Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sự truyền bá của thiền tông tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.97 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
DẪN NHẬP
I.

Sự truyền bá của thiền tông tại Việt Nam từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ V

II.

Thiền Tông tại Việt Nam từ đầu thế kỷ VI đến thế kỷ XIV
1. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
2. Thiền phái Vô Ngôn Thông
3. Thiền phái Thảo Đường
4. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DẪN NHẬP
Thực ra, rất khó định nghĩa về Thiền, về Định một cách khái quát, Thiền (Phạn:
dhyana, Pali: jhàna) có nghĩa là tư duy, tập trung tâm ý, tĩnh lặng, thông hội tâm mình
với ngoại cảnh; từ đó hành giả tập trung vào một đề tài, một đối tượng, đấy là định (S.
samadhi). Như thế, nếu không kể đến mức độ sâu cạn, thì thiền định là phương cách tư
duy của mọi người, thuộc một tôn giáo hay không tôn giáo nào chứ không riêng
của Phật giáo. Từ thế kỷ thứ I TCN, Đạo Phật đã du nhập Giao Châu do các nhà sư Ấn
Độ theo thuyền buôn mà đến. Đây chỉ là tư tưởng Phật giáo của người bình dân.
Nhưng đến thế kỷ II hoặc đầu thế kỷ III, khi Trung tâm Phật giáo Luy Lâu được thành
lập, chùa Phật ở Giao Châu đã có vài trăm và kinh điển đã được phổ biến, dịch thuật ra
Hán ngữ, hoặc sáng tác, chú giải, luận giải như Lý hoặc luận, Lục độ tập kinh, Nê-hoàn
phạm hối…thì Thiền Tông mới thật sự phát triển tại Việt Nam.
I. Sự truyền bá của thiền tông tại Việt Nam từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ V.


Thiền học Việt Nam khởi đầu băng Khương Tăng vào đầu thế kỷ thứ ba. Không những
Tăng Hội là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, ông cũng còn phải được xem là ngời đầu
tiên đem Thiền cho phát huy ở Trung Hoa [2;204].
Ở đầu thế kỉ thứ III Thiền Tông được Khương Tăng Hội truyền sang nước ta và phát
triển nhanh chóng và trở nên phồn thịnh ở Trung tâm Luy Lâu thủ phủ của Giao Chỉ
xưa nay thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh là một cái nôi văn hóa lớn của cả
nước Khương Tăng Hội là người Khương Cư gốc miền bắc Ấn Độ cha mẹ ông là dân
buôn bán và đã định cư ở Giao Chỉ không may cha mẹ ông mất khi ông lên mười và
ông phải sống trong chùa khi mà ở trong chùa. Ông đã dịch kinh từ tiếng Sanskrit sang
tiếng Hán vì các vị xuất gia điều phải học tiếng Phạn, và ngay khi còn nhỏ ông đã rất là
thông minh âm hiểu về Phật học, Khổng học và Lão học. Ông còn tinh thông cả Tứ
Thư Ngũ Kinh và giỏi cả về thiên văn toán số, văn chương lưu loát [4; 31]. Thiền học


đối với Tăng Hội không phải chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn có cả một
căn bản triết học về tâm học. Thiền học của ngài không những là phương pháp hành
đạo mà còn cả một căn bản triết học về tâm linh, chịu ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý
Không và Chân như của Đại thừa. Kế đó là Chi Cương Lương Tiếp (Kalasivi = Chính
Vô Úy), nhà dịch kinh thuộc hệ phái Đại thừa có khuynh hướng thiền học .Trong bài
tựa An Ban Thủ Ý Kinh. Tăng Hội nói: “Trong thời gian búng ngón tay, tâm ý ta có thể
trải qua 960 lần chuyển niệm: trong thời gian một ngày một đêm, ta có thể trải qua 13
ức ý niệm. Dùng phương pháp đếm hơi thở… ta có thể khứ bỏ 13 ức ý niệm trong sạch
ấy” [4;77].
Quan trọng nhất là đoạn Tăng Hội viết trong Lục Độ Tập Kinh về Thiền. Ông nói về
bốn trình tự Thiền (tứ thiền) như phương chính để “chính tâm, nhất ý, tập trung điều
thiện duy trì trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bản để mà khử diệt”.
Phương Pháp Thực Hành Của Nhất Thiền: khử bỏ ngũ ái, ngũ yêu tà sự, khi mắt thấy
sắc đẹp tâm sinh dâm cuồng, khử bỏ những thanh, hương vị và xúc thường tai hại.
Người có chí hành đạo ắt phải xa lánh chúng và lại còn phải diệt trừ năm sự ngăn che:
suy75 tham dục, sự giận dữ, sự mê ngủ, sự dâm lạc và sự hối hận nghi ngờ. Đối với

những người có đạo hay không có đạo, có kinh thay không kinh…. Tâm ý đạt đến hiểu
biết, trở nên thanh tịnh không dơ bẩn, tâm sang thấy được chân lý, đạt tối trình độ
không gì là không biết, các loài trời, rồng và quỷ mị không thể đánh lừa được.
Phương Pháp Thực Hành Của Nhị Thiền: như người đã thoát ly oán thù tìm tới chốn
thâm sơn để cư trú nhưng còn sợ oán thù có thể tìm tới, kẻ hành giả không nên vui cái
vui đã dung thiện diệt cái ác, thiện tiến thì ác lui; bởi cái vui là mầm của sự lo sợ. Phải
diệt trừ quan niệm thiện ác chống nhau, do đó ý niệm vui và sợ đều tiêu diệt, mười điều
ác tuyệt dứt, không còn ngoại duyên nào có thể tới xâm nhập tâm mình. Cũng như khi
trên đỉnh núi cao thì không dòng nước nào có thể làm mình bị ngập lụt, cũng không sợ
mưa và rồng làm cho chịu đắm.


Phương Pháp Thực Hành Của Tam Thiền: Giữ gìn tâm ý một cách kiên cố, cả thiện và
ác cũng đều không thâm nhập được, tâm an ổn như núi Tu Di; từ bên trong thiện cũng
không xuất pháp từ bên ngoài thiện, ác và tịch diệt cũng không xâm nhập được. Tâm
như hoa sen, rễ hoa trong bùn, khi hoa chưa mọc thì còn bị lấp duới nước. Người thực
hành tam thiền thanh tịnh như hoa, lìa xa ác niệm, cả thân và tâm đều an ổn, để hướng
về tứ thiền
Phương Pháp Thực Hành Của Tứ Thiền: Tới đây cả thiện và ác đều bỏ, tâm không nhớ
ác; trong tâm yên và sang như hạt ngọc lưu ly; như ngàng công chúa tự tắm gội và lấy
hương thơm ướp mình, mặc xiêm y mới. Bồ tát đã đạt tứ thiền thí các loại tà cấu không
làm hư tệ tâm mình…. Đạt được tứ thiền thì muốn làm gì cũng được, phi hành nhẹ
nhàng trên không, phân tâm tán thể, biến hóa vạn cách, ra vào không ngăn cách….
Chính phương pháp hành đạo của là mà còn cả một căn bản triết học về tâm linh, chịu
ảnh hưởng sâu đậm của giáo lý Không và Chân như của Đại thừa.
Kế đó là Chi Cương Lương Tiếp (Kalasivi = Chính Vô Úy), nhà dịch kinh thuộc hệ
phái Đại thừa có khuynh hướng Thiền học. Ngoài Tăng Hội và Chi Cương Lương Tiếp,
trong thế kỷ III tại Giao Châu có Ma La Kỳ Vực (Marãjivãka). Cao Tăng Truyện nói
tới Ma La Kỳ Vực như một người có thể làm nhiều phép lạ, thì có thể ông này đã có
khuynh hướng Mật Giáo, Sách Phật Tổ Lịch Đại Thống Tải cũng nói “Năm Vĩnh Bình

thứ tư (Tấn Huệ Đế, 294 sau Tây lịch) có vị sa môn Tây Trúc là Kỳ Vực đến Lạc
Dương [4; 83].
Sang thế kỷ thứ V có Thiền sư Huệ Thắng học với Đạt Ma Đề Bà phương pháp quán
hạnh về thiền.Hiện ta chưa tìm ra được tài liệu nào nói về Phật Giáo Việt Nam vào thế
kỷ tiếp tức là thế kỷ IV. Và vì thế không biết được tình trạng Thiền học trong thế kỷ
này. nhưng Tục Cao Tăng Truyện có nói đến tên hai vị thiền sư ở Giao Châu vào thế kỷ
V: Thiền sư Ðạt Ma Ðề Bà (Dharmadeva) và thiền sư Huệ Thắng. [4; 63]


Thiền sư Ðạt Ma Ðề Bà là người Ấn Ðộ, đã đến Giao Châu vào khoảng giữa thế kỷ
Vđể giảng dạy về các phương pháp thực hành Thiền học. Huệ Thắng thiền sư là một
trong những học trò những học trò của ông. Tục Cao Tăng Truyện viết: "Thích Huệ
Thắng là người Giao Chỉ, ở chùa núi Tiên Châu, đã từng vân du khắp các miền sông
núi, thung dung giải phóng, đọc kinh Pháp Hoa mỗi ngày tới một lần..., đã từng theo vị
thiền sư ngoại quốc là Ðạt Ma Ðề Bà để học phương pháp quán hạnh về thiền, mỗi khi
nhập định thì tới ngày mai mới xuất định. Lưu Tích ở Bành Thành khi làm thái thú ở
Nam Hải có nghe nói đến đạo phong của ngài; lúc về nước thỉnh ngài cùng đi. Huệ
Thắng thiền sư nhận lời. Khi về tới Bành Thành thì cư trú tại chùa U thê để chỉ bày
chân thể mầu nhiệm. Ngài thường làm ra vẻ như người ngu ngốc, nhưng kẻ ở lâu dài
với ngài thì rất kính trọng, nhất là những học giả về thiền thì rất khâm phục... Năm
Vĩnh Minh thứ năm (487) ngài dời về ở Diên Hiền tịnh xá tại núi Khế Chung. Từ trẻ
tới già, ngài vẫn giữ một tâm trinh chính; ngài mất trong khoảng niên hiệu Thiên Giám,
tuổi vừa bảy mươi". Hẳn là Ðạt Ma Ðề Bà, người dạy ông về thiền, cũng là thiền sư đại
thừa. Như ta thấy trong Tục Cao Tăng Truyện, Huệ Thắng trước khi dời về Diên Hiền
tịnh xá vào năm 487.
Ðạt Ma Ðề Bà như vậy đã sang Giao Châu vào khoảng trước thế kỷ thứ năm, và như
thế là trước ngày Bồ Ðề Ðạt Ma sang Lương. Truyền Ðăng Lục của Ðạo Nguyên nói
rằng Bồ Ðề Ðạt Ma sang Trung Hoa năm 520, và sau khi không thành công với Lương
Vũ Ðế liền vượt sông sang Bắc Ngụy. Nhưng Tục Cao Tăng Truyện của Ðạo Tuyên lại
viết: " Bồ Ðề Ðạt Ma ban đầu lên đất nước Nam Việt thuộc Tống, cuối cùng vượt sông

sang Ngụy". Chữ Nam Việt ở đây có thể là Giao Châu hồi bấy giờ, cũng thuộc Tống.
Nhà Tống (420-447) tới trước nhà Tề (479-501). Nếu quả thực Bồ Ðề Ðạt Ma đến Nam
Việt vào cuối đời nhà Tống thì có thể ông đã qua Lương đồng thời với lúc Ðạt Ma Ðề
Bà qua Giao Châu [4; 69-70]. Có điều Bồ Ðề Ðạt Ma ở Trung Hoa trở nên rất nổi
tiếng, trái lại Ðạt Ma Ðề Bà ở Giao Châu thì sử sách lại ít nói đến. Ðiều này có thể do
hai lý do: lý do thứ nhất là sử liệu Việt Nam về thời Bắc thuộc vì binh hỏa loạn lạc đã


không còn gì được giữ lại, thư tịch Trung Hoa cũng hầu như không nói gì về Giao
Châu trong thời đại này; lý do thứ hai là vì Thiền học Nam Phương chú trọng hoàn
toàn đến thực hành và có khuynh hướng thần bí, ít chú trọng về vấn đề ghi chép lịch sử
và về sự phân tông lập phái, và nhân vật Bồ Ðề Ðạt Ma đã được thổi phồng lên một
cách quá đáng.
Tăng Hội sang Nam Kinh vào giữa thế kỷ thứ ba để hoằng dương thiền pháp, vào giữa
thế kỷ IV tại Trung Hoa có Ðạo An cũng chú trọng về thiền pháp, và cũng như Tăng
Hội, bắt đầu chú thích những kinh về thiền do An Thế Cao dịch như An Ban Thủ Ý. Và
cũng như Tăng Hội, Ðạo An đã nghiên cứu kinh Bát Nhã và hướng tới đại thừa hóa
Thiền học. Tiếp theo Ðạo An, vào cuối thế kỷ IV và đầu thế kỷ V, có Huệ Viễn cũng rất
chú trọng về Thiền học và sự sưu tâm thiền kinh. Khi Huệ Thắng từ Giao Châu sang,
thì tại đất Nam Kinh có nhiều phật tử hâm mộ Thiền học rồi và chính những người này
mới thấy rõ được giá trị của Huệ Thắng (Thiền học giả kính mỹ - Tục Cao Tăng
Truyện).
II. Thiền Tông tại Việt Nam từ đầu thế kỷ VI đến thế kỷ XIV
1. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người Nam Ấn Độ, thuộc dòng dõi Bàlamôn, từ nhỏ sư đã có ý
chí tham học Phật pháp khắp nơi. Năm 570, sư sang Trung Quốc, vào Tràng An, đúng
thời đó Chu Vũ Đế, nhà Bắc Nguỵ đang phá diệt Phật pháp. Vì thế, Sư đã lánh nạn đến
đất Nghiệp (Hồ Nam), ở đây tại núi Tư Không sư đã được bái yết Tam tổ Tăng Xán.
Sau lần yết kiến đầu tiên, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã ngộ đạo và trở thành một trong những
đệ tử xuất sắc của tổ Tăng Xán. Tổ Tăng Xán sau khi truyền tâm ấn cho Tỳ Ni Đa Lưu

Chi đã nói: “Nơi đây còn có nạn, ông nên đi mau về phương Nam mà hành hoá, không
nên chậm trễ”. Sư nghe theo lời tổ dạy, năm 580 đã đến Việt Nam, cư trú tại chùa Pháp
Vân (chùa Dâu) tỉnh Bắc Ninh ngày nay.


Sư được coi là người đã có công lao khai sáng Thiền tông, là sơ tổ của Thiền tông Việt
Nam lập lên Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.
Năm 594, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã trao tâm ấn cho Pháp Hiền. Từ đó Pháp Hiền trở thành
Tổ thứ hai. Sư vào núi Từ Sơn tu thiền định, đệ tử tìm đến học đạo rất đông. Thiền tông
ở trong thời kỳ này có thể nói là rất thịnh hành. Ðó cũng nhờ công đức hoằng hóa của
thiền sư Tỳ Ni Ðà Lưu Chi và Pháp Hiền. Thiền phái này được truyền thừa kéo dài 19
đời. Tuy nhiên hệ thống truyền thừa của Thiền phái này không được lưu lại đầy đủ, sử
sách ghi chép lại không rõ Pháp danh của tất cả các vị tổ. Sơ tổ là Tỳ Ni Đa Lưu Chi
(mất năm 594); đời thứ 2: thiền sư Pháp Hiền (mất năm 626); đời thứ 3: Huệ Nghiêm;
đời thứ 4: Thanh Biện (mất năm 686); đời thứ 5, thứ 6 không được ghi chép lại; đời thứ
7: Long Tuyền; đời thứ 8: Định Không (mất năm 808) và 2 vị khuyết tên; đời thứ 9:
Thông Biện và 2 vị khuyết tên; đời thứ 10: La Quý An (mất năm 936); đời thứ 11:
Thiền Ông (mất năm 979), Sùng Phạm (mất năm 1087) và 2 vị khuyết tên; đời thứ 12:
Vạn Hạnh (mất năm 1018), Định Tuệ, Đạo Hạnh (mất năm 1112),Trì Bát (mất năm
1117), Thuần Châu (mất năm 1101) và 2 vị khuyết tên; đời thứ 13: Huệ Sinh (mất năm
1063), Thiền Nham (mất 1163), Minh Không (mất năm 1141), Bản Tịnh (mất năm
1140) và 2 vị khuyết tên; đời thứ 14: Khánh Hỷ (mất năm 1142) và 4 vị khuyết tên; đời
thứ 15: Giới Không, Pháp Dung (mất năm 1174) và 1 vị khuyết tên; đời thứ 16: Trí
Thiền, Chân Không (mất năm1100), Đạo Lâm (mất năm 1203); đời thứ 17: Diệu Nhân
(mất năm 1113), Viên Học (mất năm 1136), Tịnh Thiền (mất năm 1193) và 1 vị khuyết
tên; đời thứ 18: Viên Thông (mất năm 1151) và 1 vị khuyết tên; đời thứ 19: Y Sơn (mất
năm 1213) và 1 vị khuyết tên khác.
Khi tại thế, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã dịch hai bộ kinh: Tượng Đầu Tinh Xá (tại Trung
Quốc), và Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì (tại Việt Nam). Tư tưởng của hai bộ kinh
này đã bao trùm tư tưởng thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi.

Và ngay từ buổi đầu thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã áp dụng những tư tưởng trong
kinh. Mặc dù được đắc pháp với Tam tổ Tăng Xán tại Trung Quốc, nhưng thiền mà Tỳ


Ni Đa Lưu Chi truyền vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của Thiền Ấn Độ đậm hơn thiền
Trung Quốc. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, có khuynh
hướng thiên vọng về Mật giáo, thiền chủ trương theo tinh thần bất lâp văn tự những
vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú
trọng việc truyền thụ tâm ấn.
Trái ngược với quan niệm thông thường của Thiền tông là chủ trương trầm tư mặc
tưởng, trong sinh hoạt các thiền sư có khuynh hướng nhập thế giúp dân. Đây là một
thiền phái mang tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu
việt của Phật giáo, vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng
nghèo khổ.
2. Thiền phái Vô Ngôn Thông
Hơn 200 năm sau khi Thiền phái Trung Quốc đầu tiên được truyền vào Việt Nam, thì
năm 820, Vô Ngôn Thông truyền thiền phái thứ hai vào Việt Nam sau Tì ni đa lưu chi.
Vô Ngôn Thông họ Trịnh, quê ở Quảng Châu. Sư tính tình điềm đạm ít nói, nhưng rất
thông minh học rộng nên được gọi là Vô Ngôn Thông. Sư là đệ tử của thiền sư Bách
Trượng Hoài Hải – người khai sáng 2 phái thiền lớn ở Trung Quốc là thiền Qui
Ngưỡng và thiền Lâm Tế. Sau khi rời Bách Trượng xuống núi, Sư đến trụ trì chùa Hoà
An. Năm 820, Sư đến Việt Nam ở chùa Kiến Sơ (do thiền sư Lập Đức trụ trì), làng Phù
Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay. Ở đây nhiều năm liền Sư chỉ quay mặt vào
vách toạ thiền và không ai biết tông tích của Sư. Vị trù trì thầm biết Sư là cao tăng đắc
đạo nên rất cảm phục và hết lòng săn sóc hầu hạ Sư. Vì thế thiền sư Vô Ngôn Thông
đổi tên hiệu vị trụ trì là Cảm Thành. Trước khi viên tịch thiền sư Vô Ngôn Thông cho
gọi sư Cảm Thành vào truyền trao tâm ấn và căn dặn Sư qua bài Kệ dịch nghĩa là: Hết
thảy các pháp, đều tự tâm sinh; tâm nếu không sinh, pháp không chỗ trú. Nếu hiểu
được vấn đề ấy thì làm việc gì cũng không trở ngại, cái tâm pháp ấy nếu không gặp



được bậc tâm căn, chớ nên truyền bậy. Sư tịch năm 826, và thiền sư Cảm Thành trở
thành vị tổ thứ hai của Thiền phái Vô Ngôn Thông
Sự truyền trao thiền pháp trong phái Vô Ngôn Thông diễn ra liên tục được 17 đời (theo
Trần Văn Giáp có 16 đời). Sơ tổ là thiền sư Vô Ngôn Thông (mất năm826); đời thứ 2:
Cảm Thành (mất năm 860); Đời thứ 3: Thiện Hội (mất năm 900); đời thứ 4: Vân Phong
(mất năm 959); Đời thứ 5: Khuông Việt Chân Lưu (mất năm 1011) và 1 vị khuyết tên;
Đời thứ 6: Đa Bảo và 1 vị khuyết tên; Đời thứ 7: Định Hương (mất năm 1051), Thiền
Lão và 1 vị khuyết tên; Đời thứ 8: Viên Chiếu (mất năm 1090), Cứu Chỉ (mất 1067),
Bảo Tính (mất năm 1034), Minh Tâm (mất năm 1034), Quảng Trí (mất năm 1090), Lý
Thái Tông (mất năm 1028) và 1 vị khuyết tên; Đời thứ 9: Thông Biên (mất năm 1134),
Mãn Giác (mất năm 1096), Ngộ Ấn (mất năm 1088) và 3 vị khuyết tên; Đời thứ 10:
Đạo Huệ (mất năm 1172), Biện Tài, Bảo Giám (mất năm 1173), Không Lộ (mất năm
1141), Bản Tịnh (mất năm 1177) và 3 vị khuyết tên; Đời thứ 11: Minh Trí (mất năm
1190), Tín Học (mất năm 1190), Tịnh Không (mất năm 1170), Đại Xả (mất năm 1180),
Tĩnh Lực (mất năm 1175), Trí Bảo (mất năm 1193), Trường Nguyên (mất năm 1165),
Tịnh Giới (mất năm 1207), Giác Hải, Nguyện Học (mất năm 1174) và 3 vị khuyết tên;
Đời thứ 12: Quảng Nghiêm (mất năm 1190) và 8 vị khuyết tên; Đời thứ 13: Thường
Chiếu (mất năm 1203) và 6 vị khuyết tên; Đời thứ 14: Thông Thiền (mất năm 1228),
Thần Nghi (mất năm 1216) và 3 vị khuyết tên; Đời thứ 15: Tức Lự, Hiện Quang (mất
năm 1221), Ẩn Không, và 2 vị khuyết tên; Đời thứ 16: Ứng Vương, Đạo Viên và 5 vị
khuyết tên; Đời thứ 17: Tiêu Diêu, Giới Minh, Giới Viên, Nhất Tông Quốc Sư.
Thiền phái Vô Ngôn Thông chịu ảnh hưởng Trung Hoa và chính sự ảnh hưởng này
được thấy trong lối trình bày lịch sử thiền, tổ chức tu viện, sử dụng thoại đầu và ảnh
hưởng Tịnh Độ giáo. Các thiền sư trong thiền phái này thay vì chỉ dung các kinh Bát
Nhã, đã sử dụng rất nhiều các kinh điển khác như kinh Viên Giác, Pháp Hoa, họ nhấn
mạnh đến chủ trương đốn ngộ và vô đắc đốn vốn rất gần gũi với giáo lý thiền phái
Nam Phương ở Trung Hoa. Nhưng khác với thiền phái Trung Hoa, thiền phái này, cũng



như thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã rất gần gũi với đời sống xã hội, tham dự vào đời
sống nhập thế trong khi vẫn duy trì được sinh hoạt tâm linh của mình.
Sự phối hợp giữa Thiền và Tịnh Độ sau này sẽ trở nên quan trọng trong đạo Phật tại
Việt Nam [4; 175].
3. Thiền phái Thảo Đường
Dòng thiền này ra đời trong một hoàn cảnh hết sức éo le, năm kỷ dậu (1069) vua Lý
Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành về, mang theo rất nhiều tù binh. Nhà vua đã đem số
tù binh này phân phát cho các quan trong triều đình để làm quân hầu. Trong số quan
triều có một vị là tăng lục (một chức vụ trong coi về tăng sự), một hôm vị này đi vắng
về thấy bản ''Ngữ lục'' của mình bị một tù binh sửa chữa. Hỏi ra mới biết đó là một vị
thiền sư người Trung Quốc, theo thầy qua Chiêm Thành, chẳng may bị bắt làm tù binh.
Vị thiền sư ấy là Thảo Ðường, đệ tử của thiền sư Tuyết Ðậu Minh Giác ở Trung Quốc
thuộc phái Vân Môn. Khi biết tung tích của Thảo Ðường thiền sư, vua Lý Thánh Tông
liền sắc phong cho Sư làm Quốc sư (năm 1069). Thảo Ðường thiền sư lập đàn khai
giảng ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long. Ðệ tử đến tham học rất đông. Sư đã
lập ra phái Thiền thứ ba ở Việt Nam: phái Thảo Ðường.
Sách Thiền Uyển Tập Anh có ghi rằng thiền sư Thảo Đường thuộc truyền thống của
thiền sư Tuyết Đậu Minh Giác ở Trung Hoa. Thiền sư Tuyết Đậu Minh tịch năm 1052,
trong khi thiền sư Thảo Đường được phong quốc sư ở Đại Việt vào năm 1069, ta có thể
nói Thảo Đường là đệ tử của Tuyết Đậu, và là anh em đồng sư với các thiền sư Nghĩa
Hòa, Trí Phúc và Truyền Tông.[4; 180]
Thiền phái này truyền được 5 đời, đắc đạo được 19 vị thiền sư.
Về tư tưởng, Thiền phái Thảo Đường chịu ảnh hưởng của tư tưởng phái thiền Vân
Môn, Trung Quốc. Thiền sư Thảo Đường chịu ảnh hưởng của người thầy mình là thiền
sư Tuyết Đậu rất sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng dung hợp giữa Phật giáo và Nho giáo.


Vân Môn và Tuyết Đậu đều là những thiền sư bác học và có khuynh hướng văn học, cả
hai đều nhằm tới hoằng dương Thiền học trong giới trí thức, đưa nho gia đến gần đạo
Phật và trở nên phật tử. Thiền sư Tuyết Đậu còn là một văn tài lớn. Sự nghiệp sáng tác

của thiền sư được ghi lại trong tác phẩm Tuyết Đậu Ngữ Lục. Tác phẩm này đã được
phổ biến rộng trong giới thiền sư của Việt Nam thời bấy giờ. Vì thế khi sang Việt Nam
thiền phái Thảo Đường đã được phát triển trong giới quý tộc không xuất gia. Thiền
phái này đã có ảnh hưởng lớn lao đối với Phật giáo Việt Nam thời Lý nói chung và các
vị vua chúa quan quyền và trí thức nói riêng. Vì khuynh hướng thiên trọng trí thức và
văn chương nên thiền phái Thảo Đường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ
ảnh hưởng tới một số trí thức có khuynh hướng văn học. Hơn nữa phái thiền này còn
có thế lực mạnh vì phần đông là vua quan và cư sĩ theo học. Tuy nhiên tầm ảnh hưởng
không lâu dài và rộng rãi như thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và thiền phái Vô Ngôn
Thông. Các thiền sư phái Thảo Đường chịu ảnh hưởng của Mật giáo, bên cạnh việc tu
thiền còn chuyên về phù phép. Tiêu biểu là hai thiền sư Không Lộ và Giác Hải
4. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Sự hình thành, phát triển của thiền phái Trúc Lâm đời Trần không phải là một hiện
tượng ngẫu nhiên, bất thường mà là một hiện tượng có tính tất yếu lịch sử. Nó không
những phản ánh những hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ mà còn là kết
quả của sự tiến triển nội tại của Phật giáo Việt Nam trước đó. [1;12]
Dòng này hình thành vào những năm cuối của thế kỉ thứ XIII và những năm đầu tiên
của thế kỉ XIV. Người có công khia sáng dòng Thiền Tông này lại nguyên là Hoàng Đế
của nhà Trần đó là Trần Nhân Tông. Dòng thiền-tông Trúc Lâm Yên Tử truyền nói ba
đời. Cả ba bậc Thiền sư của ba đời dòng Trúc Lâm Yên Tử đều là những nhân vật lừng
danh, tên tuổi họ tỏa sáng trên nhiều lĩnh vực khác nhau , vì thế mà đương thời,uy tín
dòng họ này rất lớn lao. [5;134]


Thiền phái mới được thiết lập trên cơ sở hợp nhất ba Thiền phái: Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
Vô Ngôn Thông và Thảo Đường nhằm bốn mục đích sau:
1. Tự mình phân biệt với Thiền tông ở Trung Hoa biểu lộ tính độc lập.
2. Thay đổi một phần nội dung tiêu cực và thân ngoại.
3. Khoác chiếc áo của một tôn giáo mới [3; 649-650].
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293, Vua Trần Nhân

Tông xuất gia tu hành tại chùa Khai Phúc thuộc hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình), đến
năm 1299 vua rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tiếp tục tu hành và thành lập Thiền phái
Trúc Lâm (còn gọi là Trúc Lâm Yên Tử hay Trúc Lâm Tam tổ),
Đây được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật
thiết đến triều đại nhà Trần do Trần Nhân Tông làm Sơ tổ, nhưng mạch nguồn Yên Tử
vốn bắt đầu từ Thiền sư Hiện Quang, chính sư là người khai sơn chùa Vân Yên, sau đổi
là Hoa Yên, trên núi Yên Tử. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thường Chiếu và chính
là Tổ ban đầu của dòng thiền Yên Tử.
Một thời gian sau ngày xuất gia, vua Nhân Tông đổi pháp hiệu là Trúc Lâm. Ta biết
rằng vị tổ thứ hai của thiền phái Yên Tử, thiền sư Đạo Viên (hay Viên Chứng) ngày xưa
đã được ban hiệu là Trúc Lâm quốc sư. Nhân Tông đã xuất gia và đã trở nên một vị
cao tăng, tổ thứ sáu của phái Yên Tử và là tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm: ta gọi vua
bằng pháp hiệu Trúc Lâm của vua, trong khi không quên rằng Trúc Lâm quốc sư Đạo
Viên là vị tiền bối của vua. [4;280].
Kế tiếp là Quốc sư Đại Đăng, người đã từng về kinh thành Thăng Long hành đạo và
tiếp nhận thêm dòng thiền Lâm Tế từ Thiền sư Thiên Phong người Trung Hoa.
Nối tiếp là Thiền sư Tiêu Diêu, thầy của Thượng sĩ Tuệ Trung, cũng gọi là Đại sư Phúc
Đường, là người đắc pháp với ngài Ứng Thuận, dòng Vô Ngôn Thông.


Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã tạo nên trường lực hấp dẫn mạnh mẽ,
tạo đà thức đẩy sự ra đời hàng trăm ngôi chùa lớn, nhiều tầng lớp tăng chúng cùng quy
hướng theo một dòng tu hành in đậm sắc thái Phật giáo dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử ra đời đã góp phần cổ vũ tinh thần người dân Việt về khả năng phát triển
những giá trị văn hóa bản địa, nội sinh trong lòng dân tộc.
Nhưng từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XV nhà Trần mất, nhà Lê lên. Vì sợ ảnh
hưởng của nhà Trần nên nhà Lê không chấp nhận Phật giáo mà chấp nhận Nho giáo.
Từ đó hệ phái Trúc Lâm Yên Tử lần lần tiêu mòn cho đến mất tung tích.
KẾT LUẬN
Có thể thấy lịch sử phát triển của Thiền Tông tại Việt Nam từ khi được du nhập vào

nước ta đến nay trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những tác động mạnh mẽ đến
lịch sử văn hóa dân tôc. Tuy không trở lại thời vàng son của thế kỉ thứ 7, thứ 8, Thiền
Tông vẫn luôn gây được một sức hút mãnh liệt nơi tín đồ Phật giáo và đóng một vai trò
quan trọng trong nghệ thuật Đông Á. Việc nghiên cứu quá trình phát triển Thiền Việt
Nam nói riêng và lịch sử Phật giáo dân tộc nói chung là rất cần thiết. Vì chỉ khi hiểu
đúng về quá khứ của mình, xác định được bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua lịch
sử của Phật giáo tại Việt Nam, chúng ta mới có thể có tự tin trong đối thoại và hội nhập
với nền Phật giáo toàn cầu, mà hiện nay đang được Tây phương chú ý nghiên cứu trong
vài thập niên qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương văn Chung (1996), Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần,
NXB Hà Nội.
2. Thích Nhất Hạnh (2014), Thiền Sư Khương Tăng Hội- sơ tổ của Thiền tông Việt
Nam và Trung Hoa, NXB Lao động.


3. Nguyễn Duy Hinh (1981) , “Tìm hiểu ý nghĩa xã hội của Thiền phái Trúc Lâm”,
NXB KHXH, Hà Nội.
4. Nguyễn Lang (cb, 2008), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học.
5. Nguyễn Khắc Thuận(2012), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam tập II, NXB Thời
Đại, Hà Nội.
6. />7. />%C3%B2ng-di%E1%BB%85n-bi%E1%BA%BFn-c%E1%BB%A7a-thi%E1%BB
%81n-t%C3%B4ng-vi%E1%BB%87t-nam.html
8. />


×