Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh tại công ty điện lực bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.8 KB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN VỤ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017

0


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN VỤ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

HÀ NỘI – 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được
dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận
văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi
rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Vụ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao kết quả kinh
doanh tại Công ty Điện lực Bắc Kạn”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Quản lý Đào tạo, các khoa,
phòng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi
mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Lê Hữu Ảnh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của
các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu

này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Vụ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................................iii
Danh mục viết tắt.............................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Trích yếu luận văn..........................................................................................................viii
Thesis abstract...................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung.....................................................................................................2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2

Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................3
2.1.

Cơ sở lý luận.......................................................................................................3

2.2.

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...............................15

2.2.1.

Ý nghĩa đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh...............................................15


2.2.2.

Nội dung đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.............................................17

2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp....................24

2.3.1.

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp...................................................................24

2.3.2.

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp..................................................................27

2.4.

Cơ sở thực tiễn..................................................................................................30

2.4.1.

Kinh nghiệm nâng cao kết quả kinh doanh điện năng của một số doanh
nghiệp ở Việt Nam.............................................................................................30

2.4.2.

Bài học đối với Công ty Điện lực Bắc Kạn.......................................................33

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cưu.............................................34

3.1.

Khái quát chung về tỉnh bắc kạn.......................................................................34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................................34

iii


3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................36

3.2.

Một số đặc điểm về công ty điện lực Bắc Kạn..................................................39

3.2.1.

Giới thiệu về Công ty Điện lực Bắc Kạn..........................................................39

3.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Bắc Kạn......................................43

3.3.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................44


3.3.1.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.............................................................44

3.3.2.

Phương pháp phân tích......................................................................................45

3.3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................47

Phần 4. Kết quả và thảo luận..........................................................................................48
4.1.

Thực trạng kết quả kinh doanh điện tại công ty điện lực Bắc Kạn...................48

4.1.1.

Thực trạng kết quả tiêu thụ điện tại Công ty Điện lực Bắc Kạn.......................48

4.1.2.

Thực trạng kết quả phục vụ khách hàng của Công ty Điện lực Bắc Kạn................64

4.1.3.

Thực trạng kết quả kinh doanh thông qua nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty Điện lực Bắc Kạn..........................................................................67


4.2.

Đánh giá kết quả kinh doanh.............................................................................70

4.2.1.

Điểm mạnh........................................................................................................70

4.2.2.

Điểm yếu...........................................................................................................71

4.2.3.

Nguyên nhân.....................................................................................................72

4.3.

Một số giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh của công ty điện lực Bắc Kạn
...........................................................................................................................73

4.3.1.

Định hướng nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn
...........................................................................................................................73

4.3.2.

Hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty

Điện lực Bắc Kạn..............................................................................................73

Phần 5: Kết luận và kiến nghị.........................................................................................84
5.1.

Kết luận.............................................................................................................84

5.2.

Kiến nghị...........................................................................................................85

5.2.1.

Về phía Ngành điện...........................................................................................85

5.2.2.

Với tỉnh Bắc Kạn...............................................................................................85

5.2.3.

Với Nhà nước....................................................................................................85

Tài liệu tham khảo...........................................................................................................86
Phụ lục ...........................................................................................................................88

iv


v



DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam

EVN NPC

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

PCBK

Công ty Điện lực Bắc Kạn

SXKD


Sản xuất kinh doanh

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016)..........................................................48
Bảng 4.2. Tình hình doanh thu của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016).....................................................50
Bảng 4.3. Tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2014 – 2016).....................................................51
Bảng 4.4. Bảng kết quả kinh doanh điện tại Công ty Điện lực Bắc Kạn từ năm 2014 – 2016..................53
Bảng 4.5. Một số kết quả tính bình quân................................................................................................. 53
Bảng 4.6. Bảng kết quả sản lượng kinh doanh điện tại Công ty Điện lực Bắc Kạn từ năm 2014 – 2016............55
Bảng 4.7. Thực trạng doanh thu kinh doanh điện tại Công ty Điện lực Bắc Kạn từ năm 2014 – 2016................56
Bảng 4.8. Đánh giá kết quả kinh doanh điện trong quan hệ với phát triển giá trị sản xuất địa phương...............58
Bảng 4.9. Cơ cấu giá trong kinh doanh điện năm 2016............................................................................59
Bảng 4.10. Tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Bắc Kạn các năm 2014 – 2016..............................61
Bảng 4.11. Bảng lợi nhuận kinh doanh điện tại Công ty Điện lực Bắc Kạn từ năm 2014 – 2016..............63
Bảng 4.12. Bảng chỉ tiêu về dịch vụ khách hàng của Công ty Điện lực Bắc Kạn các năm 2016...............64
Bảng 4.13. Thông tin chung về nhóm hộ điều tra.................................................................................... 65
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của các hộ về dịch vụ cung cấp điện của Công ty Điện lực Bắc Kạn............67
Bảng 4.15. Hiệu quả tổng hợp của công ty năm 2014 - 2016...................................................................68
Bảng 4.16. Hiệu quả sử dụng chi phí trong 3 năm 2014 - 2016...............................................................69

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Vụ
Tên luận văn: Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh tại Công ty Điện lực Bắc Kạn.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc
Kạn để đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao kết quả kinh doanh điện năng tại Công
ty Điện lực Bắc Kạn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập và xử
lý dữ liệu, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp phân tích thông tin. Số
liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn 90 hộ tiêu dùng điện trên
địa bàn thành phố Bắc Giang, huyện Na Rì và huyện Ba Bể, tác giả chọn mẫu bằng cách
chọn mẫu ngẫu nhiên để điều tra phỏng vấn. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách,
tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài. Số liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp và phân tích để
phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn.
Kết quả chính và kết luận
Điện thương phẩm đều tăng qua các năm với mức tăng bình quân là 10,89%. Trong
tổng lượng điện thương phẩm, thì điện cho quản lý tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao nhất, đều
chiếm trên 50% qua các năm và thấp nhất là điện cho nông lâm ngư nghiệp, hàng năm chỉ
chiếm dưới 1% trong tổng lượng điện thương phẩm. Giá bán điện áp dụng theo quy định
của Nhà nước. Với từng mục đích sử dụng điện khác nhau Nhà nước áp mức giá khác nhau.
Giá cao áp dụng cho mục đính kinh doanh, còn giá thấp áp dụng cho mục đích sản xuất. Tỷ
lệ tổn thất điện năng đều giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao, đều trên 7% qua các
năm.
Hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn trong những năm vừa qua đã
đạt được một số kết quả rất tốt như: lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các năm với tốc độ
tăng trung bình đạt 6,02%/năm.

Tuy nhiên, tổng chi phí đều tăng qua các năm, với tốc độ tăng bình quân là
15,77%/năm. Trong đó chi phí quản lý ngành điện tăng bình quân 22,54%/năm, chi phí
quản lý khác tăng bình quân 40,35%. Điều này chứng tỏ Công ty Điện lực Bắc Kạn quản lý

viii


các khoản chi phí chung như chi phí điện, nước, chi phí mua sắm các tài sản phục vụ quản
lý chưa được tốt.
Tổng doanh thu của Công ty Điện lực Bắc Kạn đều tăng qua các năm với tốc độ
tăng bình quân là 14,28%/năm. Trong đó doanh thu thuần từ kinh doanh điện tăng với
tốc độ cao hơn là 15,44%/năm, còn doanh thu xây lắp – dịch vụ khác tăng với tốc độ
thấp hơn, chỉ tăng bình quân 4,96%/năm. Tổng doanh thu của Công ty tăng với tốc độ
14,28%/năm nhưng lợi nhuận thuần chỉ tăng bình quân 6,02%. Nguyên nhân tốc độ tăng
của lợi nhuận thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu là do các khoản chi
phí cũng tăng với tốc độ tương đối cao, nhất là các khoản chi phí quản lý.
Chất lượng về dịch vụ cung cấp điện của Công ty Điện lực Bắc Kạn được khách
hàng đánh giá tương chưa được tốt. Về hệ thống đường dẫn điện có 20 khách hàng đánh
giá chưa tốt. Số lần mất điện vẫn ở mức nhiều, thời gian mất điện vẫn lâu, thái độ phục
vụ của nhân viên Công ty chưa được nhiệt tình.
Để nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn tác giả luận văn
tiến hành đề xuất một số giải pháp: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, giải pháp
giảm thiểu tối đa mức tổn thất điện năng, tiết kiệm chi phí, giải pháp kiện toàn cơ cấu tổ
chức bộ máy công ty, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn đã đạt được những kết quả
nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế Ban lãnh đạo Công ty cần xem xét và có
hướng tốt hơn trong thời gian tới.

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Vu
Thesis title: Solutions to improve business results of the Bac Kan Electricity Company.
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Based on the evaluation of business results of the Bac Kan Electricity Company,
the thesis has proposed some solutions to improve the business results of the Bac Kan
Electricity Company.
Materials and Methods
The thesis has been used some research methods including: data collection and
processing method, data synthesis and processing methods, information analysis
methods. The primary data was collected by interviewing 90 households using
electricity in Bac Giang city, Na Ri district and Ba Be district. valve. Secondary data is
collected from books, journals, newspapers, reports from sectors, levels, websites ...
related to research content of the topic. The data collected by the author will be
organzied, analyzed and evaluate the business results of Bac Kan Electricity Company.
Main findings and conclusions
The business electricity has increased gradually with an average rate at 10.89%.
In the business electricity segment, the electric which is being used for living accounted
for the highest percentage, and always placed over 50% and the lowest percentage is for
agriculture segment which its propotion is usually under 1.0%. The electricity price is
applied by the government’s policy. According to each using electricity purposes, the
high price is applied for business purpose, and the low price is for producing. The
percentage of power loss has decreased over the years but still high, over 7%.
The Bac Kan Electricity Company’s business activities in the recent years have

achieved some excellent results such as: after tax profit have increased gradually with
an average growth rate at 15.77% per year. In this segement, the cost of electricity
management has increased 22/54% per year on average, the others fees have also
increased 40.35%. This can prove that the company manages the general expenses such
as electricity, water and purchasing assets are not appropriate.
Total revenue of the Bac Kan Electricity Company has increased gradually by
the year with the average growth rate at 14.28% per year. The net revenue from the

x


electrictu business increased at a higher rate of 15.44% per year, while the other service
increased at a lower rate with an average growth rate 4.96% per year. The total revenue
of the company increased by 14.28% per year but net profit grew only 6.02%. The
reason for the increase in net profit margin is slower than the growth rate of total
revenue due to the higher cost of the expenses, especially management expenses.
The quality of power supply services of Bac Kan Power Company is not well
evaluated by customers. There are 20 customers who do not have a good feedback about
the power transmission system. The number of times the power failure is still high, the
power outage is long, the service attitude of employees is unacceptable.
In order to improve the business results of Bac Kan Power Company, the authors
proposed some solutions: improving the quality of customer services, solutions to
minimize the electricity loss, saving costs, solutions to strengthen the the company’s
organizational structure, training and development of human resources.
The business operation of the Bac Kan Electricity Company has achieved some
certain results, but there are still many drawbacks so the directos should consider and
have a better plan in the future.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, công cuộc đổi
mới và các thách thức thời đại đang đặt ra trước các doanh nghiệp những nhiệm
vụ hết sức to lớn và nặng nề, nhằm góp phần phát triển và làm giàu cho doanh
nghiệp, cho Nhà nước và cho mỗi cá nhân. Mỗi doanh nghiệp đều phải linh hoạt
năng động, thích ứng với môi trường mới, phải tính đến hiệu quả trong chiến
lược và phương án kinh doanh cũng như diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị
trường mới có sự phát triển và tồn tại trong xu hướng cạnh tranh ngày nay.
Trong sự phát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò của
ngành Điện lực. Đây chính là nhân tố thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh
tranh, thu hút đầu tư... Ngành điện là ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò vô cùng
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian qua với sự tập trung đầu
tư và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành điện đã nỗ lực hoàn thành hiệu quả
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội được giao đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công ty Điện lực Bắc Kạn với chức năng là kinh doanh bán điện trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn, quản lý vận hành, tổ chức phát triển hệ thống lưới điện trong
toàn tỉnh, nhằm phục vụ an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời nhu cầu sử dụng
điện của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và các tầng
lớp dân cư trên toàn tỉnh Bắc Kạn. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Tổng công ty Điện lực miền bắc, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù
độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn song
Điện lực Bắc Kạn cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy
luật thị trường. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì doanh nghiệp
phải nâng cao trình độ quản lý, lập lại trật tự, kỷ cương trong kinh doanh điện
năng, từng bước giảm tổn thất điện năng, đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng
điện, không ngừng nâng cao kết quả kinh doanh điện năng.
Là người công tác trong ngành điện, ý thức được tầm quan trọng của việc

nâng cao kết quả kinh doanh điện năng đối với sự tồn tại và phát triển của Điện
lực Bắc Kạn, phù hợp với điều kiện mới, trên cơ sở những kiến thức đã được nhà
trường trang bị cùng với việc nghiên cứu thực trạng tình hình kinh doanh điện

1


năng tại cơ sở, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh tại
Công ty Điện lực Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn với hy vọng
đóng góp một phần nhỏ trong công tác nâng cao kết quả kinh doanh tại Công ty
Điện lực Bắc Kạn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực
Bắc Kạn để đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao kết quả kinh doanh điện
năng tại Công ty Điện lực Bắc Kạn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng kết quả kinh doanh điện tại Công ty Điện lực
Bắc Kạn và những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh điện của Công ty;
- Đề xuất các giải pháp pháp cơ bản nhằm nâng cao kết quả kinh doanh
điện tại Công ty Điện lực Bắc Kạn đến năm 2020.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài là giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
điện của Công ty điện lực Bắc Kạn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi thị
trường và địa bàn hoạt động của Công ty điện lực Bắc Kạn

+ Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng trong giai đoạn 2015 2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
+ Phạm vi nội dung: Kết quả kinh doanh điện của Công ty điện lực Bắc
Kạn

2


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về kết quả kinh doanh
Kết quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội
đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Kết quả kinh doanh bao
gồm hai mặt là kết quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật
lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp
nhất) và kết quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá
trình hoạt động kinh doanh), trong đó kết quả kinh tế có ý nghĩa quyết định (Lê
Văn Tư, 2005).
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Kết quả kinh
doanh còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp
giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất
như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận: Vậy
hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao
nhất (Nguyễn Năng Phúc, 2013).
Nâng cao kết quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ
quan trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một
cách bền vững. Do vậy phân tích kết quả kinh doanh là một nội dung cơ bản
của phân tích tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển

không ngừng. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh còn là tiêu chí đánh giá kết quả
kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trên thị trường (Nguyễn Minh Kiều, 2011).
Khi phân tích kết quả kinh doanh các chỉ tiêu cần được xem xét gắn
với thời gian, không gian và môi trường của các chỉ tiêu nghiên cứu. Mặt
khác, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn đặt trong mối quan hệ với
hiệu quả xã hội và trách nhiệm bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên của
đất nước.

3


Phân tích kết quả kinh doanh cần phải kết hợp nhiều tiêu chí kết quả
ở các bộ phận, các mặt của quá trình kinh doanh như chỉ tiêu kết quả sử
dụng tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay,
chi phí… Ta cũng có thể đi phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi
tiết, từ đó khái quát hóa để đưa ra các thông tin hữu ích là cơ sở đưa ra các
quyết định phục vụ quá trình kinh doanh.
Bản chất của kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp:

Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả
cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động
kinh doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách, vì nó
là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh tế có quan hệ với
kết quả xã hội và môi trường (Ngọc Quang, 2008).
Thực chất của kết quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu
ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất
định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính
phản ánh kết quả kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các

nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của
thông tin từ các chỉ tiêu kết quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời
gian và không gian phân tích (Nguyễn Năng Phúc, 2013).
Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh có thể khái quát như sau:
Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với các yếu tố đầu vào được tính
theo công thức:
Công thức 1:
Kết quả đầu ra
Kết quả kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
Hoặc sự so sánh giữa yếu tố đầu vào so với kết quả đầu ra.
Công thức 2:
Yếu tố đầu vào
Kết quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra

4


Ở công thức (1) kết quả tính được càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh càng cao và công thức (2) thì ngược lại.
Kết quả đầu ra, yếu tố đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật, thước đo
giá trị tùy theo mục đích của việc phân tích.
Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao
gồm: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dựa vào bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm:
Tổng tài sản bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản
dài hạn bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân. Hoặc chi phí, giá vốn

hàng bán, chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh…
Công thức 1 phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công,
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra
như doanh thu, lợi nhuận… trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Công thức 2 phản ánh cứ một đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi
nhuận, giá trị sản lượng hàng hóa thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào vốn,
nguyên vật liệu, nhân công…) chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh
càng cao.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh thường thể hiện một kỳ
phân tích, do vậy số liệu dùng để phân tích các chỉ tiêu này cũng là kết quả
của một kỳ phân tích. Nhưng tùy theo mục tiêu của việc phân tích và nguồn
số liệu sẵn có, khi phân tích có thể tổng hợp các số liệu từ thông tín kế toán
tài chính và kế toán quản trị khi đó các chỉ tiêu phân tích mới đảm bảo chính
xác và ý nghĩa.
Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cần
được xem xét trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội và quan điểm và hiệu quả.
2.1.1.2. Khái niệm doanh thu
Doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã thu về hoặc có quyền đòi về
do việc bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ được xác định là đã hoàn thành
trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu này bao gồm các doanh nghiệp kinh tế sau:

5


- Giá trị sản phẩm, vật chất, dịch vụ hoàn thành và đã tiêu thụ ngay trong
kỳ phân tích.
- Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ hoàn thành trong các kỳ trước nhưng
mới tiêu thụ được trong kỳ phân tích.

- Giá trị sản phâm vật chất, doanh nghiệp hoàn thành và giao cho khách
hàng trong các kỳ trước nhưng nhận được thanh toán trong kỳ phân tích.
- Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định Nhà nước để sử dụng cho
doanh nghiệp đổi với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được
Nhà nước cho phép.
- Giá trị các sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải căn cứ vào giá thị trường ở thời điểm bán
hàng, cung cấp dịch vụ để đánh giá tiêu thụ.
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được xác định bằng công
thức.
n

M=
i 1

Trong đó:

q xp
i

i

M: là doanh thu tiêu thụ.
qi: là khối l ượng sản phẩm, hàng hoá i đã tiêu thụ trong kỳ
pi: giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hoá i
i,n: số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp

đã tiêu thụ trong kỳ
Thời điểm xác định doanh thu bán hàng là khi khách hàng chấp nhận
thanh toán, bất kể doanh nghiệp đã nhận tiền hay chưa.

Cần phân biệt các thuật ngữ về doanh thu là doanh thu tổng thu tổng thể,
doanh thu bán hàng và doanh thu thuần.
Doanh thu tổng thể: Hay còn gọi là tổng doanh thu là tổng số tiền ghi trên
hoá đơn bán hàng.
Hợp đồng bán hàng có thể là hàng tổng giá thanh toán (đối với các doanh
nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp cũng như các đối tượng chịu

6


thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) hoặc giá không có thuế VAT (đối với các
doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ).
Doanh thu tổng thể bao gồm các khoản doanh thu bị giảm trừ như chiết
khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại các khoản bồi thư ờng, chi phí sửa
chữa hàng bị hỏng trong thời gian bảo hành và các loại thuế gián thu.

Doanh thu bán
hàng thuần

=

Doanh thu
tổng thể

-

Các khoản bị
giảm trừ

-


Các khoản
thuế giảm thu

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị hàng hoá của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Tổng doanh thu thuần:
Tổng doanh thu bán
hàng thuần

=

Tổng doanh thu
bán hàng

-

Các khoản giảm
trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Hàng bán bị trả lại: Đây là giá trị số sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ
đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân vi phạm cam kết, vi phạm
hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất không đúng chủng loại quy định.
- Giảm giá hàng bán: Đây là khoản giảm trừ được ngời bán chấp thuận
một cách đặc biệt trên giá thoả thuận do hàng bán kém phẩm chất, không đúng
quy cách phẩm chất quy định trên hợp đồng kinh tế.
- Các khoản thuế gián thu bao gồm: Thuế GTGT (theo phương pháp trực
tiếp), thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Thuế xuất khẩu là các loại thuế gián thu đánh vào các loại hàng hoá xuất
khẩu (thuộc doanh mục hàng hoá bị đánh thuế) qua các cửa khẩu và biên giới

Việt Nam.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hoá,
dịch vụ nhất định (hàng hoá, dịch vụ đặc biệt). Thông thường đây là những hàng
hoá, dịch vụ cao cấp mà không phải bất cứ ai cũng có điều kiện sử dụng hay
hưởng thụ do khả năng tài chính có hạn hoặc có thể là những hàng hoá, dịch vụ
khác có tác dụng không tốt đối với đời sống sức khoẻ con ngời, văn minh xã hội
mà Chính phủ có chính sách hạn chế sản xuất, tiêu dùng.
+ Thuế GTGT (theo phương pháp trực tiếp): Đây là loại thuế gián thu
được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh qua mỗi

7


khâu quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng
chính số thuế tính trên giá bán của người tiêu dùng cuối cùng.
Doanh thu bán hàng: là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ
mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, doanh thu bán hàng phản ánh con số thực tế
hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
Doanh thu thuần: là doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm
trừ, chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế
đánh trên doanh thu thực hiện trong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
nhập khẩu… (Đỗ Văn Phức, 2003).
2.1.1.3. Khái niệm chi phí
Chi phí kinh doanh nói chung là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hoá được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh của
các doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp thương mại thì chi phí kinh doanh thương mại là
những khoản chi bằng tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt
động kinh doanh thương mại. Về bản chất, đó là những khoản tiêu hao về lao
động sống và lao động vật hoá trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Các chi phí này phát sinh hàng ngày, hàng giờ đa dạng và rất phức tạp và
tuỳ thuộc vào việc thực hiện các hành vi thương mại khác nhau.
Đối với việc mua bán hàng hoá, đó là các chi phí phát sinh ở khâu vận
chuyển, dự trữ, tiêu thụ, khâu quản lý doanh nghiệp.
Đối với việc cung ứng dịch vụ thơng mại và hoạt động xúc tiến thương
mại như: đại diện môi giới, uỷ thác, đại lý, khuyến mại…. đó là các chi phí về
vật chất tiền vốn, sức lao động để thực hiện các hành vi kể trên vì mục đích của
DNTM trong một thời kỳ nhất định.
Đối với hoạt động tài chính là những khoản chi phí phải trả lãi suất cho
các khoản nợ, chi phí chuyển tiền trả cho nhà cung cấp dịch mua ngoài.
Ngoài ra còn các chi phí như: các khoản thuế phải nộp cho nhà nước theo
quy định của luật pháp như thuế nhà đất, thuế nhập khẩu, thuế GTGT (Đỗ Văn
Phức, 2003).
Chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại có nội dung công dụng và tính
chất khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng chi phí kinh

8


doanh nhằm đa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh, đồng thời để thuận
tiện cho công tác hạch toán cần tiến hành phân loại chi phí.
Chi phí kinh doanh thương mại được phân theo những tiêu thức khác
nhau.
* Theo bản chất kinh tế chi phí kinh doanh thương mại được phân thành
hai loại:
- Chi phí bổ sung là những khoản chi nhằm tiếp tục và hoàn chỉnh quá
trình sản xuất hàng hoá trong khâu lưu thông.
- Chi phí thuần tuý là những khoản chi nhằm mục đích chuyển hoá hình
thái giá trị của hàng hoá.
* Căn cứ vào mức độ tham gia và các hoạt động kinh doanh, chi phí kinh

doanh được phân thành hai loại:
- Chi phí trực tiếp như: các chi phí mua, bán hàng hoá.
- Chi phí gián tiếp là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động
kinh doanh nh chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Căn cứ vào tính chất biến đổi, chi phí kinh doanh được phân thành
hai loại:
Chi phí khả biến hay biến phí: là những khoản chi phí biến đổi phụ thuộc
vào khối lượng hàng hoá mua vào bán ra trong kỳ. Chi phí này bao gồm: chi phí
vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, bảo quản hàng hoá, đóng gói bao bì vv … Đặc
điểm của chi phí này là khi khối lượng sản phẩm hàng hoá mua vào, bán ra thay
đổi thì biến phí thay đổi theo chiều hớng tỷ lệ thuận. Nhưng biến phí cho một
đơn vị doanh thu thì không đổi.
Chi phí bất biến hay định phí: là những khoản chi phí tương đối ổn định,
không phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá mua vào bán ra trong kỳ. Chi phí này
bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý vv… Đây là loại chi
phí mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh cũng phải thanh
toán, phải trả không phụ thuộc vào khối lợng sản phẩm sản xuất kinh doanh
nhiều hay ít, thậm chí đôi khi không hoạt động cũng phải trả. Đặc điểm của chi
phí này là khi khối lượng hàng hoá mua vào bán ra thay đổi thì định phí không
đổi. Nhưng định phí cho một đơn vị doanh thu thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ
nghịch (Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến, 2005).

9


* Căn cứ vào chức năng hoạt động của doanh nghiệp thì chi phí kinh
doanh được phân thành ba loại:
Chi phí mua hàng: gồm chi phí vận chuyển, chi phí dịch vụ thuê ngoài
như thuê vận chuyển, thuê kho bãi vv…
Chi phí bán hàng: là các khoản chi phí phát sinh trực tiếp tại bộ phận bán

hàng như tiền lương nhân viên bán hàng, bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế của
nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản phục vụ hoạt động bán hàng, chi phí
đào tạo, bồi dưỡng nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện
thoại, điện nước – dịch vụ khác, chi phí bằng tiền khác vv…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm các khoản chi phí cho nhân viên
quản lý như tiền lương nhân viên quản lý, bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế của
nhân viên quản lý, chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tài
sản cố định phục vụ bộ phận quản lý, chi phí tiếp khách, chi phí dịch vụ mua
ngoài như điện thoại – điện nước và các chi phí bằng tiền khác vv…
* Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu hạch toán thì chi phí kinh doanh
được phân thành các khoản mục:
Chi phí nhân viên
Chi phí nguyên liệu, vật liệu
Chi phí công cụ đồ dùng
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí vận chuyển thuê ngoài
Chi phí về điện nước, điện thoại
Chi phí lãi vay
Các chi phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với tình hình đặc
điểm sản xuất kinh doanh và các mục tiêu quản lý kinh tế của doanh nghiệp sẽ
giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng hình thành kết cấu của chi phí kinh
doanh thương mại trong từng thời kỳ khác nhau, đồng thời làm cơ sở cho công
tác kế hoạch hoá, kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi
phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó mà tìm ra được các giải pháp quản lý
chi phí tốt, giảm chi phí kinh doanh, hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh

10



nghiệp từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp (Lưu Thị
Hương, Vũ Duy Hào, 2004).
2.1.1.4. Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận: là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Tổng
lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi
nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác.
Lợi nhuận trước thuế: là khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động.
Lợi nhuận sau thuế: là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp cho nhà nước.
Lợi nhuận giữ lại: là phần còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập. Lợi nhuận
giữ lại được bổ sung cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giữ lại còn
gọi là lợi nhuận chưa phân phối.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy theo các lĩnh vực đầu tư khác
nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán
dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã
cung cấp trong kì báo cáo.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động
tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân

hàng.

11


+ Lợi nhuận cho vay vốn.
+ Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận
khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.

+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi
nhuận bất thường (Đỗ Văn Phức, 2003).
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về kinh doanh điện năng
a. Điện năng

Điện năng là hàng hóa đặc biệt với các đặc điểm riêng có là không nhìn
thấy, sờ thấy; sản xuất và tiêu thụ được diễn ra đồng thời; không có hàng tồn kho,
sản phẩm dở dang, sản phẩm dự trữ như các hàng hóa khác; khách hàng dùng
trước trả tiền sau. Ngoài ra còn phải kể đến tính nguy hiểm cao trong cung ứng
và sử dụng điện. So sánh với các dạng năng lượng khác thì điện năng là dạng
năng lượng phổ biến và rẻ tiền nhất.
Điện năng chỉ trở thành hàng hóa khi được người tiêu dùng sử dụng,

nếu sản xuất ra mà không được tiêu dùng thì sẽ bị lãng phí toàn bộ. Sản lượng
điện được người tiêu dùng sử dụng và trả tiền gọi là sản lượng điện thương
phẩm. Điện năng được sản xuất ra tại các nhà máy được gọi là sản lượng điện
phát. Thông thường, sản lượng điện phát lớn hơn sản lượng điện thương phẩm
do những tổn hao trong quá trình truyền dẫn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Cho dù trình độ tổ chức, kỹ thuật tối ưu thì vẫn có tổn thất điện năng. Đây là
tổn thất do yếu tố kỹ thuật (tổn thất kỹ thuật), mang tính khách quan trên các
đường dây tải điện, tổn thất trong các máy biến áp, tổn thất do chế độ vận
hành, ngoài ra còn do yếu tố chủ quan (tổn thất thương mại) do tình trạng vi

12


×