Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÂN TÍCH CTCP CNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.49 KB, 47 trang )

9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
LỚP K15409C

TIỂU LUẬN
MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Giảng viên: NGUYỄN NGỌC HUY

PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN
CNG VIỆT NAM
Nhóm thực hiện
1. Đoàn Minh Anh

MSSV: K154090939

2. Vũ Thị Diệp

MSSV: K154090942

3. Ngô Thị Thanh Hà

MSSV: K154090949

4. Trần Nguyễn Hồng Minh

MSSV: K154090956

5. Lê Nhược Quân


MSSV: K154090964

6. Nguyễn Thị Thanh Tuyền

MSSV: K154090973

7. Nguyễn Thị Như Ý

MSSV: K154090978


LỜI NÓI ĐẦU
Trong một thập kỷ trở lại đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một vấn đề
mang tính cấp bách đối với các đô thị phát triển. Do đó, việc tìm kiếm và sử dụng
nhiên liệu thay thế cho xăng dầu càng được khuyến khích. Nhiên liệu thay thể phải
đảm bảo các tiêu chi như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn và thuận tiện
trong sử dung và giá thành sử dụng hợp lý. Với nguồn khí thiên nhiên ổn định tại
Việt Nam và đảm bảo đáp ứng các tiêu chí trên, việc sử dụng Khí thiên nhiên nén
(CNG) là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Về tổng thể việc sử dụng CNG làm nhiên liệu cho hệ thống vận tải trong nội
thành vẫn đảm bảo hiệu quả, do hệ thống đường xá không yêu cầu công suất, động
cơ cao; mặt khác còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách rõ rệt
trong nội thành; và điều đặc biệt quan trọng là sử dụng CNG làm nhiên liệu tiết
kiệm hơn 30% chi phí so với sử dụng nhiên liệu là xăng. Về mặt vĩ mô, ứng dụng
CNG trong Giao thông vận tải còn giúp nhà nước giảm thiểu nhập khẩu xăng dầu,
đồng thời còn đảm bảo về mặt an ninh năng lượng cho quốc gia (do Việt Nam chủ
động trong nguồn cấp khí thiên nhiên).
Khí thiên nhiên nén CNG đã được sử dụng phổ biến cho nhiên liệu phương
tiện ôtô và làm chất đốt công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới như khu vực Nam
Mỹ, Bác Mỹ, New Zeeland, Ấn độ, Pakistan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia,

lndonesia, Thái Lan…
Một lợi thế của khí CNG hiện nay là giá thành khá thấp, chỉ bằng khoảng 2030% so với LPG. Đây chắc chắn là nhiên liệu rẻ, sạch làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong các thành phố lớn và các khu công nghiệp, đặc biệt trong tình hình giá
xăng dầu tăng cao trong những năm gần đây.
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam là công ty chuyên sản xuất,
vận chuyển, phân phối khí nén thiên nhiên (CNG) để cung cấp cho các nhà máy có
sử dụng nhiệt năng trong quá trình sản xuất, đồng thời phục vụ cho các khu chung
cư. Hơn nữa CNG còn được dùng như là nhiên liệu thay thế xăng dầu trong ngành
giao thông vận tải. Với địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước, phát triển theo hướng
đảm bảo an toàn, hiệu quả, mục tiêu Công ty là trở thành nhà cung cấp nhiên liệu
chính cho các khu công nghiệp và giao thông vận tải. Công ty có lợi thế hơn hẳn so
với những doanh nghiệp kinh doanh các nhiên liệu truyền thống như than, dầu FO,
DO... nhờ tính ưu việt của việc sử dụng khí CNG làm nhiên liệu thay thế. Sau hơn 7
năm thành lập, CNG VIETNAM hiện là nhà phân phối khí nén thiên nhiên đầu tiên
và lớn nhất tại Việt Nam.

2


MỤC LỤC
Lời nói đầu............................................................................................. ii
Mục lục.................................................................................................. iii

3


PHẦN 1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ
1.1.

TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI


1.1.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới
Ngân hàng thế giới (WB) tháng 6/2017 giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng
kinh tế toàn cầu 2,7% trong năm 2017, và 2,9% trong năm 2018, cao hơn mức 2,4%
của năm 2016. Mặc dù chính sách hạn chế thương mại của Mỹ đem lại nhiều quan
ngại, song hoạt động thương mại vẫn tăng tốc và lần đầu tiên trong nhiều năm qua
không có thêm nguy cơ mới đe dọa triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, WB cũng
cảnh báo làn sóng bảo hộ đang tăng nhanh có thể ảnh hưởng tới sự phục hồi trên
toàn cầu.
Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới
T6/2017
Thế giới
Nền KT phát triển
Mỹ
Châu Âu
Nhật Bản
Nền KT mới nổi
& ĐPT
Trung Quốc
Ấn Độ

2017
2,7
1,9
2,1
1,7
1,5

2018
2,9

1,8
2,2
1,5
1

4,1

4,5

6,5
7,2

6,3
7,5

Thay đổi so với dự báo
T1/2017
2017
2018
0
0
0,1
0
-0,1
0
0,2
0,1
0,6
0,2
-0,1


-0,1

0
0
-0,4
-0,3
Nguồn: WB – Tháng 6/2017
Mỹ, kinh tế tăng trưởng bền vững. Thất nghiệp của nước này giảm mạnh

trong
nửa đầu năm 2017, đưa tỷ lệ thất nghiệp về mức 4,3%, thấp nhất kể từ năm 2001.
Điều kiện thị trường tiếp tục được cải thiện, niềm tin tiêu dùng và hoạt động sản
xuất công nghiệp tăng mạnh.
Châu Âu, kinh tế tiếp tục phục hồi, hoạt động sản xuất liên tục tăng trong
nửa
đầu năm 2017, và đạt mức tăng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua. Chỉ số PMI của
khu này đã đạt mốc 57,3 điểm trong tháng 6, là mức cao nhất kể từ tháng 4/2011.

4


Sản xuất khu vực Eurozone tăng nhờ số lượng đơn hàng mới và nhu cầu hàng hóa
tăng cao nhất trong 6 năm qua.
Nhật Bản, kinh tế duy trì đà tăng trưởng. Chính phủ Nhật Bản đã lần đầu
tiên
trong 6 tháng qua đánh giá lạc quan về nền kinh tế nước này nhờ những dấu hiệu
phục hồi tích cực trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân, đầu tư kinh doanh, đầu tư công
và xây dựng nhà ở sau một loạt các giải pháp kích thích tăng trưởng được đưa ra hồi
cuối năm 2016. Tuy nhiên, mức tăng lương thiếu ổn định đang làm giảm sức mua

của khu vực hộ gia đình. Ngoài ra, các chính sách kinh tế của Mỹ và sự suy giảm
kinh tế của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi của kinh tế Nhật
Bản.
Trung Quốc, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong nửa đầu năm 2017. Tăng
trưởng xuất nhập khẩu được khôi phục. Tuy nhiên, ngành sản xuất đang yếu đi, khi
chỉ số sản xuất PMI trong tháng 5 đã giảm xuống 49,6 điểm (lần giảm đầu tiên kể từ
tháng 8/2016) dưới ngưỡng 50, cảnh báo hoạt động sản xuất đang bị thu hẹp. Niềm
tin của doanh nghiệp cũng hạ xuống mức 54,7 điểm, thấp nhất trong vòng 16 tháng
qua. Các chỉ số cho thấy ngành sản xuất của nước này có thể giảm tốc và dự báo
nhiều thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc nửa cuối năm 2017.
1.1.2. Động thái của các Ngân hàng Trung ương
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã có hai lần tăng lãi suất điều hành trong
nửa đầu năm 2017, từ mức 0,5-0,75% lên mức 1-1,25%. FED nhiều khả năng sẽ
tăng lãi suất thêm một lần trong năm 2017. Trong một diễn biến khác, Tổng thống
Mỹ Donald Trump đã kí sắc lệnh hành pháp xem xét lại Đạo luật Dodd-Frank.
NHTW Anh (BoE) tiếp tục duy trì các chính sách tiền tệ trong 6 tháng đầu
năm 2017; đồng thời yêu cầu các ngân hàng lớn phải chịu thêm một khoản dự
phòng đặc biệt mới nhằm tránh việc phải dùng đến tiền thuế để giải cứu các ngân
hàng trong trường hợp khủng hoảng.
NHTW Châu Âu (ECB) đang đứng trước áp lực phải xem xét lại việc tiếp
tục chương trình nới lỏng định lượng (QE) do lo ngại giá cả tăng cao trong tương
lai. Ngoài ra, ECB đã phải công bố những điều khoản cụ thể đối với những khoản

5


vay khẩn khẩn cấp giành cho các ngân hàng yếu kém nhằm gia tăng tính minh bạch
về chính sách.
NHTW Nhật Bản (BOJ) chưa có thay đổi trong các chính sách điều hành
hướng tới mục tiêu lạm phát 2%1. BoJ tiếp tục nới rộng chương trình mua tài sản từ

410 tỷ Yên lên 450 tỷ Yên khi lợi suất TPCP nước này hạ xuống gần mức 0% lần
đầu tiên kể từ tháng 11/2016. IMF khuyến nghị Nhật Bản cần tiếp tục giữ chính
sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa nhằm hỗ trợ tăng lạm phát2.
NHTW Trung Quốc (PBoC) đã có những bước đi mạnh mẽ hơn trong việc
thắt chặt chính sách tiền tệ. PBoC đã có 4 lần liên điều chỉnh tăng lãi suất trong nửa
đầu năm 2017 đối với các khoản cho vay trung hạn và các thoả thuận mua lại trái
phiếu thị trường mở. Ngoài ra, Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể trong việc quốc
tế hóa đồng Nhân dân tệ khi ECB chấp nhận đưa đồng tiền này vào giỏ dự trữ ngoại
hối của mình.
1.1.3. Thị trường tài chính thế giới
Thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục có nhiều dấu hiệu tích cực.Tính
đến
20/6/2017, hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn toàn cầu đều có mức tăng điểm khá
so với so với đầu năm. Dẫn đầu là thị trường châu Á với mức tăng trung bình trên
15% so với đầu năm, tiếp theo là thị trường chứng khoán Mỹ3

1 BOJ tiếp tục chính sách lãi suất -0.1% đối với lãi suất qua đêm, giữ lợi suất 0% đối với trái phiếu chính phủ
Nhật kì hạn 10 năm cũng như chương trình nới lỏng định lượng thông qua mua tài sản trị giá 80 nghìn tỷ
yên/năm.

2
IMF khuyến nghị chính phủ Nhật Bản thay vì nâng thuế tiêu dùng đột ngột theo kế hoạch từ 8% lên 10% từ
nay cho đến 2019 thì nên nâng dần với mới biên độ khoảng 0,5% đến 1% cho đến khi mức thuế đạt mức
15%.

3
Đáng lưu ý là thị chỉ số NASDAQ đã tăng 15% so với đầu năm và 2 chỉ số DOW JONES và S&P500 tăng
khoảng 9% so với đầu năm.

6



Hầu hết các đồng tiền chủ chốt đều tăng giá so với USD. Tính đến ngày
20/06, chỉ số USD Bloomberg đã giảm 5,1% giá trị so với đầu năm 2017. Đồng
Euro đã có một khoảng thời gian tăng giá mạnh trong nửa đầu tháng 5 với mức tăng
5,26% so với USD. Đồng Nhân dân tệ có mức tăng giá 1,73% so với USD.
1.1.4. Giá cả hàng hóa thế giới
Giá dầu, thị trường dầu mỏ 6 tháng đầu năm có diễn biến xấu nhất trong
vòng
20 năm qua do xu hướng giảm giá mạnh. Giới chuyên gia dự báo, giá dầu có thể về
dưới mốc 40 USD/thùng và tỏ ra lo ngại về khả năng điều tiết nguồn cung của
OPEC. Giá dầu giảm mạnh do có nhiều nghi ngại về khả năng của OPEC trong việc
kiềm chế nguồn cung dầu thô dư thừa từ năm 2014, khiến sản lượng vượt trội so với
mức tiêu thụ. Thậm chí, ngay cả khi OPEC đã gia hạn cắt giảm sản lượng tới hết
quý 1/2018, giá dầu vẫn tiếp tục giảm 15%.
Giá hàng hóa, diễn biến giá hàng hóa nửa đầu năm 2017 không ổn định khi
liên tục tăng giảm. Tuy nhiên, nhìn chung xu thế giá hàng hóa vẫn tăng so với cùng
kỳ.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỀN
KINH TẾ THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.2.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017

Theo Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm
2017 ước tính tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,15%; quý II đã
khởi sắc hơn quý I với tốc độ tăng 6,17%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 2,65%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,81%, đóng góp 2,0 điểm phần trăm; khu

vực dịch vụ tăng 6,85%, đóng góp 2,59 điểm phần trăm. Trên khía cạnh tổng cung,
tăng trưởng khu vực nông lâm thủy sản, ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành
xây dựng và khu vực dịch vụ phục hồi tốt, trong khi ngành khai khoáng tiếp tục xu
hướng giảm.

7


Trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản tiếp tục phục hồi tốt khi tăng 2,65%
so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 0,1%). Trong đó ngành nông nghiệp và
thủy sản đều đạt mức tăng khá cao so với mức tăng cùng kỳ năm trước.
Ở khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành khai khoáng vẫn tăng trưởng âm
(-8,2%) chủ yếu do sản lượng khai thác dầu thô giảm mạnh 12,5% so cùng kỳ năm
trước (cùng kỳ năm trước giảm 6,1%).
Chỉ số IIP ngành công nghiệp chế biến chế tạo 6 tháng đầu năm tăng 10,5%
so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,1%). Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm tăng 8,5%,
sau khi tăng thấp 6,1% trong quý 1.
Khu vực dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn 2 năm trước (6,9% so
với 6,5% của năm 2016 và 5,9% của năm 2015) nhờ bán buôn và bán lẻ; dịch vụ
lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; và hoạt động kinh
doanh bất động sản đạt mức tăng khá.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam dự kiến đạt 215,4 tỷ USD cuối năm 2017 và
tăng lên 232,7 tỷ USD năm 2018, tương ứng với mức GDP bình quan đầu người là
2.301 USD và 2.460 USD.
Lạm phát được dự báo ở quanh mức 5% do các loại phí do Nhà nước quản lý
như giáo dục, y tế được điều chỉnh theo lộ trình. Cụ thể, chỉ số CPI bình quân sẽ
tăng 4,9% trong năm 2017 và 4,8% năm 2018.
Tuy nhiên, tồn tại như công nghiệp chế tạo tăng trưởng nhưng công nghệ
khai khoáng vẫn giảm sâu. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn khi vẫn còn
43.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Một số chi phí, nhất là chi phí vận tải,

logistics còn cao. Giải ngân tăng nhưng chưa đạt yêu cầu khi 7 tháng mới đạt 38,5%
dự toán.
Sau sự cố Galaxy Note 7 cuối năm ngoái, sản xuất công nghiệp trong quý
II/2017 tăng lên do việc lắp ráp Samsung Galaxy S8 đi vào guồng. Chỉ số sản xuất
công nghiệp trong quý II tăng 9% so cùng kỳ năm ngoái nhờ vào sản xuất thiết điện
thoại tăng mạnh. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng tăng tốc trong quý II, tăng
trưởng 12% so cùng kỳ năm trước.
Dịch vụ vẫn là một thế mạnh của Việt Nam nhờ vào nguồn lợi từ du lịch. Các
chuyên gia HSBC dự báo, ngoại trừ trường hợp thiên tai, du lịch vẫn sẽ tiếp tục tăng

8


trưởng mạnh trong thời gian còn lại của năm, đặc biệt là khi chính phủ mở rộng
danh sách các quốc gia được miễn thị thực đến tháng 6/2018.
Tăng trưởng tín dụng hiện đạt 20% so với cùng kỳ năm trước và Ngân hàng
Nhà nước đề ra mục tiêu tăng trưởng cho vay 18% trong năm nay.
Sự tăng trưởng hàm lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng cao kéo dài có
thể làm dấy lên quan ngại về chất lượng tài sản, nhất là trong điều kiện nợ xấu trước
đây vẫn chưa được xử lý triệt để.
Báo cáo bán niên của WB chỉ ra nhiều thách thức và rủi ro cho nền kinh tế
Việt Nam. Trước hết, chính sách mở cửa mạnh mẽ cùng sự phụ thuộc vào dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn
thương khi tăng trưởng ở các đối tác thương mại lớn chững lại.
Trên khía cạnh tổng cầu, các thành phần tổng cầu đều cho thấy chuyển biến
tích cực, nhưng vẫn còn khiêm tốn. Tổng cầu cải thiện trước hết là cầu tiêu dùng.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2017 (đã loại trừ
yếu tố giá) tăng 8,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,1%), ở mức cao
nhất trong 7 năm qua.
Tháng 7 ước tính nhập siêu 300 triệu USD. Tính chung 7 tháng năm 2017

nhập siêu 3,08 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó
khu kinh tế trong nước nhập siêu 14,77 tỷ USD; khu vực có vốn FDI (kể cả dầu thô)
xuất siêu 11,69 tỷ USD.

Về xuất khẩu: Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt
115,2 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt
hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước là điện thoại và linh kiện, hang dệt

9


may, điện tử máy tính và linh kiện… Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, tiếp theo là EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Về nhập khẩu: Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt
118,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt
hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước là máy móc, thiết bị, linh
kiện, phụ tùng, điện tử máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện, vải… Những thị
trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản,
EU, Hoa Kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2017 đã tăng trở lại ở mức 0,11% so với
tháng trước. Trước đó, CPI trong tháng 6 giảm 0,17%, tháng 5 giảm 0,53%. 5 nhà
đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Hồng Kong. 5 địa phương thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất là Thanh Hoá, Nam
Định, Kiên Giang, Bình Dương, TP. HCM.

Đầu tư FDI từ đầu năm đến 20/7/2017 thu hút 1.378 dự án cấp phép mới với
số vốn đăng ký đạt 12,9 tỷ USD, giảm 2,1% về số dự án và tăng 48,7% về vốn đăng
ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 677 lượt dự án đã cấp phép từ các
năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với 5,9 tỷ USD, tăng 38,5% so với cùng
kỳ năm trước.


10


5 nhà đầu tư lớn nhất
(tỷ USD)

5 địa phương hút vốn FDI lớn nhất
(tỷ USD)

Tổng thu NSNN từ đầu năm đến 15/7/2017 ước tính đạt 584,6 nghìn tỷ đồng,
bằng 48,2% dự toán năm. Còn tổng chi ước tính đạt 646,4 nghìn tỷ đồng, bằng
46,5% dự toán năm. Như vậy, NSNN bội chi 61,8 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ DN thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2017 tăng ở hầu hết các
ngành so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: Kinh doanh bất động sản 2.706 DN, tăng
mạnh nhất với 68,0%.

11


Tiếp đến là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 812 DN, tăng 31,8%; Y tế và
hoạt động trợ giúp xã hội 385 DN, cũng tăng 31,8%; Giáo dục và đào tạo 1.886 DN,
tăng 29,2%; ... duy nhất, vận tải kho bãi 3.563 DN, giảm 6,1%.
Tính chung 7 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 7.243,2
nghìn lượt người, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kết, phân tích các biến số vĩ mô của nền kinh tế cho thấy, năm 2017,
kinh tế Việt Nam không tiềm ẩn những dấu hiệu bất ổn mà ngược lại sẽ phát triển
ổn định. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát. Tín dụng tăng mạnh, được định hướng
vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Lãi suất ngân hàng giảm

0,5%. Thị trường chứng khoán đạt điểm cao nhất trong 9 năm. Xuất nhập khẩu tăng
mạnh, gần 19%. Thu ngân sách đạt khá, trên 53 tỉnh, thành phố vượt thu so với
cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công đã tăng 1,8 lần so với tháng trước. Thu hút đầu
tư tăng mạnh, nhất là đầu tư nước ngoài (FDI). Có 73.000 doanh nghiệp mới đăng
ký và trên 17.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại.
1.2.2. Tác động của nền kinh tế thế giới đến Việt Nam

Kinh tế thế giới năm 2017 sẽ diễn biến tích cực hơn năm 2016 với động lực
tăng trưởng chính là Mỹ hoặc có thể thêm cả Châu Âu. Tuy nhiên, những chính
sách không rõ ràng của Tổng thống Trump cùng các biến động chính trị tại Anh,
Pháp, Đức có thể đem tới những biến đổi khó lường. Tăng trưởng kinh tế Mỹ đã
chậm lại vào cuối năm 2016 nhưng vẫn nằm trong dự báo. Tính cả năm 2016, nước
này tăng trưởng 1,96% so với năm trước và chính tăng trưởng tiêu dùng là đầu tàu
kéo tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, xuất khẩu tăng chậm và thâm hụt thương mại
đã làm giảm tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2016 và tiếp tục lan sang đầu
năm 2017. Tính đến tháng 2/2017, thâm hụt thương mại của Mỹ đạt 134,5 tỷ USD,
cao hơn 4,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ cũng tăng cao
trong tháng 2/2017 khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,8% so với cùng kỳ năm
trước.
Kinh tế khu vực Eurozone chỉ tăng trưởng khiêm tốn 1,7% năm 2016, thấp
hơn mức 2% năm 2015 nhưng các chỉ số đều cho thấy triển vọng tích cực của nền
kinh tế khu vực này trong năm nay.

12


Những chính sách bảo hộ mà Tổng thống Donald Trump đang xem xét cũng
có thể ảnh hưởng đến ngành xuất khẩu trong nước, qua đó gián tiếp tác động đến thị
trường tiền tệ và gây áp lực phá giá Việt Nam đồng.
Hiện ông Trump vẫn chưa đưa ra được một kế hoạch cải cách thuế toàn

diện, một trong tâm trong chiến lược cải tổ nền kinh tế. Nếu chúng không được
hoàn thành sớm, Mỹ sẽ khó có đủ ngân sách để trang trải cho các biện pháp kích
thích kinh tế.
Hơn nữa, chính sách thuế biên giới của Mỹ đang được xem xét và điều này
gây bất lợi cho xuất khẩu Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất
khẩu sang Mỹ chiếm tới 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016,
mức cao nhất trong hơn 10 năm qua.
Bên cạnh đó, sự kiện Anh rời khỏi EU cũng sẽ có những tác động nhất định
đến kinh tế Việt Nam. Tác động trực tiếp không nhiều do quan hệ kinh tế giữa Việt
Nam với Anh vẫn ở mức khiêm tốn nhưng tác động gián tiếp thì tương đối, ảnh
hưởng tới các hoạt động đầu tư và thương mại. Thương mại và đầu tư giữa Việt
Nam và EU có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi kinh tế EU suy giảm, nhất là nếu
hiện tượng Domino xảy ra do hiện nay EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của
Việt Nam; đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam chiếm 8% tổng vốn
đầu tư đăng ký của cả nước.Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có chiến
lược phù hợp, tận dụng được thị phần của Anh bị thu hẹp ở 27 nước EU còn lại và
ngược lại để tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang hai thị trường này, chiếm lĩnh thị
phần đó thì đây lại là cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 2 thị trường
này.Triển vọng kinh tế toàn cầu có thể sẽ trở lên ảm đạm hơn khi Anh rời EU, đặc
biệt là nếu xảy ra sự đổ vỡ EU và Vương Quốc Anh bị chia tách (Scotland đòi tách
ra và nhập lại EU). Điều này sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế-xã hội Việt Nam.
+ Về mặt ngắn hạn, BREXIT tác động tới thị trường tài chính quốc tế, tác
động đến giá cả hàng hóa dịch vụ như giá vàng tăng, giá dầu có khả năng sẽ
giảm, giá đồng Euro và đồng Bảng Anh giảm trong khi các đồng tiền khác
như USD, Yên, … tăng giá sẽ có tác động tới giá của tiền đồng.

13


+ Về lâu dài, việc Anh rời EU sẽ ảnh hưởng lớn tới tiến trình tự do hóa

thương mại thế giới, làm suy giảm tăng trưởng thương mại và đầu tư toàn
cầu, ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư của các đối tác thương mại và đầu
tư lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc suy giảm tăng trưởng cũng sẽ có những tác động nhiều
chiều đến nền kinh tế Việt Nam khi 2 nước có mối quan hệ mật thiết về kinh tế. Thứ
nhất, giá các mặt hàng cơ bản trên thị trường thế giới sẽ giảm do nhu cầu từ Trung
Quốc yếu đi sẽ tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất của Việt Nam. Thứ
hai, kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến cho các nhà đầu tư tư nước ngoài đánh
giá lại cơ hội đầu tư và chuyển hướng sang các thị trường có tiềm năng tăng trưởng
cao hơn như Việt Nam. Dòng vốn FDI đã vào Trung Quốc cũng có thể sẽ dịch
chuyển sang Việt Nam để tận dụng tiềm năng tăng trưởng cao, giá nhân công rẻ hơn
và nhiều cơ hôi đang mở ra trước mắt khi Việt Nam chuẩn bị ký kết Hiệp định TPP.
Thứ ba, Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng có thể có ảnh hưởng tích cực
từ diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh tế Trung
Quốc suy giảm khiến nhu cầu trong nước yếu mà năng lực sản xuất tiếp tục dư thừa
gây nguy cơ một lượng lớn các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc sẽ được chuyển từ
tiêu thụ nội địa sang xuất khẩu ra thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam, làm gia
tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam và có thể
làm tăng mức độ thâm hụt thương mại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên thế giới và sẽ mở
ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trong việc nâng cao năng suất và rút ngắn
khoảng cách phát triển đối với các nước khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh Việt
Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp
định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế ÁÂu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp
Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có
thể dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất.

14



1.3.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

TRONG NĂM 2016
1.3.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từ
tháng 7/2000 gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho
nền kinh tế và doanh nghiệp. Tháng 7/2015, TTCK VN tròn 15 năm mở cửa hoạt
độngThị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từ tháng
7/2000 gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh
tế và doanh nghiệp. Tháng 7/2015, TTCK VN tròn 15 năm mở cửa hoạt động.
Việt Nam là một nước đang phát triển với rất nhiều thay đổi trong những
năm gần đây. Có nhiều cơ hội mở ra cho cả công ty nhỏ và lớn. Trong sự hội nhập
với nền kinh tế toàn cầu, từ năm 2000 thị trường chứng khoán Việt Nam đã được
mở ra. Từ đó, nó đã được phát triển và có sự tăng trưởng vững chắc thông qua sự
nhìn nhận bên trong và bên ngoài thị trường theo từng năm.
Chức năng, nhiệm vụ của thị trường chứng khoán:
- Thực hiện chức năng dẫn vốn từ các cá nhân, tổ chức có nguồn vốn dư thừa
mà không sử dụng đến hay không có cơ hội đầu tư sinh lời đến những người cần
vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh hay là những người có cơ hội đầu tư sinh lời.
- Truyền tải và cập nhật thông tin chính xác cho nhà đầu tư.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước.
Như vậy, ta có thể thấy thị trường chứng khoán có chức năng và nhiệm vụ rất
quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển nhưng lại rất thiếu vốn như Việt
Nam. Chính vì thế nó góp phần làm cho hệ thống huy động vốn trên thị trường tiền
tệ hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước.

Thuận lợi và khó khăn của thị trường chứng khoán:
- Thuận lợi:
+ Ưu điểm đáng chú ý nhất của thị trường chứng khoán đó là nó cung cấp
vốn hoạt động cho các tập đoàn. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu sở hữu của một công

15


ty và lợi nhuận thu được từ điều này mang đến một nguồn tiền lớn cho công ty. Lần
bán cổ phiếu đầu tiên ra công chúng của một công ty tư nhân được gọi là “IPO”
(viết tắt từ cụm “initial public offering”) và đây thường là cách duy nhất để một
công ty có thể mở rộng hay bắt đầu một dự án đặc biệt đầy tham vọng.
+ Một nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu khi nó tăng giá để kiếm lợi nhuận. Thị
trường chứng khoán luôn mang đến lợi nhuận lâu dài cho các nhà đầu tư. Lợi nhuận
trung bình hàng năm, được điều chỉnh theo lạm phát, xấp xỉ 7%. Tuy nhiên lợi
nhuận mỗi năm có thể cao hơn hoặc thấp hơn con số này.
+ Một điểm thuận lợi khác từ thị trường chứng khoán chính là ngành công
nghiệp này tạo ra rất nhiều công việc cho xã hội. Nhiều công ty và ngành nghề xuất
hiện và tồn tại để phục vụ cho thị trường chứng khoán, bao gồm: môi giới chứng
khoán, phân tích tài chính, cố vấn đầu tư, ngân hàng đầu tư và các tổ chức giáo dục
tài chính.
- Khó khăn:
+ Trong hầu hết các trường hợp thì thị trường chứng khoán cung cấp những
lợi nhuận lâu dài; tuy nhiên, những biến động ngắn trên thị trường có thể dẫn đến
những thiệt hại đáng kể. Đây là một bất lợi lớn của thị trường chứng khoán. Không
giống như việc đầu tư bằng tiền mặt, ví dụ như mở một tài khoản tiết kiệm sẽ mang
lại một khoản lợi nhuận ổn định và có thể dự đoán trước, thì đầu tư vào thị trường
chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ phải chịu những rủi ro rất cao.
+ Việc giao dịch trên thị trường chứng khoán là một thách thức đáng kể đối
với những người lần đầu tiên tham gia. Cơ hội thu được lợi nhuận lớn từ thị trường

chứng khoán đã thu hút rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên, việc giao dịch đòi hỏi
sự lanh lợi và nhanh nhạy này là một công việc vô cùng khó khăn và căng thẳng và
đây cũng là một bất lợi của thị trường chứng khoán. Rất nhiều người thua lỗ trong
quá trình học cách giao dịch trên thị trường chứng khoán. Việc thua lỗ cùng với
những tác động tâm lý sẽ khiến cho các nhà đầu tư lâm vào tình trạng căng thẳng
cực độ.

16


1

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam năm 2017
Thị trường cổ phiếu Thị trường cổ phiếu trong tháng 6 tiếp tục diễn biến tích

cực, chỉ số VN Index tiếp vượt 770 điểm (30/06/2017), tăng 16,9% so với cuối năm
2016. Thông tin về việc Nghị quyết xử lý nợ xấu được Quốc hội phê duyệt đã hỗ trợ
mạnh nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Ngoài ra, khối ngoại liên tục mua ròng các
cổ phiếu vốn hóa lớn tạo động lực tăng điểm cho thị trường. Giá trị vốn hóa thị
trường cổ phiếu cuối tháng 6 tiếp tục tăng đạt xấp xỉ 110,3 tỷ USD, tương đương
55,8% GDP (cuối tháng 5: 53,3% GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa
được xem xét nâng hạng lên “thị trường mới nổi” trong đợt rà soát định kỳ
(21/6/2017) của tổ chức xếp hạng thị trường MSCI. Để được nâng hạng, thị trường
Việt Nam cải thiện hơn nữa về công tác triển khai nới giới hạn sở hữu cho nhà đầu
tư nước ngoài theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP, tiếp tục giảm thiểu thủ tục cho nhà
đầu tư nước ngoài, tăng cường công bố thông tin thị trường chứng khoán bằng tiếng
Anh và từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và tự do hóa tài
khoản vốn.
Thị trường trái phiếu 6 tháng đầu năm 2017, Kho bạc Nhà nước (KBNN) huy
động được xấp xỉ 122 nghìn 500 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP),

hoàn thành xấp xỉ 100% kế hoạch phát hành TPCP trong quý II và 66,8% kế hoạch
phát hành cả năm. Trong 6 tháng đầu năm, cầu trái phiếu liên tục ở mức cao, tỷ lệ
trúng thầu bình quân đạt 82% và lợi suất trái phiếu giảm từ 0,4-0,7%/năm so với
đầu năm. Diễn biến này cho thấy thanh khoản của thị trường vẫn tương đối tốt và
thuận lợi cho nhà phát hành. Các TCTD và các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục tăng
đầu tư vào TPCP. Do đó, xu hướng ổn định của lãi suất TPCP sẽ tiếp diễn trong thời
gian tới. Chỉ số CDS giảm mạnh từ đầu năm, phản ánh niềm tin ngày càng cao của
nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số CDS (kỳ hạn 5 năm) xuống thấp kỷ lục trong tháng
6/2017 kể từ 2007, ở mức hơn 134 điểm, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn cho nền
kinh tế với chi phí rẻ hơn. Trong 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
liên tục đổ vào thị trường trái phiếu tạo nên xu hướng mua ròng là chủ đạo23 . Chỉ
số CDS 5 năm (điểm).

17


Dòng vốn nước ngoài Từ đầu tháng 6, nhà ĐTNN mua ròng 86 triệu USD
trên thị trường chứng khoán, trong đó mua ròng 60 triệu USD cổ phiếu và mua ròng
26 triệu USD trái phiếu. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị mua ròng của
nhà ĐTNN đã vượt mốc 1 tỷ USD, đạt 1.072 triệu USD (trong đó: 666 triệu USD
trái phiếu, 406 triệu USD cổ phiếu), tăng gần 80% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng
giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ước đạt
25,6 tỷ USD, tăng 25% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị
trường cổ phiếu ước đạt 19,2% và trên thị trường trái phiếu ước đạt 6,5%.

18


PHẦN 2. PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ
2.1


ĐIỂM MẠNH
Nhận định của IEA (Cơ quan năng lượng quốc tế) và nhiều quốc gia, thế giới

sẽ bắt đầu một kỷ nguyên mói trong đó khí thiên nhiên trở thành năng lượng chính
sau hơn một thế kỷ ngự trị của dầu thô.
Nhu cầu sử dụng khí CNG của các hộ tiêu thụ công nghiệp tại Việt Nam tăng
trưởng nhanh chóng qua các năm và cho đến nay nguồn cung chưa thể đáp ứng kịp
với nhu cầu của thị trường.
Nghị quyết số 41-NQ/TW về “Định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu
khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”, trong đó khẳng định quan
điểm: “Công nghiệp Khí và Chế biến Dầu khí là hai trong 5 lĩnh vực chính trong
Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
Chính phủ đã yêu cầu phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư
chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí; tạo ra các
nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước,
hướng tới xuất khẩu… Và đây chính là nhiệm vụ trọng tâm trong Quy hoạch tổng
thể phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam.
2.2.

ĐIỂM YẾU
Sự sụt giảm về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây

(GDP 2009 chỉ đạt trên 5%, 2010 đạt trên 6%, thấp hơn nhiều so với các năm trước
với tốc độ tăng trưởng khoảng 7 - 9%) sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các chủ thể
tham gia nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khí nói
riêng.
Các rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường bị ảnh
hưởng nhiều bởi vấn đề lạm phát của nền kinh tế.
Hiện nay, nguồn cung khí cho thị trường Việt Nam chủ yếu từ trong nước

(mà đầu mối là PVGas), duy chỉ có sản phẩm khí đốt hoá lỏng (LPG) là phải nhập

19


khẩu thêm từ một số nước khác (do vậy, CNG VTETNAM hiện chưa bị ảnh hưởng
bởi giá khí nhập khẩu và tỷ giá ngoại tệ).
Ảnh hưởng của biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là điều
không thể tránh khỏi đối vói các công ty niêm yết như CNG VTETNAM.
2.3.

CƠ HỘI
Kinh doanh khí CNG là một mảng mới, nhu cầu khí CNG trong thời gian tới

còn cao do vậy công ty có nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, biên lợi
nhuận kinh doanh khí CNG khá cao.
Ngoài ra, lộ trình phát triển nghành khí của chính phủ nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ khí cũng là sự thuận lợi cho công ty. Hơn nữa, Việt Nam đang ngày
một hội nhập sâu rộng hơn với bạn bè quốc tế, đây là cơ hội lớn để CNG mở rộng
đầu tư và phát triển thị phần đến nhiều khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước
trong khu vực ASEAN khi AEC đã hình thành.
Môi trường kinh doanh đang ngày một trở nên bình đẳng nhờ những cải tiến
trong những chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhờ vậy, những
doanh nghiệp có thương hiệu như CNG sẽ có điều kiện nâng cao uy tín, mở rộng
mạng lưới khách hàng, nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh cho Công ty.
Triển vọng kinh tế toàn cầu được dự đoán vẫn còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn
rủi ro khó lường trong năm 2017. Trong nước, những tín hiệu phục hồi được dự báo
sẽ chuyển biến khả quan hơn trong năm 2017. Giá dầu được kỳ vọng sẽ tiếp tục hồi
phục trong năm 2017. Giá dầu thế giới đã ghi nhận sự hồi phục khá tốt trong năm
2016. Theo IEA, mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm lượng của OPEC đạt mức

90% trong tháng 01/2017. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá dầu duy trì đà hồi
phục trong năm 2017 và hỗ trợ cho sự phục hồi giá khí nhiên liệu.

20


Về hội nhập quốc tế, đón đầu làn sóng hội nhập với các Hiệp định thương
mại tự do (FTA). Việc Mỹ rút khỏi TPP là một tín hiệu không mấy khả quan. Tuy
vậy, với triển vọng từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cùng
sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được kỳ vọng mở ra những cơ
hội thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới. Năm 2016, Việt Nam đã
thu hút hơn 24,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp vốn mua cổ phần,
tăng mạnh 7,1% so với năm ngoái, tốc độ giải ngân cũng tăng mạnh hơn 9% đạt
15,8 tỷ USD.
Một điểm cần lưu ý đó là vấn đề môi trường là một trong những ưu tiên hàng
đầu của các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp này thường có xu
hướng ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch và CNG là một trong số đó. Như
vậy, lượng khách hàng tiềm năng của CNG trong tương lai là rất lớn. Không chỉ
vậy, các doanh nghiệp đang hoạt động cũng đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất để
đón đầu cơ hội.
Triển vọng phát triển của Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Hồng khả quan.
Với môi trường vĩ mô lành mạnh thể hiện qua tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tốt,
lạm phát và tỷ giá đang duy trì ổn định, chính sách và môi trường đầu tư cải thiện
tích cực thì: (1) triển vọng của nền kinh tế Việt Nam đang rất khả quan, và (2) Việt
Nam sẽ trở thành điểm đến tiềm năng cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Với vị trí
chiến lược, thị trường Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng được đánh giá tiếp
tục trở thành “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư FDI và mở ra nhu cầu tiêu thụ khí

21



CNG và LNG về sau. Đây cũng chính là các địa bàn hoạt động quen thuộc của
CNG Việt Nam.
2.4.

THÁCH THỨC
Vì sản phẩm khí CNG còn mới và chưa được sử dụng nhiều, do đó đây là cơ

hội và cũng là thách thức khá lớn cho công ty trong việc phát triển thị trường.
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày một khốc liệt, không chỉ các doanh nghiệp
trong nước mà còn cả các doanh nghiệp nước ngoài. CNG cần có chiến lược kinh
doanh đúng đắn để vừa duy trì năng lực sản xuất, vừa xây dựng được nét văn hóa
riêng của Công ty, từng bước tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Là một công ty hoạt động trong ngành dầu khí nên doanh thu của CNG chịu
tác động trực tiếp từ giá dầu thế giới. Năm 2016 khép lại với những diễn biến giá
khôn lường đến ngành dầu khí, mở ra một thách thức mới về giá trong ngắn hạn ở
năm 2017. Giá dầu hồi phục trở lại nhưng vẫn duy trì ở mức thấp. Tiếp tục là năm
đầy sóng gió của thị trường nhiên liệu, đặc biệt là thị trường dầu khí, giá dầu năm
2016 đã giảm mạnh ngay từ đầu năm trước sự trở lại của cường quốc dầu mỏ Iran
sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Trước diễn biến ngày càng bất lợi thì OPEC và
các quốc gia dầu mỏ ngoài khối OPEC đã đạt được sự đồng thuận trong việc cắt
giảm sản lượng. Nhờ đó giá dầu đã diễn biến tích cực hơn trong nửa cuối năm 2016.
Tuy nhiên, dù hồi phục nhưng giá dầu trong năm vừa qua nhìn chung vẫn thấp hơn
mặt bằng giá dầu của năm 2015. Tại thị trường Mỹ, giá dầu WTI đạt trung bình
44,39 USD/ thùng, vẫn còn khá thấp so với mức giá trung bình 49,1 USD/ thùng
của năm 2015.

22



Đồng USD mạnh lên sẽ tác động tiêu cực đến giá dầu thế giới. Kế hoạch
nâng lãi suất ít nhất 3 lần trong những năm tới của Fed sẽ khiến đồng USD tiếp tục
nối dài chuỗi tăng giá. Điều này sẽ ít nhiều gia tăng áp lực giảm giá dầu trong năm
2017. Ngoài ra, sự hồi phục của giá dầu có thể sẽ thúc đẩy nhiều quốc gia ngoài
khối OPEC gia tăng sản lượng và khiến đà hồi phục có thể chững lại trong năm
2017.
Sự canh tranh gay gắt từ nhiên liệu thay thế. Trong bối cảnh nền kinh tế còn
nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn nguồn nguyên liệu thay
thế như biomass và than. Với ưu thế giá thành rẻ hơn 20-25%, nguồn cung dồi dào
và chi phí chuyển đổi thấp, khả năng cạnh tranh trong thị trường nhiên liệu sẽ ngày
càng gay gắt hơn.
2.5.

PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH DẦU KHÍ

23


Nhiều công ty có tình hình kinh doanh lao dốc, đứng đầu là PV Drilling
(PVD). Tổng doanh thu cả năm 2016 của PVD giảm gần 63% so với năm trước, chỉ
đạt 5,360 tỷ đồng. Theo đó, PVD gom về vỏn vẻn 120 tỷ đồng lãi ròng, trong khi
năm 2015 là hơn 1,664 tỷ đồng và chỉ bằng 24% kế hoạch đã đề ra. EPS cũng lần
đầu chạm 203 đồng/cổ phiếu.
PVS có phần may mắn hơn PVD khi kết thúc năm 2016 với lãi ròng thấp
nhất chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây. Doanh thu PVS sụt giảm về gần sát giá vốn
nên lãi gộp còn 774 tỷ đồng, giảm 64% so năm 2015. Kết quả, lãi ròng không vươn
ngàn tỷ như mọi năm, dừng lại 987 tỷ đồng, giảm 35%. Dù vậy, PVS vẫn đứng thứ
4 nhóm có lãi cao nhất “họ” dầu khí. PXI, PCG, PSP, POV cũng là những cái tên
có một năm bết bát với lãi ròng lao thẳng xuống đáy, thấp nhất trong những năm
gần đây.


24


PVC từ 100 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2015 đã ghi nhận lỗ 53 tỷ đồng ở năm
2016. PVB thì luôn nằm top đầu nhóm lỗ với 54 tỷ đồng. Trong 5 năm trở lại đây,
hoạt động của hai đơn vị này khá ổn định, lãi luôn trên 50 tỷ đồng và năm 2016
cũng là năm ghi nhận lỗ duy nhất.
Một số công ty khác thì đạt chỉ tiêu nhưng nhờ vào điều chỉnh kế hoạch. Đây
chủ yếu là các công ty đầu ngành. Điển hình là PV Gas (GAS) đã điều chỉnh mục
tiêu lãi ròng giảm đến 27% so với chỉ tiêu ban đầu từ 7,085 tỷ đồng còn 5,200 tỷ
đồng. Và chính nhờ vậy, lãi ròng năm 2016 dù chỉ đạt 7,075 tỷ đồng, giảm 17%
nhưng đã vượt 36% kế hoạch sau điều chỉnh. Được biết, kế hoạch ban đầu của GAS
dựa trên cơ sở giá dầu Brent đạt 60 USD/thùng nhưng đầu năm đến nay vẫn chưa
qua được 57 USD/thùng.

Đạm Phú Mỹ (DPM) và Đạm Cà Mau (DCM) cũng điều chỉnh giảm và gần
như hoàn thành kế hoạch này. Cụ thể, lãi ròng của DPM đạt 1,128 tỷ đồng, giảm
24%, còn DCM dừng lại tại 620 tỷ đồng lãi, giảm 12% so với năm 2015.
Hàng loạt đơn vị khác trong “họ” cũng kéo nhau công bố Nghị quyết HĐQT
thay đổi kế hoạch năm 2016. CNG điều chỉnh giảm lãi ròng còn 106 tỷ đồng để
vượt 6%. Ngoài ra, các doanh nghiệp như PVG, PSW, PSG cũng thực hiện điều
chỉnh giảm doanh thu nhưng giữ nguyên chỉ tiêu lợi nhuận ròng.
Có ít công ty có lãi ròng, nhưng chủ yếu không vì hoạt động kinh doanh
chính. PVX dù kết thúc năm doanh thu giảm hơn 20% so với năm 2015 nhưng nhờ
mạnh tay thu hồi công nợ và hoàn nhập giảm giá đầu tư ngắn và dài hạn cũng như
100 tỷ đồng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Theo đó, lãi ròng bất ngờ nhảy vọt lên 137

25



×