Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Quản lý chi ngân sách nhà nước tại trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.68 KB, 119 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan.....................................................................................................................
Lời cảm ơn........................................................................................................................
Mục lục ............................................................................................................................
Danh mục từ viết tắt.......................................................................................................
Danh mục bảng..............................................................................................................
Danh mục hình.............................................................................................................
Trích yếu luận văn..........................................................................................................
Thesis abstract................................................................................................................
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................

1.2.1.

Mục tiêu chung....................................................................................................

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước tại đơn
vị hành chính sự nghiệp.......................................................................................
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................

2.1.1.

Tổng quan về thể dục thể thao.............................................................................

2.1.2.

Chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp thể dục thể thao.................................

2.1.3.

Quản lý chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp thể dục thể thao....................


2.1.4.

Các yếu tổ ảnh hưởng tới quản lý chi Ngân sách cho sự nghiệp TDTT............

2.2.

Cơ sở thực tiễn...................................................................................................

2.2.1.

Kinh nghiệm cho quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT tại một số địa
phương trong nước............................................................................................

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm quản lý chi NSNN rút ra cho Trung tâm Đào tạo,
huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh............................................


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.............................................
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh...............................................................

3.1.2.


Khái quát về Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện TDTT tỉnh Bắc Ninh.................

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................

3.2.2.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.............................................................

3.2.3.

Phương pháp phân tích.....................................................................................

3.2.4.

Phương pháp chuyên gia...................................................................................

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................

3.3.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng chi Ngân sách Nhà nước..........................


3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý chi NSNN......................................

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đánh giá của cán bộ về quản lý NSNN
Trung tâm...........................................................................................................

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................
4.1.

Thực trạng quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận
động viên TDTT tỉnh Bắc Ninh..........................................................................

4.1.1.

Nguồn vốn đầu tư cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên
TDTT tỉnh Bắc Ninh..........................................................................................

4.1.2.

Thực trạng quản lý chi NSNN đối với Trung tâm Đào tạo, huấn luyện
vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh..............................................................

4.1.3.

Đánh giá chung tình hình quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn
luyện vận đông viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh.....................................................


4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào
tạo, huấn luyện vận động viên TDTT tỉnh Bắc Ninh.........................................

4.2.1.

Nhóm yếu tố khách quan...................................................................................

4.2.2.

Nhóm yếu tố chủ quan.......................................................................................

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN tại Trung tâm
Đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh Bắc Ninh..............................

4.3.1.

Định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển TDTT trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020; Quan điểm về NSSN TDTT..............................................

ii


4.3.2.

Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn
luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh.....................................................


Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................
5.1.

Kết luận.............................................................................................................

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................

5.2.1.

Đối với Bộ Tài chính.........................................................................................

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh............................................................................

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

NS


Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước

TTTD

Thể dục thể thao

UBND

Ủy ban nhân dân

VĐV

Vận động viên

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình nhân lực của Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên
TDTT tỉnh Bắc Ninh qua các năm................................................................
Bảng 3.2. Cơ cấu phiếu điều tra....................................................................................
Bảng 4.1. Nguồn vốn đầu tư cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên
TDTT tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm 2014 – 2016...........................................
Bảng 4.2. Dự toán chi NSNN của Trung tâm qua các năm..........................................

Bảng 4.3. Chi NSNN địa phương cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động
viên TDTT tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm........................................................
Bảng 4.4. Chi NSNN cho Trung tâm huấn luyện TDTT theo các mục chi................
Bảng 4.5. So sánh kết quả thực hiện chi với dự toán chi NSNN tại Trung tâm
Đào tạo, huấn luyện VĐV Thể thao tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây
......................................................................................................................
Bảng 4.6. Tình hình chi thanh toán cho cá nhân của Trung tâm giai đoạn từ năm
2014-2016.....................................................................................................
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện kiểm soát các khoản chi thanh toán cho cá nhân của
Trung tâm giai đoạn năm 2014 – 2016.........................................................
Bảng 4.8.

Kết quả thực hiện kiếm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn tại
TT đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh...................

Bảng 4.9. Tình hình chi NSNN cho mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ tại
Trung tâm từ năm 2014-2016.......................................................................
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện kiểm soát đối với các khoản chi mua sắm, sửa
chữa tài sản, xây dựng nhỏ tại Trung tâm giai đoạn năm 2014 – 2016
......................................................................................................................
Bảng 4.11. Kết quả thanh tra, kiểm tra có liên quan đến quản lý chi Ngân sách tại
Trung tâm.....................................................................................................
Bảng 4.12. Đánh giá về quy định, quy trình, thủ tục pháp lý quản lý chi NSNN tại
Trung tâm.....................................................................................................
Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ điều tra về quản lý, thời gian duyệt chi các khoản
chi NSNN tại Trung tâm...............................................................................
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ, VĐV tại Trung tâm về cán bộ quản lý chi NSNN
của Trung tâm Đào tạo huấn luyện VĐV TDTT tỉnh Bắc Ninh...................

v



Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ quản lý cấp trên về cán bộ Trung tâm Đào tạo,
huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh......................................

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh, 2015.......................................................
Hình 3.2. Tổ chức bộ máy của Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên
TDTT tỉnh Bắc Ninh.....................................................................................

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Lưu
Tên luận văn: “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện
vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Phân tích đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi
Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh
Bắc Ninh những năm gần đây. Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân
sách Nhà nước tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc

Ninh trong những năm tới
Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu sẵn có đã được công bố,
số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo
mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Các số liệu thu thập được sau khi được xử lý, phân tổ bằng
phần mềm Exel, sau đó sử dụng các phương pháp phân tích như phương pháp thống kê
mô tả và phương pháp so sánh để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT là quá trình sử dụng các ngồn vốn chi
tiêu của Nhà nước cho sự nghiệp TDTT từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dục ngân
sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tế
đặt ra theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước phục vụ các mục tiêu phát triển sự
nghiệp thể dục thể thao. Sự phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sự phát triển
của TDTT đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chi NSNN cho TDTT là khoản chi lớn của quốc gia nên phải được quản lý chặt
chẽ và có hiệu quả. Tính riêng năm 2016, mặc dù trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó
khăn xong tỉnh Bắc Ninh đã chi hơn 20 tỷ đồng cho Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận
động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh. Trong đó có tới 62,98% là ngân sách chi cho nghiệp
vụ chuyên môn, còn lại 16,15% là ngân sách chi cho các cá nhân, 10,18% Ngân sách
chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ. Công tác thanh tra, kiểm tra chi

viii


NSNN tại Trung tâm cũng thường xuyên được thực hiện, để kịp thời uốn nắn và chấn
chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện. Công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình
độ của cán bộ công chức và đẩy mạnh việc thực hiện phòng chống tham nhũng.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý NSNN tại Trung tâm Đào
tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn
chế cần khắc phục như: còn tồn tại nhiều khoản thanh toán sai bị KBNN trả lại do

những lỗi sai mắc phải nhiều lần trong nhiều năm mà chưa được cải thiện, việc thanh
toán còn chậm trễ, việc ghi chép sổ sách chưa rõ ràng, còn mang tính chiếu lệ, nguồn
Ngân sách của Trung tâm còn chưa có tính tự chủ nên nhiều hoạt động thiết thực cho
phát triển sự nghiệp phải chờ đợi duyệt cấp kinh phí dẫn tới không hiệu quả,...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện
vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh được chia thành hai nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố
khách quan và nhóm yếu tố chủ quan. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi
hoạt động trong toàn bộ quá trình lập hồ sơ cấp dự toán, hồ sơ thanh toán, ảnh hưởng
tới công tác quản lý chi NSNN.
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý chi NSNN, thực
trạng quản lý chi NSNN tại Trung tâm giai đoạn 2014-2016 tác giả đã đề ra một số giải
pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT tại địa bàn trong những
năm tiếp theo, cụ thể như sau: Hoàn thiện cơ chế phân cấp, quản lý chi Ngân sách cho
hoạt động sự nghiệp của tỉnh; Hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN; Hoàn thiện
công tác chấp hành, quyết toán NSNN, không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ
quản lý chi NSNN,...

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Duc Luu
Thesis title: State budget management at the Center for training and sports athletes in
Bac Ninh province.
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the study

Analyze the situation and factors affecting the management of state budget
expenditure at the Center for Training and Sports Athletes of Bac Ninh Province in
recent years. From that, we propose solutions to strengthen state budget management at
the Center for Training and Sports Athletes of Bac Ninh Province in the coming years.
Research Methods

x


Secondary data collected through published data was available and primary data
was collected primarily through direct interview method using pre-prepared
questionnaire form. The data collected after being processed, disaggregated by Exel
software, then used analytical methods such as descriptive statistics method and
comparative method to clarify the research problems.
Main findings and conclusions
Management of state budget expenditures for sport and physical training is the
process of using state capital for the cause of physical training and sports from planning
to budgeting to ensure a cost-effective and efficient process that meets real
requirements. It follows the policy of the State to serve the objectives of development of
the cause of physical training and sports. The development of human society has
demonstrated the development of physical education accompanied by socio-economic
development.
State budget expenditure on physical training and sport is a big expense of the
country and must be managed closely and effectively. In 2016, despite the difficult
economic situation, Bac Ninh province has spent more than 20 billion VND for the
Center for training and sports athletes in Bac Ninh province. Of which, 62.98% is
budget for professional services, the remaining 16.15% is the budget for individuals,
10.18% of budget for procurement, repair of property, construction set up small. State
budget inspection and examination activities are also regularly carried out in order to
promptly rectify and rectify errors in the implementation process. Training to improve

the capacity and level of civil servants and promote the implementation of anticorruption.
However, besides the results achieved, state budget management at the Center
for training and sports athletes in Bac Ninh province also revealed some shortcomings
and limitations that need to be overcome such as the existence of many wrong payments
returned by the State Treasury due to repeated mistakes. Many years have not improved,
the payment is delayed, the record book is unclear, but also the calculus, the budget of
the Center is not autonomous so many practical activities for career development must
wait to approve the funding leads to ineffective,...

xi


Factors influencing state budget management at the Center for training and
sports athletes in Bac Ninh province are divided into two groups: objective group and
subjective factors. These factors have a direct impact on all activities in the entire
process of compiling budget dossiers, payment records, affecting the management of
state budget expenditures.
From the study of theory and practice in state budget management, state budget
management at the Center for the period of 2014-2016, the author has proposed some
solutions to strengthen the state budget. The state budget for physical training and sports
in the localities in the following years, concretely as follows: To complete the
mechanism of decentralization and management of State budget expenditures for nonbusiness activities of the province; Finalization of state budget expenditure estimation;
Complete the state budget execution and settlement, unceasingly training and raising the
managerial skills of State budget expenditure management staff.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa chung của mỗi
dân tộc và của nền văn minh nhân loại. Trình độ phát triển TDTT là một trong
những tiêu chí đánh giá trình độ văn hóa và năng lực sáng tạo của mỗi quốc gia,
dân tộc, là phương tiện để giao lưu văn hóa nói chung, văn hóa thể chất nói riêng
và mở rộng quan hệ của mỗi nước với quốc tế. Các hoạt động TDTT quần chúng,
cũng như các hoạt động thi đấu thể thao thành tích cao dần trở thành nhu cầu của
nhân dân. Các hoạt động đó không chỉ có tác dụng như một hình thức giải trí,
nghỉ ngơi tích cực, mà còn mang lại niềm vui, khích lệ lòng tự hào dân tộc, sự cổ
vũ to lớn cho nhân dân (Vũ Trọng Lợi, 2016).
Phát triển thể dục, thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người. Góp phần nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam,
tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh
thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, là nhiệm vụ của toàn xã hội,
trong đó ngành Thể dục thể thao giữ vai trò nòng cốt. Coi việc lãnh đạo công tác
thể dục, thể thao là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an
ninh chính trị và an toàn xã hội (Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, 2010).
Bác Hồ cũng chỉ rõ “ Dân cường thì Quốc thịnh”, do đó phát triển thể
dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành,
đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân để thỏa lòng mong mỏi giản
dị đầy tha thiết của Bác: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”;
trong đó, ngành văn hoá, thể thao và Du lịch giữ vai trò nòng cốt trong thực
hiện các chính sách phát triển thể dục, thể thao của Đảng và Nhà nước. Bác
khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì
cũng cần có sức khỏe mới thành công” và “mỗi một người dân mạnh khỏe, tức
là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Theo Bác: “Dân cường thì quốc thịnh”.
Bởi, có sức khỏe là có tất cả, chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người có
cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt. Bác
khuyên mỗi người dân: “Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào


1


cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe…". Điều
Bác nói cách chúng ta hơn nửa thế kỷ này lại rất gần với định nghĩa về sức
khỏe của Tổ chức Y tế thế giới ngày nay “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn
toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là
không có bệnh tật hay tàn phế". (Nguyên Anh, 2017)
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta khẳng
định: “Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng.
Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển
sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao
nghiệp dư, trước hết là trong thanh thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể
chất trong trường học. Mở rộng quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành
tích cao. Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên trẻ. Từng
bước chuyển các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao công lập sang áp dụng chế
độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện như các tổ
chức cung ứng dịch vụ công cộng khác”.
Mục tiêu phát triển TDTT tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng 2030
là: Xây dựng nền thể dục, thể thao tiên tiến, góp phần tăng cường thể lực, nâng
cao tầm vóc và giáo dục nhân cách, chất lượng cuộc sống và làm phong phú đời
sống tinh thần của người dân; phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển phong trào thể dục, thể
thao cho mọi người, thể dục, thể thao trong trường học làm nền tảng cơ bản và là
tiền đề để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh. Phấn đấu thành tích ở một
số môn thể thao thế mạnh của tỉnh đạt trình độ của khu vực, châu lục và thế giới.
Tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật các cấp, đặc biệt là Khu
liên hợp thể dục, thể thao tỉnh tại khu đô thị mới Nam Sơn diện tích khoảng 100
ha trở lên. Để đạt được mục tiêu đó một yếu tốt có ý nghĩa quan trọng là nguồn

nhân lực chất lượng cao. Phát triển sự nghiệp thể dục thể thao là nhiệm vụ quan
trọng một mảng nhiệm vụ của Ngành Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh.
Theo phân cấp đầu tư sự nghiệp TDTT được đảm bảo 100% ngân sách nhà nước
cấp, luật NSNN quy định: Chi ngân sách thực hiện các nhiệm vụ thể thao là một
trong những nhiệm vụ chi nằm trong ngân sách tỉnh phân bổ cần được quản lý
chặt chẽ sao cho vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa tuân thủ theo
quy định của pháp luận về quản lý ngân sách, vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả (Hội
đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh, 2014).

2


Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh Bắc Ninh là đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, có chức
năng tổ chức, thực hiện kế hoạch huấn luyện, quản lý các đội dự tuyển, đội tuyển,
đội tuyển trẻ các môn thể thao và đào tạo năng khiếu các môn thể thao của tỉnh;
tham gia thi đấu thể thao theo kế hoạch của Sở. Trong những năm qua, UBND tỉnh
đã dành nguồn kinh phí từ NSNN đầu tư hệ thống cơ sở vật chất TDTT như: Nhà
thi đấu đa năng với nguồn kinh phí hàng trăm tỷ đồng, cùng các hạng mục khác
như: sân vận động, nhà tập, nhà ở cho VĐV... chú trọng xây dựng, đầu tư phát triển
các môn thể thao “mũi nhọn” bằng cách “đi tắt đón đầu” ở một số bộ môn thi đấu
tại Olympic, SeaGames, ASIAD... như: Vật, Boxing, Đấu kiếm... vừa đầu tư phát
triển các môn thể thao phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của địa phương như: Võ
cổ truyền, Cầu lông... Hàng năm thể thao thành tích cao đều đem về cho tỉnh từ
130- 140 huy chương các loại từ khoảng 40 giải đấu trong và ngoài nước (Đức
Quý, 2016).
Tuy nhiên, giống như các thực trạng quản lý chi NSNN nói chung, quản lý
chi NSNN cho sự nghiệp TDTT còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đơn vị còn
mang tư tưởng đối phó với công tác lập dự toán nên ảnh hưởng không nhỏ tới
chất lượng của dự toán. Dự toán phải bổ sung nhiều lần, có dự toán bổ sung đến

cuối năm mới giao được gây khó khăn cho việc quản lý chi NSNN theo dự toán.
Đơn vị hạch toán kế toán còn chưa chính xác, sai Mục lục NSNN các nội dung
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chi sai do chi vượt dự toán và thiếu hồ sơ thủ tục,
thời gian quyết toán chậm dẫn đến việc tổng hợp báo cáo quyết toán phải điều
chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, đối chiếu, cấn đối của cấp
ngân sách cấp trên.Việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính đối với đơn vị
trong quá trình điều hành và cấp phát chi ngân sách nhà nước còn hạn chế. Từ
những hạn chế trên đã đặt ra các yêu cầu nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp
tăng cường quản lý hơn nữa. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trung tâm Đào tạo, huấn
luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể
thao tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây. Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản

3


lý chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể
thao tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN
cho sự nghiệp thể dục thể thao.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp TDTT tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên
Thể thao tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây.
- Định hướng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN tại
Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh những

năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những nội dung liên quan đến
quản lý chi NSNN cho sự nghiệp TDTT tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận
động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên Thể
thao tỉnh Bắc Ninh;
Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập
trong khoảng thời gian 3 năm từ 2014 – 2016, số liệu sơ cấp được điều tra
năm 2016;
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các chủ thể quản lý chi
NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện VĐV Thể thao tỉnh Bắc Ninh.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận
động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh? Những mặt đạt được và những hạn chế trong
quản lý chi NSNN tại Trung tâm?
- Những nhân tố nào tác động đến quản lý chi NSNN của Trung tâm Đào
tạo, huấn luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh?
- Các giải pháp tăng cường quản lý chi NSNN tại Trung tâm Đào tạo, huấn
luyện vận động viên Thể thao tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới?

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về thể dục thể thao

2.1.1.1. Khái niệm thể dục thể thao
TDTT ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động
sản xuất là nguồn gốc cơ bản của TDTT. Nói cách khác, đó là cơ sở sinh tồn của
tất cả mọi hoạt động, là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất. Trong quá trình tiến hoá
từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết định. Cơ thể từ loài vượn thành
người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp...
đều từ lao động mà phát triển thành như ngày nay. Mặt khác TDTT chỉ thực sự ra
đời khi con người ý thức được về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống
tương lai, đặc biệt cho thế hệ trẻ; cụ thể là sự kế thừa, truyền thụ và tiếp thu
những kinh nghiệm và kỹ năng vận động (lao động). Do vậy, đó là nội dung chủ
yếu của giáo dục thời cổ xưa. Và ngay từ khi mới ra đời, TDTT đã là một phương
tiện giáo dục, một hiện tượng xã hội mà ở con vật không thể có được. Các bài tập
thể dục thể thao biểu hiện quan hệ của con người với thế giới tự nhiên và giữa
con người với nhau, nó trở thành nhu cầu để củng cố và nâng cao năng suất lao
động. (Nguyễn Toán, Nguyễn Nguyên Hà, 2004)
TDTT được hiểu là sự luyện tập cơ thể cải tạo cơ thể bằng sự vận động
tích cực của cơ bắp. Đối tượng của TDTT là điều khiển quá trình phát triển thể
chất của con người. Để phân tích sâu hơn khái niệm TDTT được xem xét 3
quan điểm.
- TDTT là một hoạt động. Đây là một hoạt động của con người, nó là một
hoạt động có đối tượng là con người, đặc biệt của hoạt động này là một hoạt
động hỗ trợ bổ sung cho hoạt động chính cơ bản. Nó là một hoạt động phụ làm
tăng hiệu quả của hoạt động chính. Nó là hoạt động phụ bổ sung nâng cao hiệu
quả hoạt động sống cơ bản. TDTT ra đời gắn liền với lao động cụ thể gắn liền
với nghề săn bắn. Nghề săn bắn đòi hỏi con người phải có sức mạnh khéo léo bền
bỉ, phải có kỹ năng leo trèo rình rập bò trườn và đặc biệt là lao ném. Nhờ có ý
thức phát triển mà con người nhận thức được mối liên hệ nhân quả giữa chuẩn bị
trước cho lao động và kết quả lao động vì vậy nó nảy sinh hình thức tập luyện để
chuẩn bị trước cho lao động. Ở những nước Châu Phi, Châu Úc còn lại những di


5


tích chứng tỏ người cổ xưa đã tập luyện săn bắn như hình vẽ của thú vật trên đá.
Vậy nó là hoạt động chuẩn bị cho lao động, đi trước lao động để làm tăng hiệu
quả của lao động, phục vụ cho lao động đây là chức năng xã hội vốn có của
TDTT và lúc đó giáo dục thể chất cũng thuộc phạm trù vĩnh hằng. Cùng với sự
phát triển của xã hội loài người, tính chất của lao động thay đổi lao động chân tay
ngày càng giảm nhẹ lao động trí óc và lao động bằng máy ngày càng tăng lên.
Nhưng mối quan hệ giữa TDTT với lao động không hề bị xoá bỏ. Nếu như trước
đây TDTT liên hệ trực tiếp với lao động mang tính thực dụng trực tiếp nhưng
ngày nay nó mang tính chất gián tiếp. Ảnh hưởng của nó là nâng cao sức khoẻ,
chúng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau lao động nâng cao khả năng hoạt
động thể lực.
- TDTT là tổng hoà giá trị vật chất và tinh thần. Đó là những công cụ
phương tiện được sáng tạo ra tác động vào tự nhiên, đó là nhưng giá trị vật chất và
tinh thần được lưu trữ và truyền bá ví dụ: Xây nhà phải có những phương pháp
dụng cụ sáng tạo ra gọi là văn hoá (trong trường hợp này TDTT bao gồm những
môn tập những bài tập mà con người sáng tạo ra như thể dục nhịp điệu, thể dục thể
hình, phương pháp tập luyện) được sử dụng trong thi đấu và tập luyện.
- TDTT là kết quả của hoạt động. Kết quả của tập luyện TDTT thể hiện
ngay trên chính cơ thể con người đó là sức khoẻ, thể chất phát triển, kỷ lục thể
thao, phong trào thể thao. Vậy TDTT theo nghĩa hẹp là: Bộ phận hữu cơ của nền
văn hoá xã hội... Theo nghĩa rộng là tổng hoà những giá trị vật chất và tinh thần
loài người sáng tạo ra trong lĩnh vực tập luyện (Nguyễn Ngọc Việt, 2008).
Đối với lĩnh vực TDTT, Nhà nước có thể sử dụng nhiều cách thức can thiệp
khác nhau như: hành chính - luật pháp, các công cụ kinh tế tài chính, hay thông qua
các hoạt động của từng cơ sở, các ngành chuyên môn. Mỗi loại công cụ có những
vai trò đặc trưng riêng và thể hiện sự tác động với những cách thức khác nhau,
nhưng để TDTT phát triển được một cách đồng bộ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì vốn giữ vai trò trọng yếu, vừa hỗ trợ và kích thích, vừa tạo áp lực để

TDTT phát triển theo hướng công bằng, hiệu quả.
TDTT không chỉ thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội, nâng tầm vóc và thể chất
con người, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, tăng ý thức dân tộc và sự hòa
hợp, giao luuw trong nhân dân, giao lưu quốc tế... nngayf nay thể dục thể thao còn là
ngành kinh doanh (ngành kinh doanh thể thao hay công nghiệp thể thao), vì vậy vị
trí của thể dục thể thao tăng lên đáng kể.

6


Từ những năm 1975 tới nay, thể dục thể thao nước ta không ngừng phát triển
phục vụ cho mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trong quá trình phát triển này, vị thế của thể dục thể thao trong xã hội ngày càng
được nâng cao, vì thể dục thể thao góp phần quan trọng để nâng cao chất
lwowngjnguoonf nhân lực, đáp ứng nhu cầu cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân cường thì nước
thịnh”. Ngày nay, xã hội đã thờ nhận thể dục thể thao góp phần quan trọng trong qua
trình hội nhập quốc tế, làm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, làm
tăng ý thức tự hào dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.
Nước ta ra nhập WTO là sự kiện trọng đại, rất dáng tự hào của dân tộc. Sau
khi ra nhập WTO, ngành thể dục thể thao nước ta đứng trước những cơ hội và thách
thức mới để phát triển nhanh hơn, đặc biệt về kinh tế TDTT
Thực hiện Quyết định số 100/2005/QĐ -TTg ngày 10/5/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về thể dục thể thao phát triển mạnh cho tới năm 2010 và tạo mọi điều
kiện tiếp tục phát triển tới năm 2020 và các địa phương trong cả nước phải làm tốt
các nhiệm vụ:
- Phát hiện, đào tạo bồi dưỡng tài năng về TDTT để cùng phấn đấu tranh đua
giành huy chương, giành thứ hạng cao trong khu vực châu Á, Đông Nam Á.
- Phát huy các môn thể thao có thế mạnh trong tỉnh để đầu tư trọng điểm.
- Các cơ sở phúc lợi TDTT vẫn tiếp tục được mở rộng, đặc biệt khuyến khích

các cơ sở dịch vụ TDTT sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu tập luyện của mọi đối tượng
trong cộng đồng dân cư, qua đó tìm kiếm được nhiều tài năng TDTT.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác quán lý, đào tạo, huấn luyện
vận động viên đặc biệt chú ý: ứng dụng công nghệ tin học trong đào tạo VĐV, y sinh
học TDTT...
2.1.1.2 Vai trò của thể dục thể thao
Thể chất tốt là điều kiện đảm bảo cho sức khoẻ tốt. Rèn luyện TT có thể
thúc tiến quá trình trao đổi chất ở các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, từ đó hoàn
thiện nâng cao chức năng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Thể chất được biểu
hiện ở nhiều phương diện, nó bao gồm tình trạng phát dục của các cơ quan bộ
phận trong cơ thể, trình độ về năng lực hoạt động cơ bản và các tố chất cơ thể,
năng lực thích nghi với hoàn cảnh môi trường bên ngoài…
- Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ vận động

7


Các hoạt động thông thường của con người đều là dựa vào hệ vận động.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể có thể tăng cường được các chất của xương,
tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của
các khớp, từ đó mà năng lực hoạt động của cơ thể đã được nâng lên, xương và
khớp được cấu tạo thành. Tập luyện TDTT làm cho cơ bắp có tác dụng lôi kéo và
áp lực đối với xương làm cho xương không chỉ biến hoá về phương diện hình
thức mà còn làm cho tính cơ giới của xương được nâng lên.
Thông qua tập luyện TDTT còn có thể nâng cao năng lực khống chế cả hệ
thống thần kinh đối với hệ thống cơ bắp, điều này thể hiện bởi tốc độ phản ứng,
độ chuẩn xác và tính nhịp điệu đều được nâng lên. Ngoài ra nó còn giúp cho cơ
thể phòng tránh được các loại chấn thương do sự hoạt động kịch liệt của cơ bắp
trong quá trình tập luyện hay trong hoạt động đời sống hàng ngày.
- Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ thống hô hấp

Tiến hành tập luyện TDTT trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực
hấp thụ O2, từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô
hấp, cải thiện cơ năng hệ thống hô hấp. Ngoài ra, do kết quả của tập luyện TDTT
lâu dài đã cải thiện được chức năng của hệ thống hô hấp và các hệ thống khác (hệ
thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn…) nâng cao năng lực nhả khí các bon nic
(CO2) và hấp thụ khí oxy (O2) khi trao đổi khí, làm cho VĐV khi hoạt động kịch
liệt vẫn có thể phát huy chức năng của hệ hô hấp (ở người bình thường khó có
thể đạt được..
- Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với chức năng của hệ tuần hoàn
Tập luyện TDTT có thể nâng cao chức năng của tim, tăng nhanh tốc độ
tuần hoàn máu, nâng cao được chức năng của hệ thống huyết quản. Tập luyện
TDTT có tác dụng rất tốt đối với các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, đối với hệ
thống huyết quản cũng như vậy. Khi tiến hành tập luyện TDTT sự tiêu hao năng
lượng và các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất tăng lên trong cơ thể. Lúc
này đòi hỏi phải nâng cao chức năng của tim, tăng nhanh tốc độ lưu truyền máu,
đồng thời năng cao chức năng của hệ tuần hoàn.
- Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ tiêu hoá
Thường xuyên tập luyện TDTT sẽ nâng cao được công năng tiêu hoá của
dạ dày và ruột, tăng cường sự khoẻ mạnh cho gan, đồng thời còn có tác dụng trị
liệu và phòng ngừa một số bệnh về hệ thống tiêu hóa. Thường xuyên tập luyện,

8


do nhu cầu hoạt động của cơ bắp nên dạ dày và ruột phải tăng cường chức năng
tiêu hoá, lúc này dịch và men tiêu hoá tăng lên nhiều, sự co bóp ở đường dẫn
truyền tiêu hoá càng được tăng lên mạnh mẽ, tuần hoàn máu ở dạ dày và ở ruột
cũng được cải thiện. Do phát sinh các thay đổi nêu trên mà việc tiêu hoá thức ăn
và hấp thụ các chất dinh dưỡng được diễn ra thuận lợi, mặt khác do khi vận động
phải hô hấp sâu, cơ hoành cách hoạt động với biên độ lớn nên đã di chuyển nhiều

xuống phía dưới, cơ bụng cũng hoạt động mạnh, điều này đã có tác dụng mát xa
cho dạ dày và ruột.
- Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ thống thần kinh
Hệ thống thần kinh khống chế các loại hành vi của con người, thường
xuyên tập luyện TDTT sẽ làm nâng cao năng lực làm việc của các tế bào thần
kinh ở đại não, nâng cao tính linh hoạt và sự hưng phấn của hệ thống thần kinh,
phản ứng nhanh, tăng thêm tốc độ linh hoạt và sự chuẩn xác nhịp nhàng của động
tác. Ngoài ra thường xuyên tập luyện TDTT còn có thể phòng ngừa được bệnh
suy nhược thần kinh. Vận động còn đảm bảo cho việc giữ cân bằng giữa hưng
phấn và ức chế của đại não, từ đó phòng ngừa được sự phát sinh suy nhược thần
kinh. Thường xuyên tập luyện TDTT có thể làm cho sự hưng phấn được tăng
cường, ức chế càng thêm sâu sắc hoặc làm cho hưng phấn và ức chế được tập
trung, như vậy đã nâng cao được tính linh hoạt của quá trình thần kinh.
- Thúc tiến phát triển năng lực của não, nâng cao hiệu xuất học tập, công tác
Tập luyện TDTT ngoài việc phát triển thể lực và thể chất ra, nó còn phát
triển năng lực của não, nâng cao hiệu suất công tác. Thường xuyên tập luyện
TDTT có thể nâng cao năng lực làm việc của đại não, cải thiện quá trình thần
kinh, từ đó tăng cường trí lực và khả năng ghi nhớ của cơ thể, đồng thời thông
qua tập luyện TDTT cũng có thể điều tiết một cách có hiệu quả công tác và học
tập, từ đó làm tăng hiệu suất công việc và học tập. Thực tiễn đã chứng minh tập
luyện thể dục TT đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển về mặt trí lực, nhận thức,
tài năng của con người, đồng thời cũng có tác dụng nâng cao hiệu suất học tập
(Nguyễn Xuân Cừ vá cs, 2013).
2.1.1.3. Các loại hình cơ sở thể dục thể thao
Cơ sở thể thao bao gồm: Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể
thao; Trung tâm hoạt động thể thao; Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao; Câu lạc bộ
thể thao chuyên nghiệp; Trường năng khiếu thể thao.

9



Trong đó, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm đào tạo, huấn luyện vận
động viên thể thao bao gồm: Tổ chức huấn luyện, thi đấu thể thao. Chăm sóc,
nuôi dưỡng, tổ chức học tập văn hóa, giáo dục đạo đức cho vận động viên. Tuyển
dụng, quản lý, sử dụng nhân sự. Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang
thiết bị. Bảo đảm an toàn cho vận động viên. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn
tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.
Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm doanh nghiệp thể thao
và đơn vị sự nghiệp thể thao.
- Doanh nghiệp thể thao
Doanh nghiệp thể thao được thành lập và hoạt động theo quy định của
Luật doanh nghiệp, Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt
động; Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao; Có
nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao chỉ được hoạt động kinh
doanh khi đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 của Điều này.
- Đơn vị sự nghiệp thể thao
Đơn vị sự nghiệp thể thao được tổ chức và hoạt động theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Uỷ ban Thể dục thể thao quyết định thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận
động viên quốc gia; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ quyết định thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động
viên thể thao, trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trực
thuộc; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định thành lập, cho phép thành
lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm hoạt động
thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trên địa bàn (Quốc hội, 2007)
2.1.2. Chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp thể dục thể thao

2.1.2.1. Khái niệm
Với tư cách là công cụ tài chính rất quan trọng của Nhà nước, NSNN ra
đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở tiền đề khách quan là tiền đề nhà nước và tiền
đề kinh tế hàng hóa - tiền tệ.

10


NSNN gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật
định... NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể xã hội
phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia, được
thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
NSNN là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà
nước, gắn liền với kinh tế hàng hóa- tiền tệ. Nói một cách khác, sự ra đời của nhà
nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa tiền tệ cũng như những điều kiện cần và đủ
cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN.
Luật NSNN số 83/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
nam khóa XIII, thông qua ngày 25/6/2015 đã xác định: Ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Quốc hội, 2015).
Về mặt hình thức NSNN là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của nhà nước
trong một khoảng thời gian nhất định. Chính phủ dự toán các nguồn thu vào quỹ
NSNN, đồng thời dự toán các khoản phải chi cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã
hội, an ninh, quốc phòng... từ quỹ NSNN và bảng dự toán này phải được Quốc hội
phê chuẩn. Như vậy đặc trung chủ yếu của NSNN là tính dự toán các khoản thu chi
bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Hoạt động thu chi của NSNN là sự thể hiện các mặt hoạt động kinh tế, xã
hội của nhà nước ở tầm vĩ mô. Trong hệ thống tài chính nói chung, cũng như

trong khu vực tài chính nhà nước nói riêng, NSNN luôn luôn giữ vị trí trọng yếu
trong việc bảo đảm nguồn tài chính cho sự tồn tại cũng như các hoạt động của
nhà nước.
Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và
sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy QLNN và thực hiện
các chức năng KT-XH mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định.
Chi Ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ Ngân
sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo
những nguyên tắc nhất địnH. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh
phí từ NSNN hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử
dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải

11


qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.
Căn cứ theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, chi Ngân sách địa
phương bao gồm:
- Chi đầu tư phát triển
Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực
Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa
phương theo quy định của pháp luật;
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp
trong các lĩnh vực
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý;
Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

Sự nghiệp văn hóa thông tin;
Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
Sự nghiệp thể dục thể thao;
Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
Các hoạt động kinh tế;
Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ
chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo
quy định của pháp luật;
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
- Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
- Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

12


- Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật (Quốc
hội, 2015).
Ngân sách dành cho sự nghiệp thể dục thể thao là khoản ngân sách được
chính quyền địa phương các cấp, cấp cho Trung tâm đào tạo, Huấn luyện vận
động viên thể thao tỉnh; phòng văn hóa thể thao các huyện, thị, thành phố thuộc
tỉnh...để thực hiện các nhiệm vụ về thể dục thể thao theo qui định của luật ngân
sách và các quy định khác của pháp luật.
Ngân sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được bố trí tăng dần hàng
năm; phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và yêu cầu phát
triển sự nghiệp thể dục, thể thao. Việc lập dự toán, phân bổ và quản lý Ngân
sách nhà nước chi cho thể dục, thể thao được thực hiện theo quy định của Luật

Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà
nước (Chính phủ, 2007).
2.1.2.2. Đặc điểm của chi NSNN cho sự nghiệp TDTT
Được Đảng và Nhà nước quan tâm, Thể thao luôn được coi trọng và một
bộ phận không thể tách đời trong đời sống xã hội; Ủy ban Thể dục Thể thao Việt
nam đã xây dựng quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020 nhằm phát triển,
nâng tầm vị thế Thể dục thể thao Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
đặc biệt khi Việt nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- Phần lớn các khoản chi cho sự nghiệp Thể dục Thể thao mang tính ổn
định rõ nét. Duy trì và phát triển TDTT là nhiệm vụ thiết yếu mà nhà nước phải
thực hiện. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh, giai đoạn khác nhau thì số chi cho
sự nghiệp TDTT hoặc sự nghiệp khác sẽ có những thay đổi nhất định.
- Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng
của vốn cấp phát thì chi thường xuyên cho sự nghiệp TDTT có hiệu lực tác động
trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Tuy nhiên, khi xem
xét trong dài hạn, một số khoản chi sự nghiệp TDTT lại có tác động rất mạnh mẽ
đến quá trình hoạt động của nền kinh tế và đề cao vị thế của các hoạt động sự nghiệp
này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh các
hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều
kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao”.
- Phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp TDTT gắn
chặt với sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng các hàng hoá công cộng.

13


×