MỤC LỤC
Lời cam đoan.....................................................................................................................
Lời cảm ơn........................................................................................................................
Mục lục ............................................................................................................................
Danh mục viết tắt.............................................................................................................
Danh mục bảng...............................................................................................................
Danh mục hình...............................................................................................................
Danh mục sơ đồ..............................................................................................................
Trích yếu luận văn............................................................................................................
Thesis abstract.................................................................................................................
Phần 1. Mở đầu.....................................................................................................................
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................
1.2.1.
Mục tiêu chung....................................................................................................
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể...................................................................................................
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................
1.5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn......................................................................................
2.1.
Cơ sở lý luận.......................................................................................................
2.1.1.
Khái niệm về dịch vụ công và dịch vụ công ích.................................................
2.1.2.
Đặc điểm của dịch vụ công ích.........................................................................
2.1.3.
Sự cần thiết nâng cao chất lượng dich vụ công ích...........................................
2.1.4.
Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dịch vụ công ích........................
2.1.5.
Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ công ích...............................................
2.2.
Cơ sở thực tiễn..................................................................................................
2.2.1.
Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của Việt Nam..................
i
2.2.2.
Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên
...........................................................................................................................
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................
3.1.1.
Vị trí địa lý........................................................................................................
3.1.2.
Địa hình, thổ nhưỡng.........................................................................................
3.1.3.
Điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................................
3.1.4.
Vài nét về Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên...............
3.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................
3.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu............................................................................
3.2.2.
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu..........................................................
3.2.3.
Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu......................................................
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.........................................................................
4.1.
Thực trạng về các dịch vụ công ích tại công ty cổ phần môi trường và
dịch vụ đô thị Vĩnh Yên....................................................................................
4.1.1.
Thực trạng về dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt...............................
4.1.2.
Thực trạng về dịch vụ công viên cây xanh........................................................
4.1.3.
Thực trạng về dịch vụ chiếu sáng và thoát nước đô thị.....................................
4.2.
Yếu tố ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của công ty
cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên...............................................
4.2.1.
Người lao động..................................................................................................
4.2.2.
Trình độ công nghệ............................................................................................
4.2.3.
Tình hình kiểm tra chất lượng dịch vụ..............................................................
4.2.4.
Tình hình tài chính............................................................................................
4.2.5.
Quan điểm tạo động lực của lãnh đạo...............................................................
4.2.6.
Các yếu tố khác.................................................................................................
4.3.
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của công ty cổ phần môi
trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên....................................................................
4.3.1.
Định hướng, quan điểm nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của Công
ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên...........................................
4.3.2.
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích của Công ty cổ phần
Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên............................................................
ii
Phần 5. Kết luận và kiến nghị...........................................................................................
5.1.
Kết luận.............................................................................................................
5.2.
Kiến nghị...........................................................................................................
5.2.1.
Đối với các cơ quan chính quyền tại thành phố Vĩnh Yên................................
5.2.2.
Đối với Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên....................
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................
Phụ lục ...............................................................................................................................
Phụ lục ...............................................................................................................................
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHXH
CTR
DNNN
DT
ĐTNN
DVC
DVHCC
LN
TP
UBND
Nghĩa tiếng việt
Bảo hiểm xã hội
Chất thải rắn
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh thu
Đầu tư nước ngoài
Dịch vụ công
Dịch vụ hang công cộng
Lợi nhuận
Thành phố
Ủy ban nhân dân
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10 .
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Bảng 4.19.
Bảng 4.20.
Diện tích đất tự nhiên, dân số và mật độ dân số trung bình phân theo
xã/phường (2015 – 2016)...........................................................................
Cơ sở và lao động sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh
tế (năm 2014 – 2016).................................................................................
Tình hình giáo dục – y tế thành phố Vĩnh Yên (năm 2010 – 2016)...........
Phân bổ mẫu điều tra của đề tài.................................................................
Tình hình rác thải sinh hoạt được Công ty cổ phần Môi trường và
dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom và xử lý.................................................
Đánh giá của người dân thành phố Vĩnh yên về công tác thu gom sử
lý rác thải....................................................................................................
Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.........................................
Kết quả về đánh giá chung cho công tác thu gom và xử lý rác thải
hiện nay tại Thành phố Vĩnh Yên...............................................................
Đánh giá của người dân về sự hợp lý về thời gian thu gom rác.................
Chi phí và đơn giá theo kế hoạch và thực hiện cho công tác quản lý
và xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty cổ phần Môi trường và dịch
vụ đô thị Vĩnh Yên năm 2016....................................................................
Mức thu phí quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt cho các hộ gia đình
tại thành phố Vĩnh Yên năm 2016..............................................................
Chi phí và sự hỗ trợ của Nhà nước cho quản lý và xử lý rác thải sinh
hoạt tại thành phố Vĩnh Yên năm 2016......................................................
Thực trạng quản lý và chăm sóc cây xanh của Công ty cổ phần Môi
trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên.............................................................
Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất..................................................
Đánh giá của người dân về môi trường, vệ sinh........................................
Đánh giá của người dân về cảnh quan, cây cảnh.......................................
Đánh giá của người dân về việc tiếp cận thông tin....................................
Thực trạng trồng và quản lý cây xanh đô thị..............................................
Tình hình chiếu sáng đô thị tại thành phố Vĩnh Yên..................................
Đánh giá về dịch vụ chiếu sáng đô thị.......................................................
Tình hình thoát nước thải đô thị của công ty.............................................
Tình hình lao động của công ty..................................................................
Đánh giá của cán bộ, lao động của công ty về công tác lao động..............
Tình hình tài chính của công ty..................................................................
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu sản xuất – kinh doanh TP. Vĩnh Yên năm 2010 và 2016.................
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị
Vĩnh Yên.......................................................................................................
Hình 4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt được thu gom tại thành phố Vĩnh Yên
......................................................................................................................
Hình 4.2. Mô hình cơ chế quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vĩnh Yên.............
Hình 4.3. Quy trình quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở Công
ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên......................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Nội dung của quản lý nhà nước về dịch vụ công ích.....................................
vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hoàng Quang Hùng
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi
trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố
ảnh hưởng chất lượng dịch vụ công ích tại Công ty, đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô
thị Vĩnh Yên thời gian tới.
Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu là điều tra
chọn mẫu; phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, thang đo LIKERT để nghiên
cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công ích tại công ty cổ
phần môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên. Từ đó thấy được những mặt thuận lợi và
khó khăn làm cơ sở đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ công ích tại công ty trong thời gian tới.
Công ty Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên được thành lập và hoạt động dưới
dạng công ty cổ phần. Mọi đầu tư và một phần chi phí vận hành là lấy từ ngân sách nhà
nước. Cả UBND thành phố Vĩnh Yên và UBND các cấp đều tham gia đáng kể trong công
tác quản lý dịch vụ công ích. Tổng số nhân viên của công ty là 506 người (tính đến
11/2016), trong đó 285 là nữ, 70 người có bằng đại học và trên đại học, 15 người tốt
nghiệp trung cấp và cao đẳng, 98 người là công nhân kỹ thuật có chứng chỉ nghề, 7 công
nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề, 316 người là lao động phổ thông. Các dịch vụ
chính của công ty là: Dịch vụ vệ sinh môi trường. Dịch vụ thoát nước thải đô thi. Dịch vụ
đèn chiếu sáng công cộng. Dịch vụ chăm sóc cây xanh đường phố. Dịch vụ chăm sóc các
nghĩa trang và dịch vụ tang lễ.
Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên đặc biệt quan tâm đầu tư toàn
diện về nguồn lực, cơ sở vật chất và thiết bị. Hiện nay, công ty đã có trụ sở làm việc
khang trang, tổ chức bộ máy hành chính đã đi vào nền nếp, vận hành nhịp nhàng đồng
bộ, lực lượng CB-CNV đã tăng lên cả về số và chất lượng. Các dịch vụ thu gom và xử
vii
lý rác thải, thoát nước, điện sang công cộng và cây xanh đô thị đã được công ty thực
hiện khá tốt đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian vừa qua
Những thành công bước đầu trong nâng cao chất lượng dịch vụ :
- Rác thải đô thị tại thành phố Vĩnh Yên đã được thu gom và xử lý tương đối
sạch và đảm bảo vệ sinh bằng hệ thống hơn 200 xe gom rác, các thùng rác di động với 9
xe oto chở rác…
- Hệ thống đèn chiếu sang đô thị đã được mở rộng khắp các tuyến phố, tạo điều
kiện cho các hộ dân tại các tuyến phố có điều kiện tham gia các hoạt động buổi tối.
- Hệ thống cây xanh đô thị và cây xanh công viên được công ty chăm sóc
thường xuyên. Hệ thống cây xanh đô thị được trồng mới và tỉa cắt hằng tháng đảm bảo
an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
- Hệ thống thoát nước và nạo vét các cống xả hố ga trên địa bàn thành phố đã
giúp cho thành phố Vĩnh Yên bị hạn chế ngập úng khi vào mùa mưa bão.
Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao chất
lượng dịch vụ tại công ty:
- Phương tiện thiết bị công nghệ của công ty đa phần cũ và đã lạc hậu
- Việc quản lý và chăm sóc cũng như các chế độ cho người lao động còn nhiều
hạn chế
- Việc theo dõi đánh giá công tác vệ sinh môi trường chưa thực sự được thực
hiện một cách triệt để
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các dịch vụ của công ty làm còn hình thức.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị
Vĩnh Yên, cần thực hiện tốt các biện pháp là: Điều chỉnh hình thức cung ứng dịch vụ,
tăng cường cơ giới hóa, rà soát quy trình tiết kiệm chi phí, hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
tăng cường đổi mới cơ chế quản lý nội bộ, đào tạo nâng cao trình độ ngươi lao động,
tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.
viii
THESIS ABSTRACT
Author: Hoang Quang Hung
Thesis title: Solution to improve the quality of public services at Vinh Yen Urban
Environment and Services Joint Stock Company
Major: Business Administration
Code: 60 34 01 02
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
The research objective of the research is based on the research on the status and
factors affecting the quality of public services in the Company and propose some major
solutions to improve the quality of public services at the Company. Vinh Yen Urban
Environment and Services Joint Stock Company in the coming time.
To carry out the study, we used the principal method of sample sampling;
Descriptive statistics, comparative statistics and LIKERT scales to study the current
situation and factors affecting the quality of public services at Vinh Yen Urban
Environment and Services Joint Stock Company. From that, we see the advantages and
disadvantages as the basis for proposing orientations and some major solutions to
improve the quality of public services in the company in the coming time.
Vinh Yen Urban Environment and Services Company was established and
operates as a joint stock company. All investment and part of running costs are from the
state budget. Both the People's Committee of Vinh Yen City and the People's
Committees at all levels are involved in the management of public services. The total
number of employees of the company is 506 (as of 11/2016), of which 285 are women,
70 have university and postgraduate degrees, 15 are graduates and colleges, 98 are
workers. Technicians have vocational certificates, 7 technical workers do not have
vocational certificates, 316 people are common labor. The main services of the company
are: environmental sanitation services. Urban waste water drainage service. Public
lighting service. Tree care service street. Care services for cemeteries and funeral
services.
Vinh Yen Urban Environment and Services Company pays special attention to
comprehensive investment in resources, facilities and equipment. At present, the
company has a spacious working office, the administrative structure has been put into
order and synchronous operation, the staff has increased in number and quality. Waste
collection and treatment services, public utilities and urban green plants have been well
implemented by the company and have produced remarkable results in the recent past.
ix
Initial successes in improving service quality:
- Urban waste in Vinh Yen city has been collected and treated relatively clean
and hygienic with a system of more than 200 garbage trucks, mobile garbage bins with
9 garbage trucks.
- The urban lighting system has been expanded throughout the streets, enabling
the households in the streets to have conditions to participate in evening activities.
- Urban green trees and park trees are regularly maintained by the company. The
system of urban green trees is planted and trimmed monthly to ensure traffic safety and
urban beauty.
- Drainage and dredging of sluice gates in the city has made Vinh Yen city
limited to flooding in the rainy season.
Limitations and causes of limitations in improving the quality of service at the
company:
- The equipment and technology of the company is old and outdated
- The management and care as well as the regimes for workers are still limited
- The monitoring and evaluation of environmental sanitation has not really been
implemented thoroughly
- Organizing inspection and control of the services of the company do the form.
In order to improve the quality of services at Vinh Yen Urban Environment and
Services Joint Stock Company, the following measures should be taken to improve
service delivery, strengthen mechanization and process review. To save costs, to
improve the organizational structure, to strengthen the internal management mechanism,
to improve the level of workers, to strengthen the inspection and control.
x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong đó hệ thống doanh nghiệp nhà nước là bộ phận
chủ yếu. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, đi đầu trong
ứng dụng khoa học - công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế - xã hội… Doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước
hoạt động vì mục tiêu công ích, hoạt động theo các chính sách xã hội của nhà
nước phục vụ cho lợi ích trực tiếp của toàn xã hội hay lợi ích công cộng như: cung
ứng hàng hóa công cộng theo kế hoạch hay đơn đặt hàng của nhà nước như các
hàng hóa về quốc phòng, an ninh, y tế công cộng và văn hóa... Mặc dù nhóm hàng
hóa công cộng được coi là hàng hóa đặc biệt này chiếm tỷ trọng không lớn trong
nền kinh tế nhưng nhà nước phải có những nguyên tắc quản lý riêng do vai trò
quan trọng và tính đặc thù của nó đối với nền kinh tế. Những năm qua của thời kỳ
đổi mới, quá trình sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp công ích cho phù hợp với yêu
cầu phát triển của kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội,
doanh nghiệp công ích đã có những đóng góp đáng kể: kết cấu hạ tầng được cải
thiện, góp phần đảm bảo những cân đối lớn trong nền kinh tế ổn định và phát triển,
giảm thiểu mức đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Ngày nay cùng với quá trình phát triển chung của đất nước, việc tăng
trưởng kinh tế với tốc độ cao và mức độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên đang đặt ra rất nhiều nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết.
Trong đó, nhiệm vụ quan trọng phải tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển,
nâng cấp, cải tạo, đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Cung cấp kịp thời với
chất lượng ngày càng tốt hơn các dịch vụ, tiện ích công cộng cho mọi người.
Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên, có vai trò, vị trí
trọng yếu trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích với giá ưu đãi (thấp
hơn giá thành, ổn định trong thời gian dài) như: đảm bảo tiêu thoát nước mưa, nước
thải; thu gom chế biến rác thải và chất thải công nghiệp, y tế; chiếu sáng công cộng;
phát triển hệ thống các vườn hoa, cây xanh, công viên, giải phân cách… Kết quả
hoạt động của Công ty đóng góp to lớn vào việc bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo
công bằng xã hội, người dân thực sự được hưởng lợi từ các sản phẩm và dịch vụ
1
công ích và tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt của thành phố Vĩnh Yên.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trước yêu cầu phát triển nhanh,
vững chắc đặt ra đối với Công ty những nhiệm vụ cấp bách. Yêu cầu ấy đòi hỏi
phải đổi mới cách nhìn nhận, đánh giá và có những giải pháp, chính sách cả vĩ mô,
vi mô đối với các hoạt động công ích mà Công ích mà công ty đem lại cho người
dân. Xuất phát từ những lý do trên và với tâm huyết của một cán bộ Công ty cổ
phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên, tôi luôn mong muốn được đóng góp
một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của Công ty và nâng cao chất
lượng dịch vụ công ích của Công ty, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh
Yên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng dịch
vụ công ích tại Công ty, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ
công ích.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công
ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công
ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị
Vĩnh Yên bao gồm: hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; việc duy trì, sửa
2
chữa hệ thống chiếu sáng và thoát nước đô thị; việc duy trì công viên cây xanh.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố trong
khoảng thời gian từ năm 2014 – 2016; số liệu khảo sát thực trạng được thực hiện
trong năm 2016, 2017.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Dịch vụ công ích có vai trò như thế nào trong việc phát triển kinh tế xã hội
của địa phương?
- Các dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị
Vĩnh Yên đã được thực hiện như thế nào?
- Kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong việc nâng cao chất lượng
dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên là gì?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ công
ích tại Công ty?
- Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại Công ty
cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên?
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực
tiễn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ công ích tại Công ty cổ phần Môi trường
và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên.
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng các dịch vụ công ích tại Công ty cổ
phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên, góp phần đánh giá các dịch vụ công
ích của Công ty để từ đó đưa ra được hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ công ích tại Công ty.
Đề tài luận văn còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu,
chỉ đạo thực tiễn đối với công tác quản lý các dịch vụ công ích của Công ty cổ
phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên.
3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về dịch vụ công và dịch vụ công ích
2.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ công
Dịch vụ công (DVC) trong tiếng Anh có nghĩa là “public service”, đây là
khái niệm có xuất xứ từ kinh tế học công cộng, nó được sử dụng tương đối phổ
biến ở châu Âu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Theo quan niệm của nhiều
nước, DVC luôn gắn với vai trò của nhà nước trong việc cung ứng.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về DVC, Từ điển Petit Larousse
của Pháp xuất bản năm 1992 đã định nghĩa: "dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích
chung, do cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm".
Theo Từ điển Oxford: "Dịch vụ công: 1. Các dịch vụ như giao thông hoặc
chăm sóc sức khỏe do nhà nước hoặc tổ chức chính thức cung cấp cho nhân dân
nói chung, đặc biệt là xã hội; 2. Việc làm gì đó được thực hiện nhằm giúp đỡ mọi
người hơn là kiếm lợi nhuận; 3. Chính phủ và cơ quan chính phủ".
Ở trong nước, hiện nay có nhiều quan niệm không giống nhau về DVC, tùy
theo cách tiếp cận, hiện nay có một số quan điểm tiêu biểu sau:
- Tiếp cận dưới góc độ chức năng, vai trò của Nhà nước.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Nhà nước có hai chức năng cơ bản: quản lý
(cai trị) và phục vụ xã hội. Chức năng cai trị được thực hiện thông qua các hoạt
động như ban hành pháp luật, qui hoạch, kế hoạch, kiểm tra, giám sát, cưỡng chế...
Để thực hiện chức năng xã hội, Nhà nước sẽ cung ứng DVC cho xã hội. Tuy
nhiên, trong bối cảnh dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, Nhà nước đã có những
thay đổi cơ bản về chức năng, Nhà nước không chỉ thuần túy cai trị mà còn có
trách nhiệm phục vụ nhân dân thông qua các hoạt động cung ứng DVC (Vũ Đức
Chung, 2010).
Theo đó, Nhà nước sẽ cung cấp hai loại hình DVC cơ bản: (1). Loại dịch vụ
có tính chất công cộng phục vụ nhu cầu chung, tối cần thiết của cả cộng đồng và
mỗi công dân; (2). Các hoạt động đáp ứng các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của
các tổ chức và công dân liên quan đến chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Ở loại hình dịch vụ thứ nhất. Đây là những dịch vụ tối quan trọng, rất cần
4
thiết cho cộng đồng nhưng vì không có khả năng, hoặc không đảm bảo lợi nhuận
nên tư nhân không cung ứng mà Nhà nước phải đảm nhận, ví dụ như: tiêm chủng;
phòng cháy, chữa cháy... Hoặc có những dịch vụ mà tư nhân có thể cung ứng được
nhưng lại tạo ra các ngoại ứng như gây bất bình đẳng, độc quyền... làm ảnh hưởng
đến lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm đứng ra
cung ứng, nhằm bảo đảm sự điều tiết, kiểm soát; và đáp ứng các nhu cầu về DVC
của xã hội và công dân (Vũ Đức Chung, 2010).
Ở loại hình dịch vụ thứ hai. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà
nước, sẽ xuất hiện các quan hệ mang tính chất hành chính giữa công dân, tổ chức
với Nhà nước. Đây là những DVC mà cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm
phải cung ứng cho công dân. Theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực công thông qua
các hoạt động như: cấp phép, chứng thực, hộ tịch,... theo yêu cầu của người dân, và
các hoạt động này được xem như một dịch vụ mà Nhà nước cung ứng cho công dân.
Đây là hoạt động mang tính chất đặc thù, nó gắn với quyền lực nhà nước, với chức
năng quản lý hành chính của nhà nước, nó thường được gọi là DVHCC.
DVHCC là dịch vụ đặc thù gắn với chủ thể cung ứng đặc thù là nhà nước,
thông qua hoạt động cung ứng DVHCC Nhà nước thực hiện chức năng quản lý
của mình và phục vụ tổ chức, công dân. Tổ chức và công dân có thể phải trả một
mức phí nhất định để được thụ hưởng dịch vụ này, song khác với các loại phí dịch
vụ khác, đây là loại phí không hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận (Phạm Thị Khánh
Quỳnh, 2011).
- Tiếp cận dưới góc độ đối tượng thụ hưởng
Có quan điểm cho rằng đây là loại hình dịch vụ đặc biệt cung ứng cho một
loại "khách hàng đặc biệt". Cách tiếp cận này xuất phát từ đối tượng được hưởng
hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của DVC là hoạt động đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có
thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm. Xã hội có nhiều nhu cầu, theo lý
thuyết tiêu dùng có thể chia ra làm các nhóm: nhu cầu xã hội, nhu cầu tập thể,
nhu cầu cá nhân (Phạm Thị Khánh Quỳnh, 2011).
Các hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng mang tính phổ biến chung cho nhiều
người và đem lại lợi ích cung cho số đông được gọi là những hàng hóa DVC. Theo
đó, DVC là loại hình dịch vụ đặc biệt cung ứng cho cộng đồng dân cư, nó là hàng
hóa công cộng, đáp ứng lợi ích công cộng mà ai cũng cần, không loại trừ ai, không
5
ai từ chối sử dụng, không cạnh tranh trong tiêu dùng. Người sử dụng là "khách hàng
đặc biệt" với tư cách là đối tượng phục vụ bắt buộc của Nhà nước theo "thỏa thuận
xã hội". Về nguyên tắc, họ đã "trả tiền trước" qua đóng thuế và góp bảo hiểm bắt
buộc (BHXH, BHYT), và cơ quan cung ứng phải trả tiền sau. Mặt khác, tính đặc
biệt còn thể hiện ở chỗ mặc dù có những mặt hàng không có nhu cầu nhưng nhà
nước vẫn bắt buộc họ phải mua (ví dụ: giáo dục tiểu học bắt buộc, tiêm chủng...)
(Phạm Thế Chuyền, 2015).
- Tiếp cận dưới góc độ chủ thể cung ứng
Tiếp cận dưới góc độ này, các nhà nghiên cứu cho rằng có ba nhóm dịch vụ
được phân chia nhằm làm rõ vai trò của nhà nước, cũng như việc sử dụng các
nguồn lực của nhà nước, cụ thể:
Nhóm 1: Nhóm các dịch vụ quan trọng, cốt lõi, phục vụ chung cho xã hội
và thiếu nó, mọi hoạt động của xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Đây là những dịch vụ do
nhà nước đảm nhận từ việc tổ chức cung cấp và chi trả. Chi phí cung cấp các dịch
vụ này được trả qua thuế.
Nhóm 2: Nhóm dịch vụ do nhà nước, thị trường và tư nhân cùng đảm nhận.
Những dịch vụ này về cơ bản nhà nước vẫn phải đảm bảo việc cung cấp cho xã
hội, song Nhà nước cũng có thể ủy quyền cho các thành phần ngoài nhà nước cung
ứng dưới nhiều hình thức. Trong nhóm này có sự đan xen giữa công và tư; chi phí
cho việc cung cấp này được trả theo nhiều cách (một phần hoặc toàn phần), trong
đó có cả việc chi trả theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường.
Nhóm 3: Những dịch vụ mang tính chất cá nhân, cho một nhóm người hoặc
từng thành viên riêng lẻ trong xã hội. Dịch vụ này do thị trường cung cấp, giá cả
các được qui định theo qui luật cung - cầu.
Từ cách phân chia trên, các tác giả đi đến định nghĩa: "Dịch vụ công là hoạt
động cung cấp những loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản cho công chúng, bao gồm cả
những loại dịch vụ phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, trong đó nhà nước đóng
vai trò không chỉ là nhà quản lý mà còn là một trong những nhà cung cấp bên cạnh
nhiều nhà cung cấp khác" (Nguyễn Văn Lộc, 2013).
Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều cách quan niệm khác nhau về DVC, nhưng
theo chung tôi, DVC là những loại dịch vụ mà nhà nước cung ứng dựa trên chức
năng phục vụ xã hội của nhà nước, mà không bao gồm các chức năng công quyền,
như lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngoại giao,... Thứ nhất, đó là những dịch vụ tối
6
cần thiết cho cộng đồng nhưng không phải tư nhân nào cũng có thể đảm nhận, vì
nó đòi hỏi nguồn lực lớn và thường mang lại lợi nhuận thấp (như tiêm chủng,
phòng cháy...). Mặt khác, những dịch vụ này nếu để cho tư nhân cung ứng thì có
thể xảy ra các vấn đề như độc quyền, bất bình đẳng xã hội (như y tế, giáo dục,
cung cấp nước sạch...)... Thứ hai, đó là những dịch vụ do Nhà nước cung ứng gắn
với chức năng và thẩm quyền quản lý nhà nước mà Nhà nước cần phải đáp ứng vì
nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của công dân (như công chứng, chứng thực, cấp
phép, đăng ký...).
Những dịch vụ thuộc nhóm thứ nhất gọi là dịch vụ công cộng, ở nhóm thứ
hai gọi là dịch vụ hành chính công.
Thông thường những dịch vụ này do Nhà nước trực tiếp cung ứng, nhưng
trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện "xã hội hóa" việc cung ứng DVC,
Nhà nước cũng có thể ủy quyền cho khu vực tư nhân cung ứng một phần, hoặc
liên kết với tư nhân để cung ứng. Đối với những DVC đặc biệt như an ninh, quốc
phòng... Nhà nước vẫn là chủ thể duy nhất cung ứng; với những dịch vụ đòi hỏi
vốn lớn, thu hồi chậm, lợi nhuận ít nhưng vì đảm bảo lợi ích cung cho toàn xã hội
Nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm chính trong cung ứng. Còn đối với những loại
DVC khác, Nhà nước có thể ủy quyền, phối hợp với tư nhân cung ứng; tuy nhiên,
Nhà nước vẫn giữ một vi trí quan trọng trong cung ứng DVC thông qua các hoạt
động như kiểm tra, giám sát, điều tiết... nhằm tạo môi trường cho hoạt động này
diễn ra một cách hiệu quả nhất, hạn chế tối đa những bất cập khi để cho thị trường
và tư nhân đảm nhận việc cung ứng.
Từ những phân tích trên đây cho thấy rằng ở mỗi cách tiếp cận sẽ có những
ưu điểm và hạn chế riêng, trong nghiên cứu này xuất phát từ bản chất, chức năng,
vài trò của Nhà nước; từ việc lựa chọn những phương án tối ưu trong cung ứng
DVC, nhóm tác giả tiếp cận DVC dưới góc độ hành chính công và kinh tế học, theo
cách tiếp cận này, DVC có thể được hiểu là những dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu
cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước
trực tiếp đảm nhận, không vì mục tiêu lợi nhuận, hoặc Nhà nước ủy quyền và tạo
điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện dưới sự kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.
2.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ công ích
Theo Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ cho
rằng dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống, kinh tế, xã
hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc đảm bảo quốc
7
phòng, an ninh mà việc sản xuất, cung cấp theo cơ chế thị trường thì khó có khả
năng bù đắp chi phí đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ
này; do đó được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do
Nhà nước quy định.
Truớc đây, các doanh nghiệp nhà nước chưa xác định rõ tiêu chí DNNN
hoạt động công ích và sản phẩm, dịch vụ công ích nên dẫn đến tình trạng mở rộng
quá nhiều danh mục (có tới 30 nhóm sản phẩm dịch vụ thuộc loại SP, DVCI), được
hưởng nhiều chính sách ưu đãi, làm cho số DNNN làm nhiệm vụ công ích phát
triển tràn lan, từ 617 doanh nghiệp (năm 1999) lên 732 doanh nghiệp (năm 2000),
chiếm 12,8% tổng số DNNN. (Nguyễn Văn Lộc, 2013). Hơn nữa, do không phân
biệt việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích với xếp loại doanh nghiệp làm
nhiệm vụ công ích nên doanh nghiệp làm nhiệm vụ công ích được bao cấp khá
nhiều so với DNNN làm nhiệm vụ kinh doanh. Khắc phục tình trạng trên, Nghị
định số: 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ đã quy định rõ danh mục
sản phẩm, dịch vụ công ích. Danh mục này không cố định mà căn cứ vào tình hình
thực tế, có thể điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài phụ lục kèm theo, Nghị định còn
quy định rõ: "trong từng thời kỳ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các
cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung
danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích". Danh mục được chia làm ba loại theo thứ
tự A, B, C; trong đó quy định rõ các phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích và nguyên tắc lựa chọn.
Đối với danh mục loại A, Nghị định ghi rõ: "Việc sản xuất và cung ứng các
sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này do công ty nhà nước đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh,
thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch". Ví dụ như: sản xuất
thuốc nổ, hóa chất phục vụ quốc phòng; sản xuất chất phóng xạ; sản xuất, sửa chữa
vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật cho quốc phòng an ninh, trang thiết bị, tài
liệu kỹ thuật mật mã; in tài liệu, sách báo chính trị, quân sự chuyên dùng cho quốc
phòng an ninh; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với Danh mục sản phẩm loại B, Nghị định cho phép các doanh nghiệp
công ích thực hiện theo phương thức đặt hàng (cho các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác hoặc hợp tác xã), hoặc giao kế hoạch. Sản phẩm loại B
gồm: in tiền, các chứng chỉ có giá và sản xuất tiền bằng kim loại; dịch vụ điều
8
hành bay; dịch vụ bảo đảm hàng hải; quản lý, bảo trì đường sắt quốc gia; quản lý,
bảo trì cảng hàng không; xuất bản sách giáo khoa, sách và tạp chí phục vụ giảng
dạy và học tập; xuất bản bản đồ, sách báo chính trị; xuất bản tạp chí, tranh ảnh,
sách báo phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số; sản xuất phim thời sự, tài liệu, khoa
học, phim cho thiếu nhi; quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi quy mô
lớn; quản lý, duy tu công trình đê điều, công trình phân lũ và các công trình phòng
chống thiên tai; trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,
rừng sinh thái, rừng ngập mặn lấn biển; sản xuất, lưu trữ giống gốc cây trồng, vật
nuôi, sản xuất vac-xin phòng bệnh; dịch vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thoát nước
đô thị; chiếu sáng công cộng, cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, biên giới hải
đảo; quản lý, bảo trì đường đô thị, đường bộ vùng sâu, vùng xa; quản lý, bảo trì
đường thủy nội địa; hoạt động điều tra cơ bản về địa chất, khí tượng thủy văn, đo
đạc bản đồ; hoạt động khảo sát, thăm dò, điều tra về tài nguyên đất đai, nước,
khoáng sản và các loại tài nguyên thiên nhiên; dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch vụ
bưu chính bắt buộc; một số lĩnh vực quan trọng khác theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại
Danh mục C Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này do DNNN, doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác và hợp tác xã thực hiện theo phương thức đấu
thầu hoặc đặt hàng. Ví dụ như: quản lý, khai thác hệ thống công tình thủy lợi có
quy mô vừa và nhỏ; dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt tại các đô thị; dịch vụ
công cộng: vệ sinh môi trường công cộng, quản lý công viên, trồng và quản lý
chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay, quản lý
nghĩa trang, hỏa táng; sản xuất phim truyện do nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ;
quản lý bảo trì hệ thống đường bộ, quản lý bảo trì bến phà, bến xe quan trọng; vận
chuyển, cung ứng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ đồng bào miền núi, vùng
sâu, vùng xa; một số sản phẩm và dịch vụ quan trọng khác theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ. Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích có thể thực hiện
theo hai phương thức, việc lựa chọn phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: đấu thầu; đặt hàng, giao kế hoạch.
Như vậy, việc định ra các tiêu chí quy định cụ thể, rõ ràng đối với các sản
phẩm, dịch vụ công ích là căn cứ cho các chính sách, cơ chế quản lý đầu tư… phù
hợp, sát thực tế, khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí.
9
2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ công ích
Với quan niệm dịch vụ công ích là những dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu
cầu thiết yếu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, do nhà nước
trực tiếp đảm nhận, không vì mục tiêu lợi nhuận, hoặc Nhà nước ủy quyền và tạo
điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện dưới sự kiểm soát, điều tiết của Nhà
nước, thì dịch vụ công ích có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là những hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung
mang tính thiết yếu để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân.
Để đảm bảo cho đời sống xã hội diễn ra một cách bình thường, Nhà nước
ngoài việc thực hiện chức năng quản lý của mình còn phải đảm nhận việc cung ứng
dịch vụ công ích cho công dân và xã hội. Các dịch vụ công ích mà Nhà nước cung
ứng có tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế - xã hội, quyền làm làm chủ
của người dân; đây là những lợi ích, nhu cầu không thể loại trừ của công dân và xã
hội, đòi hỏi Nhà nước phải có nghĩa vụ cung ứng. Đó là các dịch vụ công ích như
cấp, công chứng, chứng thực các loại giấy tờ liên quan đến nhân thân (như giấy khai
sinh, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu...), đến tài sản (như giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ; các hợp đồng
mua bán, trao đổi, tặng cho tài sản...) và các dịch vụ thiết yếu khác trong cuộc sống
như y tế, giáo dục, vận tải, cung ứng điện, nước... Đây là những hàng hóa dịch vụ
thiết yếu của công dân; một mặt, nó cần phải được Nhà nước cung ứng để thỏa mãn
nhu cầu của công dân; mặt khác, thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ công này
(mà cụ thể là dịch vụ công ích) Nhà nước sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước
của mình đối với xã hội và cũng thông qua đó nó tạo ra cơ sở để công dân thực hiện
quyền làm chủ của mình cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước (Phạm
Thế Chuyền, 2015).
Thứ hai, việc cung ứng dịch vụ công ích gắn liền với vai trò của Nhà nước.
Dịch vụ công ích là một loại hàng hóa đặc biệt, việc cung ứng nó luôn gắn liền
với vai trò của Nhà nước. Với tư cách là người tổ chức cung cấp dịch vụ công ích Nhà
nước giữa một vai trò đặc biệt quan trọng. Việc thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ
công ích của Nhà nước cũng dựa trên cùng những nguyên tắc cho phối vai trò quản
lý: dịch vụ công ích phải do một cơ quan công quyền thực hiện (đặc biệt đối với dịch
vụ công ích) mới có đủ khả năng và nguồn lực, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng và đạt
được các mục tiêu chung trong cung ứng dịch vụ công ích (Vũ Văn Bình, 2012).
10
Trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế, dịch vụ công ích được cung ứng
bởi các chủ thể khác nhau, có thể là Nhà nước, tư nhân, hoặc Nhà nước và tư nhân
cùng phối hợp cung ứng, nhưng trong mọi trường hợp Nhà nước đều giữ một vị trí
quan trong trong việc cung ứng này. Để đảm bảo hiệu quả của việc cung ứng dịch
vụ công ích, nhà nước có thể thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế khác;
nhưng với vai trò là người đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước vẫn phải có trách
nhiệm quan trọng trong việc đạt các mục tiêu hoạt động của dịch vụ công ích, điều
đó có nghĩa là không thể để cho qui luật thị trường, qui luật thương mại chi phối
hoàn toàn lĩnh vực này.
Việc cung ứng dịch vụ công ích có thể do Nhà nước đứng ra cung cấp trực
tiếp thông qua các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, hay DNNN. Việc
ung ứng này cũng có thể được Nhà nước chuyển giao cho tư nhân thức hiện tất cả
hoặc một phần thông qua các hình thức như giao hẳn cho tư nhân, liên kết với tư
nhân, mua lại dịch vụ công ích từ tư nhân... nhưng dù có sự khác nhau về hình
thức cung ứng song Nhà nước bao giờ cũng giữ vị trí là chủ thể quan trọng, quyết
định đến việc cung ứng dịch vụ công ích (Vũ Văn Bình, 2012).
Trong trường hợp Nhà nước trực tiếp cung ứng dịch vụ công ích thì rõ ràng
vai trò của Nhà nước ở đây không cần phải nhiều bàn cãi; trong trường hợp Nhà
nước giao hẳn cho tư nhân hoặc phối hợp cùng tư nhân thì Nhà nước vẫn thể hiện
vai trò là người tổ chức, thông qua các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
như ban hành tiêu chuẩn chất lượng, qui định điều kiện kinh doanh dịch vụ công
ích; giá cả dịch vụ; kiểm tra, giám sát... mà Nhà nước không hoàn toàn buông lỏng
vai trò quản lý của mình. Suy cho cùng, trong mọi trường hợp, Nhà nước vẫn là
người cuối cùng chịu trách nhiệm về giá cả, chất lượng của các dịch vụ công ích
mà Nhà nước đã chuyển giao, phối hợp với khu vực tư cung ứng; thậm chí trong
một số trường hợp, Nhà nước còn phải bồi thường, nếu như các chủ thể được ủy
quyền này gây thiệt hại.
Thứ ba, việc cung ứng dịch vụ công ích không xuất phát từ mục tiêu lợi
nhuận.
Như đã trình bày ở trên, dịch vụ công ích là những dịch vụ tối cần thiết do
Nhà nước cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của công dân và xã hội; mặt khác, việc
cung ứng dịch vụ công ích xuất phát từ việc đảm bảo các lợi ích chung; do đó, vấn
đề lợi nhuận được đặt xuống hàng thứ yếu.
11
Khác với các dịch vụ thông thường khác trên thị trường, người cung ứng
thường lấy mục tiêu đạt lợi nhuận cao để cung ứng thì dịch vụ công ích do Nhà
nước cung ứng không hướng tới mục tiêu thu lợi nhuận. Dịch vụ công ích do Nhà
nước cung ứng có tính xã hội thông qua việc sử dụng các nguồn lực công, với mục
tiêu chính là phục vụ lợi ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu của tất cả công dân; do
đó, có thể thấy tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối
hoạt động dịch vụ công.
Tuy nhiên, phi lợi nhuận khác với việc miễn phí trong cung ứng dịch vụ
công ích. Một số dịch vụ công ích do Nhà nước cung cấp khi thụ hưởng người
dân vẫn phải đóng một khoản phí nhất định, trực tiếp tiếp hoặc gián tiếp.
Nhưng những đóng góp này được sử dụng phần lớn vào bù đắp các chi phí đã
bỏ ra, phần lợi nhuận (nếu có) thường được sử dụng cho việc mở rộng, nâng
cao chất lượng dịch vụ; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức... để họ phục vụ tốt
hơn (Nguyễn Văn Lộc, 2015).
Đối với khu vực tư nhân. Các tổ chức tư nhân ngoài việc được quyền thu
các khoản phí nhất định để đảm bảo hoạt động, hoạt động của họ còn hướng tới
mục tiêu có lợi nhuận. Nhưng những khoản lợi nhuận mà họ có được không thuần
túy tuân thủ theo qui luật thị trường, mà nó phải chịu sự điều tiết, quản lý của Nhà
nước đảm bảo mục tiêu phục vụ, đáp ứng các nhu cầu chung của xã hội.
Thứ tư, sự bình đẳng trong thụ hưởng dịch vụ công ích. Sự bình đẳng trong
thụ hưởng dịch vụ công ích bắt nguồn từ nguyên nhân: (1). Dịch vụ công ích là
những dịch vụ tối cần thiết do Nhà nước cung cấp để đảm bảo lợi ích chung của
cộng đồng; (2). Cho phí cho việc cung cấp dịch vụ công ích được lấy từ các nguồn
lực công, và do đó mọi người đều có sự bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng.
Nhà nước là cơ quan quyền lực công do nhân dân lập ra để thực hiện chức
năng quản lý đời sống xã hội và cung ứng những dịch vụ công ích mà không phải
tổ chức tư nhân nào cũng có thể đảm nhận. Nhà nước có vai trò giữ vững và duy
trì sự ổn định, công bằng xã hội; quyền lực nhà nước là quyền lực công, nhà nước
sử dụng các nguồn lực công, phân bổ, sử dụng các nguồn lực công vào cung ứng
dịch vụ công ích; đo đó, Nhà nước phải đối xử một cách bình đẳng với các công
dân trong cung ứng dịch vụ công ích.
Mặt khác, các dịch vụ công ích do Nhà nước cung cấp mang tính chất bắt
buộc đối với mọi người, nếu Nhà nước có sự phân biệt đối xử thì sẽ dẫn tới sự trốn
tránh, không muốn sự dụng các dịch vụ công ích do Nhà nước cung cấp, điều này
12
gây nên những khó khăn trong công tác quản lý của nhà nước và thực hiện quyền
làm chủ của công dân (ví dụ, nếu việc công chứng không thuận lợi, có sự phân biệt
đối xử thì người dân sẽ không công chứng các loại giấy tờ khi mua bán tài sản,
điều này sẽ làm cho Nhà nước thất thu thuế, không quản lý được việc dịch chuyển
tài sản; người dân không xác lập được quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài
sản. Hoặc nếu việc khai sinh, cấp hộ khẩu có sự phân biệt thì người dân cung sẽ
không thực hiện, điều này làm cho Nhà nước gặp khó khăn trong quản lý nhân
khẩu, và quyền lợi của người dân cũng sẽ không được đảm bảo).
Nhà nước đảm bảo cho mọi người dân đều có thể tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ công ích một cách bình đẳng, cho dù họ có sự khác nhau về điều kiện kinh
tế; không có sự phân biệt giai cấp, địa vị xã hội và bảo đảm công bằng và ổn định
xã hội. Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ công
ích với tư cách là đối tượng phục vụ của Nhà nước.
Trong thực tế xuất phát từ nhu cầu đa dạng, có sự phân hóa về điều kiện
kinh tế của một bộ phận tầng lớp dân cư; với xu hướng xã hội hóa việc cung ứng
dịch vụ công ích, sẽ xuất hiện những dịch vụ công ích có chất lượng cao (chủ yếu
là các dịch vụ sự nghiệp công như giáo dục, y tế...), nhưng khách hàng vẫn phải trả
mức giá cho việc cung ứng cao hơn (như giáo dục chất lượng cao, khám bệnh chất
lượng cao... của tư nhân).
Những người có điều kiện kinh tế họ sẽ tiếp cận các dịch vụ công ích chất
lượng cao này, số còn lại sẽ sử dụng các dịch vụ công ích ở mức trung bình do Nhà
nước cung cấp. Sự chênh lệch trong hưởng thụ một số dịch vụ công ích là điều
không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường mà nhiều quốc gia đang phải đối
mặt. Nhưng nhìn chung, với vai trò của nhà nước việc tạo ra sự bình đẳng trong
hưởng thụ dịch vụ công ích là hết sức cần thiết; và trong thực tế, Nhà nước cũng
đã có những biện pháp quan trọng để đảm bảo sự bình đẳng này thông qua việc
miễn phí, trợ giá, ưu đãi cho người nghèo, cho những vùng gặp khó khăn... (Hoàng
Văn Nguyện, 2014).
2.1.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng dich vụ công ích
Trong thời gian qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp trợ giúp
DNNN như: miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi, vay không phải thế chấp, khoanh
nợ, giãn nợ, chuyển nợ thành vốn ngân sách cấp, được trúng thầu hoặc giao thầu
nhiều công trình do Nhà nước đầu tư… Tuy vậy, những yếu kém của DNNN vẫn
còn rất nghiêm trọng, đó là: năng lực cạnh tranh thấp do chất lượng kém, giá
13
thành của nhiều sản phẩm còn cao, nhiều mặt hàng có giá cao hơn mặt hàng cùng
loại nhập khẩu (như sắt thép, phân bón, xi măng, đường); công nợ quá lớn, nợ
quá hạn, nợ khó đòi ngày càng tăng, quy mô doanh nghiệp quá nhỏ; công nghệ
lạc hậu, có những doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ kéo dài. Trước tình hình đó,
việc cải cách DNNN đã trở nên hết sức cấp bách, nhất là trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực, bởi nhiều DNNN đang cung ứng những hàng hóa,
dịch vụ chủ yếu là chi phí đầu vào của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
Yêu cầu đặt ra là, điều chỉnh để DNNN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những
ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng; đa dạng hóa sở hữu, chuyển từ
chế độ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang đa sở hữu, kể cả sở hữu tư nhân, với
mục tiêu sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật, phát
triển sản xuất kinh doanh. Vấn đề hiệu quả của DNNN là đặc biệt quan trọng, vì
đã là doanh nghiệp kinh doanh đương nhiên phải có hiệu quả thì mới tồn tại, phát
triển. Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của DNNN cần có quan điểm toàn diện cả
về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong
những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy
kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu
quả của doanh nghiệp công ích (Hoàng Văn Nguyện, 2014).
Các đơn vị công lập chiếm tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực giáo dục, y tế,
khoa học công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, phần lớn hoạt động theo cơ chế sự
nghiệp công ích, với nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Việc
duy trì cơ chế này dẫn tới tình trạng vừa bất cập, vừa không hợp lý trong hoạt động
dịch vụ và là một nguyên nhân khiến cho lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển chậm
hơn lĩnh vực kinh tế. Nguồn kinh phí từ ngân sách cho hoạt động sự nghiệp dù có
tăng nhanh hơn các lĩnh vực khác cũng rất hạn chế, không đảm bảo được chi phí
cần thiết của đơn vị sự nghiệp, trước hết là không đủ trả lương thỏa đáng cho thầy
giáo, thầy thuốc và cán bộ, nhân viên, càng không đáp ứng được yêu cầu phát
triển. Trong khi đó, nhu cầu của nhân dân về các lĩnh vực này đang tăng lên nhanh
chóng với đòi hỏi cao hơn về chất lượng khi mức sống ngày một cải thiện. Người
đi học, đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở công lập hiện nay, ngoài mức chi phí chính
thức, thường phải chi nhiều khoản khác một cách không minh bạch, dẫn tới nhiều
hiện tượng tiêu cực trái với đạo đức nghề nghiệp mà xã hội đã lên án gay gắt.
Trong khi thu nhập trong xã hội đã có sự phân tầng rõ nét, việc duy trì chế độ thu
phí thấp không đủ trang trải chi phí cần thiết đối với người sử dụng dịch vụ là
14
dùng ngân sách trợ cấp đồng đều cho mọi người, không phân biệt thu nhập; trong
đó không có điều kiện chăm lo tốt hơn cho người nghèo, vùng nghèo. Các đơn vị
sự nghiệp công lập chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản tương tự như đơn vị
hành chính, không phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động
và trong sự phát triển của mình. Chế độ chúng ta luôn coi trọng yêu cầu nâng cao
các phúc lợi cơ bản của nhân dân. Song việc thực hiện yêu cầu đó không thể chỉ
dựa vào ngân sách Nhà nước, duy trì bao cấp tràn lan mà phải chuyển sang cơ chế
dịch vụ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Vũ Văn Bình,
2012).
Nhằm đáp ứng những yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp công ích, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu tạo lập cơ chế sử dụng
tài sản sở hữu toàn dân có hiệu quả trên cơ sở gắn lợi ích, trách nhiệm của cá
nhân người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp với hiệu quả phục vụ cộng đồng.
Yêu cầu nâng cao hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều tiết của Nhà nước trong kinh tế
thị trường thông qua đặt hàng, đấu thầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích.
Yêu cầu xã hội hóa các các sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở sử dụng có
hiệu quả ngân sách Nhà nước và huy động của các thành phần kinh tế tham gia
cung cấp các các sản phẩm, dịch vụ công ích mà xã hội cần nhưng Nhà nước
không cấm là những vấn đề cấp thiết đang đặt ra.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, doanh nghiệp công ích là một
bộ phận của DNNN, do đó cũng phải đặt chung trong chỉnh thể của quá trình đổi
mới quản lý đối với khu vực kinh tế nhà nước. Yêu cầu đổi mới DNNN nhằm tạo
lập môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy cao
độ quyền tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy và định hướng
các hoạt động kinh tế của khu vực kinh tế nhà nước theo cơ chế thị trường định
hướng XHCN. Có chính sách và cơ chế giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi ích
giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người lao động; quản lý bằng hệ thống pháp luật
và điều chỉnh thông qua hệ thống các đòn bẩy kinh tế.
Ngày nay, vai trò của Nhà nước đang thay đổi nhanh chóng ở hầu hết các
nước đang phát triển. Vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu các tư liệu
sản xuất chủ yếu, là người sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đang
là vấn đề được xem xét lại trong nhiều lĩnh vực. Có ý kiến cho rằng, Nhà nước đã
15