Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lý luận chung về không gian nghệ thuật trong văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.01 KB, 11 trang )

Lý luận chung về không gian nghệ thuật trong văn học (Vũ Minh Đức)
“Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con
người cảm nhận thế giới và con người” (Trần Đình Sử). Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa
độ không - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay
của không gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không gian - thời gian, con người nhận ra sự đổi thay
trong chính mình.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì: “thời gian và không gian là những mặt
của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời
gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc
cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật” [6.tr.287].
.
1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm không gian
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như sau: “Không gian là
khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [16.tr.633].
Trước khi có định nghĩa hoàn chỉnh về không gian như trên, trong tư tưởng của người phương Đông xưa
đã quan niệm cấu trúc không gian vũ trụ với mô hình tam tài và ngũ hành:
“Tam tài” là một khái niệm bộ ba, “ba phép”: Thiên - Địa - Nhân. Nó thể hiện quan niệm của người xưa
về cấu trúc không gian dưới dạng mô hình ba yếu tố.
Còn “Ngũ hành” là khái niệm dùng để mô phỏng cấu trúc không gian vũ trụ bởi năm yếu tố (năm hành)
theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
Và xét về bản chất của những từ “thế giới”, “vũ trụ” thì đó đều là những khái niệm để chỉ tổng thể không
- thời gian.
“Thế giới” gồm có thế - đời (thời gian) và giới - cõi (không gian). Như vậy, thế giới được hiểu là cõi đời.
Nghĩa là nó bao hàm cả không gian và thời gian.
Về “vũ trụ” lại có câu :
Tứ phương thương thượng hạ chi vũ
Vãng cổ lai kim vị chi trụ
(Hoài Nam Tử - Tề tục huấn)
(Bốn phương, trên dưới gọi là vũ
Xưa qua, nay lại gọi là trụ)


Theo cách hiểu đó thì vũ trụ cũng có nghĩa là một tổng thể không - thời gian. Mà con người cũng là một
tổng thể của không - thời gian, nghĩa là nó là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, môt tiểu thế giới trong đại
thế giới. Nhà thơ Trần Tử Ngang cũng đã có những vần thơ rất hay viết về sự cô độc của con người khi
đối diện không gian rộng lớn và thời gian không cùng:
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ
(Đăng U Châu đài ca - Trần Tử Ngang)
Như vậy, không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật. Không gian
chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có chiều kích và
kết cấu.
1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật
Để hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, tôi xin được viện dẫn
cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên
trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [4.tr.162].
Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật”
[21.tr.88].Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: “không có hình tượng nghệ thuật nào không
có không gian, không có một nhân vật nào không nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian


nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất
định về cuộc sống” [21.tr.88 - 89]. Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai
của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa
biểu tượng nghệ thuật”. Và sự miêu tả, trần thuật bên trong tác phẩm văn học bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn, ta xác định được vị trí của chủ thể trong không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn,
diễn ra trong một trường nhìn nhất định. Căn cứ vào điểm nhìn mà xác định được vị trí của chủ thể trong
không - thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn.
Điểm nhìn không gian được thể hiện qua các từ chỉ phương vị (phương hướng, vị trí), để tạo thành “viễn
cảnh nghệ thuật”.

Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ không
những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những
quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách
quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy
không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
1.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật
1.2.1. Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Bản thân
không gian vật chất tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con
người, mà không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận về nó và
qua đó thể hiện cách cảm cách nghĩ của nhà văn về thế giới, là một quan niệm nhân sinh, một thái độ
sống trước cuộc đời:
Em đi để lại tiếng cười
Tim tôi vỡ một khoảng trời pha lê
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may
(Lời thề Cỏ may- Phạm Công Trứ)
Thật vậy, đêm trăng chỉ là đêm trăng sáng vằng vặc hay hao khuyết như bản thân nó tồn tại không một
chút cảm xúc, tâm trạng nếu không được “thẩm thấu” qua tâm hồn tác giả, không mang suy nghĩ chủ
quan của người nghệ sĩ. Nhà thơ Phạm Công Trứ hồi tưởng lại không gian đêm trăng ở bờ đê mà nuối
tiếc cho tình yêu không thành.
1.2.2. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất
bên ngoài, nhưng không dễ thấy như cái khung của một bức tranh, cái sân khấu của một vở diễn. Mà có
lẽ ranh giới ấy chỉ mờ nhạt mong manh như “sợi tóc” (chữ của Thạch Lam), một làn khói mơ hồ, giống
như cái sân khấu của chèo sân đình không gian chiếu chèo và thế giới bên ngoài dường như không có
khoảng cách mà đôi khi lại hoà làm một. Như không gian đồng quê và không gian phố thị đan quyện vào
nhau qua nỗi nhớ của Hồ Huy Sơn trong bài thơ Ở Hà Nội nghe hát dân ca:
Tháng Ba Hà Nội
Những nàng Bân không còn cặm cụi đan áo
Tôi lúi húi nơi góc giường tự sưởi ấm mình bằng nỗi nhớ quê
Bắt gặp cánh cò kiếm ăn về mệt mỏi

Mùa hanh - bàn chân mẹ nẻ toác…
Kí ức trải dài khiến lòng tôi thăn thắt
Nỗi nhớ không thể ngồi yên một chỗ
Tôi với tay lấy chiếc phone và gắn vào tai
Điệu dân ca loang chảy
Tôi chuếnh choáng
Giật mình
Những bản nhạc Pop, Rock không thể che đậy tôi.
(Ngày lạ - Hồ Huy Sơn) [17.tr.23]
Không gian ấy có thể được mở rộng bao la hay thu hẹp chật chội tuỳ theo cái nhìn nghệ thuật của tác
giả :


Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
(Tràng giang- Huy Cận)
Từ một không gian điểm, nơi mà nhân vật trữ tình đang đứng giữa bao la vũ trụ được mở rộng ra thành
không gian ba chiều. Đối lập với cái tôi nhỏ bé thì không gian lại càng trở nên rộng lớn đến không cùng:
Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
(Ngôn hoài- Không Lộ thiền sư)
Không gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ thuật sinh động chứ không khô cứng. Nó không đơn giản
chỉ là cảm nhận bằng tư duy tỉnh táo mà nó còn được cảm nhận bằng óc chủ quan, bằng cảm xúc, bằng
tâm trạng của nhà văn:
Anh là tháp Bay-on bốn mặt
Giấu đi ba còn lại đấy là anh
Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc
Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn mình

(Tháp Bay-on- Chế Lan Viên)
Có người nhìn tháp Bay- on chỉ thấy đó là ngọn tháp, một công trình kiến trúc nhưng bằng giác quan
căng mở với sự cảm nhận vi tế của thi sĩ, Chế Lan Viên đã thấy ở đó là cả một không gian mang tâm
trạng buồn đau, bế tắc. Tác giả thấy ở đất nước Chiêm Thành, hình ảnh của những tháp Chàm đổ nát, mỗi
một mặt lại mang những tâm trạng, cảm xúc khác nhau và nhà thơ thấy mình trong đó. Nhà văn là người
thư kí trung thành của thời đại, trái đất nứt làm đôi vết nứt đi qua trái tim người nghệ sĩ và khi đến với
bạn đọc thì đã dính máu. Do cảm nhận bằng tâm trạng nên không gian trong thơ có cách biểu hiện riêng
không giống với không gian vật chất bên ngoài. Trong tác phẩm văn học có nhiều không gian được tổ
chức như vậy:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
hay :
Trong cánh cửa đã đành phận thiếp
Ngoài chân mây há kiếp chàng vay
(Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm)
Không gian trong văn học chia thành những ranh giới giá trị thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự
lựa chọn của con người. Đó là sự tách biệt về ranh giới của không gian, giữa không gian bên trong và
không gian bên ngoài, giữa ranh giới bất biến và khả biến:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
(Lời kĩ nữ - Xuân Diệu)
Nó có thể là sự phân chia giữa cuộc sống bên ngoài theo đúng nghĩa của nó và “địa ngục trần gian” như
trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Hình ảnh lỗ vuông ô cửa sổ trong tác phẩm chính là ranh
giới phân biệt thành hai không gian đối lập nhau hoàn toàn. Trong cảm nhận của Mị: “Ở cái buồng Mị
nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng,
không biết là sương hay là nắng” [10.tr.92], là hình ảnh của ngục thất tinh thần, địa ngục chốn trần gian
đã cầm cố tuổi xuân của cuộc đời người con gái bản cao. Chúng ta cũng dễ dàng nhận diện được kiểu
không gian này trong các truyện ngắn của M.Gorki. Đó là không gian tầng hầm, là không gian của những
con người chân đất, nó luôn là không gian chật chội, tù túng và ẩm thấp như chính cuộc sống của những
con người “khốn nạn” này nằm trong sự đối lập với không gian rộng lớn, bao la ngoài xã hội, như các

truyện: Vợ chồng Ốrlov, Hai mươi sáu và một…
1.2.3. Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc:
Thảo nào khi mới chôn nhau


Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu
(Cung oán ngâm khúc- Nguyễn Gia Thiều)
Không gian của “bãi bể nương dâu” luôn gợi tới sự trôi chảy của thời gian, sự đổi thay của không gian
của kiếp người:
Thương hải biến vi tang hải
Tang điền biến vi thương hải
Nghĩa là: chỗ kia, xưa là biển khơi nay đã thành nương dâu xanh tốt hay chỗ là nương dâu ngày trước thì
nay đã biến thành biển cả. Vì thế, không gian bãi bể, nương dâu luôn được chọn làm nền cảnh cho các
cuộc chia li, nó dự báo trước sự biến đổi lớn lao trong đời người. Chẳng thế mà :
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
(Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm)
Không gian trong văn học được biểu hiện bằng không gian điểm mang tính ước lệ tượng trưng: Ôlimpơ,
Tây Trúc, Thiên đình, thượng giới, làng quê, trong nhà, ngoài vườn, bến sông, tha hương, thành phố, biển
khơi… Ví thử mỗi khi nhắc đến nỗi nhớ quê hương của khách lữ thứ, người ta lại mượn không gian sông
nước mênh mông với làn khói lam chiều:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
( Hoàng Hạc lâu - Thôi Hiệu)

Cũng như cứ nhắc đến quê hương là người ta lại nhắc tới hai từ “hương quan”. Nghĩa ban đầu của hai từ
này là để chỉ cánh cửa và chiếc then cài, bởi ngày xưa mỗi làng thường có cổng làng, nó như là biểu
tượng của làng quê.
Không gian biểu thị bằng các từ chỉ không gian vốn đã mã hoá sẵn trong đời sống, như: trên cao, dưới
thấp, nghiêng. Về tính chất thì có thể là: rộng - hẹp, dài - ngắn, phóng khoáng…:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
(Tràng giang - Huy Cận)
Không gian nghệ thuật trong văn học mang tính tượng trưng và mang tính quan niệm. Tính quan niệm
này xuất phát từ nguyên tắc mô phỏng thiên nhiên trong hội hoạ, đó là luật thấu thị - nhìn sự vật theo tỉ lệ
xa gần, sáng tối trong hội hoạ phương Tây. Vì thế trong văn học cổ, con người nhìn không gian theo cách
hiểu chứ không theo cái nhìn thấy. Ví dụ như trong tranh đời Đường, nhân vật quan trọng thì vẽ to, nhân
vật phụ thì vẽ nhỏ.
Chính khoảng cách xa - gần trong cách nhìn cũng góp phần thể hiện quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của
nhà văn. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu
được khám phá dần cũng theo khoảng cách xa gần. Ban đầu khi chiếc thuyền ở ngoài xa thì người nghệ sĩ
nhiếp ảnh Phùng nhìn thấy đó là cảnh tượng đẹp, thơ mộng giống như một bức tranh cổ, một “cảnh đắt”.
Nhưng Nguyễn Minh Châu đã thật sâu sắc, ông kéo con thuyền nghệ thuật lại gần hơn để tìm hiểu. Cảnh
tượng diễn ra khi chiếc thuyền không còn ở ngoài xa nữa thật đối lập với cảnh tượng ban đầu, thì ra đằng
sau vẻ đẹp ấy lại là hiện thực cuộc sống đầy cay đắng của con người, là những “vết xước trong tâm hồn
con người”.
Tất cả các cặp đối lập không gian trong thế giới đều hàm chứa nội dung tư tưởng- đạo đức. Ví dụ: cao thấp, khép kín - mở ra, trái - phải, trước - sau, thẳng - cong, chật - rộng… Những hình ảnh giàu ý nghĩa
biểu tượng thường hay sử dụng trong văn học, như: con đường, ngã ba, ga tàu, rừng quan san, bến
sông… là những hình ảnh gợi lên sự chia li:


Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
hay:
(Tống biệt hành - Thâm Tâm)

Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
(Tryện Kiều - Nguyễn Du)
Thiên nhiên trong thơ cổ điển rõ ràng có một ý nghĩa biểu trưng cho môi trường thanh sạch, nhàn nhã,
lánh xa bụi trần:
Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai ben bảng gần
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
(Cuối xuân tức sự - Nguyễn Trãi)
Không gian nghệ thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát. Điểm nhìn là vị trí của
chủ thể trong không thời gian, thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách
thể được nhìn. Nhà thơ Tô Đông Pha đời Tống đã có câu thơ rất hay:
Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Nếu như chỉ đọc thoáng qua thì câu thơ dường như là một sự vô lí. Tùng là loài cây sống ở trên núi cao, ở
những vách đá cheo leo, mà lại có sóng vỗ nơi ngọn tùng ? Tuy nhiên, nếu xét ở điểm nhìn, điểm quan sát
thì ta thấy câu thơ đã thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Nhà thơ đứng ở vị trí là một dãy núi cao
hơn, từ phía xa, vì thế điểm nhìn có vai trò quyết định đến cái nhìn của nhà văn, nó chi phối tư duy nghệ
thuật. Trong nguyên tác thi phẩm Tân xuất ngục học đăng sơn, Hồ Chí Minh viết:
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Thế nhưng bản dịch thơ đã dịch là:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Nếu hiểu rõ về điểm nhìn ta có thể thấy sự khác biệt về ý nghĩa giữa bản dịch thơ với nguyên tác. Hiểu
theo bản dịch thơ thì nhà thơ đứng ở vị trí dưới thấp mà nhìn lên cao hơn mới thấy núi trước rồi thấy
mây sau. Bởi thế trình tự mây đến núi không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên mà nó chịu sự chi phối bởi
điểm nhìn của chủ thể, nhà thơ đứng ở vị trí cao hơn nhìn xuống thấy mây tầng tầng lớp lớp bao phủ lấy
núi.
1.3. Các hình thức không gian nghệ thuật trong văn học
Như ở trên đã trình bày, bao phủ lên không gian nghệ thuật là quan niệm của nhà văn. Điều đó mới làm
không gian vật chất trở thành không gian nghệ thuật. Mà quan điểm của nhà văn lại luôn biến đổi theo

thời đại, giống như nước triều dâng nó mang đi những gì là cũ, và sau mỗi lần trở về lại làm cho bờ cát
thêm mới. Vì vậy mà việc tổ chức không gian nghệ thuật trong tác phẩm luôn chịu sự chi phối và tác
động trực tiếp từ quan niệm thời đại và yếu tố thể loại.
1.3.1 Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian
Những tác phẩm văn học dân gian là những suy nghĩ hồn nhiên, là tình cảm chân thật của những con
người lao động hàng ngày. Bởi thế cái nhìn mang tính quan niệm của họ cũng rất đơn giản, ít phức tạp
hơn so với các giai đoạn sau - khi tư duy con người đã phát triển ở mức cao. Đặc điểm chung của không
gian văn học trong những sáng tác dân gian là mô hình ba giới, ba tầng, ba cõi: Thượng giới, trần gian và
địa ngục với thần linh, người, ma quỷ. Ở đó, con người có thể tự do đi lại trong ba cõi mà ít gặp sự trở
ngại nào (nếu như không muốn nói là không hề có sự trở ngại). Đó chính là tính chất tôn giáo của không
gian nghệ thuật trong văn học dân gian.
Tuy nhiên ở mỗi thể loại khác nhau, thì không gian nghệ thuật lại có những nét khác biệt so vớí thể loại
khác. Cụ thể:
Không gian thần thoại: Không gian có tính chất đặc thù là tính nguyên sơ, hoang dã của nơi xuất phát đầu
tiên của sự kiện (như trời đất chưa phân, trời sụp phía Đông Nam…). Điều này có thể lí giải bởi: thần
thoại là một trong những thể loại văn học sớm nhất của loài người, “nó ra đời vào thời kì thơ ấu của con
người và một đi không trở lại” (K.Mark). Lúc đó, vũ trụ chỉ là cõi hồng hoang, âm u, lạnh lẽo vắng bóng


dáng con người: “Ban đầu vũ trụ là một cõi hỗn độn, mờ mịt, tối tăm, lạnh lẽo. Từ cõi hỗn độn ấy, Thần
Trụ Trời xuất hiện, ông lấy đầu đội trời lên cao và dùng chân đạp đất thấp xuống” [26.tr.14] (Thần trụ
trời).
Không gian sử thi: Nền tảng của không gian sử thi là không gian thần thoại có tính chất hư ảo, kì diệu,
không gian thay đổi theo ý thức của thần linh. Song không gian sử thi lại mang tính địa vực. Trong Iliat
và Ôđixê của Homer, nổi bật lên không gian vùng biển với các hòn đảo, không gian của chiến trường
rộng lớn, trời đất bao la, nghề hàng hải phát triển. Bài ca cuộc hành quân của binh đoàn Igor mang không
gian nước Nga cổ xưa với từng đoàn kị binh, xe ngựa với những cỗ xe tam mã, tứ mã. Đến không gian
hùng vĩ của bạt ngàn núi rừng cùng những tiếng thét gào của những dòng thác trong sử thi Tây Nguyên,
mà tiêu biểu là sử thi Đam San, mỗi không gian đặc trưng của từng vùng miền đã thể hiện tình yêu quê
hương và lòng tự hào xứ sở.

Không gian truyện cổ tích: Đắm mình trong thế giới truyện cổ tích là sự say đắm trong những giấc mơ
ngọt ngào của người xưa, là ước mơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc không còn những áp bức bất
công. Bởi thế, không gian truyện cổ tích có đặc tính là ít tính chống đối (cản trở) của môi trường vật chất
- tính siêu dẫn của không gian. Ở đó, con người có thể tự do hoạt động, tự do di chuyển mà không gặp trở
ngại, và luôn có sự giúp đỡ của lực lượng thần kì, siêu nhiên. Chính vì thế mà đã có những phương tiện
đi lại kì diệu như: chiếc thảm bay, đôi hài bảy dặm, nồi cơm ăn mãi không hết, viên ngọc quý giúp nghe
được tiếng nói của muôn loài và có thể rẽ nước đi xuống biển…
Không gian ca dao: Ca dao là tiếng nói chân thật của tình cảm những người dân lao động, là cây đàn
muôn điệu, là dòng sữa trong lành đã nuôi ta khôn lớn. Là người Việt Nam, ai chẳng từng lớn lên bên
vành nôi cánh võng với lời ru của bà của mẹ. Trong lời ru, ta bắt gặp hình ảnh của con cò, của dòng sông,
của “thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông” (Nguyễn Khoa Điềm). Không gian trong ca dao
không còn yếu tố hư ảo như các thể loại trước đó, mà thay vào đó là không gian sinh hoạt, không gian lao
động của con người:
Bao giờ cho đến tháng hai
Con gái làm cỏ, con trai be bờ
Qua những bài ca dao đó, chúng ta thấy được những sắc thái, những cung bậc tình cảm khác nhau của
người lao động.
1.3.2. Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại
Trung đại là một phạm trù văn học lớn, sự đa dạng của không gian nghệ thuật trong các thể loại với các
tác giả khác nhau. Song về mặt tư tưởng - thế giới quan của các tác gia trung đại lại tương đối thống nhất.
Cho nên, không gian nghệ thuật cũng có tính thống nhất. Nền văn học Trung Quốc và Việt Nam do chịu
ảnh hưởng từ những học thuyết Nho, Phật, Đạo nên có chung một mô hình vũ trụ. Vì vậy, nét chung của
không gian nghệ thuật là không gian vũ trụ, gắn liền với tính bất biến của không gian. Không gian vũ trụ
được tạo thành bởi nhật, nguyệt, mây, sao, sông, núi, chim, muông, cây cỏ. Mỗi khi “con người bất đắc
chí thì tìm về thiên nhiên, vũ trụ như tìm về nguồn cội. Khi ngắm cảnh trời mây, giang hồ họ cũng như
mơ màng về nguồn cội” (Trần Đình Sử). Bởi quan niệm của con người thời kì này xem vũ trụ là căn bản
tồn tại của cá thể. Há chẳng phải Nguyễn Trãi, một đại thần của triều Lê, cũng đã từng về núi Côn Sơn để
ở ẩn những mong thoát khỏi vòng lợi danh chốn quan trường với những bon chen đố kị, ghen ghét. Ở
đây, ông sống chan hoà với thiên nhiên cảnh vật với tâm trạng thoải mái, thanh thản. Thông qua đó ông
cũng chiêm nghiệm về lẽ sống ở đời: Dù các hạng hạng người “hiền”, “ngu” với những sở dục khác nhau

thì sau khi chết đi đều trở về với cỏ cây:
Trăm năm trong cuộc nhân sinh
Người như cây cỏ thân hình nát tan
… Núi gò đài các đó đây
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh
(Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)
Vì thế, con người hãy biết vui với những gì mà mình đang có. Qua cách biểu hiện thông qua vũ trụ, con
người muốn khẳng định vị trí của mình. Không gian vũ trụ mang tính đối ứng với con người ở vị trí trung
tâm, khiến cho con người càng cảm thấy bé nhỏ, cô độc giữa vũ trụ vô cùng vô tận. Chính vì cảm giác ấy


mà trong con người luôn “dấy lên khát vọng hoà nhập vào vũ trụ, khát vọng chiếm lĩnh không gian”. Vì
thế, ta luôn thấy con người ở tư thế “đăng cao”, “đăng u châu đài”, “thướng sơn”, “tân xuất ngục học
đăng sơn”. Con người lên cao chiếm lĩnh không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn
vọng, để “thu vào tầm mắt mụôn trùng nước non” :
Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
(Ngôn hoài- Không Lộ thiền sư)
Không gian mang tính nhàn tản thoát tục, gợi lên cuộc sống bình dị thanh nhàn của con người trong thế
giới tự nhiên như bài thơ Nhàncủa Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng cho thế giới, nó có tính gợi nhiều hơn là tả. Và nó
có sự đối lập giữa không gian cố hương với tha hương, mang ý vị đồng quê ngọt ngào với xa lạ, lạnh

lùng:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
(Hoàng Hạc lâu- Thôi Hiệu)
Theo dòng chảy của thời gian, không gian vũ trụ trong văn học trung đại đã dần được “trần tục hoá”, “thế
tục hoá” gắn với không gian sinh hoạt đời thường. Có thể nói, khi trước, con người ta phóng tầm mắt vào
vũ trụ bao la rộng lớn để chinh phục vũ trụ thì khi xã hội với những biến động mạnh mẽ, cuộc sống của
con người đang rên siết trong những cảnh đói khổ, chết chóc đã kéo các nhà thơ trở về với cuộc sống hiện
thực, yêu cầu họ phải là những người sáng tác ra những tác phẩm văn chương bám rễ vào cuộc đời. Trong
trường hợp này có thể thấy rõ nhất ở nhà thơ Đỗ Phủ, người được coi là chiếc gạch nối của hai thời kì
thịnh Đường và suy Đường, là nhà thơ hiện thực sớm nhất của Trung Quốc, thơ của ông nóng bỏng tính
thời sự. Nói như tác giả Tiêu Điều Phi, “máu và nước mắt của nhân dân đã tưới đẫm cho vườn thơ của Đỗ
Phủ” [3.tr.21].
Không gian “trần tục hoá” trong thơ Hồ Xuân Hương đã được thể hiện thông qua việc miêu tả những địa
danh trong cảm quan “văn hoá phồn thực”, như đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, hang Thánh Hoá… Và không
gian “thế tục hoá” trong thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương với không gian làng quê yên tĩnh cùng
những cảnh phố xá, cao lâu, nơi buôn bán sinh hoạt chợ búa:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
(Thương vợ - Tú Xương)
Có thể nói, Tú Xương với những vần thơ của ông đã “đánh dấu sự phai nhạt của không gian nghệ thuật
truyền thống, mở ra không gian sinh hoạt đời thường, đô thị” [20.tr.224].
1.3.3. Không gian trong văn học hiện đại



Do sự đổi thay trong quan niệm về xã hội, cá nhân, hoạt động của con người mà không gian nghệ thuật
trong văn học đã thay đổi. Bên cạnh việc kế thừa các kiểu không gian nghệ thuật trên, ở giai đoạn này,
không gian nghệ thuật đa dạng và phong phú hơn.
Với đại biểu cuối cùng của thời kì văn học trung đại, ông đã kéo không gian nghệ thuật lại gần với cuộc
sống của con người hơn. Và đến các tác giả văn học hiện đại, không gian nghệ thuật mang tính khái quát
cao, phạm vi phản ánh rộng lớn. Đó là toàn bộ đời sống xã hội - không gian của con người phải vật lộn
với cuộc sống đầy sóng gió.
Trong Tấn trò đời của Banzắc, ông đã xem xã hội như một cái biển lớn, rộng vô cùng, một vực sâu đầy bí
ẩn với giông bão bên trong của xã hội Pháp lúc bấy giờ. Mà trong đó không gian con đường là ý nghĩa
khái quát hơn cả, nó trải dài theo mọi miền đất nước và nó còn là hình ảnh của đường đời. Iu.Lốtman đã
nhận xét: “muốn trở thành cao cả thì không gian không chỉ cần bao la ( hoặc vô bờ bến) mà phải có
phương hưóng và con người ở trong đó cũng phải vận động về một mục đích. Không gian ấy phải trở
thành con đường” [21.tr.101]. Song song với hình ảnh của con đường là người đi, không gian được mở
rộng theo từng bước chân của khách bộ hành, đó là không gian mang tính xã hội:
Đường qua mấy phố Quy Nhơn
Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần

Đường lên xứ lạ Kon Tum
Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao

Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao
Đèo leo ngon thác, cầu treo mặt ghềnh

Đường lên đỉnh núi Đắc Lay
Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim
(Tiếng hát đi đày - Tố Hữu)
Không gian nghệ thuật mang tính cá nhân, văn học trong thời đại này đã đi sâu phản ánh cuộc sống, số
phận của từng cá nhân, trong mối quan hệ hữu cơ với cuộc sống nhân dân. Vì vậy không gian văn học
mang đậm dấu ấn cá nhân. Đến với các tác giả Thơ mới, chúng ta được đắm chìm trong những không

gian cá nhân nhỏ hẹp, quẩn quanh bế tắc. Với Xuân Diệu thì không gian luôn gắn với tình yêu và nỗi
buồn, với Chế Lan Viên lại là không gian nghệ thuật đầy hư ảo mộng mị, ma quái, kinh dị với những
máu, tuỷ, sọ dừa cùng những tiếng rỉ rên than…, hay lạc vào không gian của những cơn say trong thơ Vũ
Hoàng Chương, về lại chốn quê bình yên thơ mộng trong thơ Nguyễn Bính với hoa cỏ may, giậu mồng
tơi, những đàn bướm lượn vòng, những ngày mưa xuân cùng nụ cười mong mùa xuân của tình yêu:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Khi tình yêu lỡ dở không thành, không gian mưa xuân ấy lại mang một nỗi buồn đến tái tê:
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
(Mưa xuân - Nguyễn Bính)
Không gian nghệ thuật trở về gần hơn với cuộc sống của con người, phản ánh cuộc sống khổ cực của
những con người lao động, những số phận kém may mắn. Hình ảnh con người hiện lên với vai trò là nhân
vật trung tâm của bức tranh cuộc sống xã hội. Nhà văn đã bám sâu vào hiện thực cuộc sống để phản ánh
chân thật những nỗi nhọc nhằn vất vả của cuộc sống con người trên hành trình mưu sinh và kiếm tìm
hạnh phúc đầy nhọc nhằn. Tác giả Nguyễn Minh Châu, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, ông đã
khám phá về cuộc sống của con người ẩn sau những vỏ bọc của cuộc sống, đồng thời là sự khám phá,
phát hiện và chiếm lĩnh không gian cuộc sống, không gian nghệ thuật theo khoảng cách gần - xa. Khi
chiếc thuyền ở ngoài xa, cuộc sống hiện lên thật đẹp giống như một bức tranh đẹp lãng mạn và thơ mộng
nhưng khi nhà văn kéo con thuyền nghệ thuật lại gần bờ để nhìn ngắm kĩ hơn, thì lại hiện lên một bức
tranh hoàn toàn đối lập với ban đầu. Nguyễn Minh Châu nhận ra rằng, cuộc sống của con người còn rất


nhiều những khó khăn, thiếu thốn, những vết xước trong tâm hồn để từ đó với tư cách là nhà văn, người
cầm bút đứng giữa cuộc đời, ông gióng lên những hồi chuông thức tỉnh: hãy cứu lấy nhân tính của con
người.
Văn học không chỉ phản ánh đơn lẻ, rời rạc, mà nó luôn hướng tới tầm khái quát. Từ những không gian
mang đậm tính cá nhân đã được mở rộng, khái quát thành không gian xã hội vô cùng rộng lớn. Khi nói
đến không gian xã hội rộng lớn, nó gắn liền với đặc trưng thể loại tiểu thuyết, mà thời kì văn học hiện đại
tiểu thuyết phát triển rất mạnh mẽ. Tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của Leptonxtoi, với số lượng

nhân vật đồ sộ (khoảng 558 nhân vật) cùng với nó là rất nhiều mối quan hệ khác nhau mà không gian
được mở rộng, đa dạng. Có khi là không gian của những căn phòng nhỏ hay những toà nhà rộng lớn, có
khi là không gian của một khu rừng và rộng lớn hơn là không gian của chiến trường, tất cả những không
gian đó chính là không gian của nước Nga đương thời.
Tiểu kết: Tóm lại, không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc thể
hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan
trọng của thi pháp học, là phương tiện chiếm lĩnh đời sống, là mô hình nghệ thuật về cuộc sống. Không
gian nghệ thuật góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn.
Không gian nghệ thuật luôn có sự biến đổi theo dòng chảy văn học. Ở mỗi thời kì, giai đoạn văn học,
không gian nghệ thuật mang những đặc trưng riêng làm nên dấu ấn thời đại trong không gian nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian mang đậm màu sắc tôn giáo huyền bí với mô hình không
gian ba giới, ba tầng, ba cõi. Đến văn học Trung đại, không gian nghệ thuật mang tính rộng lớn bất biến
của kiểu không gian vũ trụ, sau đó không gian được trở về gần hơn với cuộc sống của con người, đó là
kiểu không gian trần tục hóa, không gian thế tục hóa. Chỉ đến văn học hiện đại, không gian nghệ thuật
mới thực sự gần gũi với cuộc sống của cá nhân con người, đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống đầy nhọc
nhằn vất vả, không gian nghệ thuật được cá thể hóa.
Chuyên đề 2 :
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Không gian trong tác phẩm văn học
Không gian chính là môi trường tồn tại của con người: dòng sông, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển
cả... Không gian là nơi nhà văn triển khai sự kiện, biến cố, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian
trong văn học là không gian nghệ thuật. Không gian đó không phải ngẫu nhiên như trong đời sống mà do
nghệ sĩ chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Không gian ứng với một cách sống riêng biệt của con người :
Không gian rộng lớn : người có chí lớn, khát vọng đạp đổ mọi khó khăn để tiến đến thành công
như trong Ông già và biển cả hay thơ về lãnh tụ của Tố Hữu.
Không gian nhỏ hẹp : diễn tả sự tù túng, ngột ngạt, ứng với mẫu người thích ngồi một chỗ, thế
giới tâm hồn nghèo nàn, không ước mơ, không muốn thay đổi, sống mòn …
Trong điêu khắc cũng như hội hoạ, không gian được người nghệ sĩ miêu tả là không gian tĩnh. Nhà
họa sĩ chỉ có thể chọn cho mình một không gian nhất định để hoàn thành bức tranh của mình, không thể
cùng lúc di chuyển nhiều không gian, Còn không gian trong văn học là một không gian có sự vận động,

biến đổ. Con mắt của nhà văn có thể dễ dàng đưa người đọc di chuyển từ không gian này sang không
gian khác. Đọc câu thơ:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
trong Truyện Kiều - tác giả đã cho ta thấy hai đoạn đời khác biệt dữ dội của Thúy Kiều. Không gian trong
văn học không hề bị một giới hạn nào. Trong loại văn học kì ảo, con người có thể đi từ thế giới này sang
thế giới khác một cách dễ dàng. Đặc sắc này làm cho văn học phản ánh đời sống trong sự toàn vẹn, đầy
đặn của nó. Một đặc điểm nổi bật của thời gian và không gian văn học là tính quan niệm của ch
Bởi lẽ, không gian, thời gian không chỉ là môi trường, là quá trình tồn tại của nhân vật mà còn là sự
cảm nhận của chính chủ thể hoạt động ấy về thế giới. Thời gian trong truyện cổ tích luôn mang tính khép
kín: tính cách con người là bất biến, người ta có thể trẻ mãi không già, thời gian không làm ảnh hưởng tới


hạnh phúc mà con người đạt được. Với thơ cổ điển, thời gian mang tính tuần hoàn, vĩnh viễn. Để diễn tả
cảnh mùa thu mới - mùa thu đất nước đã dành được độc lập, dân tộc ta đã được sống cuộc sống tự do, nhà
thơ Nguyễn Đình Thi dựng lên một không gian rộng lớn, khoáng đạt, đa chiều:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Mùa thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ rực phù sa...
Các cách biểu hiện không gian :
Từ chỉ vị trí và tính chất như trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, phải, trái, lên xuống… mênh
mênh, bát ngát, hẹp, thăm thẳm, khúc khuỷu, quanh co…
Danh từ, cum danh từ chỉ sự vật : bến đò, cây đa, mái đình, làng biển, núi cao, rừng sâu, trời

rộng, sông dài.
Các địa danh trở thành không gian tượng trưng như : Tiêu Tương – Hàm Dương, Cô Tô, Xích
Bích, địa ngục, thiêng đàng, bồng lai…
II. Thời gian trong tác phẩm văn học
Mỗi hành động, sự kiện đều phải xảy ra ở một thời điểm nào đó. Vì vậy, đi liền với không gian nghệ
thuật là thời gian nghệ thuật . Thời gian nghệ thuật là thời gian mang tính quan niệm và cá nhân. Mỗi tác
giả có một cách cảm nhận khác nhau về thời gian để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.
Đ
iểm thứ nhất cần lưu ý là thời gian nghệ thuật có thể làm độc giả quên đi hiện thực, nhập
làm một với thời gian tron tác phẩm. Giua ban ngày mà ta cứ tưởng đêm tối, từ hiện tại mà trở về quá
khứ, thậm chí trở về thời Bàn Cổ khai thiên . Do được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên thời gian
trong tác phẩm dễ dàng biến đổi linh hoạt.
Điểm thứ hai cần lưu ý là thời gian trong văn học có những nhịp điệu, sắc độ riêng để phản ánh
hiện thực. Văn học có thể kéo dài thời gian bằng cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn biến tâm trạng, mọi diễn
biến hành động của nhân vật của các sự kiện. Văn học có thể làm cho một ngày dài hơn thế kỉ như tên
truyện của Aimatop. Ngược lại, nhà văn có thể làm cho thời gian trôi nhanh đi bằng cách dồn nén làm
cho khoảng một thời gian dài chỉ qua một dòng trần thuật ngắn.
Điểm thứ ba, thời gian trong văn học có thể trôi nhanh hay chậm, yên ả, đều đều hay thay đổi đột
ngột, gấp gáp, đầy biến động, có thể có những liên hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian có thể
được trần thuật cùng chiều với thời gian tự nhiên, nhưng cũng có thể đi ngược từ hiện tại trở về quá khứ
bằng hồi tưởng. Các lớp thời gian có khi đan bện, xoắn xít với nhau. Cũng có lúc giũa quá khứ và hiện
tại, tương lai có mối liên hệ thời gian, cùng đồng hiện trong một thời điểm. Trong đoạn Thúy Kiều trao
duyên, giữa thời điểm hiện tại, Thúy Kiều tự nhìn thấy mình trong tương lai, một tương lai không còn là
người sống nũa, mà chỉ là hồn ma đang ở chín suối, đang theo gió đi về. Đấy là sự đồng hiện thời
gian, tức quá khứ, hiện tại và cả tương lai hiện lên cùng lúc qua dòng cảm nghĩ của nhân vật mà Những
ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê là ví dụ cụ thể. Thời gian vật lí trôi qua tuần tự theo các mùa, thời tiết:
Sen tàn cúc lại nở hoa.
Thời gian tâm lí lúc nhanh lúc chậm tùy thuộc trạng thái tâm hồn và cuộc sống đặc thù của nhân vật :
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.



Thời gian trong văn học là thời gian tâm lý, không trùng khít với hiện thực nên hiểu và tiếp nhận yếu
tố thời gian phải cân nhắc thật kĩ. Khi nhà văn viết hôm qua, hôm nay, ngày mai, dạo này, tháng trước,
năm sau, một đêm đông … thì có thể không phải là thời điểm cụ thể nào. Ví dụ, Hoàng Lộc viết :
Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ
thì độc giả không cần biết cụ thể hôm qua, hôm nay là ngày nào. Chỉ biết rằng sự việc xảy ra quá
nhanh, hoàn toàn bất ngờ, gây bang hoàng, sửng sốt.
à Điều đó tạo nên sự vận động và tính quá trình đa dạng của hình tượng văn học mà các loại hình
nghệ thuật khác khó đạt đến được. Chính nhờ ngôn từ mà hình tượng văn học có những hình thức thời
gian đặc biệt để văn học có thể chiếm lĩnh đời sống trên một tầm sâu rộng mà hội hoạ và điêu khắc khó
bề đạt được.
Một số thời gian tượng trưng :
Buổi chiều : hoàng hôn, chiều tà … à giây phút ánh sáng nhường chỗ cho bóng tối, gợi nỗi buồn,
sự lụi tàn, sự kết thúc một ngày.
Buổi sáng : bình minh, sáng, ban mai à sự năng động, trẻ trung, sự rạng rỡ, tương lai huy hoàng,
tươi sáng, một ngày mới bắt đầu.
Mùa xuân : mùa bắt đầu một năm à tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi , cho tuổi trẻ dồi dào sức
sống và sinh lực.
Một số cách biểu diễn thời gian :
Trực tiếp : dùng từ chỉ thời gian sáng, trưa, xuân, hạ…
Gian tiếp : hình ảnh biểu tượng mang tính ước lệ : tiếng cuốc kêu là đêm hè, lá ngô đồng rụng là
chiều thu, cánh én bay là mùa xuân …




×