Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Lý luận và kinh nghiệm quốc tế về lượng giá dịch vụ hệ sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.31 KB, 40 trang )

MỞ ĐẦU
Đo lường giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái là một giải pháp hữu
hiệu nhất nhằm cung cấp các thông tin thuyết phục đối với các nhà hoạch định
chính sách và các nhà quản lý. Mặc dù, việc đo lường giá trị kinh tế của các dịch
vụ hệ sinh thái đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức Quốc tế nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc đo lường các giá trị kinh tế của dịch vụ hệ sinh thái vẫn là một chủ
đề còn nhiều tranh luận.
Các hệ sinh thái rất đa dạng, mỗi một hệ sinh thái lại cung cấp những dịch
vụ hệ sinh thái khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu nhằm lựa chọn các phương
pháp lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái nói chung và dịch vụ hệ sinh thái rừng
ngập mặn nhằm phục vụ cho dự án: dịch vụ hệ sinh thái ở Cà Mau là hết sức cần
thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu này là dựa trên những cơ sơ lý thuyết về lượng giá
dịch vụ hệ sinh thái cũng như kinh nghiệm về áp dụng các phương pháp lượng giá
dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới và trong nước để đưa ra các khuyến nghị về áp
dụng các phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cà mau nói
riêng và đất ngập nước ở Việt Nam nói chung.
Báo cáo trình bày gồm 04 phần chính, bao gồm:
Phần I: tổng quan về lượng giá dịch vụ hệ sinh thái
Phần II: Đánh giá kinh nghiệm lượng giá dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới.
Phần III: Đánh giá kinh nghiệm lượng giá dịch vụ hệ sinh thái ở Việt Nam.
Phần IV: Đề xuất khuyến nghị cho Việt Nam.


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ LƯỢNG GIÁ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
1. Dịch vụ hệ sinh thái
1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của ESA1: Dịch vụ hệ sinh thái là các quá trình mà môi
trường tạo ra các nguồn lực mà chúng ta thường xuyên khai thác như: nước sạch,
gỗ, nơi sinh sống của cá, và nơi sinh sống của ong và cây trồng nông nghiệp.
Theo MEA, 2005 định nghĩa dịch vụ hệ sinh thái như là các lợi ích mang lại


từ các hệ sinh thái và chia ra làm 04 loại dịch vụ: hỗ trợ, điều chỉnh, cung cấp và
các dịch vụ văn hoá.2
Như vậy, dịch vụ hệ sinh thái là quá trình cung cấp các hàng hóa và dịch
vụ của tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp.
1.2. Phân loại dịch vụ hệ sinh thái
Dịch vụ hệ sinh thái được định nghĩa trong MA bao gồm bốn loại:
1. Dịch vụ cung cấp - hàng hóa vật chất mà thiên nhiên cung cấp bao gồm thực

phẩm, nhiên liệu, chất xơ, tài nguyên di truyền, hóa sinh, nước sạch, thuốc
chữa bệnh tự nhiên và dược phẩm.
2. Dịch vụ điều tiết: quy định dịch vụ hệ sinh thái hoạt động lành mạnh điều

hoà khí hậu và thành phần của khí quyển, bao gồm cả thông qua hấp thụ cácbon. Họ cung cấp lọc nước tự nhiên và các dịch vụ xử lý chất thải, thụ phấn
cho cây trồng, kiểm soát xói mòn đất, và giảm thiểu chống lại bệnh tật, sâu
bệnh và thiên tai.
3. Dịch vụ văn hóa – hệ sinh thái tốt sẽ góp phần vào đời sống con người thông

qua việc hỗ trợ tinh thần, thẩm mỹ, di sản, nhu cầu giáo dục và giải trí.
1 Econogical Socialty of America
2 MA: Millennium Assessment, valuing ecosystem services: The case of Multi-funtional wetlands.


4. Dịch vụ hỗ trợ các hàng hoá và dịch vụ khác, các chức năng như quang hợp,

hình thành đất, sản xuất, và chu kỳ dinh dưỡng.
Căn cứ vào đặc trưng của mỗi loại hệ sinh thái mà người ta cũng có thể phân
ra thành các dịch vụ hệ sinh thái cụ thể (Bảng 01).
Bảng 01: Phân loại dịch vụ hệ sinh thái chủ yếu
Dịch vụ hệ sinh thái

Trồng

Đất

trọt

khô

Rừng

Loại hệ sinh thái
Đô
Nướ Ven
thị

hạn
Nước ngọt
+

+

Gỗ, nhiên liệu và vật liệu

+

Các sản phẩm mới

+

+


+

Điều chỉnh về đa dạng sinh học

+

+

+

Chu kỳ dinh dưỡng

+

+

+

Chất lượng không khí và khí hậu

+

+

+

Sức khỏe con người

+


Khử độc

+

+

+

Điều chỉnh các chất độc tự nhiên
Văn hóa và giải trí

+

+

+

đảo
+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+
+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

Hải

+

+

+
+

+

Núi

biển

địa

+

+

Thực phẩm

c nội

Biển

+
+

+

+
+

+

+

+

(Nguồn : MA, 2004)

1.3. Vai trò của dịch vụ hệ sinh thái
Các hoạt động kinh tế và hầu hết các lợi ích của con người đều dựa vào sức
mạnh và các chức năng của tự nhiên. Các lợi ích của dịch vụ hệ sinh thái mang lại
cho con người rất đa dạng, bao gồm cả việc cung cấp các nguồn thực phẩm, nguồn

nước, bảo vệ cuộc sống, cung cấp các nguyên liệu cho sản xuất, điều hòa khí hậu


… các dịch vụ này cung cấp cho con người có thể dưới hình thức trực tiếp hoặc
gián tiếp. Các dịch vụ hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
phúc lợi xã hội của con người. Hình 01 sẽ cho chúng ta thấy vai trò của các dịch vụ
hệ sinh thái trong việc đảm bảo phúc lợi và sự thịnh vượng của con người.
Hình 01 : Mối liên hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái với các thành tố của cuộc
sống thịnh vượng3

CÁC THÀNH TỐ CỦA PHÚC LỢI

CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
AN NINH

DỊCH VỤ
HỖ TRỢ

DỊCH VỤ CUNG CẤP

- Lương thực, thực phẩm;
- Nước sạch.
- trình dinh dưỡng -Gỗ, sợi,
- Củi đốt
- Hình thành đất
- Các sản phẩm sơ cấp- Khoáng sản;
- Tài nguyên di truyền

- An ninh cá nhân;
- Đảm bảo tiếp cận tài nguyên

- An toàn trước các thiên tai

CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CUỘC
SỐNG
TỰ DO
LỰATỐT
CHỌN VÀ HOẠT ĐỘNG

- Đời sống no đủ, sung túc
- Thực phẩm đủ chất
dưỡng
Cơdinh
hội thăng
tiến và có cuộc sống đủ hơn
- Tiếp cận các lợi ích

DỊCH VỤ ĐIỀU TIẾT

Điều tiết khí hậu, điều tiết lũ lụt, điều tiết thiên tai, lọc sạch nguồn nước
SỨC KHỎE

- Cơ thể khỏe mạnh
- Tinh thần sản khoái,
- Tiếp cận không khí trong lành và nươc sạch

DỊCH VỤ VĂN HÓA

Thẩm mỹ
Tinh thần
Giáo dục

Nghỉ dưỡng

QUAN HỆ XÃ HỘI

SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT – ĐA DẠNG SINH HỌC

- Cộng đồng hòa hợp, than thiện.
- Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau

(Nguồn: Milliennium Ecosystem Assessment)
3 Milliennium Ecosystem Assessment


Đối chiếu các chức năng của hệ sinh thái trong việc cung cấp các hàng hóa
và dịch vụ cho con người với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cho thấy rằng
dịch vụ hệ sinh thái có vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn thành các mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Bảng 02, sẽ cho chúng ta thấy mối liên hệ
giữa các dịch vụ hệ sinh thái và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Bảng 02: Dịch vụ hệ sinh thái và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ:
kết nối và cân bằng
Dịch vụ hệ

Sự liên quan

Kết nối với các

Kết quả của sự

sinh thái


đến mục tiêu

mục tiêu

xung đột giữa

phát triển MDG

Giá trị

MDG và dịch vụ
hệ sinh thái

Dịch vụ

MDG1: Loại bỏ

Cung cấp nước,

Có sự xung đột lớn

Sự kết nối mạnh và

cung cấp và

đói nghèo

nhiên liệu và thực

về nước, khai thác


trực tiếp: sự can

phẩm vững chắc

đất canh tác, tài

thiệp là cần thiết để

hàng ngày: ảnh

nguyên biển và đảo

nhận được các dịch

hưởng về các tiêu

và sự phục hồi của

vụ hệ sinh thái và

chuẩn tối thiểu về

đa dạng sinh học

sự phục hồi của các

cuộc sống của

nông nghiệp có thể


hệ sinh thái mùa

người nghèo, làm

tạo thành sự cân

vụ.

giảm nhẹ nghèo đói

bằng

điều chỉnh

Các dịch vụ

MDG3: tăng

Nhiên liệu từ gỗ và

Sự khai thác quá

từ: đất ngập

cường cân bằng

nước: đầy đủ về

mức nguồn nước


nước và

giới và khả năng khả năng tiếp cận

mặt. Đảm bảo

rừng

của phụ nữ

và gần có thể giúp

quyền tiếp cận đất

cho cân bằng giới

cho phụ nữ, có thể

thông qua việc

đảm bảo cho sự bảo

giảm gánh nặng

tồn của sự mất mát

cho phụ nữ

đa dạng sinh học


Liên kết gián tiếp.


Dịch vụ hệ

Sự liên quan

Kết nối với các

Kết quả của sự

sinh thái

đến mục tiêu

mục tiêu

xung đột giữa

phát triển MDG

Giá trị

MDG và dịch vụ
hệ sinh thái

Cung cấp

MDG 5: tăng


Tính sẵn sàng về

các cây duợc

cường các

nước sạch và các

liệu và dịch

nguyên liệu y tế

dịch vụ y tế truyền

vụ điều

thống có thể được

chỉnh

thiết lập các điều

Liên kết gián tiếp

kiện có thể
Cung cấp và

MDG 6: chống


Điều này có thể

điều chỉnh

trọi với

được hỗ trợ thông

các dịch vụ

HIV/AIDS, sốt

qua việc mở rộng

rét và các thảm

khả năng tiếp cận

hoạ khác.

nước sạch

Cung cấp

MDG 8: phát

Thực hiện thương

các dịch vụ


triển đối tác

mại hợp lý và cân

toàn cầu cho sự

bằng, sức mạnh của

phát triển

nền kinh tế toàn cầu

Liên kết gián tiếp

Liên kết gián tiếp

có nên được phản
ánh giá trị đúng về
xuất khẩu/nhập
khẩu từ các dich vụ
hệ sinh thái
Cung cấp và

MDG 4: giả về

Thiết lập các điều

điều chỉnh

tử vong ở trẻ em


kiện có thể, ví dụ:

các dịch vụ

Liên kết gián tiếp

nươc sạch

Cung cấp và

MDG 2: Hoàn

Cung cấp các dịch

Yếu và không rõ

điều chỉnh

thành giáo dục

vụ có lẻ bị ảnh

rang

các dịch vụ

trung học phổ

hưởng bởi sự mở


thông

rộng về cơ sở hạ


Dịch vụ hệ

Sự liên quan

Kết nối với các

Kết quả của sự

sinh thái

đến mục tiêu

mục tiêu

xung đột giữa

phát triển MDG

Giá trị

MDG và dịch vụ
hệ sinh thái
tầng liên quan đến
giáo dục


(Nguồn: TEEB, D0 )
2. Cơ sở kinh tế cho việc lượng giá các giá trị của dịch vụ hệ sinh thái
2.1. Giá trị của dịch vụ hệ sinh thái
Để thấy được giá trị kinh tế của dịch vụ hệ sinh thái, thông thường người ta
chia thành các dạng giá trị như sau: (Hình 02);
Như vậy, giá trị kinh tế của dịch vụ hệ sinh thái có thể được chia làm 02
nhóm chính. Nhóm thứ nhất là: giá trị sử dụng và nhóm thứ hai là giá trị phi sử
dụng. Giá trị sử dụng lại bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp
và giá trị tùy trọn; giá trị phi sử dụng bao gồm 02 thành tố là giá trị tồn tại và giá trị
lưu truyền.
Hình 02: Giá trị tổng quát của dịch vụ hệ sinh thái4

Giá trị sử dụng
trực tiếp

Giá trị sử dụng
gián tiếp

Giá trị lựa chọn

4 Ecosystem service value assessment for constructed wetlands: A case study in Hangzhou, China, Wu Yang,
Chang, 2008

Jie


Giá trị để lại

Giá trị bảo tồn


(Nguồn: Ecosystem services value assessment for constructed wetlands: A case
study in Hangzhou, China, Wu Yang, Jie Chang, 2008)
- Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct use value/consumptive value): là giá trị
của tài sản/tài nguyên có thể dùng hoặc tiêu thụ trực tiếp. Ví dụ: Giá trị của gỗ
trong rừng, các sản phẩm ngoài gỗ của rừng như cây thuốc, giá trị du lịch sinh thái
….
- Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect use value – non consumptive value): là
những giá trị sử dụng gián tiếp . Ví dụ:, phòng chống xói mòn, tích trữ các bon …
- Giá trị lựa chọn (Option value): Giá trị lựa chọn. Các giá trị sử dụng trực
tiếp và các giá trị sử dụng gián tiếp nhưng tùy thuộc vào từng hệ sinh thái và cách
nhìn nhận của người đánh giá. Ví dụ: Rừng ở miền núi có giá trị hạn chế xói mòn,
còn rừng ngập mặn ven biến có giá trị chắn song, rừng ven đường giao thong có
tác dụng bảo vệ đường hạn chế tai nạn..
- Giá trị tồn tại (Existence value): Giá trị của sự tồn tại hay là giá trị của
việc bảo tồn và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: Có rừng ngập mặn mới có
cá, có mật ong, có chim nước. Vậy để duy trì phải chi phí bảo tồn.


- Giá trị để lại (Bequest value): Phụ thuộc vào cách thức sử dụng của con
người. Ví dụ: Nếu không khai thác quặng ngày hôm nay và để lại cho thế hệ mai
sau khai thác thì giá trị để lại của nó là như thế nào.
Như vậy, lượng giá dịch vụ hệ sinh thái là quá trình tính toán và chuyển
đổi thành tiền các giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái.
2.2. Nội dung của lượng hóa giá trị của tài nguyên và môi trường
2.2.1. Ngoại ứng và thất bại của thị trường
Nếu nhìn vào biểu đồ giá trị kinh tế của tài nguyên thì chỉ có giá trị trực tiếp
và một số mục của giá trị sử dụng gián tiếp được tiền tệ hóa và có thể đánh giá được
bằng tiền trên thị trường bằng giá cả trực tiếp. Các thành phần khác của giá trị kinh
tế của tài nguyên không tồn tại giá cả trên thị trường, chính vì vậy những giá trị này

không thể đo được bằng tiền, bằng giá cả thị trường mà phải dùng các phương pháp
đặc thù của kinh tế tài nguyên và môi trường.
Các hệ sinh thái chứa đựng rất nhiều các giá trị khác nhau như: Giá trị sử
dụng trực tiếp; giá trị sử dụng gián tiếp; giá trị chọn lựa, giá trị để lại cho thế hệ
mai sau và giá trị còn tồn tại bên trong. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên của lượng giá
các dịch vụ hệ sinh thái là phải xác định được đầy đủ bản chất giá trị của mỗi loại
dịch vụ hệ sinh thái.
Một nội dung nữa của đánh giá giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái là xác
định chi phí ngoại ứng. Ngoại ứng là một trong 4 thất bại truyền thống của thị
trường. Ngoại ứng bao gồm 2 loại là: ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực.
Ngoại ứng tiêu cực sẽ làm sai lệch chi phí của người sản xuất với chi phí xã hội.
Thông thường chi phí của xã hội lớn hơn chi phí của người gây ra ngoại ứng.
Hình 03: Ngoại ứng tiêu cực làm sai lệch chi phí của người sản xuất

(Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, 2003)


Ngoại ứng tích cực sẽ làm méo mó lợi ích của người sản xuất, người tiêu
dùng và của cả xã hội. Thông thường lợi ích của xã hội sẽ sẽ lớn hơn so với lợi ích
của các đối tượng gây ngoại ứng.

Hình 04: Ngoại ứng tích cực làm méo mó lợi ích của xã hội

(PGS.TS. Nguyễn Văn Song, Kinh tế tài nguyên và Môi trường)


2.2.2. Nhiệm vụ của lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái
Nhiệm vụ chính của lượng hóa giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái là tìm ra
phần khách hàng hoặc xã hội bằng lòng trả (Willing to Pay) cho hàng hóa, dịch vụ mà
hệ sinh thái đó cung cấp.

Về mặt lý thuyết, phần bằng lòng trả của khách hàng hoặc xã hội cho hàng
hóa và dịch vụ hệ sinh thái chính là phần diện tích dưới đường cầu của người tiêu
dùng với lượng hàng hóa tương ứng.

A + B là phần khách hàng hoặc xã hội bằng lòng trả cho hàng hóa môi trường

A
P*
B

0

C
Q*

Hình 05: Bằng lòng trả (Willing To Pay)

Sự khác biệt giữa bằng lòng trả (Willing To Pay – WTP) và bằng lòng chấp
nhận (Willing To Accept-WTA) của khách hàng hoặc xã hội. Ví dụ như, chất lượng
không khí cho một khu vực bị ô nhiễm
Bảng 04: So sánh giữa bằng lòng trả và bằng lòng chấp nhận

Bằng lòng trả (WTP)
Không có quyền sở hữu

Bằng lòng chấp nhận (WTA)
Có quyền sở hữu

Đạt được sự cải thiện chất lượng Bỏ qua sự cải thiện tài nguyên và
môi trường


môi trường

Không có sự cải thiện nếu không Có sự hiện hữu của sự cải thiện.
bằng lòng trả


(PGS.TS. Nguyễn Văn Song, Kinh tế tài nguyên và Môi trường)
Trong quá trình điều tra nhằm đánh giá được mức bằng lòng trả của người
tiêu dùng, hay cộng đồng dân cư để bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường và tài
nguyên, người ta thường điều tra mức bằng lòng chi trả (WTP) cho dịch vụ môi
trường, hoặc mức bằng lòng chấp nhận (WTA) cho dịch vụ môi trường hoặc tài
nguyên. Đứng dưới góc độ quyền sở hữu tài sản thì WTP và WTA đo mức bằng
lòng trả và bằng lòng chấp nhận ở các khía cạnh khác nhau. Trong trường hợp khi
cộng đồng dân cư không có quyền sở hữu về tài nguyên và môi trường thì WTP
nhằm cải thiện chất lượng môi trường và tài nguyên (mua sự cải thiện môi trường
và tài nguyên trong trường hợp không có quyền sở hữu), và sẽ không có sự cải
thiện về chất lượng tài nguyên và môi trường nếu trong trường hợp không có sự
bằng lòng trả. Chỉ tiêu bằng lòng chấp nhận (WTA) thể hiện cộng đồng dân cư có
quyền sở hữu ở khu vực và sự bỏ qua về sự cải thiện chất lượng tài nguyên và môi
trường nhằm có được sự đền bù chấp nhận lợi ích, ở đây có sự hiện hữu có sự cải
thiện chất lượng tài nguyên và môi trường nhưng do chấp nhận một khoản bù đắp
nào đó mà bỏ qua sự cải thiện về chất lượng tài nguyên và môi trường.
Khi so sánh giứa bằng lòng trả và bằng lòng chấp nhận thì WTA thường lớn
hơn WTP bởi vì: WTA người chấp nhận đã có sẵn quyền sở hữu, chi phí tiến hành
điều chỉnh bao gồm trong quyền sở hữu và cuối cùng là do sự giới hạn về ngân
sách của WTP.
3. Các phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của môi trường
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã xây dựng và phát triển các
phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dùng để lượng hóa giá trị kinh tế của tài nguyên
và môi trường. Đối với mỗi dạng giá trị của môi trường căn cứ vào các đặc điểm và
bản chất giá trị của nó mà người ta lựa chọn những phương pháp phù hợp để tiến


hành lượng hóa giá trị kinh tế. Khái quát về một số phương pháp lượng hóa giá trị
kinh tế của các dạng môi trường được áp dụng như sau;
(1) Phương pháp giá thị trường:
* Phương pháp giá thị trường (Real price market)5: Cơ sở khoa học của
phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế của môi trường theo giá thị trường là việc có
thể sử dụng giá thị trường để xác định giá trị của nguồn tài nguyên.
Phương pháp này có ưu điểm và đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện vì các
thông tin liên quan đến giả cả thị trường của một số hàng hóa và dịch vụ môi
trường là có thể quan sát được và dễ thu thập. Vì vậy phương pháp này thường
được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của môi trường. Tuy nhiên,
việc áp dụng phương pháp này cũng gặp một số vấn đề nhất định. (i) giá thị trường
bị bóp méo do thất bại của thị trường hoặc tác động của chính sách; (ii) trong
trường hợp môi trường sử dụng đa mục đích thì việc đánh giá phải thận trọng để
loại trừ được tính trùng hoặc đánh đổi giữa các giá trị.
Hình 06: Phân loại các phương pháp lượng giá môi trường
CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ (LƯỢNG HÓA)

Phương pháp dựa trên chi phí
Phương pháp thị trường
Phương pháp thị trường thay
thế pháp thị trường giả định
Phương

Giá trị trường thực (MP)


Chi phí cơ hội (opportunity cost)
Chi phí du lịch (TCM)
Đánh giá ngẫu nhiêu (CVM)
Chi phí thay thế (replacement cost)

5 Đinh
án kinh tế, “Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ cho việc quản lý tài nguyên đất ngập nước
Giá Đức
bongTrường, Luận
Giá trị hưởng thu (HPM)
tại cửa song Ba Lạt”, p. 27.

(shadow method)

Mô hình lựa chọn (CM)
Chi phí phòng ngừa (avoided cost)

Chuyển đổi lợi ích (BTM)
Chi phí chuyển vị trí (relocacement cost)


* Phương pháp giá bong (shadow price):Giá thị trường phản ánh hầu hết
quyết định của người mua và người bán trên thị trường nhưng chưa thể hiện được
các vấn đề xã hội, vấn đề kinh tế. Ví dụ: thuế, lãi suất nằm trong giá thành, giá thị
trường nhưng giá bóng “giá kinh tế” thì khoản này lại không nằm trong giá bóng
mà chỉ là các khoản chuyển đổi của xã hội. Thông thường giá bóng được các nhà
phân tích kinh tế sử dụng nhiều hơn, bởi giá bóng phản ánh giá xã hội.
Giá bóng được thiết lập trên cơ sở điều chỉnh giá thị trường, khi tiến hành
điều chỉnh giá thị trường thành giá bóng thì cần có những lưu ý sau;
Giá thị trường thường dễ dàng thể hiện và quan sát hơn giá bóng.

Giá thị trường phản ánh hầu hết quyết định của người mua và người bán trên
thị trường, nhưng chưa thể hiện được các vấn đề xã hội, vấn đề kinh tế. Ví dụ,
thuế, lãi suất nằm trong giá thành, nhưng đối với giá bóng, giá kinh tế thì các


khoản này lại không nằm trong giá bóng mà chỉ là các khoản chuyển đổi của xã
hội.
Các bước tiến hành điều chỉnh giá thị trường thành giá bóng:
Bước 1: Điều chỉnh đối với các khoản chuyển đổi trực tiếp
Bước 2: Điều chỉnh các khoản làm sai lệch giá thị trường cho các khoản có
thể thương mại hóa (trated items)
Bước 3: Điều chỉnh các khoản làm sai lệch giá thị trường cho các khoản
không thể thương mại hóa.
Bước 4: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
(2) Các phương pháp thị trường thay thế, bao gồm;
* Các phương pháp sử dụng các hàng hóa liên quan, thay thế
Hàng hóa, dịch vụ không có thị trường nhưng có thể liên quan tới một số
loại hàng hóa dịch vụ có thị trường, dựa vào thị trường này chúng ta có thể tìm ra
giá trị của hàng hóa dịch vụ không có thị trường. Có 3 phương pháp bao gồm: (i)
phương pháp hàng trao đổi hàng; (ii) phương pháp thay thế trực tiếp và (iii)
phương pháp thay thế gián tiếp.
(i) Các bước sử dụng phương pháp hàng trao đổi hàng
Bước 1: Tiến hành điều tra xác định xem loại hàng hóa nào thường được trao
đổi;


Bước 2: Xác định xem loại hàng hóa liên quan trao đổi với hàng hóa, dịch
vụ không có thị trường được trao đổi bán trên thị trường;
Bước 3: Nếu có, xác định giá bán của loại hàng hóa này trên thị trường
Bước 4: Ước tính giá trị của hàng hóa không có thị trường dựa vào hàng

hóa liên quan, thay thế;
Bước 5: Tìm ra các hạn chế trong phương pháp và thị trường hàng hóa nhằm
hoàn thiện lại số liệu cho sát đúng.
Chú ý: Phương pháp này có xu hướng tìm ra giá trị của hàng hóa, dịch vụ
nhỏ hơn thực tế vì ước tính theo giá cả thực tế trên thị trường, giá thị trường chưa
bao gồm phần thặng dư của người tiêu dùng, mới bao gồm trong đó chi phí sản
xuất và thặng dư của người sản xuất.
(ii) Các bước cơ bản của phương pháp thay thế trực tiếp
Phương pháp này ước tính giá trị của hàng hóa, dịch vụ không có thị trường
dựa vào các hàng hóa hoặc giá cả của hàng hóa có thể thay thế, có thể so sánh
trong cùng điều kiện.
Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu hàng thay thế trực tiếp cho hàng hóa dịch vụ
không có thị trường;
Bước 2: Nếu hàng hóa thay thế có giá của thị trường, vậy thì sử dụng giá của
hàng hóa này để tính cho hàng hóa dịch vụ không có thị trường.
Bước 3: Nếu hàng hóa dịch vụ thay thế không có trên thị trường, thì phương
pháp gián tiếp hàng thay thế được tiến hành.


(iii) Các bước cơ bản phương pháp thay thế gián tiếp
Các bước của phương pháp thay thế gián tiếp tương tự như phương pháp
thay thế trực tiếp, nhưng chúng ta phải thêm một bước tiếp theo đó là sử dụng hàm
sản xuất nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng hàng
hóa được sản xuất ra.
* Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method) : Cơ sở khoa học của
phương pháp này là dựa trên sự tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng, hàng
hóa dịch vụ là chất lượng và cảnh quan tài nguyên du lịch trong điều kiện người đi
thăm quan bị ràng buộc về thời gian và thu nhập.
Các bước cơ bản tiến hành phương pháp chi phí du lịch (TCM)
Bước 1: Chọn khu vực đánh giá

Bước 2: Chia khu vực điều tra ra các vùng phù hợp
Bước 3: Chọn mẫu điều tra cho khu vực đánh giá
Bước 4: Điều tra tỉ lệ khách du lịch cho mỗi vùng
Bước 5: Tính chi phí du lịch cho mỗi vùng
Bước 6: Sử dụng hồi quy tuyến tính tìm đường cầu cho khu vực nghiên cứu
Hàm cầu là hàm số của tổng chi phí du lịch, thu nhập của khách và chất
lượng tài nguyên của khu cảnh quan, giải trí.
Bước 7: Ước tính thặng dư của người tiêu dùng


Bước 8: Ước tính lợi ích của việc cải thiện chất lượng tài nguyên môi trường
khu vực tham quan, giải trí.
Các lĩnh vực thường sử dụng phương pháp TCM là: Khu nghỉ ngơi, giải trí
có sinh cảnh, có sự đa dạng sinh học và đất ngập nước sử dụng cho tham quan du
lịch.
* Phương pháp giá trị hưởng thụ (Hedonic Pricing Method): Cơ sở cho
phương pháp này là ước tính giá trị kinh tế của môi trường ẩn trong giá thị trường
của một số hàng hóa và dịch vụ thông thường. Ví dụ, giá trị cảnh quan môi trường
được ẩn trong giá bán hoặc thuê bất động sản.
* Phương pháp chuyển đổi lợi ích (benefit transfer): Khi mà nguồn số liệu
và các nghiên cứu về lượng hóa môi trường tại khu vực nghiên cứu bị hạn chế hoặc
không có do khó điều tra, thu thập thì có thể sử dụng phương pháp này. Cơ sở của
phương pháp này là mượn số liệu về chi phí, lợi ích chuyển đổi từ khu vực đã
nghiên cứu đến khu vực đang nghiên cứu.
Các bước tiến hành
Bước 1: Chọn cơ sở lý thuyết
-

Thay đổi điều kiện tài nguyên phải tương tự giữa hai khu vực.


-

Dân số giữa hai khu vực phải tương tự.

-

Sự khác nhau về văn hóa phải được tính đến.

-

Kết quả nghiên cứu của khu vực đã nghiên cứu phải có phương pháp
khoa học và giá trị kinh tế.


Bước 2:: Điều chỉnh giá trị
Bước 3: Tính giá trị mỗi đơn vị thời gian
Bước 4: Tính chiết khấu cho tổng giá trị.
Phương pháp này gặp một số khó khăn là: (i) Giá trị sử dụng của tài nguyên
giao động lớn giữa các khu vực khác nhau, giữa các quốc gia khác nhau; (ii) Sự
khác nhau về các điều kiện kinh tế, xã hội giữa các khu vực nghiên cứu, giữa các
nước khác nhau nên rất dễ dẫn đến sự sai lệch nhiều.
(3) Phương pháp thị trường giả định
* Đánh giá ngẫu nhiên (contingent valuation method): Cơ sở của phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên là tìm hiểu khả năng bằng long chi trả của khách hàng
(WTP) về sự thay đổi của chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như môi trường.
Phương pháp này sử dụng kỹ thuật điều tra phỏng vấn trực tiếp về sự thay đổi chất
lượng môi trường đến sở thích của người được phỏng vấn.
Các loại hàng hóa, chất lượng tài nguyên có thể áp dụng phương pháp này
như: chất lượng nước tại khu nghỉ ngơi, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm;
giảm tác hải của các chất phế thải …

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) có các đặc điểm sau:
- Quan tâm tới điều kiện giả định, hoặc giả sử: Do không có thị trường hoạt
động đối với loại hàng hóa dịch vụ này, chính vì vậy việc tạo dựng lên một thị
trường sẽ là điều kiện cần phải làm để người sử dụng được hưởng lợi bằng lòng
trả, hoặc bằng lòng chấp hận như khu đi mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.


- Thường giải quyết với các hàng hóa công cộng như chất lượng môi trường,
giá trị tồn tại của động vật hoang dã, chất lượng nước bán cho người tiêu dùng.
- CVM có thể áp dụng cho cả giá trị sử dụng (chất lượng nước, tham quan
các khu bảo tồn, loại động vật hoang dã) hoặc giá trị không sử dụng như giá trị tồn
tại của tài nguyên
- Giá trị bằng lòng trả của những người được phỏng vấn thể hiện trong
phương pháp CVM phụ thuộc vào yếu tố mô tả hàng hóa, cách thức nó được cung
cấp, phương thức trả và các yếu tố khác.
+ Trình tự thực hiện phương pháp CVM:
Mẫu điều tra từ tổng thể được phỏng vấn đánh giá hàng hóa hoặc chất lượng
tài nguyên, những người được điều tra này cung cấp cho các nhà phân tích ước tính
số lượng bằng lòng trả của người được điều tra cho loại hàng hóa hoặc chất lượng
tài nguyên liên quan và cuối cùng bằng lòng trả này được ước tính cho toàn bộ
tổng thể mẫu.
Sử dụng phương pháp qua 6 bước:
Bước 1: Chọn kỹ thuật phỏng vấn
Bước 2: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn
Bước 3: Chọn tiến trình, cách thể hiện câu hỏi.
Bước 4: Phân tích số liệu
Bước 5: kiểm tra, đánh giá độ chính xác của kết quả


Bước 6: Dựa vào kết quả tìm được để suy luận, đề nghị.

* Phương pháp mô hình lựa chọn (Choice Modelling): Là phương pháp
lượng hóa giá trị kinh tế của môi trường thông qua tuyên bố sở thích, được sử dụng
để đánh giá giá trị phi sử dụng của môi trường thông qua việc xây dựng hai hay
nhiều kịch bản giả định, mỗi kịch bản có nhiều thuộc tính khác nhau. Thông qua
việc lựa chọn của mỗi cá nhân đối với từng kịch bản chúng ta có thể ước lượng
được phúc lợi cá nhân khi tham gia kịch bản và sự đánh đổi về giá trị giữa các
thuộc tính trong kịch bản.
(4) Các phương pháp dựa trên chi phí
* Phương pháp chi phí cơ hội (opportunity cost): Phương pháp này sử dụng
ước tính giá trị những hàng hóa và dịch vụ của môi trường không có thị trường,
hoặc thị trường không phát triển. Ví dụ, giá trị của các loại củi trong rừng có thể
tính bằng chi phí cơ hội nếu sử dụng công để thu hoạch chúng.
* Phương pháp chi phí phục hồi (restoration cost): Phương pháp này thường
dùng để đánh giá những khoản chi phí nhằm tái tạo, phục hồi lại điều kiện ban đầu
của một khu vực, một nguồn tài nguyên. Cơ sở của phương pháp này là dựa trên
quan điểm là chi phí tái tạo điều kiện cũ cũng được coi như là lợi ích mang lại.
* Phương pháp chi phí thay thế (replacement cost): Ngược lại phương pháp
chi phí phục hồi, phương pháp này cho sử dụng chi phí thay thế lại các điều kiện,
chức năng của môi trường. Ví dụ: khu bảo tồn, sinh thái, tài sản bằng các điều kiện
do con người tạo ra.
* Phương pháp chi phí chuyển vị trí (relocacement cost): Sử dụng chi phí
thay đổi vị trí của một điều kiện, một hệ sinh thái, một cộng đồng, … Phương pháp


này thược được sử dụng khi tiến hành xây dựng một công trình (thủy điện, đường
xá …) chúng ta phải di dời một lượng lớn cộng đồng, hệ sinh thái.
4. Quy trình và một số hạn chế trong lượng giá đối với dịch vụ hệ sinh thái
4.1. Quy trình lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái
Đánh giá giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái về bản chất là một quá trình
nghiên cứu mang tính liên ngành bao gồm nhiều bước, mỗi bước đều có những đặc

trưng riêng và đòi hỏi sự tham gia của những đối tượng khác nhau. Dựa trên các tài
liệu và kinh nghiệm về đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái của Barbier (1997) và
EEPSEA (1998), và các nghiên cứu khác, chúng tôi khái quát về các bước chính trong
việc thực hiện lượng giá dịch vụ hệ sinh thái như sau;
Các dịch vụ hệ sinh thái có thể lượng giá bằng một số bước sau;
Bước 1. Lựa chọn phương pháp tiếp cận chuẩn (phân tích tác động/thiệt hại,
lượng giá một phần, tổng giá trị).
Bước 2. Định nghĩa và đặc điểm kỹ thuật của khu vực nghiên cứu.
Bước 3. Nhận dạng các dịch vụ về dịch vụ hệ sinh thái và tiềm năng lợi ích
được công bố bởi chúng.
Bước 4. đánh giá các mức độ tác động của chúng (bao gồm cả chất lượng),
và những tác động gì có thể xảy ra nếu mất chúng.
Bước 5. Nhận dạng các nhóm người mà hưởng lợi ích từ các dịch vụ đó (khi
chúng bị mất, bị loại bỏ, hoặc bị suy thoái )
Bước 6. Nhận dạng các giá trị có thể
Bước 7. Lựa chọn các công cụ lượng giá phù hợp
Bước 8. Đánh giá tổng giá trị kinh tế (TEV)
Trong tất cả các bước ở trên thì bước 5 và bước 8 được đánh giá là có vai trò
quan trọng bởi vì nó không những khẳng định đối với những loại dịch vụ mà được
thực hiện như là các giá trị kinh tế, những nó ảnh hưởng đến các dịch vụ sẽ mamng


lại các tài nguyê\n cho xã hội. Việc lựa chọn các kỹ thuật mà có thể sử dụng để
đánh giá giá trị kinh tế của hang hoá và dịch vụ (buớc 7).
4.2. Một số hạn chế trong lượng giá dịch vụ hệ sinh thái
Giới hạn của lượng giá dịch vụ hệ sinh thái được xác định thông qua việc
khảo sát, đánh giá. Do vậy, quá trình lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái gặp một số
khó khăn như sau;
- Về không gian:
Giới hạn về không gian được xác định thông qua việc xác định số người bị

ảnh hưởng bởi các tác động và sự thay đổi chất lượng của các dịch vụ hệ sinh thái.
- Về thời gian:
Việc đo lường các giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái trong quá khứ và tương
lai gặp khó khăn. Bởi vì, nhiều giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái phụ thuộc vào
quá trình diễn tiến của chúng ở trong quá khứ lẫn hiện tại và tương lai. Do vậy,
trong quá trình nghiên cứu, khảo sát đánh giá sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập
các dữ liệu, thong tin trong quá khứ và tương lai.
4.3. Một số phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái thường được sử dụng
Một số phương pháp lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái thường được sử dụng
được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 05: Áp dụng các phương pháp lượng giá cho các dịch vụ hệ sinh thái
CHỨC NĂNG CỦA HỆ

CÁC GIÁ TRỊ

SINH THÁI
Điều tiết khí gas
Điều tiết khí hậu
Điều tiết nước
Cung cấp nước
Phòng chống bão
Duy trì chất lượng đất

PHƯƠNG PHÁP
THÔNG DỤNG

CHỨC NĂNG ĐIỀU TIẾT
Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp

Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp

AC
AC
AC, DE
DM, RC
AC, RC
AC, RC


CHỨC NĂNG CỦA HỆ
SINH THÁI
Điều tiết dinh dưỡng
Xử lý chất thải
Điều hòa sinh học
Lưu trữ nguồn gen
Chức năng ươm trồng
Cung cấp nơi cư trú cho sinh

CÁC GIÁ TRỊ

PHƯƠNG PHÁP

Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp
Giá trị sử dụng gián tiếp
CHỨC NĂNG CƯ TRÚ
Giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị

tồn tại
Giá trị sử dụng gián tiếp

THÔNG DỤNG
RC
RC, CV
RC, DE
DE, CV
DE

vật
Cung cấp thực phẩm

CHỨC NĂNG SẢN XUẤT
Giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị DE, CV

lựa chọn
Cung cấp nguyên liệu thô và Giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị DE, CV
năng lượng
Dược phẩm
Đồ trang trí
Thông tin thẩm mỹ
Giải trí
Văn hóa
Lịch sử, tôn giáo
Khoa học

lựa chọn
Giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị DE
lựa chọn

Giá trị sử dụng trực tiếp
CHỨC NĂNG THÔNG TIN
Giá trị tồn tại
Giá trị sử dụng trực tiếp
Giá trị không tiêu dung trực tiếp
Giá trị không tiêu dung trực tiếp
Giá trị không tiêu dung trực tiếp

DE
HPM
TCM
CV, CVM
CV, CVM
CV, CVM

(Nguồn: Barbier, E.B (1994)
Trong đó:

+ MA: Phương pháp giá thị trường
+ HP: Giá trị hưởng thụ
+ TC: Chi phí du lịch
+ CV: Đánh giá ngẫu nhiên
+ DE: Chi phí phòng ngừa
+ RC: Chi phí chuyển đổi/chi phí phục hồi
+ PF: Hàm sản xuất


5. Các công cụ giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý dịch vụ
hệ sinh thái
5.1. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

5.1.1. Định nghĩa
Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp được dùng để nhận dạng,
lượng hóa bằng tiền tất cả cái ‘được’ và ‘mất’ tiềm năng từ một dự án nhất định
nhằm xem xét dự án đó có đáng mong muốn hay không trên quan điểm xã hội nói
chung.


×