thể được thoả thuận theo mức giá cao. Từ đó, chi phí khấu hao
tài sản cố định loại này cũng cao hơn so với thông thường nếu xác định theo giá thị
trường, tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách tương tự với việc định giá tài
sản cố định như trên các doanh nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt
cũng tự thoả thuận mức giá nguyên liệu cung cấp cho nhau theo hướng kê khai tăng
hơn so với mức giá thị trường.MNCs tăng chi phí quản lý, chi phí bán hàng,… để bóp
méo giá thành, làm giảm lợi nhuận hoặc lỗ để tránh nghĩa vụ nộp thuế.Một thủ thuật
để nâng chi phí đầu vào để “được” lỗ nhằm lách thuế nữa là dù có vốn nhưng doanh
nghiệp vẫn không đưa vào sản xuất mà đi vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để đưa
vào chi phí, làm tăng giá trị đầu vào. Mặc dù biết không ít các nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giá, nâng chi phí đầu vào, nhằm trốn thuế nhưng do các báo cáo thuế thuế luôn
hợp lý, hoạt động kiểm tra thuế luôn theo sau, ít nhất cũng sau một năm nên khi cơ
quan thuế kiểm tra đã mất hết dấu vết, chỉ còn lại giấy tờ sổ sách đã được cân chỉnh
hợp lý.

19


Thứ ba, MNCs thông qua việc nâng giá trị vốn góp và chuyển giao công
nghệ.Việc nâng giá thiết bị máy móc đầu tư ban đầu đã giúp cho các doanh nghiệp
chuyển một lượng tiền đi ngược trở ra cho công ty mẹ ngay từ lúc đầu tư. Tình trạng
nâng giá trị tài sản góp vốn mang lại thiệt hại cho bên liên doanh là nước nhận liên
doanh, làm cho vốn góp của phía nước ngoài tăng lên từ đó bên nước ngoài dễ dàng
nắm quyền kiểm soát để điều hành doanh nghiệp.Đối tác nước ngoài sẽ điều hành làm
sao cho tình hình thua lỗ kéo dài và cuối cùng làm cho bên đối tác không chịu được
đành bán lại cổ phần cho bên nước ngoài. Ngoài hình thức nâng giá trị tài sản góp vốn,
các nhà đầu tư nước ngoài còn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao
công nghệ, thu phí bản quyền làm tăng chi phí khấu hao tài sản vô hình làm cho tổng
chi phí của doanh nghiệp tăng lên từ đó thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp ít hơn.
Thứ tư, cơ chế giá nội bộ trong các giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cùng

một tập đoàn kinh tế hoặc nhóm các công ty trong nước, nhiều doanh nghiệp được lập
ra chỉ nhằm thực hiện sân sau của các doanh nghiệp nhằm khai thác quyền chủ động
kinh doanh do pháp luật quy định, với các hợp đồng mua thì cao nhưng bán lại thấp,
chia thầu…
Thứ năm, MNCs điều chỉnh cơ cấu trị giá hàng hoá nhập khẩu và dịch vụ đi
kèm để giảm thiểu tổng số thuế phải nộp cả ở khâu nhập khẩu và kinh doanh nội địa.
Quy định hiện hành về thuế nhập khẩu đối với hàng hoá (tồn tại dưới dạng vật chất,
hữu hình), các dịch vụ đi kèm với hàng hoá nhập khẩu được loại trừ ra khỏi giá tính
thuế nhập khẩu nhưng phải nộp thuế nhà thầu, trong trường hợp không tách riêng thì
các loại thuế đều được tính trên tổng giá trị. Thực hiện cam kết gia nhập WTO, hàng
năm chúng ta điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu, giữ nguyên thuế nhà thầu, thực tế đang
xảy ra thiên hướng giảm trị giá dịch vụ đi kèm hàng nhập khẩu trong khi xu hướng là
tăng giá trị tài sản trí tuệ, do đó không ngoại trừ việc chuyển giá mang tính chất cơ
cấu, việc này có thể không làm tăng lợi ích của nhà cung cấp nước ngoài nhưng để bán
được hàng, họ sẵn sàng ký phụ lục hợp đồng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Việt
Nam.

2.2.2.3. MNCs gây ra những tiêu cực về lao động, về tài chính cho Việt Nam.
20


MNCs là những đối tác giàu kinh nghiệm và sành sỏi trong kinh doanh, nên
trong nhiều trường hợp Việt Nam sẽ chịu nhiều thua thiệt. Ngoài ra, Việt Nam còn phải
đối mặt với cảnh “chảy máu chất xám” do MNCs thường thu hút được các nhà quản lý
giỏi vì chế độ đãi ngộ về thu nhập hay môi trường làm việc tốt, tính chuyên nghiệp
cao. Chính sự có mặt của MNCs làm cho lực lượng lao động, nhất là lao động có tay
nghề cao di chuyển từ khu vực kinh tế trong nước sang MNCs có mức thu nhập cao
hơn. Hơn nữa, sau khi hoạt động MNCs sẽ chuyển lãi về nước từ đầu tư, ưu đãi thuế
và từ các hoạt động khác. Nhiều công ty đa quốc gia còn nợ thuế, vay ngân hàng tại
nước sở tại với khối lượng lớn sau đó bí mật bỏ trốn ra khỏi nước đầu tư.

2.2.2.4. Việt Nam có nguy cơ bị nhập của những công nghệ lạc hậu trên thế
giới.
MNCs lợi dụng sự yếu kém trong kiểm định và quản lý công nghệ của Việt
Nam để du nhập các công nghệ lạc hậu nhưng với giá đắt đỏ gây ra sự lãng phí lớn cho
sự dỡ bỏ, thay thế hoặc khắc phục những hậu quả về sau.Như mục 2.1.1 và 2.1.4 đã
chỉ ra, MNCs ở Việt Nam phần lớn có nguồn gốc từ Châu Á, là những doanh nghiệp
vừa và nhỏ.Thế nên, việc tiếp cận với công nghệ nguồn là khá hạn chế, nước ta có
nguy cơ cao trước việc du nhập công nghệ lạc hậu, lỗi thời. Mặt khác, tại Việt Nam
trong thời gian vừa qua, đã có nhiều dự án mang vào nhiều thiết bị và công nghệ lạc
hậu đã gây ảnh hưởng đến môi trường và lợi ích cộng đồng khác, bị cộng đồng nhân
dân và chính quyền địa phương lên tiếng. Khi nhà đầu tư nước ngoài đưa vào những
công nghệ lạc hậu thì họ vẫn thu được lợi nhuận trong khi đó nước tiếp nhận không
những chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến môi trường và các lợi ích
khác trong tương lai. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu không những làm cho công
nghệ ngày càng lạc hậu, khả năng sản xuất kém đi mà làm cho nước tiếp nhận còn
thêm gánh nặng phải nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ này.
2.2.2.5. MNCs làm mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đúng
mức về đào tạo cho người lao động.
MNCs đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nước ta như mục 2.2.1.4 đã chỉ ra.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của MNCs cũng đã làm mất đi nhiều đất nông
nghiệp từ đó đã làm mất đi nhiều việc làm trong các lĩnh vực truyền thống.
21


Bên cạnh đó, với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu những chi phí,
các nhà đầu tư nước ngoài còn thiên về khai thác và sử dụng những nguồn lao động có
nhân công giá rẻ, ít qua đào tạo, mang tính mùa vụ mà ít chú trọng đến việc đào tạo và
sử dụng nhân lực có tay nghề cao và làm việc lâu dài cho các nhà đầu tư.
2.2.2.6. MNCs gây ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên và khai thác lãng
phí tài nguyên.

Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của MNCs đối với nước
nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng là những ảnh hưởng về môi trường. Đặc
biệt là tình hình “xuất khẩu” ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát
triển thông qua MNCs ngày càng gia tăng. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở
thành một trong những nước có mức “nhập khẩu” ô nhiễm cao.Hiện nay vấn đề xử lý
nước thải tại Việt Nam chưa được chú trọng, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài chưa
quan tâm đúng mức đến hệ thống xử lý chất thải. Các chương trình giám sát, xử phạt
vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện trong khi ngày càng có nhiều dự án khai
thác tài nguyên, vận chuyển dầu với hiểm họa tràn dầu có nguy cơ gia tăng trong các
năm tới. Nhiều dự án nước ngoài đã gây ô nhiễm môi trường do công nghệ lạc hậu,
chạy theo lợi nhuận, tiết kiệm chi phí…không tính đến khâu xử lý nước thải đã gây ra
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra” từ hiện tượng các
chết ngày 06/4/2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà
Tĩnh.Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh,
lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.Sự cố này
đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng
nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời
sống sinh hoạt của ngư dân.Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết
hàng loạt tại ven biển bốn tỉnh miền Trung được xác định do công ty Formosa gây ra
trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, đã có những vi phạm và để xảy
ra sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn
xả ra môi trường.

22


MNCs cũng ảnh hưởng tới đa dạng sinh thái. Bên cạnh những đóng góp quan
trọng cho ngành du lịch thì sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong những năm gần
đây đã đặt môi trường tự nhiên Việt Nam trước những thách thức lớn. Nguy cơ ảnh

hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô
nhiễm các lưu vực sông, gây tàn phá môi trường tự nhiên chú trọng đến việc khai thác
tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là các tài nguyên không tái tạo được như khoáng sản,
khai thác mỏ…Các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc
sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi
đó, vấn đề bảo vệ môi trường vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay.
2.3. Nguyên nhân của những tác động tiêu cực
Về phía MNCs: Xuất phát từ bản chất và động cơ lợi nhuận, các công ty đa
quốc gia luôn hướng vào lựa chọn các hoạt động kinh doanh mang lại tỷ suất lợi nhuận
cao kể cả khi hoạt động đó không hoàn toàn phù hợp với những mục tiêu kinh tế - xã
hội chủ yếu của nước ta.
Về phía Việt Nam:
Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập trong cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Suốt một thời gian dài, Việt Nam chỉ tập trung thu hút FDI trong khi vấn
đề chọn lọc các dự án có chất lượng chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, chất lượng đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng đến nay vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu
của các nhà đầu tư.
Bất cập về đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền và đoàn thể, đặc biệt về năng
lực nhận thức, bản lĩnh điều hành, trách nhiệm đối với công việc đã và đang làm giảm
hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với MNCs.
Vấn đề môi trường đã được quan tâm, tuy nhiên, việc giám sát và xử lý các
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường vẫn còn hạn chế;chế tài xử phạt chưa đủ mạnh.

23


Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, yếu thế
trước MNCs. Công tác đào tạo nghề và hỗ trợ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
còn nhiều hạn chế. Năng suất lao động của Việt Nam còn khá thấp.


Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Định hướng
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và ưu tiên thu hút các dự án đầu tư của
MNCs vào Việt Nam theo hướng chọn lọc các dự án có quy mô, chất lượng, có giá trị
gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đồng thời
đảm bảothân thiện với môi trường.
- Hạn chế các dự án đầu tư của MNCslàm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn
năng lượng, khai thác không gắn với chế biến, sử dụng lãng phí năng lượng, tài
nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
- Quy hoạch việc thu hút đầu tư của MNCstheo ngành, lĩnh vực, đối tác phù
hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa
phương, từng vùng, phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia
và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường,
nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trong toàn bộ quá trình cấp phép, quản lý dự án và kiểm tra,
giám sát hoạt động đầu tư.

24


3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty đa quốc gia tại
Việt Nam trong thời gian tới
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư
- Rà soát tổng thể, ban hành các văn bản thay thế hoặc ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh

của MNCsnhư Luật Bảo vệ môi trường, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công
nghệ… đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Luật Đầu tư, không gây ra sự chồng chéo
với nhau và với quy định pháp luật hiện hành.
- Quy định rõ hơn những đặc thù về thủ tục và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu
tư nước ngoài để một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư thông qua việc
minh bạch hóa thủ tục; đồng thời, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động
đầu tư.
3.2.2. Tập trung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư
- Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư bảo đảm tính hệ thống từ ưu đãi thuế (Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất nhập khẩu), ưu đãi tài chính đến ưu đãi
phi tài chính; thống nhất giữa chính sách thuế và chính sách đầu tư nhằm thu hút các
dự án đầu tư của MNCs vào các khu vực có hạ tầng chưa phát triển như Tây Nguyên,
các khu vực Trung du – Miền núi Bắc Bộ nhằm đảm bảo có sự phát triển đồng bộ của
các địa phương trên cả nước, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội.
- Ngoài căn cứ xét ưu đãi theo lĩnh vực và địa bàn cần nghiên cứu bổ sung tiêu
chí để xét ưu đãi đầu tư như: dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dự án có giá trị
gia tăng cao, dự án sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước và dự án cam kết
chuyển giao công nghệ tiên tiến,...
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các dự án công
nghệ cao và phù hợp vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo kiểm soát công nghệ nhập
khẩu
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (Luật
Khoa học và Công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ) nhằm khuyến khích, thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các dự án công nghệ cao, hiện đại, phù hợp với điều kiện
của Việt Nam.

25



×