Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÀI DỰ THI LIÊN MÔN CỦA HỌC SINH ĐẠT GIẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 25 trang )

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
----------------I. Tên tình huống: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN BIỂN
Hè vừa qua em được bố mẹ cho về cậu chơi một tuần. Nhà cậu ở ngay bên bờ
biển Quảng Phúc, thu nhập nuôi sống gia đình nhờ cả vào nguồn lợi từ biển.
Bốn giờ sáng đã thấy cậu mự và các anh lục đục mang vác ngư cụ ra biển. Nghĩ
đến mấy chú còng biển đủ màu sắc tim em xốn xang, em vội bật dậy xin cậu theo
cùng ra biển.
Đang mãi đuổi theo chú còng biển vừa to vừa oai với đôi càng sắc tím nhấp
nhoáng trong ánh điện tàu. Em bỗng giật mình khi nghe tiếng nổ.
- Mự ơi, cái gì vừa nổ thế mự ?
Mự nhìn em cười bình thản:
- Cháu thấy sợ à. Cậu và các anh mày nổ mìn ấy mà!
- Để làm gì thế mự ?
- Để bắt tôm cá chứ còn làm gì nữa cháu!
Em hỏi luôn:
- Chứ không phải đánh bắt bằng lưới, bằng câu à mự ?
- Đúng đó cháu, nhưng nếu đánh bắt như thế thì sản lượng chẳng đáng là bao.
Đôi bữa mình phải sử dụng đến phương pháp này mới mong kiếm được chút ít
cho chị mày theo học nữa chứ.
- Thế ở đây gia đình mự dùng cách này hay ai cũng thế ?
- Hầu hết ai cũng có dùng cháu à!
- Không phải người ta đã cấm đánh bắt kiểu này rồi mà mự.
Giọng mự kéo dài:
- Cấm thì cấm chứ giờ này ai ra đây mà canh, mà có ra đến thì cũng xong rồi.
Nghe mự nói cũng phải. Nếu mỗi ngư dân không có ý thức khai thác đánh
bắt thì hậu quả thật khôn lường.
Như chúng ta đã biết, ngày nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Những dấu hiệu cho thấy sự suy
thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đang


phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chính mình gây ra. Vậy nguyên nhân
do đâu, thực trạng ấy như thế nào, những hậu quả cụ thể là gì?
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Thứ nhất : Để gia đình cậu mự và những gia đình xung quanh hiểu rõ nguồn tài
nguyên biển là có hạn, cách đánh bắt đó là không hợp lý không tuân thủ luật pháp,
nguy hiểm đến tính mạng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Thứ hai: Việc rèn kĩ năng sống cho tất cả các bạn học sinh trong đó có việc sử
dụng nguồn tài nguyên biển hợp lí góp phần bảo vệ môi trường biển là vấn đề quan
trọng, thiết thực. Xuất phát là học sinh chúng ta sẽ trở thành những tuyên truyền
viên tích cực tạo những ảnh hưởng tốt đến tất cả bà con lối xóm, đến tất cả những
1


người thân trong gia đình, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua
mạng xã hội….để cùng nhau bảo vệ nguồn tài nguyên biển hiện có và biết cách sử
dụng một cách hợp lí nhất để hạn chế cạn kiện tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
- Thứ ba: Với riêng chúng em, khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ tìm hiểu
được sâu hơn về kiến thức các môn học: Môi trường, Sinh học, Hóa học, Vật lý,
Tin học, Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc….Và từ đó chúng
em tăng thêm kiến thức của mình và biết vận dụng các hiểu biểt đó vào cuộc sống
hằng ngày của mình và cộng đồng xung quanh .
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
a. Thành lập nhóm: Nhóm chúng em gồm 2 thành viên của lớp 92
- Hoàng Thị Thắm.
- Hoàng Thị Hoài Dung.
b. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách
báo, mạng xã hội.
- Thống kê: thống kê con số gia đình làm nghề đánh bắt trên biển sử dụng
mìn, thuốc nổ tự chế để đánh bắt khai thác tài nguyên biển.

- Tích hợp: những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn vào thực tế đời
sống.
- Phân tích, đánh giá: phân tích cụ thể các mặt tác hại, bày tỏ quan điểm đối
với vấn đề.
c. Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống:
- Môn Ngữ văn: Chúng em dùng các kĩ năng văn kể chuyện, thuyết minh,
nghị luận để viết bài đặc biệt là kỹ năng viết bài văn thuyết minh. Bố cục rõ ràng,
diễn đạt mạch lạc trôi chảy, lập luận chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng tiêu biểu…
- Môn Địa lý: Biết được vị trí biển Việt Nam, tài nguyên biển, môi trường
biển.
- Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ hộ gia đình sử dụng kíp mìn, thuốc nổ. Số
liệu về các loài cá…
- Môn Hóa học: Tính chất hóa học của thuốc nổ và tác hại của nó.
- Môn Vật lý: Phần nhiệt lượng, áp suất.
- Môn Sinh học: Sự đa dạng của tài nguyên sinh vật biển, vai trò của sinh vật
biển trong đời sống con người, với môi trường tự nhiên.
- Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức trong khai thác và bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển; lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- Môn Mĩ thuật, môn Âm nhạc: vẽ một bức tranh, hát một bài hát, biểu diễn
một tiết mục văn nghệ, một vở kịch ngắn, một tiết mục thời trang…cũng góp phần
tuyên truyền: lên án, phê phán những hành động sai trái trong đánh bắt khai thác tài
nguyên sinh vật biển; kêu gọi mọi người có ý thúc trong việc khai thác và bảo vệ
tài nguyên biển nói riêng và tài nguyên quốc gia nói chung.
- Môn Tin học: Sử dụng mạng, máy tính, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm
Powerpoint.
2


Để giải quyết tình huống, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có nhiều kiến
thức trong nhiều môn học khác nhau, chúng em phân công ra công việc cụ thể cho

mỗi bạn và cùng nhau tìm hiểu mỗi vấn đề liên quan, sau đó họp và trao đổi với
nhau các kiến thức liên quan để giải quyết tình huống.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều biện pháp sâu rộng và toàn diện. Nhóm
chúng em xin được đề nghị một số giải pháp sau:
* Đối với xã hội: Chúng em sẽ:
- Thông qua các cơ quan truyền thông như đài phát thanh của thôn, xóm, xã,
phường; báo chí địa phương…để tăng cường tuyên truyền, năng cao nhận thức về
tác hại của việc đánh bắt nguồn thủy lợi theo lối tận diệt đối với đời sống con người
và đối với môi trường.
- Đưa vấn đề nguy hại của lối đánh bắt bằng thuốc nổ vào các buổi họp thuộc mọi
tổ chức, nghành nghề khác nhau ở địa phương.
- Vận động ngư dân đánh bắt an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật đặc biệt vận
dụng những gia đình ngư dân có uy tín, có sức ảnh hưởng lớn để có sức lan truyền
mạnh mẽ trong cộng đồng.
- Nên tập huấn các điều luật liên quan cho các chủ thuyền, thuyền trưởng trước khi
cấp giấy phép.
- Buộc các chủ tàu thuyền đánh bắt trên sông, biển phải kí cam kết thực hiện
nghiêm túc hoạt động đánh bắt an toàn, có hiệu quả, không vi phạm pháp luật.
- Các tỉnh, thành ven biển lập một đường dây nóng để khi có hiện tượng vi phạm
người dân có thể cấp báo.
- Các nghành chức năng có liên quan cần xử lý thật nghiêm minh hơn nữa những
đối tượng vi phạm để làm gương cho những đối tượng có ý định thực hiện các hoạt
động đánh bắt tận diệt như trên.
- Tăng cường nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên biển cho tất cả mọi người.
- Mọi người dân tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm của từng
người trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên biển vì : tài nguyên biển vô
giá nhưng không vô tận.
* Với nhà trường:

- Đưa vấn đề này vào trong hoạt động ngoài giờ, trong các cuộc thi tìm hiểu tìm
hiểu nhận thức để nâng cao ý thức cho mỗi học sinh.
3


- Tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên nhỏ tuổi tới các địa bàn ven sông, ven biển
nơi mình sinh sống để tuyên truyền cho mọi người cùng biết tác hại của việc dùng
thuốc nổ đánh bắt nguồn thủy lợi.
- Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.
* Với gia đình:
- Chúng em hầu hết ở vùng sông nước nên trước hết chúng em tự ý thức không
dùng lối đánh bắt tận diệt. Sau nữa thuyết phục người trong gia đình tuyệt đối nói
không với lối đánh bắt ấy.
V. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống :
- Nhóm chúng em đã sử dụng các tư liệu tham khảo:
+ Sách giáo khoa các môn cấp THCS: Văn, Địa, Toán, Hóa, Sinh, Vật lý, Giáo
dục, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tin học….
+ Các trang mạng xã hội.
- Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp đề nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyền, nhà trường, gia đình.
+ Phương pháp tuyên truyền: tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng,
tuyên truyền tại địa phương, tại trường.
+ Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: soạn nội dung tuyên truyền, sử
dụng Internet để tuyên truyền.
+ Phương pháp hợp tác: cùng nhau hoạt động, cùng nhau nghiên cứu, đoàn kết
hợp tác và chia sẽ.
- Tiến trình thực hiện: Nhóm chúng em dựa trên quá trình nghiên cứu tìm tòi với
khả năng kiến thức phù hợp với lứa tuổi và điều kiện hiện tại chúng em xây dựng
nên bài thuyết trình như sau:
Học trong môn Địa lý chắc các bạn đã biết: Việt Nam là quốc gia ven biển nằm

bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải
bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống
Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ
trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ
4


0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển) đứng đầu các nước Đông
Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Ma-lai-xi-a. Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước
thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành
ven biển.

Bản đồ Biển Việt Nam
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện
tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện
tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu ki-lô-mét vuông). Vùng biển nước ta
có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa
được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan
trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước; một
số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia
trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội
thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm
cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

5


Một góc bờ biển Việt Nam
Tài nguyên biển Việt Nam ta vô cùng phong phú đa dạng bao gồm: Tài nguyên
sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên giao thông vận tải và tài nguyên du

lịch. Tuy nhiên với khả năng hiểu biết của chúng em, bài viết này chỉ đề cập đến
nguồn tài nguyên sinh vật.
Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn
160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các
loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loại cá chiếm 86%
tổng trữ lượng.
Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó
có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng
5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các
loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là
thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...
Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ
nông, chim rẽ, hải yến,..
Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị.
Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển
nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất
6


mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài
người trong tương lai.

Sinh vật biển
Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều
chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có
đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai thác
cạn kiệt, trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt
khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.

7



Ngư dân được mùa
Sau hơn 30 năm đổi mới chính sách, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tại các
vùng ven biển nói riêng đã phát triển mạnh mẽ. Phát triển kinh tế dịch chuyển theo
hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa có xu thế tiến ra biển.
Trong những năm vừa qua, ước tính kinh tế biển đóng góp khoảng 48% GDP,
trong đó các ngành kinh tế biển có đóng góp lớn là dầu khí 64%, đánh bắt và chế
biến hải sản 14%, vận tải biển và dịch vụ cảng biển 11%, du lịch biển khoảng
9%...Song áp lực của phát triển ngày càng gia tăng đối với môi trường và tài
nguyên thiên nhiên, cũng như các giá trị khác của vùng biển luôn là vấn đề bức xúc
với chính phủ ta hiện nay.
Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, sự suy giảm chất lượng
môi trường biển làm cho môi trường sống của các loài sinh vật biển bị phá hủy, mất
đa dạng sinh học. Nhiều loài sinh vật biển hiện đang giảm về số lượng, có loài đã
tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thủy sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác
nhau, trong đó có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong sách đỏ Việt Nam.
Nhiều loài trong số này hiện vẫn đang là đối tượng khai thác bằng nhiều hình thức
khác nhau. Sự suy giảm đa dạng sinh học kéo theo sự suy giảm số lượng loài sinh
vật có giá trị kinh tế.
Nguồn lợi hải sản đang ngày càng bị cạn kiệt dần về số lượng và suy giảm cả về
chất lượng. Các nguồn cá dự trữ bị suy giảm từ 4 triệu tấn vào năm 1990 xuống còn
3 triệu tấn như hiện nay. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng
giảm đáng kể.
Giá trị về độ phủ của rạn san hô và độ đa dạng loài cũng có chiều hướng suy
giảm trong những năm gần đây, ở một số vùng hơn 30%. Một số loài thủy sản quan
trọng sống ở rạn đang suy giảm trầm trọng, như tôm Bác sỹ, tôm Hùm, Hải sâm, cá
Bướm, cá Thiên thần, cá Đuôi gai... Mật độ nhóm cá kích thước lớn có giá trị
thương mại cao đang giảm một cách trầm trọng.
Tương tự như đối với rạn san hô, thảm cỏ biển. Các điểm ‘nóng” về suy giảm

thảm cỏ biển là Vịnh Hạ Long, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đảo Phú Quốc đồng
thời, diện tích rừng ngập mặn suy giảm một cách rõ rệt, từ 408.500ha vào năm
1943, đến năm 2000 chỉ còn 155.290ha.
Qua thống kê cho thấy hầu hết các tỉnh ven biển đều sử dụng lối đánh bắt tận diệt,
bất hợp pháp để khai thác tài nguyên biển nhằm thu lợi nhuận cao cho gia đình. Ở
đây nhóm chúng em chỉ điều tra cơ bản 50 hộ gia đình ở địa phương thì có đến 28
hộ là có sử dụng kíp điện, mìn, các loại thuốc nổ tự chế để đánh bắt. Một con số
không hề nhỏ chút nào!

8


Ngư dân nổ mìn đánh bắt cá
Hằng ngày xem trên báo chí, thời sự chúng ta có thể bắt gặp những trường hợp
tàu cá khai thác trên biển đang sử dụng hoặc tàng trữ một khối lượng lớn chất nổ
các loại để sử dụng lối đánh bắt tận diệt, nguy hiểm, bất hợp pháp này đã được
nghành chức năng phát hiện và xử lý. Điều đáng quan tâm là những vụ như thế vẫn
diễn ra mà không hề có dấu hiệu giảm đi.

Ngư dân nổ mìn đánh bắt cá
9


Có thể kể đến một số ví dụ sau: Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận thống
kê: Năm 2014 các cơ quan, đơn vị chức năng đã phát hiện và xử lý 5 vụ vi phạm
liên quan đến sử dụng chất nổ đánh bắt hải sản. Trong đó, tại huyện đảo Phú Quý,
lực lượng Biên phòng, Công an đã xử lý một trường hợp tàu cá của ngư dân xã
Long Hải tàng trữ 8 kíp điện, 43 kíp nổ và dây cháy chậm; phá một đường dây vận
chuyển, mua bán 60kg thuốc nổ TNT từ đất liền ra đảo bán cho ngư dân. Tại huyện
Tuy Phong, các lực lượng chức năng đã phối hợp bắt giữ, xử lý một tàu cá của tỉnh

Ninh Thuận sử dụng 0,85kg thuốc nổ và 0,8m dây cháy chậm. Bắt giữ và xử lý
thúng nhựa gắn máy của ngư dân xã Phước Thể (Tuy Phong) sử dụng 0,8kg thuốc
nổ để khai thác hải sản trên biển.( Theo báo Công an nhân dân ra ngày 01/12/2014).
Ngày 12- 8/2014 theo nguồn tin từ Sở NN & PTNT tỉnh Thanh Hóa, Chi cục
khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phối hợp với Thanh tra Sở NN & PTNT
Thanh Hóa đã mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thuỷ
sản vùng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình tuần tra đoàn công tác kiểm
tra 25 phương tiện, trong đó nhắc nhở, cảnh cáo 17 phương tiện; xử lý 8 tàu cá vi
phạm pháp luật.

Lực lượng chức năng kiểm tra tàu các trước khi ra khơi
Các chủ tàu cá bị bắt giữ làm nghề lưới kéo và nghề mành, đang khai thác tại
vùng biển ven bờ huyện Tĩnh Gia. Đặc biệt, quá trình kiểm tra đoàn công tác phát
hiện tàu cá của ông Phạm Văn Công, số đăng ký TH- 91275 TS, công suất 220CV,
trú tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tàng trữ 5 quả mìn tự
tạo và 144 kíp nổ trên tàu. Ngoài ra tàu cá của ông Nguyễn Văn Ngoạn, số đăng ký
TH- 90687 TS, công suất 190CV, trú tại xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa)
cũng tàng trữ bộ kích điện trên tàu.
10


Tang vật thu được trên thuyền của Dũng
Rạng sáng 14/10/2014 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạm giữ chủ ghe cá
Trần Văn Dũng (31 tuổi, quê Nghệ An) để điều tra về việc tàng trữ thuốc và kíp nổ.
Qua kiểm tra lực lượng công an thu giữ 153 kíp nổ rời, 9 quả nổ tự tạo trong đó có
6 quả đã gắn dây cháy chậm và kíp nổ, 22 m dây cháy chậm cùng hơn 15 kg thuốc
nổ nguyên liệu... được tìm thấy dưới đống lưới bắt cá. Dũng khai số thuốc nổ này
dùng để đánh bắt cá cơm, đồng thời cũng thừa nhận trong suốt thời gian qua đã
mưu sinh bằng cách này trên nhiều vùng biển.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chúng ta hiện tượng đánh bắt như trên cũng không

hiếm chút nào:
Khoảng 2h30 ngày 3-4, tổ tuần tra kiểm soát giao thông đường thủy, thuộc
Phòng CSGT Công an Quảng Bình gồm Thượng tá Hoàng Hạnh – Đội trưởng,
Trung tá Trần Đình Hà và Đại úy Nguyễn Xuân Ngọc cùng phối hợp với lực lượng
Thanh tra Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Bình, kiểm tra tàu đánh cá mang số hiệu QB 2387 TS do Lê Tuệ (SN 1967), ở thôn
Bắc, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình làm thuyền trưởng điều khiển
đang đánh cá tại tọa độ N-17 độ 33 phút E-106 độ 37 phút (cách bờ biển Nhân
Trạch khoảng 4 hải lý), trên tàu cá còn có 4 thuyền viên khác đều trú ở xã Nhân
Trạch, huyện Bố Trạch.

11


Các đối tượng cùng tang vật
Qua kiểm tra, phát hiện trên chiếc tàu cá này cất gấu 3 quả mìn (trọng lượng
0,9kg), 3 kíp nổ và 4m dây cháy chậm. Theo khai nhận ban đầu của thuyền trưởng
Lê Tuệ, thì trước khi bị lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ thì tàu cá vừa sử
dụng mìn khai thác hải sản và trong khi tiếp tục dùng số mìn còn lại để đánh bắt hải
sản thì bị bắt giữ.
Trước đó, vào ngày 31-3, Đồn Biên phòng Roòn, thuộc Bộ đội Biên phòng
Quảng Bình phát hiện một tàu đánh cá mang số hiệu NA 90228 TS (đang neo đậu
tại khu vực cảng Hòn La) cất giấu 10 thỏi nổ công nghiệp (trọng lượng 1,8kg) và 1
cuộn ngòi cháy chậm (khoảng 50m). Chiếc tàu cá trên do Trần Phúc Đôn
(SN1976), làm thuyền trưởng và cùng 13 thuyền viên đều quê ở Nghệ An.

Tang vật thu giữ
12



Khoảng 5 giờ 30 phút ngày 20/9/2014, tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng Quảng Bình cho biết tổ tuần tra của Đồn Biên phòng Roòn vừa bắt giữ 2 đối
tượng Đinh Văn Ngoan (SN 1984) và Lê Văn Nghị (SN 1975, cùng ngụ thôn Vĩnh
Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) thu giữ 3 quả mìn tự tạo đã
gắn kíp nổ và dây cháy chậm.

Hai đối tượng và tang vật bị thu giữ
Đây chỉ là những ví dụ nhỏ về hiện tượng đánh bắt thủy lợi từ thuốc nổ mà nhóm
chúng em sưu tầm được. Còn nhiều, rất nhiều những hoạt động như thế mà các
nghành chức năng chưa thể kiểm soát được nữa.
Vậy nguyên nhân do đâu mà hiện tượng đánh bắt trên xảy ra tràn lan khắp nơi
trên biển bất chấp luật pháp như thế ?
Nguyên nhân chính đầu tiên phải kể đến đó là vì lợi nhuận thu được từ sản lượng
đánh bắt. Sản lượng thu về nhiều thì lợi nhuận chắc chắn sẽ cao lên đó là lẽ tất
nhiên. Người lao động mà thu về lợi nhuận cao thì ai chẳng mong muốn. Nhưng có
lẽ cũng vì thế mà họ quên đi hoặc cố tình quên tác hại nghiêm trọng từ hành động
thiếu trách nhiệm của họ đưa đến.
Thứ hai, do người dân thiếu ý thức trách nhiệm với chính cuộc sống, tính mạng,
của cải của mình mà rộng hơn là của cộng đòng, của cả đất nước.
Một nguyên nhân không thể phủ nhận đó là công tác kiểm tra xử lý của các
nghành chức năng liên quan chưa được nghiêm khắc, chưa mang tính thường
xuyên đã tiếp tay cho những kẻ thiếu trách nhiệm với cộng đồng có thêm cơ hội để
hoạt động, để làm càn.
Tuy nhiên tác hại to lớn của hoạt động đánh bắt bằng kíp mìn, thuốc nổ là vô
cùng nghiêm trọng mà có lẽ không phải ai cũng nhận thức được. Bằng hiểu biết và
sự tìm tòi khám phá nhóm chúng em sẽ cung cấp cho mọi người biết để giảm thiểu
tối đa, dần đi đến từ bỏ hoạt động đánh bắt trên. Đó cũng chính là mong muốn tha
thiết của nhóm cũng như cả cộng đồng.
13



Mọi người biết không, thuốc nổ là loại vật liệu mà có cấu tạo hóa học, hay năng
lượng, không bền.
Về góc độ Vật lý thì thông thường nó tạo ra sự bùng nổ của vật liệu và đi kèm với
nhiệt lượng và sự thay đổi lớn về áp suất (điển hình còn có ánh sáng lóe lên và
tiếng nổ lớn) và hiện tượng trên được gọi là sự nổ.
Thuốc nổ là một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc thời cổ đại. Mặt rất điển
hình là các chất nổ thông thường có thể phát nổ khi bị nung lên, chứng tỏ có gì đó
không bền trong cấu trúc của chúng. Mặc dù chưa có một giải thích chính xác nào
được tạo ra cho vấn đề này, người ta nhận thấy rằng một số nhóm chức
như nitrite (-NO2), nitrate (-NO3), azide (N3) tạo nên trạng thái "căng" bên trong.
Tăng thêm sự căng này bằng cách nung nóng lên có thể tạo ra sự đứt gãy đột ngột
của phân tử và sự nổ dây chuyền. Trong một số trường hợp, trạng thái không bền
này của phân tử lớn đến nỗi sự phân rã xảy ra ngay cả ở điều kiện thường. Dựa vào
tính chất hóa học ấy của chất nổ người ta chế tạo ra các loại mìn, thuốc nổ tự chế để
đánh bắt trên sông, trên biển. Thuốc nổ có rất nhiều loại.
Ông bà xưa có câu: “Người sống, đống vàng” hay: “Người làm ra của chứ của
không làm ra người”. Mạng sống con người là vô giá! Còn người sẽ còn tất cả.
Giàu sang phú quý, của cải đầy nhà có nghĩa lý gì khi mất đi mạng sống, thiếu đi
một phần hình hài cha mẹ cho ? Vậy mà chỉ vì hám lợi, vì đồng tiền các ngư dân
sẵn sàng quên đi tính mạng của mình. Hằng năm có biết bao người bỏ mạng vì lối
đánh bắt nguy hiểm, phi pháp đó, bao nhiêu người tàn tật mang theo cả đời mình
chỉ vì một chút hám lợi.
Chúng ta nghĩ gì khi xem những bức ảnh này với những thông tin sau ?
Ngày 28/7, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận và cứu chữa cho 2 bệnh nhân bị cụt
tay, mù mắt, dập phổi và ngực, cổ, thủng lỗ chỗ do dùng thuốc nổ bắt cá.

14



Đánh cá bằng thuốc nổ, hai anh em nguy kịch

Đánh cá bằng thuốc nổ, hai anh em nguy kịch
Vào lúc 6 giờ ngày 07/02/2012 anh Trần Đình Lộc (sn 1974, quê quán ở Quảng
Trị, thường trú tại phường Đức Long, TP Phan Thiết) là chủ ghe BTH 84064 TS
cùng 7 thành viên gồm: Sự, Lý, Dũng, Lâm, Viện, Tuấn, Sơn, đánh bắt cá trên biển
thuộc khu vực phường Đức Long, TP Phan Thiết. Lộc đốt mìn tự tạo nhưng không
ném kịp nên đã để nổ trên tay. Vụ nổ khủng khiếp khiến anh Lộc chết ngay tại chỗ
và làm bị thương anh Trần Văn Viện.
Khoảng 12h40 ngày 31/3/2013, tại bến Dinh trên sông Kỳ Lộ, thuộc khu Phố
Long Hà (Đồng Xuân) đã xảy ra một vụ chết người thương tâm do dùng thuốc nổ
tự tạo đánh cá. Nạn nhân là ông Lê Bá Trung (SN 1968) trú tại khu phố Long Hà,
huyện Đồng Xuân. Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, nạn nhân chết tại
chỗ do bị mìn tự tạo phát nổ trên tay ngay sau khi châm ngòi.
Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết: tàu đánh cá của ông
Dương Châu ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong khi
hành nghề khai thác hải sản ở ngư trường xa bờ đã dùng thuốc nổ đánh bắt cá, quả
mìn nổ ngay trên tay trước khi rơi xuống nước làm cho anh Nguyễn Phước, sinh
năm 1972 là lao động trên tàu bị chết tại chỗ.(Theo Báo Tuổi trẻ, ra ngày
21/04/2014).
Chúng ta thấy đấy! Hầu như năm nào cũng có không ít người chết do đánh bắt
cá bằng thuốc nổ, bao nhiêu người tàn phế đáng thương còn đó là minh chứng cho
những hành động việc làm thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với cộng
đồng. Trên đây chỉ là những ví dụ thương tâm bởi tác hại của đánh bắt bằng cách
dùng mìn tự chế, kíp nổ, xung điện….
15


Nhưng chưa dừng lại ở đó. Đánh cá bằng thuốc nổ là một phương pháp có tính
hủy diệt mà ngư dân sử dụng để đánh bắt cá nhỏ. Những thanh đinamit, lựu đạn,

hoặc thuốc nổ tự chế được châm ngòi hoặc kích hoạt rồi ném xuống nước. Vụ nổ
gây chấn động dưới nước, làm nội tạng cá bị vỡ nát và cá chết gần như ngay lập
tức. Người ta thường cho nổ lần thứ hai để giết các con cá ăn mồi lớn hơn bị thu
hút bởi xác những con cá nhỏ bị chết do vụ nổ đầu. Phương pháp đánh bắt này
không chỉ giết cá lớn mà cả cá bé, không chỉ cá, tôm, cua, ghẹ, …mà còn tận diệt
cả trứng non của chúng; không chỉ trong khu vực nổ chính, mà còn lấy đi sự sống
của nhiều sinh vật khác tại rạn san hô, những sinh vật không phải mục tiêu đánh
bắt. Ngoài ra, nhiều xác cá không nổi lên mặt nước để đượt vớt mà chìm xuống đáy
biển. Như vậy mục tiêu khi đánh bắt theo lối này của các ngư dân đã tận diệt
nghiêm trọng các loài sinh vật biển. Liệu rồi đây con cháu đời sau có còn tôm, cá,
cua, ốc….để ăn nữa không chứ đừng nói đến ném mìn để thu về sản lượng cao như
cha anh hôm nay?( Môn Sinh học)

Cá nhỏ chết nổi sau vụ nổ để đánh bắt

16


Rùa- nguồn tài nguyên biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng

Tôm, cua biển chết nổi dạt vào bờ
Ngoài những tác hại nhìn thấy trực tiếp như trên thì vụ nổ còn giết cả san hô
trong khu vực, tiêu diệt chính cấu trúc của rạn, phá hủy nơi cư trú cho cá và các
động vật quan trọng khác có tầm quan trọng đối với việc bảo tồn một rạn san hô
mạnh khỏe. Những vùng từng phủ đầy san hô trở thành hoang mạc đầy vụn san hô,
cá chết, và không còn gì khác sau cuộc đánh cá bằng thuốc nổ. Kiểu đánh cá này đã
làm cho nhiều loài cá bắt đầu quá trình tuyệt chủng.( Môn Sinh học)
17



Những rạn san hô đang có nguy cơ hủy diệt
Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ
khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa
dạng nhất trên thế giới. Ấy vậy mà… Trên phạm vi cả nước, mỗi năm nước ta cũng
đang mất hơn 50 tấn san hô do việc khai thác hủy diệt và khai thác vì mục đích
kinh doanh, chưa kể mất san hô đen ở các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng
Trị, Quảng Bình. Các chuyên gia cũng cho rằng, với tốc độ san hô bị phá hủy như
hiện nay, khoảng 20 năm nữa san hô có thể không còn trong vùng biển nước ta.
Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự
thích nghi cao nhất với điều kiện sống". Trong một hệ sinh thái, vật chất luân
chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Ðây là một chu trình tương đối
khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh
thái tự nhiên là cân bằng. Việc đánh bắt quá mức đã gây ra sự suy giảm một số loài
và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái, sự mất cân bằng hệ sinh thái biển lại càng
mất cân bằng hơn khi sử dụng thuốc nổ để đánh bắt. Mất cân bằng sinh thái sẽ dẫn
đến nguy cơ mất cân bằng các loài sinh vật biển, một số loài sẽ bị tuyệt chủng, số
khác phát triển quá mức cần thiết cho cuộc sống con người và tất nhiên sẽ ảnh
hưởng xấu đến đời sống con người.( Môn Sinh học)
Một tác hại khác mà mọi người cần quan tâm nữa đó là việc đánh bắt hải sản
bằng thuốc nổ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Sản phẩm khí sinh ra khi
nổ mìn thường gồm các loại khí CO 2, NO và SO2 là những loại khí độc, gây ô
nhiễm môi trường, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng con người ngay cả khi hít
vào một hàm lượng rất nhỏ còn khi nổ tan trong nước SO 2 tan vào nước tạo ra tạo
ra ION SO3²-, phần dư thuốc tạo ra NO3¯, CLO3¯ tan trong nước khiến cho nước
18


nhiễm độc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: gây ra nhiều bệnh cho con người, có
những bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến tính mạng và suy kiệt kinh tế gia đình. Ảnh
hưởng đến đời sống của các loài sinh vật, đa dạng sinh học có nguy cơ bị phá vỡ hệ

sinh thái. Gây ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường. Riêng đối với Quảng Bình
chúng ta, việc ô nhiễm nguồn nước ở khu vực bãi tắm Đá Nhảy, Nhật Lệ, con sông
Nan dẫn vào động Phong Nha. Vào những ngày hè mùa du lịch, mùa tắm biển, khi
đi du lịch, đến tắm tại các khu du lịch ấy ít nhiều du khách khó chịu vì mùi hôi tanh
của bùn dưới lòng sông lòng biển bốc lên, màu đen ngòm của sông Nan, màu ngàu
đục của biển đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa du lịch của tỉnh
ta.
Không chỉ như vậy, nếu đánh bắt bằng thuốc nổ gần vùng làm muối phần dư
thuốc tạo ra NO3¯, CLO3 có thể bị trộn lẫn trong muối khi cô cạn. Khi sử dụng
muối vào chế biến thực phẩm con người có thể đưa luôn cả chất dư thuốc độc hại
ấy vào cơ thể. Hậu quả thế nào chắc mọi người đã hình dung ra: nào dị ứng, nào
ngộ độc, đặc biệt nó là một trong những tác nhân gây ra các căn bệnh ung thư quái
ác cho con người – một căn bệnh mà cho đến nay khoa học cả thế giới đều chưa
tìm ra thuốc chữa.

Dòng nước ô nhiễm của con Sông Gianh lịch sử

19


Hiện tượng “thủy triều đỏ” ở Hàm Tiến - Mũi Né - Phan Thiết.
Biển một ngày bị gặm nhấm, nguồn thủy lợi bị hủy diệt tận gốc, mà máu người
dân đổ mỗi ngày một nhiều, trong khi đó những cái chết tang thương đó chỉ biết
"im lặng" không biết chia sẻ nỗi đau đó cùng ai?!
Thế đấy, tài nguyên biển là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận, chính
vì thế khai thác và bảo vệ tài nguyên biển luôn luôn rất cần thiết ngay cả khi nguồn
tài nguyên ấy dồi dào. Với tầm quan trọng của tài nguyên như vậy, chúng ta cùng
nhau cố gắng khai thác và sử dụng hợp lý tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, gây
nguy hại đến môi trường sinh thái, thiệt hại về người và của. Chính phủ đã có quy
định rõ ràng:

Nghị định của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 quy định:
Điều 15: Phạt từ 1.000.000 đồng- 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công
cụ kích điện để khai tahcs thủy sản.
Điều 16: Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ vật liệu nổ trên tàu
cá hoặc các phương tiện nổi khác trên biển; phạt từ 20 đến 25 triệu đồng đối với
hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản trên biển.
Hình thức phạt bổ sung:
a. Tịch thu vật liệu nổ với các hành vi tại Khoản 1, Khoản 2 điều này.
b. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 3- 6 tháng và buộc khôi
phục lại công trình hoặc tài sản, công cụ khai thác thủy sản bị phá hỏng do hành vi
sử dụng vật liệu nổ gây ra đối với hành vi quy định tại Khoản 2 điều này.
20


Điều luật đã có từ lâu song các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản bằng
kíp điện, thuốc nổ vẫn diễn ra khắp nơi trên biển, trên sông hồ nước ta. Nhóm
chúng em cũng mạnh dạn đưa ra những ý kiến nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên
biển quê hương:
* Đối với xã hội: Chúng em sẽ:
- Thông qua các cơ quan truyền thông như đài phát thanh của thôn, xóm, xã,
phường; báo chí địa phương…để tăng cường tuyên truyền, năng cao nhận thức về
tác hại của việc đánh bắt nguồn thủy lợi theo lối tận diệt đối với đời sống con người
và đối với môi trường.
- Đưa vấn đề nguy hại của lối đánh bắt bằng thuốc nổ vào các buổi họp thuộc mọi
tổ chức, nghành nghề khác nhau ở địa phương.
- Vận động ngư dân đánh bắt an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật đặc biệt vận
dụng những gia đình ngư dân có uy tín, có sức ảnh hưởng lớn để có sức lan truyền
mạnh mẽ trong cộng đồng.
- Nên tập huấn các điều luật liên quan cho các chủ thuyền, thuyền trưởng trước khi

cấp giấy phép.
- Buộc các chủ tàu thuyền đánh bắt trên sông, biển phải kí cam kết thực hiện
nghiêm túc hoạt động đánh bắt an toàn, có hiệu quả, không vi phạm pháp luật.
- Các tỉnh, thành ven biển lập một đường dây nóng để khi có hiện tượng vi phạm
người dân có thể cấp báo.
- Các nghành chức năng có liên quan cần xử lý thật nghiêm minh hơn nữa những
đối tượng vi phạm để làm gương cho những đối tượng có ý định thực hiện các hoạt
động đánh bắt tận diệt như trên.
- Tăng cường nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên biển cho tất cả mọi người.
- Mọi người dân tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm của từng
người trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên biển vì : tài nguyên biển vô
giá nhưng không vô tận.
* Với nhà trường:
- Đưa vấn đề này vào trong hoạt động ngoài giờ, trong các cuộc thi tìm hiểu tìm
hiểu nhận thức để nâng cao ý thức cho mỗi học sinh.

21


- Tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên nhỏ tuổi tới các địa bàn ven sông, ven biển
nơi mình sinh sống để tuyên truyền cho mọi người cùng biết tác hại của việc dùng
thuốc nổ đánh bắt nguồn thủy lợi.
- Phát động cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.
* Với gia đình:
- Chúng em hầu hết ở vùng sông nước nên trước hết chúng em tự ý thức không
dùng lối đánh bắt tận diệt. Sau nữa thuyết phục người trong gia đình tuyệt đối nói
không với lối đánh bắt ấy.
Mọi người dân tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm của
từng người trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên biển vì : tài nguyên

biển vô giá nhưng không vô tận.
Với khẩu hiệu “Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển là góp phần xây
dựng bảo vệ tổ quốc” chúng em luôn tuyên truyền cho các bạn cùng nhau góp sức,
chung tay để thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh cổ động, xây
dựng tiết mục văn nghệ có nội dung liên quan để tuyên truyền, sáng tác bài hát, …
dùng kiến thức môn Ngữ văn, môn Địa, môn Toán, môn Sinh, môn Hóa, môn Giáo
dục các em và tất cả các bạn trở thành những tuyên truyền viên tích cực để vận
động, thuyết phục và giải thích cho mọi người cùng hiểu.

Học sinh vẽ tranh kêu gọi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển
22


Thả cá để tái tạo nguồn lợi thủy sản.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Đây là một vấn đề khó giải quyết tận gốc và cũng khó thống kê được con số cụ
thể. Tuy nhiên, thông qua các kiến thức trên ,chúng em đều ý thức được: “ nguồn
tài nguyên biển là vô giá nhưng không vô tận”, hiểu được “Tác hại to lớn của việc
đánh bắt nguồn lợi biển bằng hình thức tận diệt ” và biết cách nâng cao nhận thức
của mình và các bạn xung quanh mình. Với ý thức sâu sắc trong việc đánh bắt hợp
pháp, an toàn, ta có thể có nhiều sáng kiến ưu việt hơn tùy theo hoàn cảnh mỗi
người. Đánh bắt an toàn, hợp pháp sẽ trở thành thói quen khi tất cả mọi người trong
gia đình, hàng xóm nhận thức được tầm quan trọng của nó. Nhờ vậy, chúng ta có
thể cùng nhau bảo vệ nguồn tài nguyên, góp phần xây dựng quê hương, làm giàu
cho đất nước, bảo vệ môi trường sống cho chính chúng ta.
Trong các tiết học ở trường, từ tiết môi trường, tiết hoạt động ngoài giờ, sinh
học đến các tiết khác như địa lí, hóa học, giáo dục thậm chí chúng ta có thể sử dụng
môn toán để tính toán để kịp thời giải quyết tình huống trên. Nếu hiểu nhưng vốn
liếng về môn ngữ văn bị hạn chế thì sẽ gây trở ngại trong việc trở thành một tuyên
truyền viên tích cực. Từ đó các bạn thẩy rằng tất cả những điều chúng ta học được

từ các bộ môn đều có tác dụng và ý nghĩa, có mối liên quan với nhau, không có
kiến thức nào, môn học nào là không quan trọng. Từ đó các bạn xác định việc học
tập quan trọng như thế nào, xác định động cơ học tập của mình để làm cho cuộc
sống ngày càng ý nghĩa hơn.
23


Câu cá trên biển

Biển Vũng Chùa trong xanh, yên ả- nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp yên nghỉ.
24


Tự hào về Quảng Bình quê mình nơi có vị Đại tướng tài ba yên nghỉ, nơi có
động Phong Nha đẹp đến mê hồn bao du khách thế giới, nơi có bãi tắm Nhật lệ Đá
Nhảy Bảo Ninh thơ mộng, có Lũy Thầy, sông Gianh một thời hào hùng của lịch
sử… , chúng em sẽ trở thành những tình nguyện viên tích cực, vận động mọi người
dân cùng nhau giữ gìn và ngày càng phát huy những thành tựu mà chúng ta đã có.
Trên đây là một trong nhiều tình huống thực tiễn mà nhóm học sinh trường
lớp 92 trường THCS Quảng Minh đã giải quyết trong quá trình học tập. Trong quá
trình giải quyết tình huống có thể còn những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Quảng Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2015.

Thành viên nhóm:
1, Hoàng Thị Thắm
2, Hoàng Thị Hoài Dung

25



×