Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU CÁC LOẠI VACCIN VÀ CÁC VACCIN HIỆN ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.15 KB, 13 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU

CÁC LOẠI VACCIN VÀ CÁC VACCIN HIỆN
ĐANG ĐƯỢC LƯU HÀNH

Học viên: DƯ QUỐC ĐÔNG
Mã học viên: 1211010 - Lớp: CH17
Nhóm : 4

HÀ NỘI - 2013
1


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VACCIN
1. Lịch sử và sự phát triển của vaccin
Antoni van Leeuwenhock phát minh ra kính hiển vi và
nhìn thấy vi khuẩn vào năm 1684. Hơn 100 năm sau Edward
Jenner là người đầu tiên đưa ra phương pháp chủng đậu để
phòng ngừa bệnh đậu mùa. Trong giai đoạn từ 1857 đến 1885
Louis Pasteur trở thành “Ông tổ” của ngành Vi sinh vật và
cũng là người đầu tiên chế tạo ra vaccin phòng bệnh than và
bệnh dại, cùng nhiều loại vaccin khác dựa trên ý tưởng của
Jenner, tạo ra một trường phái riêng tồn tại cho đến ngày nay.

Edward Jenner

Cho đến hiện nay, mặc dù vaccin đã có những bước tiến vượt bậc và đạt nhiều thành tích
đáng kể, nhưng cũng đã nảy sinh nhiều bệnh dịch nguy hiểm tái phát và mới xuất hiện.



Năm
1796
1880
1885
1892
1896
1898
1915
1921

Loại vaccin
Vaccin đậu mùa
Vacccin bệnh than
Vaccin dại bất hoạt
Vaccin tả
Vaccin tả
Vaccin thương hàn
Vaccin chống hoại thư
Vaccin BCG phòng lao


Người đề xuất
E. Jenner
Louis Pasteur
Louis Pasteur
Haffkine
Kolle
Raita
Weinberg

L.C.A.Calmette-A.F.Mguerin

Bảng 1: Thời gian xuất hiện một số loại vaccin
2. Khái niệm và nguyên lý sử dụng của vaccin
 Khái niệm
Vaccin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động,
nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.
 Nguyên lý sử dụng vaccin
Sử dụng vaccin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây
bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào
chế bảo đảm độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại
tác nhân gây bệnh.
Nói một cách khác, sử dụng vaccin là tạo miễn dịch chủ động nhân tạo.
2


3.
Phân loại vaccin.
Vaccin có thể chia thành 3 loại:
-Vaccin giả độc tố
-Vaccin chết toàn thể hoặc kháng nguyên tinh chế,
-Vaccin sống giảm độc lực
 Vaccin giả độc tố
Loại vaccin này được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn đã được làm mất độc tính
nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Vaccin giải độc tố kích thích cơ thể sản xuất ra kháng
độc tốc, là loại kháng thể có khả năng trung hòa ngoại độc tố. Vaccin này nhằm phòng chống
các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bằng ngoại độc tố.
 Vaccin chết toàn thể hoặc kháng nguyên tinh thể
Loại vaccin này sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh. Sau khi vi sinh vật đã bị giết chết có
thể lấy toàn bộ dịch làm vaccin ( vaccin toàn thể ), hoặc tinh chế lấy các thành phần kháng

nguyên quan trọng, đó là các “ kháng nguyên bảo vệ”.
Các kháng nguyên này chủ yếu kích thích đáp ứng miễ dịch dịch thể. Các kháng thể được
hình thành có thể trực tiếp giết chết vi sinh vật, ngăn cản sự bám dính của chúng vào tế bào cơ
thể vật chủ, làm tăng khả năng thực bào…., hoặc phối hợp các cơ chế trên.
 Vaccin sống giảm độc lực.
Loại vaccin này sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống vi sinh vật gây bệnh
về cấu trúc kháng nguyên, đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Vaccin
sống tạo ra trong cơ thể một quá trình nhiễm khuẩn tự nhiên, kích thích cơ thể đáp ứng cả miễn
dịch toàn thể và miễn dịch tại chỗ, cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.
Tuy nhiên điều phải quan tâm đặc biệt là tính an toàn của vaccin sống, phải đảm bảo
không còn khả năng gây bệnh hoặc chủ gây bệnh rất nhẹ, và vi sinh vật phải có tính di truyền
ổn định, không trở lại độc lực ban đầu.
PHẦN 2: MỘT SỐ VACCIN PHỔ BIẾN HIỆN NAY
1. Vaccin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT)
 Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván
và vắc xin ho gà. Đây là vắc xin dạng dung dịch. Nếu để lọ vắc xin thẳng đứng trong 1 thời
gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới đáy trông giống như dải cát mịn dưới đáy
lọ. Chính vì vậy mà trước khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều vắc xin.
3


 Sau khi tiêm bắp: giải độc tố bạch hầu, uốn ván kích thích cơ thể sinh kháng thể IgG
( kháng độc tố bạch hầy, uốn ván). Sau khi tiêm bắp, vaccin sản xuất từ vi khuẩn ho gà tế bào
hoặc toàn phần hoặc không tế bào kích thích cơ thể sản sinh ra một vài tế bào kháng thể kháng
ho gà có tác dụng bảo vệ về mặt lâm sàng.
 Những phản ứng sau khi tiêm DPT thường nhẹ. Thường gặp là:
 Sốt. Có thể tới một nửa số trẻ em sau tiêm DPT bị sốt vào buổi tối. Sốt có thể hết sau 1
ngày. Cần lưu ý là sốt xuất hiện sau 24 giờ có thể không phải là do phản ứng đối với vắc xin
DPT. Cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc hạ sốt thích hợp ngay sau khi tiêm và
sau 4 đến 8 tiếng sẽ có tác dụng giảm sốt cũng như những phản ứng tại chỗ.

 Đau nhức. Có thể tới một nửa số trẻ có thể bị đau, nổi ban, sưng tại chỗ tiêm.
 Quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ thường do đau, có thể gặp trên 1% số trẻ.
 Những phản ứng nghiêm trọng hơn như co giật và giảm trương lực cơ Phản ứng quá
mẫn thường hiếm gặp.
 Số liều tiêm chủng Vaccin: tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau:
 Trẻ

2 tháng tuổi tiêm mũi 1

 Trẻ

3 tháng tuổi tiêm mũi 2

 Trẻ

4 tháng tuổi tiêm mũi 3

2. Vaccin phòng bệnh dại
 Sau khi L. Pasteur tìm ra được vacxin phòng bệnh dại vào năm 1885, loài người tưởng
như khống chế và loại trừ được căn bệnh chết người này. Vậy mà đến nay 97% trường hợp gây
bệnh dại hiện nay ở Việt Nam là do chó và 80% các trường hợp mắc là ở châu Á.
Từ năm 1985, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo, các nước dần thay thế vaccin
phòng bệnh dại có nguồn gốc từ não động vật bằng các vaccine có nguồn gốc từ tế bào. Vaccine
Verorab là vaccine an toàn không có tai biến thần kinh, đáp ứng miễn dịch nhanh, nồng động
kháng thể cao và thời gian bảo vệ dài.
 Chỉ định: Những người có tiếp xúc với súc vật dại; những người bị súc vật dại cắn.
 Các phản ứng phụ sau tiêm vaccine Verorab:
Các phản ứng phụ tại chỗ tiêm trong da, được đánh giá tại vị trí tiêm vaccin bao gồm đau,
quầng đỏ, sưng/tụ máu, phù nề/nốt sẩn cứng vàng da. Nghiên cứu cho thấy tất cả các phản ứng
phụ tự hết không phải điều trị thuốc gì.

Lịch tiêm và liều lượng tiêm vaccin :
Tiêm ngừa dự phòng trước khi phơi nhiễm virus dại:
4


Tiêm bắp ở cơ Delta cánh tay
· 1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay vào ngày N0
· 1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay vào ngày N7
· 1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay vào ngày N28
Tiêm ngừa dự phòng sau khi bị súc vật cắn:
Tiêm bắp ở cơ Delta cánh tay: Phác đồ tiêm 1 1 1 1 1:
· 1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N0
· 1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N3
· 1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N7
· 1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N14
· 1 liều 0,5 ml ở cơ Delta cánh tay, vào ngày N28
Tiêm trong da ở cơ Delta cánh tay: Phác đồ tiêm 2 2 2 0 1 1:
(Phác đồ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dùng)
· 2 liều 0,1 ml, tại 2 vị trí khác nhau ở 2 tay, vào ngày N0
· 2 liều 0,1 ml, tại 2 vị trí khác nhau ở 2 tay, vào ngày N3
· 2 liều 0,1 ml, tại 2 vị trí khác nhau ở 2 tay, vào ngày N7
· 1 liều 0,1 ml, tại vị trí ở cánh tay, vào ngày N28
· 1 liều 0,1 ml, tại vị trí ở cánh tay, vào ngày N90
Lưu ý: Không được tiêm trong da (I.D) trong những trường hợp sau:
-

Những người đang điều trị dài ngày bằng corticosteroid, hay các thuốc ức chế miễn

dịch khác, hoặc Chloroquin.
-


Những người, đặc biệt là trẻ em bị những vết cắn nặng, nhất là ở vùng đầu và cổ, hay

đến khán trễ sau khi bị vết thương.
-

Những người bị khiếm khuyết miễn dịch.

Chúý: Trong thời gian tiêm vaccine và 6 tháng sau khi tiêm vaccine Dại không dược
dùng thuốc ACTH, Corticoide, không được uống rượu, không được làm việc quá sức.
3. Vaccin phòng lao ( BCG )
 Vắc xin BCG để phòng bệnh lao ở trẻ.
 Vắc xin BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo. Trước khi sử dụng
phải hòa tan vắc xin với dung môi đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh, nó phải được bảo quản ở
5


nhiệt độ 2°C đến 8°C. Phần vắc xin còn lại trong lọ sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ
phải hủy bỏ.
 Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm
 Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thông thường, ngay sau khi tiêm vắc xin
BCG, thường xuất hiện nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất
hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một
sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.
 Những phản ứng khác:
 Sưng hoặc áp-xe. Có thể nổi hạch ở nách hoặc khuỷu tay, một số trường hợp dẫn đến ápxe. Nổi hạch hoặc áp-xe thường xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng hoặc tiêm quá
nhiều vắc xin, phổ biến nhất là thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da.
 Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao
sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp thiếu hụt
miễn dịch nặng.

Vaccin BCG được tiêm ngay khi sinh ra hoặc bất cứ thời gian nào sau đó, nhưng 3 tháng
tuổi là tuổi tiêm phòng tốt nhất ( đối với trẻ đẻ thiếu tháng, hoặc nhẹ cân ) ( theo lịch tiêm
phòng Việt Nam )
Chưa rõ vaccin có thể gây tổn hại đối với bào thai khi dùng cho người mang thai hoặc có
tác dụng tới khả năng sinh sản hay không. Vaccin BCG chỉ dùng cho người mang thai khi thật
cần.
4. Vaccin phòng bệnh viêm gan B
 Vắc xin viêm gan B có dạng dung dịch đóng lọ 1 liều hoặc 2 liều hoặc trong bơm kim
tiêm tự khóa.
Vì vắc xin viêm gan B chỉ chứa duy nhất 1 loại kháng nguyên nên người ta còn gọi nó là
vắc xin đơn giá. Ngoài ra nó cũng có thể được kết hợp với các vắc xin khác để tạo thành vắc
xin phối hợp như DPT-VGB (viêm gan B kết hợp với DPT), DPT-VG B+Hib (vắc xin viêm gan
B kết hợp với DPT và vắc xin Hib).
Tuy nhiên chỉ có loại vắc xin viêm gan B đơn giá mới được sử dụng tiêm cho trẻ ngay sau
khi sinh.
6


Nếu để lọ vắc xin viêm gan B trong thời gian dài sẽ thấy lọ vắc xin sẽ chia thành 2 phần
dung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ. Do đó phải lắc kỹ trước khi sử dụng. Vắc xin viêm
gan B không được để đông băng. Thử nghiệm “Lắc” sẽ xác định xem vắc xin có bị đông băng
không? Nếu vắc xin đã bị đông băng phải hủy bỏ.
 Tính an toàn và những phản ứng sau khi tiêm
 Vắc xin viêm gan B là một trong những vắc xin an toàn nhất.
 Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
 Có khoảng 15% người lớn và 5% trẻ nhỏ cảm thấy đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm.
 Sốt. Khoảng 1% đến 6% có biểu hiện sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày sau tiêm.
 Dị ứng cũng như những biến chứng do vắc xin này là rất hiếm phản ứng dị ứng như nổi
ban, khó thở chiếm tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều. Không có trường hợp tử vong nào được báo
cáo.

 Lịch tiêm vắc xin viêm gan B
Lứa tuổi

Những vắc xin khác tiêm

Mới sinh
2 tháng
3 tháng
4 tháng

trong cùng thời gian
BCG
OPV1, DPT1
OPV2, DPT2
OPV3, DPT3

Vắc xin viêm gan B
Viêm gan B sơ sinh
Viêm gan B mũi 2
Viêm gan B mũi 3

Bảng 2: Lịch tiêm phòng vaccin viêm gan B
5. Vaccin tam liên sởi, quai bị, rubella ( MMR)
 Một số nước sử dụng vắc xin phối hợp giữa sởi với rubella (MR) hoặc giữa sởi với quai bị,
rubella (MMR). Vắc xin MR và MMR được đóng gói dưới dạng đông khô với dung môi pha
hồi chỉnh kèm theo và bắt buộc phải thực hiện pha hồi chỉnh vắc xin trước khi sử dụng. Chỉ sử
dụng lọ dung môi đi kèm với vắc xin.
Sau khi pha hồi chỉnh, vắc xin MR và MMR vẫn phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến
8°C và hủy bỏ những liều còn thừa trong lọ sau 6 giờ hoặc kết thúc buổi tiêm chủng.
 Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm

Những phản ứng nhẹ có thể gặp:
 Sốt. Đối với riêng vắc xin sởi, khoảng 5 đến 15% trẻ bị sốt nhẹ trong vòng 5 đến 12
ngày sau tiêm.
 Ban. Khoảng 1/20 trẻ có biểu hiện ban nhẹ xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi tiêm.
7


 Những phản ứng nặng hiếm gặp. Mặc dù sự liên quan giữa MMR và bệnh tự kỷ đã được
đề cập đến nhưng không có bằng chứng chắc chắn nào chứng tỏ điều đó.
 Việc bổ sung vắc xin rubella có thể dẫn tới tình trạng viêm khớp tạm thời sau khi tiêm 1
đến 3 tuần với tỷ lệ lên đến 1/4 nữ tuổi dậy thì. Những phản ứng này rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
 Vắc xin quai bị có thể dẫn tới tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai và viêm não nước
trong (viêm não vô khuẩn) nhưng hiếm gặp. Một vài trường hợp có thể phải đến bệnh viện
nhưng đa số có thể tự hồi phục. Những nguy cơ này khác nhau tùy thuộc vào chủng được sử
dụng để sản xuất vắc xin.
 Thời gian tiêm vaccin
Nếu trẻ em dưới 12 tháng tuổi đã được tiêm phòng thì cần được tiêm nhắc lại khi 15 tháng
tuổi. Tiêm nhắc lại thường quy được khuyên dùng cho tất cả trẻ em khi vào nhà trẻ và có thể cả
khi vào trường học ( tiểu học, trung học…)
Đối với trẻ em nhiễm HIV, vaccin sởi – quai bị - rubella được tiêm thường lệ lúc 15 tháng
tuổi.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ chỉ tiêm vaccin vào thời điểm không mang thai, và tránh thụ thai
trong vòng 3 tháng sau khi tiêm.

PHẦN 3: MỘT SỐ LOẠI VACCIN ĐANG LƯU HÀNH
 Một số vaccin, sinh phẩm y tế được phép lưu hành tại Việt Nam theo quyết định của Cục
quản lý Dược ( Năm 2012 )
STT
1


Tên sản phẩm

Dạng bào

chế
Trivivac (Vắc xin sởi, quai Bột

Đóng gói

Nhà SX

đông Hộp 1 ống x 2 liều kèm 1 Sevapharma

bị, rubella) (Vi rút Sởi giảm khô

ống

độc lực (Schwarz) ≥ 1.103;

nguyên 1,4ml. Hộp 5 ống

Vi rút quai bị giảm độc lực

x 2 liều kèm 5 ống dung

(Jeryl Lynn) ≥ 5.103-; Vi rút

môi hoàn nguyên 1,4ml

Rubella


giảm

độc

lực
8

dung

môi

hoàn Cộng hòa Crech

a.s ,


(Wistar RA 27/3) ≥ 1.103
2 CervarixTM (vắc xin phòng Hỗn
2

dịch Hộp 1 liều 0,5ml x 1 xy GlaxoSmithKline

Human Papillomavirus type tiêm

lanh được làm đầy. Hộp 1 Biologicals

16 và 18)

liều 0,5ml x 10 xy lanh Belgium

được làm đầy.
Dung dịch Hộp 1 hộp nhỏ x 1 lọ x

Rotavin - M1 (Vắc xin

rotavirus sống, giảm độc lực uống
3

S.A ,

Trung tâm nghiên cứu

2ml

sản xuất vắc xin và

tuýp G1P[8]

sinh phẩm y tế
(Polyvac). (135 Lò
Đúc, Hai Bà Trưng,
VARILRIX™(vắc
4

Hà Nội - Việt Nam)
Hộp 1 lọ vắc xin đông khô GlaxoSmithKline

xin Đông khô.

phòng thủy đậu sống, giảm


và 1 ống nước hồi chỉnh, Biologicals

độc lực) ( Virus thủy đậu

liều 0,5ml

sống

giảm

độc

Hộp 1 lọ vắc xin đông khô GlaxoSmithKline

sởi, quai bị và rubella (sống,

và 1 ống nước hồi chỉnh Biologicals

giảm độc lực))

liều 0,5ml

ROTARIX™
6

Belgium

lực


(chủngOKA)
6 PRIORIX™(vắc xin phòng Đông khô.
5

(vắc

S.A ,

xin Đông khô

S.A ,

Belgium

Hộp 1 lọ vắc xin đơn liều GlaxoSmithKline

phòng Rotavirus)



1 ống

nước

hồi Biologicals

S.A ,

chỉnh1,0ml; Hộp 10 lọ vắc Belgium
xin đơn liều và 10 ống

nước hồi chỉnh1,0ml.
VIVAXIM (vắc xin viêm Dung dịch Hộp 1 bơm tiêm 2 buồng Công

7

gan A bất hoạt hấp phụ + + hỗn hợp
vắc xin thương hàn)
ROUVAX (vắc xin sởi giảm Bột

nạp sẵn 1ml

hoạt lực)

khô

9

SCI-VAC 5μg/0.5ml (vắc Dung dịch

10

xin viêm gan B)
treo
SCI-VAC 10μg/1ml (vắc Dung dịch Hộp 1 lọ 10μg/0.5ml
xin viêm gan B)
treo
1 MMR (Vắc xin virus sống Bột

11


phòng sởi, quai bị, rubella)
khô
TM
Twinrix (Vắc xin viêm Hỗn

Sanofi

Pasteur SA

đông Hộp 10 lọ bột đông khô x Công

8

ty

ty

Sanofi

10 liều vắc xin kèm 10 lọ Pasteur SA
x 5ml dung môi
Hộp 1 lọ 5μg/0.5ml

đông Hộp 5 lọ, 10 lọ kèm dung

Scigen II Ltd, Isael
Scigen II Ltd, Isael
Merck & Co.Inc.

dịch pha tiêm đơn liều

dịch Hộp 1 xylanh đóng sẵn GlaxoSmithKline

gan A bất hoạt và viêm gan pha tiêm

1.0ml, hộp 1 lọ 1.0ml
9

Biologicals

S.A ,


12

B tái tổ hợp) Vắc xin bạch hầu - ho gà - Nước

Hộp 10 lọ 10 ml (20 liều)

uốn ván hấp phụ (DPT)

13

Belgium
Viện Vắc xin và sinh
phẩm y tế (Số 9
Pasteur, Nha Trang,

Khánh Hòa).
r-HBvax (Vắc xin viêm gan Dung dịch Hộp 20 lọ 1ml, Hộ 20 lọ Công ty vắc xin và
B tái tổ hợp)


14

tiêm

0.5ml

sinh phẩm số 1 (Số 1
Yersin, Hà Nội).

Bảng 3: Một số loại vaccin, sinh phẩm y tế được phép lưu hành tại Việt Nam theo công
bố của Cục quản lý Dược ( 2012 )
 Một số sản phẩm vaccin đang được lưu hành của một số công ty:
1. Sanofi Aventis




ActHIB: vaccin uốn ván liên hợp

 Menactra: vaccin viêm màng não, bạch

Adacel: vaccin uốn ván, bạch hầu, ho

hầu
 Menomune: vaccin viêm màng não

Decavac: vaccin uốn ván, bạch hầu
Fluzone, Fluzone high dose: vaccin


 Typhim Vi: vaccin thương hàn
 Imovax rabies: vaccin phòng bệnh dại





cúm

Bảng 4: Một số loại vaccin đang được lưu hành của công ty Sanofi Aventis
2. Công ty Glaxo SmithKline
 Ambirix: Viêm gan A (bất hoạt) và

 Menhibrix: não mô cầu nhóm C và Y

viêm gan B (rDNA) (HAB) vắc xin (hấp phụ) và Haemophilus b uốn ván vaccine liên hợp
 Havrix: Viêm gan A vắc xin, bất hoạt
 Pandemrix: Vaccin cúm (chia virion,
bất hoạt)
 Infanrix: bạch hầu và uốn ván Biến

 Priorix: bệnh sởi, quai bị và rubella

(virus nhược độc)
độc tố và vaccin ho gà vô bào hấp thụ
 Kinrix: bạch hầu, uốn ván và ho gà vô
 Twinrix: viêm gan kết hợp A (vi rút bất
bào Biến độc tố hấp thụ và bất hoạt poliovirus hoạt) và vaccin viêm gan B (kháng nguyên bề
vaccine


mặt có nguồn gốc biến đổi gen)

10


Bảng 5: Một số loại vaccin đang lưu hành của công ty GSK
3. Công ty Vaccin và sinh phảm số 1:
 Vaccin uốn ván hấp phụ
 Vaccin BCG

 Superferon
 r-HBvax
...

Bảng 6: Một số loại vaccin đang lưu hành của công ty Vaccin và sinh phẩm số 1
Hiện nay, có khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm có thể phòng bệnh bằng vaccin. Tại Việt
Nam, sử dụng vắc xin bằng hình thức tự nguyện hoặc là được nhà nước bao cấp thông qua
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã giúp dự phòng được nhiều bệnh truyền nhiễm.
Trong 3 thế kỷ qua, vaccin đã góp phần rất lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật nguy hiểm và giảm
tỷ lệ tử vong cho con người. Trước khi bị tiêu diệt hoàn toàn bởi vaccin, bệnh đậu mùa từng là
nỗi kinh hoàng của cả Châu Âu trong thế kỷ 18, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Vaccin cũng là vũ khí hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Bại liệt, Sởi,
Viêm não góp phần quan trọng hạn chế những di chứng gây tàn phế cho bệnh nhân, tiết kiệm
được nhiều chi phí cho gia đình và xã hội.
Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã công bố xóa bỏ bệnh bại liệt vào năm 2000.
Hiện nay, chúng ta đang cố gắng đẩy lùi hoàn toàn bệnh uốn ván sơ sinh. Trong thời gian qua,
chúng ta cũng đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm như ho gà, bạch
hầu, tả, thương hàn, lao.
Khoa học ngày càng phát triển trong các lĩnh vực vi sinh vật học, miễn dịch học, sinh học
phân tử, di truyền học…đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc tìm kiếm những vaccin an toàn, hiệu

quả hơn. Vaccin học đã tiếp cận sang nhiều lĩnh vực như dị ứng, bệnh xã hội học, bệnh nan y…
Giá vaccin cũng từng bước được tháo gỡ nhờ những biện pháp hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế
và chính phủ các nước. Nhiều năm qua, Việt Nam cũng đã thực hiện chiến lược tự túc vaccin,
Nhà nước hỗ trợ sản xuất vaccin , giữ được giá vaccin ở mức hợp lý. Vaccin đa giá ( 1 mũi
phòng được nhiều bệnh) , vaccin thế hệ mới giảm được đau và lo lắng cho người dùng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chiến dịch tiêm chủng.
Bên cạnh những lợi ích và thuận lợi lớn đó, chúng ta cũng còn gặp phải nhiều thách thức:

11


-Tính an toàn: Những phản ứng phụ không an toàn của vaccin cho người được tiêm
chủng đang là mặt trái, gây cản trở lớn cho công tác vận động tiêm chủng. Trong thời gian gần
đây, ở nước ta, nhiều trường hợp trẻ em đi tiêm phòng xong bị sốt, hoặc tử vong đã gây lo lắng,
hoang mang cho người dân. Vấn đề xác định đúng nguyên nhân và cách khắc phục là những
thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia.
-Chi phí: Việc đầu tư sản xuất vaccin rất tốn kém. Chi phí từ giai đoạn nghiên cứu đầu
tiên đến cuối cùng là đánh giá hiệu quả lâm sàng của một vaccin ước tính từ 200 – 400 triệu
USD – một con số không nhỏ đối với các nước đang phát triển.
-Nhiều bệnh mới xuất hiện chưa có vaccin: từ 4 thập kỷ qua đã xuất hiện nhiều bệnh
truyền nhiễm mới như: bò điên, sốt xuất huyết, SARS, cúm gà…là những thách thức lớn cho
giới khoa học và các nhà quản lý y tế các nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Hiệp, Nguyễn Lân Dũng, Sản xuất và sử dụng vaccin
2. Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Thị Kim Hương, Vaccin và chế phẩm miễn dịch trong
phòng và điều trị, NXB Y Học, 2003
3. Lê Văn Hiệp, Giáo trình Công nghệ sinh học vaccin, 2011
4. Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ nhất, 2002
12



13



×