Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề thi học kỳ 2 vật lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.79 KB, 3 trang )

ĐỀ THI HỌC KỲ 2 LÝ 6, QUẬN 3, TPHCM, NĂM 2015 – 2016
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1:
a) Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí.
b) Một chai nhựa rỗng được nút chặt, chai được đưa vào ngăn đá của tủ lạnh một lúc thì chai bị móp lại.
Câu 2: Hiện nay, nhiệt độ trái đất đang tăng dần mà một trong những nguyên nhân là do con người gây ra. Theo
em, khi nhiệt độ trái đất tăng thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với băng tuyết ở các vùng địa cực của trái
đất? Hiện tượng đó có gây ảnh hưởng gì đến con người không? Em hay đưa ra một khẩu hiệu để vận
động mọi người cùng chung tay làm giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Câu 3: Đổi đơn vị:
a) 100C = ……… 0F
d) -400C = ……… 0F

b) 370C =…………. 0F
e) 320F = ……… 0C

c) 1000C = ……… 0F
f) 500F = ……… 0C

Câu 4:

1) Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc?
2) Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một khối chất rắn. Dựa vào bảng
số liệu bên dưới và dựa vào hình bên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Đồ thị bên mô tả sự thay đổi nhiệt độ của chất nào? Chất này nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu?
b) Đoạn thẳng nào trên đồ thị mô tả quá trình chất đang nóng chảy?
c) Quá trình nóng chảy của chất này diễn ra trong bao lâu?
d) Đoạn chất dẫn điện trên đồ thị ứng với giai đoạn chất tồn tại ở thể nào? Nhiệt độ cuối phút thứ
7 là bao nhiêu?

1




BÀI GIẢI
Câu 1:
a) Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí.
Giải:
⦁ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
⦁ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
b) Một chai nhựa rỗng được nút chặt, chai được đưa vào ngăn đá của tủ lạnh một lúc thì chai bị móp lại.
Giải:
⦁ Khi đưa chai nhựa rỗng được nút chặt, nhiệt độ giảm xuống làm cho phần không khí bên trong chai
nhựa và phần vỏ chai bằng chất rắn cũng co lại nên ta thấy chai nhựa bị móp lại.
Câu 2: Hiện nay, nhiệt độ trái đất đang tăng dần mà một trong những nguyên nhân là do con người gây ra. Theo
em, khi nhiệt độ trái đất tăng thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với băng tuyết ở các vùng địa cực của trái
đất? Hiện tượng đó có gây ảnh hưởng gì đến con người không? Em hay đưa ra một khẩu hiệu để vận
động mọi người cùng chung tay làm giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Giải:
⦁ Khi nhiệt độ trái đất tăng thì băng tuyết ở các vùng địa cực sẽ tan chảy.
⦁ Hiện tượng này làm cho mực nước biển dâng cao và gây ra nhiều tai họa cho con người.
⦁ Khẩu hiệu để vận động mọi người cùng chung tay làm giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu là cùng tìm
hiểu và thực hiện những biện pháp phòng tránh sự biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của mọi người trên hành
tinh xanh của chúng ta.
Câu 3: Đổi đơn vị:
a) 100C = ……… 0F
b) 370C =…………. 0F
c) 1000C = ……… 0F
d) -400C = ……… 0F

e) 320F = ……… 0C


Giải:
10 0 C = 10.1,8 + 32 = 500 F
a)
370 C = 37.1,8 + 32 = 98,6 0 F
b)
100 0 C = 100.1,8 + 32 = 212 0 F
c)
d)
e)
f)

− 400 C = ( − 40).1,8 + 32 = −400 F
320 F = ( 32 − 32) : 1,8 = 0 0 C
500 F = ( 50 − 32) : 1,8 = 10 0 C

Câu 4:

2

f) 500F = ……… 0C


1) Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc?
Giải:
⦁ Sự nóng chảy: là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một chất.
⦁ Sự đông đặc: là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của một chất.
2) Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một khối chất rắn. Dựa vào bảng
số liệu bên dưới và dựa vào hình bên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Đồ thị bên mô tả sự thay đổi nhiệt độ của chất nào? Chất này nóng chảy ở nhiệt độ bao nhiêu?
b) Đoạn thẳng nào trên đồ thị mô tả quá trình chất đang nóng chảy?

c) Quá trình nóng chảy của chất này diễn ra trong bao lâu?
d) Đoạn chất dẫn điện trên đồ thị ứng với giai đoạn chất tồn tại ở thể nào? Nhiệt độ cuối phút thứ
7 là bao nhiêu?
Giải:
a) ⦁ Đồ thị bên mô tả sự thay đổi nhiệt độ của chất rắn.
⦁ Chất này nóng chảy ở 00C.
b) ⦁ Đoạn thẳng BC trên đồ thị mô tả quá trình chất đang nóng chảy.
c) ⦁ Quá trình nóng chảy của chất này diễn ra trong 4 phút (từ phút thứ 2 đến phút thứ 6)
d) ⦁ Đoạn chất dẫn điện trên đồ thị là đoạn CD ứng với giai đoạn chất tồn tại ở thể lỏng.
⦁ Nhiệt độ cuối phút thứ 7 là 80C.

3



×